Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn điện tự động toàn phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 117 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ HOÀNG TÍNH

KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
ĐIỆN TỰ ĐỘNG TOÀN PHÚC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế Toán Tổng Hợp
Mã số ngành: 52340301

Cần Thơ – Năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ HOÀNG TÍNH
MSSV: LT11461

KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
ĐIỆN TỰ ĐỘNG TOÀN PHÚC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Mã số ngành: 52340301



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TRƯƠNG THỊ BÍCH LIÊN

Cần Thơ – Năm 2013


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh
tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt thì doanh nghiệp không ngừng cải tiến
và đổi mới việc kinh doanh của doanh nghiệp mình sao cho chi phí bỏ ra là
thấp nhất để thu được lơi nhận cao nhất.
Để thực hiện được điều đó quản lý tốt tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp là vấn đề quan trong nhất mà trọng tâm là tình hình tài chính kế toán.
Nó phản ánh tình hình tài sản nguồn vốn, kết quả quá trình thu mua tiêu thụ
hàng hóa của doanh nghiệp. Nếu công tác tiêu thụ được quản lý tốt kết quả
quá trình kinh doanh sẽ đạt được hiệu quả cao. Xác định kết quả kinh doanh là
vấn đề không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp vì nó đánh giá quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp mình từ đó có thể nhận ra được những điểm mạnh
cần phát huy, những điểm còn hạn chế để đề ra những giải pháp khắc phục,
quản lý kinh doanh không tốt có thể làm cho doanh nghiệp thua lỗ và dần đi
tớt phá sản.
Nó vừa là cơ hội vừa là thách thức, mà lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu
của mỗi doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh đó. Bởi vậy để tồn tại, phát triển
và thực hiện được muc tiêu này các doanh nghiệp không những có nhiệm vụ
thu mua mà phải tổ chức tốt khâu bán sản phẩm hàng hoá. Do vậy việc tổ chức
kế toán luân chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu hàng hoá như thế nào
để có thể cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời giúp cho nhà quản lý phân

tích, đánh giá lựa chọn các phương án kinh doanh, đầu tư có hiệu quả nhất.
Nhận thức được tầm quan trong và cùng với quá trình tiếp xúc thực tế
kế toán tại công ty tôi quyết định chọ đề tài “Kế toán tiêu thụ và xác định kết
quả kinh doanh tại công ty Trách nhiệm hữu hạn điện tự động Toàn Phúc”.
Nhằm tìm hiểu công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại
công ty từ đó phân tích đánh giá đề ra những giải pháp hữu hiệu giúp hoàn
thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trang công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh
doanh tại công ty TNHH điện tự động Toàn Phúc từ đó phân tích, đánh giá và
đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và
xác định kết quả kinh doanh tại công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh
doanh tại công ty TNHH điện tự động Toàn Phúc.

1


 Phân tích và đánh giá kết quả tiêu thụ và quá trình kinh doanh của công
ty.
 Đưa ra các giải pháp giúp công ty hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ
và xác định kết quả kinh doanh.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
 Tại sao phải theo dõi kế toán tình hình tiêu thụ và xác định kết quả kinh
doanh?
 Thực tế công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại
công ty như thế nào?
 Doanh nghiệp hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

như thế nào?
 Giải pháp gì có thể hoàn thiện kết quả hoạt động kinh doanh của công ty?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH điện tự động Toàn Phúc; Số
08 đường Nguyễn Chí Thanh, P.Trà Nóc, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
1.4.2 Phạm vi thời gian
 Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 12/08/2013 đến
ngày 12/11/2013.
 Số liệu được thu thập qua các năm 2010-2011-2012
1.4.3 Phạm vi về nội dung
Tim hểu công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại
công ty thông qua việc thụ thập, phân tích số liệu về doanh thu, chi phí, lợi
nhận của công ty từ đó đánh giá được tình hình kinh doanh, các nhân tố ảnh
hưởng và đề ra giải pháp giúp ích cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Do công ty TNHH điện tự động Toàn Phúc là một công ty chuyên kinh
doanh các chủng loại mặt hàng về điện bán trong nước, hơn nữa do điều kiện
thực tập có hạn, không có nhiều thời gian, kiến thức còn hạn hẹp, chưa có
kinh nghiệm thực tiễn nên tác giả không thể tìm hiểu và nghiên cứu tất cả
các loại hàng hóa mà chỉ đi sâu vào nghiên cứu các hàng hóa chủ yếu của công
ty, còn những sản phẩm phụ thì không đề cập đến được.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
* Nguyễn Hà Linh (2009). Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh
của công ty MEKONIMEX. Lớp kế toán tổng hợp K31, khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh. Trường Đại Học Cần Thơ. Luận văn nghiên cứu: Kế toán
xác định kết quả kinh doanh tại công ty năm 2008, phân tích doanh thu, chi
phí, lợi nhuận của công ty năm 2006-2008, tìm ra một số biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

2



Bài luận chủ yếu theo dõi thực tế công tác kế toán phản ánh theo quy định của
kế toán. Sử dụng các phương pháp so sanh, thay thế liên hoàn để đánh giá về
tình hình kinh doanh của công ty mình.
* Lê Thị Kim Hương (2011). Kế toán mua bán hàng hóa và xác định kết quả
kinh doanh tại công ty TNHH Tân Quân” . Lớp kế toán doanh nghiệp Khóa 08,
Khoa kế toán kiểm toán, trường Cao Đẳng KTKT Cần Thơ. Báo cáo nghiên
cứu: Công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty
TNHH Tân Quân, đánh giá những mặt mạnh mặt hạn chế từ đó đề ra những
giải pháp kinh doanh hữu hiệu cho công ty. Bài luận chủ yếu theo dõi thực tế
công tác kế toán phản ánh theo quy định của kế toán. Theo dõi từ chứng từ,
ghi sổ và lưu giữ chứng từ.

3


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Kế toán tiêu thụ hàng hóa và chi phí kinh doanh
2.1.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng
a) Khái niệm
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động SXKD từ các giao
dịch và các nghiệp vụ sau:
- Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hoá
mua vào và bán bất động sản đầu tư;
- Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng
trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch,

cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động....(Trích hướng dẫn hạch
toán theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC, ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
b) Tài khoản sử dụng
 Tài khoản 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ)
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp lao vụ
dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
Kết cấu của tài khoản nay như sau:
TK 511
- Số thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc - Doanh thu bán sản phẩm, hàng
biệt phải tính trên doanh thu bán hóa và cung cấp dịch vụ phát sinh
hàng thực tế của sản phẩm, hàng hóa, trong kỳ.
dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng
và được xác định là đã bán trong kỳ.
- Số thuế GTGT phải nộp của doanh
nghiệp tính theo phương pháp trực
tiếp.
- Các khoản chiết khấu thương mại,
giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
kết chuyển cuối kỳ.
- Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần
sang tài khoản 911 để xác định kết
quả kinh doanh.
Tài khoản này không có số dư

4


 Tài khoản 512 (Doanh thu nội bộ)
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa tiêu
thụ nội bộ doanh nghiệp (Nội bộ của các đơn vị trực thuộc công ty, tổng công

ty, hoặc tiêu dùng trong nội bộ bản thân doanh nghiệp).
Kết cấu của tài khoản nay như sau:
TK 512
Thuế
tiêu
thụ
đặc
biệt. - Tổng doanh thu bán hàng của nội
- Giảm giá hàng bán nội bộ bị trả lại. bộ đơn vị Thực hiện trong kỳ.
- Doanh thu hàng bán nội bộ bị trả lại
vào TK xác định kết quả kinh doanh.
- Kết chuyển doanh thu tiêu thụ nội bộ
thuần.
Tài khoản này không có số dư
 Tài khoản 521 (Chiết khấu thương mại)
Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh
nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng đã mua hàng của
doanh nghiệp với số lượng lớn và theo thỏa thuận bên bán sẽ dành cho bên
mua một khoản chiết khấu thương mại được ghi trong hợp đồng kinh tế.
Kết cấu của tài khoản nay như sau:
TK 521
- Số chiết khấu thương mại phát sinh - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn
trong kỳ.
bộ số chiết khấu thương mại phát
sinh trong kỳ sang tài khoản 511 để
xác định doanh thu thuần.
- Số chiết khấu thương mại phát
sinh trong kỳ.
Tài khoản này không có số dư
 Tài khoản 531 (Hàng bán bị trả lại)

TK này dùng để phản ánh doanh thu của số hàng đã được xác định là tiêu
thụ, nhưng vì lý do về chất lượng, mẫu mã, qui cách mà người mua từ chối
thanh toán và trả lại cho doanh nghiệp.

5


Kết cấu của tài khoản nay như sau:
TK 531
- Doanh thu của số hàng hóa đã được
xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả
lại, và đã trả lại tiền cho người mua
hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách
hàng.

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển
doanh thu hàng hóa bị trả lại
trong kỳ sang tài khoản 511 để
xác định doanh thu thuần.

Tài khoản này không có số dư
 Tài khoản 532 (Giảm giá hàng bán)
Tài khoản này dùng để phản ánh khoản người bán giảm trừ cho người mua
do hàng hóa kém phẩm chất, chất lượng, sai mẫu mã…
Kết cấu của tài khoản nay như sau:
TK 532
- Phản ánh khoản giảm giá hàng
bán đã chấp thuận cho người mua
hàng do hàng bán kém, mất phẩm
chất, sai qui cách… theo qui định

trong hợp đồng kinh tế.

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ
số tiền giảm giá hàng bán sang tài
khoản 511 hoặc 512 để xác định
doanh thu thuần.

Tài khoản này không có số dư

6


c) Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
333

511
Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT
(trực tiếp) phải nộp

111, 112, 131
Doanh thu bán hàng hóa
sản phẩm, dịch vụ

5211

3331

152, 156

Kết chuyển chiết khấu thương mại


131
Khi nhận

5212, 5213

Bán theo phương

hàng

thức đổi hàng
Kết chuyển giảm giá hàng bán

133

hàng bán bị trả lại
911

3387
Kết chuyển doanh thu thuần

111,112

K/c doanh thu Doanh thu chưa
của kỳ kế toán

thực hiện

Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu TK 511
2.1.1.2 Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh

a) Khái niệm
Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Chi phí giá
vốn hàng bán, chi phí quản lý kinh doanh.
* Giá vốn hàng bán: Là giá của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ
hoàn thanh tiêu thụ được trong kỳ kế toán.
* Chi phí là các khoản chi phí quản lý chung cho doanh nghiệp. (Trích
hướng dẫn hạch toán theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC, ngày 14/9/2006 của Bộ
trưởng BTC)
b) Tài khoản sử dụng
 Tài khoản 632 (Giá vốn hàng bán)
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá thực tế của sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ đã được xác định tiêu thụ.

7


Kết cấu của tài khoản nay như sau:
TK 632
- Giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, - Giá vốn của sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ đã được xác định tiêu thụ dịch vụ đã được xác định tiêu thụ
trong kỳ.
trong kỳ nhưng bị người mua trả lại.
- Trị giá sản phẩm, hàng hóa mất - Khoảng chênh lệch do việc lập dự
mát, hao hụt sau khi đã trừ phần phòng giảm giá hàng tồn kho năm
nhận bồi thường.
nay cao hơn năm trước.
- Hoàn nhập khoảng chênh lệch dự - Kết chuyển giá trị thực tế của sản
phòng giảm giá hàng tồn kho năm phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ
nay thấp hơn năm trước.
trong kỳ để xác định kết quả kinh

doanh.
Tài khoản này không có số dư
 Tài khoản 642 (Chi phí quản lý kinh doanh)
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh
nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Tiền
lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh
phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng,
công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất,
thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (Điện,
nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (Tiếp
khách, hội nghị khách hàng...) .
Kết cấu của tài khoản nay như sau:
TK 642
- Các chi phí quản lý doanh nghiệp - Các khoản ghi giảm chi phí quản lý
thực tế phát sinh trong kỳ.
doanh nghiệp.
- Dự phòng phải thu khó đòi, dự - Số chi phí quản lý doanh nghiệp kết
phòng phải trả, dự phòng trợ cấp chuyển vào TK xác định kết quả kinh
mất việc làm
doanh.
Tài khoản này không có số dư

8


c) Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
154

632
SP sản xuất xong


911
K/c giá vốn hàng bán

tiêu thụ ngay
155, 156

159
Căn cứ PXK giao hàng
trực tiếp cho khách hàng

Hoàn nhập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho

159
Trích lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho
152, 153, 138
Phản ánh hao hụt, mất mát,
bồi thường
157
Hàng gởi đi bán xác định
tiêu thụ
241
Phản ánh chi phí tự
xây dựng
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu TK 632

9



334,338

642

911

Tiền lương và các khoản trích

Kết chuyển sang tài

theo lương

khoản 911

152,153
Gía trị vật liệu,công cụ xuất
dùng một lần
142, 242
Phân bổ vật liệu,công cụ xuất
dùng nhiều lần
111,112,131
Chi phí mua ngoài phục vụ
quản lý
352
Trích chi phí bảo hành sản phẩm

214
Khấu hao tài sản cố định


Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu TK 642
2.1.2 Kế toán thu nhập và chi phí hoạt động tài chính
2.1.2.1 Kế toán thu nhập hoạt động tài chính
a) Khái niệm
Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản thu do hoạt động đầu tư
tài chính, kinh doanh về vốn của doanh nghiệp đem lại như:
- Thu lãi từ các hoạt động góp vốn liên doanh, liên kết (lợi nhận được
chia), lãi góp vốn cổ phần, lãi tiền gửi ngân hàng, hoặc vốn kinh doanh,
lãi cho vay…
- Thu tiền lãi do hoạt động bán ngoai tệ, thu về chênh lệch tỷ giá hối đoái.

10


- Lãi chuyển nhượng vốn, thu hồi vốn.
- Thu tiền chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng.
- Thu do cho thuê bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, phần mềm máy
tính…
- Hoạt động tài chính khác.
b) Tài khoản sử dụng
 Tài khoản sử dụng TK 515 (Doanh thu hoạt động tài chính)
Tài khoản này phản ánh các khoản thu nhập thuộc hoạt động tài chính của
doanh nghiệp.
Kết cấu của tài khoản này được phản ánh như sau:
TK 515
- Số thuế GTGT phải nộp theo - Các khoản doanh thu hoạt động tài
phương pháp trực tiếp.
chính phát sinh trong kỳ.
- Kết chuyển doanh thu hoạt động
tài chính khi xác định kết quả.

Tài khoản này không có số dư

11


c) Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
515

111,112,138
Thu do đầu tư cổ phiếu, trái phiếu
111,112,131
Lãi do nhượng bán

Giá bán
chứng khoán

911
Kết

121,228
Giá gốc

1111, 1121

chuyển
Lãi do bán ngoại tệ

Theo tỷ giá thực tế thu
bằng đồng VN


111(1112),112(1122)
Theo tỷ giá
thực tế xuất
ngoại tệ
Thu tiền lãi định kỳ

112

Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu TK 515
2.1.1.2 Kế toán chi phí hoạt động tài chính
a) Khái niệm
Chi phí tài chính là: Các khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh
nghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí tài chính bao gồm:
- Chi phí mua bán chứng khoán kể cả tổn thất trong đầu tư nến có.
- Lỗ do nhượng bán ngoại tệ, phân bổ dần về chênh lệch tỷ giá hối đoái.
- Lỗ liên doanh, lỗ chuyển nhượng vốn, lỗ thu hồi vốn.
- Chi phí về lãi tiền vay phải trả, lãi trái phiếu phát hành và phân bổ dần
chiết khấu trái phiếu.
- Chi phí tiền lãi khi thuê TSCĐ thuê tài chính.
- Chi phí chiết khấu thanh toán cho người mua.
- Lập dự phòng giảm giá đầu tư chúng khoán.
- Chi phí khác liên quan đến việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp…
(Trích hướng dẫn hạch toán theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC, ngày
14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)

12


b) Tài khoản sử dụng

 Tài khoản sử dụng: TK 635 (Chi phí tài chính)
Tài khoản này phản ánh những chi phí có liên quan đến hoạt động về vốn:
Chi phí liên doanh, đầu tư tài chính..
Kết cấu của tài khoản này được phản ánh như sau:
TK 635
- Các chi phí tài chính phát sinh

-Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư
chứng khoán
- Kết chuyển chi phí tài chính xác
định kết quả

Tài khoản này không có số dư

13


c) Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
413

635

129, 229

Xử lý lỗ ty giá vào chi phí tài chính Hoàn nhập chênh lệch dư phòng
giảm giá đầu tư ngắn, dài hạn
121, 228, 221, 222
Lổ về bán các khoản đầu tư
111, 112
Tiền thu bán các


chi phí

khoản Đầu tư

hoạt động
L. doanh
liên kết

129, 229
Lập dự phòng giảm giá đầu tư
Ngắn, dài hạn
111, 112, 331
Chiết khấu thanh toán
cho người mua
111, 112, 335, 242…
Lãi tiền vay phải trả, phân bổ
lãi mua hàng trả chậm, trả góp
1112, 1122

1111, 1121
Bán ngoại tệ
lỗ bán ngoại tệ
152, 156, 211

Mua vật tư, hàng hóa
bằng ngoại tệ

911
Cuối kỳ kết chuyển chi phí


lỗ

tài chính

Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu TK 635

14


2.1.3 Kế toán thu nhập và chi phí khác
2.1.3.1 Kế toán thu nhập khác
a) Khái niệm
Thu nhập khác là các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các
hoạt động tao ra doanh thu của doanh nghiệp, những khoản thu nhập đó có thể
do chủ quan của doanh nghiệp hay khách quan đưa tới bao gồm:
- Thu do thanh lý nhượng bán TSCĐ.
- Thu về tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế.
- Thu được các khoản khó đòi, đã xử lý xóa sổ.
- Các khoản thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa,
dịch vu.
- Thu nhập quà biết, tặng bằng tiền hay hiện vật.
- Các khoản thu nhập kinh doanh của năm trước bị lãng quên chưa ghi
sổ, năm nay phát hiện ra.
- Các khoản thu nhập khác từ: Bán vật tư, hàng hóa, tài sản thừa, bán
CCDC…(Trích hướng dẫn hạch toán theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC, ngày
14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
b) Tài khoản sử dụng
 TK sử dụng: TK 711 (Thu nhập khác).
Tài khoản này phản ánh doanh thu hoạt động khác ngoài các hoạt động

kinh doanh chính và hoạt động tài chính.
Kết cấu của tài khoản này được phản ánh như sau:
TK 711
- Số thuế GTGT phải nộp theo - Kết chuyển thu nhập khác sang vào
phương pháp trực tiếp đối với khoản
tài
thu nhập khác
khoản xác định kết quả
Tài khoản này không có số dư

15


c) Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
911

711

111, 112
Thu phạt khách vi phạm hợp đồng

Kết chuyển thu nhập khác
vào 911

338, 334
Tiền phạt trừ vào khoản nhận ký quỹ
152, 156
Nhận tài trợ biếu tăng vật tư hàng hóa

333

111, 112
Thu được các khoản thu khó đòi

Các khoản thuế trừ vào
thu nhập khác

331, 338
Tính và thu nhập khác khoản
nợ phải thu không xác định được chủ
3387
Hòan nhập số dự phòng

Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu TK 711
2.1.3.2 Kế toán chi phí khác
a) Khái niệm
Chi phí khác là các khoản chi phí xảy ra không thường xuyên, riêng
biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp, nhưng khoản chi phí khác
có thể do những nguyên nhân khách quan hay chủ quan đưa tới bao gồm:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
- Chi phí thu hồi nợ.
- Chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.
- Bị phạt thuế, truy thu thuế.
- Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm hoặc bỏ sót.
- Các khoản chi phí khác. (Trích hướng dẫn hạch toán theo QĐ số
48/2006/QĐ-BTC, ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)

16


b) Tài khoản sử dụng

 Tài khoản sử dụng: TK 811 Chi phí khác
Tài khoản này phản ánh các khoản chi phí khác ngoài các khoản chi phí
SXKD chính và chi phí tài chính.
Kết cấu của tài khoản này được phản ánh như sau:
TK 811
- Các khoản chi phí phát sinh

- Kết chuyển các khoản chi phí phát
sinh trong kỳ vào tài khoản xác định
kết quả

Tài khoản này không có số dư
c) Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
111, 112

811

911

Các khoản chi phí khác bằng tiền
(Thanh lý, nhượng bán TSCĐ…)
338, 331
Khi nộp phạt

Khoản bị phạt do
vi pham hợp đồng

211, 213

Kết chuyển chi phí khác để

xác định kết quả

214

Nguyên giá
TSCĐ

Giá trị
hao mòn

Góp vốn
liên doanh

222, 223
Giá trị vốn góp
liên doanh liên kết
Chênh lệch giữa giá đánh giá lại
nhỏ giá trị còn lại của TSCĐ

Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu TK 811

17


2.1.4 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1.4.1 Khái niệm
Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là nhằm phản ánh tình hình
phát sinh và kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành,
chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được hoãn lại của kỳ kế toán.
2.1.4.2 Tài khoản sử dụng

 Tài khoản 821 (Chi phí thuế TNDN hiện hành)
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh sau thuế của
doanh nghiệp trong năm tài chính
Kết cấu của tài khoản này được phản ánh như sau:
TK 821
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - Chi phí thuế thu nhập doanh
phát sinh trong năm.
nghiệp được điều chỉnh giảm do số
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận trong năm lớn hơn số
của năm trước phải bổ sung do phát phải nộp theo số quyết toán thu
hiện sai sót không trọng yếu của năm nhập doanh nghiệp năm.
trước ghi tăng chi phí thuế thu nhập - Chi phí thuế thu nhập doanh
doanh nghiệp của năm hiện tại.
nghiệp phải nộp được ghi giảm do
phát hiện sai sót không trọng yếu
của các năm trước.
- Kết chuyển chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành vào bên
Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết
quả kinh doanh”.
Tài khoản này không có số dư
2.1.4.3 Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
333(3334)

821(8211)

Số thuế TNDN hiện hành phải nộp
trong kỳ do DN tự xác định


911

K/c Cp Thuế TNDN
hiện hành

Số chênh lệch giữa thuế TNDN tạm phải nộp lớn hơn số phải nộp
Hình 2.8 Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu TK 8211

18


2.1.5 Kế toán xác định kết quả sản xuất, kinh doanh
2.1.4.1 Khái niệm
Kế toán xác định kết quả kinh doanh là nhằm xác định kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp của một kỳ
hạch toán
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt
động kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính, kết quả hoạt động khác.
KQ hoạt động KD= KQ hoạt động SX KD+KQ hoạt động tài chính+KQ hoạt
động khác
 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Là số chênh lệch giữa doanh
thu thuần và trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp.
Kết quả HĐKD = DT thuần – Gía vốn hàng bán – CPBH – CPQLDN
 Kết quả hoạt động tài chính: Là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt
động tài chính và chi hoạt động tài chính.
Kết quả HĐ tài chính = Doanh thu HĐ tài chính – Chi phí HĐ tài chính
 Kết quả hoạt động khác: Là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập
khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Kết quả HĐ khác = Doanh thu HĐ khác – Chi phí HĐ khác

2.1.4.2 Tài khoản sử dụng
 Tài khoản sử dụng: TK 911 (xác định kết quả kinh doanh)
Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh
và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán
Kết cấu của tài khoản 911 như sau:
TK 911
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, - Doanh thu thuần về số sản phẩm,
bất động sản đấu tư và dịch vụ đã bán;
hàng hóa, bất động sản đầu tư và
- Chi phí bán hàng, chi phí quản lý dịch vụ đã bán ra trong kỳ;
doanh nghiệp;

- Doanh thu hoạt động tài chính;

- Chi phí hoạt động tài chính;

- Các khoản thu nhập khác và
khoản ghi giảm chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp;

- Chi phí thuế thu nhập doang nghiệp;
- Chi phí khác;

- Kết chuyển lỗ.

- Kết chuyển lãi.
Tài khoản này không có số dư

19



2.1.4.3 Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
632

911

511, 512

Kết chuyển GVHB

Kết chuyển DTBH,
doanh thu nội bộ

641, 642

515
Kết chuyển CPBH,

Kết chuyển DTHĐTC

CPQLDN
635

711
Kết chuyển chi phí HĐTC

Kết chuyển thu nhập khác

811
Kết chuyển chi phí khác

8211

421
Kết chuyển cp thuế TNDN

Kết chuyển lỗ

hiện hành
8212
Kết chuyển cp thuế TNDN
hoãn lại
Kết chuyển lãi
Hình 2.9 Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu TK 911
2.1.6 Kế toán phân phối kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.6.1 Khái niệm
Phân phối kết quả kinh doanh là nhằm phản ánh kết quả lãi lỗ, và tình
hình phân phối kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trong ký kế toán.
Việc phân phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phải dảm bảo rõ
ràng, rành mạch theo đúng quy định của chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp
hiện hành.
Kế toán cần phải theo dõi chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh của
từng niên độ kế toán (năm trước, năm nay) đồng thới theo dõi chi tiết từng nội
dung phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp (nộp thuế thu nhập doanh nghiệp,
trích lập các quỹ, bổ sung nguồn vốn kinh doanh…

20


2.1.6.2 Tài khoản sử dụng

 Tài khoản TK 421 (lợi nhuận chưa phân phối)
Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (lợi nhuận, lỗ) sau
thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của
doanh nghiệp. (Trích hướng dẫn hạch toán theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC,
ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
Kết cấu của tài khoản này được phản anh như sau:
TK 421
- Số lỗ về hoạt động kinh doanh của - Số lợi nhuận thực tế của hoạt động
doanh nghiệp;
kinh doanh của doanh nghiệp trong
kỳ;
- Trích lập các quỹ của doanh nghiệp;
- Chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ - Số lợi nhuận cấp dưới nộp lên, số
đông, cho các nhà đầu tư, các bên tham lỗ của cấp dưới được cấp trên cấp
bù;
gia liên doanh;
- Xử lý các khoản lỗ về hoạt động
- Bổ sung nguồn vốn kinh doanh;
kinh doanh.
- Nộp lợi nhuận lên cấp trên.
Tài khoản 421 có thể có số dư Nợ hoặc số dư Có.
Số dư bên Nợ:
Số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý.
Số dư bên Có:
Số lợi nhuận chưa phân phối hoặc chưa sử dụng.

21


2.1.6.3 Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

111, 112

421

911

Chi trả cho các bên tham

Kết chuyển số thực lãi

gia liên doanh, cổ đông…

để phân phối lợi nhuận

336
Dùng để cấp bù cho
cấp dưới, hay phải nội
Lãi cho cấp trên
411, 414, 415,
Trích lập các quỹ

136
Lãi phỉa thu ở đơn vị

bổ sung vốn kinh doanh

cấp dưới
Lỗ được cấp trên cấp bù

911

Kết chuyển lỗ

Hình 2.10 Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu TK 421
2.1.7 Một số khái niệm liên quan đến quá trình phân tích
2.1.7.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là một lĩnh vực nghiên cứu quá trình
kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động cụ thể như: hoạt động
sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Bằng những
phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ
thuật khác nhằm đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những
nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những qui luật của
các mặt hoạt động trong một doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ
sở cho các quyết định hiện tại, những dự báo và hoạch định chính sách trong
tương lai. Cùng với kế toán và các khoa học kinh tế khác, phân tích hoạt động
kinh doanh là một trong những công cụ đắc lực để quản lý và điều hành có
hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp.
2.1.7.2 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin để điều
hành hoạt động kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp (và đồng thời
cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng bên ngoài nữa). Những thông tin
này thường không có sẳn trong báo cáo kế toán tài chính hoặc trong bất cứ tài
liệu nào của doanh nghiệp. Để có những thông tin này người ta phải thông qua

22


quá trình phân tích. Với tư cách là môn khoa học độc lập, phân tích hoạt động
kinh doanh có đối tượng riêng. Trong phạm vi nghiên cứu của mình nó là một
hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng là một hiện tượng xã hội đặc biệt.
- Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết

quả kinh doanh. Nội dung phân tích tài chính là quá trình tìm cách lượng hóa
những yếu tố đã tác động đến kết quả kinh. Đó là những yếu tố của quá trình
cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất,
thương mại, dịch vụ.
- Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các
nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai; những nhân tố nội tại của doanh
nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực
tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt động doanh nghiệp.
- Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đã được, những
hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để ra các quyết định
quản trị kịp trước mắt - ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược – dài hạn.
- Có thể nói theo cách ngắn gọn, đối tượng của phân tích là quá trình
kinh doanh và kết quả kinh doanh - tức sự việc đã xảy ra ở quá khứ; phân tích,
mà mục đích cuối cùng là đúc kết chúng thành qui luật để nhận thức hiện tại
và nhắm đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp.
2.1.7.3 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
Để trở thành một công cụ quan trọng của quá trình nhận thức hoạt động
kinh doanh ở doanh nghiệp và là cơ sở cho việc ra các quyết định kinh doanh
đúng đắn, phân tích hoạt động kinh doanh có những nhiệm vụ cụ thế như sau:

 Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
- Nhiệm vụ trước tiên của phân tích là đánh giá và kiểm tra khái quát
giữa kết quả tính được so với các mục tiêu kế hoạch, dự toán định mức… đã
đặt ra để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng trên một
số mặt chủ yếu của quá trình hoạt động kinh doanh.
- Ngoài quá trình đánh giá dựa trên phân tích cần xem xét đánh giá tình
hình các quy định, các thể lệ thanh toán, trên cơ sở tôn trọng pháp luật của nhà
nước ban hành và luật trong kinh doanh quốc tế.
- Thông qua quá trình kiểm tra, đánh giá, người ta có được cơ sở định
hướng để nghiên cứu sâu hơn ở các bước sau, nhằm làm rõ các vấn đề mà

doanh nghiệp cần quan tâm.

 Xác định các nhân tố ảnh hưởng
Sự biến động của chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố gây
nên, do đó ta phải xác định trị số của nhân tố và tìm nguyên nhân gây nên biến
động của trị số nhân đó.

23


×