Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

TUYỂN TẬP NỘI DUNG TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG PHẦN KIẾN THỨC TỰ CHỌN MODUNLE 6 ĐẾN MODUNLE 10 ĐÃ ĐƯỢC CHUYỂN THÀNH FILE WORD VÀ CHẮT LỌC NỘI DUNG NGẮN GỌN CHO GIÁO VIÊN HỌC TẬP THEO THÔNG TƯ 302014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.83 KB, 72 trang )

/>
TƯ LIỆU GIÁO DỤC HỌC.
-------------------------------

TUYỂN TẬP
NỘI DUNG TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG PHẦN
KIẾN THỨC TỰ CHỌN MODUNLE 5 ĐẾN
MODUNLE 10 ĐÃ ĐƯỢC CHUYỂN THÀNH
FILE WORD VÀ CHẮT LỌC NỘI DUNG
NGẮN GỌN CHO GIÁO VIÊN HỌC TẬP
THEO THÔNG TƯ 30-2014

Giáo dục tiểu

/>

/>
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo viên là một trong những nhân tổ quan trọng
quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân
lực cho đất nước. Do vậy, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt
quan lâm đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ
giáo viên. Một trong những nội dung được chú trong
trong công tác này là bồi dưỡng thường xuyên (BDTX)
chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
BDTX chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên là một
trong những mô hình nhằm phát triển nghề nghiệp lìên
tục cho giáo viên và được xem là mô hình có ưu thế
giúp số đông giáo viên được tiếp cận với các chương
trình phát triển nghề nghiệp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng chương trinh


BDTX giáo viên và quy chế BDTX giáo viên theo tĩnh
thần đổi mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của
công tác BDTX giáo viên trong thời gian tới. Theo đó,
các nội dung BDTX chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo

/>

/>
viên đã đựợc xác định, cụ thể là:
+ Bồi dương đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm
học theo cấp học (nội dung bồi dưỡng 1);
+ Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát
triển giáo dục địa phương theo năm học (nội dung bồi
dưỡng 2);
+ Bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp
liên tục của giáo viên (nội dung bồi dưỡng 3).
Theo đó, hằng năm mỗi giáo viên phải xây dung kế
hoạch và thực hiện ba nội dung BDTX trên với thời
lượng 120 tiết, trong đó: nội dung bồi dưỡng 1 và 2 do
các cơ quan quân lí giáo dục các cẩp chỉ đạo thực hiện
và nội dung bồi dưỡng 3 do giáo viên lựa chọn để tự bồi
dưỡng nhằm phát triển nghề nghiệp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trinh
BDTX giáo viên Tiểu học, phổ thông và giáo dục
thường xuyên với cấu trúc gồm ba nội dung bồi dưỡng
trên. Trong đó, nội dung bồi dương 3 đã đuợc xác định

/>

/>

và thể hiện dưới hình thúc các module bồi dưỡng làm cơ
sở cho giáo viên tự lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù
hợp để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hằng năm của
mình.

Giáo viên là một trong những nhân tổ quan

trọng quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn
nhân lực cho đất nước. Do vậy, Đảng, Nhà nước ta đặc
biệt quan lâm đến công tác xây dựng và phát triển đội
ngũ giáo viên. Một trong những nội dung được chú
trong trong công tác này là bồi dưỡng thường xuyên
(BDTX) chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
BDTX chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên là một
trong những mô hình nhằm phát triển nghề nghiệp lìên
tục cho giáo viên và được xem là mô hình có ưu thế
giúp số đông giáo viên được tiếp cận với các chương
trình phát triển nghề nghiệp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng chương trinh
BDTX giáo viên và quy chế BDTX giáo viên theo tĩnh
thần đổi mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của

/>

/>
công tác BDTX giáo viên trong thời gian tới. Theo đó,
các nội dung BDTX chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo
viên đã đựợc xác định, cụ thể là:
+ Bồi dương đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm
học theo cấp học (nội dung bồi dưỡng 1);

+ Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát
triển giáo dục địa phương theo năm học (nội dung bồi
dưỡng 2);
+ Bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp
liên tục của giáo viên (nội dung bồi dưỡng 3).
Theo đó, hằng năm mỗi giáo viên phải xây dung kế
hoạch và thực hiện ba nội dung BDTX trên với thời
lượng 120 tiết, trong đó: nội dung bồi dưỡng 1 và 2 do
các cơ quan quân lí giáo dục các cẩp chỉ đạo thực hiện
và nội dung bồi dưỡng 3 do giáo viên lựa chọn để tự bồi
dưỡng nhằm phát triển nghề nghiệp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trinh
BDTX giáo viên Tiểu học, phổ thông và giáo dục

/>

/>
thường xuyên với cấu trúc gồm ba nội dung bồi dưỡng
trên. Trong đó, nội dung bồi dương 3 đã đuợc xác định
và thể hiện dưới hình thúc các module bồi dưỡng làm cơ
sở cho giáo viên tự lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù
hợp để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hằng năm của
mình. Để giúp giáo viên có tài liệu học tập bồi dưỡng
đầy đủ, gọn nhẹ, chắt lọc tôi đã sưu tầm, chuyển đổi các
module sang file word dễ điều chỉnh, lưu hồ sơ…
Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo, các
bậc phụ huynh và các bạn đọc cùng tham khảo tài liệu:

TUYỂN TẬP
NỘI DUNG TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG PHẦN

KIẾN THỨC TỰ CHỌN MODUNLE 5 ĐẾN
MODUNLE 10 ĐÃ ĐƯỢC CHUYỂN THÀNH
FILE WORD VÀ CHẮT LỌC NỘI DUNG
NGẮN GỌN CHO GIÁO VIÊN HỌC TẬP
THEO THÔNG TƯ 30-2014
Chân trọng cảm ơn!

/>

/>
TÀI LIỆU GỒM
MODUNLE TH 6: KẾ HOẠCH DẠY HỌC Ở LỚP
GHÉP
MODUNLE TH 7: Nâng cao năng lực hiểu biết về
môi trường giáo dục và xây dựng môi trường học tập
(Xây dựng môi trường học tập thân thiện).
MODUNLE TH 8: Nâng cao hiểu biết về thư viện
trường học thân thiện(Thư viện trường học thân
thiện)
MODUNLE TH 9: HƯỚNG DẪN TƯ VẤN
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.
MODUNLE TH 10: TỔ CHỨC GIÁO DỤC HÒA
NHẬP CHO TRẺ CÓ KHÓ KHĂN VỀ NGHE,
NHÌN, NÓI.

/>

/>
TUYỂN TẬP
NỘI DUNG TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG PHẦN

KIẾN THỨC TỰ CHỌN MODUNLE 5 ĐẾN
MODUNLE 10 ĐÃ ĐƯỢC CHUYỂN THÀNH
FILE WORD VÀ CHẮT LỌC NỘI DUNG
NGẮN GỌN CHO GIÁO VIÊN HỌC TẬP
THEO THÔNG TƯ 30-2014
TÀI LIỆU
TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ
MODUNLE TH 6: KẾ HOẠCH DẠY HỌC Ở LỚP GHÉP
1. Kế hoạch dạy học lớp ghép và một số ví dụ cụ thể về kế
hoạch dạy học:
Lớp ghép là một loại hình đào tạo đặc thù thường được tổ
chức ở những vùng khó khăn với số lượng học sinh không đủ
để mở lớp đơn hoặc số lượng học sinh mỗi trình độ vừa ít lại
vừa thiếu phòng học. Do đó, đòi hỏi giáo viên dạy học lớp ghép
phải là những giáo viên có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình, nỗ
lực rất nhiều trong phương pháp giảng dạy và đặc biệt là tâm
huyết với nghề. Đồng thời, giáo viên dạy học lớp ghép phải có

/>

/>
những kĩ năng cần thiết để tổ chức dạy học lớp ghép:
- Nắm rõ đối tượng học sinh của các nhóm trình độ khác
nhau từ đó giúp giáo viên lựa chọn những phương pháp cũng
như hình thức dạy học phù hợp.
- Xây dựng kế hoạch dạy học linh hoạt phù hợp theo từng
tháng, từng tuần học phù hợp với các nhóm trình độ.Khi thực
hiện kế hoạch dạy học, không bắt buộc giáo viên thực hiện
chương trình một cách máy móc, hình thức (như dạy đúng tuần,
đúng tiết, đúng thời lượng của mỗi tiết), quan trọng là thực hiện

chương trình hợp lý, phù hợp với đối tượng học sinh sao cho
cuối năm học tất cả học sinh trong mỗi lớp đạt được yêu cầu
chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khi sắp xếp kế hoạch dạy học cần lưu ý:
- Ghép những bài học kiến thức mới ở trình độ này với những
bài ôn tập, luyện tập, thực hành ở trình độ kia.
- Hạn chế ghép những môn học đánh giá bằng nhận xét với
những môn học đánh giá bằng điểm số.
- Đối với 2 môn Tiếng Việt và Toán, dạy học theo đúng nội
dung chương trình cho từng nhóm trình độ. Các môn còn lại có

/>

/>
thể tổ chức dạy học chung cho các nhóm trình độ khác nhau.
Lựa chọn nội dung chương trình của nhóm trình độ thấp làm cơ
sở, nội dung chương trình của nhóm trình độ cao được xem là
phần mở rộng.
*Sự khác nhau giữa xây dựng kế hoạch dạy học ở lớp
ghép và lớp đơn:
Kế hoạch dạy học trong một tuần ở LG là cho nhiều NTĐ khác
nhau.
Kế hoạch dạy học LG rất linh hoạt, có tính sáng tạo và mang
dấu ấn của mỗi cá nhân. GV có thể thay đổi thứ tự các tiết học
trong ngày, các bài học trong tuần, không theo kế hoạch dạy
học chung của nhà trường nhưng vẫn đảm bảo số bài, số tiết đã
được quy định trong tuần của chương trình quốc gia. Công việc
này được hoàn tất do chính GV dạy LG.
GV dạy LG cần phải được trao quyền chủ động và linh hoạt

nhiều hơn nhằm thích ứng với những đặc điểm và điều kiện cụ
thể của từng LG.
GV dạy LG phải tự xây dựng KHDH. Không ai có thể thay thế
GV dạy LG trong việc xây dựng KHDH
**Những căn cứ để xây dựng kế hoạch dạy học ở lớp
ghép:

/>

/>
a. Chương trình tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
để nắm vững được kế hoạch dạy học ở tiểu học: số môn học
quy định cho các khối lớp, số tiết học trong một tuần của mỗi
lớp học, số tiết học của mỗi môn học trong một tuần. Ví dụ:
giai đoạn lớp 1, 2, 3 gồm 6 môn học, giai đoạn lớp 4, 5 gồm 9
môn học; đối với lớp 1 là 22 tiết/ tuần, với lớp 2 là 23 tiết/
tuần,...
b. Hướng dẫn phân phối chương trình các môn học ở các lớp.
Trong hướng dẫn đã chỉ rõ trình tự các tiết học, tên bài học theo
một lôgíc chặt chẽ trong mỗi tuần và trong cả năm học cho
từng môn học.
c. Yêu cầu về mục tiêu, nội dung của các môn học trong từng
lớp học; yêu cầu về mục tiêu, nội dung bài học trong từng
chương, từng phần.
d. Các quy định về chuyên môn như: thời lượng một tiết học,
chế độ cho điểm, đánh giá,..
e. Tình hình HS trong lớp, số NTĐ trong lớp.
g. Điều kiện cơ sở vật chất trong phòng học, đồ dùng dạy và
học, điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương.
***.Xây dựng kế hoạch dạy học ở lớp ghép:

Có 3 cách sắp xếp (cách ghép) các môn học như sau:

/>

/>
Các NTĐ khác nhau học các môn học khác nhau. Ví dụ: Trình
độ A học môn Toán, trình độ B học Tiếng Việt.
Các NTĐ học các bài học theo các phân môn của một môn học.
Ví dụ: trình độ A học phân môn Tập đọc, trình độ B học phân
môn Tập làm văn.
Các NTĐ học chung một môn học nhưng các TĐ khác nhau
phải đạt tới những mục đích, yêu cầu khác nhau.
Kế hoạch dạy học đã lập phải đảm bảo:
Đầy đủ số tiết học, môn học, bài học và các quy định về chuyên
môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thực thi, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người GV khi tổ chức
các hoạt động học tập trong LG, thể hiện một cách sắp xếp
khoa học, hợp lí giữa các môn học, bài học giữa các NTĐ trong
LG.
Phù hợp với cơ sở vật chất của lớp học, đồ dùng dạy học, đối
tượng HS và điều kiện tự nhiên, xã hội của địa bàn LG đóng.
2. Kế hoạch bài học lớp ghép 1+2 theo chương trình hiện
hành:
TUẦN 1
Thứ hai, ngày......tháng.....năm 201....

/>

/>
Tiết 1


I. Mục
tiêu

NTĐ1
Học vần

NTĐ2
Toán

Ổn định tổ chức

Ôn tập các số đến 100

- HS: có đầy đủ các đồ

- Biết đếm , đọc, các số

dùng học tập.

đến 100

- Giáo viên chia tổ, phân - Nhận biết được các số có
lớp trưởng,lớp phó phụ

một chữ số,các số có hai

trách học

chữ số; số lớn nhất, số bé


tập.Học tập nội qui của
trường,

nhất có một chữ số; số lớn
nhất , số bé nhất có hai
chữ số; số liền trước, số

lớp,thực hành gấp mở sgk liền sau.
và giữ gìn.

/>
.

- Bài tâp : 1, 2 ,3 .


/>
- Vở bài tập Toán.

II . Đồ

- Toán 1, Tiếng Việt 1

dùng dạy
- học
III. Các
hoạt động
dạy - học


A. Kiểm tra
- HS: lớp trưởng kiểm tra - GV: Kiểm tra vở bài tập
sự

Toán của hs.

chuẩn bị của các bạn về
đồ
dùng học tập.
B. Bài mới
- HS: Thảo luận tìm ra

- GV: Hướng đẫn học sinh
làm

lớp

các bài tập vào vở bài tập

trưởng , lớp phó.
- GV: Hỏi ý kiến hs rồi

- HS: Làm các bài tập vào

phân

vở

/>


/>
lớp trưởng, lớp phó, chia BT Toán .
tổ,đọc nội qui trường,
nội qui của
lớp. Hướng dẫn hs gấp
mở sgk
- HS: Thực hành gấp
mở sgk

- GV: Gọi hs lên bảng làm
các bài tập , chấm bài làm
HS làm ở dưới, chữa bài

làm trên bảng..
- GV: gọi một số hs thực - HS: Ghi lời giải đúng
hành

vào vở .

gấp mở trươc lớp . HD
giữ gìn
sách vở .
C. Củng cố ,dặn dò
- HS: tự luyện gấp mở

- GV: gọi hs nhắc lại nội

sgk

dung bài giải 1 , 2 ,3 . nx


- GV: nhắc lại nội

/>
giờ học , dặn dò .


/>
qui trường ,
lớp . nx giờ học ,đặn
dò .

*******************************

TÀI LIỆU
TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ
MODUNLE TH 7: Nâng cao năng lực hiểu biết về môi
trường giáo dục và xây dựng môi trường học tập (Xây dựng
môi trường học tập thân thiện).
A.NỘI DUNG: XANH – SẠCH – ĐẸP VÀ AN TOÀN.

/>

/>
Giải thích một số khái niệm:
1. Thế nào là trường học xanh, sạch, đẹp và an toàn?
Xanh, sạch, đẹp và an toàn cho học sinh là những yêu cầu quan
trọng của một môi trường thân thiện trong trường học, cụ thể
là:
- Có nhiều cây xanh, thường xuyên được chăm sóc và bổ

sung. Khuôn viên nhà trường, các nhà làm việc, lớp học, phòng
bộ môn, sân chơi, nhà vệ sinh… lúc nào cũng được giữ sạch sẽ,
đảm bảo yêu cầu cảnh quan sự phạm.
- Học sinh được giáo dục cách sống khoẻ mạnh và có sự hỗ trợ
về y tế, về tâm lý.
- Học sinh được đảm bảo sự an toàn về thể xác và tinh thần.
Không có bạo lực trong nhà trường và ngoài khu vực trường
học, cũng như những hiện tượng lăng mạ, sỉ nhục làm tổn
thương đến danh dự và lòng tự trọng của học sinh. Trường học
XSĐ&AT đã thật sự tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt, vui
chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và giúp các em
càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè. Nhiều ngôi
trường đã để lại những dấu ấn và kỷ niệm đẹp trong lòng học
sinh bởi những lối đi dưới hàng cây râm mát, những bồn hoa,
thảm cỏ xanh tươi nhìn ra từ cửa sổ lớp học mỗi ngày. Trường

/>

/>
học XSĐ&AT còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học
sinh có ý thức, có thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo
sự lan tỏa đến môi trường gia đình cộng đồng các em đang
sống, đồng thời góp phần hình thành mầm mống nhân cách tốt
đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi
học đường. Vừa qua, các cấp quản lý giáo dục, đặc biệt là
những thầy cô hiệu trưởng đã quan tâm việc làm này, xem đây
là nhiệm vụ quan trọng trong từng năm học. Tuy nhiên trong
thực tế, một số trường vẫn chưa tạo được cảnh quan môi trường
tốt đẹp để cuốn hút học sinh.
2. Thế nào là Xanh?

- Trồng cây có bóng mát như: bằng lăng, phượng, xà cừ, me
tây, móng bò, keo tai tượng,… Chú ý trồng loại cây có tán,
bóng mát nhiều mùa; không trồng cây có nhiều sâu hoặc có vỏ,
lá, hoa chứa chất độc hại và có mùi khó chịu.
- Trồng một ít cây cảnh, chậu cảnh như: tùng, sứ, cau cảnh, gừa
tàu, mai chấn thủy, nguyệt quế, …
- Có thể trồng cây bụi mọc tự nhiên được cắt tỉa chu đáo.
- Trồng cỏ: Trồng thành thảm cỏ hình vuông, hình chữ nhật,
trồng thành hàng dài hai bên lối đi; trồng dưới gốc cây bóng

/>

/>
mát … (chọn loại cỏ dễ trồng và dễ kiếm ở địa phương như: cỏ
đậu phộng, cỏ lông heo …) để học sinh có thể chơi đùa được.
Chú ý độ bao phủ cây xanh trong sân trường tối thiểu khoảng
40%, thảm cỏ khoảng 25 – 30%. Hạn chế bê tông hóa sân
trường.
3. Thế nào là Sạch?
- Xử lý rác thải: Thùng rác có nắp đậy, để ở hành lang và sân
trường với vị trí thuận lợi cho học sinh sử dụng. Nếu có điều
kiện, có thể phân loại rác theo 3 nhóm (các loại giấy vụn; nhựa
ni lông, kim loại; lá cây, trái cây )
- Xử lý hệ thống cống rãnh, nước thải: Xử lý ngầm chống mùi
hôi; cống rãnh phải có tấm đậy an toàn, không có hố nước đọng
gây ô nhiễm và muỗi sinh sản.
- Có nguồn nước sạch: Đủ nước uống cho học sinh hàng ngày
(bình nóng lạnh, bình nước khoáng, bình nước đun sôi để
nguội…); nước rửa mặt, tay chân cho học sinh trước khi vào
lớp học (khoảng 10 vòi cho 300 học sinh).

- Giải quyết tốt khu vệ sinh: Nhà vệ sinh phải thoáng mát, đủ
ánh sáng, có mái che và lối đi sạch sẽ nối với hành lang lớp
học. Có thể chọn trồng một ít cây cảnh xung quanh khu vực vệ
sinh để tạo cảm giác nhẹ nhàng và ý thức sử dụng bảo quản cho

/>

/>
học sinh. Chú ý hố tiêu, hố tiểu đáp ứng đủ cho số lượng học
sinh sử dụng, không có mùi hôi, có thể sử dụng máng tiểu bằng
loại tôn inox để dễ giội rửa. Cần tách riêng nhà vệ sinh giáo
viên và học sinh.
- Xử lý tiếng ồn: Sắp xếp bố trí hợp lý về thời gian, vị trí sân
chơi bãi tập, phòng học, phòng làm việc, giờ ra chơi, giờ học
nhạc, giờ chuyển tiết để đảm bảo cho hoạt động dạy học và
sinh hoạt của trường diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả.
- Đảm bảo bầu không khí trong lành không bị ô nhiễm trong
sân trường, lớp học.
4. Thế nào là Đẹp?

Trước hết phải tạo được môi trường

xanh và sạch, có cảnh quan hài hòa và tính thẩm mỹ trong mô
hình kiến trúc tổng thể. Trường có quy hoạch hợp lý, đảm bảo
sự phát triển bền vững trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất
cảnh quan môi trường. Một số bồn hoa với nhiều màu sắc rực
rỡ sẽ làm tăng vẻ đẹp của trường, chọn trồng loài hoa nở được
nhiều mùa trong năm. Xây dựng những quy định, biểu bảng, áp
phích về nếp sống văn minh, lối sống tiết kiệm để nhắc nhở học
sinh chú ý thực hiện. Trang phục học sinh cần giản dị, gọn

gàng, sạch sẽ, màu sắc không loè loẹt. Áo trắng quần xanh là
trang phục tương đối trung hoà phù hợp với học sinh phổ

/>

/>
thông, được nhiều người đồng tình chấp nhận. Đồng phục học
sinh có thể thực hiện theo trường, theo lớp, theo ngày, theo
mùa. Có môi trường bạn hữu thân thiện giữa học sinh với học
sinh, học sinh với thầy cô giáo, giữa học sinh với cây xanh
thảm cỏ bồn hoa, bàn ghế, lớp học, sân trường.
5. Thế nào là an toàn? An toàn được thể hiện qua các yêu cầu
và quy định: phòng chống học sinh đánh nhau, bạo lực; phòng
chống điện giật, cháy nổ; phòng chống ngộ độc, đuối nước, té
ngã; phòng chống tai nạn giao thông; có lối đi của xe lăn từ sân
trường vào hành lang lớp học cho học sinh khuyết tật; độ cao
bàn ghế phù hợp và phòng học đủ ánh sáng để giảm thiểu bệnh
cong vẹo cột sống và cận thị trong học sinh.
B. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRƯỜNG HỌC XANH,
SẠCH, ĐẸP VÀ AN TOÀN.
I. Các bước thực hiện:
- Hướng dẫn cho học sinh học tập và thực hiện việc giữ gìn vệ
sinh cá nhân hàng ngày như thường xuyên tắm, gội, rửa tay
bằng xà phòng trước khi ăn cũng như sau khi đi vệ sinh …Và
thường xuyên theo dõi kiểm tra trong các giờ sinh hoạt lớp.
- Song song với những biện pháp chăm sóc cảnh quan và giữ
gìn vệ sinh trường học, nhà trường cần tăng cường giáo dục

/>


/>
học sinh bằng một số hình thức khác như : pano, áp phít bằng
những câu khẩu hiệu hành động.
- Hàng ngày giao cho đội sao đỏ có nhiệm vụ kiểm tra và thúc
nhắc các lớp làm vệ sinh đúng thời gian quy định, nếu ngày nào
sân trường dơ bẩn nhà trường sẽ trừ điểm thi đua của đội sao
đỏ. Từ đó đã giúp nhà trường quản lý tốt phong trào xanh, sạch,
đẹp được thường xuyên .
- Hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tham gia một số trò chơi dân
gian gần gũi với địa phương đã tạo cho học sinh khả năng tự
rèn, nhanh nhẹn, chịu khó như: bịt mắt bắt dê, chơi ô ăn quan,
giựt cờ, nhảy dây, bắn bi, v.v…và cuối mỗi học kỳ vào các
ngày sinh hoạt ngoại khóa chung toàn trường nhà trường cần tổ
chức cho học sinh tham gia thi các trò chơi theo đợn vị khối lớp
và trao giải thưởng cho những học sinh có thành tích cao trong
các trò chơi, nhờ đó mà trong nhà trường học sinh thường
xuyên tập luyện và tham gia các trò chơi một cách tự giác .
- Ngoài ra để tạo cho học sinh có thói quen mạnh dạn trong
việc nói năng, ứng xử linh hoạt, văn minh, nhà trường nên xây
dựng một số quy định về việc giao tiếp, ứng xử như dùng
những từ ngữ phù hợp, những cử chỉ, thái độ đúng đắn giữa HS
với HS, giữa HS với GV, giữa GV với GV trong học tập giảng

/>

/>
dạy cũng như trong sinh hoạt hàng ngày ở gia đình, và tổ chức
kiểm tra, thi đua khen thưởng dưới hình thức cho học sinh
thuyết trình và tạo tình huống trong các buổi chào cờ đầu tuần .
II. Giải pháp cụ thể:

1. Đối với học sinh: Học sinh phải có ý thức và hành động tự
giác giữ gìn môi trường XSĐ&AT ngay từ ngày đầu tiên bước
chân đến trường và thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Học sinh từng
em, từng nhóm được trực tiếp tham gia các việc làm cụ thể
hàng ngày, hàng tuần về xây dựng lớp học trường học của mình
ngày càng XSĐ&AT hơn (trồng cây, chăm sóc cây, vệ sinh
trường lớp,…). Trong năm học, các em tích cực tham gia một
số hoạt động ngoại khóa của trường để tạo ra các sản phẩm về
giáo dục môi trường như bài viết, tranh vẽ, ảnh chụp, sưu
tầm… Cuối mỗi học kỳ và cuối năm học, các em được tham gia
nhận xét đánh giá về cái tốt, cái chưa tốt, đề xuất việc cần làm
tiếp theo về môi trường của trường dù là một ý kiến rất nhỏ
hoặc chưa đúng, chưa đầy đủ.
2. Đối với giáo viên: Tùy theo đối tượng học sinh từng lớp,
từng cấp học, giáo viên giúp học sinh hiểu rõ một số yêu cầu về

/>

/>
xây dựng và giữ gìn trường học XSĐ&AT; thực hiện có hiệu
quả việc khai thác nội dung kiến thức giáo dục môi trường
thông qua các môn học trong chương trình giảng dạy. Ngoài kế
hoạch của trường, giáo viên chủ động thực hiện các hoạt động
XSĐ&AT của lớp phụ trách; gương mẫu trước học sinh về việc
giữ gìn bảo vệ môi trường XSĐ&AT.
3. Đối với cán bộ quản lý nhà trường: Triển khai cụ thể đến
từng giáo viên nội dung yêu cầu, tiêu chí trường học
XSĐ&AT; cuối năm học tự đánh giá theo kế hoạch của trường
đã đề ra. Hoàn chỉnh bản đồ quy hoạch của trường, hình thành
ban XSĐ&AT. Tổ chức một số hoạt động nội khóa và ngoại

khóa về giáo dục môi trường theo từng chủ đề cho học sinh.
Giao trách nhiệm cụ thể cho các lớp về việc giữ gìn và chăm
sóc cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa, trường lớp. Thực hiện những
cách đánh giá đo nghiệm như ảnh chụp, băng hình, nhật ký để
làm rõ sự thay đổi cảnh quan môi trường của trường qua mỗi
năm học.
4. Đối với Phòng Giáo dục: Phổ biến, cung cấp đầy đủ kịp
thời đến các trường những văn bản chỉ đạo về giáo dục môi
trường và trường học XSĐ&AT. Kết hợp nhiều hình thức kiểm

/>

/>
tra đánh giá các trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất) và
đưa vào tiêu chí thi đua năm học. Chỉ đạo điểm một số đơn vị
xây dựng trường học XSĐ&AT với mô hình mới nâng cao hơn.
Dành một khoảng kinh phí nhất định hàng năm để các trường
triển khai các hoạt động XSĐ&AT. Tổng hợp số liệu trường
đạt XSĐ&AT trong từng năm học và biểu dương khen thưởng
những đơn vị làm tốt. Nếu có điều kiện, có thể tổ chức tham
quan học tập một số trường học trong và ngoài tỉnh cho cán bộ
quản lý các trường. Việc tách các nhóm đối tượng như trên chỉ
mang tính tương đối nhằm làm rõ hơn trách nhiệm và công việc
cụ thể trong quá trình thực hiện. Giải pháp xây dựng trường
học XSĐ&AT cần được tiến hành thường xuyên, có sự hợp tác
và phối hợp đồng bộ của nhiều đối tượng và lực lượng tham
gia. Ba việc làm cần được thực hiện tốt đó là: xây dựng kế
hoạch, tổ chức hoạt động và giám sát đánh giá trường học
XSĐ&AT. Trong quá trình thực hiện trường học XSĐ&AT và
giáo dục môi trường cho học sinh cần kết hợp chặt chẽ, đồng

bộ ba nội dung:
- Thứ nhất là cung cấp cho học sinh và cả giáo viên một số kiến
thức cơ bản ban đầu về môi trường, mối quan hệ giữa con

/>

×