Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Quản lý đào tạo trong các trường đại học việt nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 215 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
-----------------------------

TRẦN VĂN TÙNG

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM
THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ THEO KẾT QUẢ (RBM)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
-----------------------------

TRẦN VĂN TÙNG

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM
THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ THEO KẾT QUẢ (RBM)

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 62 14 05 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt
2. TS. Nguyễn Bá Thái



HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào của các tác giả khác .

Tác giả

Trần Văn Tùng

i


LỜI CẢM ƠN

Tôi chân thành kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt,
TS. Nguyễn Bá Thái và GS. TS. Lê Sơn là những người hướng dẫn khoa học
đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến toàn thể giảng viên, cán bộ,
viên chức Trường Đại học Giáo dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt
tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ
nghiên cứu sinh.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô ở Viện Nghiên cứu Phát triển
Giáo dục đã tận tình giảng dạy và cung cấp kiến thức cho tôi để tôi đủ năng
lực nghiên cứu sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô ở Đại học Ngân Hàng Tp HCM,

đặc biệt là Thầy Vũ Huy Nhiệm đã tận tình động viên, giúp đỡ cung cấp tư
liệu và số liệu để tôi hoàn thành phần thực nghiệm trong bản luận án này.
Tôi xin tri ân sự khích lệ và ủng hộ nhiệt tình của gia đình và bạn bè gần
xa trong thời gian tôi thực hiện luận án.

Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2013
Người tri ân

Trần Văn Tùng

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ........................................................................................................
Lời cảm ơn ...........................................................................................................
Mục lục .................................................................................................................

i
ii
iii

Danh mục viết tắt .................................................................................................
Danh mục các bảng ..............................................................................................

vi
vii

Danh mục các sơ đồ .............................................................................................


viii
1

MỞ ĐẦU .............................................................................................................
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÍ ĐÀO TẠO
TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM VỚI TIẾP CẬN QUẢN LÍ
THEO KẾT QUẢ .............................................................................................................
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .......................................................................
1.1.1. Vấn đề nghiên cứu ngoài nước ..................................................................
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu trong nước ...................................................................
1.2. Các khái niệm cơ bản ....................................................................................
1.2.1. Quản lí đào tạo trong trường đại học .........................................................
1.2.2. Quản lí chất lượng đào tạo đại học ...........................................................
1.2.3. Quản lí theo kết quả ...................................................................................
1.2.4. Nghiên cứu tổng quan các loại hình quản lí chất lượng đào tạo đang áp
dụng trong các trường đại học hiện nay trên thế giới ..........................................
1.2.5. Xu hướng thay đổi mô hình quản lí các trường đại học trên thế giới
hiện nay nhằm thích ứng với nhu cầu cạnh tranh chất lượng đào tạo ..................
1.2.6. Phân tích, so sánh đặc điểm của những mô hình quản lí chất lượng đào
tạo trong trường đại học .......................................................................................
1.3. Cơ sở khoa học áp dụng vào quản lí đào tạo trong trường đại học Việt Nam
với tiếp cận quản lí theo kết quả ..........................................................................
1.3.1. Các thuật ngữ và công cụ cơ bản ...............................................................
1.3.2. Những công cụ quản lí hỗ trợ áp dụng phương thức RBM trong các
trường đại học ......................................................................................................
1.3.3. Các nguyên tắc định hướng cho việc ứng dụng quản lí theo kết quả
trong công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học ......................................
1.3.4. Quy trình ứng dụng mô hình quản lí theo kết quả nhằm nâng cao năng
lực quản lí, nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học .....................

1.3.5. Quy trình quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp
cận quản lí theo kết quả ........................................................................................

iii

14
14
14
15
18
18
21
25
45
49
50
52
52
55
60
65
69


1.3.6.Phương thức quản lí RBM và tác động thúc đẩy quá trình đổi mới nâng
cao năng lực quản lí trong các trường đại học .....................................................
1.3.7. Những tác động của việc ứng dụng mô hình RBM giúp nâng cao năng
lực quản lí đào tạo trong trường đại học ..............................................................
1.3.8. Những thách thức trong việc triển khai mô hình quản lí theo kết quả ..............
1.3.9. Những nguy cơ cần đề phòng khi ứng dụng mô hình quản lí theo kết quả ..........

Tiểu kết chương 1.................................................................................................
Chƣơng 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÍ ĐÀO TẠO
TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN QUẢN
LÍ THEO KẾT QUẢ .......................................................................................................
2.1. Thực trạng công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam ..............
2.2. Đánh giá của các chuyên gia quốc tế về thực trạng quản lí đào tạo đại học
Việt Nam ..............................................................................................................
2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học
Việt Nam hiện nay ...............................................................................................
2.3.1. Khảo sát, đánh giá nhu cầu đổi mớinăng lực quản lí đào tạo trong các
trường đại học Việt Nam ......................................................................................
2.3.2. Đánh giá chung ..........................................................................................
2.4. Các yêu cầu đổi mới công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học
Việt Nam hiện nay ...............................................................................................
Tiểu kết chương 2.................................................................................................
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÍ
ĐÀO TẠO VỚI TIẾP CẬN QUẢN LÝ THEO KẾT QUẢ (RBM)
TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM ...........................................
3.1. Đề xuất quy trình quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam với
tiếp cận quản lí theo kết quả (RBM) ...................................................................
3.2. Triển khai những nội dung cụ thể của quy trình quản lí đào tạo nhằm
nâng cao năng lực chất lượng đào tạo trong các trường đại học Việt Nam .........
3.3. Đề xuất các giải pháp triển khai ứng dụng quản lí đào tạo theo tiếp cận
quản lí theo kết quả ..............................................................................................
3.3.1. Các nguyên tắc xây dựng giải pháp ...........................................................
3.3.2. Nghiên cứu các yêu cầu cơ bản trong việc triển khai ứng dụng thành
công quản lí theo kết quả trong các trường đại học Việt Nam ............................
3.3.3. Các giải pháp cụ thể về quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt
Nam theo tiếp cận quản lí theo kết quả ................................................................
3.4. Nghiên cứu các điều kiện thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai ứng

dụng phương thức quản lí theo kết quả trong các trường đại học Việt Nam .......

iv

73
76
78
79
81

83
83
97
99
99
108
110
112

113
113
115
136
136
137
138
142


3.4.1. Nhận dạng những thuận lợi và khó khăn về cơ chế quản lí của các

trường đại học Việt Nam khi ứng dụng mô hình quản lí RBM ...........................
3.4.2. Những thách thức khi áp dụng phương thức quản lí theo kết quả nhằm
nâng cao năng lực quản lí trong các trường đại học Việt Nam ............................
3.4.3. Mâu thuẫn giữa cái mới và cái cũ .............................................................
3.4.4. Mâu thuẫn giữa mong muốn và nguồn lực ...............................................
3.4.5. Mâu thuẫn giữa ngắn hạn và dài hạn ........................................................
3.5. Đánh giá việc ứng dụng phương thức quản lí theo kết quả nhằm nâng cao
năng lực quản lí trong các trường đại học Việt Nam ...........................................
3.6. Phân tích kết quả đổi mới của việc ứng dụng quản lí theo kết quả nhằm nâng
cao năng lực quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam..................................
Tiểu kết chương 3.................................................................................................
Chƣơng 4: KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM KHOA HỌC .....................................
4.1. Tên chuyên đề thử nghiệm ...........................................................................
4.2. Đề xuất khung kế hoạch chiến lược phát triển trung hạn trường đại học
Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh dựa trên mô hình quản lí theo kết quả .................
4.2.1. Mô hình lí thuyết khung chiến lược ...........................................................
4.2.2. Các công cụ hỗ trợ cho việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển
trường đại học ngân hàng theo mô hình quản lí kết quả đầu ra ...........................
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................
1. Kết luận ............................................................................................................
2. Khuyến nghị ....................................................................................................
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................
PHỤ LỤC ............................................................................................................

v

142
142

142
143
143
143
148
150
151
151
156
156
157
178
178
179
180
181
187


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

Bộ GD & ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

CLĐT


Chất lượng đào tạo

CLGD

Chất lượng giảng dạy

CNTT

Công nghệ thông tin

ĐH

Đại học

ĐT

Đào tạo

GD

Giáo dục

GV

Giảng viên

HTQT

Hợp tác quốc tế


HTTC

Hệ thống tín chỉ

KH

Khoa học

KHGD

Khoa học giáo dục

KHXH

Khoa học xã hội

KQ

Kết quả

KTX

Ký túc xá

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NL


Năng lực

PPDH

Phương pháp dạy học

QL

Quản lý

QLGD

Quản lý giáo dục

SV

Sinh viên

TDTT

Thể dục thể thao

TP

Thành phố

TC / DN

Tổ chức / doanh nghiệp


VN

Việt Nam

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các nhiệm vụ chủ yếu của quản lí đào tạo trong trường đại học ........... 18
Bảng 1.2. So sánh đặc điểm 2 mô hình quản lí đào tạo trong trường đại học ........ 20
Bảng 1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực quản lí đào tạo trong trường đại học ...... 25
Bảng 1.4. So sánh 2 mô hình quản lí: mô hình quản lí chỉ huy theo chiều dọc và
mô hình quản lí theo mạng chiều ngang ............................................................. 27
Bảng 1.5. Các yếu tố định hướng kết quả của quản lí theo kết quả RBM .............. 33
Bảng 1.6. So sánh đặc điểm các mô hình quản lí chất lượng đào tạo đại học ........ 51
Bảng 1.7. Phương thức quản lí RBM thúc đẩy đổi mới các nguyên tắc quản lí trong
các trường đại học Việt Nam theo định hướng tập trung vào kết quả đầu ra ................ 64
Bảng 1.8. Khung lôgic quy trình ứng dụng RBM trong quản lí đào tạo trong ....... 66
các trường đại học Việt Nam .............................................................................. 66
Bảng 1.9. Tổng quan khung kết quả đào tạo theo mô hình RBM .......................... 70
Bảng 1.10. Khung năng lực quản lí trong trường đại học ..................................... 73
Bảng 1.11. Tác động của RBM với kết quả hoạt động quản lí đào tạo trong trường đại
học ................................................................................................................... 76
Bảng 2.1. Bộ chuẩn đầu ra của Sinh viên Đại học Đà Nẳng ................................. 93
Bảng 2.2. Xếp loại đầu ra sinh viên .................................................................... 95
Bảng 2.3. Tổng quan các ý kiến: Đánh giá thực trạng đào tạo trong ................... 100
các trường đại học Việt Nam của các chuyên gia Hoa Kì................................... 100
Bảng 2.4. Các tiêu chí đánh giá nhu cầu nâng cao năng lực quản lí đào tạo trong
trường đại học (Mẫu câu hỏi và kết quả điều tra khảo sát 300 cán bộ quản lí,
giảng viên, sinh viên đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh)............................... 107

Bảng 3.1. Khung Lôgic kết quả hoạt động đào tạo của trường đại học theo
mô hình RBM ................................................................................................. 119
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tổng thể mô hình tổ chức nhà trường ...................................... 123
Bảng 3.2. Khung trách nhiệm của việc áp dụng mô hình quản lí RBM trong
trường đại học Việt Nam.................................................................................. 125
Bảng 3.3. Sản phẩm đào tạo của trường đại học ................................................ 129
Bảng 3.4. Các tiêu chí cơ bản đánh giá kết quả ứng dụng RBM ......................... 144
Bảng 4.1. Nội dung khung chiến lược của đại học Ngân Hàng Tp HCM ............ 168
Bảng 4.2. Khung bản đồ kết quả của trường đại học .......................................... 172
Bảng 4.3. Tổng quan khung kết quả đào tạo theo mô hình RBM ........................ 173

vii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Năm giai đoạn chủ yếu trong RBM bao gồm: đầu vào, hoạt động, sản
phẩm đầu ra, kết quả đầu ra và tác động xã hội ................................................... 33
Sơ đồ 1.2. Quan hệ giữa hoạt động - sản phẩm - kết quả phát triển đầu ra ............ 38
Sơ đồ 1.3. Mô hình bảng điểm cân bằng trong quản lí đào tạo trường đại học ...... 60
Sơ đồ 1.4: Các yếu tố chi phối kết quả đào tạo đại học theo RBM........................ 73
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức phòng đào tạo .............................................................. 83
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ hệ thống đào tạo Đại học Đà Nẵng ........................................... 90
Sơ đồ 3.1: Quy trình quản lí đào tạo cụ thể ứng dụng quản lí RBM nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo trong các trường ĐH Việt Nam (Gồm 7 giai đoạn với 32 bước
hoạt động cụ thể). ....................................................................................................114
Sơ đồ 3.2: Tổng thể mô hình tổ chức nhà tường ..................................................... 123
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tổ chức nhà trường ĐH Ngân Hàng Tp HCM ............................154
Sơ đồ 4.2. Quan hệ giữa hoạt động - sản phẩm - kết quả phát triển đầu ra của
Đại học Ngân Hàng Tp HCM .................................................................................171
Sơ đồ 4.3. Các yếu tố tác động quản lí theo kết quả trong quy trình đào tạo đại học ... 175

Sơ đồ 4.4. Mô hình RBM về kết quả đào tạo của nhà trường ............................. 176
Biểu đồ 2.1. Các yếu tố xác định năng lực quản lí trong trường đại học ............. 108

viii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hội nhập và cạnh tranh toàn cầu là xu thế tất yếu của lịch sử nhân loại
. Sự cạnh
tranh về hàng hóa và công nghệ tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh nguồn nhân lực, do vậy
cải cách giáo dục là hệ quả tất yếu nhằm thúc đẩy phát triển giáo dục đáp ứng nhu cầu
về nhân lực của xã hội. Cạnh tranh giáo dục theo khía cạnh nguồn nhân lực chủ yếu là
cạnh tranh về chất lượng và hiệu quả giáo dục ở bậc đại học và sau đại học.
Cạnh tranh giáo dục trực tiếp dẫn đến đổi mới quản lí giáo dục nhằm tạo
động lực phát triển mới cho toàn bộ hệ thống giáo dục và tạo động lực phát triển
cho từng cơ sở giáo dục, cho từng trường đại học.
Do nhu cầu luôn nâng cao về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực từ khu
vực sử dụng lao động tốt nghiệp đại học, do vậy đổi mới quản lí đào tạo trong các
trường đại học là khâu đột phá đầu tiên nhằm tạo động lực phát triển mới cho các
trường đại học và trực tiếp tạo ra chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường.
Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam nói chung và các trường đại học Việt
Nam nói riêng đang trong giai đoạn chuyển đổi mô hình phát triển từ thể chế chỉ
huy bao cấp sang thể chế của kinh tế thị trường toàn cầu định hướng XHCN. Đây là
giai đoạn quá độ phức tạp đòi hỏi các trường đại học cần có những quyết sách đúng
đắn trong việc lựa chọn mô hình quản lí đào tạo phù hợp nhằm tạo ra động lực phát
triển có giá trị thực tiễn bảo đảm sự phát triển bền vững của nhà trường trong bối
cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các trường đại học trong và ngoài nước
hiện nay.
Luận án tiến sĩ quản lí giáo dục: Quản lí đào tạo trong các trường đại học

Việt Nam theo tiếp cận quản lí theo kết quả (RBM). Đây là đề tài khoa học có
đóng góp và tạo phần đổi mới quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt
Nam, thiết thực góp phần nâng cao năng lực quản lí, nâng cao chất lượng và hiệu
quả đào tạo nhằm đáp ứng sự phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nước.
Đề tài xuất phát từ 3 lí do cơ bản như sau:

1


1. Căn cứ các chủ trương của Đảng, Chính phủ Việt Nam về đổi mới quản lí giáo
dục và quản lí giáo dục đại học
Đây là những đòi hỏi có tính pháp lí nhằm nâng cao năng lực quản lí của các
trường đại học Việt Nam, thiết thực nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả đào
tạo gắn với nhu cầu xã hội.
- Đánh giá của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tháng 4 năm
2010 về những yếu kém và tụt hậu về chất lượng đào tạo của giáo dục đại học Việt
Nam và yêu cầu đổi mới về quản lí chất lượng giáo dục trong các trường đại học.
- Đề án đổi mới toàn diện giáo dục đại học Việt Nam của Chính phủ nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với nhiệm vụ quan trọng là đổi mới quản lí giáo
dục đại học.
- Chính Phủ Việt Nam, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Thủ tướng
Chính phủ, 771/QĐ -TTg ngày 15/6/2012 ở trang 4 cũng đã khẳng định: "Chất
lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kì mới và
so với trình độ của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực, trên thế giới.
Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển số lượng với yêu cầu nâng cao chất
lượng; năng lực nghề nghiệp của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa đáp
ứng được yêu cầu của công việc; có biểu hiện lệch lạc về hành vi lối sống trong một
bộ phận học sinh, sinh viên" [15, tr. 4]
"Quản lí giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, còn mang tính bao cấp, ôm đồm, sự

vụ và chồng chéo, phân tán, trách nhiệm và quyền hạn quản lí chuyên môn chưa đi
đôi với trách nhiệm, quyền hạn quản lí về nhân sự và tài chính. Hệ thống pháp luật
và chính sách về giáo dục thiếu đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung. Sự phối hợp
giữa ngành giáo dục và các bộ phận, ngành, địa phương chưa chặt chẽ. Chính sách
huy động và phân bổ nguồn lực tài chính cho giáo dục chưa hợp lí. ... Quyền tự chủ
và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục chưa được quy định cụ thể, sát thực".
"Một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lí chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm
vụ giáo dục trong thời kì mới. Tỉ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học còn thấp, tỉ lệ
giảng viên trên sinh viên chưa đạt mức chỉ tiêu đề ra". [15, tr.4]

2


"Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thu, kiểm tra,
đánh giá chậm đổi mới. Nội dung chương trình còn nặng về lí thuyết, phương pháp
dạy học lạc hậu, chưa phù hợp với đặc điểm khác nhau của các loại hình cơ sở giáo
dục, vùng miền và các đối tượng người học, nhà trường chưa gắn với đời sống kinh
tế, xã hội; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội; chưa chú trọng giáo
dục kĩ năng sống, phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh
viên". [15,tr.5]
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 cũng chỉ rõ: Đổi mới quản lí
giáo dục là giải pháp đột phá.
Bản chiến lược cũng đề ra các biện pháp cụ thể về đổi mới quản lí giáo dục
đại học: "Tập trung vào quản lí chất lượng giáo dục: Chuẩn hóa đầu ra và các điều
kiện đảm bảo chất lượng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu mới về khoa học giáo
dục, khoa học công nghệ và khoa học quản lí". [15, tr.10]
Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam đến năm 2020 cũng xác định rõ đổi
mới quản lí giáo dục là khâu then chốt nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
Việt Nam.
Dự án phát triển giáo dục đại học Việt Nam 2 cũng đã xác định: áp dụng các

thành tựu mới về quản lí vào các trường đại học nhằm nâng cao năng lực quản lí trong
các trường đại học Việt Nam là thành tố quan trọng nhằm thúc đẩy hệ thống giáo dục
đại học Việt Nam phát triển trong thời kì công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.
2. Căn cứ vào thực trạng và nhu cầu đổi mới quản lí đào tạo trong các trường đại
học Việt Nam
Chất lượng và hiệu quả đào tạo của các trường đại học Việt Nam hiện nay chưa
thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và đang gặp nhiều thách thức lớn: từ
bên ngoài và cả từ bên trong. Sinh viên ra trường chưa đáp ứng yêu cầu công việc của
các công ty, đặc biệt là của khu vực các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, sự yếu
kém bộc lộ cả trong lĩnh vực chuyên môn, ngoại ngữ và kĩ năng giao tiếp.
Kết quả đầu ra của quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ xã
hội của nhà trường chưa được đo đạc rõ ràng theo những đòi hỏi của xã hội nhằm
minh bạch hóa quá trình hoạt động của nhà trường.

3


Quy mô đào tạo của các trường tăng lên nhưng chất lượng đào tạo do vậy sụt
giảm khi các nguồn lực đào tạo chưa tăng lên tương ứng - điều này làm cho chất
lượng đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu xã hội đang luôn biến đổi và đòi hỏi ngày càng
cao, đào tạo chưa gắn với các mục tiêu quốc gia, mục tiêu của vùng miền về phát
triển nguồn nhân lực công nghiệp hóa.
Các kết quả hoạt động đào tạo của nhà trường hiện nay chưa gắn với trách
nhiệm của người quản lí và người thực hiện, điều này làm các trường chưa có động
lực phát triển, chưa phát huy được tiềm năng sáng tạo của nguời Việt Nam, chưa
thu hút được các nhân tài cho các trường đại học.
Về mặt tổ chức, quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam hiện nay
đang thực hiện mô hình chỉ huy khép kín, các giá trị điều chỉnh hệ thống quản lí
đang hướng đến các thành tích cá nhân, đến thành tích của các cơ quan chủ quản,
đến thành tích của chủ thể quản lí mà chưa chú trọng hướng ra phục vụ nhu cầu

phát triển xã hội, hướng ra người tiêu dùng, hướng tới thị trường lao động.
Mô hình quản lý chất lượng đầu vào hiện nay của Việt Nam chủ yếu chú
trọng tuyển chọn sinh viên qua các kỳ thi đầu vào nhưng lại không chú trọng đến
quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra nên mô hình này khó thích ứng trong cơ chế
thị trường với chất lượng luôn thay đổi với tiêu chí ngày càng cao. Mô hình này chỉ
phù hợp trong cơ chế kinh tế xã hội chỉ huy bao cấp với kế hoạch hóa cao có tính
đến kế hoạch số sinh viên đầu ra cho các khu vực kinh tế nhà nước, sinh viên ra
trường không cần xem xét chất lượng vì đã có sẵn việc làm theo kế hoạch. Mô hình
này cứ vào được đại học là coi như ra trường và có việc làm. Mô hình này làm cho
các kỳ thi quá căng thẳng vì giá trị kì thi đại học quá cao.
Như vậy, nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nhu cầu nâng cao hiệu quả
đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội tất yếu dẫn đến việc đổi mới kiểu quản lí đào tạo
trong các trường đại học Việt Nam nhằm tạo ra một động lực phát triển mới, trực
tiếp nâng cao năng lực quản lí nói chung và quản lí đào tạo nói riêng là một tất yếu.
Vấn đề còn lại là lựa chọn kiểu quản lí nào phù hợp với yêu cầu và đặc điểm của
các trường đại học Việt Nam.

4


Một chốt điểm của quá trình đổi mới quản lí giáo dục đại học Việt Nam mà
chúng ta cần ý thức là: Mọi chủ trương, đường lối về đổi mới dù hay đến đâu nhưng
năng lực quản lí trong các trường đại học hiện nay không được nâng cao lên thì mọi
chủ trương, mọi sự đầu tư tiền bạc của nhân dân đều bị lãng phí và vô hiệu hóa.
3. Căn cứ vào các thành tựu và xu hướng áp dụng ngày càng mở rộng về quy mô
và chiều sâu của phương thức quản lí theo kết quả đã được áp dụng rộng rãi trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Xu hướng phát triển của phương thức quản lí theo kết quả đang tạo ra cơ hội
đổi mới quản lí giáo dục nói chung và quản lí đào tạo trong các trường đại học nói
riêng.

Căn cứ vào cơ hội đổi mới quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam
khi ứng dụng cách tiếp cận quản lí theo kết quả nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Vấn đề đặt ra là có mô hình quản lí nào đem lại hiệu quả và phù hợp với đặc
trưng của giáo dục đại học.
Hiện nay hệ thống quản lý theo kết quả (RBM - Results - Based
Management) đang được áp dụng cho nhiều lĩnh vực. Đây là hệ thống quản lý mới
được hình thành từ những năm 80 của thế kỉ 20 tại Hoa Kỳ và châu Âu. Hệ thống
RBM đã được khẳng định ở các nước phát triển OECD 30 năm nay, hầu hết các tổ
chức tài chính quốc tế đều khuyến nghị áp dụng hệ thống quản lí này nhằm tăng
hiệu quả đầu tư. Mục tiêu của hệ thống quản lý này nhằm tăng cường hiệu quả của
các kế hoạch chất lượng thông qua việc đổi mới quá trình xây dựng kế hoạch chất
lượng, đổi mới hệ thống kiểm soát và đánh giá việc thực hiện theo kết quả đầu ra,
thúc đẩy hình thành những tiêu chí nâng cao chất lượng phục vụ xã hội. Bản chất
của hệ thống này là giải phóng tối đa năng lực sáng tạo của người lao động trong
quá trình thực hiện các hoạt động nhằm đạt đến hiệu quả đầu ra cao nhất.
Hệ thống quản lý theo kết quả (RBM – Results - Based Management) là một
thành tựu mới của khoa học quản lý trên thế giới. Mô hình này đã tương đối hoàn
chỉnh về mặt lý thuyết và hiện nay đã được bổ sung thêm các công cụ quản lí mới
và ngày càng được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia, tại nhiều lĩnh

5


vực kinh tế xã hội khác nhau trên thế giới. Tại Việt Nam, chương trình cải cách
hành chính quốc gia đã nghiên cứu và ứng dụng vào công tác đổi mới hệ thống quản
lý hành chính ở Việt Nam.
Việc nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý đào tạo đại học theo kết quả đầu ra
có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc đổi mới công tác quản lý giáo dục đại học ở Việt
Nam hiện nay.

Với các lí do cơ bản trên, việc ứng dụng quản lí đào tạo trong các trường đại
học Việt Nam với phương thức quản lí theo kết quả là một nhiệm vụ có tính cấp
thiết nhằm nâng cao năng lực quản lí, nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời tạo
động lực phát triển trong các trường đại học Việt Nam đáp ứng kịp thời cho sự
nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

6


Sơ đồ tóm tắt tính cấp thiết của luận án

Chất lượng
đào tạo của
các trường
ĐH VN
không đáp
ứng nhu
cầu XH

Nguyên
nhân chủ
yếu là do
công tác
quản lí đào
tạo chậm
đổi mới
năng lực
quản lí của
nhà trường
còn yếu

chưa đáp
ứng đòi hỏi
phát triển
của nhà
trường,
chưa phát
huy được
tiềm năng
người Việt
Nam, chưa
thu hút
được nhân
tài cho
trường ĐH

Các yếu
kém trong
quản lí đào
tạo ngày
càng chậm
khắc phục
như:
Trách
nhiệm
không rõ
ràng đối
với chất
lượng đào
tạo, nguồn
lực đào tạo

hạn chế,
đào tạo
chưa gắn
với nhu cầu
XH

Đổi mới
công tác
quản lí đào
tạo nhằm
khắc phục
yếu kém,
tạo động
lực phát
triển mới
cho các
trường
ĐHVN là
nhu cầu
cấp thiết, là
khâu đột
phá nhằm
đáp ứng
đổi mới
quản lí giáo
dục đại học
góp phần
phát triển
XH


Quản lí
theo kết
quả là
phương
thức quản
lí gắn kết
quả hoạt
động của
nhà trường
với lợi ích
XH, công
khai, minh
bạch trách
nhiệm là sự
lựa chọn
phù hợp
nhằm đáp
ứng nhu
cầu đổi
mới quản lí
ĐT trong
các trường
ĐH VN
hiện nay

2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất quy trình và giải pháp quản lí đào tạo với tiếp cận quản lí theo kết
quả nhằm nâng cao năng lực quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam
nhằm phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

Khách thể (contrasted to subject) nghiên cứu của luận án là các trường đại
học công lập ở Việt Nam. Đề tài lựa chọn các khách thể nghiên cứu theo cơ cấu
vùng miền (Bắc – Trung - Nam), các loại hình trường đại học (Đại học Quốc Gia,

7


trường đại học Kinh Tế, đại học vùng, trường đại học Kĩ Thuật...) nhằm có những
cơ sở thực tế phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam
Đối tượng (object) nghiên cứu của luận án là quy trình quản lí đào tạo trong
các trường đại học công lập Việt Nam (Quy trình thực hiện là một tiêu chí khoa học
có giá trị ứng dụng mang tính bản quyền)
Quản lí đào tạo trong trường đại học là một đối tượng nghiên cứu rất phức
tạp bao gồm nhiều yếu tố từ đầu vào đến đầu ra, từ tuyển sinh, quản lí giảng dạy
đến quản lí bằng cấp... Tuy nhiên công tác quản lí đào tạo trong trường đại học là
một quy trình khách quan theo các bước và các nhiệm vụ khác nhau, gắn kết với
nhau. Quy trình quản lí đào tạo là đặc trưng cơ bản của mô hình quản lí trong nhà
trường đại học. Đề tài tập trung vào đối tượng nghiên cứu là xây dựng quy trình
đào tạo ứng dụng quản lí theo kết quả nhằm nâng cao năng lực quản lí và chất
lượng đào tạo trong các trường đại học Việt Nam. Đề tài đề cập đến việc gắn quá
trình ứng dụng quản lí theo kết quả với việc nâng cao nâng lực quản lí trong nhà
trường và nâng cao chất lượng đào tạo bởi vì các yếu tố then chốt này không thể
tách rời nhau trong bối cảnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện nay của Việt
Nam. Đây là đề tài quản lí cấp trường do vậy ít đề cấp đến quản lí giảng dạy vì quản
lí giảng dạy gắn nhiều với chuyên môn cấp khoa, cấp bộ môn bởi mỗi môn học có
nội dung và phương pháp giảng dạy đặc thù rất khó có quy trình chung cho các môn
học được.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam có được những
thay đổi bằng cách tiếp cận phương thức quản lí theo kết quả với những nguyên tắc

và quy trình quản lí gắn kết quả đào tạo với lợi ích của nguời học và của xã hội thì
năng lực quản lí đào tạo, chất lượng đào tạo trong các trường đại học Việt Nam sẽ
tăng lên và điều này trực tiếp đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực chất lượng cao ở
trình độ đại học, đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp thiết của xã hội Việt Nam trong thời
kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản như sau:

8


1. Các nhiệm vụ nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu quản lí đào tạo đại học
- Nghiên cứu quản lí theo kết quả
- Các yếu tố quyết định và tác động đến quản lí đào tạo trong các trường đại học
- Quản lí đào tạo theo tiếp cận quản lí theo kết quả
2. Các nhiệm vụ nghiên cứu thực tiến
- Nghiên cứu thực trạng quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam
- Nghiên cứu nhu cầu đổi mới quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt
Nam
3. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp
- Nghiên cứu các nguyên tắc định hướng xây dựng các giải pháp
- Đề xuất các giải pháp
- Phân tích tính khả thi của các giải pháp
4. Phân tích tác độngcủa các giải pháp
- Phân tích tác động của các giải pháp trong lĩnh vực quản lí đào tạo trong nhà
trường
- Phân tích tác động đối với xã hội
5. Nhiệm vụ thử nghiệm
- Xây dựng phương án thực nghiệm tại trường đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh

- Triển khai thực hiện thử nghiệm
- Đánh giá kết quả thử nghiệm
6. Các kết luận của luận án
7. Các khuyến nghị của luận án
- Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Đối với trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Cách tiếp cận của đề tài
- Tiếp cận từ thực tế: Nhu cầu hội nhập giáo dục quốc tế và nâng cao chất lượng
đào tạo đại học đang đặt ra những đòi hỏi cấp thiết về việc nâng cao năng lực quản
lí trong các trường ĐH Việt Nam. Dự án ĐH 2 cũng đã có một thành tố quan trọng

9


số 2: Nâng cao năng lực quản lí cho các trường đại học Việt Nam nhằm đưa những
thành tựu mới về quản lí áp dụng cho các trường đại học.
- Tiếp cận từ kinh nghiệm quốc tế: Ngân hàng thế giới và ngân hàng phát triển
châu Á đã thành công trong việc áp dụng hệ thống quản lí theo kết quả trong nhiều
lĩnh vực xã hội khác nhau, và đã áp dụng thành công trong lĩnh vực giáo dục tại
Mongolia, Campuchia là tiền đề lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu áp dụng hệ
thống quản lí theo kết quả vào việc nâng cao nâng lực quản lí cho các trường đại
học Việt Nam.
- Tiếp cận từ sự tổng hợp và so sánh ưu khuyết điểm của các phương thức quản
lí nhằm xác định những yêu cầu của phương thức quản lí theo kết quả áp dụng trong
các trường đại học Việt Nam.
6.2. Các phương pháp lý thuyết
- Thu thập thông tin tư liệu khoa học, các bài báo khoa học
Đề tài đã thu thập nhiều tài liệu khoa học về quản lí, quản lí giáo dục, quản lí
đào tạo đại học, quản lí chất lượng đào tạo đại học.

Các bài báo khoa học, các bài viết tổng quan về chất lượng giáo dục đại học, quản
lí và các giải pháp chất lượng giáo dục đại học trong nước và ngoài nước.
- Phân tích, tổng hợp các thông tin, tài liệu khoa học
Các tài liệu khoa học về mô hình quản lí theo kết quả RBM chủ yếu được
khai thác từ các trang WEB của các tổ chức quốc tế: WB, ADB, UNDP, UNESCO,
CIDA CANADA…
6.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Điều tra về thực trạng quản lý đào tạo tại một số trường đại học Việt Nam
hiện nay.
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu tại: đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh. Đã
tiến hành các trao đổi, phỏng vấn, điều tra khảo sát về các tiêu chí quyết định đến
chất lượng đào tạo đại học.

10


Đề tài nghiên cứu công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học trên 3
miền: miền Bắc, miền Trung, miền Nam của Việt Nam hiện nay như: đại học Quốc
gia Hà Nội, đại học Đà Nẵng, đại học Cần Thơ.
6.4. Phương pháp thực nghiệm khoa học
Triển khai thử nghiệm tại trường đại học Ngân Hàng Tp Hồ Chí Minh.
Tên chuyên đề thử nghiệm:
“Xây dựng khung chất lượng phát triển trường đại học Ngân Hàng Tp Hồ
Chí Minh với mô hình quản lí theo kết quả”
6.5. Phương pháp chuyên gia
- Tổ chức hội thảo khoa học và phỏng vấn các đối tượng liên quan
Luận án đã tham gia hội thảo khoa học về mô hình quản lí RBM theo đề tài
khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu ứng dụng phương thức quản lí theo kết quả (RBM)
nhằm nâng cao năng lực quản lí trong các trường đại học Việt Nam, mã số B 200837-65 nhằm bước đầu giới thiệu mô hình RBM vào các trường đại học Việt Nam.
- Xin ý kiến tư vấn và đánh giá của các chuyên gia, các nhà quản lí giáo dục

Luận án đã xin ý kiến nhận xét của các nhà quản lí trong các trường đại học,
các Viện nghiên cứu khoa học về bản luận án nhằm bảo đảm tính khách quan và xin
ý kiến để bổ sung, điều chỉnh các nội dung cần thiết để hoàn thiện bản luận án.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu quy trình và các giải pháp ứng dụng
quản lí theo kết quả trong lĩnh vực quản lí đào tạo trình độ đại học trong các trường
đại học công lập ở Việt Nam.
8. Những luận điểm bảo vệ
Luận án tập trung làm rõ các luận điểm khoa học cơ bản sau:
- Yêu cầu cấp thiết đổi mới quản lí đào tạo đại học trong các trường đại học Việt
Nam hiện nay: Yếu điểm cần khắc phục là quy trình đào tạo chưa đồng bộ, còn
khép kín trong trường từ đầu vào đến đầu ra và kết quả đào tạo còn chưa đáp ứng
theo yêu cầu xã hội, chưa thực sự gắn bó với lợi ích xã hội.
- Quản lí đào tạo trong trường đại học có những nội dung và yêu cầu cơ bản gì.

11


- Quản lí theo kết quả là gì? Nó có những ưu điểm gì? Những đặc điểm và quy
trình áp dụng của phương thức quản lí theo kết quả.
- Thực trạng quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam có những điểm
mạnh điểm yếu gì, hiện nay? Làm rõ các vấn đề cấp bách liên quan đến khâu yếu
của quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam hiện nay là năng lực quản lí
đào tạo và chất lượng đào tạo.
- Quy trình quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam với tiếp cận quản
lí theo kết quả bao gồm các giai đoạn và các bước triển khai các nhiệm vụ cụ thể
nhằm nâng cao năng lực quản lí và chất lượng đào tạo trong các trường ĐH Việt
Nam là như thế nào.
- Tính khách quan và sự phù hợp của công cụ khảo sát công tác quản lí trong các
trường đại học Việt Nam.

- Khung lôgic các giải pháp quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam
với tiếp cận quản lí theo kết quả.
- Các tác động đối với nhà trường và đối với xã hội của việc ứng dụng quản lí
theo kết quả trong lĩnh vực quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam.
- Triển khai thử nghiệm tại trường đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh.
- Các kết luận và khuyến nghị cần thiết rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án.
9. Đóng góp mới của luận án
Luận án có những đóng góp mới như sau:
- Luận án đã có nghiên cứu và tổng quan về quản lí theo kết quả, đây là công
việc rất mới ở Việt Nam vì quản lí theo kết quả là thành tựu mới của khoa học quản
lí và chỉ mới bước đầu áp dụng vào Việt Nam trong các dự án tài trợ của quốc tế.
Việc tổng quan này bước đầu đã cung cấp sự nhận dạng về đặc điểm và quy trình
quản lí theo kết quả. Việc ứng dụng quản lí theo kết quả sẽ là giải pháp tạo sự đột
biến trong quản lí giáo dục nói chung và quản lí giáo dục đại học nói riêng trong bối
cảnh đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay.
- Xây dựng quy trình quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo
tiếp cận quản lí theo kết quả. Đây là điểm nhấn trọng tâm của luận án, điểm mới này
có ý nghĩa cả trên bình diện lí luận và thực tiễn.

12


- Xây dựng các giải pháp ứng dụng quản lí đào tạo trong các trường đại học
Việt Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả. Đây là mục tiêu cơ bản và là nhiệm vụ
quan trọng của luận án nhằm đáp ứng việc đổi mới trong công tác quản lí giáo dục
đại học nói chung và quản lí đào tạo trong các trường đại học nói riêng.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án được trình bày trong 4 chương với nội dung cụ thể sau đạy:
Chương 1. Cơ sở lí luận của công tác quản lí đào tạo trong các trường đại

học Việt Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả
Chương 2. Cơ sở thực tiễn của công tác quản lí đào tạo trong các trường đại
học Việt Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả
Chương 3. Xây dựng các giải pháp quản lí đào tạo trong các trường đại học
Việt Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả
Chương 4. Kết quả thử nghiệm

13


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÍ ĐÀO TẠO TRONG CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN QUẢN LÍ THEO KẾT QUẢ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Vấn đề nghiên cứu ngoài nước
Vấn đề quản lí, quản lí đào tạo, quản lí đào tạo trong trường đại học, quản lí
chất lượng đào tạo đại học là những lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn, phức tạp và
nhiều quan điểm khác nhau tùy theo trình độ phát triển và tùy theo đặc điểm kinh tế
xã hội của các khu vực của các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Về các nghiên cứu ngoài nước có các tác phẩm liên quan như:
- Paul R Niven (2006), Balanced Scorecarramework. NXBTH TPHCM:
Nghiên cứu về các nguyên tắc ứng dụng bảng điểm cân bằng trong hoạt động quản
trị
- Hubert K. Rampersad (2007), Personal Balanced Scorecard. NXB KHXH:
Nghiên cứu về bảng điểm cân bằng trong lĩnh vực nhân lực trong tổ chức.
- Dalhousie University (2007), Results- Based Accountrbility Framework.
- Jody Zall Kusek; Ray C. Rist (2004), Ten Steps to A Results- Based
Monitoring and Evaluation System. The World Bank, Washington D.C: Trình bày
hệ thống kiểm soát và đánh giá tiến tới các kết quả mong muốn.
- Performance Management Cycle (a/SPA), Office of Human

Resources (2004), University of North Caronina: Trình bày quy trình quản lí việc
thực hiện các chiến lược phát triển dựa trên bản đồ kết quả.
- What is EFQM, Trình bày cơ sở
của quản lí chất lượng giáo dục đại học châu Âu.
- EFQM Excellence Model, Trình bày mô hình
quản lí chất lượng giáo dục đại học châu Âu.
- Europe's Higher-Education Restructuring Holds Lessons for U.S,
./136: Trình bày các bài học về đổi mới quản lí giáo dục đại học
châu Âu cho Hoa Kì, đặc biệt là hình thành không gian giáo dục đại học toàn châu
Âu với nhiều kết nối tạo ra xã hội học tập - lấy lợi ích người học là trung tâm.

14


- Management for Development Results in the United Nations System (2008):
Trình bày ứng dụng hệ thống quản lí kết quả tại Hoa Kì trong hệ thống vĩ mô quốc gia.
- Diagnostic Report, ICT in Education Management (2007), (Support to the
Renovation of Education Management AIDCO/VNM/2004/016-841 Implemented
by MOET, Ministry of Education and Training).
- Managing for Development Results at ADB, Updated 4 June 2008: Báo cáo
thường niên về quản lí theo kết quả phát triển của ADB.
- An Introductory Guide to the Concepts and Principles, Results - based
Management

in

CIDA

(2008),


(CANADIAN

INTERNATIONAL

DEVELOPMENT AGENCY): Cơ sở lí luận và thực tiến của quản lí theo kết quả
của CIDA Canada.
- On results-based management RBM (2008) UNDP: Quy trình quản lí theo
kết quả của UNDP.
- A Study about Managing for Results in British Columbia, April (2005),
2006 ppt. Trình
bày các thành tựu và bài học kinh nghiệm về quản lí theo kết quả tại British Columbia
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu trong nước
1.1.1.1. Nghiên cứu từ Dự án S R E M
Dự án: Hỗ trợ đổi mới quản lí giáo dục Việt Nam (SREM) do liên minh
châu Âu tài trợ chủ yếu phục vụ cho khu vực giáo dục phổ thông. Tuy nhiên nhiều
vấn đề liên quan đến quản lí giáo dục nói chung cũng đã được quan tâm giải quyết.
Kinh nghiệm quý báu có thể được rút ra từ dự án này là: Xây dựng hệ thống
chỉ số đánh giá năng lực quản lí của Hiệu Trưởng. Cụ thể là khung đánh giá hiệu
trưởng theo bản đồ năng lực Hiệu Trưởng. Trong đó ma trận khung lôgic được xác
định bởi 3 thành tố chính là: Nhiệm vụ của Hiệu Trưởng, chỉ số đánh giá theo
nhiệm vụ và các bằng chứng hỗ trợ xác định năng lực Hiệu Trưởng. Dự án đã xác
định 19 nhiệm vụ của Hiệu Trưởng, 38 tiêu chí đánh giá với nhiều bằng chứng hỗ
trợ. Đây là thành quả cần đuợc vận dụng có chọn lọc vào lĩnh vực giáo dục đại học
có nhiều đặc điểm khác biệt với giáo dục phổ thông.
1.1.1.2. Nghiên cứu từ Dự án VIE 01-024 B

15



×