Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Báo cáo thực tập Bột giặt Đức Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 55 trang )

Thực tập tốt nghiệp 2013

Lời mở đầu
Tháng 9/2013 vừa qua, em cùng các bạn trong viện kĩ thuật hóa học trường đại học
bách khoa hà nội đã được thực tập tại Công ty CP bột giặt và hóa chất Đức Giang.Đây
là khoảng thời gian vô cùng quý báu để chúng em có những trải nghiệm thực tế về các
kiến thức học trên nhà trường. Sau đây là bản báo cáo về những thu hoạch của em
trong quá trình tìm hiểu các dây chuyền sản xuất của công ty mà cụ thể là xưởng sản
xuất LAS (liner alkyl benzen sunfonic acid), xưởng sản xuất bột giặt, xưởng hóa chất
tinh khiết.
Bên cạnh đó em rất biết ơn các thầy cô hướng dẫn, các cô chú anh chị, nhân viện toàn
thể công ty đã tạo điều kiện cho chúng em tham quan tìm hiểu công ty!
Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu trong quá trình thực tế và tham khảo các tài liệu liên
quan nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót
và nhầm lẫn. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô trong bộ môn để bài báo cáo
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1

SVTT: Nguyễn Đức Đại Lớp: CN- Hóa Dầu k55


Thực tập tốt nghiệp 2013

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
C.TY CP BỘT GIẶT & HÓA CHẤT ĐỨC GIANG
1.

Giới thiệu chung về Công ty CP Bột giặt & Hóa chất Đức Giang


Là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực Hóa chất thành lập từ năm 1963,
trên diện tích 6000m2 cách trung tâm Hà Nội 15Km.
Công ty Đức giang chuyên cung cấp các sản phẩm hóa chất phụ cho sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ các mặt hàng bao gồm cả: Hàng tinh
khiết và công nghiệp.
Quá trình phát triển của công ty
1963 – 1985: Sản xuất hoá chất tinh khiết, hoá chất kỹ thuật.
1986 – 1990: Sản xuất kem giặt, bột giặt.
1990 đến nay:
Sản xuất phốtpho vàng, Natritriphotphat
Axít phốt phoric, các hợp chất của photpho chủ yếu xuất khẩu, một phần cung
cấp cho thị trường nội địa
Mở rộng hiện đại hoá phân xưởng hoá hoá chất tinh khiết, hoá chất kỹ thuật.
Sản xuất bột giặt và chất tẩy rửa.
2.

Giới thiệu chung về các phân xưởng trong công ty

2.1.

Phân xưởng sản xuất bột giặt

Bột giăt được sản xuất với các thành phần chính là: chất hoạt động bề mặt LAS, chất
tẩy trắng, chất thơm, các phụ gia khác.

2

SVTT: Nguyễn Đức Đại Lớp: CN- Hóa Dầu k55



Thực tập tốt nghiệp 2013
Nguyên
liệu đầu

Lò phản
ứng

2.2.

Bơm cao áp

Tháp sấy

Phun thơm

Đóng gói

Phân xưởng hóa chất tinh khiết

Sử dụng phương pháp cất để sản xuất các muối nhỏ lẻ của các axit H2SO4 và HNO3.
Sản phẩm của xưởng gổm có:
-

Nước rửa chén

-

Nước lau nhà

-


Dầu gội

-

Cồn 99,6%

-

Nước tẩy

2.3 Phân xưởng sản xuất LAS:
Xưởng sản xuất LAS vừa để phục vụ cho xưởng sản xuất bột giặt vửa để cung cấp bán
ra thị trường với sản lượng 1000T/ 1 tháng.
2.4

Phân xưởng sản xuất Axit Photphoric

a.

Phản ứng :

4P(vàng) +5 O2→2P2O5
P2O5 + 3H2O→2H3PO4
b.

Sơ đồ công nghệ
3

SVTT: Nguyễn Đức Đại Lớp: CN- Hóa Dầu k55



Thực tập tốt nghiệp 2013

Hóa lỏng
Photpho

Thùng chứa

Tháp đốt

Thùng trộn

Đóng gói

4

SVTT: Nguyễn Đức Đại Lớp: CN- Hóa Dầu k55


Thực tập tốt nghiệp 2013

CHƯƠNG 2: PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT LAS (linear alkyl benzen sunfonic
acid)
I.Chất hoạt động bề mặt LAS:
1. Định nghĩa về chất hoạt động bề mặt:
Chất hoạt động bề mặt là chất có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của một chất
lỏng.Là chất mà phân tử của nó có 1 đầu ưa nước và 1 đầu kị nước.
Phân loại: nếu xem các tính chất điện của đầu phân cực của phân tử chất hoạt
động bề mặt có thể phân loại:

+ Chất hoạt động bề mặt dương: khi bị phân cực thì đầu phân cực mang cực
dương.
+ Chất hoạt động bề mặt âm: khi bị phân cực thì đầu phân cực mang điện âm.
+ Chất hoạt động bề mặt lưỡng cực: khi bị phân cực thì đầu phân cực có thể mang
điện âm hay dương tùy vào PH của môi trường.
+ Chất hoạt động bề mặt phi ion: đầu phân cực không bị ion hóa.
2. Chất hoạt động bề mặt LAS:

LAS là một chất hoạt động bề mặt anion được phát triển từ alkylbenzen mạch thẳng
(LAB).Khoảng 99% sản lượng LAB được chuyển thành LAS qua quá trình
5

SVTT: Nguyễn Đức Đại Lớp: CN- Hóa Dầu k55


Thực tập tốt nghiệp 2013

sulphonat hóa.LAS thì hầu hết được sử dụng dành riêng trong thành phần chất tẩy
rửa.Trong một số trường hợp LAS thì được sử dụng như là một dẩn xuất của
Natri.Và trong một vài ứng dụng đặt biệt thì LAS cũng được sản xuất từ dẫn xuất
khác.
Trọng lượng phân tử trung bình: 342, (m+n)= 7-10. Nhánh alkyl thẳng, sunfonate
ở trí para.
Tích chất:
+ LAS dễ phân huỷ sinh học trong điều kiện hiếu khí.
+ Khả năng hoà tan trong nước giảm khi chiều dài chuỗi alkyl tăng và tuỳ thuộc
vào ion dương của muối.
+ Ở nhiệt độ phòng, LAS (C12) là chất rắn màu vàng nhạt
. + LAS bền trong môi trường oxy hoá.
+ Một trong những tính chất quan trọng của LAS là nó có tính tương thích cao hơn

các chất hoạt động bề mặt anionic khác.
+ LAS là hợp chất cơ tính ổn định cao.
II.Sơ đồ công nghệ sản xuất LAS:
1.1 Sơ đồkhối:

6

SVTT: Nguyễn Đức Đại Lớp: CN- Hóa Dầu k55


Thực tập tốt nghiệp 2013

Không khí

Máy hút nén khí

Làm lạnh ngưng tụ

Hấp thụ silicagel

lưu Huỳnh

Tháp hấp thụ khí
bằng NaOH

hóa Lỏng

Kk khô
Lọc tĩnh điện
Lò đốt


SO2

khí

Téc chứa sản phẩm

xyclon
Tháp chuyển hóa
TĐN loại tấm

SO3
2 thiết bị TĐN ông
chùm

lỏng

Hydrat hóa

ổn định và làm già

Lỏng
Lọc sương

Phản ứng tạo LAS

Tách lỏng khí

khí
7


SVTT: Nguyễn Đức Đại Lớp: CN- Hóa Dầu k55


Thực tập tốt nghiệp 2013

1.2 Sơ đồ công nghệ:

8

SVTT: Nguyễn Đức Đại Lớp: CN- Hóa Dầu k55


Thực tập tốt nghiệp 2013

III. Công nghệ sản xuất LAS:
Trong phân xưởng được chia ra thành các khu với các tên gọi khác nhau, có mục
đích và chức năng khác nhau.
Khu 11: khu xử lí khí ( lọc bụi, làm khô khí).
Khu 25: khu hóa lỏng lưu huỳnh.
Khu 12: chuyển hóa SO2 thành SO3.
Khu 16: Phản ứng LAB với SO3 tạo sản phẩm LAS.
Khu 14 : xử lí khí thải.

1.1 Khu xử lí khí:
Không khí được hút vào từ ngoài trời được lọc
và nén qua thiết bị máy bơm 3 bánh răng (hình
bên)
9


SVTT: Nguyễn Đức Đại Lớp: CN- Hóa Dầu k55


Thực tập tốt nghiệp 2013

Bơm này gồm 2 cánh quay ngược chiều nhau, hình dạng cánh như bên, khi hai
cánh guồng tiếp xúc trượt vào nhau và vào vỏ tạo thành những khoảng không
gian kín có tác dụng hút và đẩy khí.
Sau đó khí nén sẽ được đưa vào thiết bị làm lạnh ngưng tụ, nhằm mục đích lọai bỏ hơi
nước trong không khí.Thiết bị làm lạnh ngưng tụ gốm 2 ngăn.Có đường kính khoảng
1,2m, chiều cao khoảng 3m.Đầu tiên không khí vào sẽ được làm lạnh bằng nước mát
từ nhiệt độ khoảng 80-90oC xuống khoảng 20oC sau đó được làm mát bằng etylen
glycol xuống 5-100C.Các môi chất làm lạnh được đi trong ống còn không khí thì đi bên
ngoài.
(ảnh)

10

SVTT: Nguyễn Đức Đại Lớp: CN- Hóa Dầu k55


Thực tập tốt nghiệp 2013

Etylen glycol sau khi làm mát được bơm ly tâm bơm trở về thùng chứa 2 ngăn.
Sau đó chất này lại được 1 bơm ly tâm khác bơm sang thiết bị KU11.1 để hoàn
nguyên tiếp tục làm mát.
Tiếp tục không khí đã được làm mát đươc đưa sang hệ thống hấp thụ silicagel
để tiếp tục loại bỏ nước.

(ảnh tháp hấp thụ)

Hệ thống tháp gồm hai tháp hấp thụ đặt chồng lên nhau, và làm việc luân phiên.
Mỗi tháp cao khoảng 2 m, đường kính 1.5m , toàn bộ hệ thống tháp cao khoảng
7m, lớp hấp thụ silicagel dày 1m mỗi tháp.Mỗi tầng silicagel làm việc ở chế độ sấy
12h sau đó chuyển sang chế độ hoàn nguyên 7h.
Như ở trong hình vẽ, thì tháp dưới đang làm việc và tháp trên đang tiến hành hoàn
nguyên.
11

SVTT: Nguyễn Đức Đại Lớp: CN- Hóa Dầu k55


Thực tập tốt nghiệp 2013

Với tháp dưới, không khí được dẫn từ thiết bị làm lạnh ngưng tụ đi qua van HV
11.1A và đi xuống tháp dưới (khí vào cửa trên và đi ra ở dưới) đi qua lớp silycagel
để loại nước.Tiếp tục khí đã được làm khô qua van HV 11.1B chia làm 2 đường đi
vào lò đốt và vào thiết bị lọc sương.
Với tháp trên, quá trình hoàn nguyên gồm 2 giai đoạn là giải hấp thụ bằng khí nóng
và làm mát. Giải hấp thụ thì không khí ngoài trời và khí thải từ thiết bị trao đồi
nhiệt ống chùm 12E6 được trộn lẫn với nhau khoảng nhiệt độ < 180oC qua van HV
11.2 qua quạt 11K2 qua HV 11.3B qua HV 11.1B vào tháp trên ở của dưới và đi ra
ở cửa trên qua van HV 11.1A và cứ thế tuần hoàn sấy trong khoảng 4 tiếng. Thiết
bị trao đổi nhiệt 11E1 có tác dụng gia nhiệt bằng hơi nước để duy trì nhiệt độ
không khí sấy luôn đạt yêu cầu (khi mà mới vận hành hệ thống, chưa có khí thải
nóng từ 2 thiết bị trao đổi nhiệt 12E5, 12E6).Tiếp đên là giai đoạn làm mát bằng
khí khô. Không khí khô sẽ được trích ra từ tháp dưới qua van HV 11.5 vào tháp
hấp thụ ở trên , đường đi tuần hoàn của khí làm mát cũng giống đường đi của khí
giải hấp thụ và quá trình làm mát kéo dài 3 tiếng với nhiệt độ duy trì < 35oC.
Sau khi tháp hấp thụ bên dưới làm việc được 12h thì sẽ tiến hành hoạt động tháp trên
và thực hiện quá trình hoàn nguyên silycagel ở tháp dưới và ngược lại.

1.2 Khu vực hóa lỏng lưu huỳnh (khu 25):
(ảnh khu 25)
Lưu huỳnh bột 99.8% được đổ vào bể chứa 25V1 gồm bốn ngăn được gia nhiệt
gián tiếp bằng hơi nước. 2 ngăn đầu có tác dụng làm nòng chảy lưu huỳnh ở nhiệt
độ khoảng 140oC, hai ngăn sau là duy trì lưu huỳnh ở trạng thái nóng chảy trước
khi vào lò đốt để tạo SO2 .trước khi vào hai ngăn sau lưu huỳnh được lọc qua 2
thiết bị lọc là 25F1/2 để lọc cặn.Sau đó lưu huỳnh lỏng được bơm pittong 25P1/
25P2 bơm lên lò đốt.

12

SVTT: Nguyễn Đức Đại Lớp: CN- Hóa Dầu k55


Thực tập tốt nghiệp 2013

1.3 Khu vực chuyển hóa SO2 thành SO3( khu 12):

13

SVTT: Nguyễn Đức Đại Lớp: CN- Hóa Dầu k55


Thực tập tốt nghiệp 2013

- Đốt lưu huỳnh trong lò đốt: (12H1)

14

SVTT: Nguyễn Đức Đại Lớp: CN- Hóa Dầu k55



Thực tập tốt nghiệp 2013

(ảnh lò đốt)
Lò đốt cao khoảng 5m , đường kính 1.1m, bên trong có nhiều lớp bi sứ với các kích
thước khác nhau, lớp dưới cùng là bi sứ dạng to, tiếp theo là lớp bi sứ nhỏ hơn và trên
cùng là lớp bi chịu lửa có tác dụng phân phối dòng khí đi trong lò đốt.
Không khí đã được làm khô được đưa vào lò đốt từ phía dưới, còn lưu huỳnh lỏng
được phun vào lò đốt tù phía trên. 1 ít không khí khô được trích từ đường vào của
không khí khô đi vào cùng chiều với lưu huỳnh lỏng được gia nhiệt bằng tia lửa điện
đến điểm bắt cháy của lưu huỳnh thì phản ứng cháy diễn ra và sau đó lưu huỳnh sẽ tiếp
tục cháy trong lò đốt mà không cần gia nhệt thêm. Nhiệt độ khí ra khỏi lò đốt khoảng
tầm 600oC.
-Chuyển hóa SO2 thành SO3 : (trong tháp chuyển hóa 12C1)
(ảnh cấu tạo tháp)

15

SVTT: Nguyễn Đức Đại Lớp: CN- Hóa Dầu k55


Thực tập tốt nghiệp 2013

Tháp chuyển hóa cao khoảng 10m, đường kính khoảng 0.5m. Bên trong gồm 4 tầng
xúc tác với độ dày khác nhau tăng dần để tăng hiệu suất chuyển hóa khí. Ở hai tầng
xúc tác trên, trước mỗi tầng đều có thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm dạng chứ U 12E2
và 12E3 có nhiệm vụ chủ yếu là làm mát khí đi vào xuống nhiệt độ 440 – 450oC ( nhiệt
16


SVTT: Nguyễn Đức Đại Lớp: CN- Hóa Dầu k55


Thực tập tốt nghiệp 2013

độ hoạt hóa của xúc tác ). Làm mát bằng khí ngoài trời. Trước khi vào tháp chuyển hóa
khí đi ra từ lò đốt có được đi qua 1 thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm để làm giảm
bớt nhiệt.Khi phản ứng xảy ra sẽ sinh ra nhiệt vì thế trước khi xuống mỗi tầng xúc tác
dòng khí đều được làm mát, với hai tầng xúc tác dưới thì làm mát bằng không khí khô
vừa có tác dụng làm mát vừa có tác dụng cung cấp thêm O2 để tăng hiệu suất chuyển
hóa thành SO3 ở các tầng cuối. Tỉ lệ chuyển hóa của các tầng lần lượt là 93%, 95%,
98%, > 98%.
Thường trước khi chạy tháp chuyển hóa thì
phải tiến hành sấy tháp trong 4h. Không
khí ngoài trời được hút qua quạt hút 12K1
qua 12K2 vào lò đốt dầu DO 12H4. Lò này
cao 3m đường kính khỏang 0.5m. Dầu DO

Lò đốt dầu DO

từ thùng chứa 12V1 qua bơm 1 bánh răng
12P1 vào 12H4 qua bộ phận đánh điện đốt
cháy dầu DO tạo khí nóng, khí này sau
được giảm nhiệt độ đến nhiệt độ sấy yêu
cầu bằng cách trộn thêm với không khi mát
, dòng khí này đi qua thiết bị trao đổi nhiệt
12E2 ( khí đi trong ống) và được thải ra ngoài. Nhiệt độ sẽ tăng dần từ trên đỉnh tháp
xuống toàn bộ tháp bằng phương thức truyền nhiệt.
Sau khi thời gian sấy hoàn thành tắt lò đốt dầu DO, và ta chỉ thổi không khí mát vào
thiết bị trao đổi nhiệt 12E2 và 12E3 để làm mát dòng khí đi trong tháp bằng quạt 12K1

và 12K2.
-Làm nguội khí SO3 :
Khí sản phẩm sẽ được làm nguội từ nhiệt độ khoảng 400 xuống khoảng 50oC sau khi
qua 2 thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm 12E5 và 12E6. Khí cần làm mát đi trong ống và
đi từ trên xuống, còn khí làm mát đi ngoài ống và đi từ dưới lên. Dưới mỗi đáy thiết bị
17

SVTT: Nguyễn Đức Đại Lớp: CN- Hóa Dầu k55


Thực tập tốt nghiệp 2013

trao đổi nhiệt ta thu được oleum có nhiệt độ khoảng 40oC vào thùng chứa 12V2.Mỗi
tháp cao khoảng 7m đường kính ~0.5m và có lớp bảo ôn bên ngoài.
(ảnh TĐN ống chùm cấu tạo)

1.4 Khu tạo sản phẩm LAS: (khu 16)

18

SVTT: Nguyễn Đức Đại Lớp: CN- Hóa Dầu k55


Thực tập tốt nghiệp 2013

-

- Khí qua khỏi thiết bị trao đổi nhiệt được đi qua thiết bị lọc sương 16F3 để tách
lỏng khí. Thiết bị lọc sương cao khoảng 2m với đường kính khoảng 0.6m có của
vào ở bên dưới và cửa ra bên trên. Bên trong thiết bị chứa một lớp đệm bề dày

0.4m làm bằng thep inox đặc biệt . Khí đi vào thiết bị qua lớp đệm thì khí sẽ bay
lên trên còn lỏng sẽ bị giữ lại và đi xuống dưới vào thùng chứa 12V2. Trước khi
vào thiết bị thì khí SO3 được trộn lẫn với 1 lượng khí khô được trích ra từ tháp
hấp thụ silycagel nhằm giảm bớt nồng độ khí SO3 trong 1m3 không khí xuống
không quá 5% để tránh nồng độ đậm đặc quá có thể gây cháy sản phẩm khi tác
dụng với LAB.
(ảnh 16F3)

19

SVTT: Nguyễn Đức Đại Lớp: CN- Hóa Dầu k55


Thực tập tốt nghiệp 2013

Sau đó SO3 được đưa sang tháp phản ứng 16R1 để phản ứng với LAB tạo LAS.
LAB ở téc chứa được bơm bánh răng 16P5 bơm vào qua 2 thiết bị lọc 16F4 A/B làm
việc song song, qua van HV16.4 và van KV16.2 vào trong tháp phản ứng và phản ứng
với SO3.

20

SVTT: Nguyễn Đức Đại Lớp: CN- Hóa Dầu k55


Thực tập tốt nghiệp 2013

21

SVTT: Nguyễn Đức Đại Lớp: CN- Hóa Dầu k55



Thực tập tốt nghiệp 2013

Tháp phản ứng cao khoảng 7m, là thiết bị phản ứng loại ống dạng màng. Gồm 37 ống
bố trí hình lục giác, ở đầu mỗi ống có 1 phễu phân phối sao cho khí SO3 đi qua phễu di
chuyển trong lòng ống, còn LAB đi ngoài phễu và chảy dọc thành bên trong của ống
phản ứng tạo thành màng. Sản phẩm thu được ở dưới đáy thiết bị.
Vì quá trình phản ứng sinh nhiệt lớn nên phải tiến hành làm mát.1/3 thân trên của tháp
được làm mát thường với 1 đường nước làm mát vào và ra. 2/3 thân tháp còn lại có hai
đường nước vào làm mát và 1 đường nước ra, vì theo tính toán quá trình phản ứng sẽ
tỏa nhiệt mạnh mẽ nhất ở phần thân dưới tháp nên phải cung cấp đủ lượng nước để làm
mát tháp.
Vào mùa đông nước làm mát được tuần
hoàn lại một phần để tiết kiệm năng lượng.
Sản phẩm LAS được đưa vào thiết bị tách

16V4

lỏng khí 16V4 để tách LAS ra khỏi khí
chưa phản ứng.
Thiết bị 16V4 là 1 thùng chứa rỗng cao
khoảng 1.2m. Lỏng được tập trung ở dưới
đáy đi qua bơm bánh răng 16P2, còn hơi
mù LAS bốc lên qua xyclon 16S1
có chiều cao 1.2m, tách khí đi đến
hệ thống xử lý khí thải còn lỏng
được tập trung lại cũng đi qua
bơm 16P2.


xyclon

22

SVTT: Nguyễn Đức Đại Lớp: CN- Hóa Dầu k55


Thực tập tốt nghiệp 2013

Sản phẩm LAS được qua máy đo tỉ khối, nếu sản phẩm đạt tỉ khối của bán thành phẩm
thì sẽ được bơm ra thùng chứa 16V5 sau đó bán sản phẩm ở 16V5 được bơm pittong
16P3 bơm lên hòa trộn cùng LAB ở thiết bị trộn 16MX1 trước khi vào tháp phản ứng
phản ứng tiếp.
Khi tỉ khối sản phẩm LAS đạt tiêu chuẩn sẽ được bơm sang thiết bị ổn định và làm già
16A1 để tiếp tục phản ứng

Thiết bị làm
già

Thiết bị cấu tạo gồm 1 thùng chứa sản phẩm cao 2.2m , với đường kính khoảng 1.8m.
Là thiết bị vỏ ngoài được làm mát bằng nướcđể nhiệt độ không quá 60oC, bên trong có
lắp cánh khuấy bên trên nối với động cơ. LAS được cho vào thiết bị từ bên dưới, thời
gian để LAS di chuyển tù đáy thiết bị lên của chảy tràn ở trên mất 40’.
Dưới đáy thiết bị có của tháp sản phẩm dành cho trường hợp khi cần tháo hết sản
phẩm trong thiết bị ra tránh để sản phẩm bị đen do phản ứng lâu quá.

23

SVTT: Nguyễn Đức Đại Lớp: CN- Hóa Dầu k55



Thực tập tốt nghiệp 2013

Sau đó sản phẩm tiếp tục được đưa sang thiết bị hydrat hóa 16MX2 cũng là thiết bị có
vỏ ngoài được làm mát bằng nước duy trì khoảng 60-70oC. Cấu tạo và hoạt động của
16MX2 giống 16A1 chỉ khác kích thước, và ngoài ra nước còn được cho trực tiếp vào
trong thiết bị nhằm mục đích để dừng phản ứng , khi đó nước sẽ tác dụng với SO3 tạo
oleum và không tác dụng với LAB nữa.
Cuối cùng sản phẩm được bơm qua bơm bánh răng lên thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm
với môi chất làm mát là nước thường về nhiệt độ khoảng 40oC rồi được chuyển ra téc
chứa sản phẩm ở ngoài trời.
(ảnh và đường đi thiết bị trao đổi nhiệt loại tấm)

Cấu tạo của thiết bị trao đổi nhiệt loại tấm gồm rất nhiều tấm kim loại được ghép kín
khít với nhau nhờ các đệm cao su. Hình dáng của các tấm thường có hình lượn sóng để
tăng diện tích tiếp xúc giữa các lưu thể. Cũng nhờ sự bố trí của các đệm cao su giữa
các tấm mà hình thành nên đường đi của các lưu thể không tiếp xúc trực tiếp với nhau.
Cụ thể là với mỗi mặt của mỗi tấm trao đổi nhiệt sẽ tiếp xúc trực tiếp với một lưu thể
riêng.

24

SVTT: Nguyễn Đức Đại Lớp: CN- Hóa Dầu k55


Thực tập tốt nghiệp 2013

Ngoài ra , khi mới bắt đầu vận hành hệ thống khí SO3 chưa được tạo ra để phản ứng thì
LAB vẫn sẽ được tuần hoàn trong tháp phản ứng nhờ bơm bánh răng 16P2 để đảm bào
hệ thống làm việc liên tục.


1.5 Khu xử lý khí thải ( khu 14):

Khí thải từ xyclon 16S1 đươc đưa vào tháp lọc tĩnh điện 14F1 cao 10m, đường kính
khoảng 1.5m.
(ảnh lọc điện)

25

SVTT: Nguyễn Đức Đại Lớp: CN- Hóa Dầu k55


×