Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

khảo sát bệnh tích đại thể trên đường hô hấp và tiết niệu sinh dụ ở đàn gà tại quận bình thủy thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 44 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

NGUYỄN HỮU THIỆN

ĐỀ TÀI
KHẢO SÁT BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ TRÊN
ĐƢỜNG HÔ HẤP VÀ TIẾT NIỆU SINH DỤC
Ở ĐÀN GÀ TẠI QUẬN BÌNH THỦY
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH THÚ Y

Cần Thơ,12/2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

NGUYỄN HỮU THIỆN

ĐỀ TÀI
KHẢO SÁT BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ TRÊN
ĐƢỜNG HÔ HẤP VÀ TIẾT NIỆU SINH DỤC
Ở ĐÀN GÀ TẠI QUẬN BÌNH THỦY
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH THÚ Y


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Ths. NGUYỄN PHÚC KHÁNH

Cần Thơ, 12/2013

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Thiện

ii


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Đề tài: Khảo sát bệnh tích đại thể trên đường hô hấp và tiết niệu sinh dục ở
đàn gà tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Do sinh viên : NGUYỄN HỮU THIỆN thực hiện tại phòng thí nghiệm Ký
sinh trùng, Bộ môn Thú y, Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường
Đại Học Cần Thơ từ ngày 11 tháng 03 năm 2013 đến ngày 25 tháng 12 năm
2013.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Duyệt Bộ Môn


Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2013
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

iii


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn đến
Quý thầy cô Bộ môn Thú y và Bộ môn Chăn nuôi Thú y của khoa Nông Nghiệp
& Sinh Học Ứng Dụng trường Đại Học Cần Thơ đã cung cấp những kiến thức
quý báu trong quá trình tôi học tập. Đặc biệt là thầy Nguyễn Phúc Khánh đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tôi làm đề tài.
Thầy Trần Ngọc Bích đã hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có điều
kiện thực tập tại trại.
Chủ trại-chú Nguyễn Văn Hoàng đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Bạn Mai Thành Lộc, bạn Lưu Thị Hồng Loan và bạn Đường Thị Hồng Vân đã
cùng tôi gắn bó trong suốt thời gian qua.
Các thành viên của tập thể lớp Thú Y Liên Thông K37, đã giúp đỡ và chia sẽ với
tôi trong quá trình học tập.
Ba mẹ đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập theo con đường mà tôi đã
chọn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.
Nguyễn Hữu Thiện

Lớp Thú y liên thông K37

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ..........................................................................................................i
Lời cam đoan ................................................................................................. ii
Trang duyệt ................................................................................................... iii
Lời cảm tạ ...................................................................................................... iv
Mục lục ........................................................................................................... v
Danh sách chữ viết tắt ...................................................................................vii
Danh sách hình ............................................................................................ viii
Danh sách bảng .............................................................................................. ix
Tóm lược ......................................................................................................... x
Chƣơng 1: Đặt vấn đề ................................................................................... 1
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận ............................................................................... 2
2.1. Giải phẫu hệ thống hô hấp và tiết niệu sinh dục .................................... 2
2.1.1. Phổi ................................................................................................ 2
2.1.2. Các túi khí ...................................................................................... 2
2.1.3. Thận ............................................................................................... 2
2.1.4. Buồng trứng ................................................................................... 2
2.1.5. Ống dẫn trứng ................................................................................ 3
2.1.6. Cơ quan sinh dục con trống ............................................................ 4
2.2. Những bệnh tích thường gặp ................................................................. 4
2.2.1. Bệnh tích ở khí quản ....................................................................... 4
2.2.2. Bệnh tích ở phổi ............................................................................. 5
2.2.3. Bệnh tích ở thận ............................................................................. 6
2.2.4. Bệnh tích ở buồng trứng ................................................................. 6

2.3. Một số bệnh thường gặp ở gà ................................................................ 7
2.3.1. Bệnh cúm gia cầm .......................................................................... 7
2.3.2. Bệnh Newcastle .............................................................................. 8
2.3.3. Bệnh Gumboro ............................................................................. 10
2.3.4. Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm................................................ 11
2.3.5. Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm ....................................... 12
2.3.6. Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) ....................................................... 14
2.3.7. Bệnh tụ huyết trùng (toi gà) .......................................................... 15
2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .......................................... 17
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................. 17
2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................. 17
Chƣơng 3: Phƣơng tiện - Phƣơng pháp nghiên cứu .................................. 19
3.1. Phương tiện nghiên cứu ...................................................................... 19
3.1.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 19
3.1.2. Địa điểm - Thời gian..................................................................... 19
3.1.3. Dụng cụ - Đối tượng ..................................................................... 19
3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 20
3.2.1. Phương pháp mổ khám ................................................................. 20
3.2.2. Phương pháp khảo sát bệnh tích của gà ........................................ 21

v


Chƣơng 4: Kết quả - Thảo luận .................................................................. 22
4.1. Tổng quát về địa điểm điều tra ............................................................ 22
4.1.1. Tình hình chuồng trại ................................................................... 22
4.1.2. Chăm sóc nuôi dưỡng ................................................................... 22
4.1.3. Công tác thú y .............................................................................. 24
4.2. Kết quả khảo sát bệnh tích trên các cơ quan ........................................ 25
4.2.1. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên hệ hô hấp và tiết niệu sinh dục ....... 25

4.2.2. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện theo giới tính ......................................... 26
4.2.3. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện theo trạng thái sống/chết ở gà ................ 26
4.2.4. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở hệ hô hấp ........................................... 27
4.2.4.1. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở khí quản .......................................... 27
4.2.4.2. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở phổi ................................................. 29
Chƣơng 5: Kết luận và đề nghị ................................................................... 32
5.1. Kết luận .............................................................................................. 32
5.2. Đề nghị ............................................................................................... 32
Tài liệu tham khảo....................................................................................... 33

vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Ý nghĩa

ARN

Acid ribonucleic

BK

Bệnh khác

CGC

Cúm gia cầm


Ctv

Cộng tác viên

CT

Cầu trùng

CO2

Cacbondioxide

CRD

Chronic respiratory disease (Bệnh hô hấp mãn
tính)

ELISA

Enzyme - Linked ImmunoSorbent Assay (xét

nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với
enzyme)
Gum

Gumboro

GS

Giun sán


HA

Haemaglutination (Phản ứng ngưng kết hồng
cầu)

HI

Haemaglutination inhibition (Phản ứng ức chế
ngưng kết hồng cầu)

New

Newcastle

PCR

Polymerase chain reaction (Phản ứng tổng hợp
ADN)

TH

Thương hàn

THT

Tụ huyết trùng

TL


Tỷ lệ

IBD

Infections bursal disease (Bệnh Gumboro)

SL

Số lượng

VPQTN

Viêm phế quản truyền nhiễm

vii


DANH SÁCH HÌNH

Tên hình

Trang

Hình 1

Khí quản xuất huyết lấm tấm và thành vệt

5

Hình 2


Khí quản xuất huyết có chứa dịch lẫn bọt khí

5

Hình 3

Phổi nhạt màu

6

Hình 4

Phổi hoại tử ứ máu

6

Hình 5

Phổi dính vào lòng ngực hoại tử

6

Hình 6

Thận sưng to

6

Hình 7


Thận bình thường

6

Hình 8

Bộ dụng cụ mổ khám

20

Hình 9

20

Hình 10

Gà nghi bệnh chuẩn bị mổ khám biểu hiện bệnh tích ủ
rũ, xù lông, xã cánh, mắt sưng
Mô hình chuồng trại

Hình 11

Máng ăn, máng uống

22

Hình 12

Khí quản xuất huyết thành vệt


28

Hình 13

Khí quản xuất huyết lấm tấm

28

Hình 14

Phổi nhạt màu

30

Hình 15

Phổi xuất huyết và sưng

30

Hình 16

Phổi hoại tử

31

Hình 17

Phổi tụ máu và hoại tử


31

Hình 18

Thận sưng

31

Hình 19

Thận sưng và hoại tử

31

viii

22


DANH SÁCH BẢNG

Tên bảng

Trang

Bảng 1

Quy trình tiêm phòng


24

Bảng 2

25

Bảng 3

Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên hệ hô hấp và tiết niệu sinh dục
của gà
Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện theo giới tính của gà

Bảng 4

Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện theo trạng thái sống/chết ở gà

26

Bảng 5

Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở khí quản

27

Bảng 6

Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở phổi

29


Bảng 7

Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở thận

31

ix

26


TÓM LƢỢC
Hiện nay, trong chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà công
nghiệp nói riêng. Có rất nhiều bệnh hết sức phức tạp trên đường hô hấp, tiêu
hóa, tiết niệu sinh dục, tuần hoàn, gây nhiều thiệt hại đáng kể đến nền kinh tế
của nhà chăn nuôi. Các bệnh này làm cho gà còi cọc, chậm lớn và tỷ lệ chết rất
cao. Để tìm hiểu về tình hình nhiễm các bệnh trên đường hô hấp và tiết niệu
sinh dục ở gà công nghiệp chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát bệnh
tích đại thể trên đường hô hấp và tiết niệu sinh dục ở đàn gà tại quận Bình
Thủy thành phố Cần Thơ”.
Qua quá trình khảo sát trên 88 mẫu gà nghi là mắc bệnh ở ba nhóm tuổi:
dưới 1 tháng tuổi, từ 1-2 tháng tuổi và trên 2 tháng tuổi. Bằng phương pháp
chẩn đoán lâm sàng và mổ khám thì chúng tôi xác định được tỷ lệ bệnh tích
trên đường hô hấp và tiết niệu sinh dục của gà ở trại với kết quả như sau:
Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên đường hô hấp cao hơn so với đường tiết
niệu và sinh dục như bệnh tích xuất hiện trên phổi chiếm tỷ lệ 57,95%, trên
khí quản chiếm tỷ lệ 53,41%. Bệnh tích xuất hiện trên thận chiếm tỷ lệ rất thấp
6,82%.
Tỷ lệ gà trống có bệnh tích xuất hiện trên hệ hô hấp và tiết niệu sinh dục
cao hơn so với gà mái (gà trống là 38,64%, gà mái là 31,82%).

Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên hệ hô hấp và tiết niệu sinh dục trên gà chết
cao hơn so với gà sống (ở gà chết chiếm tỷ lệ là 37,5%, ở gà sống chiếm tỷ lệ
là 28,41%).
Gà có biểu hiện bệnh sau khi tiến hành mổ khám có các dạng bệnh tích
xuất hiện trên các cơ quan như: xuất huyết, sung huyết, viêm, nhạt màu, hoại
tử,…. Trong đó bệnh tích xuất huyết xuất hiện ở các cơ quan như phổi, khí
quản chiếm tỷ lệ rất cao (hơn 57,95% ở khí quản).
Gà bệnh có những triệu chứng như: ủ rủ, xệ cánh, xù lông, thở khó, ít
vận động, ăn ít hoặc không ăn, đi phân trắng hoặc xanh,….

x


CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta ngày một phát triển. Đặc biệt là ở các
tỉnh phía Nam, phong trào chăn nuôi gà công nghiệp và siêu trứng đang trở
nên nóng bổng của người dân. Nó không chỉ là nguồn thực phẩm phục vụ cho
bửa ăn hàng ngày của mỗi gia đình mà nó còn mang tính chất hàng hóa, phục
vụ cho việc kinh doanh và xuất khẩu ra nước ngoài. Trong điều kiện hiện nay
với những biến đổi về thời tiết, khí hậu kết hợp với việc nhập một số giống
ngoại dẫn đến tình hình dịch bệnh xảy ra trên đàn gà ở Việt Nam trở nên phức
tạp. Cụ thể là đã xuất hiện nhiều dịch bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến đàn gà
như: dịch đầu đen, Newcastle, Gumboro, cúm gia cầm.
Hiện nay có rất nhiều bệnh thể hiện những triệu chứng lâm sàng và bệnh
tích gần giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh lại khác nhau. Điều này làm
cho việc chẩn đoán lâm sàng và phòng trị bệnh dễ bị sai lầm, gây ảnh hưởng
đến hiệu quả trong chăn nuôi gà (Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh và Tô
Thị Phấn, 2002).
Từ thực tế trên được sự đồng ý của Bộ môn Thú y Khoa Nông nghiệp và
Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ chúng tôi thực hiện đề tài

"Khảo sát bệnh tích đại thể trên đƣờng hô hấp và tiết niệu sinh dục ở đàn
gà tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ", với mục tiêu:
 Xác định những triệu chứng bệnh tích thường gặp trên đàn gà qua các
giai đoạn phát triển.
 Xác định tỷ lệ bệnh tích trên đường hô hấp, tiết niệu và sinh dục tại cơ
sở chăn nuôi.
 Từ đó có thể chẩn đoán được một số bệnh xảy ra trên gà.

1


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Giải phẫu hệ thống hô hấp và tiết niệu sinh dục
2.1.1. Phổi
Có màu hồng tươi, kích thước không lớn, tính đàn hồi kém, không phân
thùy như những vật nuôi khác.
Thể tích hai lá phổi chiếm 1/4 xoang ngực, nằm hai phía cột sống và phần
trên xương sườn. Phổi gia cầm không có màng phổi, giữa hai lá phổi mặt trong
xương ngực có vách ngăn chứa tim và các mạch máu lớn.
Mặt dưới mỗi lá phổi có phế quản phía bụng và phế quản phía lưng. Phế
quản lưng có 6-8 túi khí là hệ thống ống hít vào. Phế quản bụng có 4-6 túi khí
là hệ thống ống thở ra. Các phế quản có hệ thống ống nhỏ gọi là tiểu phế quản
(Trịnh Quang Khuê và Nguyễn Văn Vinh, 2007).
2.1.2. Các túi khí
Là phần lồi ra ngoài có màng mỏng của thành phế quản chính và phế
quản thứ. Dựa vào chức năng người ta chia túi khí: túi khí hít vào và túi khí
thở ra. Gia cầm có 9 túi khí. Ngoài chức năng hít vào và thở ra, túi khí còn có
chức năng giảm khối lượng khi bay. Loài thủy cầm túi khí giúp con vật lặn
ngụp lâu dưới nước. Ví dụ: Vịt có thể lặn dưới nước 10-15 phút (Trịnh Quang
Khuê và Nguyễn Văn Vinh, 2007).

2.1.3. Thận
Thận của loài chim khá lớn và kéo dài nằm dọc trong hốc xương sống
lưng. Mỗi thận có 3 thùy (thùy đỉnh, giữa và dưới) đổ vào một ống dẫn niệu và
dẫn đến huyết niệu của lỗ huyệt, nơi nước tiểu được bài tiết. Chức năng chủ
yếu của thận gồm hai phần là lọc máu để loại bỏ nước và dẫn chất cặn bã, rồi
từ đó tái hấp thu lại các chất dinh dưỡng như glucose và các chất điện giải. Vì
thận là cơ quan kiểm soát sự hấp thu và bài tiết nước và các chất điện giải nên
thận là cơ quan trung tâm và chủ yếu duy trì sự cân bằng thẩm thấu của thể
dịch (Trịnh Quang Khuê và Nguyễn Văn Vinh, 2007).
2.1.4. Buồng trứng
Ở gà mái có hai buồng trứng, nhưng quá trình phát triển buồng trứng bên
phải bị thoái hóa, chỉ còn buồng trứng bên trái hoạt động. Buồng trứng phát
triển khi gia cầm mái thành thục về sinh lý. Trong buồng trứng có nhiều tế bào
trứng: gà khoảng 900-3.500; vịt 1.500-2.300 tế bào trứng. Tế bào trứng hình
thành từ khi gia cầm mới nở. Tế bào trứng bao bọc bởi nhiều tầng tế bào, trong
giống như cái túi gọi là noãn bào. Bên trong noãn bào chứa chất dịch, trên mặt

2


có nhiều mạch máu nuôi tế bào trứng. Noãn bào khi chín vỡ ra, tế bào trứng
rơi vào phễu của ống dẫn trứng (Trịnh Quang Khuê và Nguyễn Văn Vinh,
2007).
2.1.5. Ống dẫn trứng
Gồm nhiều đoạn gấp khúc và có chức năng phức tạp. Ống dẫn trứng
không chỉ là con đường trứng đi qua, mà là nơi hoàn thành quả trứng. Bên
trong ống dẫn trứng có một lớp màng nhầy. Trên mặt lớp màng nhầy có những
lông tơ di động. Đầu ống dẫn trứng gần buồng trứng rộng ra thành hình phễu,
phần dưới đổ ra lỗ huyệt. Về cấu tạo: ống dẫn trứng có 5 phần và mỗi phần có
chức năng riêng:

Phễu (loa kèn): Nằm phía dưới buồng trứng và được giữ ở vị trí cố định
nhờ hai nếp màng treo ruột. Phễu có nhiệm vụ hứng trứng và là nơi trứng thụ
tinh. Tế bào trứng dừng ở phễu từ 5-25 phút. Trên thành phễu có những nếp
nhăn và có chất dinh dưỡng nuôi tinh trùng. Tinh trùng sống ở phễu từ 1-30
ngày, nhưng hoạt lực mạnh nhất từ 1-7 ngày. Sau đó phễu nhu động đẩy trứng
xuống bộ phận tạo lòng trắng.
Bộ phận tạo lòng trắng: Chiều dài bằng 2/3 chiều dài ống dẫn trứng.
Chức năng tạo ra lòng trắng đặc, dây chằng và lòng đỏ: sau đó trứng được đẩy
xuống phần eo.
Phần eo: Tạo ra màng vỏ trứng và tạo ra một phần lòng trắng loãng. Tại
đây hình dạng quả trứng được hình thành.
Tử cung: Là đoạn cuối phần eo to ra, thành dày co dãn tốt và là đường
trứng đi qua. Tử cung có chức năng tiết ra chất vôi tạo nên vỏ trứng. Màu sắc
vỏ trứng phụ thuộc vào giống gia cầm.
Âm đạo: Là phần cuối cùng của ống dẫn trứng. Nhiệm vụ tiết chất mỡ
bao quanh trứng. Lớp mỡ này giống như màng nhầy làm trơn quả trứng, giúp
cho gia cầm dễ đẻ và ngăn không cho tạp khuẩn xâm nhập vào trong trứng.
Thời gian trứng dừng lại trong âm đạo từ 10-15 phút. Âm đạo có lỗ thông ở
phần giữa của huyệt bên trái với ống dẫn nước tiểu. Gia cầm khi đẻ âm đạo lồi
ra khõi lỗ huyệt để trứng không bẩn (Trịnh Quang Khuê và Nguyễn Văn Vinh,
2007).

3


2.1.6. Cơ quan sinh dục con trống
Tinh hoàn: Là cơ quan đôi hình ôvan hoặc hình hạt đậu, màu trắng hoặc
có rợn vàng, nằm trong xoang bụng ở vị trí trước cuối thận. Ở gà trống trưởng
thành trong thời kỳ tính dục, tinh hoàn dài tới 4,7 cm, chiều rộng 2,7 cm, dày
2,5 cm, trọng lượng 17-19g. Thời kỳ thay lông trọng lượng giảm tới 3-5g.

Tinh hoàn được bọc trong một lớp màu trắng, mỏng, từ lớp màng này ăn sâu
vào là những sợi liên kết yếu. Những ống tinh trùng gấp khúc nối lại với nhau,
tạo thành mạng lưới dày.
Mào tinh hoàn của gia cầm: Phát triển yếu, một số lượng lớn ống dẫn từ
màng lưới tinh hoàn ăn sâu vào đó. Những ống dẫn nhỏ này tạo thành ống dẫn,
là nơi bắt đầu của ống dẫn tinh. Trong mào tinh hoàn tinh trùng tiếp tục thành
thục và tăng thêm khả năng thụ tinh của chúng. Dịch tinh trùng được hình
thành ở những ống gấp khúc trong tinh hoàn. Nó tạo ra môi trường cần thiết để
đảm bảo hoạt động sống của tế bào sinh dục.
Ống dẫn tinh: Có dạng hình ống, nhỏ, gấp khúc, thành ống cấu tạo bởi
lớp niêm mạc, cơ và thanh mạc. Ống dẫn tinh nối với ống dẫn của mào tinh
hoàn và vào tận phần giữa của ổ nhớp. Phần cuối của ống dẫn tinh là chỗ
phình hình bong bóng. Đây là nơi tích tụ của tinh trùng. Trong huyệt ống dẫn
tinh được kết thúc bằng những gờ nhỏ nằm ở phía ngoài ống dẫn nước tiểu.
Cấu tạo của ống dẫn tinh thay đổi phụ thuộc vào trạng thái chức năng của bộ
máy sinh dục. Trong thời gian hoạt tính sinh dục, ống dẫn tinh to ra, thành ống
dày lên, tăng số lượng gấp khúc.
Cơ quan giao cấu: Gà trống và gà tây không phát triển. Nó chỉ là chỗ
phình hình bong bóng của ống dẫn tinh, nó nở những khi kích thích sinh dục
(Trịnh Quang Khuê và Nguyễn Văn Vinh, 2007).
2.2. Những bệnh tích thƣờng gặp
2.2.1. Bệnh tích ở khí quản
Khí quản sung huyết, phù và trên bề mặt phủ một lớp niêm dịch lẫn bọt,
niêm mạc phế quản và lòng phế nang sung huyết, chứa dịch có fibrin.
Xuất huyết: Điểm, lấm tâm, vệt, thành từng đám, đinh ghim.
Niêm mạc thanh khí quản viêm xuất huyết, thanh khí quản viêm xuất
huyết phủ một lớp bã đậu.

4



Hình 1. Khí quản xuất huyết

Hình 2. Khí quản xuất huyết

lấm tấm và thành vệt

có chứa dịch lẫn bọt khí

2.2.2. Bệnh tích ở phổi
Phổi xuất huyết: trên bề mặt phổi có những đốm xuất huyết màu đỏ tươi,
hay đỏ đen, máu rỉ ra ở mặt cắt khi bóp mạnh. Xuất huyết được xếp loại theo
mức độ, kích thước, hình dạng hay vị trí xuất huyết lốm đốm, phân bố có
trọng tâm, xuất huyết từng điểm nhỏ, từng đám.
Phổi ứ huyết: phổi có màu đỏ sẫm ở hầu hết các tiểu thùy, nặng, chắc hơn
bình thường và dễ cắt, mặt cắt chảy nhiều máu.
Phổi xẹp: phổi có màu hồng nhạt hoặc đỏ đục, giảm kích thước, tính chất
dai chắc, bóp không nghe tiếng lào xào như phổi bình thường. Thường phổi
xẹp ở thùy đỉnh, thùy tim, có khi xẹp hẳn một lá, lá còn lại vẫn bình thường
hoặc lớn hơn bình thường do tính bù trừ. Phổi xẹp chìm trong nước như phổi
bị gan hóa và không có dịch lỏng chảy ra từ mặt cắt khi bóp mạnh.
Phổi phù: quan sát thấy phổi sưng phù, bở, màu tái nhợt, nặng hơn bình
thường, bóp không nghe lào xào cắt ngang có dịch màu đỏ chảy ra, mặt cắt
ướt do phổi chứa nhiều chất lỏng trong những khoảng trống của mô.
Phổi viêm: viêm nhu mô của phổi bình thường, phổi viêm kéo theo viêm
các đường dẫn khí đôi khi viêm màng phổi tiếp giáp gây nóng, đỏ, sưng, đau.
Viêm phế nang: bệnh tích viêm định vị ở các phế nang. Viêm màng phổi: bệnh
tích viêm trên lá thành, lá tạng của màng phổi, làm cho màng phổi dày đục lên
(viêm tơ huyết, viêm dính sườn). Quá trình viêm tiết dịch làm sợi huyết kết
dính màng phổi vào sườn, màng phổi không trơn láng mà sần sùi. Tổ chức

phổi cùng với tơ huyết làm cho phổi dày lên và dính vào vách ngực hoặc màng
phổi dính vào cơ tim và cơ hoành. Khi giết mổ và lấy phổi ra màng phổi sẽ bị
rách, dính vào sườn để lộ nhu mô phổi màu đỏ tươi ra ngoài.

5


Hình 3. Phổi nhạt màu

Hình 4. Phổi hoại tử ứ máu

Hình 5. Phổi dính vào lòng ngực hoại tử

2.2.3. Bệnh tích ở thận
Thận xuất huyết: sưng to hơn bình thường, mặt ngoài thận có màu nâu đỏ
và có những xuất huyết li ti màu đỏ sậm.

Hình 6. Thận sưng to

Hình 7. Thận bình thường

2.2.4. Bệnh tích ở buồng trứng
Buồng trứng thoái hóa, buồng trứng dị dạng, có hình dạng bất thường....

6


2.3. Một số bệnh thƣờng gặp ở gà
2.3.1. Bệnh cúm gia cầm (Anvian Infuenza flu, Bird flu, Fowl plague, Fowl
pest)

Nguyên nhân
Do virus cúm thuộc type A thuộc họ Orthomyxovidae gây ra.
Loài cảm nhiễm
Gà cảm thụ nhất, kế đến là chim hoang, vịt,.... Ngoài ra, ngựa, hải cẩu,
khỉ,... có thể mắc bệnh.
Đƣờng lây lan
Đường hô hấp, tiêu hóa.
Triệu chứng
Thể nhẹ rối loạn hô hấp nhẹ. Thường gây bệnh cho gia cầm con, có triệu
chứng như: xổ mũi, hắt hơi, viêm xoang, có triệu chứng thần kinh, chết ít. Thể
nặng gà mắc bệnh trầm trọng. Tỉ lệ chết có thể đến 100%. Ngoài ra gà bị cúm
còn thể hiện các triệu chứng sau: sốt cao, đi xiêu vẹo, rung rẩy, uống nước
nhiều, mí mắt sưng, mào tích sưng, thâm tím, đầu sưng phù (do viêm xoang),
ho, chảy nước mũi, thở khó, khạt đờm nhầy đặc đôi khi có máu, tiêu chảy
phân trắng, da chân khô do mất nước, xuất huyết da chân, ngón chân, có triệu
chứng thần kinh, gà đẻ trứng giảm.
Bệnh tích
Trường hợp nặng bệnh tích sung huyết, xuất huyết rất nhiều cơ quan phủ
tạng. Đôi khi hoại tử, chảy mủ, xung quanh hậu môn có nhiều phân, xuất
huyết. Khí quản xuất huyết nhiều, thực quản đôi khi có xuất huyết, dạ dày
tuyến xuất huyết nặng, có trường hợp viêm loét sâu.
Giống nhau giữa Cúm gia cầm và Newcastle: mắt sưng, hậu môn xuất
huyết, có triệu chứng thần kinh, dạ dày tuyến xuất huyết, viêm xuất huyết ở tá
tràng (giống Newcastle và dịch tả). Khác nhau giữa Cúm gia cầm và
Newcastle: xuất huyết mỡ bụng, màng treo ruột, mỡ bao tim, xuất huyết cơ
đùi, xuất huyết và viêm buồng trứng, trứng vở trong xoang bụng. Phổi viêm,
sung huyết, túi khí có những tơ huyết. Thận, lách sưng, xuất huyết, một số
trường hợp túi Fabricius sưng. Hiện tượng phù nề, xuất huyết tế bào lâm ba
cầu đơn nhân.


7


Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng dựa vào triệu chứng như thở khó, viêm mũi, phù
thủng ở mồng, tích, xuất huyết ở da chân, có triệu chứng thần kinh.
Chẩn đoán phân biệt với bệnh Newcastle, dịch tả vịt. Chẩn đoán huyết
thanh họctiêm qua trứng gây chết nhanh. Chẩn đoán bằng phản ứng
(Haemaglutinationinhibition) HI, (Enzyme - Linked ImmunoSorbent Assay)
ELISA.
Phòng bệnh
Tiêm vaccine từ subtype H5N2, được sản xuất bởi công ty Weike Trung
Quốc gà từ 2-5 tuần tuổi tiêm dưới da cổ, liều 0,3 ml, gà 5 tuần tuổi trở lên
tiêm cơ ức, liều 0,5 ml (Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012).
2.3.2. Bệnh Newcastle (Pastis avium)
Nguyên nhân
Virus Newcastle thuộc nhóm paramyxovirus. Virus được chia làm 3
nhóm. Nhóm độc lực yếu (Lentogen). Nhóm có độc lực vừa (Mesogen). Nhóm
có độc lực cao (Valogen).
Loài vật mắc bệnh
Gà, gà tây, chim công, quạ, ngỗng vẹt cũng có thể mắc bệnh. Người, chó,
chuột cũng có thể mắc bệnh.
Đƣờng lây lan
Tiêu hóa, da và niêm mạc.
Triệu chứng
Thời kỳ nung bệnh từ 3-7 ngày. Thể quá cấp xảy ra ở đầu ổ dịch, bệnh
tiến triển nhanh, con vật ủ rủ cao độ vài giờ rồi chết. Thể cấp tính gà ủ rủ, bỏ
ăn, xù lông, gà mái thường ngưng đẻ, trên chuồng có những bãi phân trắng.
Gà sốt 42-430C, hắt hơi, sổ mũi, ho, thở khó trầm trọng, mào và yếm tím bầm,
từ mũi chảy ra chất nước nhớt. Gà rối loạn tiêu hóa trầm trọng, bỏ ăn, thức ăn

ở diều không tiêu, nhão ra do lên men, uống nhiều nước, khi dốc ngược gà
xuống thấy chảy nước nhớt mùi chua khắm. Vài ngày sau gà tiêu chảy, phân
có màu nâu sẫm, trắng xám hoặc trắng xanh có nhiều urat. Niêm mạc hậu môn
xuất huyết thành những tia máu đỏ. Thể mãn tính xảy ra ở cuối ổ dịch. Do tổn
thương tiểu não, cơ năng vận động biến loạn nặng, con vật bị vặn đầu ra sau,
đi giật lùi, đi vòng tròn, mổ không đúng thức ăn, những cơn co giật thường
xảy ra khi có những kích thích. Bệnh kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nếu được

8


chăm sóc tốt gà có thể khỏi nhưng mắc di chứng thần kinh trong thời gian dài.
Gà lành bệnh cho miễn dịch suốt đời.
Bệnh tích
Thể quá cấp bệnh tích không rõ, chỉ thấy những dấu hiệu xuất huyết ở nội
tâm mạc, màng ngực, cơ quan hô hấp. Thể cấp tính xoang mũi và miệng có
nhiều dịch nhớt màu đục. Niêm mac miệng, hầu họng, khí quản xuất huyết,
viêm phủ màng giả có fibrin. Tổ chức vùng đầu, hầu, cổ bị thủy thủng, thấm
dịch xuất vàng (một số con). Niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết, lấm tấm màu
đỏ tròn bằng đầu đinh ghim, điểm xuất huyết tương ứng với các lổ đổ ra của
tuyến tiêu hóa, các điểm xuất huyết này có thể tập trung thành từng vệt. Dạ
dày cơ xuất huyết và thâm nhiễm dịch xuất kiểu gelatin. Ruột non xuất huyết,
viêm, trong trường hợp bệnh kéo dài, có thể có những nốt loét hình tròn, hình
bầu dục, cúc áo. Trường hợp nặng, nốt loét có thể lan xuống ruột già, hậu
môn. Hạch manh tràng viêm, xuất huyết, hoại tử. Gan có một số đám thoái hóa
mỡ nhẹ màu vàng. Thận phù nhẹ, có màu nâu xám. Dịch hoàn, buồng trứng
xuất huyết thành từng vệt, từng đám. Trứng non vỡ trong xoang bụng. Bao
tim, xoang ngực, bề mặt xương ức xuất huyết. Thể mãn tính thoái hóa và viêm
tế bào nơron thần kinh với sự thâm nhiễm tế bào lâm ba quanh mạch (thường
thấy nhất ở tiểu não, cũng có thể thấy ở tủy sống).

Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm ba, chẩn đoán virus học, gây nhiễm cho bào thai, phản
ứng huyết thanh học (phản ứng HI, phản ứng trung hòa virus, phản ứng
ELISA).
Chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt với bệnh thương hàn, tụ huyết trùng.
Điều trị
Điều trị không hiệu quả. Khi bệnh mới xảy ra, để hạn chế tổn thất có thể
tiêm vaccine nhược độc cho các gia cầm còn khỏe.
Phòng bệnh
Phòng bằng vaccine và kháng huyết thanh. Vệ sinh phòng bệnh ở những
vùng chưa có dịch áp dụng nghiêm ngặt qui trình vệ sinh phòng bệnh. Khi có
dịch xảy ra phải dập tắc dịch nhanh chóng. Xử lý toàn bộ đàn gà đang mắc
bệnh (Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012).

9


2.3.3. Bệnh Gumboro
Là bệnh cấp tính của gà con, đặc trưng bởi sự tổn thương ở túi Fabricius,
làm giảm khả năng miễn dịch của gà.
Loài mắc bệnh
Gà là loài mắc bệnh duy nhất, mọi giống gà đều mắc bệnh. Lứa tuổi mắc
bệnh cao nhất ở tuần 3-6, gà nhỏ tuổi hơn có thể mắc bệnh ở thể ẩn tính,
không có biểu hiện triệu chứng.
Đƣờng lây lan
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa.
Triệu chứng
Thời gian nung bệnh từ 2-3 ngày, bệnh xảy ra thình lình, gà suy nhược, ủ
rủ, xù lông, đi loạng choạng. Gà tiêu chảy, phân có màu trắng xám, xanh lá
cây, có nhiều nước, gà rặn suốt trong quá trình đi tiêu, hậu môn đưa ra ngoài,

những gà khác xúm lại mổ, có thể tự nó mổ nó, hậu môn bết đầy phân, gà bỏ
ăn, run rẩy, suy nhược trầm trọng và có thể chết. Tỉ lệ gà mắc bệnh cao có thể
lên đến 100%. Gà chết bắt đầu từ ngày thứ 3 sau khi nhiễm bệnh và sau đó
tăng nhanh và giảm nhanh sau 5-7 ngày thì chấm dứt. Tỉ lệ chết thường thấp,
nhưng nếu điều kiện chăn nuôi kém tỉ lệ chết có thể lên đến 20-30% hoặc cao
hơn.
Bệnh tích
Thể ẩn tính tuyến ức và túi Fabricius teo. Thể cấp tính cơ sậm màu, cơ
ngực, đùi xuất huyết thành từng vệt dài. Nơi tiếp xúc giữa dạ dày tuyến và dạ
dày cơ xuất huyết. Niêm mạc ruột tăng tiết dịch, thận có thể sưng, ống dẫn tiểu
chứa nhiều urat. Lách có thể hơi sưng, có những chấm xám nhỏ trên bề mặt.
Bệnh tích điển hình nhất là túi Fabricius, ở ngày thứ ba sau khi nhiễm trùng túi
Fabricius bắt đầu tăng kích thước và trọng lượng, thủy thủng, có màu đỏ, bề
mặt phủ một lớp gelatin, có thể có xuất huyết, đến ngày thứ tư, trọng lượng
gấp đôi so với bình thường và bắt đầu teo lại, ngày thứ 5 trở lại kích thước
bình thường và tiếp tục teo, đến ngày thứ 8 có kích thước bằng 1/3 so với bình
thường.
Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng bệnh xảy ra thình lình, tỉ lệ chết lúc đầu cao sau đó
giảm mạnh, bệnh tích điển hình ở túi Fabricius.
Chẩn đoán virus học tiêm truyền qua phôi, tế bào một lớp. Chẩn đoán
huyết thanh học phản ứng trung hòa, phản ứng ELISA.
10


Chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt với bệnh viêm phế quản truyền
nhiễm.
Điều trị
Không có thuốc điều trị đặc hiệu, tăng cường sức đề kháng gà bằng việc
nuôi dưỡng, quản lý, chăm sóc, cung cấp đầy đủ chất điện giải có thể làm

giảm tỷ lệ chết. Trong trường hợp bệnh kế phát các bệnh do vi khuẩn cần sử
dụng kháng sinh để điều trị (Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012).
2.3.4. Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious bronchitis)
Là bệnh truyền nhiễm của gà, do virus gây ra, đặc trưng bởi những rối
loạn hô hấp trầm trọng và tỷ lệ chết cao ở gà con, bệnh gây thở khó và làm
giảm sản lượng trứng ở gà lớn và gà đẻ.
Nguyên nhân
Do ARN virus thuộc họ Coronaviridae, chi Coronavirus.
Loài mắc bệnh
Gà nhỏ hơn 6 tuần tuổi dễ cảm thụ với bệnh, tuổi gà càng nhỏ bệnh càng
nặng, tỷ lệ chết càng cao. Gà lớn bệnh nhẹ, ít chết nhưng kéo dài, giảm năng
suất trứng trầm trọng và truyền bệnh cho gà con.
Đƣờng lây lan
Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp. Ngoài ra căn bệnh còn được truyền
qua trứng do virus ký sinh ở buồng trứng và ống dẫn trứng.
Triệu chứng
Thời gian nung bệnh từ 2-3 ngày. Bệnh xảy ra nặng ở gà con với những
biểu hiện như: gà mệt mỏi, kém ăn, sổ mũi hay hắt hơi, tách bầy, rúc đầu vào
cánh, run rẩy. Viêm mắt, chảy nước mắt, viêm mũi, sổ mũi, hắt hơi, viêm hầu
họng, thở khó. Bệnh kéo dài khoảng 2 tuần, gà có thể chết do ngạt thở. Đối với
gà đẻ, sản lượng trứng giảm, một số con ngưng đẻ hẳn, trứng biến dạng, giòn
dễ vở, vỏ trứng nhạt màu, lòng trắng trứng loãng. Một số trường hợp nặng gà
có thể bị phù hầu.
Bệnh tích
Bệnh tích chủ yếu ở đường hô hấp. Niêm mạc mũi, khí quản sung huyết,
phù và trên bề mặt phủ bởi một lớp niêm dịch lẫn bọt. Niêm mạc phế quản và
lòng phế nang sung huyết, chứa dịch có fibrin, một số trường hợp dịch xuất
quá nhiều có thể làm tắc khí và phế quản. Nếu bệnh kéo dài có thể thấy các
đám viêm lớn, nhỏ ở phổi, các túi hơi dày và đục có chứa chất bã đậu. Thận


11


sưng, nhạt màu, ống dẫn tiểu trương to chứa nhiều urat. Ở gà đẻ, buồng trứng
teo, ống dẫn trứng ngắn lại không phát triển, trứng non vỡ trong xoang bụng.
Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng dựa vào đặc điểm của bệnh là hiện tượng rối loạn hô
hấp nặng ở gà con, giảm sản lượng trứng trầm trọng ở gà lớn, lòng trắng trứng
loãng, buồng trứng teo, ống dẫn trứng ngắn lại.
Chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt với bệnh hô hấp mãn tính, viêm thanh
khí quản truyền nhiễm.
Chẩn đoán virus học, có thể định danh virus từ bệnh phẩm bằng các phản
ứng trung hòa virus, phản ứng miễn dịch huỳnh quang, phản ứng miễn dịch
peroxydase hoặc phản ứng ELISA phát hiện kháng nguyên. Chẩn đoán huyết
thanh học là phản ứng HI, phản ứng trung hòa virus, phản ừng ELISA, phản
ứng kết tủa khuếch tán trên thạch (nhưng kháng thể kết tủa khuếch tán trên
thạch thường chỉ hiện diện trong thời gian ngắn sau khi nhiễm virus. Do đó,
đối với những gà dương tính với xét nghiệm kết tủa khuếch tán trên thạch
được xem là vừa mới nhiễm bệnh).
Phòng bệnh
Phòng bằng vacccine, vaccine trên thế giới hiện nay được sản xuất chủ
yếu từ chủng Massachusetts. Vaccine chết thường được sử dụng trên các đàn
gà giống. Vệ sinh phòng bệnh.
Điều trị
Không có phương pháp điều trị đặc hiệu nào đối với bệnh này (Hồ Thị
Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012).
2.3.5. Bệnh viêm
laryngotracheitis)

thanh


khí

quản

truyền

nhiễm

(Infectious

Là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính ở gà do virus gây ra, đặc
trưng bởi hiện tượng thở khó, suy nhược, khạc ra dịch viêm có máu do sự tổn
thương và xuất huyết của niêm mạc khí quản.
Nguyên nhân
Là do Gallid herpesvirus 1, được xếp vào họ Alphaherpesvirinae, họ
Herpesviridae.
Loài vật mắc bệnh
Gà được coi là ký chủ quan trọng nhất. Gà mọi lứa tuổi đều cảm thụ. Tuy
nhiên, triệu chứng thường chỉ được ghi nhận ở gà trưởng thành. Bệnh có thể

12


được ghi nhận ở chim cu, bồ câu, gà sao, vịt, gà tây, gà gô.
Đƣờng lây lan
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, niêm mạc mắt, gà nhỏ không
dùng vaccine.
Triệu chứng
Thời gian nung bệnh từ 4-8 ngày. Bệnh lây rất nhanh. Lúc đầu gia cầm tỏ

ra mệt mỏi, kém ăn. Từ khóe mắt, hốc mũi có dịch nhớt chảy ra, có khi khô
quánh lại. Gia cầm vươn cổ để thở, ho khan, nghe tiếng rít khi gia cầm thở.
Con vật ngày càng thở khó, ho và hắt hơi bắn ra ngoài niêm dịch đặc có lẫn
fibrin và máu đông. Ở thể cấp tính bệnh tiến triển từ 1-4 ngày, tỷ lệ chết rất
cao. Nếu căn bệnh có độc lực thấp hoặc sức đề kháng của gia cầm cao, bệnh
chỉ xảy ra ở thể nhẹ, với triệu chứng hô hấp âm ỉ, kéo dài, tỷ lệ chết không
đáng kể.
Bệnh tích
Trên xác chết có dịch nhớt, có fibrin, có mủ ở khóe mắt, mũi. Niêm mạc
thanh quản, khí quản xuất huyết nặng, có thể viêm lan lên hóc mắt, mũi.
Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng có thể tiến hành ở gà 100 ngày tuổi với đạc điểm
thành khí quản có màng giả. Có thể nhỏ mắt, mũi cho gà con, tiêm màng
nhung niệu.
Chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt với bệnh tụ huyết trùng, Newcastle,
đậu gà, viêm phế quản.
Chẩn đoán virus học. Ngoài ra cũng có thể sử dụng phương pháp nhuộm
kháng thể huỳnh quang, phương pháp miễn dịch men peroxydase, phương
pháp PCR để phát hiện virus từ trong các tổ chức bệnh phẩm. Chẩn đoán
huyết thanh học: phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch, phản ứng miễn dịch
huỳnh quang, phản ứng trung hòa virus, phản ứng ELISA.
Phòng bệnh
Bằng vaccine như nhỏ mắt, nhỏ mũi, tiêm kiểm tra kỉ nguồn trứng (phân
có nhiều virus có thể xâm nhập vào trứng).
Điều trị
Không có thuốc điều trị hoặc làm giảm triệu chứng của bệnh. Khi phát
hiện trong đàn có gà biểu hiện bệnh lý cần tiêm ngừa ngay cho những con còn
lại trong đàn (Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012).

13



2.3.6. Bệnh hô hấp mãn tính (CRD: Chronic Respiratory Disease)
Nguyên nhân
Bệnh hô hấp mãn tính là bệnh truyền nhiễm mãn tính của nhiều loại gia
cầm, đặc trưng bởi triệu chứng viêm thanh dịch có fibrin trên các cơ quan
đường hô hấp, giảm sản lượng trứng.
Bệnh do tổng hợp nhiều nguyên nhân gây ra. Căn bệnh chủ yếu là
Mycoplasma gallisepticum và chủng thứ yếu là Mycoplasma gallinarum.
Loài mắc bệnh
Đây là bệnh truyền nhiễm của nhiều loài gia cầm như gà, gà tây, gà gô,
chim cúc, chim đa đa, gà sao, ngỗng, ngan, vịt ít cảm thụ. Gà từ 2-4 tháng tuổi
mắc bệnh nhiều nhất, gà nuôi theo hình thức công nghiệp dễ mắc bệnh hơn gà
nuôi theo hộ gia đình.
Đƣờng lây lan
Bệnh lây lan trực tiếp qua trứng, giao phối. Lây gián tiếp thông qua
đường hô hấp, tiêu hoá.
Triệu chứng
Thời kỳ nung bệnh trong điều kiện thực nghiệm từ 4-21 ngày, trong tự
nhiên có thể lên đến 30 ngày. Niêm mạc mắt đỏ, sung huyết, chảy nước mắt,
nước mắt đặc dần, đóng dầy khóe mắt, fibrin tích tụ ngày càng nhiều tạo thành
những khối to bằng hạt đậu nỗi lên giữa tròng mắt, con vật bị mù. Viêm mũi,
chảy nước mũi, lúc đầu loãng sau đặc dần có màu trắng sữa bám đầy khóe mũi
làm gà khó thở, viêm lan từ mũi ra các xoang xung quanh. Vách các xoang,
đặc biệt là xoang dưới mắt sưng, mắt gà sưng, biến dạng. Niêm mạc hầu, họng
và các túi khí cũng bị viêm làm cho con vật càng thở khó, mào và yếm tím
bầm gà kiệt sức dần rồi chết.
Bệnh tích
Thành các xoang dưới mắt phù, chứa nhiều dịch nhớt màu vàng xám.
Viêm cata niêm mạc đường hô hấp, xoang mũi, khí quản tích đầy chất nhầy

như keo dính chặt vào niêm mạc. Phổi phù thủng, bề mặt phủ fibrin, có những
vùng viêm hoại tử (trong tường hợp này người ta phân lập được Escherichia
coli). Các túi khí dầy, đục, bên trong có chứa dịch màu sữa, nếu bệnh kéo dài,
các chất này sẽ khô lại và có màu vàng, bỡ. Bệnh tích này thường xảy ra ở túi
khí vùng ngực và vùng bụng. Viêm ngoại tâm mạc, viêm quanh gan, viêm
phúc mạc, lách có thể hơi sưng.

14


×