Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng motilen cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.69 KB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRƯƠNG NGỌC HIẾU

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ
KHỐI LƯỢNG LỢI NHUẬN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG
MOTILEN CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301

Cần Thơ – 11/ 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRƯƠNG NGỌC HIẾU
MSSV: LT11404

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ
KHỐI LƯỢNG LỢI NHUẬN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG
MOTILEN CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.s Hồ Hồng Liên

Cần Thơ – 11/2013


LỜI CẢM TẠ
Kết quả đạt được của luận văn ngoài sự nổ lực của tác giả còn là kết
quả với sự giúp đỡ của cô (thầy) gia đình, bạn bè và quý công ty.
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn cô ThS Hồ Hồng Liên đã
tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến cho tôi trong suốt thời gian
thực hiện luận văn này.
Cảm ơn Ban Giám Đốc, cũng như Phòng Kế Toán của công ty cổ
phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp
những số liệu cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô của khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ, cũng như tất cả các thầy cô bộ
môn Kế Toán – Kiểm Toán đã truyền đạt những kiến thức quý báo cho
bản thân để tôi làm tốt được luận văn của mình.
Cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, cũng như
toàn thể bạn bè đã ủng hộ, động viện, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt
thời gian học tập và làm luận văn vừa qua.
Do thời gian và kiến thức có hạn, nên luận văn không thể không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến từ thầy, cô cũng
như bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.

Cần Thơ, ngày.20.tháng.11.năm.2013
Sinh viên thực hiện


Trương Ngọc Hiếu


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, các kết quả
nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn nào khác.

Cần Thơ, ngày 20 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Trương Ngọc Hiếu


XÁC NHẬN CƠ QUAN THỰC TẬP
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày... tháng …..năm…..
Đơn vị công ty


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Trang
1.1. Sự cần thiết của đề tài ............................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................. 2
1.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 2
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu chung ............................................... 2
1.3.3. Phương pháp phân tích số liệu .................................................. 2
1.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................... 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................... 2
1.4.2. Phạm vi về thời gian................................................................. 2
1.4.1. Phạm vi về không gian ............................................................. 2
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................... 3
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1. Khái niệm phân tích mối quan hệ giữa Chi phí – Khối lượng – Lợi
nhuận (CVP) ...................................................................................... 4
2.2. Mục đích phân tích mối quan hệ CVP ......................................... 4
2.3. Phân loại chi phí ......................................................................... 4
2.3.1. Chi phí khả biến ....................................................................... 4

2.3.2 Chi phí bất biến ......................................................................... 5
2.3.2 Chi phí bất biến ......................................................................... 6
2.4. Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí .......................................... 7
2.5. Khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích CPV .......................... 8
2.5.1. Số dư đảm phí (SDĐP)............................................................. 8
2.5.2. Tỷ lệ SDĐP .............................................................................10
2.5.3. Cơ cấu chi phí .........................................................................11
2.5.4. Đòn bẫy hoạt động ..................................................................11
2.6. Phân tích điểm hòa vốn ..............................................................13
2.6.1. Điểm hòa vốn ..........................................................................14
2.6.2. Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn.............................................17
2.7. Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán...............19
2.8. Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ CPV ......................19
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU
XÂY DỰNG MOTILEN CẦN THƠ
3.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần vật liệu xây dựng Motilen
Cần Thơ ............................................................................................21


3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...............................................21
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ........................................22
3.2. Mục tiêu và phạm vi hoạt động ..................................................23
3.2.1. Mục tiêu ..................................................................................23
3.2.2. Phạm vi hoạt động...................................................................23
3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần vật liệu xây dựng
Motilen Cần Thơ...............................................................................24
3.3.1.Sơ đồ tổ chức ...........................................................................24
3.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ..................................24
3.4. Thuận lợi và khó khăn trong thời gian qua .................................26

3.4.1. Thuận lợi.................................................................................26
3.4.2. Khó khăn.................................................................................26
3.4.3. Chiến lược phát triển của công ty ............................................27
3.5 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu
xây dựng Motilen Cần Thơ 2010 – 6/2013 ........................................27
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT
LIỆU XÂY DỰNG MOTILEN CẦN THƠ
4.1. Giới thiệu và trình bày quy trình sản xuất tấm lợp Fibrocement 32
4.1.1. Nhà máy sản xuất tấm lợp Fibrocement...................................32
4.1.2. Quy trình sản xuất tấm lợp Fibrocement ..................................32
4.1.3. Sản phẩm ................................................................................33
4.2. Phân tích tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận tại công ty cổ
phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ qua 3 năm ( 2010 – 2012 ) 34
4.2.1. Phân tích tình hình doanh thu ..................................................34
4.2.2. Tình hình chi phí của công ty .................................................35
4.2.3. Tình hình lợi nhuận của công ty ..............................................36
4.3. Phân loại chi phí theo cách ứng xử .............................................38
4.3.1. Chi phí khả biến ......................................................................39
4.3.2. Chi phí bất biến .......................................................................44
4.3.3. Tổng hợp chi phí .....................................................................46
4.4. Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí .........................................48
4.4.1. Số dư đảm phí .........................................................................48
4.4.2. Tỷ lệ số dư đảm phí .................................................................51
4.4.3. Cơ cấu chi phí .........................................................................52
4.4.4. Đòn bẫy kinh doanh ................................................................54
4.5. Phân tích điểm hòa vốn ..............................................................56
4.5.1. Doanh thu hòa vốn ..................................................................56
4.5.2. Thời gian hòa vốn ...................................................................57



4.5.3. Tỷ lệ hòa vốn ..........................................................................58
4.5.4. Doanh thu an toàn ...................................................................59
4.6 Ứng dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
trong tổ chức điều hành tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Motilen
Cần Thơ ............................................................................................61
4.6.1 Phân tích dự báo doanh thu ......................................................61
4.6.2 Ứng dụng mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc
lựa chọn phương án kinh doanh ........................................................62
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
5.1. Giải pháp tăng doanh thu đối với việc lựa chọn phương án kinh
doanh ................................................................................................68
5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đối với công ty cổ
phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ ..........................................69
5.2.1 Tăng doanh thu ........................................................................69
5.2.2. Giảm chi phí ...........................................................................70
CHƯƠNG 6
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
6.1 Kiến nghị ....................................................................................72
6.1.1 Đối với công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ
6.1.2 Đối với Nhà nước.....................................................................73
6.2 Kết luận ......................................................................................74


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Báo cáo kết quả HĐKD của công ty giai đoạn 2010 – 2013 .. 28
Bảng 3.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 6
tháng đầu năm 2012 – 2013 .................................................................. 29

Bảng 4.1: Tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2010 -2012 ......... 34
Bảng 4.2: Tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2010 – 2012 ............ 35
Bảng 4.3: Tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2010 -2012 .......... 37
Bảng 4.4: Căn cứ ứng xử để xác định biến phí định phí ........................ 38
Bảng 4.5: Chi phí nguyên vật liệu chính ............................................... 39
Bảng 4.6: Chi phí nguyên liệu phụ ........................................................ 40
Bảng 4.7: Chi phí nguyên liệu khác ...................................................... 40
Bảng 4.7: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ..................................... 41
Bảng 4.8: Biến phí SXC dịch vụ mua ngoài của 3 sản phẩm ................. 42
Bảng 4.9: Biến phí sản xuất chung ........................................................ 43
Bảng 4.10: Biến phí bán hàng và quản lí ............................................... 44
Bảng 4.11: Tổng hợp chi phí khả biến................................................... 44
Bảng 4.12: Định phí sản xuất chung...................................................... 45
Bảng 4.13: Đinh phí bán hàng ............................................................... 46
Bảng 4.14: Định phí quản lí doanh nghiệp ............................................ 46
Bảng 4.15: Tổng hợp chi phí theo lượng sản xuất ................................. 47
Bảng 4.16: Tổng hợp chi phí theo sản lượng tiêu thụ ............................ 47
Bảng 4.17: Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí .................................. 48
Bảng 4.18: Bảng báo cáo KQKD theo từng sản phẩm ........................... 49
Bảng 4.19: Báo cáo chi tiết thu nhập của từng sản phẩm ....................... 49
Bảng 4.20: Bảng tính số dư đảm phí từng sản phẩm.............................. 50
Bảng 4.21: Quan hệ giữa SDĐP và lượng tiêu thụ ................................ 50
Bảng 4.22: Tỷ lệ SDĐP của từng loại sản phẩm .................................... 51
Bảng 4.23: Cơ cấu chi phí ..................................................................... 52
Bảng 4.24: Báo cáo thu nhập theo tỷ lệ % của các sản phẩm ................. 53
Bảng 4.25: Lợi nhuận tăng khi doanh thu tăng 20% .............................. 55
Bảng 4.26: So sánh các chỉ tiêu ảnh hưởng đến ĐBHĐ ......................... 55
Bảng 4.27: Sản lượng hòa vốn .............................................................. 56
Bảng 4.28: Doanh thu hòa vốn .............................................................. 57
Bảng 4.29: Thời gian hòa vốn ............................................................... 58

Bảng 4.30: Tỷ lệ hòa vốn ...................................................................... 59
Bảng 4.31: Tổng hợp chỉ tiêu các thước đo hòa vốn .............................. 60
Bảng 4.32: Chỉ tiêu giá bán lợi nhuận của 3 sản phẩm trong tháng 7/201361


Bảng 4.33: Báo cáo thu nhập theo SDĐP của sản phẩm tấm phẳng chính
phẩm tháng 6/2013 ............................................................................... 62


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
C – V – P:
TSCĐ:
KTCPSX
NVL:
SDĐP:
NCTT:
CPKB:
CPBB:
SPSX:
CPBH:
CPHH:
QLDN:
ĐBKD:
DTAT:
SLHV:
SXC:
SP:
BP:
ĐP:


Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận
Tài sản cố định
Kế toán chi phí sản xuất
Nguyên vật liệu
Số dư đảm phí
Nhân công trực tiếp
Chi phí khả biến
Chi phí bất biến
Sản phẩm sản xuất
Chi phí bán hàng
Chi phí hỗn hợp
Quản lý doanh nghiệp
Đòn bẩy kinh doanh
Doanh thu an toàn
Sản lượng hòa vốn
Sản xuất chung
Sản phẩm
Biến phí
Định phí


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế các nước ngày càng phát
triển mạnh mẽ. Nhu cầu thông tin cho quản lý ngày càng trở nên quan
trọng và đòi hỏi phải thỏa mãn ở mức độ cao cả về chất lượng và số
lượng. Kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh
tế, tài chính trong các đơn vị kinh tế, tổ chức và cơ quan phải từng bước
hoàn thiện, phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin kinh tế tài chính

phục vụ cho việc điêù hành, quản lý các hoạt động kinh tế tài chính của
các nhà quản lý và đối tượng khác ở trong, ngoài đơn vị.
Căn cứ vào mục đích thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho 2
loại đối tượng trong và ngoài đơn vị, kế toán được chia làm 2 hệ thống là
kế toán tài chính và kế toán quản trị. Kế toán tài chính phục vụ cho việc
lập báo tài chính để phát hành ra bên ngoài đơn vị. Kế toán quản trị phục
vụ cho công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh tế tài chính trong nội
bộ đơn vị. Ở Việt Nam, kế toán quản trị mới chỉ xuất hiện trong những
năm gần đây nhưng đã minh chứng được vai trò không thể thiếu trong
công tác điều hành, quản lý nội bộ đơn vị, nhất là trong các doanh
nghiệp. Ngày nay kế toán quản trị đã là một nội dung quan trọng và cần
thiết cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Trong đó phân tích mối quan hệ
giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tỏ ra là một công cụ hữu ích hỗ trợ
cho nhà quản trị khi chọn lọc thông tin phù hợp trong quá trình ra quyết
định . Phân tích CVP là xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố giá bán,
biến phí,định phí trong mối quan hệ với mức lợi nhuận mong muốn. Mọi
doanh nghiệp hoạt động vì mục đích lợi nhuận đều hướng đến mục tiêu
tối đa hóa lợi nhuận, trong đó quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
(CVP ) với các biến số có quan hệ hữu cơ với nhau luôn là nỗi trăn trở
của các nhà quản lý trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Khối lượng
sản xuất và tiêu thụ là yếu tố đầu tiên tạo nên sự thay đổi của chi phí và
gây nên hiệu ứng thay đổi của lợi nhuận. Nhận thức rõ điều này, cũng
như nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc phân tích mối
quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận nên em đã chọn đề tài : “ Phân
tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công Ty cổ
phần vật liệu xây dựng Motilen ” làm đề tài nghiên cứu.


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Phân tích khái quát tình hình doanh thu chi phí và lợi nhuận của

công ty qua 3 năm 2010 – 2012.
 Phân loại chi phí theo cách ứng xử để xác định biến phí, định phí.
 Phân tích các chỉ tiêu ảnh hưởng đến mối quan hệ Chi phí – Khối
lượng – Lợi nhuận.
 Ứng dụng phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi
nhuận và các phương án đề ra.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu chung
Nghiên cứu mô tả từ quá trình hoạt động của công ty đến những phân
tích kết luận và giải pháp.
1.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ nhật kí sản xuất, nhật kí bán
hàng, sổ chi tiết phát sinh trong tháng, bảng cân đối kế toán, báo cảo hoạt
động kinh doanh, biên bản sản xuất.
1.3.3. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu được phân tích theo các phương pháp sau:
 Phương pháp diễn dịch: Số liệu được thu thập có thể đưa ra nhận
định, đánh giá và phân tích về mối quan hệ chi phí - khối lượng lợi nhuận và xem xét mối quan hệ này ảnh hưởng đến doanh
nghiệp.
 Phương pháp mô tả: Sử dụng biếu bảng thể hiện các chỉ tiêu cần
nghiên cứu.
 Phương pháp tổng hợp: Từ kết quả phân tích đưa ra nhận xét
chung về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện ở công ty cổ phần vật liệu xây
dựng Motilen Cần Thơ.
1.4.2. Phạm vi về thời gian
Đề tài này được thưc hiện trong thời gian từ ngày 12/8/2013 
18/11/2013



Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2010 đến năm 2012
và 6 tháng đầu năm 2013.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Do thời gian thực tập có hạn và do tính chất của đề tài nên nội dung
của đề tài chỉ tập trung phân tích những cơ sỏ lí luận liên quan đến mối
quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong tháng 6/2013
Phân tích tình hình hoạt động sản xuất của công ty dựa trên những
số liệu số liệu thu thập được, chủ yếu là tập trung vào 6 tháng đầu năm
2013.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và đưa ra một số
phương án nhằm nâng cao kết quả hoạt động của công ty.


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1. KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ –
KHỐI LƯỢNG – LỢI NHẬN (CVP)
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận ( cost
– volume –profit ) là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá
bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng,
đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh nghiệp.
Phân tích mối quan hệ CPV nhằm giúp cho các nhà quản trị có thể
đưa ra quyết định tối đa hóa lợi nhuận với nguồn lực hiện có.
2.2. MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP
Phân tích CPV là một trong những công cụ mạnh nhất giúp cho nhà
quản trị trong việc điều hành hoạt động công ty.
Mục đích phân tích của CPV chính là phân tích sự biến động về giá
bán, cơ cấu chi phí ( gồm chi phí bất biến và chi phí khả biến ) số lượng

sản phẩm tiêu thụ để thấy được tác động của các nhân tố đó đến lợi
nhuân hay nói cách khác là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này.
Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ
cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất.
Để thực hiện phân tích mối quan hệ CPV cần thiết phải nắm vững
cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí
khả biến, bất biến, phải hiểu rõ báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí,
đồng thời phải nắm rõ một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích.
2.3. PHÂN LOẠI CHI PHÍ
2.3.1. Chi phí khả biến
Là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm theo tỷ lệ với sự
gia tăng, giảm về mức hoạt động. Tổng số của chi phí khả biến sẽ tăng
khi mức độ hoạt động tăng. Tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị của mức
độ hoạt động thì chi phí khả biến là không đổi chi phí khả biến chỉ phát
sinh khi có hoạt động, tỷ lệ thuận với sự biến động về khối lượng sản
phẩm gồm , chi phí nguyên liệu, nhân công trực tiếp, điện, nước…
Chi phí khả biến có hai loại khả biến thực thụ (biến phí tỷ lệ) và
khả biến cấp bậc.


Biến phí thực thụ
Biến phí thực thụ (biến phí tỷ lệ) là những khoản chi phí mà sự biến
động của chúng thay đổi liên tục và tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động
như chi phí nguyên vật liệu , chi phí nhân công, hoa hồng bán hàng… Về
mặt toán học được thể hiện theo phương trình sau.
Y= aX
Với : Y Tổng biến phí
a: Biến phí trên một đơn vị cường độ hoạt động
X : Cường độ hoạt động
Với cách ứng xử này, điều quan tâm là chúng ta không chỉ kiểm

soát tổng chi phí mà còn kiểm soát tốt biến phí trên từng đơn vị mức độ
hoạt động (định mức biến phí) ở các mức độ khác nhau.
Biến phí cấp bậc
Biến phí cấp bậc là những mục biến phí thay đổi tỷ lệ theo mức độ
hoạt động ở từng cấp bậc. Điều này có ý nghĩa nó chỉ thay đổi khi mức
độ hoạt động đạt đến mức độ nhất định và nó sẽ không thay đổi khi mức
độ hoạt động ít thay đổi. Nói cách khác biến phí loại này cũng có quan
hệ tỷ lệ nhưng không tuyến tính với mức độ hoạt động thay đổi cho phép
chi phí thay đổi để tương ứng với mức hoạt động mới.
Biến phí cấp bậc bao gồm chi phí lao động gián tiếp, bảo trì,…Về
phương diện toán học biến phí cấp bậc thể hiện theo phương trình sau.
Y = aixi
Với: a là biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động ở phạm vi i
Với cách ứng xử này, để tiết kiệm và kiểm soát tốt chi phí cấp bậc
chúng ta cần phải.
Lựa chọn cường độ hoạt động thích hợp
Xây dựng hoàn thiện định mức biến phí ở từng cấp bậc tương ứng.
2.3.2 Chi phí bất biến
Chi phí bất biến là những khoản mục chi phí về tổng số không thay
đổi theo mức độ hoạt động, nếu xét trên một đơn vị hoạt động có sự biến
đổi. Như vậy doanh nghiệp có hoạt động hay không hoạt động thì vẫn
tồn tại định phí, khi doanh nghiệp gia tăng cường độ hoạt động thì định
phí trên một đơn vị sẽ giảm dần, chi phí bất biến bao gồm, khấu hao,


lương nhân viên, cán bộ quản lý,…Chi phí bất biến bao gồm bắt buộc và
không bắt buộc.
Chi phí bất biến bắt buộc
Chi phí bất biến bắt buộc là những khoản chi phí không thể thay
đổi được một cách nhanh chóng vì chúng liên quan đến khấu hao tài sản

dài hạn, chi phí sử dụng tài sản dài hạn, chi phí liên quan lương của các
nhà quản trị gắn liền với cấu trúc quản lý sản xuất kinh doanh của một
doanh nghiệp.
Đặc điểm của chi phí bất biến bắt buộc:
 Tồn tại lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
 Nhà quản trị không thể cắt giảm toàn bộ trong thời gian ngắn.
 Về phương diện toán học chi phí bất biến bắt buộc được thể hiện
bằng đường thẳng Y = b. Với b là hằng số.
Chi phí bất biến không bắt buộc
Loại chi phí này được xem như là định phí quản trị, là những khoản
chi phí có thể thay đổi nhanh chóng bằng hành động quản trị, liên quan
với kế hoạch ngắn hạn và ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp hằng
năm. Trong trường hợp cần thiết, chúng ta có thể cắt bỏ loại chi phí này.
Về mặt toán học, chi phí bất biến không bắt buộc biểu diễn bằng
đường thẳng Y =bi Với b thay đổi theo bậc i
2.3.3. Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là những chi phí bao gồm yếu tố khả biến và bất
biến pha trộn lẫn nhau. Ở một mức hoạt động nào đó, chi phí hỗn hợp thể
hiện đặc điểm của định phí, ở một mức độ hoạt động khác chúng lại thể
hiện đặc điểm của biến phí
VD: Chi phí điện thoại bàn là chi phí hỗn hợp được biểu diễn theo
phương trình Y =aX + b
Với : Y : Tổng chi phí
X cường độ hoạt động
a tỷ lệ biến phí
b Yếu tố định phí
Nhà quản trị phải nhận định lựa chọn thích hợp những vùng chi phí
trong việc xây dựng ngân sách chi phí doanh nghiệp, quản lý chi phí hỗn



hợp phải kết hợp hai vùng ứng xử tương ứng. Chúng ta phải cân nhắc,
khảo sát chi tiết tính hữu dụng của chi phí hỗn hợp trong tương lai để
tránh lãng phí, khi tiến hành phải tăng công suất hoạt động để đơn giá
bình quân của chúng thấp hơn.
Đối với việc lập kế hoạch, người quản lý cần phải thu thập chi phí
hỗn hợp khi chúng có phát sinh và tách chúng ra thành hai yếu tố khả
biến và bất biến. Chúng ta có thể dùng các mô hình toán học để phân tích
chi phí hỗn hợp thành chi phí khả biến, bất biến qua 3 phương pháp sau:
 Phương pháp cực đại – cực tiểu
 Phương pháp đồ thị phân tán
 Phương pháp bình phương bé nhất.
2.4. BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ
Một khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố khả
biến và bất biến, người quản lí sẽ vận dụng cách ứng xử của chi phí này
để lập ra một báo cáo kết quả kinh doanh và chính dạng báo cáo này sẽ
được sử dụng rộng rãi như một kế hoạch nội bộ và một công cụ để ra
quyết định
Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí có dạng như sau:
Doanh thu

xxxxxxx

Chi phí khả biến

xxxxxx

Số dư đảm phí

xxxxx


Chi phí bất biến

xxxx

Lợi nhuận

xxx

So sánh báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (kế toán quản trị) và báo
cáo thu nhập theo chức năng chi phí (kế toán tài chính)
Kế toán quản trị

Kế toán tài chính

Doanh thu

xxxxxx

Doanh thu

xxxxxx

(Trừ) chi phí khả biến

xxxxx

(Trừ) Giá vốn hàng bán xxxxx

Số dư đảm phí


xxxx

Lãi gộp

(Trừ) Chi phí bất biên

xxx

(Trừ) Chí phí kinh doanh xxx

Lợi nhuận

xx

Lợi nhuận

xxxx

xx


Điểm khác nhau rõ ràng giữa hai bảng báo cáo gồm: tên gọi và vị
trí của các loại chi phí. Tuy nhiên, điểm khác nhau chính ở đây là khi
doanh nghiệp nhận được báo cáo của kế toán tài chính thì không thể xác
định được điểm hòa vốn và phân tích mối quan hệ chi phí, doanh thu và
lợi nhuận, vì hình thức báo cáo của kế toán tài chính nhằm mục đích
cung cấp kết quả hoạt động kinh doanh cho các đối tượng bên ngoài, do
đó chúng cho biết rất ít về cách ứng xử của chi phí. Ngược lại, báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí lại có mục tiêu sử dụng

cho các nhà quản trị, do đó ta có thể hiểu sâu thêm được về phân tích
điểm hòa vốn cũng như giải quyết mối quan hệ chi phí, khối lượng va lợi
nhuận.
2.5. KHÁI NIỆM CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH CVP
2.5.1. Số dư đảm phí (SDĐP)
Số dư đảm phí (SDĐP) là số chênh lệch giữa doanh thu và chi phí
khả biến. SDĐP được sử dụng trước hết để bù đấp chi phí bất biến, số dư
ra chính là lợi nhuận. SDĐP có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một
loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm.
Khi tính cho một đơn vị sản phẩm còn gọi là phần đóng góp, vậy
phần đóng góp là phần còn lại của đơn giá bán sau khi trừ cho biến phí
đơn vị.
Số dư đảm phí = Doanh thu – Biến phí
Số dư đảm phí đơn vị = Đơn giá bán – Biến phí đơn vị
Gọi x là sản lượng tiêu thụ
g: giá bán
a: chi phí khả biến đơn vị
b: chi phí bất biến
Ta có báo cáo thu nhập tho SDĐP như sau:
Tổng số

Tính cho 1sp

Doanh thu

gx

g

Chi phí khả biến


ax

a

Số dư đảm phí

(g-a)x

g-a

Chi phí bất biến

b

Lợi nhuận

(g-a)x-b


Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên trên ta xét các trường hợp sau:
 Khi doanh nghiệp không hoạt động, sản lượng x=0, lợi nhuận của
doanh nghiệp P=-b, doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến.
 Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng xh ở đó SDĐP bằng chi
phí bất biến lợi nhuận của doanh nghiệp P=0, doanh nghệp đạt
mức hòa vốn
(g-a)xh-b
Xh=b/(g-a)
Chi phí bất biến
Sản lượng hòa vốn =

SDĐP đơn vị

 Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x1 > xh lợi nhuận của
doanh nghiệp P=(g-a)x1-b
 Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x2 >x1 >xh  lợi nhuận
của doanh nghiệp P=(g-a)x2-b
Như vậy sản lượng tăng một lượng Δx= x2 – x1
Lợi nhuận tăng một lượng ΔP= (g-a)(x2-x1)
 ΔP= (g-a)Δx
* Kết luận: thông qua khái niệm về SDĐP chúng ta có thể thấy được
mối quan hệ giữa sự thay đổi về sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận. Nếu sản
lượng tiêu thụ tăng thêm thì lợi nhuận tăng thêm bằng chính sản lượng
tăng thêm đó nhân với SDĐP đơn vị.
Chú ý: Kết luận này chỉ đúng khi doanh nghiệp vượt qua điểm hòa vốn.
Nhược điểm của việc sử dụng khái niệm SDĐP:
Không giúp nhà quản lí có cái nhìn tổng quát ở giác độ toàn bộ xí
nghiệp nếu công ty sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì
sản lượng cho từng sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn xí nghiệp
Làm cho nhà quản lí dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì
tưởng rằng tăng doanh thu của những sản phẩm có SDĐP lớn thì lợi
nhuận tăng lên, nhưng điều này có khi hoàn toán ngược lại
Để khắc phục nhược điểm của SDĐP, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ


2.5.2. Tỷ lệ SDĐP
Tỷ lệ SDĐP là tỷ lệ phần trăm của SDĐP tính trên doanh thu hoặc
giữa phần đóng góp với đơn giá bán. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả
các loại sản phẩm (cũng bằng một đơn vị sản phẩm)
g-a


Tỷ lệ SDĐP =

x 100
g

Từ những dữ liệu nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên ta có:
 Tại sản lượng x1  doanh thu: gx1  lợi nhuận: P1 = (g-a)x1 - b
 Tại sản lượng x2  doanh thu: gx2  lợi nhuận: P2 = (g-a)x2 - b
Như vậy khi doanh thu tăng một lượng: (gx2 – gx1)
Lợi nhuận tăng một lượng: ΔP = P2 - P1
(g – a)
ΔP =

ΔP = (g-a)(x2-x1)
x (x2 - x1)g

g

Kết luận: Thông qua tỷ lệ SDĐP ta có thể thấy được mối quan hệ giữa
doanh thu và lợi nhuận. Nếu doanh thu tăng thêm thì lợi nhuận tăng thêm
bằng chính doanh thu tăng thêm đó nhân với tỷ lệ SDĐP.
Từ kết luận trên ta rút ra hệ quả sau: nếu tăng cùng một mức
doanh thu thì ở những công ty, phân xưởng, sản phẩm nào có tỷ lệ SDĐP
càng lớn thì lợi nhuận tăng càng lớn.
Như vậy, việc sử dụng khái niệm tỷ lệ SDĐP, ta có thể thấy được
mối quan hệ giữa doanh thu với lợi nhuận. Đồng thời khắc phục được
nhược điểm khi sử dụng khái niệm của SDĐP đó là:
Nếu trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt
hàng thì các nhà quản trị sẽ có cái nhìn tổng quát giác độ toàn doanh
nghiệp vì có thể tổng hợp được doanh thu tăng thêm của toàn doanh

nghiệp cho tất cả các loại mặt hàng tiêu thụ.
Giúp cho nhà quản trị trong việc ra quyết định bởi vì nếu tăng cùng
một lượng doanh thu (do tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ) ở các bộ phận
khác nhau thì bộ phận nào có tỷ lệ SDĐP càng lớn thì lợi nhuận sẽ tăng
lên càng nhiều.


2.5.3. Cơ cấu chi phí
Cơ cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí khả
biến (CPKB), chi phí bất biến (CPBB) trong tổng chi phí của từng doanh
nghiệp.
Phân tích cơ cấu chi phí là nội dung quan trọng của phân tích hoạt
động kinh doanh, vì cơ cấu chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận
khi mức độ
Thông thường doanh nghiệp hoạt động theo hai dạng cơ cấu sau:
CPBB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí thì CPKB thường
chiếm tỷ trọng nhỏ, từ đó suy ra tỷ lệ SDĐP lớn, nếu tăng (giảm) doanh
thu thì lợi nhuận tăng (giảm) nhiều hơn. Doanh nghiệp có CPBB chiếm
tỷ trọng lớn thường là doanh nghiệp có mức đầu tư lớn. Vì vậy, nếu gặp
thuận lợi tốc độ phát triển của những doanh nghiệp này sẽ rất nhanh và
ngược lại, nếu gặp rủi ro, doanh thu giảm thì lợi nhuận sẽ giảm nhanh
hoặc sẽ nhanh chóng phá sản nếu sản phẩm không tiêu thụ được.
CPBB chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí thì CPKB thường
chiếm tỷ trọng lớn, từ đó suy ra tỷ lệ SDĐP nhỏ, nếu tăng (giảm) doanh
thu thì lợi nhuận tăng (giảm) ít hơn. Những doanh nghiệp có CPBB
chiếm tỷ trọng nhỏ thường là những doanh nghiệp có mức đầu tư thấp do
đó tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro, lượng tiêu thụ giảm
hoặc sản phẩm không tiêu thụ được thì thiệt hại sẽ thấp hơn
Hai dạng cơ cấu chi phí trên đều có những ưu điểm và nhược điểm.
Tùy theo đặc điểm kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của mình mà mỗi

doanh nghiệp xác lập một cơ cấu phi phí riêng. Không có một mô hình
cơ cấu chi phí chuẩn nào để các doanh nghiệp có thể áp dụng, cũng như
không có câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi chi phí như thế nào là tốt
nhất
Tuy vậy khi dự định xác lập một cơ cấu chi phí, chúng ta phải xem
xét những yếu tố tác động như: kế hoạch phát triển dài hạn và trước mắt
của doanh nghiệp, tình hình biến động của doanh số hàng năm, quan
điểm của các nhà quản trị đối với rủi ro...vv
2.5.4. Đòn bẫy hoạt động
Đòn bẫy với ý nghĩa thông thường là công cụ giúp chúng ta chỉ cần
một lực nhỏ có thể di chuyển một vật có khối lượng lớn.


Trong kinh doanh, đòn bẫy hoạt động cho thấy với một tốc độ tăng
(hoặc giảm) nhỏ của doanh thu (do số lượng tiêu thun sản phẩm tăng
hoặc giảm) sẽ tạo ra một tốc độ tăng (hoặc giảm) lớn về lợi nhuận.
Một cách tổng quát, đòn bẫy hoạt động là khái niệm phản ánh mối
quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận với tốc độ tăng doanh thu nhưng với
điều kiện tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng doanh thu.
* Lưu ý: đòn bẫy hoạt động luôn luôn lớn hơn 1
Độ lớn đòn bẫy hoạt động = Tốc độ tăng lợi nhuận/Tốc độ tăng doanh thu >1

Giả định có hai doanh nghiệp cùng doanh thu và lợi nhuận. Nếu
tăng cùng một lượng doanh thu như nhau thì những doanh nghiệp nào có
đòn bẫy hoạt động lớn hơn thì lợi nhuận tăng lên nhiều hơn. Điều này
cho thấy những doanh nghiệp mà tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn chi
phí khả biến thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, từ đó đòn bẫy hoạt động sẽ lớn
hơn và lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi của doanh thu.
Từ những giả thuyết nêu trên ta có: [1]
Tại số lượng tiêu thụ sản phẩm x1  Doanh thu: gx1

 Lợi nhuận: P1 = (g-a)x1-b
 Tại số lượng sản phẩm tiêu thụ x2  Doanh thu: gx2
 Lợi nhuận: p 2 = (g-a)x2-b
(g-a)(x2-x1)
Tốc độ tăng lợi nhuận:
P 2- P 1
x100% =
P1
(g-a)x1-b


Tốc độ tăng doanh thu:

Độ lớn đòn bẫy hoạt động:

gx2 – gx1
gx1
(g-a)(x2-x1)
( g-a)x1-b

x 100%

x

gx1
gx2-gx1

(g-a)x1
(g-a)x1-b
=


Số dư đảm phí
Độ lớn đòn bẫy hoạt động =
Lợi nhuận

Như vậy tại một mức doanh thu cho sẵn sẽ xác định được độ lớn
đòn bẫy hoạt động tại mức doanh thu đó. Nếu dự kiến được tốc độ tăng
doanh thu sẽ dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại.


Sản lượng tăng lên  Doanh thu tăng lên  Lợi nhuận cũng tăng
lên nhưng độ lớn đòn bẫy hoạt động ngày càng giảm đi. Độ lớn đòn bẫy
hoạt động đạt mức cao nhất khi số lượng sản phẩm tiêu thụ vượt qua
điểm hòa vốn.
Số dư đảm phí

* Chứng minh:

Độ lớn đòn bẫy hoạt động =

Ta có:
=

=

Lợi nhuận
(g-a)x
(g-a)x-b
(g-a)x-b+b
(g-a)x-b

b

= 1 +
(g-a)x-b
Chi phí bất biến

Vậy:

Độ lớn đòn bẫy hoạt động = 1 +
Lợi nhuận

Kết luận: Khi số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp càng
nhiều thì lợi nhuận càng tăng lên tức mẫu số tăng, chi phí bất biến trên
lợi nhuận giảm dẫn đến độ lớn đòn bẫy hoạt động giảm. Nhưng nếu
doanh nghiệp có lợi nhuận bằng 0 thì lúc đó độ lớn đòn bẫy hoạt động
cũng bằng 0 (nghĩa là đòn bẫy không hoạt động). Vì vậy, độ lớn đòn bẫy
hoạt động đạt mức cao nhất khi số lượng sản phẩm tiêu thụ vượt qua
điểm hòa vốn.
2.6. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN
Phân tích điểm hòa vốn là một trường hợp đặc biệt trong phân tích
mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận khi lợi nhuận bằng 0. Nó
giúp cho nhà quản trị xác định được số sản phẩm tiêu thụ và doanh thu
hòa vốn, từ đó xác định vùng lãi vùn lỗ của doanh nghiệp. Nó cung cấp
thông tin cho nhà quản trị về số lượng sản phẩm càn phải bán để đạt
được lợi nhuận mong muốn và thường bắt đầu tại điểm hòa vốn, điểm
mà doanh số không mang lại lợi nhuận. Vì vậy, phân tích điểm hòa vốn
có vai trò là điểm khởi đầu xác định số lượng sản phẩm cần đạt được lợi
nhuận mong muốn nhằm lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của
mình.



2.6.1. Điểm hòa vốn
2.6.1.1. Khái niệm điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí
hoặc tổng số dư đảm phí bằng tổng định phí. Tại điểm doanh thu này
doanh nghiệp không có lãi và cũng không bị lỗ, đó là sự hòa vốn.
2.6.1.2. Đồ thị điểm hòa vốn
Việc xác định điểm hòa vốn bằng công thức là hữu ích đối với nhà
quản trị. Tuy nhiên, nó không cho thấy lợi nhuận thay đổi như thế nào
khi mức độ hoạt động thay đổi. Vì thế ngoài phương pháp SDĐP, điểm
hòa vốn có thể xác định bằng đồ thị để biễu diễn mối quan hệ chi phí –
khối lượng – lợi nhuận hay còn gọi là đồ thị điểm hòa vốn
Để vẽ đồ thị điểm hòa vốn ta vẽ như sau:
Ta vẽ hai trục của đồ thị trong đó trục hoành (Ox) biểu thị cho sản
lượng, trục tung (Oy) biểu diễn cho chi phí và doanh thu.
Đường biễu diễn cho chi phí bất biến là đường thẳng song song với
trục hoành và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng với độ lớn của tổng
chi phí bất biến.
 Đường doanh thu: ydt = gx (1)
 Đường chi phí: ytp = ax + b (2)
Tại điểm mà hai đường này gặp nhau chính là điểm hòa vốn, phía bên
trái của điểm hòa vốn là vũng lỗ, phía bên phải của điểm hòa vốn là vùng
lãi.
Đồ thị tổng quát:

y

ydt = gx
Điểm hòa vốn


ytp = ax + b

yhv
b

ydp = b
x
xh (sản lượng hòa vốn)


×