Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

VŨ THỊ BỀN

MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ ĐỜI SỐNG KINH TẾ
GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI DÂN ĐÔ THỊ HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

VŨ THỊ BỀN

MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ ĐỜI SỐNG KINH TẾ
GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI DÂN ĐÔ THỊ HIỆN NAY

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh

Hà Nội - 2014




LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này là do tôi thực hiện, những số liệu, thông tin được trình
bày trong đó là dựa trên thực tế và hoàn toàn chân thực. Các tài liệu được
trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin cam đoan những điều trên là đúng và xin nhận hoàn toàn
trách nhiệm về những gì liên quan tới luận văn này.

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2014
Học viên

Vũ Thị Bền


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, cho phép tôi được gửi tới tất cả các thầy các cô trong
khoa Xã hội học trường ĐHKHXH và Nhân văn lời chúc sức khỏe và lời
cảm ơn chân thành nhất. Các thầy cô đã dạy bảo, trang bị cho tôi những
kiến thức vô cùng hữu ích trong học tập, công tác và trong cả cuộc sống.
Đặc biệt là trong quá trình tôi hoàn thành luận văn của mình.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn và biết ơn PGS.TS Hoàng Bá
Thịnh - Người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ, động viên
tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Tiếp theo, cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô, bác, anh
chị đã dành thời gian, nhiệt tình tham gia cuộc phỏng vấn sâu để chia sẻ,
cung cấp những thông tin hết sức quý giá đối với luận văn của tôi.
Và tôi cũng xin cảm ơn tới tất cả các thầy cô trong hội đồng Hội
đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp khoa Xã hội học đã góp ý, đánh giá luận

văn để tôi tiếp tục hoàn thiện tốt hơn luận văn của mình.
Chắn chắn rằng luận văn của tôi vẫn còn rất nhiều thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự đánh giá và góp ý của thầy cô. Kính chúc tất cả sức
khỏe, hạnh phúc và thành đạt!
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2014
Học viên

Vũ Thị Bền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ....................................................... 7
4. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 8
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ................................................ 8
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ......................................... 9
7. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................. 12
8. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 12
9. Khung phân tích ...................................................................................... 13
NỘI DUNG ................................................................................................ 15
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................. 15
1. Cơ sở lý luận của đề tài ......................................................................... 15
1.1. Khái niệm công cụ ............................................................................ 15
1.1.1. Sự hài lòng, mức độ hài lòng ............................................................ 15
1.1.2. Đô thị, Người dân đô thị ................................................................... 16
1.1.3. Đời sống kinh tế gia đình .................................................................. 17
1.2. Các lý thuyết xã hội học .................................................................... 22

1.2.1. Lý thuyết nhu cầu .............................................................................. 22
1.2.2. Lý thuyết về hạnh phúc, lý thuyết sự hài lòng .................................. 24
2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu............................................................... 27
2.1. Tình hình, đặc điểm kinh tế xã hội chung ......................................... 27
2.2. Tình hình, đặc điểm Hà Nội ............................................................. 28
CHƯƠNG 2: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ NGHỀ NGHIỆP, VIỆC
LÀM, THU NHẬP, CHI TIÊU CỦA NGƯỜI DÂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI
HIỆN NAY ....................................................................................... 32


2.1. Mức độ hài lòng về nghề nghiệp, việc làm của bản thân và của các
thành viên trong gia đình người dân đô thị hiện nay ............................... 32
2.1.1. Mức độ hài lòng về nghề nghiệp, việc làm của người dân đô thị hiện
nay ................................................................................................................ 32
2.1.2. Mức độ hài lòng của người dân đô thị hiện nay về nghề nghiệp, việc
làm của các thành viên trong gia đình. ...................................................... 36
2.2. Mức độ hài lòng về thu nhập của người dân đô thị hiện nay ............ 40
2.2.1. Mức độ hài lòng về thu nhập của người dân với việc đáp ứng các
nhu cầu cơ bản của gia đình hiện nay ........................................................ 41
2.2.2. Mức độ hài lòng về thu nhập với mức sống gia đình người dân đô thị
hiện nay ........................................................................................................ 43
2.3. Mức độ hài lòng về chi tiêu của người dân đô thị hiện nay .............. 47
CHƯƠNG 3: CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG/
TÁC ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ ĐỜI SỐNG
KINH TẾ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI DÂN ĐÔ THỊ HIỆN NAY ........... 53
3.1. Các đặc điểm nhân khẩu học ảnh hưởng/tác động đến mức độ hài
lòng về đời sống kinh tế của người dân đô thị hiện nay.......................... 53
3.1.1... Các đặc điểm nhân khẩu học và các yếu tố ảnh hưởng/tác động đến
mức độ hài lòng về nghề nghiệp, việc làm của người dân đô thị hiện nay 53
3.1.2. Các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng về thu nhập .................... 62

3.1.3. Các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng về chi tiêu....................... 67
3.1.4. Các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng về mức sống của người
dân đô thị hiện nay ...................................................................................... 70
3.2. Xu hướng hài lòng về đời sống kinh tế của người dân đô thị hiện nay... 72
KẾT LUẬN ................................................................................................ 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 78
PHỤ LỤC................................................................................................... 80


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BB:

Buôn bán

ĐH:

Đại học

ĐVT:

Đơn vị tính

CN:

Công nhân

CNH-HĐH:

Công nhiệp hóa – hiện đại hóa


CNVC:

Công nhân viên chức

GV:

Giáo viên

KBC:

Không biết chữ

KVL:

Không việc làm

LĐTD:

Lao động tự do

ND:

Nông dân

TB:

Trung bình

THCS:


Trung học cơ sở

THPT:

Trung học phổ thông

TTCN:

Tiểu thủ công nghiệp

YD:

Y dược


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Thông tin chung về người trả lời................................................. 10
Bảng 2.1: Thu nhập của gia đình với việc đáp ứng nhu cầu cơ bản hàng ngày
của gia đình (ăn, mặc, ở…) (ĐVT %) ......................................................... 42
Bảng 2.2: Mức sống với mức độ hài lòng về thu nhập của gia đình ............ 44
Bảng 2.3: Mối quan hệ giữa mức độ hài lòng về chi tiêu với mức sống của
gia đình (Tỷ lệ %) ....................................................................................... 48
Bảng 2.4: Mức độ hài lòng về chi tiêu với thu nhập đáp ứng nhu cầu



bản của gia đình (ĐVT %) .......................................................................... 50
Bảng 3.1: Tuổi tác và mức độ hài lòng của người dân về nghề nghiệp và việc

làm của người dân đô thị hiện nay (ĐVT %) .............................................. 55
Bảng 3.2: Giới tính và mức độ hài lòng về chi tiêu của người dân đô thị hiện
nay (ĐVT %) .............................................................................................. 67
Bảng 3.3: Trang thiết bị sinh hoạt hiện có trong các gia đình (ĐVT %) ...... 71


DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 2.1: Mức độ hài lòng về nghề nghiệp, việc làm của người dân đô thị
hiện nay (ĐVT %) ....................................................................................... 33
Biểu đồ 2.2: Mức độ hài lòng về công ăn, việc làm của con cái (ĐVT %) ... 37
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn thu nhập của các gia đình hiện nay (ĐVT %).... 40
Biểu đồ 2.4: Mức độ hài lòng về thu nhập (ĐVT %) ................................... 42
Biểu đồ 2.5: Tự đánh giá mức sống của các gia đình hiện nay (ĐVT %) ..... 43
Biểu đồ 2.6: Mức độ hài lòng về chi tiêu của người dân đô thị hiện nay
(ĐVT %) ..................................................................................................... 47
Biểu đồ 3.1: Giới tính và mức độ hài lòng về nghề nghiệp (ĐVT %) .......... 53
Biểu đồ 3.2: Giới tính và mức độ hài lòng về việc làm (ĐVT: %) ............... 53
Biểu đồ 3.3: Nghề nghiệp của người dân với mức độ hài lòng về nghề nghiệp
của họ hiện nay (ĐVT %) ............................................................................ 57
Biểu đồ 3.4: Trình độ học vấn với mức độ hài lòng về nghề nghiệp của người
dân đô thị hiện nay (ĐVT %) ...................................................................... 59
Biểu đồ 3.5: Giới tính và mức độ hài lòng về thu nhập của người dân đô thị
hiện nay (ĐVT %) ....................................................................................... 63
Biểu đồ 3.6: Độ tuổi và mức độ hài lòng thu nhập đáp ứng được nhu cầu cơ
bản của gia đình người dân đô thị hiện nay (ĐVT %) .................................. 64
Biểu đồ 3.7: Trình độ học vấn và mức độ hài lòng về thu nhập (ĐVT %) ... 65
Biểu đồ 3.8: Nghề nghiệp và mức độ hài lòng về thu nhập (ĐVT %) .......... 66
Biểu đồ 3.9: Độ tuổi và mức độ hài lòng về chi tiêu (ĐVT %) .................... 68
Biểu đồ 3.10: Trình độ học vấn và mức độ hài lòng về chi tiêu (ĐVT %) ... 69
Biều đồ 3.11: Mức sống và dự báo về thu nhập của các gia đình đô thị trong

5 năm tới (ĐVT %) ..................................................................................... 73


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong vài thập kỷ qua, có một phong trào trong kinh tế tuyên bố rằng
tiện ích nên được xem xét trong điều kiện của hạnh phúc, và nó có thể và nên
được đo lường. Cách tiếp cận chủ quan để đo lường tiện ích cung cấp cho các
nhà kinh tế một cách hữu ích cho nghiên cứu hạnh phúc cá nhân. Điều này là
do hạnh phúc cá nhân cũng là một khái niệm rộng lớn hơn nhiều so với tiện
ích quyết định, cho phép một cái nhìn sâu sắc hơn trong đời sống con người.
Hạnh phúc có mối liên hệ mật thiết với mức độ hài lòng về đời sống kinh tế.
Ngày Quốc tế Hạnh phúc hay Ngày Hạnh phúc là ngày 20 tháng
3 hàng năm, kể từ năm 2013. Ngày này được Liên Hợp quốc quyết định
chính thức chọn để tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại trên thế giới và
với mục tiêu không chỉ là ngày mang ý nghĩa biểu tượng đơn thuần, mà còn
là ngày của hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn để xây dựng thế giới đại
đồng, đem lại hạnh phúc cho người người trên trái đất.
Ngày Quốc tế Hạnh phúc còn khởi nguồn từ nhu cầu về một cách tiếp
cận tăng trưởng kinh tế cân bằng, hợp tình hợp lý hơn, nhằm thúc đẩy sự phát
triển bền vững, xóa nghèo và phấn đấu vì hạnh phúc và sự thịnh vượng cho
tất cả mọi người và xuất phát từ nguyện vọng mỗi người hãy chọn cho mình
một quan niệm đúng về hạnh phúc, quan tâm đến vấn đề cốt lõi nhất trong sự
tồn tại là làm sao tìm được thật nhiều niềm vui trong cuộc sống, làm lan tỏa
những điều tốt đẹp nhất trên khắp thế giới.
Ở Việt Nam, “Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác xây
dựng gia đình với các quan điểm cụ thể: Gia đình là tế bào của xã hội, là
môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách, bảo
tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1


Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc là một trong các mục
tiêu quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 2020, đồng thời cũng lá trách nhiệm của mọi gia đình trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ưu tiên, tạo điều kiện để các gia đình khu vực nông thôn, miền núi,
khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Mục đích là: Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc,
thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội”. [19, tr. 01]
Hạnh phúc là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng trong việc
xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay. Mức độ hài lòng về đời sống kinh tế
có vai trò quan trọng đối với sự hạnh phúc của các gia đình.
Các nghiên cứu về hạnh phúc trong những năm gần đây cũng đã và
đang được nhiều ngành khoa học quan tâm trong đó có xã hội học. Gia đình
phát triển, hạnh phúc là biểu hiện của sự thỏa mãn hay hài lòng của từng
thành viên trong gia đình về đời sống gia đình trong đó có đời sống kinh tế.
Mức độ hài lòng về nghề nghiệp, công việc, hài lòng về thu nhập hay chi
tiêu.... là các tiêu chuẩn đo lường mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia
đình. Mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong mỗi gia đình lại có những nhu cầu
về đời sống kinh tế gia đình khác nhau do vậy mà sự hài lòng về đời sống
kinh tế gia đình của người dân cũng khác nhau.
Sự thỏa mãn về nhu cầu vật chất có tác động quan trọng đến sự hài
lòng, thỏa mãn về tinh thần của con người. Trong các gia đình ở đô thị hiện
nay vấn đề như việc làm, thu nhập và chi tiêu trong lĩnh vực đời sống kinh tế
gia đình luôn là mối quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, nhiều
nhà khoa học nhằm tìm hiểu về mức sống, nhu cầu, sự thỏa mãn nhu cầu,
hạnh phúc… của người dân trong giai đoạn nền kinh tế đất nước trong quá
trình hội nhập và phát triển.
2



Nghiên cứu về mức độ hài lòng có thể được sử dụng để nghiên cứu các
điều kiện theo đó những người khác nhau có xu hướng nói nếu họ có hài lòng
hay không hài lòng với cuộc sống của họ. Khảo sát sự hài lòng cung cấp cái
nhìn sâu sắc về yếu tố trong hạnh phúc của xã hội. Dưới góc độ xã hội học,
quá trình xã hội hóa, môi trường văn hóa và các đặc trưng nhân khẩu của cá
nhân sẽ là những yếu tố mang tính quyết định đem lại cho cá nhân hệ thống
tiêu chuẩn để tự đánh giá và rút ra mức độ hài lòng với cuộc sống.
Chính vì vậy tôi lựa chọn nghiên cứu: “Mức độ hài lòng về đời sống
kinh tế gia đình của người dân đô thị hiện nay”, (Nghiên cứu trường hợp
tại Hà Nội) làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Sự hài lòng về cuộc sống đặc biệt là về đời sống kinh tế gia đình, nghề
nghiệp, việc làm, thu nhập, chi tiêu là điều mà gần đây rất được mọi người
chú ý. Đã có khá nhiều nghiên cứu để hình thành các thang đo và các chỉ tiêu
đo lường về mức độ hài lòng của con người nói chung về cuộc sống của họ
trên thế giới, ở cả bình diện cá nhân lẫn bình diện quốc gia. Các tác giả
Diener, E., Emmons, R., Larsen, J., & Griffin, S. (1985) Journal of Personality
Assessment, 49 (1), 71-75) đã xây dựng và giới thiệu thang đo “The Satisfaction
with Life Scale – SWLS” [21], có thể dùng cho việc tự đánh giá mức độ hài
lòng tổng quát của các cá nhân.
Ở Việt Nam, luận án tiến sỹ của Nguyễn Xuân Mai nghiên cứu: “Sự
biến đổi kinh tế xã hội của khu Trung tâm Hà Nội trong thời kỳ 1986 1995”, năm 1995 là nghiên cứu phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
phân bố không gian kinh tế, cơ cấu xã hội trong thời kỳ 1986 - 1995. Bên
cạnh đó, luận án cũng phân tích sự thay đổi tâm lý cư dân đô thị trong quá
trình Đổi Mới. Đó chính là quá trình gia tăng bộ phân dân cư đô thị gia nhập
vào các nhóm xã hội - nghề nghiệp mà hoạt động của họ ngày càng phụ
3



thuộc nhiều vào thị trường việc làm, thu nhập, lối sống và tâm lý con người;
Đồng thời nghiên cứu này cũng phân tích làm rõ một số các yếu tố tác động
đến đời sống của người dân khu Trung tâm Hà Nội.
Luận án tiến sỹ của Nguyễn Kim Thoa: “Định hướng giá trị chất
lượng cuộc sống gia đình của nữ trí thức hiện nay” năm 1996, là nghiên cứu
đã chỉ ra những nét đặc trưng trong hệ thống định hướng giá trị chất lượng
cuộc sống gia đình nữ trí thức Việt Nam. Trong đó có định hướng giá trị
nghề nghiệp, thu nhập và chi tiêu trong gia đình. Các định hướng này có vai
trò quan trọng trong việc xây dựng gia đình trí thức Việt Nam nói chung và
xây dựng gia đình trí thức ở các đô thị lớn nói riêng. Ngoài việc mô tả các giá
trị hiện hữu trong các gia đình đô thị Hà Nội, nghiên cứu còn chỉ ra vị trí, ý
nghĩa của các giá trị đó trong đời sống của các gia đình dưới những tác động
của nền kinh tế quốc gia nói chung và những chuyển biến trong đời sống
kinh tế gia đình.
Đề tài độc lập cấp nhà nước “Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm
của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia”
do GS.TSKH. Lê Du Phong và GS.TS Nguyễn Văn Thường làm chủ nhiệm
đề tài. Đề tài nghiên cứu này được thực hiện năm 2005 tại 8 tỉnh/TP trong cả
nước trong đó có thành phố Hà Nội. Đề tài đã đánh giá thực trạng thu nhập,
đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công
nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nhu cầu công cộng và lợi ích
quốc gia hiện nay. Nhìn ở một khía cạnh khác, đề tài đã phân tích khá chi tiết
về thực trạng đời sống, thu nhập, việc làm của một bộ phận người dân (nhóm
người dân có đất bị thu hồi) của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên đề tài chưa
xem xét đến việc người dân hài lòng hay không hài lòng về đời sống, việc
làm và thu nhập dưới tác động của việc thu hồi đất. Đây cũng là một khoảng
4



trống các nhà nghiên cứu cần tìm hiểu, nghiên cứu và giải thích cho vấn đề
này.
Luận án tiến sỹ “Vấn đề phân hóa giàu nghèo trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay” của Bùi Thị Hoàn, năm 2012 đã cho thấy bức
tranh về sự chênh lệch về thu nhập, chi tiêu hay dự phân hóa về mức sống
của các gia đình trong bối cảnh nền kinh tế thị trường Việt Nam đang diễn ra
mạnh và ngày càng phức tạp. Luận án này đã mô tả khá chi tiết về tác động
của yếu tố kinh tế thị trường đối với mức sống của người dân đô thị. Cũng
chính từ ngiên cứu này mà ta cần có sự can thiệp tác động đến các nhà quản
lý, không hài lòng đối với đời sống cá nhân các cá nhân cảm thấy. Đồng thời,
cho phép xem xét về yếu tố kinh tế gia đình tác động như thế nào đến đời
sống, sự hài lòng của các cá nhân, gia đình hiện nay.
Kết quả các cuộc điều tra đời sống kinh tế hộ gia đình năm 1999, và
điều tra mức sống hộ gia đình năm 2006, 2008, 2010, và 2012 ... được Tổng
cục thống kê thực hiện định kỳ 2 năm một lần là những nghiên cứu, đánh giá
về mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn cả nước. Những
nghiên cứu này cho ta thấy được cái nhìn khái quát về đời sống dân cư và của
các tỉnh thành trong cả nước. Hiện nay, kinh tế đang suy giảm, đời sống của
đại bộ phận dân cư khó khăn, đồng tiền đã liên tục bị mất giá mà nhu cầu gì
của dân cũng cần tiền, thu nhập thật của người dân giảm sút đã chưa được
phân tích một cách thấu đáo. Tuy nhiên, những đánh giá này thực hiện mới
chỉ dừng lại ở việc khái quát về đánh giá thực trạng đời sống kinh tế xã hội
của người dân nói chung mà chưa đi sâu lí giải nguyên nhân của thực trạng
trên và những tác động của thực trạng đó đên tình hình phát triển kinh tế, văn
hóa và xã hội.
Kết quả khảo sát trong khuôn khổ đề án nghiên cứu của Đại học Quốc
gia Hà Nội: Sự hài lòng về cuộc sống của người dân tại 4 tỉnh, thành phố:
5



Hải Dương, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương với trên 2400
đại diện gia đình - mẫu khảo sát (2011), cho biết rất nhiều thông tin đáng chú
ý về mức độ hài lòng của người Việt Nam trong cuộc sống. Người dân Việt
Nam chủ yếu hài lòng về gia đình, con cái và mức độ hài lòng cũng dựa trên
những tiêu chí rất cụ thể của mức sống, điều kiện sống. Đây gần như là
nghiên cứu lớn đầu tiên đề cập đến vấn đề liên quan đến hạnh phúc, sự hài
lòng trên các khía cạnh cơ bản của cuộc sống trong đó có đời sống gia đình
nói chung và đời sống kinh tế gia đình nói riêng.
Bài viết: “Sự hài lòng về cuộc sống của người Việt Nam hiện nay xét
trên góc độ nghề nghiệp, việc làm và mức sống” của Nguyễn Thị Vân Hạnh N.T.V. Hạnh/Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Tập 29, Số 3 (2013) 10-18, [17], cũng đã phân tích khá chi tiết, đầy đủ các
chiều cạnh của mức độ hài lòng của người dân Việt Nam nói chung về cuộc
sống trên khía cạnh liên quan đến nghề nghiệp, việc làm, thu nhập và chi tiêu
và mức sống của các gia đình liên quan đến đời sống kinh tế của các gia đình
đã tham gia khảo sát. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng ở việc mô tả về thực
trạng của mức độ hài lòng của người dân Việt Nam nói chung còn chưa đi
sâu, giải thích về mức độ hài lòng, các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng
về đời sống kinh tế của người dân đô thị Hà Nội.
Các nghiên cứu về mức độ hài lòng của người dân về kinh tế, văn hóa,
giáo dục trước nghiên cứu này mô tả bức tranh về mối liên hệ giữa thực trạng
đời sống kinh tế và sự thỏa mãn của người dân với cuộc sống của họ. Và
chưa lý giải sâu về nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Thực trạng này ảnh
hưởng như thế nào đối với đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị nói
chung và đời sống kinh tế gia đình người dân Hà Nội nói riêng. Như vậy, đề
tài luận văn của tôi kỳ vọng sẽ bổ sung thêm khía cạnh giải thích cho mối

6



liên hệ này và đánh giá thêm về thực trạng trên. Bằng việc chứng minh các
giả thuyết nghiên cứu mà tôi đã đưa ra ở trên.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu tìm hiểu về mức độ hài lòng về đời sống kinh tế của người
dân đô thị không phải nhằm mục đích tìm ra một lý thuyết khoa học, một
quan điểm mới mà chỉ là sự tìm hiểu học hỏi từ các lý thuyết xã hội học và
các nghiên cứu của các ngành khoa học trước đó và vận dụng các lý thuyết
đó vào lý giải một số các vấn đề liên đến sự hài lòng về nghề nghiệp, thu
nhập và chi tiêu, mức sống… hiện nay trong các gia đình đô thị ở Hà Nội.
Hay đó chính là tìm hiểu về mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của
người dân đô thị hiện nay.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ở từng giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội khác nhau thì các tư
tưởng, quan niệm, nhận thức, nhu cầu của con người cũng khác nhau. Do vậy
mà mức độ hài lòng của con người về nghề nghiệp, thu nhập và chi tiêu hay
sự hài lòng của người dân về đời sống kinh tế gia đình của trong các thời kỳ,
giai đoạn phát triển xã hội cũng có sự khác nhau.
Nghiên cứu tìm hiểu về mức độ hài lòng về đời sống kinh tế của người
dân đô thị hiện nay góp phần đánh giá được phần nào về thực trạng phát triển
kinh tế gia đình và xã hội của người dân đô thị hiện nay.
Để duy trì và phát triển cuộc sống gia đình bền vững thì đáp ứng nhu
cầu kinh tế, sự thỏa mãn về công việc, thu nhập, chi tiêu… là các yếu tố vô
cùng quan trọng đối với đời sống kinh tế của cá nhân, gia đình và xã hội.
Mức độ hài lòng của người dân về đời sống kinh tế gia đình càng cao, tích
cực đó là sự biểu hiện của cuộc sống gia đình ngày càng ổn định và phát triển
theo chiều hướng tích cực.

7



4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu mức độ hài lòng của người dân đô thị Hà Nội về đời
sống kinh tế gia đình nhằm mô tả mức độ hài lòng về nghề nghiệp, việc làm,
thu nhập, chi tiêu của người dân đô thị hiện nay.
Bên cạnh đó, nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ thêm nội dung khoa học
của các khái niệm như sự hài lòng, giá trị nghề nghiệp, thu nhập, chi tiêu từ
đó góp phần làm rõ thêm các quan niệm của người dân về nhu cầu và đáp
ứng nhu cầu của người dân đô thị hiện nay.
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị hiện
nay.
5.2. Khách thể
Người dân đô thị Hà Nội.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Khảo sát tại địa bàn Hà Nội thu thập thông
tin và phân tích về mức độ hài lòng của người dân Hà Nội về đời sống kinh
tế gia đình.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến nay.
5.4. Mẫu nghiên cứu
Mẫu trong nghiên cứu này là một phần mẫu nghiên cứu Đề tài nghiên
cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội: “Sự hài lòng về cuộc sống” do PGS.TS
Hoàng Bá Thịnh (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Dân số, Môi trường
và Các vấn đề xã hội) làm chủ nhiệm đề tài.
Đặc điểm cơ cấu mẫu: xem bảng 1.1
Mẫu PVS: Đại diện 15 hộ gia đình được lựa chọn nhẫu nhiên thuận
tiện trên các khía cạnh: nghề nghiệp, độ tuổi, mức sống của các gia đình tại
thành phố Hà Nội.


8


6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là kim chỉ
nam cho mọi hành động thực tiễn cũng như tư duy của con người trong thời
đại ngày nay.
Nghiên cứu về mức độ hài lòng của người dân đô thị được dựa trên cơ
sở vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Cụ
thể là việc xem xét, nghiên cứu các hiện tượng xã hội trong mối quan hệ biện
chứng, tức là phải xem xét các hiện tượng này trong mối liên hệ với các hiện
tượng xã hội khác. Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể để nghiên cứu mức độ
hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân hiện nay. Nghiên cứu sự
tác động của các điều kiện kinh tế xã hội đã tác động như thế nào đến sự hài
lòng của người dân về đời sống kinh tế gia đình hiện nay.
Đặc biệt là việc vận dụng quan điểm phát triển để nghiên cứu sự tác
động của xã hội phát triển đối với sự hài lòng về đời sống kinh tế của đô thị
hiện nay. Qua đó thấy được dấu hiệu của sự tiến bộ xã hội trong nhận thức
của của người dân về các giá trị trong đời sống kinh tế gia đình. Đồng thời
giúp ta đi sâu nghiên cứu các vấn đề trong đời sống gia đình hiện nay góp
phần thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước ta về chiến lược xây dựng
gia đình văn hóa, ổn định và phát triển.
6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp
Luận văn sử dụng số liệu gốc của Đề tài nghiên cứu của Đại học Quốc
gia Hà Nội: “Sự hài lòng về cuộc sống” do PGS.TS Hoàng Bá Thịnh (Giám
đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Dân số, Môi trường và Các vấn đề xã hội)
làm chủ nhiệm đề tài; nghiên cứu được thực hiện từ năm 2011 tại 4 tỉnh
thành trong cả nước (Hà Nội, Hải Dương, Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh
với cỡ mẫu là 2400 đại diện gia đình ở cả vùng nông thôn và thành thị.


9


Với đề tài luận văn này tác giả chỉ sử dụng bộ số liệu của kết quả khảo
sát tại Hà Nội với mẫu khảo sát là 800 hộ gia đình. Trong luận văn sử dụng
một phần số liệu nghiên cứu từ đề tài trên, trừ những phần sử dụng dữ liệu
khác có trích dẫn nguồn.
Bảng 1.1: Thông tin chung về người trả lời
(Kết quả xử lý SPSS từ file số liệu khảo sát người dân Hà Nội, 2011)
Số TT
1

2

3

4

5

Nội dung
Cơ cấu giới tính của người trả lời
Nam
Nữ
Trình độ học vấn của người trả lời
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trung cấp chuyên nghiệp

Cao đẳng
Đại học
Trên đại học
Không biết chữ
Độ tuổi của người trả lời
Dưới 25 tuổi
Từ 26- 35 tuổi
Từ 36-45 tuổi
Từ 46 đến 60 tuổi
Trên 60 tuổi
Tình trạng hôn nhân của người trả lời
Chưa kết hôn
Có vợ/chồng
Ly thân/ly hôn
Góa
Nghề nghiệp của người trả lời
Nông dân
Công nhân
Công chức, viên chức
Tiểu thủ cộng nghiệp
Buôn bán
Giáo viên
Y dược
Làm tự do
Không việc làm

Đơn vị (%)
49,4
50,6
11,9

49,9
11,2
4,7
2,2
9,0
0,8
0,4
2,8
17,1
25,4
43,1
11,7
3,1
91,2
1,9
3,5
50,8
4,3
11,9
4,1
3,2
3,8
11,9
9,1
0,8

10


6.3. Phương pháp phân tích tài liệu

Phương pháp phân tích tài liệu là cách xem xét những thông tin có
trong tài liệu để rút ra những thông tin mà có thể đáp ứng cho mục tiêu
nghiên cứu của đề tài. Dựa trên các số liệu điều tra, các thông tin từ các
nguồn như các nghiên cứu trước, các báo cáo trên các tạp chí khoa học…giúp
cho luận văn của mình có thêm những cơ sở, những bằng chứng khoa học
đáng tin cậy.
Luận văn còn dựa trên việc phân tích tài liệu sách, báo, táp chí khoa
học, tài liệu có liên quan do vậy phương pháp phân tích tài liệu là phương
pháp xuyên suốt đề tài nghiên cứu này. Tài liệu chính là nguồn thông tin trả
lời cụ thể những câu hỏi trong bảng hỏi. Thông qua các thông tin nghiên cứu
đã thu thập được tôi đã chọn lọc những số liệu và thông tin về đời sống kinh
tế gia đình đô thị để hoàn thành luận văn của mình.
6.4. Phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin mà người phỏng vấn
tự do hoàn toàn trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn, trong cách sắp đặt trình
tự các câu hỏi nhằm tìm hiểu sâu, hiểu kĩ về một vấn đề nhất định.
Nhằm làm rõ thêm, tìm hiểu sâu về việc tự đánh giá mức độ hài lòng
của người dân về đời sống kinh tế gia đình, tôi đã thực hiện 15 phỏng vấn sâu
tại 15 hộ gia đình hiện tại đang sinh sống trên địa bàn Hà Nội để có thêm
những luận cứ chứng minh cho các giả thuyết nghiên cứu của mình. Cụ thể là
trong nghiên cứu này, đã tiến hành phỏng vấn sâu người dân thuộc các gia
đình có đặc điểm kinh tế, xã hội khác nhau nhằm tìm hiểu về sự hài lòng của
họ về đời sống kinh tế gia đình họ hiện nay như thế nào? Từ đó cho thấy mức
độ hài lòng của người dân đô thị về đời sống kinh tế gia đình họ hiện nay ra
sao, các nguyên nhân sâu xa và yếu tố tác động tới sự hài lòng của người dân
đô thị về đời sống kinh tế của gia đình họ.
11


7. Câu hỏi nghiên cứu.

Với đề tài nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia
đình của người dân đô thị hiện nay tôi đưa ra các câu hỏi nghiên cứu sau:
Người dân đô thị hiện nay hài lòng về đời sống kinh tế gia đình: việc
làm, nghề nghiệp, thu nhập và chi tiêu như thế nào?
Các yếu tố đặc điểm nhân khẩu xã hội có ảnh hướng như thế nào đến
mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của dân đô thị hiện?
Xu hướng biến đổi của mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình
của người dân đô thị như thế nào?
8. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Đa số người dân đô thị rất hài lòng về đời sống kinh tế
gia đình họ. Họ thỏa mãn với nghề nghiệp, thu nhập và mức chi tiêu hiện
nay.
Giả thuyết 2: Các đặc điểm nhân khẩu xã hội: giới tính, độ tuổi, nghề
nghiệp, trình độ học vấn có ảnh hưởng/tác động đến mức độ hài lòng về đời
sống kinh tế gia đình của người dân đô thị hiện nay.
Giả thuyết 3: Trong những năm tới, mức độ hài lòng đề đời sống kinh
tế của người dân đô thị sẽ ngày càng cao và ổn định hơn.

12


9. Khung phân tích

Điều kiện kinh tế
xã hội,
môi trường

Giới

Độ tuổi


Học vấn

Nghề nghiệp

Mức độ hài lòng của
người dân đô thị

Hài lòng về
nghề nghiệp,
việc làm

Hài lòng về
thu nhập

Hài lòng về
chi tiêu

Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và hàm ý khuyến
nghị, thì luận văn có phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài: làm rõ các khái niệm
và cơ sở lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu.
Chương 2: Mức độ hài lòng người dân đô thị về đời sống kinh tế gia
đinh hiện nay dựa trên mức độ hài lòng về nghề nhiệp, việc làm, thu nhập và
chi tiêu và mức sống của gia đình hiện nay.
Chương 3: Đặc điểm nhân khẩu xã hội, các yếu tố ảnh hưởng và xu
13


hướng mức độ hài lòng về đời sống kinh tế của người dân đô thị hiện nay

Trên cơ sở những phân tích của các Chương 1, 2, 3 luận văn sẽ phân
tích những phát hiện chính trong quá trình nghiên cứu, trên cơ sở đó đề xuất
khuyến nghị về việc tác động đến mức độ hài lòng về đời sống kinh tế của
người dân đô thị thành phố Hà Nội hiện nay theo hướng tích cực góp phần ổn
định gia đình, phát triển kinh tế xã hội.

14


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1. Khái niệm công cụ
1.1.1. Sự hài lòng, mức độ hài lòng
Theo Richard L. Oliver “Sự hài lòng là sự phản ứng cảm xúc của chủ
thể đối với việc được đáp ứng những mong muốn, nhu cầu của chính chủ thể
đó”. [23] Philip Kotler và Roberta N. Clarke đã định nghĩa: “Sự hài lòng là
một trạng thái cảm xúc của một người trải nghiệm một vấn đề nào đó hoặc
đạt được các kết quả một cách mỹ mãn như mong đợi”. Theo Zeithaml and
Bitner (2000), sự hài lòng là sự đánh giá về nhu cầu và mong đợi của họ. Sự
hài lòng là các mức độ liên quan đến nhau về những điều mong muốn và
nhận thức được. Mặt khác, Carey, Cambiano and De Vore (2002), tin rằng sự
hài lòng thật sự bao trùm các vấn đề về nhận thức và trải nghiệm của chủ thể
đối với vấn đề họ quan tâm.
Đánh giá hay đo lường về mức độ hài lòng là sự đo lường chủ quan
nhưng lại là một phép đo hữu ích, cung cấp những nhận định mang tính cá
nhân về các khía cạnh cơ bản của cuộc sống.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sự hài lòng. Tuy nhiên, sự hài
lòng theo quan điểm trong nghiên cứu này có thể được giải thích là mức độ
cảm nhận, tự đánh giá sự thỏa mãn, hài lòng của người dân đô thị đối với đời

sống kinh tế của gia đình họ hiện nay.
Sự hài lòng nghề nghiệp, việc làm được hiểu là cảm xúc chủ quan của
các cá nhân đối với nghề nghiệp, việc làm của họ. Nó là cảm giác thỏa mãn
hay không thoản mãn với yêu cầu cơ bản về các yếu tố liên quan đến công
việc của cá nhân mỗi người, sự hài lòng đề nghề nghiệp nói riêng và hài lòng
về đời sống kinh tế nói chung là bao gồm cả xúc cảm, tâm trạng, sự tin tưởng
và thái độ của người đó.
15


Với góc nhìn của Xã hội học, thông qua các quá trình xã hội hóa,
tương tác xã hội, tác động của các thiết chế xung quanh mà các cá nhân học
hỏi và thực hiện các vai trò xã hội. Chính từ đó mỗi cá nhân có thể định hình
cho mình những tiêu chuẩn, chuẩn mực của cá nhân mình. Tuy nhiên, có
những yếu tố môi trường xã hội có tác động đến hệ thống các tiêu chuẩn các
chuẩn mực mà do vậy mỗi cá nhân có sự tự đánh giá và hài lòng với cuộc
sống, đời sống kinh tế của bản thân và gia đình mình.
1.1.2. Đô thị, Người dân đô thị
“Đô thị là không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và
hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp. Đô thị là nơi tập
trung dân cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp sống và làm việc theo kiểu
thành thị”. [8, tr.12 - 48]
Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động
phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung
tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả
nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện, một vùng trong tỉnh hoặc
trong huyện
Khái niệm về đô thị có tính tương đối do sự khác nhau về trình độ phát
triển kinh tế xã hội, hệ thống dân cư mà mỗi nước có quy định riêng tuỳ theo
yêu cầu và khả năng quản lý của mình. Song phần nhiều đều thống nhất lấy

hai tiêu chuẩn cơ bản:


Quy mô và mật độ dân số: Quy mô trên 2000 người sống tập trung,

mật độ trên 3000 người/km2 trong phạm vi nội thị.


Cơ cấu lao động: Trên 65% lao động là phi nông nghiệp.
Đô thị là các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ có số dân từ 2000 người

trở lên và trên 65% lao động là phi nông nghiệp.

16


×