Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

ảnh hưởng của các nhóm vi khuẩn dại cỏ lên gas volume tủ lệ tiêu hóa của một số phụ phẩm nông nghiệp trong điều kiện invitro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP
NGHI & SINH HỌC ỨNG DỤNG
------

------

TRƯƠ
TRƯƠNG MINH TRƯỜNG

ẢNH HƯỞNG
ỞNG CỦA
C
CÁC NHÓM VI KHU
KHUẨN
DẠ CỎ LÊN
ÊN GAS VOLUME, TỶ LỆ TIÊU
ÊU HÓA
CỦA MỘT
ỘT SỐ PHỤ PHẨM
M NÔNG NGHIỆ
NGHIỆP
TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: Thú y

CẦN THƠ 12/2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA NÔNG NGHIỆP
NGHI & SINH HỌC ỨNG DỤNG
------

------

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: Thú y

ẢNH HƯỞNG
ỞNG CỦA
C A CÁC NHÓM VI KHUẨ
KHUẨN
DẠ CỎ LÊN
ÊN GAS VOLUME,
VOL
TỶ LỆ TIÊU
ÊU HÓA
CỦA MỘT
ỘT SỐ PHỤ PHẨM
M NÔNG NGHIỆ
NGHIỆP
TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO

HƯỚNG DẪN
N KHOA HỌC
H
Ths. Phạm Hoàng
àng Dũng
D


SINH VIÊN THỰC
ỰC HIỆN
Trương Minh Trường
MSSV: LT11674
Lớp: Thú y – K37 (CN1167L1)

CẦN THƠ 12/2013


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Lời cam đoan

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Ban lãnh đạo Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, các thầy cô
trong Bộ môn Thú Y, Trường Đại học Cần Thơ.
Em tên: TRƯƠNG MINH TRƯỜNG
MSSV: LT11674
Ngành: Thú Y – Khóa 37
Xin cam đoan đề tài “Ảnh hưởng của các nhóm vi khuẩn dạ cỏ lên gas
volume, tỷ lệ tiêu hóa của một số phụ phẩm nông nghiệp trong điều kiện in vitro”
là công trình nghiên cứu của bản thân. Tất cả các số liệu, kết quả được trình bày
trong luận văn tốt nghiệp này là trung thực và chưa từng được ai công bố ở bất kỳ
công trình nghiên cứu nào trước đây.
Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2013
SINH VIÊN THỰC HIỆN
(Ký ghi họ tên)

Trương Minh Trường


Trang i


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Lời cảm ơn

LỜI CẢM ƠN
Trải qua chương trình đào tạo 2 năm tại Khoa NN & SHƯD, Trường Đại học
Cần Thơ, tôi đã tích lũy được nhiều kiến thức cho mình. Ngoài sự phấn đấu của bản
thân còn nhờ vào sự tận tình dạy bảo, giúp đỡ và ủng hộ của gia đình, thầy cô và
bạn bè giúp tôi có được những thuận lợi nhất định trong học tập và trong quá trình
làm luận văn.
Vì vậy, nhân đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến:
Trước tiên là ông bà, cha mẹ của tôi là những người đã sinh thành chăm lo cho
tôi, để tôi mới có được như ngày hôm nay.
Tất cả quí thầy cô trong Bộ môn Thú y, Bộ môn Chăn nuôi luôn giảng dạy tận
tình và cung cấp cho tôi những kiến thức quí báu, giúp ích cho tôi trong quá trình
tôi học tập, cũng như thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình.
Xin gởi lời chân thành và sâu sắc đến thầy Hồ Quảng Đồ thầy luôn quan tâm,
hướng dẫn, chỉ dạy tận tình, giúp tôi hoàn thành tốt luận văn của mình.
Thầy Phạm Hoàng Dũng quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn.
Thầy Trần Ngọc Bích cố vấn học tập đã quan tâm và chỉ bảo trong quá trình
học tập 2 năm qua.
Anh Võ Phương Ghil đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình
làm thí nghiệm.
Bạn Nguyễn Tường Vi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm thí nghiệm.
Xin chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe và thật hạnh phúc trong cuộc
sống.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả gia đình, thầy cô và bạn bè!

Trang ii


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Tóm lược

TÓM LƯỢC
Đề tài nghiên cứu: “ Ảnh hưởng của các nhóm vi khuẩn dạ cỏ lên gas
volume, tỷ lệ tiêu hóa của một số phụ phẩm nông nghiệp trong điều kiện in vitro”
được thực hiện tại phòng Chăn nuôi Tiên Tiến E103 – Bộ môn Chăn nuôi, Khoa
Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Đề tài gồm có 3 thí
nghiệm.
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng bổ sung vi khuẩn vào thức ăn thân lá cây bắp lên sự
sinh khí và tiêu hóa DMD (%) bằng phương pháp in vitro.
Thí nghiệm 2:Ảnh hưởng bổ sung vi khuẩn vào thức ăn rơm lên sự sinh khí và
tiêu hóa DMD (%) bằng phương pháp in vitro.
Thí nghiệm 3:Ảnh hưởng bổ sung vi khuẩn vào thức ăn bã mía lên sự sinh khí
và tiêu hóa DMD (%) bằng phương pháp in vitro.
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 5 nghiệm thức
với 3 lần lặp lại.
* NT đối chứng: Không bổ sung vi khuẩn dạ cỏ
* NT1: Bổ sung vi khuẩn dạ cỏ bò
* NT2: Bổ sung vi khuẩn dạ cỏ trâu
* NT3: Bổ sung vi khuẩn dạ cỏ cừu
* NT4: Bổ sung vi khuẩn dạ cỏ dê
Kết quả thí nghiệm:
Qua các thí nghiệm trên kết quả đều cho thấy khi bổ sung vi khuẩn vào thì

tổng lượng khí sinh ra và tỷ lệ tiêu hóa đều tăng, tổng lượng khí sinh ra trên gDM
đều giảm.
Ở thí nghiệm 1: Thân lá cây bắp sau khi bổ sung vi khuẩn trâu thì lượng khí
sinh ra trên 2 gDM mẫu từ 108,75 ml tăng lên 154,00 ml và tỷ lệ tiêu hóa tăng lên
23,5 % lên 44,5 %. Ngược lại thì tổng lượng khí sinh ra trên gDM tiêu hóa lại giảm
từ 463,79 ml xuống 346,79 ml.
Ở thí nghiệm 2: Rơm sau khi bổ sung vi khuẩn trâu thì lượng khí sinh ra trên 2
gDM mẫu từ 107,50 ml tăng lên 153,25 ml và tỷ lệ tiêu hóa tăng lên 20,50 % lên
Trang iii


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Tóm lược

42,50 %. Tổng lượng khí sinh ra trên gDM tiêu hóa lại giảm từ 525,84 ml xuống
361,61 ml.
Ở thí nghiệm 3: Bã mía sau khi bổ sung vi khuẩn trâu thì lượng khí sinh ra
trên 2 gDM mẫu từ 101,75 ml tăng lên 154,75 ml và tỷ lệ tiêu hóa tăng từ 20,00 %
lên 42,25 %. Tổng lượng khí sinh ra trên gDM tiêu hóa lại giảm từ 510,88ml xuống
367,12 ml.

Trang iv


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Mục lục

MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................................... ii
TÓM LƯỢC ......................................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................................ viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ....................................................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................................. x
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. xi
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................... 1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................................. 2
2.1. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA CỦA GIA SÚC NHAI LẠI .................................................................. 2
2.1.1. Bộ máy tiêu hóa ....................................................................................................................... 2
2.1.1.1. Miệng .................................................................................................................................. 2
2.1.1.2. Thực quản ........................................................................................................................... 3
2.1.1.3. Dạ dày và rãnh thực quản.................................................................................................. 3
2.1.1.4. Tuyến nước bọt .................................................................................................................. 4
2.1.1.5. Ruột ..................................................................................................................................... 5
2.1.2. Hệ sinh thái dạ cỏ .................................................................................................................... 5
2.1.2.1. Môi trường sinh thái dạ cỏ ................................................................................................ 5
2.1.2.2. Hệ vi sinh vật dạ cỏ ........................................................................................................... 7
2.1.2.3. Nhu cầu dinh dưỡng của vi sinh vật dạ cỏ ....................................................................... 9
2.1.2.4. Tương tác vi sinh vật trong dạ cỏ .................................................................................... 11
2.1.2.5. Thành phần dưỡng chất có trong dịch dạ cỏ .................................................................. 13
2.1.3. Vai trò pH trong dạ cỏ ............................................................................................................ 14
2.1.4. Vai trò NH3 trong quá trình lên men dịch dạ cỏ .................................................................. 15
2.2. SƠ LƯỢC VỀ TỶ LỆ TIÊU HÓA Ở GIA SÚC NHAI LẠI ...................................................... 16
2.2.1. Các cách xử lý thức ăn ........................................................................................................... 16
2.2.1.1. Xử lý vật lý ........................................................................................................................ 16


Trang v


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Mục lục

2.2.1.2. Xử lý sinh học ................................................................................................................... 16
2.2.1.3. Xử lý hóa học .................................................................................................................... 16
2.2.2. Số tiêu hóa ............................................................................................................................... 16
2.2.3. Hệ số tiêu hóa thật .................................................................................................................. 17
2.3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ TIÊU HÓA .................................................... 17
2.3.1. Đánh giá chất lượng thức ăn thô bằng TLTH in vivo .......................................................... 17
2.3.2. Đánh giá chất lượng thức ăn thô bằng TLTH in vitro ......................................................... 17
2.3.3. Đánh giá chất lượng thức ăn thô bằng sinh khí in vitro ...................................................... 18
2.3.3.1. Mô tả chung ....................................................................................................................... 18
2.3.3.2. Nguyên lý sinh khí ............................................................................................................ 19
2.3.3.3. Vai trò của sinh khí in vitro ............................................................................................. 19
2.3.4. Quá trình tiêu hóa các thành phần của thức ăn .................................................................... 20
2.3.4.1. Tiêu hóa chất xơ (Cacbohydrat vách tế bào) .................................................................. 20
2.3.4.2. Tiêu hóa tinh bột và đường .............................................................................................. 21
2.3.4.3. Tiêu hóa Protein ................................................................................................................ 21
2.3.4.4. Tiêu hóa chất béo .............................................................................................................. 22
2.4. THỰC LIỆU THÍ NGHIỆM .......................................................................................................... 24
2.4.1. Thân lá cây bắp sau thu hoạch ............................................................................................... 24
2.4.2. Rơm rạ ..................................................................................................................................... 24
2.4.3. Bã mía ...................................................................................................................................... 25
2.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN LẬP TÌM RA CÁC NHÓM VI KHUẨN PHÂN GIẢI XƠ ............ 26
2.6. ẢNH HƯỞNG CỦA VI KHUẨN PHÂN GIẢI THÂN LÁ CÂY BẮP, RƠM VÀ BÃ
MÍA TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO ................................................................................................. 27

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 29
3.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............................................................................. 29
3.1.1. Địa điểm .................................................................................................................................. 29
3.1.2. Thời gian ................................................................................................................................. 29
3.2. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 29
3.2.1. Dụng cụ dùng để lấy dịch dạ cỏ của bò ................................................................................ 29
3.2.2. Thiết bị và dụng cụ dùng để thí nghiệm ............................................................................... 29
3.3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM .......................................................................... 30
Trang vi


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Mục lục

3.3.1. Bố trí thí nghiệm ..................................................................................................................... 30
3.3.1.1. Thí nghiệm 1 ..................................................................................................................... 30
3.3.1.2. Thí nghiệm 2 ..................................................................................................................... 30
3.3.1.3. Thí nghiệm 3 ..................................................................................................................... 30
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................................... 31
3.3.3. Tiến hành thí nghiệm.............................................................................................................. 31
3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THỐNG KÊ ........................................................................................ 33
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................................................... 34
4.1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THỨC ĂN THÍ NGHIỆM .................................................. 34
4.2. THÍ NGHIỆM 1 .............................................................................................................................. 35
4.2.1. Ảnh hưởng của bổ sung vi khuẩn lên hàm lượng N-NH3 (mg/l), pH của thân lá
cây bắp .......................................................................................................................................................... 36
4.2.2. Ảnh hưởng của bổ sung vi khuẩn lên TLTH DM, ADF, NDF, ADL (%) ........................ 37
4.3. THÍ NGHIỆM 2 .............................................................................................................................. 39
4.3.1. Ảnh hưởng của bổ sung vi khuẩn lên hàm lượng N-NH3 (mg/l), pH của rơm ................. 40

4.3.2. Ảnh hưởng của bổ sung vi khuẩn lên TLTH DM, ADF, NDF, ADL (%) ........................ 41
4.4. THÍ NGHIỆM 3 .............................................................................................................................. 43
4.4.1. Ảnh hưởng của bổ sung vi khuẩn lên hàm lượng N-NH3 (mg/l), pH của bã mía ............. 44
4.4.2. Ảnh hưởng của bổ sung vi khuẩn lên TLTH DM, ADF, NDF, ADL (%) ........................ 45
Chương 5: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ ................................................................................................. 48
5.1. KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 48
5.2. ĐỀ NGHỊ ......................................................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 49
PHỤ CHƯƠNG HÌNH ẢNH ............................................................................................................. 54
PHỤ CHƯƠNG ................................................................................................................................... 56

Trang vii


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Danh mục hình

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cấu tạo đường tiêu hóa gia súc nhai lại..................................................................................... 2
Hình 2.2: Cấu tạo dạ dày gia súc nhai lại ................................................................................................... 5
Hình 2.3: Sơ đồ các chất dinh dưỡng cần thiết cho tổng hợp vi sinh vật dạ cỏ ...................................... 9
Hình 2.4: Sơ đồ liên quan giữa pH và hoạt lực của các nhóm vi sinh vật dạ cỏ ................................... 12
Hình 2.5: Sơ đồ tiêu hóa cacbohydrate (CHO) ở bò ................................................................................ 21
Hình 2.6: Sơ đồ quá trình tiêu hóa và phân giải protein .......................................................................... 22
Hình 2.7: Sơ đồ chuyển hóa lipid ở bò ...................................................................................................... 23
Hình 2.8: Rơm ............................................................................................................................................. 54
Hình 2.9: Thân lá cây bắp sau thu hoạch .................................................................................................. 54
Hình 2.10: Bã mía xay nhuyễn ................................................................................................................... 54

Hình 2.11: Thực liệu thí nghiệm ................................................................................................................ 54
Hình 3.1: Lọc dịch dạ cỏ qua 4 lớp muslin ............................................................................................... 54
Hình 3.2: Đo pH .......................................................................................................................................... 54
Hình 3.3: Sục khí CO2 trong dung dịch đệm ............................................................................................ 55
Hình 3.4: Bình ủ thực liệu .......................................................................................................................... 55
Hình 3.5: Chủng vi khuẩn ........................................................................................................................... 55
Hình 3.6: Ủ thực liệu ................................................................................................................................... 55
Hình 3.7: Đo khí sinh ra sau khi ủ ............................................................................................................. 55
Hình 3.8: Lọc mẫu sau khi ủ ............................................................................................ 55

Trang viii


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Danh mục biểu đồ

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ biểu thị lượng khí sinh ra của thân lá cây bắp ...................................................... 35
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ biểu thị TLTH của các dưỡng chất trong thí nghiệm (%) ................................... 38
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ biểu thị lượng khí sinh ra của rơm ......................................................................... 39
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ biểu thị TLTH của các dưỡng chất trong thí nghiệm (%) ................................... 42
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ biểu thị lượng khí sinh ra của bã mía .................................................................... 43
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ biểu thị TLTH của các dưỡng chất trong thí nghiệm (%) ................................... 46

Trang ix


Luận văn Tốt nghiệp Đại học


Danh mục bảng

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Lượng cân hóa chất có trong một lít dung dịch đệm .............................................................. 31
Bảng 4.1: Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm (%).................................................................... 34
Bảng 4.2: Ảnh hưởng bổ sung vi khuẩn vào thức ăn của thân lá cây bắp lên sự sinh khí và
tiêu hóa DMD (%) ....................................................................................................................................... 35
Bảng 4.3: Hàm lượng N-NH3 (mg/l), pH sinh ra trong từng nghiệm thức ............................................. 36
Bảng 4.4: TLTH DM, ADF, NDF, ADL (%) của các nghiệm thức ....................................................... 37
Bảng 4.5: Ảnh hưởng bổ sung vi khuẩn vào thức ăn của rơm lên sự sinh khí và tiêu hóa DMD
(%) ................................................................................................................................................................ 39
Bảng 4.6: Hàm lượng N-NH3 (mg/l), pH sinh ra trong từng nghiệm thức............................................. 40
Bảng 4.7: TLTH DM, ADF, NDF, ADL (%) của các nghiệm thức ....................................................... 41
Bảng 4.8: Ảnh hưởng bổ sung vi khuẩn vào thức ăn của bã mía lên sự sinh khí và tiêu hóa
DMD (%) ..................................................................................................................................................... 43
Bảng 4.9: Hàm lượng N-NH3 (mg/l), pH sinh ra trong từng nghiệm thức............................................. 44
Bảng 4.10: TLTH DM, ADF, NDF, ADL (%) của các nghiệm thức ..................................................... 45

Trang x


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Danh mục những từ viết tắt

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Các ký hiệu, từ viết tắt


Ý nghĩa

ADF

Xơ axít (Acid detergent fiber)

Ash

Khoáng tổng số (Total ash)

ABBH

Axít béo bay hơi

CP

Đạm thô (Crude protein)

DM (VCK)

Vật chất khô (Dry matter)

NDF

Xơ trung tính (Neutral detergent fiber)

NT

Nghiệm thức


OM

Vật chất hữu cơ (Organic matter)

P

Xác suất (Probabbility)

g

Gram

SEM

Sai số chuẩn trung bình (Standard error mean)

TLTH

Tỷ lệ tiêu hóa

VSV

Vi sinh vật

NPN

Đạm phi Protein

ATP


Năng lượng

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change

ADL

Lignin( Acid detergent lignin)

Trang xi


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Chương 1: Đặt vấn đề

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình tiêu hóa, gia súc nhai lại thải ra khí CH4, CO2, H2S, NH3,…Đó
là những chất khí góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính. Theo tổ chức liên chính phủ
về biến đổi khí hậu (IPCC) thì CH4 là chất khí có tác dụng gây hiệu ứng nhà kính
cao gấp 20 lần so với khí CO2. Kỹ thuật gas production được sử dụng ngày càng
nhiều để nghiên cứu gián tiếp tiêu hóa xơ ở bò (Menken và Steingass, 1988) bởi vì
xellulozo và các loại xơ khác bị lên men yếm khí bởi các vi sinh vật dạ cỏ tạo ra các
axid béo bay hơi, CH4, CO2 và một lượng nhỏ khí H2 (Schofield và et at 1994).
Lượng khí CO2, CH4, H2 do lên men yếm khí khi ủ thức ăn với dịch dạ cỏ trong
điều kiện in vitro có tương quan chặt chẽ với tỷ lệ tiêu hóa và vì vậy cũng có tương
quan chặt với giá trị năng lượng của thức ăn (Menke và et at, 1979).
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tốc độ tạo sinh khối ở vi sinh vật cao gấp
hàng ngàn lần so với động vật và thực vật. Do đó việc tuyển chọn vi khuẩn dạ cỏ

gia súc nhai lại để nâng cao khả năng phân giải phụ phẩm nông nghiệp trong điều
kiện in vitro là vấn đề cần thiết làm cơ sở vững chắc cho nghiên cứu ứng dụng giảm
sự ô nhiễm môi trường từ phụ phẩm nông nghiệp và tạo chế phẩm sinh học tăng
năng suất chăn nuôi.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh
hưởng của các nhóm vi khuẩn dạ cỏ lên gas volume, tỷ lệ tiêu hóa của một số phụ
phẩm nông nghiệp trong điều kiện in vitro”
Mục đích yêu cầu
Đánh giá ảnh hưởng của nhóm vi khuẩn dạ cỏ đến gas volume và tỷ lệ tiêu hóa (%)
của một số phụ phẩm nông nghiệp trong điều kiện in vitro.

Trang 1


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Chương
ương 2: C
Cơ sở lý luận

Chương
ương 2:
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 ĐẶC ĐIỂM
Ể BỘ
Ộ MÁY TI
TIÊU HÓA CỦA
A GIA SÚC NHAI L
LẠI
2.1.1 Bộ máy tiêu

êu hóa
Đường tiêu hoá củaa bò cũng
c
tương tự như các gia súc nhai lạii khác có ccấu tạo
chung như ở hình 2.1. Chứcc nnăng cơ bản của từng bộ phận trong đường
ng tiêu hoá ở
bò cũng tương tự như ở gia súc dạ
d dày đơn, nhưng đồng thời có những
ng nét đặc thù
riêng của gia súc nhai lại. Tính đặc thù của đường tiêu hoá ở gia súc nhai llại là kết
quả của quá trình tiến
n hoá theo hướng tiêu hoá cỏ và thức ăn xơ
ơ thô nh
nhờ sự cộng
sinh của vi sinh vật (VSV).

Hình 2.1:
2. Cấu tạo đường tiêu hóa gia súc nhai lại
( Nguồn:Nguyễn Xuân Trạch, 2007)

2.1.1.1 Miệng
Miệng có vai trò lấyy thức
th ăn, tiết nước bọt, nhai và nhai lại. Tham ggia vào quá
trình lấy và nhai nghiền thứ
ức ăn có môi, hàm răng và lưỡi. Bò không có rrăng cửa
hàm trên, có 8 răng cửaa hàm ddưới và 24 răng hàm. Răng có vai tròò nghi
nghiền nát thức
ăn giúp cho dạ dày và ruộtt tiêu hóa dễ
d dàng. Lưỡi có 3 loại gai thịtt là gai hình đài
hoa, gai hình nấm

m (có vai trò vvị giác) và gai thịt hình sợii (có vai trò xúc giác)
giác). Khi
ăn một loại thức ăn nào thìì bò không những
nh
biết được vị của thức ăn mà ccòn biết
được thức ăn rắn hay mềm
m nhờ
nh các gai lưỡi này. Lưỡi còn giúp cho việc
ệc llấy thức ăn
và nhào trộn thức ăn trong miệng.
mi
Bò có ba đôi tuyến nước bọt (dướii tai, ddưới lưỡi
Trang 2


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Chương 2: Cơ sở lý luận

và dưới hàm) rất phát triển, hàng ngày tiết ra một lượng nước bọt rất lớn (130 ÷ 180
lít). Nước bọt ở bò được phân tiết và nuốt xuống dạ cỏ tương đối liên tục. Muối
cacbonat và photphat trong nước bọt có tác dụng trung hoà các sản phẩm axit sinh
ra trong dạ cỏ được duy trì pH ở mức thuận lợi cho vi sinh vật (VSV) phân giải xơ
hoạt động. Nước bọt còn có tác dụng quan trọng trong việc thấm ướt thức ăn, giúp
cho quá trình nuốt và nhai lại được dễ dàng. Nước bọt còn cung cấp cho môi trường
dạcỏ các chất điện giải như Na+, K+, Ca2+, Mg2+… Đặc biệt, trong nước bọt còn có
urê và phôtpho, có tác dụng điều hoà dinh dưỡng N và P cho nhu cầu của vi sinh vật
dạ cỏ.
2.1.1.2 Thực quản
Thực quản là ống nối liền miệng qua hầu xuống tiền đình dạ cỏ, có tác dụng

nuốt thức ăn và ợ các miếng thức ăn lên miệng để nhai lại. Thực quản còn có vai trò
ợ hơi để thải các khí thừa sinh ra trong quá trình lên men dạ cỏ đưa lên miệng để
thải ra ngoài. Trong điều kiện bình thường ở gia súc trưởng thành cả thức ăn và
nước uống đều đi thẳng vào dạ cỏ và dạ tổ ong.
2.1.1.3 Dạ dày và rãnh thực quản
Đường tiêu hoá của gia súc nhai lại được đặc trưng bởi hệ dạ dày kép gồm 4
túi: ba túi trước (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách) được gọi chung là dạ dày trước, còn
túi thứ tư gọi là dạ múi khế.
Dạ cỏ là túi lớn nhất, chiếm hầu hết nửa xoang bụng trái, từ cơ hoành đến
xương chậu. Dạ cỏ chiếm tới 85 ÷ 90% dung tích dạ dày, 75% dung tích đường tiêu
hoá, có tác dụng tích trữ, nhào lộn và lên men phân giải thức ăn. Thức ăn sau khi ăn
được nuốt xuống dạ cỏ, phần lớn được lên men bởi hệ VSV cộng sinh ở đây. Chất
chứa trong dạ cỏ trung bình có khoảng 850 ÷ 930 g nước/kg, nhưng tồn tại ở hai
tầng: tầng lỏng ở phía dưới chứa nhiều tiểu phần thức ăn mịn lơ lửng và phần trên
khô hơn chứa nhiều thức ăn kích thước lớn. Ngoài chức năng lên men, dạ cỏ còn có
vai trò hấp thu. Các axit béo bay hơi (ABBH) sinh ra từ quá trình lên men VSV
được hấp thu qua vách dạ cỏ (cũng như dạ tổ ong và dạ lá sách) vào máu và trữ
thành nguồn năng lượng cho vật chủ. Sinh khối VSV cùng với những tiểu phần thức

Trang 3


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Chương 2: Cơ sở lý luận

ăn có kích thước nhỏ (< 1 mm) sẽ đi xuống dạ múi khế và ruột để được tiêu hoá tiếp
bởi men của đường tiêu hoá.
Dạ tổ ong là phần kéo dài của dạ cỏ có niêm mạc được cấu tạo trông giống như
tổ ong và có chức năng chính là đẩy các thức ăn rắn và các thức ăn chưa được

nghiền nhỏ trở lại dạ cỏ, đồng thời đẩy các thức ăn dạng nước vào dạ lá sách. Dạ tổ
ong cũng giúp cho việc đẩy các miếng thức ăn ợ qua thực quản lên miệng để nhai
lại. Sự lên men trong dạ tổ ong tương tự như ở dạ cỏ.
Dạ lá sách có niêm mạc gấp nếp nhiều lần (nhằm tăng diện tích tiếp xúc), có
nhiệm vụ chính là nghiền nát các tiểu phần thức ăn, hấp thu nước, cùng các ion Na+,
K+…, hấp thu các axit béo bay hơi.
Dạ múi khế là bộ phận dạ dày tuyến gồm 2 phần: thân vị và hạ vị. Thức ăn ở
dạ dày trước thường xuyên vào dạ múi khế làm cho các tuyến dịch múi khế tiết ra
liên tục. Mỗi lần bò ăn thức ăn, dịch múi khế tiết tăng lên nhờ phản xạ tác động lên
các tuyến múi khế. Dịch múi khế có các men tiêu hóa pepsin và lipaz, có độ pH ở
bò là 2,17 ÷ 3,14 và ở bê là 2,5 ÷ 3,4. Trong sự điều hòa tiết dịch ở dạ múi khế có
sự tham gia của hệ thần kinh và nhân tố hóa học như ở động vật có dạ dày đơn.
2.1.1.4 Tuyến nước bọt
Nước bọt ở trâu bò được phân tiết và nuốt xuống dạ cỏ tương đối liên tục.
Nước bọt có kiềm tính nên có tác dụng trung hòa các sản phẩm axit sinh ra trong dạ
cỏ. Nó còn có tác dụng quan trọng trong việc thấm ướt thức ăn, giúp cho quá trình
nuốt và nhai lại được dễ dàng. Nước bọt còn cung cấp cho môi trường dạ cỏ các
chất điện giải như Na+, K+, Ca2+, Mg2+… Đặc biệt, trong nước bọt còn có urê và
phôtpho có tác dụng điều hòa dinh dưỡng N và P cho nhu cầu của VSV dạ cỏ, đặc
biệt là khi các nguyên tố này bị thiếu trong khẩu phần.
Sự phân tiết nước bọt chịu tác động bởi bản chất vật lý của thức ăn, hàm lượng
vật chất khô (DM) trong khẩu phần, dung tích đường tiêu hóa và trạng thái tâm sinh
lý. Trâu bò ăn nhiều thức ăn xơ thô sẽ phân tiết nhiều nước bọt. Ngược lại, trâu bò
ăn nhiều thức ăn tinh, thức ăn nghiền quá nhỏ sẽ giảm tiết nước bọt nên tác dụng
đệm đối với dịch dạ cỏ sẽ kém và kết quả là tiêu hóa thức ăn xơ sẽ giảm xuống.

Trang 4


Luận văn Tốt nghiệp Đại học


Chương
ương 2: C
Cơ sở lý luận

2.1.1.5 Ruột
Ruột non củaa gia súc nhai llại có cấu tạo và chức năng tương tự như của gia súc
dạ dày đơn. Trong ruộtt non có các enzym tiêu hoá tiết
ti qua thành ruộtt và tuy
tuyến tụy
để tiêu hoá các loạii tinh bột,
b đường, protein và lipid. Những phầnn tthức ăn chưa
được lên men ở dạ cỏ (dinh dưỡng
d
thoát qua) và sinh khối VSV đượ
ợc đưa xuống
ruột non sẽ đượcc tiêu hoá bbằng men. Ruột non còn làm nhiệm vụ hấấp thu nước,
khoáng, vitamin và các sảnn phẩm
ph
tiêu hoá ở ruộtt (glucose, axit amin và axit béo).
béo)
Gia súc càng cao sản
n thì vai trò tiêu hoá ở ruột non (thức ănn thoát qua) càng quan
trọng vì khả năng
ng tiêu hoá ddạ cỏ là có hạn.
Ruột già có chức năng
ăng lên men, hấp
h thu và tạo phân. Trong phầnn manh tràng
có hệ VSV tương tự như
ư trong ddạ cỏ có vai trò lên men các sản phẩm

m đư
đưa từ trên
xuống. Đối vớii gia súc nhai lại,
l lên men VSV dạ cỏ là lên men thứ cấpp, còn đối với
một số động vật ăn cỏ dạ dày đơn (ngựa, thỏ) thì lên men VSV ở manh tràng lại
l là
hoạt động tiêu hoá chính. Các ABBH sinh ra từ quá trình lên men trong ru
ruột già
được hấp thu tương tự như
ư ở dạ cỏ, nhưng xác VSV không đượcc tiêu hoá ti
tiếp mà
thải ra ngoài qua phân. Trự
ực tràng có tác dụng hấp thu nước, tạoo khuôn và tích tr
trữ
phân.
2.1.2 Hệ sinh thái dạạ cỏ
2.1.2.1 Môi trường sinh
inh thái dạ
d cỏ

Hình 2.2: Cấu tạo dạ dày gia súc nhai lại
(Nguồn: chicucthuyhcm,org,vn)
Trang 5


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Chương 2: Cơ sở lý luận

Chất chứa dạ cỏ là một hỗn hợp gồm thức ăn ăn vào. VSV dạ cỏ, các sản phẩm

trao đổi trung gian, nước bọt và các chất chế tiết vào qua vách dạ cỏ. Đây là một hệ
sinh thái rất phức tạp trong đó liên tục có sự tương tác giữa thức ăn, hệ VSV và vật
chủ. Dạ cỏ có môi trường thuận lợi cho VSV yếm khí sống và phát triển. Đáp lại,
VSV dạ cỏ đóng góp vai trò rất quan trọng vào quá trình tiêu hóa thức ăn của vật
chủ, đặc biệt là nhờ chúng có các enzyme phân giải liên kết β-glucosid của xơ trong
vách tế bào thực vật của thức ăn và có khả năng tổng hợp đại phân tử protein từ
ammonia (NH3).
Ngoài dinh dưỡng, môi trường dạ cỏ còn có những đặc điểm thiết yếu cho sự
lên men của VSV cộng sinh như độ ẩm cao (85 ÷ 90%), pH trong khoảng 6,4 ÷ 7,0,
nhiệt độ khá ổn định (38 ÷ 42oC), áp suất thẩm thấu ổn định và là môi trường yếm
khí (nồng độ oxy < 1%). Có một số cơ chế để đảm bảo duy trì ổn định các điều kiện
của môi trường lên men liên tục này. Nước bọt đổ vào dạ cỏ liên tục giúp duy trì độ
ẩm của môi trường lên men. Muối phosphate và carbonat tiết qua nước bọt có tác
dụng đệm, đồng thời với sự hấp thu nhanh chóng ABBH và ammonia qua vách dạ
cỏ làm cho pH dịch dạ cỏ tương đối ổn định. Khí oxy nuốt vào theo thức ăn nhanh
chóng được sử dụng nên môi trường yếm khí luôn luôn được duy trì. Áp suất thẩm
thấu của dịch dạ cỏ được duy trì tương tự như áp suất thẩm thấu của máu nhờ có sự
trao đổi ion qua vách dạ cỏ. Có sự chế tiết qua vách dạ cỏ những chất cần thiết cho
VSV phát triển và hấp thu vào máu những sản phẩm lên men sinh ra trong dạ cỏ.
Các chất khí (chủ yếu là CO2 và CH4) là phụ phẩm trao đổi cuối cùng của quá trình
lên men dạ cỏ cũng được thải ra ngoài thông qua quá trình ợ hơi. Thời gian thức ăn
tồn lưu trong dạ cỏ kéo dài tạo điều kiện cho VSV công phá.
Hơn nữa, trong dạ cỏ các chất chứa luôn luôn được nhào trộn bởi sự co bóp
của vách dạ cỏ, phần thức ăn không lên men thường xuyên được giải phóng ra khỏi
dạ cỏ xuống phần dưới của đường tiêu hoá và các cơ chất mới lại được nạp vào
thông qua thức ăn, nhờ vậy dòng dinh dưỡng được lưu thông liên tục. Sự vận
chuyển các sản phẩm cuối cùng ra khỏi dạ cỏ và nạp mới cơ chất có ảnh hưởng lớn
đến sự cân bằng sinh thái trong dạ cỏ và nhờ đó mà dạ cỏ trở thành một môi trường
lên men liên tục. Sinh khối VSV được chuyển xuống phần dưới của đường tiêu hóa


Trang 6


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Chương 2: Cơ sở lý luận

cùng với khối dưỡng chất còn lại sau khi lên men làm cho số lượng của chúng được
duy trì ở mức ổn định.
2.1.2.2 Hệ vi sinh vật dạ cỏ
Hệ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ và dạ tổ ong rất phức tạp và thường gọi
chung là vi sinh vật dạ cỏ. Hệ VSV dạ cỏ gồm có 3 nhóm chính là vi khuẩn
(Bacteria), động vật nguyên sinh (Protozoa) và nấm (Fungi); ngoài ra còn có
mycoplasma, các loại virus và các thể thực khuẩn. Mycoplasma, virus và thể thực
khuẩn không đóng vai trò quan trọng trong tiêu hoá thức ăn. Quần thể VSV dạ cỏ
có sự biến đổi theo thời gian và phụ thuộc vào tính chất của khẩu phần ăn. Hệ VSV
dạ cỏ đều là VSV yếm khí và sống chủ yếu bằng năng lượng sinh ra trong quá trình
lên men các chất dinh dưỡng.
Vi khuẩn xuất hiện trong dạ cỏ loài nhai lại trong lứa tuổi còn non, mặc dù
chúng được nuôi cách biệt hoặc cùng với mẹ chúng. Thông thường vi khuẩn chiếm
số lượng lớn nhất trong VSV dạ cỏ và là tác nhân chính trong quá trình tiêu hóa xơ.
Tổng số vi khuẩn có trong dạ cỏ thường vào khoảng 109 ÷ 1010 tế bào/g chất chứa
dạ cỏ. Trong dạ cỏ vi khuẩn ở thể tự do chiếm khoảng 25 ÷ 30%, số còn lại bám vào
các mẫu thức ăn, trú ngụ ở các nếp gấp biểu mô và bám vào protozoa.
Vi khuẩn (Bacteria)
Tuỳ thuộc vào sản phẩm lên men, người ta chia vi khuẩn làm ba nhóm chính:
nhóm lên men phân giải chất xơ, nhóm phân giải bột đường và nhóm phân giải
protein và urê. Sản phẩm phân giải xơ và bột đường của vi khuẩn dạ cỏ là các
ABBH (axit axetic, axit propionic và axit butyric). Sản phẩm phân giải protein là
amoniac (NH3). Chính axit béo được ví như xăng của ôtô, là nguồn năng lượng của

vật chủ, còn amoniac lại được VSV dạ cỏ sử dụng để tổng hợp nên protein của
chúng, rồi trở thành nguồn protein của vật chủ sau khi được tiêu hoá hấp thu ở ruột.
Động vật nguyên sinh (Protozoa)
Protozoa xuất hiện trong dạ cỏ khi gia súc bắt đầu ăn thức ăn thực vật thô, Sau
khi đẻ và trong thời gian bú sữa, dạ dày trước không có protozoa. Protozoa không
thích ứng với môi trường bên ngoài và bị chết nhanh. Trong dạ cỏ, protozoa có số

Trang 7


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Chương 2: Cơ sở lý luận

lượng khoảng 105 ÷ 106 tế bào/g chất chứa dạ cỏ, ít hơn vi khuẩn, nhưng do có kích
thước lớn hơn nên có thể tương đương về tổng sinh khối. Có hơn 100 loài protozoa
trong dạ cỏ được xác định. Mỗi loài gia súc có số loài protozoa khá đặc thù.
Protozoa có một số tác dụng chính như sau:
- Tiêu hoá tinh bột và đường: Tuy có một vài loại protozoa có khả năng phân
giải cellulose nhưng cơ chất chính vẫn là đường và tinh bột vì thế mà khi gia súc ăn
khẩu phần nhiều bột đường thì số lượng protozoa tăng lên.
- Xé vách màng tế bào thực vật: Tác dụng này có được thông qua tác động
cơ học và làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn, do đó mà thức ăn dễ dàng chịu tác
động của vi khuẩn.
- Tích lũy polysaccharite: Protozoa có khả năng nuốt tinh bột ngay sau khi
ăn. Polysaccharite này có thể được phân giải về sau hoặc không bị lên men ở dạ cỏ
mà được phân giải thành đường đơn và được hấp thu ở ruột. Điều này không những
quan trọng đối với protozoa mà còn có ý nghĩa dinh dưỡng cho gia súc nhai lại nhờ
hiệu ứng đệm chống phân giải đường quá nhanh làm giảm pH đột ngột, đồng thời
cung cấp năng lượng từ từ cho nhu cầu của bản thân VSV dạ cỏ trong những thời

gian xa bữa ăn.
- Bảo tồn mạch nối đôi của các axit béo không no: Các axit béo không no
mạch dài quan trọng đối với gia súc (linoleic, linolenic) được protozoa nuốt và đưa
xuống phần sau của đường tiêu hoá để cung cấp trực tiếp cho vật chủ, nếu không
các axit béo này sẽ bị làm no hoá bởi vi khuẩn.
Nấm (Fungi)
Nấm trong dạ cỏ mới chỉ được nghiên cứu trong vòng chưa đến 30 năm nay và
vị trí của nó trong hệ sinh thái dạ cỏ còn phải được làm sáng tỏ thêm. Chúng thuộc
loại VSV yếm khí nghiêm ngặt. Nấm là VSV đầu tiên xâm nhập và tiêu hoá thành
phần cấu trúc thực vật bắt đầu từ bên trong.
Chức năng của nấm trong dạ cỏ là:
- Mọc chồi phá vỡ cấu trúc thành tế bào thực vật: Làm giảm độ bền chặt
của cấu trúc này, góp phần phá vỡ các mảnh thức ăn trong quá trình nhai lại. Sự phá
Trang 8


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Chương 2: Cơ sở lý luận

vỡ này tạo điều kiện cho bacteria bám vào cấu trúc tế bào và tiếp tục quá trình phân
giải xơ.
Mặt khác, bản thân nấm cũng tiết ra các loại men phân giải hầu hết các loại
Carbohydrate. Phức hợp men tiêu hoá xơ của nấm dễ hoà tan hơn men của vi khuẩn.
Chính vì thế, nấm có khả năng tấn công các tiểu phần thức ăn cứng hơn và lên men
chúng với tốc độ nhanh hơn so với vi khuẩn. Một số loại carbohydrate không được
nấm sử dụng là pectin, axit polugalacturonic, arabinose, fructose, manose và
galactose.
Như vậy, sự có mặt của nấm giúp làm tăng tốc độ tiêu hoá xơ. Điều này đặc
biệt có ý nghĩa đối với việc tiêu hoá thức ăn xơ thô bị lignin hoá.

2.1.2.3 Nhu cầu dinh dưỡng của vi sinh vật dạ cỏ
Vi sinh vật dạ cỏ là vi sinh vật cộng sinh, chúng cần có các điều kiện sống do
vật chủ tạo ra trong dạ cỏ. Phần lớn các yếu tố cần thiết cho chúng như nhiệt độ, ẩm
độ, yếm khí, áp suất thẩm thấu được điều tiết tự động bởi cơ thể vật chủ để duy trì
trong những phạm vi thích hợp. Quá trình tăng sinh và hoạt động của vi sinh vật dạ
cỏ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó dinh dưỡnglà yếu tố nhạy cảm nhất.
Nuôi gia súc nhai lại trước hết là nuôi vi sinh vật dạ cỏ. Do đó, điều quan tâm trước
tiên là cung cấp đầy đủ dinh dưỡng theo nhu cầu của chúng.
Chất hữu

VSV

Nitơ
Khung
cacbon ATP

Các sản
phẩm lên
men

Khoáng (P, S,
Mg,…)

VSV

Protein
VSV

Hình 2.3: Sơ đồ các chất dinh dưỡng cần thiết cho tổng hợp VSV dạ cỏ


Trang 9


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Chương 2: Cơ sở lý luận

Cũng như mọi cơ thể sống khác vi sinh vật dạ cỏ cần năng lượng, nitơ, khoáng
và vitamin. Do vậy, những yếu tố dinh dưỡng sau đây sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến
quá trình sinh tổng hợp vi sinh vật dạ cỏ và hoạt động phân giải thức ăn của chúng:
- Các chất hữu cơ lên men
Vi sinh vật dạ cỏ cần năng lượng cho duy trì và sinh trưởng. Sự phát triển ấy
tùy thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng sẵn có như ATP cho các phản ứng sinh hóa.
Trong dạ cỏ nguồn năng lượng ở dạng ATP chủ yếu là sản phẩm của quá trình lên
men các loại Carbohydrate. Ngoài năng lượng, quá trình tăng sinh khối VSV dạ cỏ
cần có các nguyên liệu ban đầu cho các phản ứng sinh hóa để tổng hợp nên các đại
phân tử, trong đó quan trọng nhất là protein, axit nucleic, polysaccaride và lipid.
Các nguyên liệu để tổng hợp này, chủ yếu là khung carbon cho các axit amin, cũng
phải lấy từ quá trình lên men các chất hữu cơ trong dạ cỏ. Do vậy, trong khẩu phần
cho bò phải có đủ các chất hữu cơ dễ lên men thì VSV dạ cỏ mới tăng sinh và hoạt
động tốt được.
- Nguồn nitơ (N)
Tổng hợp VSV dạ cỏ trước hết là tổng hợp protein. Vi khuẩn dạ cỏ có khả
năng tổng hợp tất cả các axit amin từ sản phẩm cuối cùng và sản phẩm trao đổi
trung gian của quá trình phân giải carbohydrate và các hợp chất chứa nitơ. Ngoài
khung carbon (các xeto axit) và năng lượng (ATP) có được từ lên men
carbohydrate, bắt buộc phải có nguồn N thì VSV mới tổng hợp được các axit amin.
Nhiều tài liệu cho rằng 80 ÷ 82% các loại vi khuẩn dạ cỏ có khả năng tổng hợp
protein từ ammonia. Do nguồn nitơ chính cho quá trình sinh tổng hợp protein VSV
trong dạ cỏ là ammonia nên việc đảm bảo nồng độ ammonia thích hợp trong dạ cỏ

để cung cấp nguồn nitơ cho sinh trưởng của VSV được xem là ưu tiên số một nhằm
tối ưu hoá quá trình lên men thức ăn (Leng, 1990), Preston và Leng (1987) cho rằng
nồng độ NH3 thích hợp trong dạ cỏ là 50 ÷ 250 mg/lít dịch dạ cỏ. Nồng độ NH3 tối
thiểu cần có trong dịch dạ cỏ tỷ lệ thuận với lượng chất hữu cơ ăn vào có khả năng
lên men bởi VSV.
Mặc dù ammonia có thể là nguồn nitơ duy nhất cho sinh tổng hợp protein và
các hợp chất chứa nitơ khác của nhiều loại vi khuẩn dạ cỏ, các loài vi khuẩn phân
Trang 10


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Chương 2: Cơ sở lý luận

giải Cellulose vẫn đòi hỏi có một số axit amin mạch nhánh hay các axit
xetoglutamic mạch nhánh làm khung cho việc tổng hợp chúng. Các axit
xetoglutamic mạch nhánh này thường lại phải lấy từ chính sự phân giải các axit
amin mạch nhánh của thức ăn. Chính vì vậy, bổ sung NPN (để cung cấp ammonia)
cùng với một nguồn protein phân giải chậm (để cung cấp đều đặn axit amin mạch
nhánh) sẽ có tác dụng kích thích VSV phân giải xơ.
- Các chất khoáng và vitamin
Các loại khoáng, đặc biệt là phôtpho và lưu huỳnh, cũng như một số loại
vitamin (A, D, E) rất cần cho VSV dạ cỏ và cần được bổ sung thường xuyên vì
chúng thường thiếu trong thức ăn thô. Phôtpho cần thiết cho cấu trúc axit nucleic và
màng tế bào của VSV, cũng như cần cho các hoạt động trao đổi chất và năng lượng
của chúng, lưu huỳnh là thành phần cần thiết khi tổng hợp một số axit amin.
2.1.2.4 Tương tác của vi sinh vật trong dạ cỏ
VSV dạ cỏ, cả ở thức ăn và ở biểu mô dạ cỏ, kết hợp với nhau trong quá trình
tiêu hoá thức ăn, loài này phát triển trên sản phẩm của loài kia. Sự phối hợp này có
tác dụng giải phóng sản phẩm phân giải cuối cùng của một loài nào đó, đồng thời tái

sử dụng những yếu tố cần thiết cho loài sau. Ví dụ, vi khuẩn phân giải protein cung
cấp ammonia, axit amin và isoaxit cho vi khuẩn phân giải xơ. Quá trình lên men dạ
cỏ là liên tục và bao gồm nhiều loài tham gia.
Tuy nhiên giữa các nhóm vi khuẩn khác nhau cũng có sự cạnh tranh điều kiện
sinh tồn của nhau. Chẳng hạn, khi gia súc ăn khẩu phần ăn giàu tinh bột nhưng
nghèo protein thì số lượng vi khuẩn phân giải cellulose sẽ giảm và do đó mà tỷ lệ
tiêu hoá cellulose sẽ thấp. Đó là vì sự có mặt của một lượng đáng kể tinh bột trong
khẩu phần kích thích vi khuẩn phân giải bột đường phát triển nhanh nên sử dụng
cạn kiệt những yếu tố dinh dưỡng quan trọng (như các loại khoáng, ammonia, axit
amin, isoaxit) là những yếu tố cũng cần thiết cho vi khuẩn phân giải xơ vốn phát
triển chậm hơn. Hơn nữa, khi tỷ lệ thức ăn tinh quá cao trong khẩu phần sẽ làm cho
ABBH sản sinh ra nhanh, làm giảm pH dịch dạ cỏ và do đó mà ức chế hoạt động
của vi khuẩn phân giải xơ (hình 2.2). Vì thế khi trong khẩu phần có quá nhiều bột
đường khả năng tiêu hoá và thu nhận thức ăn xơ sẽ bị giảm sút.
Trang 11


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Chương 2: Cơ sở lý luận

Hoạt lực

VSV phân
giải xơ

VSV phân giải
tinh bột
5


6

7

pH

Hình 2.4: Sơ đồ liên quan giữa pH và hoạt lực của các nhóm VSV dạ cỏ
Tác động qua lại cũng có thể thấy rõ giữa protozoa và vi khuẩn. Như đã trình
bày ở trên, protozoa ăn và tiêu hoá vi khuẩn, do đó làm giảm tốc độ và hiệu quả
chuyển hoá protein trong dạ cỏ. Với những loại thức ăn dễ tiêu hoá thì điều này
không có ý nghĩa lớn, song đối với thức ăn nghèo N thì protozoa sẽ làm giảm hiệu
quả sử dụng thức ăn nói chung. Loại bỏ protozoa khỏi dạ cỏ làm tăng số lượng vi
khuẩn trong dạ cỏ. Thí nghiệm trên cừu cho thấy tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô tăng
18% khi không có protozoa trong dạ cỏ (Preston và Leng, 1991). Tuy nhiên, trong
điều kiện bình thường giữa vi khuẩn và protozoa cũng có sự cộng sinh có lợi, đặc
biệt là trong tiêu hoá xơ. Tiêu hoá xơ mạnh nhất khi có mặt cả vi khuẩn và
protozoa. Một số vi khuẩn được protozoa nuốt vào có tác dụng lên men trong đó tốt
hơn vì mỗi protozoa tạo ra một kiểu dạ cỏ mini với các điều kiện ổn định cho vi
khuẩn hoạt động. Một số loài ciliate còn hấp thu oxy từ dịch dạ cỏ giúp đảm bảo
cho điều kiện yếm khí trong dạ cỏ được tốt hơn. Protozoa nuốt và tích trữ tinh bột,
hạn chế tốc độ sinh axit lactic, hạn chế giảm pH đột ngột, nên có lợi cho vi khuẩn
phân giải xơ.
Như vậy, cấu trúc khẩu phần ăn của động vật nhai lại có ảnh hưởng rất lớn đến
sự tương tác của hệ VSV dạ cỏ. Khẩu phần giàu các chất dinh dưỡng không gây sự
cạnh tranh giữa các nhóm VSV, mặt cộng sinh có lợi có xu thế biểu hiện rõ. Khẩu
phần nghèo dinh dưỡng sẽ gây ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhóm VSV, ức chế
lẫn nhau, tạo khuynh hướng bất lợi cho quá trình lên men thức ăn nói chung.

Trang 12



×