Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.31 KB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN ANH THƯ

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM
CỦA HỘ GIA ĐÌNH
KHU VỰC NÔNG THÔN HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành : Kinh Tế Học
Mã ngành : 52310101

Cần Thơ – 12 /2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN ANH THƯ
MSSV: 4104104

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM
CỦA HỘ GIA ĐÌNH
KHU VỰC NÔNG THÔN HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH : KINH TẾ HỌC
Mã số ngành : 52310101



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
HUỲNH THỊ KIM UYÊN

Cần Thơ – 12 /2013


LỜI CẢM TẠ!

Trong suốt quá trình học tập vừa qua được sự hướng dẫn của Quý thầy cô
Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ em đã được học
nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp
của mình.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Cô Huỳnh Thị Kim
Uyên và Quý thầy cô Khoa Kinh Tế - QTKD, Trường Đại học Cần Thơ. Thầy đã
hướng dẫn, chỉ dạy và định hướng đầy đủ, chi tiết cho em hoàn thành luận văn.
Những hộ gia đình tại Phụng Hiệp là những người quan trọng nhất, đóng
góp thiết thực nhất vào kết quả của luận văn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
tất cả các hộ đã nhiệt tình cung cấp thông tin quý giá cho tôi hoàn thành luận
văn.
Cuối cùng, em kính chúc các quý thầy, quý cô trường Đại Học Cần Thơ
được dồi dào sức khoẻ, luôn hoàn thành tốt công tác của mình cũng như ngày
càng đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo tại Đồng
Bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.
Xin chân thành cám ơn!

Ngày …. tháng …. năm 2013
Sinh viên thực hiện
1



(ký và ghi họ tên)

Nguyễn Anh Thư

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ
đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày …. Tháng ….năm 2013
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

Nguyễn Anh Thư
2


BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

 Họ và tên người hướng dẫn: HUỲNH THỊ KIM UYÊN
 Chuyên ngành: ………………………………………
 Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh – Trường ĐHCT
Tên sinh viên: NGUYỄN ANH THƯ
Mã số sinh viên: 4104104
Chuyên ngành: Kinh Tế Học – k36
Tên đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết
kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn Hậu Giang
NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
..................................................................................................................................
..........................................................................................................................
2. Về hình thức:
..................................................................................................................................
..........................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiển và tính cấp thiết của đề tài:
..................................................................................................................................
..........................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
..................................................................................................................................
..........................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu):
..................................................................................................................................
..........................................................................................................................
6. Các nhận xét khác:
3


..................................................................................................................................
..........................................................................................................................
7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
yêu cầu chỉnh sữa):
..................................................................................................................................
..........................................................................................................................

Cần Thơ, ngày…. Tháng… năm 2013
Giáo viên hướng dẫn

Huỳnh Thị Kim Uyên


4


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2013
Giáo viên phản biện

5



NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Phụng Hiệp, ngày…. tháng…. năm 2013
Thủ trưởng đơn vị

6


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THỆU ....................................................................... 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu riêng ................................................................................. 2
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
................................................................................................................... 3
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định ......................................................... 3
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................. 3
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................... …...3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1. CÁC KHÁI NIỆM ............................................................................. 5
2.1.1. Khu vực nông thôn ......................................................................... 5
2.1.2. Hộ gia đình ...................................................................................... 5
2.1.3. Tiết kiệm ......................................................................................... 6
2.1.4. Tiền gửi tiết kiệm……………………………………………………7
2.1.4.1 Hình thức trã lãi ………………………………………………….8
2.1.4.2 Hình thức gửi tiết kiệm ................................................................ 8
2.1.5.1 Chi tiêu ......................................................................................... 8
2.1.6. Thu nhập ......................................................................................... 9
2.1.7 Hành vi ............................................................................................. 9
2.1.7.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng…………10
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 10
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ............................................. 10
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 11
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu....................................................... 113
2.2.4 Căn cứ chọn biến ............................................................................. 15
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .. 16
7


3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG ..................... 16

3.1.1. Đặc điểm chung .............................................................................. 16
3.1.2. Tình hình kinh tế tỉnh Hậu Giang ................................................. 20
3.1.2.1 Các khu vực kinh tế ...................................................................... 20
3.2. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHỤNG HIỆP ....................................... 23
3.2.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội ........................................................... 23
3.2.1.1. Ví trí địa lý kinh tế ....................................................................... 23
3.2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội .............................................................. 24
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH .................................................. 26
4.1. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU .......................................................... 26
4.2. CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN .................................................. 28
4.3. THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC NÔNG
THÔN HẬU GIANG ................................................................................ 30
4.3.1. Thu nhập theo hoạt động sản xuất ................................................ 31
4.3.2. Thu nhập theo trình độ học vấn..................................................... 35
4.4. SỬ DỤNG THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH ................................. 37
4.5.CÁC HÌNH THỨC TIẾT KIỆM ....................................................... 39
4.5.1. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định tiết kiệm của hộ .... 40.
4.5.2. Các hình thức tiết kiệm phân theo thu nhập ................................. 42
4.6 .HÌNH THỨC GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TẠI NÔNG THÔN
................................................................................................................... 45
4.6.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm tại ngân hàng của
hộ gia đình khu vực nông thôn ................................................................ 48
4.6.1.1 Kiểm định mô hình ....................................................................... 49
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỘ GIA ĐÌNH GỬI TIỀN
TẠI NGÂN HÀNG ................................................................................... 54
5.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP ............................................................... 54
5.1.1 Thuân lợi .......................................................................................... 54
5.1.2 Khó khăn.......................................................................................... 54
5.2. GIẢI PHÁP........................................................................................ 55
5.2.1 Đối với hộ gia đình........................................................................... 55

8


Về phía ngân hàng .................................................................................... 55
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................... 57
6.1. KẾT LUẬN ........................................................................................ 57
6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 58

9


DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang
Bảng 2.1 Tổng hợp các mẫu được phỏng vấn ............................................12
Bảng 2.2 Các biến trong mô hình Logistic ...............................................14
Bảng 3.1 Đơn vị hành chính Tỉnh Hậu Giang............................................17
Bảng 4.1 Trình độ học vấn ..........................................................................26
Bảng 4.2 Giới tính của lao động chính .......................................................27
Bảng 4.3 Số thành viên và số lao động .......................................................27
Bảng 4.4 Các nhóm thu nhập ở khu vực nông thôn .................................28
Bảng 4.5 Thu nhập theo ngành nghề ..........................................................31
Bảng 4.6 Thu nhập theo trình độ học vấn ..................................................36
Bảng 4.7 Các hình thức tiết kiệm ...............................................................39
Bảng 4.8 Các hình thức tiết kiệm phân theo thu nhập ..............................44
Bảng 4.9 Nguyên nhân hộ gia đình không gửi tiết kiệm ...........................48
Bảng 4.10 Nguyên nhân mà hộ gia đình gửi tiết kiệm tại ngân hàng .......49
Bảng 4.11 Kết quả mô hình Logistic. .........................................................51

10



DANH MỤC HÌNH
TRANG
Hình 4.1 Cơ cấu kinh tế nông thôn .............................................................29
Hình 4.2 Hộ gia đình sử dụng thu nhập .....................................................38
Hình 4.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự lựa chọn các hình thức tiết kiệm
......................................................................................................................41

11


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bắt đầu từ năm 2004, khi Hậu Giang vừa được chia cắt từ Thành Phố Cần
Thơ, Hậu Giang là tỉnh mới nhất và nghèo khó nhất vùng ĐBSCL. Địa bàn nông
thôn chiếm 85%, dân cư nông thôn hơn 83%, có tới 78% lao động là nông
nghiệp, trong khi mới có chưa được 7% lao động qua đào tạo, rất thấp so với
bình quân toàn vùng (17,5%) và cả nước (27%) (Theo Báo xuân Hậu Giang,
2013 ).
Trong những năm tiếp theo, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải
pháp đồng bộ phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp nên bộ mặt nông
thôn và đời sống nông dân có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều dự án được triển
khai, đã làm thay đổi bộ mặt đô thị, nông thôn, cơ sở hạ tầng… của khu vực
nông thôn Hậu Giang như nâng cấp Quốc lộ 61, xây mới các tuyến đường Tây
Sông Hậu, Quản lộ Phụng Hiệp, tuyến Bốn Tổng - Một Ngàn, đường nối Vị
Thanh - TP.Cần Thơ, nạo vét kênh xáng Xà No thuộc tuyến đường thủy phía
Nam thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, xây cầu Cái Tư nối liền với Kiên Giang,
đón đầu đường Hồ Chí Minh giai đoạn II….

Để đạt được những thành tựu trên là do sự lãnh đạo của Đảng và chính
quyền địa phương, với chính sách khuyến khích nông dân thâm canh tăng năng
suất, hay chuyển sang các ngành nghề chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao
như nuôi cá, nuôi rắn, rùa…Nhờ vậy mà kinh tế Hậu Giang đã có bước phát triển
mới tăng thu nhập cho các hô người dân
Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ.
Tỉnh có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong
phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc. Do đó, thu nhập hiện nay
dựa vào canh tác nông nghiệp và chăn nuôi là chính. Những năm gần đây, nhờ sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, hình thành nhiều trang trại chăn nuôi cá,
heo hay tập trung trồng những trái cây có lợi thế kinh tế cao và danh tiếng như
bưởi năm roi.. đã mang đến lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng cho người nông dân.

1


Thu nhập của nông dân sau khi trừ chi phí, thuế và các khoản khác, một
phần sẽ được dành cho tiết kiệm, phần còn lại để đầu tư tiếp tục mở rộng hoạt
động sản xuất.. Tuy nhiên, một bộ phận đông đảo dân cư vẫn có thói quen cất giữ
tiền mặt tại nhà. Trong giai đoạn mà đồng tiền mất giá hiện nay, thì việc cất giữ
tiền mặt tại nhà sẽ khiến đồng tiền mất giá, mà còn có thể khiến hộ gia đình mất
đi phần tiền lãi và không an toàn khi cất giữ tiền mặt tại nhà.
Với mục tiêu tiết kiệm tiền một cách có hiệu quả, an toàn mà vẫn sinh thêm
lời, nên có thể hộ gia đình sẽ quyết định gửi tiền vào ngân hàng, và những nhân
tố nào ảnh hưởng đến quyết định của hộ gia đình khi có hành vi gửi tiền vào
ngân hàng.
Xuất phát từ thực tiễn trên ở khu vực nông thôn hậu Giang, nên tôi chọn đề
tài “Hành vi tiết kiệm của hộ gia đình tại khu vực nông thôn Hậu Giang” làm
mục tiêu nghiện cứu
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng về hành vi tiết kiệm của người dân đang sinh sống ở
khu vực nông thôn Hậu Giang. Trên cơ sở đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định tiết kiệm tại ngân hàng của người dân.
1.2.1 Mục tiêu riêng
Phân tích các hình thức tiết kiệm mà hộ gia đình đang thực hiện.
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng
của hộ gia đình.
Đề xuất ý kiến để huy động hộ gia đình gửi tiết kiệm tại ngân hàng
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
Hành vi tiết kiệm của các hộ gia đình phụ thuộc vào nhiều yếu tố, với
những mục tiêu nghiên cứu đã đưa ra, đề tài đưa ra những giả thuyết cần kiểm
định lại để đưa ra những giải pháp.
2


Những giả thuyết cụ thể như sau:
Các nhân tố: Giới tính của lao động chính, tuổi của lao động chính, trình độ
học vấn của lao động chính, có người quen làm trong ngân hàng, sự hài lòng về
lãi suất của ngân hàng, nghề nghiệp tạo ra thu nhập, tổng thu nhập của hộ trong
một tháng, tổng chi tiêu của hộ trong một tháng, tổng số lao động tạo ra thu nhập
có ảnh hưởng hành vi tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn Hậu Giang.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài chọn 76 mẫu để quan sát về “Hành vi tiết kiệm của hộ gia đình khu
vực nông thôn Hậu Giang”.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ gia đình khu vực nông thôn Hậu
Giang
Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ 05/08/2013 – 18/11/2013.
Số liệu được thu thập tại xã Tân Bình, xã Thành Hòa trong địa bàn huyện

Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu Giang
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
Theo nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi, đề tài “ Các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định gửi tiền của hộ gia đình khu vực đồng bằng Sông Cửu Long”
đã trình bày kết quả nghiên cứu kết luận các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
tiết kiệm là giới tính của chủ hộ, tuổi của lao động chính, trình độ học vấn của
lao động chính, nghề nghiệp tạo ra thu nhập, hội đoàn thể, số hoat động tạo ra
thu nhập, tổng thu nhập, tổng số chi tiêu, tổng số lao động trong hội.
Theo nghiên cứu của Lưu Đức Khải, Carol Newman, FinTarp, đề tài “
Vốn xã hội và hành vi tiết kiệm, Tác động của việc là thành viên của hiệp hội
đến tiết kiệm chính thức của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam” đã kết luận là
yếu tố quan trong nhất ảnh hưởng đến tiết kiệm của các hộ ở phía Nam là thu
nhập, cả về tổng mức tiết kiệm hay tỷ lệ tiết kiệm của hộ.

3


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. CÁC KHÁI NIỆM
2.2.1 Khu vực nông thôn
Theo quy chuẩn xây dựng được ban hành kèm theo quyết định số 682/BXD
ngày 14/02/1996 của Bộ xây dựng. Khu vực nông thôn là khái niệm dùng để chỉ
một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, phân biệt với
thành thị. Ngoài các đơn vị hành chính đồng thời là các đô thị như : thành phố
trực thuộc trung ương, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn,và các khu công
nghiệp tập trung…các đơn vị hành chính xã được xác định là khu vực nông thôn.
Khu vực nông thôn có những đặc điểm sao :
+ Là trung tâm của đơn vị hành chính xã hoặc liên xã

+ Chủ yếu tập trung lao động là nông nghiệp
+ Bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng
+ Chủ yếu do cấp huyện quản lý
2.1.2 Hộ gia đình
Gia đình hay còn gọi đơn giản là hộ là một đơn vị xã hội bao gồm một hay
một nhóm người ở chung (cùng chung hộ khẩu) và ăn chung (nhân khẩu). Đối
với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không
có quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung.
Hộ gia đình không đồng nhất với khái niệm gia đình, những người trong hộ
gia đình có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn
nhân hoặc cả hai. Một hộ có thể chỉ bao gồm một cá nhân hay nhiều thành viên
có hoặc không có quan hệ huyết thống với nhau. Hộ có thể là một gia đình hạt
nhân, một gia đình mở rộng hay một đại gia đình.

Tóm lại, một hộ có thể có nhiều gia đình hoặc không có một gia đình nào
cả, ngược lại, một gia đình có thể trải rộng thành nhiều hộ. Thông thường, gia
4


đình và hộ trùng lên nhau, tạo thành tên gọi "Hộ gia đình". Mỗi hộ gia đình ở
Việt Nam hiện nay đều có sổ đăng ký hộ khẩu, trong đó ghi rõ số nhân khẩu, chủ
hộ và quan hệ giữa các thành viên với chủ hộ.
Kinh tế gia đình là một hình thức sản xuất có sớm, xuất hiện từ khi gia đình
được hình thành. Ngày nay hình thức sản xuất này đang chịu nhiều tác động và
cũng đang tự chuyển mình để trở thành một thành phần kinh tế của xã hội phát
triển - xã hội công nghiệp và xã hội hậu công nghiệp. Vì lẽ đó, cần tìm hiểu
quyền tồn tại để nhận diện vị trí và vai trò của nó trong nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, có hiện tượng một bộ phận hộ gia đình thu nhập cao, tập trung ở

thành thị, mức sống và nhu cầu tiêu dùng chênh lệch cao gấp nhiều lần so với
những hộ dân sống ở nông thôn. Đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết để
thực hiện tính công bằng trong phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Xóa đói giảm nghèo, tình trạng thất nghiệp, phân công lao động và
giải quyết việc làm, thực tế hộ gia đình cũng là những vấn đề cần được đề cập
trong nghiên cứu về các chính sách liên quan tới lĩnh vực Gia đình.
2.1.3. Tiết kiệm
Tiết kiệm của các hộ nông dân được hiểu là phần thu nhập còn lại sau khi
trừ đi các yếu tố sản xuất, chi tiêu, đầu tư sản xuất. Nó còn được xem như là
khoản dự phòng để sử dụng khi cần thiết như ốm đau, cưới xin, hay cho tương lai
mở rộng sản xuất…
Đây là khoản tiền nhàn rỗi của hộ gia đình, nếu nó không đươc dùng để đầu
tư hay sử dụng thì nó chỉ được xem như khoàn tài chính chết. Khoản tài chính
này nếu đem đi đầu tư một cách hiệu quả thì sẽ góp phần tăng thêm thu nhập,
thay vì để như một khoản tiền chết không đem lại giá trị gia tăng cho người sở
hữu. Ngày nay, các hình thức tiết kiệm khá phong phú, tùy theo từng hình thức
mà người tiết kiệm sẽ có phần lãi thu về, dù không lớn. Có rất nhiều hình thức
tích lũy như: Giữ ở nhà, Mua vàng, Gửi tiết kiệm, Chơi hụi, Cho vay…Có một
vài hình thức vừa mang tính chất tín dụng vừa được xem là tiết kiệm như chơi
hụi , cho vay.
5


Những biến động trong tỷ lệ tiết kiệm của hộ nông dân theo thời gian được
sử dụng để giải thích và dự báo hành vi chi tiêu và đầu tư của hộ nông dân.
2.1.4 Tiền gửi tiết kiệm
Theo định nghĩa tại Điều 6 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm số 1160/2004/QĐNHNN định nghĩa Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài
khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo
quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

Người gửi tiền là người thực hiện giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết
kiệm. Người gửi tiền có thể là chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc đồng chủ sở
hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật
của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm.
Chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là người đứng tên trên thẻ tiết kiệm.
Đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là 2 cá nhân trở lên cùng đứng tên trên
thẻ tiết kiệm.
Giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm là giao dịch gửi, rút tiền gửi tiết
kiệm và các giao dịch khác liên quan đến tiền gửi tiết kiệm.
Tài khoản tiền gửi tiết kiệm là tài khoản đứng tên một cá nhân hoặc một số
cá nhân và được sử dụng để thực hiện một số giao dịch thanh toán theo quy định
tại Quy chế này.
Thẻ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu tiền gửi
tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm về khoản tiền đã gửi tại tổ chức
nhận tiền gửi tiết kiệm.
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có
thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào
của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có
thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận
tiền gửi tiết kiệm.
6


Kỳ hạn gửi tiền là khoảng thời gian kể từ ngày người gửi tiền bắt đầu gửi
tiền vào tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đến ngày tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm
cam kết trả hết tiền gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm.
2.1.4.1 Hình thức trả lãi
Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định mức lãi suất tiền gửi phù hợp với
lãi suất thị trường, quy định của ngân hàng nhà nước, đảm bảo hiệu quả kinh

doanh, và an toàn cho tổ cức nhận tiền gửi tiết kiệm.
Lãi suất tiền gửi được quy định trên cơ sở tháng hoặc năm. Ngày
27/06/2014, ngân hàng nhà nước đã quy định trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới
12 tháng cho các ngân hàng là 7 %/ năm.
Phương thức trả lãi do tổ chức tín dụng quy định.
2.1.4.2. Hình thức gửi tiết kiệm
Phân theo kỳ hạn: gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Kỳ hạn
tiền gửi do tổ chức tín dụng quy định và người gửi sẽ lựa chọn kỳ hạn thích hợp.
Hình thức tín dụng khác phân theo từng tiêu chí riêng, do từng ngân hàng
quy định.
2.1.5. Chi tiêu
Theo Tổng cục thống kê giải thích khái niệm Chi tiêu hộ gia đình là tổng số
tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ chi cho tiêu dùng trong
một thời gian nhất định, bao gồm lương thực, thực phẩm, phi lương thực, thực
phẩm và các khoản chi tiêu khác (biếu, đóng góp...). Các khoản chi tiêu của hộ
không bao gồm chi phí sản xuất, thuế sản xuất, gửi tiết kiệm, cho vay, trả nợ và
các khoản chi tương tự.
Nó là hành vi để thõa mãn đời sống vật chất và tinh thần, tùy thuộc vào khả
năng của từng hộ gia đình mà chi tiêu ít hay nhiều
Hộ giàu thường có xu hướng chi tiêu nhiều hơn những hộ trung bình và
nghèo. Chi tiêu của hộ nông dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thu nhập, của
cải hay tài sản, tập quán sinh sống… trong đó thu nhập đóng vai trò quan trọng
nó quyết định đến mức chi tiêu nhiều hay ít của hộ gia đình.
7


2.1.6. Thu nhập
Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các
thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định. Nó bao gồm từ thu
nhập tạo ra từ các thành viên cho gia đình, các khoản trợ cấp, kiều hối…..

Thu nhập của hộ gia đình khu vực nông thôn thì chủ yếu là thu nhập từ hoạt
nông nghiệp, một vài hộ thì hoạt động ở các ngành nghề phi nông nghiệp.
Có thể phân thu nhập của hộ khu vực thành 2 loại:
- Thu nhập nông nghiệp: Bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong
nông nghiệp như: Trồng trọt (lúa, màu, rau, quả…) từ chăn nuôi (gia súc, gia
cầm…) và nuôi trồng thủy sản (tôm, cá…).
- Thu nhập phi nông nghiệp: Là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động
ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế
biến, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí…. Ngoài ra thu nhập phi nông
nghiệp còn được tạo ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán, làm
thuê…
2.1.7 Hành vi
Hành vi là cách ứng xử của con người đối với một sự kiện, sự vật, hiện
tượng trong một hòan cảnh, tình huống cụ thể, nó được biểu hiện bằng lời nói, cử
chỉ, hành dộng nhất định.
Hành vi con người hàm chứa các yếu tố kiến thức, thái độ, niềm tin, giá trị
xã hội cụ thể của con người, các yếu tố này thường đan xen nhau, liên kết chặt
chẻ với nhau.
2.1.7.1 Những yếu tố ảnh hưởng hành vi người tiêu dùng
Những yếu tố bên ngoài: môi trường văn hóa, tầng lớp xã hội, nhóm ảnh
hưởng, gia đình.
Những yếu tố cá nhân: tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, phong cách
sống, cá tính.
Những yếu tố tâm lý bên ngoài con người: động cơ, nhu cầu, nhận thức,
khả năng hiểu biết.
8


Có thể nói hành vi người tiêu dùng là hành vi cá nhân có động cơ, có nhận
thức, có sự hiểu biết.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là huyện Phụng hiệp tỉnh Hậu Giang.
Lý do chọn địa bàn trên vì huyện Phụng Hiệp có diện tích và dân số lớn
nhất tỉnh Hậu Giang, thứ 2 là xét về mức độ tập trung của các chi nhánh các ngân
hàng thì huyện Phụng Hiệp chiếm lớn hơn so với các huyện còn lại. Ví dụ như
xét về chi nhánh của ngân hàng Agribank, thì huyện Phụng hiệp đã tập trung 3
chi nhánh của ngân hàng.
Đề tài chọn xã Thạnh Hòa và xã Tân Bình của huyện để tiến hành lấy mẫu
phỏng vấn nghiên cứu mang tính đại diện cho hành vi đầu tư và tiết kiệm của
nông hộ khu vực nông thôn Hậu Giang. Lý do, chỉ có 2 xã này có ngân hàng
đang hoạt động tại xã, xã Thạnh Hòa có sự hiện diện của ngân hàng Aribank, và
xã Tân Bình có ngân hàng Kiên Long.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu báo cáo về tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện
Phụng Hiệp và châu Thành A qua website của Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn Hậu Giang, các wesite có liên quan, sách, báo chuyên ngành .
Các trang wed cụ thể sau :
Tổng cục thống kê
Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Hậu Giang Trang chủ
Số liệu sơ cấp
Theo nguyên lý thống kê cơ bản, thì cỡ mẫu chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố:
Độ biến động của dữ liệu : V= p(1-p)
9


Độ tin cậy của dữ liệu
Tỷ lệ sai số ước lượng
Ta có công thức sau :


n

 p(1  p) 2
MOE 2

 /2

Với n : cỡ mẫu
P là tỉ lệ xuất hiện các phần tử trong đơn vị lấy mẫu đúng như mục tiêu đã
chọn
Z là giá trị phân phối chuẩn Z ứng với độ tin cậy
MOE : Sai số cho phép
+ Độ biến động của dữ liệu : V= p(1-p) Trong trường hợp bất lợi nhất là độ
biến động của dữ liệu ở mức tối đa :
V’ = 1- 2p =0  p= 0,5
+Độ tin cậy của dữ liệu : Do thời gian và chi phí hạn chế nên đề tài chỉ
chọn mức tin cậy 95 % nên giá trị của Z  / 2 = 1,65
+Sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ là 10 %
Từ những điều trên, ta suy ra cỡ mẫu là 68.
Đề tài sẽ chọn cỡ mẫu là 76, lớn hơn cỡ mẫu cần thiết của đề tài là 68.
Sử dụng phương pháp thu thập số liệu chọn mẫu thuận tiện, thông qua việc
dùng bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình. Thêm nữa, nghiên cứu
cũng tận dụng việc truyền miệng, giới thiệu từ các đáp viên đã được phỏng vấn
và nhờ đáp viên đó giới thiệu thêm những người khác để tiếp tục phỏng vấn cho
đến khi đạt được kích thước mẫu 76. Đề tài đã xác định việc chọn các xã của
huyện một cách thuận tiện mà cụ thể là các xã Tân Bình, xã Thành Hòa để tiến
hành phỏng vấn.
10



Bảng 2.1. Tổng hợp các mẫu được phỏng vấn
Xã Thạnh Hòa
Số hộ

Xã Tân Bình

tỷ trọng (%)

Người dân có

Số hộ

Tỷ trọng (%)

6

7,89

8

10,05

35

46,05

27

35,56


41

53,94

35

46.06

gửi tiết kiệm
Người

dân

không gửi tiết
kiệm
Tổng

Nguồn: số liệu điều tra từ bảng câu hỏi

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp thông kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả bằng việc lập bảng và đồ thị,tính toán các chỉ
tiêu thống kê như tần suất, phần trăm trên mẫu điều tra. Sử dụng phương pháp
này nhằm đánh giá thực trạng các ngành nghề tạo ra thu nhập chủ yếu, ở các mức
thu nhập khác nhau, hộ gia đình sẽ lựa chọn hình thức tiết kiệm như thế nào.
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi qui logistic nhằm xác định
những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm tại ngân hàng của hộ gia
đình với biến phụ thuộc là biến nhị phân, có nghĩa là chỉ nhận 1 trong 2 giá trị là
(1) hoặc (0).

Mô hình Logistic tổng quát :

[

]

11


Gọi p là xác suất để hộ gia đình quyết định gửi tiết kiệm, và 1- p là xác suất
hộ gia đình không gửi tiết kiệm.
Quyết định gửi tiền vào ngân hàng có thể phụ thuộc vào nhiều biến độc lập
như thu nhập của hộ, trình độ học vấn của lao động chính, tuổi của lao động
chính, giới tính của lao động chính, lãi suất có hài lòng, nghề nghiệp tạo ra thu
nhập có cố định. Có người quen làm việc tại ngân hàng không, số lao động tạo ra
thu nhập.
Có thể có biến sẽ bị tác động bởi biến độc lập khác
Bảng 2.2. Các biến trong mô hình hồi quy logistic
Tên biến

Mô tả

trong mô

Dấu kì
vọng

hình các yếu
tố ảnh hưởng
hành vi gửi

tiết kiệm tại
ngân hàng
HV

Trình độ học vấn của chủ hộ (biến giả : giá trị 1 từ

+

cấp 3 trở lên, giá trị 0 trình độ dưới cấp 3 )
TN

Thu nhập của hộ trong 1 tháng (đồng/ tháng )

GT

Giới tính của lao động chính của hộ: (là 1 nếu là

+
+-

nam,0 là nữ )
LS

Sự hài lòng về mức lãi suất hiện nay của ngân hàng

+

(biến giả nhân giá trị 1 nếu có ảnh hưởng, o nếu
ngược lại )
NQ


Có người quen làm trong ngân hàng : (biến già 1 :

+

nếu có và 0 khi ngược lại )
NN

Nghề nghiệp tạo ra thu nhập chính của hộ hàng thánh

+

ổn định (biến giả nhận giá trị 1 nếu có, 0 nếu ngược
lại )
LD

Tổng số lao động tạo ra thu nhập trong hộ gia đình
12

+


×