Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa xã hội của cộng đồng người h mông ở sapa, lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ TRÀ MY

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ - XÃ HỘI
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI H’MÔNG
Ở SA PA, LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ TRÀ MY

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ - XÃ HỘI
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI H’MÔNG
Ở SA PA, LÀO CAI

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Anh Tuấn



Hà Nội - 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4
6. Bố cục của luận văn .................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA-XÃ HỘI .............. 7
1.1. Khái quát về hoạt động du lịch.......................................................... 7
1.1.1. Các khái niệm về du lịch ................................................................ 7
1.1.2. Nội dung của hoạt động du lịch ................................................... 10
1.2. Tác động của hoạt động du lịch ....................................................... 12
1.2.1. Khái niệm .................................................................................... 12
1.2.2. Phân loại tác động ....................................................................... 13
1.2.3. Nội hàm của các tác động của hoạt động du lịch ......................... 15
1.3. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội ......................... 26
1.3.1. Tác động đến xây dựng, trang trí nhà cửa.................................... 26
1.3.2. Tác động đến trang phục ............................................................. 26
1.3.3. Tác động đến ẩm thực .................................................................. 27
1.3.4. Tác động đến các mối quan hệ trong gia đình-xã hội ................... 28
1.3.5. Tác động đến văn hóa-nghệ thuật ................................................ 29
1.3.6. Tác động đến cơ cấu kinh tế, phân công lao động........................ 30
1.3.7. Tác động đến ngôn ngữ ................................................................ 30
1.4. Các yếu tố tác động đến việc ảnh hưởng của du lịch tới đời sống

văn hóa-xã hội ......................................................................................... 31


1.4.1. Chính sách phát triển du lịch ....................................................... 31
1.4.2. Nhận thức và ý thức của người dân.............................................. 31
1.4.3. Lưu lượng khách du lịch .............................................................. 32
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA - XÃ HỘI Ở SA PA, LÀO CAI ........................... 34
2.1. Khái quát về hoạt động du lịch ở Sapa, Lào Cai ............................ 34
2.1.1. Sự hình thành và phát triển du lịch ở Sa Pa, Lào Cai .................. 34
2.1.2. Hoạt động kinh doanh du lịch ở Sa Pa-Lào Cai ........................... 36
2.1.3. Vai trò của người H’Mông trong phát triển du lịch ở Sa Pa ........ 42
2.2. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người
H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai ....................................................................... 46
2.2.1. Tác động đến xây dựng, trang trí nhà cửa.................................... 46
2.2.2. Tác động đến trang phục ............................................................. 51
2.2.3. Tác động đến ẩm thực .................................................................. 57
2.2.4. Tác động đến các mối quan hệ trong gia đình- xã hội .................. 62
2.2.5. Tác động đến văn hóa-nghệ thuật ................................................ 65
2.2.6. Tác động đến cơ cấu kinh tế, phân công lao động........................ 69
2.2.7. Tác động đến ngôn ngữ ................................................................ 71
2.3. Đánh giá các tác động của hoạt động du lịch đến đời sống của
người H’Mông tại Sapa .......................................................................... 74
2.3.1. Những tác động tích cực .............................................................. 74
2.3.2. Những tác động tiêu cực và nguyên nhân..................................... 74
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 78
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN
VỮNG NHẰM GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ
VĂN HÓA-XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI H’MÔNG Ở SA PA,

LÀO CAI ..................................................................................................... 79


3.1. Định hướng phát triển du lịch của Sapa, Lào Cai .......................... 79
3.1.1. Định hướng chung ....................................................................... 79
3.1.2. Định hướng cụ thể ....................................................................... 80
3.2. Căn cứ đề xuất các giải pháp ........................................................... 86
3.2.1. Các văn bản ................................................................................. 86
3.2.2. Mục tiêu ...................................................................................... 86
3.3. Các giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Sapa, Lào Cai ........ 87
3.3.1. Bảo đảm quyền lợi kinh tế cho cộng đồng địa phương ................. 87
3.3.2. Thu hút sự tham gia tối đa của cộng đồng địa phương vào hoạt
động du lịch ........................................................................................... 87
3.3.3. Bảo tồn và phát huy nét văn hóa dân tộc truyền thống ................. 88
3.4. Các đề xuất, kiến nghị ...................................................................... 89
3.4.1. Kiến nghị đối với tỉnh Lào Cai và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Lào Cai........................................................................................... 89
3.4.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương ..................................... 92
3.4.3. Kiến nghị đối với doanh nghiệp du lịch........................................ 93
3.4.5. Kiến nghị đối với người dân địa phương ...................................... 93
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 94
KẾT LUẬN .................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 97
PHỤ LỤC................................................................................................... 101


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOT

Built-Operation-Transfer: Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao


BT

Built-Transfer: Xây dựng-Chuyển giao

BTO

Built-Transfer-Operation: Xây dựng-Chuyển giao-Vận hành

ĐH

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

KHXH&NV
ĐVT

Đơn vị tính

FDI

Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội

IUCN

International Union for Conservation of Nature:
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế


KQ

Kết quả

Nxb

Nhà xuất bản

ODA

Official Development Assistance: Hỗ trợ phát triển chính
thức

PV

Phỏng vấn

PVDL

Phục vụ du lịch

QĐ-TTg

Quyết định của Thủ tướng chính phủ

SLPV

Số lượng phỏng vấn


SN

Số người

SNV

The Netherlands Development Organization: Tổ chức phát
triển Hà Lan


ST

Sở thích

Stt

Số thứ tự

UBND

Uỷ ban Nhân dân

UNWTO

The United Nation World Tourism Organization: Tổ chức
Du lịch Thế giới

USD

United States Dollar: Đô la Mỹ


VTOS

Vietnam Tourism Occupational Skills Standards: Tiêu
chuẩn kĩ năng nghề du lịch Việt Nam


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Lượng khách du lịch của Sa Pa giai đoạn 2010 đến năm 2014 ...... 37
Biểu đồ 2.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch của Sa Pa từ năm 2010 đến năm 2014 ..38
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch tại Sa Pa năm 2014 .............. 39
Biểu đồ 2.4. Tổng số lao động trực tiếp trong hoạt động du lịch tại Sa Pa giai
đoạn 2010-2014............................................................................................ 42


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, ngành du lịch được xem như là một trong những ngành kinh
tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Không
những được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều thắng cảnh hùng vĩ, bản sắc văn
hóa truyền thống của dân tộc cũng góp phần tạo nên sức hấp dẫn đối với du
khách trong và ngoài nước. Trên dải đất hình chữ S, hoạt động du lịch ngày
nay không chỉ hình thành và phát triển ở những thành phố lớn, hiện đại mà đã
mở rộng tới các địa bàn vùng sâu, vùng xa, nơi cư trú của một số đồng bào
các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, từ hàng trăm năm trước, Sa Pa đã được ví
như thủ đô mùa hè của miền Bắc. Với bản sắc văn hóa truyền thống, cùng vẻ đẹp
hùng vĩ và khí hậu mát mẻ quanh năm do thiên nhiên ban tặng đã đem đến cho
Sa Pa một sự cuốn hút khó quên. Với thế mạnh về cảnh đẹp, khí hậu và nền văn

hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số, Sa Pa luôn được khách du lịch lựa chọn
như điểm du lịch không thể bỏ qua trong hành trình của họ. Ngoài sự ưu đãi của
thiên nhiên, Sa Pa có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn rất độc đáo. Với 8 tộc
người anh em sống dọc theo sườn núi dãy Hoàng Liên Sơn (Kinh, Mông, Dao,
Tày, Thái, Dáy, Hoa, Xá Phó), sự đa dạng văn hóa và sự giao lưu kết hợp giữa
các dân tộc với nhau đã hình thành nên bản sắc văn hóa đặc trưng riêng của Sa
Pa. Có thể khẳng định, trong những năm gần đây, hoạt động du lịch ở Sa Pa đã
và đang phát triển mạnh, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy
nhiên, hoạt động du lịch cũng đã có những ảnh hưởng đến đời sống của bà con
các dân tộc thiểu số nơi đây, đặc biệt là cộng đồng người H’Mông, chiếm đến
52% dân số của Sa Pa.
Bên cạnh những tác động tích cực của hoạt động du lịch còn có những tác
động tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống của người H’Mông. Vấn đề đặt ra đối với

1


việc phát triển du lịch tại đây là phát huy, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống
tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc nơi đây hướng tới phát triển du lịch bền vững
trở thành một vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu một cách hệ thống.
Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã chọn đề tài Nghiên cứu tác
động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của cộng đồng người
H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu được một số tài liệu liên quan đến
các vấn đề chính của luận văn: tác động của hoạt động du lịch và đời sống văn
hóa-xã hội của đồng bào H’Mông.
Trước đây, đã có nhiều tác giả đưa ra cơ sở lý luận về tác động của hoạt
động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội: tác giả Trần Đức Thanh với cuốn
“Nhập môn khoa học du lịch” (2005); tác giả Trần Thị Mai (chủ biên) với tác

phẩm “Tổng quan du lịch” (2009). Đây là hai trong số các nghiên cứu tiêu
biểu nhất về vấn đề này. Trong các nghiên cứu này, các tác giả đã đưa ra
được các lý luận cơ bản nhất về các tác động của hoạt động du lịch đến nhiều
các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực văn hóa-xã hội.
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau viết
về đồng bào H’Mông, được thể hiện qua sách báo, tạp chí, luận văn, luận án...
Ví dụ như các tác phẩm “Dân tộc Mông ở Việt Nam” (1994) của Cư Hòa Vần
và Hoàng Nam, “Văn hóa H’Mông” (1996) của tác giả Trần Hữu Sơn, “Văn
hóa tâm linh của người H’Mông ở Việt Nam truyền thống và hiện đại” (2006)
của tác giả Vương Duy Quang. Các nghiên cứu trên đây đề cập tới nguồn gốc
của người H’Mông, các đặc điểm liên quan đến đời sống của họ. Các tác phẩm
đưa ra thông tin về đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội của người H’Mông, như:
nhà cửa, ẩm thực, quan hệ xã hội, đời sống kinh tế, ngôn ngữ...
Đối với vấn đề tác động của du lịch đến đời sống của người H’Mông,
đã có một số bài viết ngắn về vấn đề này, tiêu biểu như nghiên cứu “Tác động

2


của du lịch đối với các “giao” (làng) của người H’Mông ở Sa Pa”. Trong bài
viết, tác giả đã chỉ ra một số thực trạng về vấn đề tác động của du lịch đối với
bà con tộc người H’mông và đưa ra được một số giải pháp giải quyết vấn đề
này. Tuy nhiên, bài viết chỉ mới đưa ra sơ lược về thực trạng các tác động một
cách tổng quát, chưa tập trung cụ thể vào lĩnh vực đời sống văn hóa-xã hội, và
cũng chưa có sự phân tích, kết hợp với cơ sở lý luận về các tác động của du
lịch đến đời sống văn hóa-xã hội.
Như vậy, đã có những nghiên cứu liên quan đến đời sống của đồng bào
H’Mông ở Việt Nam cũng như ở Sa Pa và một số bài viết liên quan đến tác
động của du lịch đến tộc người này nhưng chưa có những nghiên cứu đầy đủ
về vấn đề tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người

H’Mông ở Sa Pa. Cho nên, việc lựa chọn đề tài này là cần thiết, có thể đóng
góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học du lịch cũng như trở thành tài liệu
tham khảo sau này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá được thực trạng về tác động của hoạt động du
lịch đến đời sống của người H’Mông trên địa bàn.
- Đề xuất những giải pháp mang tính thực tiễn và khả thi nhằm hướng
vào việc phát triển du lịch bền vững tại đây nhằm góp phần bảo tồn và phát
triển các giá trị văn hóa-xã hội của cộng đồng người H’Mông.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Hệ thống hoá những cơ sở lý luận về tác động của hoạt động du lịch
đến đời sống văn hóa-xã hội.
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch của huyện Sa Pa và những tác
động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người H’Mông tại nơi đây.
- Đưa ra được những định hướng đồng thời đề xuất được những giải
pháp hướng vào việc phát triển du lịch bền vững cho huyện Sa Pa.

3


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác động của hoạt động du lịch tới đời sống
văn hóa-xã hội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, chủ yếu là nghiên
cứu và khảo sát tại các bản của hai xã Lao Chải và San Sả Hồ.
- Về thời gian: số liệu và cứ liệu nghiên cứu chủ yếu trong khoảng thời
gian từ 2010 đến 2014.

- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu tập trung vào nội dung các tác động
của hoạt động du lịch đến cộng đồng người H’Mông.
- Về đối tượng điều tra: Bao gồm các yếu tố liên quan tới hoạt động du
lịch như: cộng đồng dân cư địa phương, chính quyền địa phương và các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Thu thập và xử lý tài liệu
Trong quá trình thực hiện, tác giả đã thu thập và sưu tầm tài liệu tại: Thư
viện Quốc gia, Bảo tàng dân tộc học, Thư viện trường Đại học khoa học xã hội
và nhân văn, Phòng Thông tin-Du lịch huyện Sa Pa, Thư viện Sa Pa.
Thông tin được tìm kiếm chủ yếu từ các tài liệu, kết quả nghiên cứu
trước đó về tộc người H’Mông, về các tác động của hoạt động du lịch và về
hoạt động du lịch tại huyện Sa Pa, bao gồm: sách, báo, tạp chí về du lịch bằng
Tiếng Việt và Tiếng nước ngoài, văn bản pháp luật như Luật du lịch và báo
cáo của chính quyền địa phương cũng như cơ quan quản lý nhà nước về du
lịch tại Sa Pa, Lào Cai.
5.2. Phương pháp điền dã
Tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa, quan sát địa bàn rất nhiều lần,
tuy nhiên điều tra và phỏng vấn chủ yếu được chia làm ba đợt:

4


- Khảo sát đợt 1 (Tháng 03 năm 2014): nhằm mục đích tìm hiểu sơ bộ
về đời sống của bà con H’Mông và hoạt động du lịch diễn ra tại đây. Đợt
khảo sát này tác giả chủ yếu quan sát và chụp hình tại thực địa.
- Khảo sát đợt 2 (Tháng 11 năm 2014): Tìm hiểu và đánh giá thực trạng
đời sống của bà con khi có tác động của hoạt động du lịch. Hoạt động khảo sát
thực địa lần này có kết hợp thêm việc ghi chép, phỏng vấn và điều tra.
- Khảo sát đợt 3 (Tháng 12 năm 2014): tiếp tục quan sát và phỏng vấn.

5.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra xã hội học được thông qua việc điều tra bằng
bảng hỏi và phỏng vấn.
- Sử dụng phiếu điều tra: Đối tượng điều tra được phát phiếu khảo sát
bao gồm cộng đồng dân cư địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
và khách du lịch.
Phiếu khảo sát bao gồm các câu hỏi mở và đóng, chủ yếu điều tra các
thông tin xoay quanh đời sống của bà con H’Mông như: trang phục, ẩm thực, kiến
trúc, quan hệ xã hội, cơ cấu kinh tế... Tác giả đã phát phiếu điều tra gửi tới hơn
200 cư dân, 100 khách du lịch và 50 doanh nghiệp tại địa bàn khảo sát.
- Phỏng vấn: Tác giả đã tiến hành phỏng vấn một số doanh nghiệp lữ
hành, các cán bộ quản lý của chính quyền địa phương tại Sa Pa, cán bộ quản
lý tại Phòng Thông tin-Du lịch huyện Sa Pa, một số người dân tại địa bàn
huyện Sa Pa.
5.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Dựa trên việc sưu tầm các nguồn tài liệu, cùng với các dữ liệu, số liệu
thu thập được, từ đó thực hiện công việc tổng hợp và phân tích tư liệu rồi rút
ra các kết quả nghiên cứu một cách chính xác và đầy đủ nhất.

5


6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
được kết cấu thành ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề liên quan đến tác động của hoạt động du lịch
đến đời sống văn hóa-xã hội
Chương 2: Thực trạng về tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã
hội của người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững nhằm góp phần

bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa-xã hội của cộng đồng người H’Mông
ở Sa Pa, Lào Cai

6


CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TÁC ĐỘNG
CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA-XÃ HỘI

1.1.

Khái quát về hoạt động du lịch

1.1.1. Các khái niệm về du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay thuật ngữ du lịch được sử dụng phổ biến trên thế giới. Tuy
nhiên, dưới mỗi góc độ nghiên cứu của các nhà khoa học lại có những khái
niệm khác nhau về du lịch .
Năm 1985, I.I.Pirôgiơnic đã đưa ra khái niệm du lịch như sau: “Du
lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự
di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ
ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận
thức-văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên,
kinh tế và văn hóa”. [29, tr. 6]
Định nghĩa của Michael Coltman:
“Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình
phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân
sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”. [5, tr. 15]
Có thể thể hiện mối quan hệ đó bằng sơ đồ sau:
Du khách


Nhà cung ứng dịch vụ du lịch

Dân cư sở tại

Chính quyền địa phương

Nguồn: Giáo trình Kinh tế Du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình
phục vụ du khách

7


Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO cũng đưa ra khái niệm: “Du lịch
bao gồm các hoạt động của con người, đến và lưu lại ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình trong vòng không quá 1 năm với mục đích nghỉ
ngơi, giao dịch và các mục đích khác” (UNWTO, 1993).
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là hoạt động của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.1.1.2. Khách du lịch
Vào cuối thế kỷ XVIII khái niệm về khách du lịch đã xuất hiện lần đầu tại
Pháp. Cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về khách du lịch:
Theo Khoản 1 điều 4 Luật du lịch Việt Nam (năm 2005) quy định:
"Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến".
Trong đó, khách du lịch cũng bao gồm:
- Khách du lịch quốc tế: là người nước ngoài, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài

thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
- Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam, người nước ngoài
thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), khách du lịch bao gồm:
- Khách du lịch quốc tế (International tourist): Là một người lưu trú ít
nhất 1 đêm nhưng không quá 1 năm tại một quốc gia khác với quốc gia
thường trú với nhiều mục đích khác nhau ngoài hoạt động để được trả lương
ở nơi đến.
- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Là một người đang sống
trong một quốc gia (không kể quốc tịch nào) đến một nơi khác trong quốc
gia đó (không phải là nơi thường trú) trong thời gian ít nhất 24 giờ và không

8


quá 1 năm với mục đích không phải làm việc để hưởng lương.
1.1.1.3. Các loại hình du lịch
Tùy theo mục đích, yêu cầu, vị trí địa lý, phương tiện đi lại của du
khách mà có rất nhiều cách phân loại các loại hình du lịch khác nhau. Sau
đây là một số loại hình du lịch phân theo mục đích của du khách:
- Du lịch chữa bệnh
- Du lịch nghỉ ngơi
- Du lịch thể thao
- Du lịch văn hóa
- Du lịch công vụ
- Du lịch tôn giáo
- Du lịch thăm hỏi
1.1.1.4. Sản phẩm du lịch
Theo Michael M. Coltman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm
các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình”. [15, tr. 218]

Theo luật du lịch Việt Nam (năm 2005): “ Sản phẩm du lịch là tập
hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong
chuyến đi du lịch”.
Như vậy, hiểu một cách chung nhất, sản phẩm du lịch là sự kết hợp
những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du
lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. [29, tr. 10]
1.1.1.5. Tài nguyên du lịch
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt.
Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ, đến việc hình
thành chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch.
Theo I.I Pirojnik (1985), “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự
nhiên, văn hóa - lịch sử và những thành phần của chúng giúp cho việc phục

9


hồi, phát triển thể lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khỏe của con người
mà chúng được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn
liền với nhu cầu ở thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế kỹ thuật cho phép”.
Theo luật Du lịch Việt Nam (năm 2005) quy định tại điểu 4, chương I
thì “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch
sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân
văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản
để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. [29,
tr. 29-31]
1.1.2. Nội dung của hoạt động du lịch
Theo Luật Du lịch (2005): Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du
lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan đến du lịch.
- Các hoạt động chủ yếu của kinh doanh du lịch

+ Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business)
Là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các
chương trình du lịch trọn gói hay từng phần quảng cáo và bán chương trình
này trược tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ
chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch.
Hoạt động kinh doanh lữ hành được thể hiện qua quá trình chọn lọc các
tài nguyên du lịch về tự nhiên và nhân văn để cấu thành sản phẩm du lịch ở
dạng thô để cuối cùng xây dựng nên các chương trình du lịch (tour). Doanh
nghiệp lữ hành với tư cách là nơi môi giới (bán) các dịch vụ hàng hóa được
sản xuất từ các doanh nghiệp khác, chuyên ngành khác để thu một phần tiền
quỹ tiêu dùng cá nhân của khách du lịch.
Do vậy ta có thể hình dung ra những dịch vụ mà nó có thể cung cấp cho
khách, từ việc đăng kí chỗ ngồi trong các phương tiện vận chuyển (máy bay,

10


tàu hỏa, tàu biển, ô tô…) đến đăng kí tại các cơ sở lưu trú và ăn uống (khách
sạn, nhà hàng…), những cơ sở vui chơi giải trí, thuê hướng dẫn viên, thiết kế
chương trình du lịch (tour), các loại thủ tục, giấy tờ xuất nhập cảnh, visa…
Chương trình du lịch trọn gói được coi là sản phẩm đặc trưng trong
kinh doanh lữ hành. Một chương trình du lịch trọn gói có thể được hoàn thiện
nhiều lần vào những thời điểm khác nhau.
+ Kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống:
Cơ sở tạo nên hoạt động này là hệ thống các khách sạn, nhà hàng hoặc
các loại hình lưu trú khác như: Motel, Camping… với nhiều cấp hạng, quy
mô khác nhau. Do nhu cầu tự nhiên, du khách muốn đảm bảo cho sự tồn tại
của mình tại nơi đến, khi đã ra ngoài vùng cư trú thường xuyên, họ cần có nơi
nghỉ sau ngày di chuyển. Nếu đặt trong tổng thể kinh doanh du lịch, kinh
doanh khách sạn là công đoạn phục vụ tiếp nối khách du lịch để hị hoàn thành

chương trình du lịch đã chọn. Khách sạn-nhà hàng cùng các cơ sở lưu trú
khác cần quan hệ chặt chẽ với các hãng lữ hành nơi có nguồn khách du lịch.
Ngược lại, muốn thực hiện kế hoạch đưa đón khách đi đến các điểm tham
quan thì doanh nghiệp lữ hành phải chủ động ký kết hợp đồng ăn nghỉ cho du
khách tại các khách sạn, nhà hàng ở các điểm dừng chân mỗi ngày.
+ Kinh doanh dịch vụ vận chuyển:
Du lịch là sự vận động, di chuyển đến các điểm tham quan nên sản
phẩm du lịch thường được sử dụng tại vùng cách xa nơi lưu trú của khách,
bản thân sản phẩm du lịch không thể mang đi mang lại, phải tiêu dùng tại chỗ
“sản xuất” ra chúng, tức là nơi có tài nguyên. Do vậy những doanh nghiệp
vận chuyển được hình thành để đưa khách đến các điểm du lịch khác nhau.
Trên thực tế, du khách không phải tự lo đến vấn đề này, mà việc cung
cấp và sử dụng dịch vụ vận chuyển đều do hãng lữ hành nơi du khách mua
chương trình du lịch đảm nhiệm. Tùy theo chương trình tour, khách có thể lựa

11


chọn phương tiện vận chuyển hiện đại như : máy bay, tàu hỏa, tàu thủy,
nhưng phổ biến là ô tô du lịch… hay các phương tiện thô sơ nhưng thích thú
như: cưỡi voi, lạc đà, xe ngựa, xích lô… thậm chí cả võng cáng theo lối đi lại
cổ xưa.
+ Kinh doanh dịch vụ bổ sung:
Nhu cầu du khách hết sức đa dạng, ngoài những dịch vụ cơ bản như lưu
trú, ăn uống còn có thêm hàng loạt dịch vụ bổ sung như đặt vé máy bay, xem
múa rối nước, làm thủ tục visa… Khách du lịch không chỉ mong muốn đi
thăm thú đơn thuần mà còn muốn chuyến đi của mình thực sự bổ ích phong
phú, cuối cùng là đảm bảo những yêu cầu tối thiểu nhất của cuộc sống như ở
nhà và trên mức đó.
Tại các nước du lịch phát triển, chi tiêu cho các dịch vụ bổ sung chiếm

một phần không nhỏ trong tổng chi phí của du khách. Kinh doanh dịch vụ bổ
sung là loại hình không thể thống kê đầy đủ bởi nó luôn luôn thay đổi và nảy
sinh. Để thu hút khách và tăng thu nhập, các hãng du lịch luôn tìm mọi cách để
đa dạng hóa các loại hình kinh doanh này bằng việc tăng cường bổ sung, cải tiến
các hình thức dịch vụ, đặc biệt là các cơ sở lưu trú.
1.2. Tác động của hoạt động du lịch
1.2.1. Khái niệm
Du lịch là một ngành tổng hợp và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác
nhau của đời sống. Ngoài ra, đây là một ngành kinh tế tổng hợp được thực
hiện và kết hợp bởi nhiều bên liên quan. Đặc biệt, hoạt động du lịch có sự tác
động qua lại với các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường. Trong
quá trình phát triển, các tác động này được thể hiện qua hai khía cạnh: tích
cực và tiêu cực. Do đó, cần hiểu rõ vấn đề này để từ đó phát huy tối đa những tác
động tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch.

12


1.2.2. Phân loại tác động
Tác động của du lịch chủ yếu được chia làm ba loại: tác động của du
lịch đến kinh tế, tác động của du lịch đến văn hóa-xã hội và tác động của du
lịch đến môi trường.
1.2.2.1. Tác động của du lịch đến kinh tế
Như đã đề cập, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, được thực hiện
và kết hợp bởi nhiều bên liên quan. Chính vì vậy, ngành kinh tế này có mối
liên hệ chặt chẽ với một số ngành kinh tế khác. Do đó, có thể thấy rằng du
lịch đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế.
Tác động kinh tế là những lợi ích và chi phí trực tiếp và gián tiếp về
kinh tế nhận được từ sự phát triển và sử dụng các tiện nghi và dịch vụ du lịch.
Các tác động về kinh tế của hoạt động du lịch chủ yếu bao gồm tác động trực

tiếp và tác động gián tiếp.
Tác động trực tiếp là những tác động kinh tế đến các ngành liên quan
trực tiếp đến hoạt động du lịch. Ví dụ, sự gia tăng số lượng khách lưu trú qua
đêm tại khách sạn sẽ trực tiếp làm tăng doanh số bán hàng trong lĩnh vực
khách sạn.
Tác động gián tiếp là tác động ảnh hưởng đến các ngành cung ứng vật
tư, hàng hóa cơ bản phục vụ cho các ngành liên quan đến hoạt động du lịch.
Ví dụ như, nước uống và khăn lạnh là hai loại hàng hóa bình thường, nhưng
khi được cung ứng cho các tour du lịch của các công ty lữ hành, chúng cũng
trở thành hai loại hàng hóa phục vụ du lịch.
1.2.2.3. Tác động của du lịch đến văn hóa-xã hội
Văn hóa xã hội bao gồm những quy tắc ứng xử trong gia đình, cộng
đồng, xã hội, các quy tắc xã hội về hôn lễ, tang ma, hôn nhân, các thiết chế
văn hóa, xã hội… Đây cũng là những yếu tố mà ngành du lịch có thể đưa vào
khai thác phục vụ cho hoạt động của ngành. Ngoài ra, yếu tố này cũng là một

13


trong những điểm hấp dẫn đối với khách du lịch. Thông qua hoạt động du
lịch, du khách có thể hiểu biết them về đời sống văn hóa-xã hội tại điểm đến
du lịch, giúp họ mở mang thêm kiến thức xã hội.
Văn hóa là một hiện tượng lịch sử, mỗi xã hội đều có nền văn hóa
tương ứng với nó. Mỗi dân tộc khác nhau thì có nền văn hóa-xã hội khác
nhau, các thói quen sinh hoạt như ăn, mặc, ở cũng khác nhau.
Du lịch là hoạt động thực tiễn xã hội của con người. Nó có mối liên hệ
mật thiết với văn hóa xã hội.
Cùng với đà phát triển của du lịch, những thay đổi về mặt xã hội là
không thể tránh khỏi, đặc biệt ở những địa điểm mà số lượng du khách tăng
nhanh chóng và chiếm một tỷ lệ lớn so với dân số địa phương. Những nhân tố

khác như mức độ đô thị hoá, tầm ảnh hưởng của các chuẩn mực xã hội tại địa
phương cũng góp phần chi phối tác động của du lịch trong khu vực.
1.2.2.3. Tác động của du lịch đến môi trường
Hoạt động du lịch luôn gắn liền với việc khai thác các tài nguyên của
môi trường tự nhiên như song núi ruộng đồng, cảnh đẹp thiên nhiên, biển cả
đồi núi… cùng với các tài nguyên văn hóa, nhân văn. Song song với quá trình
khai thác, hoạt động du lịch đôi khi còn tạo nên môi trường nhân tạo như
công viên giải trí, bảo tàng, làng văn hóa…trên nền tảng tập hợp của một hay
nhiều đặc tính của môi trường nhân văn như một ngọn núi, một quả đồi hay
một khúc sông. Do đó, ngành du lịch có những tác động khác nhau tới môi
trường. Các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động du lịch nói riêng đều có
tác động đến tài nguyên và môi trường. Những hoạt động này đều ảnh hưởng
đến tài nguyên môi trường, có thể là ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực.
Tác động đến môi trường là những ảnh hưởng (xấu hay tốt) do hoạt
động phát triển du lịch gây ra cho môi trường, bao gồm các yếu tố môi trường
tự nhiên cũng như các yếu tố môi trường xã hội-nhân văn.

14


1.2.3. Nội hàm của các tác động của hoạt động du lịch
Du lịch là một ngành mang tính tổng hợp, với sự kết hợp chặt chẽ giữa
nhiều ngành khác nhau. Do đó, trong quá trình phát triển, hoạt động du lịch đã
có sự tác động mạnh mẽ lên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, văn hóa-xã hội
và môi trường.
1.2.3.1. Tác động của du lịch đến kinh tế
- Tác động tích cực
+ Du lịch đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phấm quốc nội (GDP)
của các quốc gia.
Du khách đi đây đi đó, tiêu xài và trở thành nguồn đóng góp quan trọng

cho nền kinh tế các nước, cụ thể là năm 2013, số tiền chi tiêu của du khách
quốc tế đạt 1.159 tỉ USD, tức nhiều hơn năm 2012 đến 81 tỉ USD (theo
UNWTO). Nếu tính tổng giá trị mà ngành du lịch tạo ra theo hình thức giá trị
xuất khẩu, thì ra con số rất đáng nể: 1,4 ngàn tỉ USD, bằng 6% tổng giá trị
hàng hóa xuất khẩu của thế giới.
+ Tham gia tích cực vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các
vùng của một quốc gia. Trong một quốc gia có nhiều vùng, nhiều khu vực
khác nhau với trình độ kinh tế khác nhau. Hoạt động du lịch, mà cụ thể ở đây
là du lịch nội địa, có tác dụng điều hòa nguồn vốn, làm giảm chênh lệch kinh
tế cũng như kích thích sự tăng trưởng, phát triển kinh tế ở các vùng kém phát
triển hơn.
+ Du lịch góp phầnvào việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế của
nhiều quốc gia trên thế giới. Rõ ràng là thông qua hoạt động du lịch, thu nhập
ngoại tệ của các quốc gia tăng lên đáng kể. Bởi vì khi đi du lịch nước ngoài,
một điều tất yếu là khách du lịch sẽ phải chuẩn bị một khoản tiền của quốc gia
đến và tiền tệ của đất nước họ.

15


Ngược lại với việc làm tăng ngoại tệ với quốc gia đến, du lịch sẽ làm
cán cân chi ngoại tệ nghiêng về quốc gia có khách đi du lịch nước ngoài.
- Khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài:
Trong hoàn cảnh hiện nay, khi nguồn vốn tích luỹ nội bộ từ nền kinh tế
còn hạn hẹp thì việc huy động nguồn vốn đầu tư bên ngoài là một nhu cầu tất
yếu và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong các nguồn vốn đầu tư bên ngoài,
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò chủ đạo.
+ Tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương và quốc gia
Nghĩa vụ thuế từ hoạt động du lịch cũng góp phần làm tăng ngân sách
nhà nước. Thuế trong ngành du lịch bao gồm thuế trực tiếp và thuế gián tiếp.

Thuế trực tiếp là thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập của các đơn vị kinh
doanh du lịch. Thuế gián tiếp là thuế giá trị gia tăng do khách du lịch đóng
góp. Ở cấp độ doanh nghiệp, thuế ảnh hưởng đến nguồn vốn cho đầu tư, quyết
định về giá bán ra thị trường. Ở cấp độ hộ gia đình, các loại thuế trực tiếp ảnh
hưởng đến thu nhập dành cho du lịch.
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới, thuế trực tiếp từ du lịch tại
Mỹ chiếm 3,2 % tổng số thuế thu được.
+ Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác
Du lịch là một ngành tổng hợp, đòi hỏi sự kết hợp với các ngành liên
quan. Du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành khác nhau: hàng
không, giao thông vận tải, xây dựng…
- Tác động tiêu cực
+ Du lịch phát triển gây sức ép với cơ sở hạ tầng, tăng chi phí cho các
dịch vụ công như công an, cứu hỏa, dịch vụ y tế.
+ Ngành du lịch là ngành dịch vụ nên việc tiêu thụ sản phẩm phụ
thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan và chủ quan. Vì vậy, việc đảm bảo
doanh thu và phát triển ổn định của ngành du lịch là khó khăn hơn so với các

16


ngành sản xuất khác. Hơn nữa, sự rủi ro trong đầu tư vào hoạt động du lịch
cao hơn so với các ngành khác. Ngành du lịch rất dễ bị ảnh hưởng và chi
phối bởi những tác nhân bên ngoài (kinh tế, chính trị, xã hội, tự nhiên). Ví dụ
như các đại dịch cúm gà H5N1 hay Ebola làm cho lượng khách du lịch quốc
tế suy giảm, làm giảm doanh thu của ngành du lịch. Để phát triển các loại
hình du lịch giải trí, sân golf… thì cần phải sử dụng một quỹ đất khá lớn.
Điều này có thể làm ảnh hưởng đến diện tích đất dùng cho nông nghiệp, công
nghiệp hoặc một số ngành khác.
+ Du lịch phát triển gây ra tình trạng lạm phát cục bộ hay giá cả hàng

hóa tăng cao, vượt quá khả năng chi tiêu của người dân địa phương, kể cả
những người dân mà thu nhập của họ không liên quan đến du lịch.
+ Phát triển du lịch quá nhanh và không bền vững sẽ dẫn tới sự lệ thuộc
kinh tế của cộng đồng dân cư vào du lịch
1.2.3.2. Tác động của du lịch đến văn hóa-xã hội
- Tác động tích cực
+ Sự phát triển của du lịch góp phần bảo tồn di sản văn hóa quốc gia.
Khi hoạt động du lịch diễn ra, các cấp, ban ngành liên quan sẽ có sự quan tâm
và đầu tư vào việc bảo tồn các di sản văn hóa trong du lịch hơn.
+ Du lịch góp phần quảng bá, giới thiệu văn hóa của từng quốc gia ra
toàn thế giới. Thông qua du lịch, hình ảnh, văn hóa của các quốc gia được
quảng bá rộng rãi, được nhiều quốc gia khác biết đến. Ví dụ như nói đến
Nhật Bản người ta nghĩ đến hoa anh đào, đến Pháp không thể không ghé
thăm Tháp Eiffel, hay hình ảnh Vạn lý trường thành là một trong những hình
ảnh tiêu biểu của Trung Quốc…
+ Du lịch góp phần củng cố lòng tự hào dân tộc, phát huy văn hóa
truyền thống, thúc đẩy việc giữ gìn bản sắc văn hóa. Trong một tour trọn gói,
hướng dẫn viên du lịch, ngoài việc đại diện công ty sắp xếp và thực hiện các

17


×