Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hồn bướm mơ tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.22 KB, 52 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

ĐOÀN THỊ HƢƠNG

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT HỒN BƢỚM MƠ TIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG

HÀ NỘI-2015


LỜI CẢM ƠN
Tác giả khóa luận xin cảm ơn TS. Thành Đức Bảo Thắng, người đã tận
tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thức hiện đề tài.
Tác giả cũng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ Văn đặc biệt các
thầy cô trong tổ văn học Việt Nam đã động viên, tạo điều kiện cho tác giả
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Do điều kiện và khả năng có hạn nên nội dung của đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các
thầy cô để rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức cho bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 15 tháng 5 năm 2015
Tác giả khóa luận
Đoàn Thị Hƣơng



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi nghiên cứu trong khóa luận là
kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn TS. Thành Đức Bảo
Thắng.
Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên cứu nào, nếu
sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội ngày 15 tháng 5 năm 2015
Tác giả khóa luận
Đoàn Thị Hƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 4
6. Những đóng góp của khóa luận ................................................................................ 4
7. Bố cục khóa luận .......................................................................................................... 4
NỘI DUNG ........................................................................................................................ 5
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................................. 5
1.1. Khái niệm và vai trò của không gian nghệ thuật. ............................................. 5
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................................ 5
1.1.2. Vai trò của không gian nghệ thuật.................................................................... 6
1.2. Khái Hưng và tác phẩm Hồn bướm mơ tiên ..................................................... 7
1.2.1. Khái Hưng. .............................................................................................................. 7
1.2.2. Tác phẩm Hồn bướm mơ tiên ........................................................................... 12
Chƣơng 2. BIỂU HIỆN CỦA KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT14 TRONG

HỒN BƢỚM MƠ TIÊN............................................................................................... 14
2.1. Không gian thiên nhiên ......................................................................................... 14
2.1.1. Không gian thiên nhiên quen thuộc yên bình ............................................... 14
2.1.2. Không gian thiên nhiên thơ mộng gợi tình ............................................ 17
2.2. Không gian tôn giáo ............................................................................................... 33
2.2.1. Không gian tôn giáo linh thiêng huyền bí khơi gợi cảm xúc, cảm giác 33
2.2.2. Không gian tôn giáo cứu vớt tâm hồn con người .................................. 41
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 48


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khái Hưng là tiểu thuyết gia tài hoa, một trong những cây bút chủ chốt
và tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn. Tiểu thuyết của ông không chỉ thể
hiện sâu sắc ý nghĩa về mặt văn học mà còn mang ý nghĩa về mặt xã hội. Với
sự nghiệp sáng tác của mình Khái Hưng đã góp phần đang kể vào quá trình
hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1932-1945. Vì vậy việc tìm hiểu,
nghiên cứu tiểu thuyết của Khái Hưng mang lại nhiều ý nghĩa.
Hồn bướm mơ tiên (1993) là tác phẩm đầu tay của Tự lực văn đoàn và
cũng là tiểu thuyết mở đầu cho sự nghiệp sáng tác của Khái Hưng. Truyện
viết về chuyện tình lãng mạn giữa một chàng sinh viên và một chú tiểu gái giả
trai. Họ gặp nhau ở chùa Long Giáng và đem lòng yêu nhau nhưng tình yêu
ấy không tiến đến hôn nhân mà họ yêu nhau trong tâm hồn trong lý tưởng
giữa không gian thiên nhiên thơ mộng dưới bóng từ bi của Phật tổ. Đọc tác
phẩm độc giả thấy được một tình yêu đầy trong sáng với những diễn biến tâm
lý nhẹ nhàng, những xung đột tình cảm không quá phức tạp của các nhân vật.
Hồn bướm mơ tiên đã gợi lên gợi lên những mâu thuẫn giữa tình yêu và tôn
giáo và thông qua xung đột đó khẳng định quyền tự do, quyền sống của con
người.

Tự lực văn đoàn là một tổ chức văn học có chủ trương hiện đại hóa văn
học. Họ muốn phá bỏ rào cản lễ giáo phong kiến giải phóng cho con người
giúp mỗi cá nhân vươn lên khẳng định cái tôi chính mình… Tự lực văn đoàn
đã đưa ra những mục đích tôn chỉ cụ thể. Khi sáng tác, các thành viên phải
dựa trên những nguyên tắc chung của nhóm và Hồn bướm mơ tiên của Khái
Hưng cũng không ngoại lệ. Nghiên cứu tiểu thuyết này sẽ là cơ sơ để nghiên
cứu những tác phẩm, tác giả khác trong nhóm Tự lực văn đoàn.

1


Là sinh viên năm cuối lựa chọn nghiên cứu đề tài này, điều đó sẽ giúp
tôi bước đầu làm khoa học và đồng thời có thêm những hiểu biết về Khái
Hưng cũng như nhóm Tự lực văn đoàn để phục vụ cho việc nghiên cứu, học
tập sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Hơn 80 năm qua giới nghiên cứu đã tốn không ít giấy mực để bàn về
Khái Hưng đặc biệt là về tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên. Tuy nhiên các nhà
khoa học phần nhiều là khai thác trên phương diện tác giả, nghiên cứu cụ thể
về tác phẩm không nhiều. Có chủ yếu cũng chỉ bàn về nội dung tác phẩm và
xoay xung quanh tìm hiểu diễn biến tâm lý nhân vật. Còn không gian nghệ
thuật trong tiểu thuyết vẫn chỉ đề cập khái quát và chưa đi phân tích một cách
cụ thể.
Năm 1933, khi viết lời tựa Hồn bướm mơ tiên, Nhất Linh đã nhận xét:
“Ông Khái Hưng khéo đem một vài nhận xét tinh vi, một vài việc xảy ra thích
đáng để phô diễn tâm lý những nhân vật trong truyện” [ 9;11].
Nhà văn Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại cũng bàn về nội dung
của tác phẩm: “Cái tình yêu của Ngọc và Lan trong Hồn bướm mơ tiên là thứ
ái tình thanh cao quá, thứ ái tình lý tưởng đặc biệt, ít khi có thể thấy ở một đôi
trai gái yêu nhau” [13; 756 ].

Trong Từ điển thuật ngữ văn học chủ yếu nói tới khía cạnh nội dung
của tiểu thuyết: “Một chuyện tình éo le đầy ảo mộng dưới mái chùa; một tình
yêu lý tưởng hóa, không cần sum họp mà “Yêu nhau trong linh hồn trong lý
tưởng” [ 10;346].
Vu Gia (1933), Khái Hưng nhà tiểu thuyết, NXB Văn hóa Hà Nội.
Trong công trình này ông giới thiệu các tiểu thuyết của Khái Hưng trong đó
có nói đến Hồn bướm mơ tiên. Tác giả đã có sự phân tích đánh giá nội dung
và nghệ thuật tiểu thuyết Khái Hưng nhưng mới chỉ đi sâu vào nhân vật, ngôn

2


ngữ, kết cấu của tiểu thuyết mà chưa đi sâu nghiên cứu các vấn đề không gian
nghệ thuật trong tiểu thyết.
Ngô Văn Thư (1998), bàn về tiểu thuyết Khái Hưng , NXB thế giới.
Trong công trình nghiên cứu của mình ông có cái nhìn toàn diện về tiểu
thuyết của Khái Hưng, trong đó ông có nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý
nhân vật của Khái Hưng trong đó có Hồn bướm mơ tiên “Ông miêu tả tâm lý
nhân vật qua việc thấu hiểu những sự việc đã xảy ra, những suy nghĩ, cử chỉ,
động tác, những đối thoại ở những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau” [18; 86]
Như vậy từ khi tiểu thuyết hồn bướm mơ tiên ra đời cho tới nay đã có
nhiều nhà nghiên cứu đánh giá về nghệ thuật của Hồn bướm mơ tiên tuy nhiên
chưa ai đi vào nghiên cứu cặn kẽ không gian nghệ thuật trong truyện. Từ nhận
định trên chúng tôi xây dựng nghiên cứu đề tài: “Không gian nghệ thuật trong
Hồn bướm mơ tiên”.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu không gian Hồn bướm mơ tiên trong tiểu thuyết từ đó để
thấy được nội dung ý nghĩa cái hay của tác phẩm, tài năng của tác giả và
những đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tƣợng
Đề tài chủ yếu đi sâu khai thác “Không gian nghệ thuật trong Hồn
bướm mơ tiên”.
4.2. Phạm vi
Để giải quyết những vấn đề chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu là
tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng. Trong quá trình nghiên cứu
chúng tôi sẽ so sánh đối chiếu với tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách,
một số tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh và một vài tiểu thuyết văn học hiện
thực phê phán.

3


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp lịch sử - xã hội.
5.2. Phương pháp phân tích.
5.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu.
5.4. Phương pháp tổng hợp.
6. Những đóng góp của khóa luận
Từ việc tìm hiểu về không gian nghệ thuật từ đó là tiền đề quan trọng
để tìm hiểu sâu hơn nội dung của tác phẩm. Hiểu được những tư tưởng mà tác
giả muốn gửi gắm, đồng thời giúp người đọc hiểu các giá trị của tác phẩm.
7. Bố cục khóa luận
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Biểu hiện của không gian nghệ thuật trong Hồn bướm mơ tiên

4


NỘI DUNG

Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái niệm và vai trò của không gian nghệ thuật.
1.1.1. Khái niệm
Có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về không gian nghệ
thuật.Theo Từ điển thuật ngữ văn học : “không gian nghệ thuật là hình thức
bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu
tả, trần thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường
nhất định của nó:cái này bên cái kia, lien tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp,
xa, gần, rộng, dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật găn
với cảm thụ về không gian mang tính chủ quan” [11;160].
Trong giáo trình Lí luận văn học, nhà ngiên cứu Hà Minh Đức cho
rằng: Không gian nghệ thuật “trong tiểu thuyết hình tượng không_thời gian
tồn tại với sự vận động của cốt truyện và đường đời nhân vật. Có không gian
rộng và không gian hẹp, không gian vật thể, không gian tâm tưởng, không
gian thấp và không gian tầm cao. Từ một vùng quê yên tĩnh đến một khu đô
thị ồn ào, từ một cánh rừng mưa tuôn thác xối và bom đạn ngút trời đến một “
dòng sông phẳng lặng”…Tất cả hiện lên trong tác phẩm như một môi trường
bao bọc xung quanh đời sống nhân vật, nơi lưu giữ quãng đời, ký ức, hoài
niệm,khát vọng, đam mê, lầm lỗi… của nhân vật”[6;252].
Cuốn Dẫn luận thi pháp học,Trần Đình Sử nhận định: “Không gian
nghệ thuật là một phạm trù quan trọng của thi pháp học nó là hình thức tồn tại
của thế giới nghệ thuật”[15;107] hay “không gian nghệ thuật là sản phẩm
sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan
niệm nhất định về cuộc sống”. [15;108].

5


Do có nhiều quan niệm khác nhau về không gian nghệ thuật nhưng
chúng ta đều hiểu không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian

hiện thực. Nói cách khác không gian nghệ thuật đã được tái hiện qua lăng
kính chủ quan của người nghệ sĩ giúp nhân vật bộc lộ những tâm tư, tình cảm,
hành động một cách cụ thể nhất, đồng thời qua đó tác giả thể những tư tưởng,
quan niệm nhân sinh của mình về cuộc sống.
1.1.2. Vai trò của không gian nghệ thuật.
Một tác phẩm muốn để lại ấn tượng tốt cho bạn đọc không chỉ ở nội
dung hay mà yếu tố hình thức như nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ nghệ thuật,
thời gian… đóng một vai trò rất quan trọng và đối với một tiểu thuyết yếu tố
đó càng có sức nặng gấp bội trong việc làm nên thành công cho đứa con tinh
thần của mỗi tác giả. Một trong yếu tố thi pháp góp phần không nhỏ trong
việc tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn cho một cuốn tiểu thuyết phải kể đến yếu tố
không gian nghệ thuật.
Không có hình thức nghệ thuật nào không có thời gian, không có nhân
vật nào không có một nền cảnh nào đó, nếu như mọi vật trong thế giới đều tồn
tại trong không gian ba chiều: cao, rộng, xa, thì hình tượng nghệ thuật nào
cũng phải có không gian nghệt thuật. Bản thân người kể chuyện nhìn sự vật
trong khoảng cánh, góc nhìn nhất định mỗi nhân vật được đặt trong những
không gian phù hợp và thông qua những không gian đó bạn đọc có thể thấy
được tất cả mọi hành động, suy nghĩ tâm lý của nhân vật đang diễn ra như thế
nào. Mỗi không gian cho phép bộc lộ một phương diện của con người, do vậy
tác giả muốn thể hiện quan điểm của mình đều phải tạo ra một không gian
thích hợp.
Trong Lý luận văn học - tập 2 Trần Đình Sử đã nhận xét “phân tích
không gian nghệ thuật là cơ sở để đọc hiểu thế giới tác phẩm và nhân
vật”[16;85] hay ta hiểu đó là một trong chìa khóa để mở cánh cửa đi sâu

6


khám phá ý nghĩa tận cùng của tác phẩm mà tác giả muốn gửi tới bạn đọc.

Không gian nghệ thuật là một mặt quan trọng để nhà văn thể hiện tư tưởng và
quan điểm nghệ thuật về cuộc đời và con người.
Trong Hồn bướm mơ tiên không gian là một yếu tố vô cùng quan trọng
để xây dựng tác phẩm thành công. Nổi bật trong đó là không gian thiên nhiên
của vùng núi trung du bắc bộ với sự yên bình, thanh tĩnh nhẹ nhàng và không
gian tôn giáo đầy huyền bí, linh thiêng. Nơi mà con người ta có thể rũ bỏ lòng
trần tục để vươn tới miền cực lạc. Đặt nhân vật trong không gian ấy, Khái
Hưng đã khai thác thành công những suy nghĩ, tâm trạng, hành động, sự mâu
thuẫn xung đột rất riêng tư trong đời sống tâm hồn con người. Điều đó tạo
nên sự sinh động sức hấp dẫn lôi cuốn cho tác phẩm.
1.2. Khái Hƣng và tác phẩm Hồn bƣớm mơ tiên
1.2.1. Khái Hƣng.
Những năm 1930-1945 của thế kỉ XX, trên văn đàn văn học Việt Nam
xuất hiện những ngôi sao sáng với tài năng văn xuôi rực rỡ: nhóm Tự lực văn
đoàn, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… và
trong đó phải kể đến Khái Hưng cây bút chủ lực của nhóm Tự lực văn đoàn.
Ông được coi là “linh hồn”; “trụ đồng”; “trụ cột” của nhóm.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư (1896-1974). Xuất thân trong
một gia đình quan lại ở làng Cổ Am (một làng có tiếng trong thời chế độ
khoa cử Hán Học), huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương (nay thuộc Hải Phòng).
Cha ông giữ chức Tuần phủ, cụ Tuần có tới 5 vợ, nên gia đình rất đông con,
Khái Hưng là con của bà vợ cả. Cha vợ ông là Lê Văn Đính cũng giữ chức
Tổng đốc Bắc Ninh và em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Thân phụ và nhạc phụ đều là đại quan đều làm công chức cho Pháp
nhưng có gốc văn hóa cũ, không phải bọn tay sai bán nước cầu vinh xuất thân
từ thầu khoán, bếp bồi, thong ngôn mới phất, cho nên tuy làm việc cho Pháp

7



họ không thật sự được tin dùng và có phần tư tưởng ghét Tây. Khái Hưng
được sống trong môi trường trưởng giả nên ông có điều kiện tiếp xúc trực tiếp
với tư tưởng, ý thức nếp sống và văn hóa phương Tây đồng thời ông cũng trải
nghiệm cuộc sống đại gia đình biết bao hủ tục, luật lệ phiền toái nhưng bên
cạnh đó ông không thể phủ nhận sạch trơn những dấu ấn truyền thống văn hóa
cổ truyền của dân tộc còn phảng phất trong cả hai đại gia đình Trần-Lê.
Khái Hưng là bút danh chính được ghép từ chính chữ cái trong tên thật
của ông, ngoài ra ông còn có các bút danh khác như : Bán than, Nhát dao cạo,
Chàng lẩn thẩn, Tò mò và Nhị Linh. Thưở nhỏ, Khái Hưng theo học Nho học
tới năm 12 tuổi, rồi chuyển sang học trường College Paul Bert (sau đổi thành
trường Albert Sarraut). Sau khi thi đậu tú tài Pháp phần thứ nhất năm 1927,
Khái Hưng không tiếp tục học để ra làm quan như đa số những người cùng
thời mà ông bỏ đi buôn làm đại lý hãng dầu Standard Oil tại Ninh Giang. Vì
tính tình phóng khoáng bán nhiều dầu nhưng không thu được nợ ông thất bại
sau 3 năm kinh doanh. Ông bỏ Ninh Giang lên Hà Nội làm thầy giáo tại
trường trung học tư thục Thăng Long. Trong thời gian dạy học này ông làm
chủ bút và viết một số bài nghị luận cho báo Phong hoá, cơ quan truyền bá do
ông Phạm Hữu Ninh chủ trương. Đồng thời, ông cũng viết một số bài nghị
luận khác cho tờ “văn học tạp chí” của anh em ông Dương Bá Trạch và
Dương Tự Quán. Cũng trong thời gian này, một việc xảy ra tại chốn quê nhà
đã có tác động mạnh vào tâm hồn Khái Hưng: năm 1930, nhân vụ khởi nghĩa
của Nguyễn Thái Học, lãnh tụ Việt Nam Quốc dân đảng. Làng Cổ Am đã nổi
lên biểu tình giết chết viên tri huyện Vĩnh Bảo là Hoàng Gia Mô. Do đó, làng
Cổ Am bị thực dân Pháp cho máy bay dội bom tàn phá.
Năm 1921, ông lập gia đình, lên Phú Thọ buôn sơn. Nhạc phụ ông là cụ
Lê Văn Đính ban đầu làm tuần phủ Phú Thọ sau làm Tổng Đốc Bắc Ninh và
phong cảnh vùng này sau được tả nhiều trong các tác phẩm của ông.

8



Năm 1930, Trần Khánh Giư bắt đầu viết cho tờ báo của Chu Mậu
những bài xã thuyết, những chuyện vui hàng tuần và kế chân hai ông Lãnh
nhân Phùng Tất Đắc và TchyA Đái Đức Tuấn làm tờ báo Duy Tân cho đến
khi nổi tiếng trên báo Phong Hoá. Ngày Nay.
Năm 1931, gặp ông Nguyễn Tường Tam ở trường Thanh Long, và từ
đây có sự thay đổi đáng kể trong sự nghiệp văn chương của Trần khánh Giư.
Hai người nên đôi bạn tâm giao khi thấy mình có cùng chung lập trường về
văn chương, xã hội. Mối giao tình càng trở nên khăng khít hơn sau này khi
thấy vợ chồng Khái Hưng hiếm muộn, ông bà Nhất Linh đã cho người con
trai thứ về làm con nuôi họ Trần (Trần Khánh Triệu).
Năm 1932, sau khi được Phạm Hữu Ninh trao lại cho tờ báo Phong
Hoá. Khái Hưng cùng Nhất Linh đem toàn lực ra xây dựng tờ báo này.
Năm 1933, tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên của ông được in thành sách và ông
được đông đảo độc giả hoanh nghênh nhiệt liệt. Từ đây. Ông viết rất đều tay,
viết khá nhiều thể loại.
Khái Hưng tiếp tục làm báo, viết văn đến đầu những năm 40. Do những
biến chuyển của thời cuộc, một số người trụ cột trong nhóm Tự lực văn đoàn
cơ bản nghiêng về hoạt động chính trị. Người lãnh đạo cũng không ai ngoài
Nguyễn Tường Tam. Nguyễn Tường Tam lập ra đảng Đại Việt Dân Chính.
Khái Hưng cũng đã tham gia vào phong trào này.
Năm 1941, Khái Hưng cùng với Hoàng Đạo bị Pháp bắt tại Hà Nội, sau
bị lên giam tại lao xá Vụ Bản thuộc châu Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Tới năm
1943. Khái Hưng bị giải về quản thúc tại Hà Nội.
Ngày 5 tháng 5 năm 1945, Khái Hưng cộng tác với Nguyễn Tường
Bách cho ra tờ báo Ngày Nay Kỉ nguyên mới.Ông và Hoàng Đạo đóng vai trò
trụ cột cho tờ báo này. Sau đó, ông còn viết cho tờ nhật báo Việt Nam của

9



Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội, và tờ tuần báo Chính Nghĩa của Việt
Nam Quốc dân Đảng.
Sau ngày Nhật lật Pháp ở Việt Nam, các đại diện văn hoá Nhật ở Đông
Dương cho ra tờ báo hàng ngày lấy tên Bình Minh. Các ông Komatsu và
Omya nhờ Nguyễn Giang (thứ nam cụ Nguyễn Văn Vĩnh), Khái Hưng và
Nguyễn Doãn Vượng (Chủ nhiệm tờ Trung- Bắc chủ nhật) đứng ra làm tờ
Bình Minh. Nhưng, Nguyễn Doãn Vượng không nhận, nên còn hai người. Sau
đó, Khái Hưng bỏ.
Cuộc chiến tranh Việt- Pháp nổ ra. Khái Hưng bỏ Hà Nội về quê vợ ở
Nam Định và mất năm 1947 tại huyện Xuân Trường, Nam Định. Vợ ông mắc
bệnh đau tim và mất tại quê nhà năm 1954.
Là cây viết sáng tạo dồi dào nhất của Tự lưc văn đoàn. Hoạt động báo
chí và sáng tạo văn chương của Khái Hưng khá phong phú. Với vai trò nhà
báo Khái Hưng xuất hiện khá đều đặn trên báo Phong hóa và Ngày nay, khi
viết báo ông xoay xung quanh chủ yếu mấy đề tài: đấu tranh cái cũ, phê bình
các báo, thời sự, chính trị…
Với hoạt động văn chương ông viết rất nhiều thể loại (truyện ngắn,
kịch, tiểu thuyết, truyện trẻ em…) Vào nghề không phải là sớm ba mươi sáu
tuổi mới có tiểu thuyết đầu tiên được xuất bản (Hồn bướm mơ tiên -1993)
nhưng sau đó ông đã thành đạt rất nhanh và ông cho ra đời cuốn tiểu thuyết
đời cuốn thứ 2 (Nửa chừng xuân - 1934) cả hai cuốn tiểu thuyết đều gây được
tiêng vang lớn trên văn đàn văn học lúc đó mà theo Vũ Ngọc Phan trong Nhà
văn hiện đại - tập 2 thì: “Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Trống mái đều
là những tiểu thuyết về lý tưởng của Khái Hưng” [14;755]. Cả hai cuốn tiêu
thuyết này đều được rất nhiều phụ nữ tri thức hoan nghênh. Trong tác phẩm
người ta thấy tính tình , cảnh vật đầy thơ mộng, đẹp đẽ và êm ái, rất hợp với
tâm hồn của phụ nữ, rồi những cử chỉ ngôn ngữ của các nhân vật về phái đẹp

10



bao giờ tác giả cũng rất tinh tế nhưng bên cạnh đó Nửa chừng xuân đồng thời
còn có khuynh hướng nghiêng về phong tục . Là người có tài lại lao động
miệt mài nên dù chỉ sáng tác trong vòng mười năm nhưng Khái Hưng đã để
lại một sự nghiệp văn học khá phong phú bao gồm 12 cuốn tiểu thuyết như:
Hồn bướm mơ tiên (1933), Đời mưa gió cùng Nhất Linh (1933); Nửa chừng
xuân (1934); Gánh hàng hoa cùng Nhất Linh (1934); Trống mái, Gia đình
(1936)… và tiểu thuyết cuối cùng là Thanh Đức (1942). Về truyện ngắn có 8
tập truyện như: Anh phải sống cùng Nhất Linh (1934); Tiếng suối reo (1935);
Đợi chờ (1940); Cái ve (1944)… Về kịch có 4 tập: Tụy lụy, Đồng bệnh, Nhất
tiểu, Khúc Nghê thường. Dù sáng tác ở rất nhiều thể loại nhưng thành công
nhất đưa tên tuổi ông bay cao,vang xa trên diễn đàn lúc bấy giờ chính là thể
loại tiểu thuyết.
Được coi là người có biệt tài viết tiểu thuyết bằng tài năng của mình
Khái Hưng góp phần làm phong phú cho thể loại tiểu thuyết, theo Vũ Ngọc
Phan trong Nhà văn hiện đại: nhà văn có các loại tiểu thuyết lãng mạn, phong
tục, tâm lý. Theo Thanh Lãng trong Bảng lược đồ văn học: tiểu thuyết của
Khái Hưng có ý hướng, ý hướng thơ, ý hướng đấu tranh, ý hướng lịch sử, ý
hướng tâm lý. Có thể nói đến Khái Hưng tiểu thuyết có nhiều hình thức như
tiểu thuyết lý tưởng, tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết tâm
lý...
Như vậy từ khi tham gia Tự lực văn đoàn được sự cổ vũ lại thành công
ngay trong cuốn tiểu thuyết đầu tay điều đó đã khẳng định tài năng vượt trội
của tác giả. Nhờ tài năng của ông mà thể loại tiểu thuyết đã được đưa lên trở
thành sáng tác chủ lực của Tự lực văn đoàn lúc bấy giờ và đồng thời góp phần
không nhỏ để bạn đọc thấy yêu mến, tin tưởng vào tác phẩm của nhóm.

11



1.2.2. Tác phẩm Hồn bƣớm mơ tiên
Hồn bướm mơ tiên (1933) là tiểu thuyết được sự đón nhận nồng nhiệt
của bạn đọc ngay từ những ngày đầu ra mắt công chúng. Sự yêu mến từ phía
độc giả đã tạo ra một vị thế riêng cho tác phẩm khi liên tiếp được đăng nhiều
kì trên tờ báo Phong Hóa năm 1932. Điều đó tạo ra một uy tín lớn cho báo
Phong hóa và nhóm Tự lực văn đoàn, khích lệ các nhà văn của nhóm sáng tác,
đồng thời đưa tiểu thuyết của nhóm giành vị trí hàng đầu trên văn đàn văn học
trong một thời gian dài.
Hồn bướm mơ tiên là câu chuyện kể về tình yêu, một mối tình đẹp đẽ
không phải xảy ra chốn phồn hoa đô hội mà trong cảnh chùa tĩnh lặng, dưới
bóng từ bi của Phật tổ. Ngọc vốn là sinh viên trường Canh Nông trong dịp
nghỉ hè đã lên thăm người bác tu ở chùa Long Giáng tại đây Ngọc đã gặp chú
tiểu tên Lan.Thấy Lan là người có học, tính tình hòa nhã lại “nước da trắng
mát tiếng nói dịu dàng trong trẻo như tiêng con gái” Ngọc thấy quý mến Lan
ngay từ buổi đầu tiên gặp, những ngày ở lại chùa Ngọc và Lan như đôi bạn
tri kỉ tâm đầu ý hợp, nếu chỉ dừng lại tại đây thì truyện không có gì là đặc sắc
nhưng tác giả xây dựng cốt truyện đầy sức hấp dẫn sự truy tìm giữa cái thực
và cái hư, Lan là con gái hay con trai? Tại sao người con gái ấy phải cải trang
gửi mình nơi cửa Phật? Tiếp xúc lâu Ngọc càng cảm mến Lan, càng nghi ngờ
nhiều hơn và điều bí mật mà Ngọc muốn tìm cũng là điều mà độc giả quan
tâm. Khái Hưng đã giấu kín bí mật cho đến cuối, Ngọc đã vô tình nhìn thấy
Lan dùng vải nịt ngực, khẳng định là gái Ngọc đã viết thư cho Lan nhưng
trước thái độ hờ hững của nàng ngọc đã đem xé bỏ. Lan nhặt được và ghép lại
biết tình cảm Ngọc dành cho mình Lan rất cảm động, biết không thể giấu mãi
thân phận được Lan đã thú thật tất cả với Ngọc. Lan thực sự là gái người con
gái được học hành tử tế, cha mẹ mất sớm ở với chú bị chú ép gả Lan vào nhà
phú quý nhưng từ nhỏ Lan đã ảnh hưởng của mẹ nên tâm lúc nào cũng hướng

12



về đạo Phật. Lan bỏ nhà cải nam trang đến chùa Long Giáng xin tu. Dù biết
tình cảm Ngọc dành cho mình và cũng rất yêu Ngọc nhưng Lan quyết chí tu
hành. không thể làm gì thuyết phục Lan, Ngọc đành đau khổ chia tay trở về
thành phố và tình yêu ấy vẫn tồn tại trong “tâm hồn lý tưởng” mỗi người ở
chốn cửa thiền, dưới bóng từ bi của Phật tổ.
Trong Hồn bướm mơ tiên nguyên nhân đẩy Lan vào cuộc đời tu hành
là nguyên nhân xã hội có ý nghĩa thời sự tình trạng hôn nhân ép gả theo kiểu
đẳng cấp xã hội, chịu áp lực đồng tiền còn rất phổ biến trong xã hội nhưng
Khái Hưng không quan tâm khai thác khía cạnh này mà ông tập trung miêu tả
tình yêu lãng mạn, sự xung đột trong tâm hồn giữa lý tưởng và ái tình của đôi
nam nữ thanh niên trong ngôi đền thiêng của tôn giáo.
Là cuốn tiểu thuyết đầu tay nhưng Khái Hưng đã chiếm được cảm tình
đông đảo của người đọc, đặc biệt là tầng lớp nam thanh nữ tú đương thời,
đồng thời đồng thời thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu Lê Hữu
Mục cho rằng đây là cuốn tiểu thuyết “ mở đầu kỉ nguyên văn học mới” [17].

13


Chƣơng 2. BIỂU HIỆN CỦA KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG HỒN BƢỚM MƠ TIÊN

2.1. Không gian thiên nhiên
2.1.1. Không gian thiên nhiên quen thuộc yên bình
Không gian thiên nhiên là sự vật bao quanh con người như trời, đất,
núi, sông,… làm khung cảnh rộng lớn, đa dạng. Thiên nhiên một mặt gắn liền
với hoạt động của nhân vật mặt khác cũng gắn với tâm trạng người kể
chuyện. Trong không gian nghệ thuật dù cùng miêu tả về một hiện tượng

nhưng mỗi tác phẩm lại có những điểm nhìn riêng, nói cách khác không gian
lúc này là mô hình thế giới độc lập có tính chủ quan và mang ý nghĩa tượng
trưng của tác giả. Nắm bắt được điều đó cùng với một tâm hồn tinh tế nhạy
cảm, Khái Hưng đã nhận ra vẻ đẹp lãng mạn, tinh tuý của thiên nhiên vũ trụ.
Ông đã xây dựng cho nhân vật không gian thích hợp trong thế giới thiên
nhiên tạo vật. Vì lẽ đó không gian Khái Hưng lựa chọn trong Hồn bướm mơ
tiên không phải là không gian phồn hoa đô thị, không có sự ồn ào, xô bồ mà
bình lặng, nhẹ nhàng, không chật hẹp tù túng mà thoáng đãng, trong lành.
Ngay trong những trang đầu của Hồn bướm mơ tiên không gian thiên
nhiên được khắc họa mang nét giản dị, chân thực, gần gũi, ở đó ta bắt gặp
không gian bao la rộng lớn với quang cảnh đang vào mùa của làng quê trung
du bắc bộ tươi sáng và yên bình: “Hai bên lề đường lúa chiêm vàng ối. (…)
thì cắm đòn sóc xuống đất đứng bắt chéo chân nhìn vẩn vơ”[5;13]. Trên cánh
đồng, lúa đã chín vàng báo hiệu một vụ mùa mới. Người nông dân bước vào
thu hoạch thành quả của chính mình. Họ mải miết làm việc, người cầm liềm,
kẻ bó lúa một cách nhịp nhàng đều đặn. Sau một ngày làm việc mệt nhọc họ
lại có những giây phút bên nhau cùng nhau bông đùa: “trong một thửa ruộng
ngay sát chân đồi một đám mười người con gái, công việc đã xong ngồi nghỉ

14


trên những bó lúa… Một cô thấy lữ khách thì chỉ trỏ bả bạn chị em ơi nhà tôi
đã về kia kìa… Này anh, đưa va li đây em xách. Khốn nạn! thương hại nhà tôi
đi đường mệt nhọc mồ hôi mồ kê thế kia kìa. Lữ khách đi đã xa còn nghe
văng vẳng câu hát ghẹo: anh về kẻo tối anh ơi, kẻo bác mẹ mắng rằng em dỗ
dành” [5;14]. Những lời trêu đùa khéo léo, đáo để, thể hiện sự thông minh, dí
dỏm, vui tươi của cô gái vùng kinh bắc. Với họ đó là những thú vui, tiếng
cười để xua đi nỗi nhọc nhằn trong cuộc sống. Trong không gian đồng quê
mùi hương lúa mới thoang thoảng theo gió nhẹ nhàng lan tỏa xuyên thấm vào

từng ngõ ngách làm con người cảm thấy như sống trong một bầu không khí
trong lành, mát mẻ: “Gió chiều hây hẩy đã mát mùi lúa chín bốc lên thơm
phức, khiến ngọc ngắm cảnh nơi thôn dã êm đềm, trong lòng biết bao tình
cảm” [5;16]. Không gian quen thuộc không chỉ là cánh đồng lúa bạt ngàn mà
không gian ấy còn là mái chùa cổ kính , những đồi sắn nương chè bát ngát. Sự
dịch chuyển điểm nhìn theo bước chân tác giả khi nhìn từ xa đến gần, ngôi
chùa hiện ra: “lưng chừng một cái đồi cao, mấy nóc nhà rêu mốc chen lẫn
trong đám cây rậm rạp, bốn góc bốn gác chuông vượt lên trên từng lá xanh
um” [5;17]. Không gian cổ kính với sự tĩnh lặng tôn nghiêm nơi cửa Phật,
những “gác chuông” lấp ló sau tán lá um tùm xanh mướt, nhìn từ xa ngôi
chùa hiện ra với đường nét, hình khối vô cùng rõ rệt. Không gian làng quê
được Khái Hưng khắc họa với những khung cảnh thân quen mọi vật dường
như trôi đi trong sự êm đềm, nhịp nhàng. Trái ngược hoàn toàn với điều đó thì
thiên nhiên làng quê trong văn học hiện thực lại là không gian náo động, ngột
ngạt,xô bồ, thô ráp, xù xì và sống động như vốn có của nó. Tiểu thuyết Tắt
đèn của Ngô Tât Tố cho bạn đọc thấy một khung cảnh làng Đông Xá đầy
căng thẳng trong mùa sưu thuế, từ tờ mờ sáng cổng làng bị đóng chặt, việc
đồng áng bị đình đốn, tiếng trâu bò kêu “tiếng trâu thử phì phò” “tiếng bò đập
đuôi đen đét”, tiếng mõ, tiếng trống thúc sưu, tiếng thét đánh của bọn cường

15


hào, lý trưởng “cứ bướng đi ông bắt hết trâu bò! Bản ráo”… không khí chìm
ngập những âm thanh ồn ào, khó chịu. Hay trong tiểu thuyết Bước đường
cùng của Nguyễn Công Hoan không gian làng quê với cảnh bức bối, tù túng
khi sống trong những thủ đoạn tranh cướp ruộng đất của bọn cường hào địa
chủ, đặc biệt không gian ao đọng nước tù càng được khắc họa đậm nét qua
khung cảnh thiên nhiên khi nông dân theo lệnh đắp đê “mặt trời như thiêu vào
lưng”, “nước cuộn ào ào”, “trống thùng thùng” không gian thiên nhiên khắc

nghiệt, người nông phu phải phơi mình giữa cái nắng chói chang nhưng trên
cánh đồng “gió vẫn hiu hiu”, “lúa má vẫn bình tĩnh lả lơi” hình ảnh đối lập
càng gợi lên sự cùng cực của người dân lao động, không gian thiên nhiên tiếp
tục được miêu tả kĩ hơn khi mọi người đương nghỉ tay khi tai nạn bất ngờ ập
đến “mây đen kéo mù mịt”, “sóng to vỗ mạnh vào các con chạch kêu óc ách”
nhọc nhằn là thế nhưng mọi cố gắng là vô nghĩa khi nghe tin đê vỡ, trời vẫn
cứ vô tình, hung bạo, dữ dằn “nước mưa ở trên trút xuống như giội” như
muốn dồn con người ta đến đường cùng, các nhà chức trách thì chỉ trực hò hét
“thỉnh thoảng lòe sáng để đếm từng hàng xem có thiếu người nào không .
Không khí đắp đê diễn ra khẩn trương, náo nhiệt, người dân luôn sống trong
cảnh lo âu, cơ cực. Ta thấy nền cảnh thiên nhiên trong văn học hiện thực đóng
vai trò quan trọng nó phơi bày nỗi vất vả, những bất công ngang trái của cuộc
đời chứ không phải là môi trường thể hiện cảm xúc.
Như vậy không gian thiên nhiên trong tiểu thuyết lãng mạn thường được
thi vị hóa, lãng mạn hóa đó là không gian thơ mộng yên bình. Không gian ấy
phù hợp với những kiểu nhân vật khát khao lý tưởng, mộng mơ, khát khao
hạnh phúc còn không gian thiên nhiên trong tiểu thuyết hiện thực thường dữ
dội, nguy hiểm luôn rình rập nhưng cũng có lúc không gian thiên nhiên trong
tiểu thuyết hiện thực cũng được khắc họa trong không gian êm đềm nhưng nó

16


thường dùng như biện pháp tương phản với cuộc sống khốn cùng của các
nhân vật.
2.1.2. Không gian thiên nhiên thơ mộng gợi tình
Trong văn học hiện thực không gian thiên nhiên giữ vai trò là yếu tố làm
nổi bật lên những khổ đau của con người thì trong văn học lãng mạn không
gian lại sử dụng để khơi gợi cảm giác, xúc cảm của nhân vật. Trong Hồn
bướm mơ tiên không gian vùng trung du bắc bộ được khắc họa với những

cánh đồng lúa bát ngát, ngôi chùa cổ kính, với những đồi sắn, nương chè
những buổi chiều tà hay những đêm trăng… Tất cả gợi lên cảm giác thi vị,
lãng mạn, nhẹ nhàng để rồi trong không gian ấy tình yêu của Lan và Ngọc
nảy nở và phát triển.
Khác với không gian nhỏ hẹp như trong Tố Tâm của Hoàng Ngọc
Phách, không gian trong tiểu thuyết Tố Tâm lựa chọn để xây dựng chủ yếu
không gian gia đình, không gian hẹp, chật chội khung cảnh xuất hiện đầu tiên
là trường học: “Quang cảnh trường lúc đó có vẻ ủ ê mệt nhọc như người lao
động bấy lâu bây giờ sắp thiu thiu ngủ, tựa bên gốc cây me,hay dưới bóng cây
bàng, tránh ánh nắng chang chang của mùa hạ” [12;27]. Ngay từ khung cảnh
đầu tiên ta thấy được không gian tù túng, ngột ngạt,điều đó tạo cho nhân vật
cảm giác bức bối, khó chịu với chốn phồn hoa đô hội, cảnh vật với sự chuyển
động nhẹ nhàng “hây hẩy” của gió mùi hương lúa mới lan rộng khắp cả một
vùng đồi núi mênh mông,đứng trong không gian tươi sáng đó tâm hồn nhân
vật như nhẹ nhàng hơn, tĩnh lặng hơn. Không gian ấy mang lại một bầu không
khí mới làm rung chuyển tâm hồn Ngọc, làm cho chàng thấy yêu hơn cuộc
sống và con người nơi đây.
Phan Cự Đệ trong cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại - tập 2 nhận xét:
“tiểu thuyết Tự lực văn đoàn không rơi vào lối miêu tả khuôn sáo, ước lệ như
tiểu thuyết cổ điển” [4;99] hay “ảnh hưởng nghệ thuật tạo hình lãng mạn cũng

17


để lại trong tiểu thuyết của tự lực văn đoàn một thiên nhiên đầy những đường
nét và màu sắc của hội họa” [4,100]. Trong tác phẩm Hồn bướm mơ tiên Khái
Hưng đã rất chú trọng miêu tả hình dáng, đường nét của không gian. Không
gian mà Khái Hưng xây dựng luôn có sự dịch chuyển từ cánh đồng lúa đến
những đồi sắn, đến mái đền cổ kính rêu phong. Không gian cổ kính đem lại
cho Ngọc cảm giác huyền bí, tôn nghiêm, yên tĩnh của nơi cửa Phật, đó cũng

là xúc cảm để Lan kể cho Ngọc nghe về sự tích chùa Long Giáng rồi từ đây
hai người có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn và Ngọc bắt đầu cảm mến nảy sinh
những tình cảm với Lan. Nếu không gian trong tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên
kéo dài theo chiều rộng thì với tiểu thuyết Tố Tâm lại ngược lại, không gian
được xây dựng ngày càng thu hẹp từ không gian huyện đường sau đó chủ yếu
là không gian gia đình bà Án. Không gian đó gần như một thế giới biệt lập
với xã hội, là môi trường mà không gian cụ thể là căn nhà số 58 phố X, một
không gian nhỏ hẹp như một góc trời riêng êm đềm, bình lặng và nhân vật
cũng trải qua cuộc sống rất nhẹ nhàng, êm ả. Khi yêu Đạm Thủy dù Hoàng
Ngọc Phách đã xây dựng cho nhân vật của mình không gian khoáng đạt rộng
rãi hơn: “trên mặt biển mênh mông, bát ngát, sóng cuồn cuộn từng lớp đuổi
nhau, chạy giỡn vào bãi cát dài phẳng nước tóe tung (…) như thiếu nữ người
Tây vậy” [12,64]. Không gian của biển cả bao la với những cuộn sóng dữ dội
nó như thúc đẩy con người hoà mình, khám phá thiên nhiên đất trời. Chính sự
mở rộng về không gian ấy đã tạo ra sự đột phá trong tâm lý nhân vật nếu
trước đây trong gia đình Tố Tâm phải gò mình trong khuôn phép, gia pháp thì
giờ đây đứng giữa trời đất mênh mông, giữa khoảng trời tự do nàng bỗng trở
nên đáng yêu, vô tư, khác hẳn: “Tố Tâm đi ngắt từng bông lúa, chạy đuổi cào
cào châu chấu như một đứa trẻ ngây thơ rồi bắt tôi cầm một cách nũng
nịu”[12,61]. Tuy nhiên không gian thiên nhiên ấy không được mở rộng tiếp
như trong Hồn bướm mơ tiên mà nó lại bị thu hẹp quay trở về không gian gia

18


đình khi bà Án ốm. Vì mẹ Tố Tâm đã đồng ý lấy người mà gia đình sắp đặt
và từ đây không gian lại càng bị thu hẹp hơn khi Tố Tâm về nhà chồng, Tố
Tâm như con chim yếu ớt, bé nhỏ bị nhốt trong một chiếc lồng chật hẹp:
“đêm đó gió bấc thổi vù vù, cành cây rơi lác đác. Em muốn xem phong cảnh
buồn rầu. em ngồi dậy vịn vào giường đi ra mở cửa sổ (…) em ngã bất tỉnh

nhân sự” [12; 105]. Trong không gian tù túng ấy Tố Tâm từ một cô gái đang
yêu say đắm nồng nàn thì lúc này nàng trở nên héo hon, bệnh tật. Không gian
càng hẹp thì tâm lý nhân vật lại càng phát triển mạnh. Tố Tâm trở về đối diện
với chính nỗi niềm của mình, nỗi nhớ thương tình yêu với Đạm Thủy muốn
yêu mà không được yêu. Những ngày cuối đời Tố Tâm chỉ biết thu mình
trong gian phòng ngủ rồi trên chiếc giường.
Việc xây dựng không gian thu hẹp vô tình Hoàng Ngọc Phách đã phần
nào làm mất đi tính chiến đấu vì tự do yêu đương, họ không cùng nhau đi đến
cùng của hạnh phúc lứa đôi, họ thỏa hiệp đầu hàng số phận,. Nếu như không
đặt nàng Tố Tâm vào không gian gia đình từ nhỏ đến lớn có cuộc sống đầy đủ
êm đềm, tất cả đều làm theo những khuôn phép lễ giáo phong kiến thì nàng
đã không nghe theo lời mẹ để rồi cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy và dẫn đến kết
quả đầy bi kịch, tình yêu tan vỡ, sống trong cảnh chết mòn về tâm hồn. Còn
Đạm Thủy tuân thủ đạo lí truyền thống chấp nhận lấy vợ theo sự sắp xếp của
gia đình nhưng không có tình yêu. Đó là một trong những hạn chế của ông,
chọn không gian ấy để xây dựng ông mới chỉ đưa ra cách giải quyết chung
chung, dung hòa, nhân vật hành động chưa thực sự dứt khoát và quyết liệt.
Mặc dù có một số điểm yếu nhưng không thể phủ nhận Tố Tâm là cuốn tiểu
thuyết vô cùng xuất sắc, nó không chỉ là cuốn tiểu thuyết mở đầu cho chủ
nghĩa lãng mạn đặt nền móng cho tiểu thuyết phát triển sau này, nó cũng là
cuốn tiểu thuyết đầu tiên đề cập đến tình yêu trai gái dám mạnh dạn theo tiếng
gọi của con tim, chống lại lễ giáo phong kiến, đấu tranh cho quyền tự do cho

19


cái tôi của chính mình, mà từ trước đó văn học không dám đề cập một cách
trực tiếp. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan trong cuốn văn học hiện đại tập 1 đã
nhận xét: “Tố Tâm đã là một cuốn tiểu thuyết nổi tiêng một thời, ta cũng phải
kể nó là một quyển sách của một thời đại và cần đặt nó vào thời của nó mà xét

mới đúng: Tố Tâm là một quyển truyện viết rất <văn hoa> kết cấu cũng khá
và ra đời vào một thời mà tiểu thuyết sáng tác còn thấp kém, quốc văn còn
trong thời kỳ phôi thai. Bởi thế cho nên Tố Tâm là quyển tiểu thuyết đầu tiên
được mọi người chú ý đến một cách đặc biệt, và như thế , ta phải nhận là dư
luận cũng nhiều lúc công bình” [13;329].Đồng thời nó cũng là một tác phẩm
có cách tân mới mẻ cả về lối xây dựng tâm lý nhân vật, ngôn ngữ, kết cấu mà
tiểu thuyết giai đoạn sau có thể kế thừa.
Hay trong một số tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, cũng giống như
Hoàng Ngọc Phách đều được coi là những nhà văn lấy luân lý làm gốc, lấy cổ
gia đình làm khuôn mẫu lấy sự trung hậu làm điều cốt yếu trong mọi việc ở
đời. Cả hai dù có điểm giống nhưng lại có một số mặt khác nhau như tiểu
thuyết của Hoàng Ngọc Phách thiên về lối văn nhẹ nhàng uỷ mị không tự
nhiên còn Hồ Biểu Chánh chủ yếu như là thiên về tả và lời văn mạnh mẽ giản
dị như lời nói thường. Đó là sự khác nhau giữa Hồ Biểu Chánh và Hoàng
Ngọc Phách. Vậy sự khác nhau trong việc xây dựng không gian thiên nhiên
của Khái Hưng và Hồ Biểu Chánh được thể hiện qua tác phẩm Hồn bướm mơ
tiên với một số tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh như thế nào ta sẽ đặt chúng
song song với nhau để tìm hiểu một cách chi tiết nhất.
Được mệnh danh là nhà tiểu thuyết của Nam Bộ, cũng giống như Khái
Hưng ông không lựa chọn viết về những nơi phồn hoa đô hội, mà viết về
những vùng đông quê với những con người nghèo khó. Nhưng mỗi tác giả lại
có một cách tiếp cận khác nhau. Khi nói đến tiểu thuyết Con nhà nghèo,
không gian thiên nhiên được khắc hoạ rất giản dị nó gắn liền với ruộng đồng,

20


với sông suối, với những rặng dừa và cả những cơn mưa vào mùa: “ ngoài sân
trời mưa đã dứt hột, mặt trăng vẹt mây mà rọi lờ mờ, gió nam thổi lao rao,
đánh mấy tàu lá dừa phía đầu song nghe lạch xạch. Trong vách nghe chuột

kêu lít chít, ngoài hào ểnh ương rống uểnh oang” [1;13]. Cảnh thôn quê dân
dã, âm thanh gió, của ếch nhái, của chuột đan xen nhau tạo nên cái không khí
râm ran, buồn buồn. Khung cảnh thiên nhiên khi nói đến cánh đồng lúa:
“mấy đám ruộng cấy đã chín rồi nên phơi màu vàng vàng, còn mấy ruộng cấy
lúa mì thì lúa vừa mới trổ đề, nên màu coi xám xám” [1;25]. Một tấm thảm
trải dài với màu vàng của lúa và màu xám của lúa mì,hai màu đan xen tạo nên
sự hoà hài, sự tươi tốt chuẩn bị cho một vụ mùa bội thu. Không gian thiên
nhiên lại được tiếp tục khắc hoạ qua những hình ảnh: “một buổi chiều, trời
mưa dứt hột, nên trong rào cây cỏ còn loi ngoi, trước sân nước còn ứa đọng
thành vũng. Mấy ruộng nào ruộng lúa cấy đã bén thì phơi màu xanh lét, còn
mấy đám ruộng mới cấy vài bữa thì màu còn vàng hoe” [1;150]. Sau những
ngày mùa bội thu, đồng ruộng giờ đay phủ một màu xanh của mạ non, những
cây lúa non như đang tắm mình trong nhưng cơn mưa ùa về, đọc tiểu thuyết
Con nhà nghèo thì cảnh thiên nhiên nói đến rất ít nhưng nó lại giúp người đọc
hình dung ra khung cảnh làng quê tĩnh lặng, cùng sự thay đổi về thời tiết, trời
đất trong tự nhiên.
Nói đến tiểu thuyết Đoạn tình, đó là câu chuyện kể về ông chủ tên Thuần
của hãng xe hơi “Thuần Hoà” với cuộc sống xoay quanh những sự việc xảy ra
trong hãng. Chín Sung một người làm trong hãng khi sửa xe cho ông huyện
Hội thử xe mà chẳng may cán phải vợ chồng thiếm xẩm và Thuần phải đứng
ra lo liệu tất cả, sau đó vào nhà thương nơi thiếm xẩm đang chữa trị để giải
quyết ổn thoả mọi chuyện.Rồi mối quan hệ bạn bè, quan hệ vợ chồng, sự rung
động với Vân, những mâu thuẫn giữa “ái tình” và “gia đình” và phải tìm cách
để tìm về chính con người mình, rồi việc giữ cho cửa nhà đầm ấm, hạnh

21


×