Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

lập và phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam,chi nhánh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


LÂM THỊ THÙY TRANG

LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU VIỆT NAM,CHI NHÁNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301

CẦN THƠ-2013

1


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn
chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong
kỳ của doanh nghiệp. Thông qua báo cáo tài chính, những người sử dụng
thông tin không những nắm bắt được kết quả kinh doanh mà còn có thể đánh
giá, phân tích và chẩn đoán được thực trạng và an ninh tài chính cùng những
rủi ro mà doanh nghiệp có thể phải đương đầu, xác định được giá trị doanh
nghiệp và dự báo được nhu cầu tài chính trong tương lai.
Cùng với xu thế hội nhập quốc tế và nhu cầu thông tin tài chính của doanh
nghiệp ngày càng cao, do vậy việc lập và cung cấp thông tin tài chính trên báo


cáo tài chính kịp thời và chính xác là vô cùng quan trọng. Thêm vào đó, nếu
chỉ đọc thông tin tài chính mà không có sự phân tích đánh giá kết hợp so sánh
thì thông tin tài chính chỉ là những con số đơn thuần.Mặc dù có vai trò quan
trọng đối với công tác quản lý nhưng do thông tin phản ánh trên báo cáo tài
chinh khá phức tạp và đa dạng nhằm đáp ứng mục đích khác nhau của người
sử dụng; hơn nữa những thông tin này là những thông tin” tĩnh”, phản ánh quy
mô tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí …mà nếu không có quá trình phân
loại, xem xét, đối chiếu, so sánh, đánh giá, tổng hợp (tức là không tiến hành
hoạt động phân tích) thì báo cáo tài chính cũng chỉ là báo cáo chứa đựng thông
tin đơn thuần.Vì thế đòi hỏi người sử dụng thông tin phải tiến hành phân tích ,
làm cho các thông tin trên báo cáo tài chính trở nên sống động, phản ánh đúng
bản chất và hiệu quả kinh doanh, đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả
năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp.
Lập và phân tích báo cáo tài chính thì điều quan trọng đối với các doanh
nghiệp nói chung. Nhưng xuất phát từ vị trí của ngân hàng kinh doanh trên
lĩnh vực tiền tệ ( nơi nhạy cảm nhất của nền kinh tế),thì việc cạnh tranh khốc
liệt, nghiệt ngã và chứa đựng đầy rủi ro là điều dễ nhận thấy. Do đó đòi hỏi
những nhà quản trị của ngân hàng hiểu rằng việc phân tích báo cáo tài chính là
con đường ngắn nhất để tiếp cận bức tranh toàn cảnh tình hình tài chính của
ngân hàng mình, thấy được cả ưu nhược điểm cũng như nguyên nhân của
những nhược điểm đó để có thể định hướng kinh doanh đúng đắn trong tương
chính, kết hợp với phần lý thuyết đã được học tập tại Trường Đại Học Cần
Thơ nên em đã chọn đề tài: Tổ chức lập và phân tích báo cáo tài chính tại ngân
hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam, chi nhánh Bạc Liêu.

2


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung

Lập và phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần
xuất nhập khẩu Việt Nam, chi nhánh Bạc Liêu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng công tác lập báo cáo tài chính tại ngân hàng.
- Phân tích báo cáo tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân
hàng.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính
và cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu
Việt Nam, chi nhánh Bạc Liêu.
1.3.2 Phạm vi thời gian nghiên cứu
- Thời gian của số liệu: đề tài thu thập số liệu : năm 2010- 6/2013.
- Thời gian thực hiện đề tài: 8/2013-11/2013.
1.3.3 Phạm vi về đối tượng nghiên cứu
Đối tương nghiên cứu của đề tài này là các báo cáo tài chính ở chi nhánh
ngân hàng xuất nhập khẩu Bạc Liêu.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn Thị Ánh Ngọc, 2010. Phân tích tình hình huy động vốn và sử
dụng vốn tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Long, luận văn tốt nghiệp
đại học. Đại học Cần Thơ. Đề tài này phân tích được việc huy động vốn tại
hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Long liên tục tăng lên, chương trình huy động
vốn phong phú và đa dạng, đối tượng sử dụng dịch vụ của ngân hàng chưa
rộng. Tình hình sử dụng vốn chủ yếu là cho vay không đạt được chất lượng tốt
vì còn nhiều nợ quá hạn. Từ đó đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn
thiện tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng.
Lê Thị Thùy Dung, 2009. Phân tích khả năng sinh lời của ngân hàng
Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Vĩnh Long, luận văn tốt nghiệp đại
học. Đại học Cần Thơ. Qua việc phân tích đề tài đã cho thấy được lợi nhuận

của ngân hàng tăng dần theo quy mô hoạt động, chênh lệch thu chi thực của

3


năm sau cao hơn năm trước, lợi nhuận vẫn được đảm bảo. Thêm vào đó đề tài
đã đưa ra một số giải pháp cụ thể cho từng tiêu chí tương lai.
Nguyễn Thị Yến, 2008. Phân tích tình hình tài chính và biện pháp
phòng ngừa rủi ro tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương, chi nhánh
Cần Thơ, luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ. Thông qua việc phân
tích chi phí, thu nhập, nguồn vốn, lợi nhuận, khả năng thanh toán, đề tài cho
thấy được tình hình tài chính tương đối ổn định. Tuy nhiên, theo như kết quả
thì tình hình tài chính của ngân hàng chưa thật sự an toàn, chỉ tiêu chưa thật sự
đúng với yêu cầu theo quy định của ngân hàng nhà nước. Đề tài đã đưa ra một
số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng.
Phan Văn Hén, 2009. Phân tích tình hình tài chính và biện pháp phòng
ngừa rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cái Răng,
thành phố Cần Thơ, luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ .Thông qua
việc phân tích chi phí, thu nhập, nguồn vốn, lợi nhuận, khả năng thanh toán,
đề tài cho thấy được tình hình tài chính tương đối ổn định. Bên cạnh đó đề tài
cũng chỉ ra rằng ngân hàng này còn những hạn chế trong việc thu hút khách
hàng và mở rộng thêm các đối tượng khách hàng. Do đó đề tài đã đề ra một số
giải pháp mong nâng cao tình hính tài chính của ngân hàng trong tương lai.
Trần Thị Cẩm Ngộ, 2010. Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Cà Mau, luận văn tốt nghiệp
đại học. Đại học Cần Thơ. Đề tài đã phân tích các chỉ tiêu: doanh số cho vay,
doanh số thu nợ, tình hình dư nợ và thấy được rằng chất lượng hoạt động tín
dụng của ngân hàng này tuy có sự biến động nhưng nhìn chung lại thì cũng đạt
ở mức chấp nhận được. Đề tài này cũng đưa ra được một số kinh nghiệm về
hoạt động tín dụng của ngân hàng, bên cạnh đó tài tài đã đưa ra một số giải

pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Từ việc tham khảo các đề tài trên, đề tài lập và phân tích báo cáo tài
chính có một số điểm giống và khác nhau:
 Điểm giống nhau: đề tài này và các đề tham khảo trên đều sử dụng
các phương pháp phân tích: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương
pháp đồ thị. Sử dụng các chỉ số tài chính phục vụ cho việc phân tích
 Điểm khác nhau: đề tài này phân tích nhiều vấn đề hơn, gồm: cơ cấu
tài sản và nguồn vốn, tình hình huy động vốn, hoạt động tín dụng, chi phí,
doanh thu và lợi nhuận. Trong khi đó các đề tài tham khảo chỉ chọn một trong
các vấn đó đề để phân tích. Các chỉ tiêu tài chính có phần tổng hợp hơn so với
các đề tài tham khảo.

4


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Lý luận về báo cáo tài chính và cách lập báo cáo tài chính
2.1.1.1 Khái niệm về báo cáo tài chính(BCTC)
Báo cáo tài chính là những báo cáo kế toán tổng hợp phản ánh tổng quát
tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, công nợ cũng như tình hình chi phí,
kết quả kinh doanh và các thông tin tổng quát khác về ngân hàng trong một
thời kỳ nhất định. Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính
chủ yếu cho người sử dụng thông tin kế toán trong việc đánh giá, phân tích và
dự đoán tình hình tài chính kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Báo cáo tài chính được sử dụng như nguồn dữ liệu chính khi phân tích hoạt
động tài chính.
2.1.1.2 Vai trò của BCTC
- Báo cáo tài chính cung cấp chỉ tiêu kinh tế - tài chính cần thiết giúp cho

việc kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình kinh doanh, tình
hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - tài chính chủ yếu của ngân hàng, tình hình
chấp hành các chế độ kinh tế - tài chính của ngân hàng.
- Báo cáo tài chính cung cấp số liệu cần thiết để tiến hành phân tích hoạt
động kinh tế - tài chính của ngân hàng, để nhận biết tình hình kinh doanh
nhằm đánh giá quá trình hoạt động, kết quả kinh doanh cũng như xu hướng
vận động của ngân hàng để từ đó đưa ra các kết luận đúng đắn và có hiệu quả.
Đồng thời, Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ
yếu về thực trạng tài chính của ngân hàng trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho
việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động vốn và
sản xuất kinh doanh(SXKD) của doanh nghiệp.
- Báo cáo tài chính cung cấp tài liệu tham khảo cho việc lập kế hoạch sản
xuất kinh doanh của ngân hàng.
- Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các ngân hàng, Hội đồng
Quản trị, Ban giám đốc,… về tiềm lực ngân hàng, tình hình công nợ, tình hình
thu chi tài chính, khả năng tài chính, khả năng thanh toán, kết quả kinh doanh,
…để có quyết định về những công việc cần phải tiến hành, phương pháp tiến
hành và kết quả có thể đạt được…
- Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư về thực trạng
tài chính, triển vọng thu nhập, khả năng thanh toán, nhu cầu về vốn của ngân

5


hàng,… để quyết định đúng hướng đầu tư, quy mô đầu tư, quyết định liên
doanh,…
- Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng, cơ quan
quản lý Nhà nước để kiểm soát tình hình kinh doanh của ngân hàng có đúng
chính sách chế độ, đúng luật pháp không, để thu thuế và ra những quyết định
cho những vấn đề xã hội.

- Báo cáo tài chính cung cấp các chỉ tiêu, các số liệu đáng tin cậy để tính
ra các chỉ tiêu kinh tế khác nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của
quá trình kinh doanh của ngân hàng.
- Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu
phát hiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết
định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư của các nhà đầu
tư hiện tại và tương lai của ngân hàng.
- Báo cáo tài chính còn là căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch,
kinh tế - kĩ thuật, tài chính của ngân hàng, là những căn cứ khoa học để đề ra
hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị ngân hàng, không
ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi
nhuận cho ngân hàng.
2.1.1.3 Ý nghĩa
* Đối với chủ ngân hàng: Mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi
nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Ngoài ra, các nhà quản trị ngân hàng còn quan tâm đến các mục tiêu khác như
tạo công ăn việc làm nâng cao chất lựợng sản phẩm, đóng góp phúc lợi xã hội,
bảo vệ môi trường v.v…Điều đó chỉ thực hiện được khi ngân hàng công bố
Báo cáo tài chính định kỳ về hoạt động của ngân hàng.
* Đối với khách hàng, những người gửi tiền: Mối quan tâm của họ chủ
yếu hướng vào khả năng trả lãi của ngân hàng. Vì vậy, quan tâm đến báo cáo
tài chính của ngân hàng họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền tạo ra và các tài
sản có thể chuyển đổi thành tiền. Ngoài ra, họ còn quan tâm đến số lượng tiền
có thể và sẽ được thanh toán khi đến hạn.
* Đối với các nhà đầu tư: Sự quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như
rủi ro, mức tăng trưởng, khả năng thanh toán vốn v.v…Vì vậy họ để ý đến báo
cáo tài chính là để tìm hiểu những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình
hoạt động, kết quả kinh doanh, khả năng sinh lời hiện tại và tương lai…

6



* Đối với các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước, các cổ đông,
người lao động v.v…mối quan tâm cũng giống như các đối tượng kể trên ở
góc độ này hay góc độ khác.
2.1.1.4 Yêu cầu lập
Việc thực hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả hoạt động kinh
doanh và các luồng tiền của ngân hàng. Cụ thể, khi lập và trình bày các báo
cáo tài chính ngân hàng cần đáp ứng các yêu cầu:
- Số liệu của báo cáo tài chính ngân hàng phải đầy đủ, trung thực, minh
bạch và thống nhất.
- Báo cáo tài chính ngân hàng cần có những chỉ tiêu cần thiết và được
tổng hợp chính xác theo từng cấp phục vụ cho việc đánh giá và thực trạng tình
hình lưu động tiền tệ, tín dụng, hoạt độn ngân hàng.
- Báo cáo tài chính ngân hàng phải có những chỉ tiêu thông tin cần thiết
phản ánh đặc thù hoạt động của ngân hàng.
- Báo cáo tài chính ngân hàng hằng năm phải được kiểm toán bởi một
doanh nghiệp kiểm toán độc lập đủ tiêu chuẩn,điều kiện theo quy định của
NHNN Việt Nam.
(Nguồn: Trần Quốc Dũng và cộng sự,2012, trang 102)
2.1.1.5.Nguyên tắc lập và trình bày
Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ 06 nguyên tắc được
quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 – Trình bày Báo cáo tài chính, gồm:
* Nguyên tắc hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ
sở giả định là ngân hàng đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục kinh doanh
bình thường trong tương lại gần, trừ khi ngân hàng có ý định cũng như buộc
phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.
Khi lập và trình bày Báo cáo tài chính, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) ngân
hàng cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của ngân hàng bằng
cách xem xét đến mọi thông tin có thể sự đoán được trong vòng 12 tháng tới

kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.
* Nguyên tắc cơ sở dồn tích: ngân hàng phải lập Báo cáo tài chính theo
cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền.
Theo cơ sở dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm
phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận
vào sổ kế toán và Báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan. Riêng đối

7


với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các khoản chi phí được ghi nhận
theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
* Nguyên tắc nhất quán: Nguyên tắc này yêu cầu việc trình bày và phân
loại các khoản mục trên Báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang
niên độ khác, trừ khi có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của
ngân hàng hoặc khi xem xét lại việc trình bày Báo cáo tài chính cho thấy cần
phải thay đổi để có thể trình bày một cách trung thực và hợp lý hơn các giao
dịch và các sự kiện hoặc một Chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi
trong việc trình bày. Khi có sự thay đổi thì ngân hàng cần phải phân loại lại
các thông tin đảm bảo tính so sánh của thông tin qua các thời kỳ và giải trình
lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh Báo cáo tài
chính.
* Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp: Theo nguyên tắc này, từng khoản
mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong Báo cáo tài chính. Các
khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp
vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng trong Báo cáo tài
chính hoặc trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Mọi thông tin được coi là trọng yếu nếu không được trình bày hoặc trình
bày thiếu chính xác thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể Báo cáo tài chính,
làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng Báo cáo tài chính.

Tuy nhiên, có những khoản mục không được coi là trọng yếu để có thể
trình bày riêng biệt trên Báo cáo tài chính, nhưng lại được coi là trọng yếu để
phải trình bày riêng biệt trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.Theo nguyên
tắc trọng yếu, ngân hàng không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về trình
bày Báo cáo tài chính của các Chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các thông tin đó
không có tính trọng yếu.
* Nguyên tắc bù trừ: Nguyên tắc này đòi hỏi khi ghi nhận các giao dịch
kinh tế và các sự kiện để lập và trình bày Báo cáo tài chính không được phép
bù trừ tài sản và nợ phải trả, do vậy ngân hàng phải trình bày riêng biệt tất cả
các khoản mục tài sản và công nợ trên Báo cáo tài chính. Đối với các khoản
doanh thu, thu nhập khác và chi phí được bù trừ khi được quy định tại một
Chuẩn mực kế toán khác hoặc các khoản lãi lỗ và các chi phí liên quan phát
sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc tương tự và không có
tính trọng yếu. Các tài sản và nợ phải trả, các khoản thu nhập và chi phí có
tính trọng yếu phải được báo cáo riêng biệt.
* Nguyên tắc có thể so sánh: Các thông tin số liệu trong Báo cáo tài
chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với

8


các thông tin bằng số liệu trong Báo cáo tài chính của kỳ trước. Các thông tin
so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều này là
cần thiết giúp cho những người sử dụng hiểu rõ Báo cáo tài chính của kỳ hiện
tại. Khi có thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong
Báo cáo tài chính thì phải phân loại lại các số liệu so sánh nhằm đảm bảo khả
năng so sánh với kỳ hiện tại. Nếu không thể thực hiện được việc phân loại lại
các số liệu tương ứng mang tính so sánh thì ngân hàng cần phải nêu rõ lý do
và tính chất của những thay đổi nếu việc phân loại lại các số liệu được thực
hiện.

(Nguồn: Trần Quốc Dũng và cộng sự,2012, trang 102)
2.1.1.6 Thời hạn lập và nộp BCTC
a) Kì lập báo cáo tài chính
- Kì lập báo cáo tài chính năm: Các tổ chức tín dụng phải lập báo cáo tài
chính theo kì kế toán năm là năm dương lịch hoặc kì kế toán năm là 12 tháng
tròn theo quy định hiện hành của pháp luật.Trường hợp đặc biệt, tổ chức tín
dụng được phép thay đổi ngày kết thúc kì kế toán năm dẫn đến việc lập báo
cáo tài chính năm đầu tiên hay kì kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hoặc dài
hơn 12 tháng nhưng không vượt quá 15 tháng.
- Kì lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài
chính(không bao gồm quý IV)
+ Các tổ chức tín dụng (TCTD) có thể lập báo cáo tài chính theo kì kế
toán khác theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu
+ Các tổ chức tín dụng bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình
thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập báo cáo tài chính
tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải
thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.
(Nguồn: Trần Quốc Dũng và cộng sự, 2012, trang 102)
b) Thời hạn nộp báo cáo tài chính
- Báo cáo tài chính năm
+ Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày
kết thúc năm tài chính của TCTD
+ TCTD phải gửi báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán kèm theo kết
luận của tổ chức kiểm toán độc lập(báo cáo kiểm toán) về Ngân hàng Nhà
nước ngay sau khi kết thúc kiểm toán.

9


- Báo cáo tài chính giữa niên độ

Thời hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ chậm nhất là ngày 30 tháng
đầu của quý kế tiếp.
Nếu ngày cuối cùng của thời hạn gửi báo cáo tài chính là ngày lễ, ngày
tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần thì ngày nộp báo cáo tài chính chậm nhất là ngày
làm việc tiếp theo sau ngày đó.
(Nguồn: Trần Quốc Dũng và cộng sự, 2012, trang 102)
2.1.1.7 Hệ thống báo cáo tài chính của ngân hàng
a) Bảng cân đối kế toán (BCĐKT)
* Khái niệm: Bảng cân đối Kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản
ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của ngân hàng dưới
hình thái tiền tệ tại một thời điểm nhất định( cuối tháng, cuối quí, cuối năm).
* Nội dung và kết cấu: gồm hai phần
- Phần nguồn vốn: Phản ánh cơ cấu nguồn hình thành tài sản hiện có của
đơn vị tại thời điểm báo cáo. Cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình tài chính,
cụ thể phản ánh quy mô, cơ cấu vốn chủ sở hữu và hệ số đòn bẩy nợ của đơn
vị ngân hàng. Về mặt pháp lý, các chỉ tiêu nguồn vốn phản ánh trách nhiệm,
nghĩa vụ pháp lý của đơn vị đối với chủ ngân hàng, đối với khách hàng gửi
tiền, đối với NHNN, đối với đối tác, đối với cán bộ, công nhân viên của ngân
hàng.
- Phần tài sản: Phản ánh cơ cấu tài sản của ngân hàng, phản ánh toàn bộ
các giá trị tài sản hiện có tại đơn vị theo các mục đích sử dụng và hình thức
tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị, thể hiện ngân hàng sử
dụng vốn như thế nào? Nghiên cứu cơ cấu tài sản, tính chất từng loại tài sản có
thể đánh giá được khả năng sinh lời, hiệu quả trong sử dụng vốn, độ an toàn
trong hoạt động của đơn vị ngân hàng.
(Nguồn: Trần Quốc Dũng và cộng sự, 2012, trang 103)
* Phương pháp lập
- Cột “số đầu năm”: Số liệu ghi ở cột này của bảng cân đối kế toán được
căn cứ vào số liệu ở cột “số cuối kì” của bảng cân đối kế toán cuối niên độ
trước để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng.

- Cột “số cuối năm” Số liệu ghi ở cột này của bảng cân đối kế toán được
căn cứ vào số dư của tài khoản cấp 1, cấp 2 trên sổ kế toán có liên quan đã
khóa sổ ở thời điểm lập để ghi. Cụ thể: Những chỉ tiêu trên bảng cân đối kế

10


toán có nội dung phù hợp với số dư của các tài khoản thì căn cứ trực tiếp vào
số dư của các tài khoản để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng theo nguyên tắc: Số
dư Nợ của các tài khoản ghi vào chỉ tiêu ương ứng với phần “Tài sản”; còn số
dư Có của các tài khoản ghi vào chỉ tiêu tương ứng với phần “Nguồn vốn”.
b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
* Khái niệm
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp
phản ánh tổng quát tình hình cũng như kết quả kinh doanh trong một kỳ kế
toán(quý, năm) chi tiết theo hóa đơn kinh doanh chính và các hoạt động kinh
doanh khác, là cơ sở để kiểm tra theo dõi việc thực hiện kế hoạch thu tài chính
của đơn vị ngân hàng.
* Nội dung và kết cấu
- Phần 1: Lãi, lỗ: thể hiện Kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp
- Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình hình
thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác (chi phí,
lệ phí)
* Ý nghĩa
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh
giá hiệu quả kinh doanh và công tác quản lý hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra tình
hình thực hiện kế hoạch thu nhập, chi phí. Kết qủa từng loại hoạt động cũng
như kết quả chung của toàn ngân hàng. Số liệu trên báo cáo này còn là cơ sở
để đánh giá khuynh hướng hoạt động của ngân hàng trong nhiều năm liền và

dự báo hoạt động trong tương lai. Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh có thể đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lời của ngân hàng. Ngoài ra
nó còn cho phép đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế
và các khoản phải nộp khác, đặc biệt thanh toán quyết toán thuế GTGT, qua
đó đánh giá tình hình thanh toán của ngân hàng.
* Phương pháp lập
- Cột “Mã số” ghi ở cột 2 dùng để cộng khi lập Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh tổng hợp hoặc Báo cáo tài chính hợp nhất.
- Số hiệu ghi vào cột 3 “Thuyết minh” của báo cáo này thể hiện số liệu
chi tiết của chỉ tiêu trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm nay.
- Số liệu ghi ở cột “Năm trước” của báo cáo kỳ này năm nay được căn cứ
vào liệu liệu ở cột “Năm nay” của báo cáo kỳ này năm trước.

11


- Cột số liệu năm nay được lập như sau:
+ Các tài khoản doanh thu thì căn cứ vào số dư Có của các tài khoản
tương ứng, các tài khoản chi phí thì căn cứ vào số dư Nợ của các tài khoản
tương ứng.
+ Các chỉ tiêu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp hoãn lại, căn cứ vào chênh lệch phát sinh Nợ, Có của
các tài khoản chi tiết liên quan.
+ Lợi nhuận sau thuế bằng lợi nhuận trước thuế trừ thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp.
+ Cột lũy kế từ đầu năm: số liệu căn cứ vào cột luỹ kế từ đầu năm của
kỳ trước.
Riêng ở báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của quý một thì cột lũy kế
từ đầu năm bằng cột kỳ này.
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

* Khái niệm:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc
hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong
kỳ báo cáo ngân hàng.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo giải thích sự khác nhau giữa lợi
nhuận của ngân hàng và các dòng tiền có liên quan, cung cấp những thông tin
về dòng tiền gắn liền với những thay đổi về tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ
sở hữu thông tin từ báo cáo này bổ sung cho bản cân đối kế toán và báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ báo cáo.
(Nguồn: Trần Quốc Dũng và cộng sự, 2012, trang 108)
* Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
- Lưu chuyển tiền thuần trong kì
- Tiền tồn đầu kì
- Tiền cuối kì

12


* Ý nghĩa
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp thông
tin liên quan đến phân tích hoạt động tài chính của ngân hàng.Thông qua báo
cáo này của ngân hàng, các nhà đầu tư, nhà nước và nhà cung cấp có thể đánh
giá khả năng tạo ra các dòng tiền từ hoạt động của doanh nghiệp để đáp ứng
kịp thời các khoản nợ cho các chủ nợ, cổ tức cho các cổ đông hoặc nộp thuế
cho nhà nước. Đồng thời cũng là mối quan tâm của các nhà quản lý tại doanh
nghiệp để có các biện pháp tài chính cần thiết, đáp ứng trách nhiệm thanh toán
của mình.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn là cơ sở dự đoán các dòng tiền của Doanh
nghiệp trợ giúp các nhà quản lý trong công tác hạch định và kiểm soát các
hoạt động của doanh nghiệp để đề ra các quyết định kịp thời.
* Phương pháp lập: Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ dựa trên nguồn
số liệu từ:
+ Các bảng cân đối kế toán so sánh.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Những thông tin bổ sung chi tiết được trích từ sổ cái.
- Việc lập báo cáo gồm các bước:
+ Giải thích thay đổi của các hạng mục của BCĐKT như luồng tiền ròng.
+ Dẫn chuyển khoản dự trữ tiền mặt qua các luồng tiền ròng và cơ cấu
những thay đổi các hạng mục bảng cân đối theo các luồng tiền. Cụ thể, xác
định dòng tiền được tạo ra hay sử dụng cho các hoạt động kinh doanh, tài
chính và đầu tư.
+ Loại bỏ những thay đổi các hạng mục BCĐKT không liên quan đến
luồng tiền.
+ Tách một số thay đổi các hạng mục bảng cân đối thành các khoản thu
tiền vào và chi tiền ra.
+ Cân đối khoản thay đổi trên số dư tiền mặt đầu kì và cuối kì.
Chuẩn mực kế toán quốc tế cho phép các đơn vị ngân hàng báo cáo các
luồng tiền từ hoạt động kinh doanh theo một trong hai phương pháp: trực tiếp
hoặc gián tiếp.
 Phương pháp trực tiếp: Căn cứ báo cáo các khoản thực thu và thực
chi tiền mặt từ các hoạt động kinh doanh. Chênh lệch giữa hai khoản này là
tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Phương pháp trực tiếp sẽ biểu thị một

13


cách cụ thể, rõ ràng hơn so với phương pháp gián tiếp về các luồng tiền thực tế

phát sinh, nhưng việc thực hiện trong thực tế là rất phức tạp. Do đó chỉ áp
dụng trong trường hợp việc thu nhập số liệu là dễ dàng.
 Phương pháp gián tiếp: Nguyên tắc chung để lập báo cáo này là
điều chỉnh lợi nhuận trước thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh khỏi những
ảnh hưởng của các nghiệp vụ không trực tiếp thu tiền hoặc chi tiền đã làm
tăng, giảm lợi nhuận; loại trừ các khoản lãi, lỗ của hoạt động tài chính, hoạt
động khác đã tính vào lợi nhuận trước thuế; điều chỉnh các khoản mục thuộc
vốn lưu động.
(Nguồn: Trần Quốc Dũng và cộng sự,2012, trang 109)
d) Thuyết minh báo cáo tài chính
* Khái niệm
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận cấu thành chất lượng quan
trọng của báo cáo tài chính đơn vị ngân hàng, cung cấp thông tin một cách chi
tiết, cụ thể về sự biến động, số dư các khoản mục tài sản, nguồn vốn cũng như
lý do của sự biến động: những sự kiện kinh tế chất lượng trọng yếu, những vấn
đề trọng yếu mà người sử dụng báo cáo tài chính phải quan tâm nghiên cứu,
xem xét.
* Nội dung của thuyết minh báo cáo tài chính
- Khái quát đặc điểm hoạt động của ngân hàng.
- Các chế độ kế toán được áp dụng tại ngân hàng.
- Các thông tin về tình hình chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, chỉ
tiêu chi tiết tình hình tăng giảm TSCĐ; tình hình thu nhập công nhân viên...
* Phương pháp lập: Để lập thuyết minh báo cáo cần dựa vào số liệu.
+ Các sổ kế toán kì báo cáo
+ Bảng cân đối kế toán kì báo cáo
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Thuyết minh báo cáo năm trước
Quy trình lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Việc lập Bản thuyết
minh báo cáo tài chính tùy theo từng nội dung trong báo cáo được cụ thể như
sau:

- Phần I, II: ngân hàng căn cứ vào tình hình, đặc điểm, thực tế của ngân
hàng mình để cung cấp thông tin về phần này.

14


- Phần III, IV: ngân hàng căn cứ vào thực tế áp dụng hệ thống Chuẩn
mực kế toán Việt Nam đã ban hành và việc áp dụng chế độ kế toán tại ngân
hàng để trình bày các thông tin được yêu cầu trong phần này trong Bản thuyết
minh báo cáo tài chính.
- Phần V, VI, VII: là phần thông tin bổ sung cho các khoản mục đã được
trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thông tin được trình bày trong bản thuyết minh
báo cáo tài chính căn cứ vào quy định của Chuẩn mực kế toán cụ thể, ngân
hàng dựa vào các sổ kế toán chi tiết, tổng hợp để lấy số liệu và thông tin trình
bày.
- Phần VIII: bao gồm những thông tin khác ngoài các thông tin đã nêu ở
trên, ngân hàng cần trình bày nếu xét thấy cần thiết cho người sử dụng báo cáo
tài chính của ngân hàng.
2.1.2.Những lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính
2.1.2.1. Khái niệm
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và
so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện thời và quá khứ. Tình hình tài chính
của đơn vị với những chỉ tiêu trung bình của ngành thông qua đó các nhà phân
tích có thể thấy được thực trạng tài chính hiện tại và những dự toán tương lai.
2.1.2.2 Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính
Giúp cho các nhà phân tích đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả
năng sinh lãi, tiềm năng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá những triển
vọng cũng như những rủi ro trong tương lai của ngân hàng, đưa ra những
quyết định cho phù hợp.

2.1.2.3 Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính
Tình hình tài chính của ngân hàng được nhiều nhóm người khác nhau
quan tâm như: Nhà quản lý, nhà đầu tư,...Mỗi nhóm người này phân tích có xu
hướng tập trung vào các khía cạnh khác nhau của ngân hàng.
a) Đối với nhà quản lý
Làm thế nào để điều hành quá trình sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu
quả, tìm đựơc lợi nhuận tối đa và khả năng trả nợ.Dựa trên cơ sở phân tích báo
cáo tài chính nhà quản trị có thể định hướng hoạt động, lập kế hoạch đưa ra
phương thức nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh chính sách tài trợ cho phù
hợp, tiên liệu hoạt động của ngân hàng, kiểm tra tình hình thực hiện và điều
chỉnh quá trình sao cho có lợi nhất.

15


b) Đối với nhà đầu tư
Quan tâm đến sự an toàn của lượng vốn đầu tư, mức độ sinh lãi, thời
gian hoàn vốn. Do đó phân tích báo cáo tài chính của đơn vị qua các thời kì sẽ
đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không, đầu tư dưới hình thức nào, lĩnh
vực nào.
2.1.1.4 Một số chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính
a) Tỷ số phân tích thu nhập, chi phí
Thu nhập kì này – thu nhập kì trước

Tốc độ tăng thu
nhập

=

Thu nhập kì trước


Tỷ trọng từng khoản
=
thu nhập

Tỷ trọng từng
khoản chi phí

(2.1)

Số dư từng khoản thu nhập
Tổng thu nhập

Số dư từng khoản chi phí

=

Tổng chi phí

x 100

x 100

(2.2)

(2.3)

b)Tỷ số phân tích tình hình cho vay
Tốc độ tăng trưởng tín
dụng


Tỷ trọng dư nợ từng
loại

Tỷ lệ nợ xấu

=

Dư nợ kì này – Dư nợ kì trước
Dư nợ kì trước

=

Dư nợ tín dụng từng loại

x 100

(2.4)

(2.5)

Tổng dư nợ
Nợ xấu
=

Tổng dư nợ

x 100

(2.6)


c)Tỷ số khả năng sinh lời
- Tỷ suất lợi nhuận trên thu nhập( ROS): Tỷ số này cho biết lợi nhuận
chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương
nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số
mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.

16


ROS

=

Lợi nhuận sau thuế

x 100

(2.7)

Tổng thu nhập
- Tỷ số lợi nhuận trên tài sản(ROA): là chỉ số tài chính dùng để đo lường
khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.
ROA

=

Lợi nhuận sau thuế

x 100


(2.8)

Tổng tài sản bình quân
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài chủ yếu thu thập số liệu thứ cấp từ sổ sách kế toán và tham khảo
cách lập báo cáo tài chính của ngân hàng bao gồm: Bảng cân đối kế toán và
bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ phòng kế toán. Đồng thời thu
thập thêm thông tin từ internet và phỏng vấn các cán bộ, nhân viên trong ngân
hàng.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng công tác tại ngân hàng sử dụng phương
pháp so sánh, phương pháp phân tích tỷ lệ, phương pháp thay thế liên hoàn,
phương pháp phân tổ và đồ thị.
a) Phương pháp so sánh:
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc
so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Phương pháp này được sử dụng
phổ biến trong việc phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ
tiêu phân tích.
Điều kiện so sánh
- Có ít nhất hai đại lượng hoặc hai chỉ tiêu để so sánh với nhau.
- Các đại lượng hoặc các chỉ tiêu khi so sánh với nhau phải có cùng một
nội dung kinh tế, cùng phương pháp tính toán, cùng thời gian và đơn vị đo
lường.
Kỹ thuật so sánh:
Phương pháp số tuyệt đối:
+ Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện qui mô, khối lượng, giá trị của một
chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa diểm cụ thể. Nó có thể được tính
bằng thước đo hiện vật, giá trị… là cơ sở để tính các chỉ tiêu khác. So sánh số


17


tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa kế hoạch và thực tế, giữa những thời
gian khác nhau… để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, qui mô phát triển
của chỉ tiêu kinh tế nào đó.
+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối
lượng quy mô cảu các hiện tượng kinh tế.
Ta có: Y= Y1 – Y0
Trong đó:
Y1: Chỉ tiêu năm sau
Y0: Chỉ tiêu năm trước
Y: Là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
- Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kì phân tích
so với kì gốc, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển
của nền kinh tế. Tùy theo nhiệm vụ và yêu cầu của phân tích mà ta sủa dụng
các loại công thức sau :
+ Số tương đối hoàn thành kế hoạch = số thực tế / số kế hoạch
+ Tốc độ tăng trưởng = (số năm sau – số năm trước) / số năm trước
b) Phương pháp phân tích tỷ lệ
Một tỉ lệ là sự biểu hiện một mối quan hệ giữa một chỉ tiêu này với một
chỉ tiêu khác. Bản chất của phương pháp phân tích tỉ lệ là thực hiện so sánh
giữa các tỉ lệ để thấy xu hướng phát triển của hiện tượng. Việc thiết lập các chỉ
tiêu dưới dạng tỷ lệ là phương pháp phân tích tối ưu nhất trong các phép phân
tích mang tính so sánh nên phương pháp tỷ lệ luôn được xem là công cụ tốt
trong phân tích. Nhờ đó, nhà phân tích có thể nhìn thấu suốt bên trong các
hoạt động của ngân hàng.
Mục tiêu 2: Phân tích các chỉ số tài chính cơ bản để đánh giá hiệu quả

hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Mục tiêu 3:Tổng hợp các kết quả của các phương pháp so sánh, phân
tích, thu thập các thông tin có liên quan đến tình hình hoạt động của ngân hàng
để đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác lập báo cáo tài
chính và cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng.

18


CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM, CHI NHÁNH BẠC LIÊU
3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN (TMCP)
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM, CHI NHÁNH BẠC LIÊU
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ
phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank).
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam hay còn gọi
là Eximbank được thành lập ngày 24 tháng 5, 1989 theo quyết định số 140/CT
của chủ tịch hội đồng bộ trưởng với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những ngân hàng
thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17 tháng 1, 1990. Đến
ngày 6 tháng 4, 1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép
số 11/NH-GP cho phép ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn
điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng Việt Nam tương đương 12,5 triệu USD với tên
mới là "Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam"
(Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam
Eximbank.
Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 10.560 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu
đạt 13.627 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ

sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Tính đến ngày 31/12/2010, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với trụ sở chính đặt tại số 7 Lê
Thị Hồng Gấm, P.Bến nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh và 183 chi nhánh,
phòng giao dịch được đặt tại tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần
Thơ, Quảng Ngãi, Nghệ An, Huế, Bạc Liêu, Long An, Hải Phòng, Quảng
Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đắc
Lắc, Lâm Đồng. Ngân hàng đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 852 ngân hàng
và chi nhánh ngân hàng ở hơn 80 quốc gia trên thế giới.
3.1.2 Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam tại Bạc Liêu
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam tại Bạc Liêu là một chi
nhánh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam được
thành lập theo công văn số 2378/NHNN-TTGSNH và bắt đầu đi vào hoạt
động từ tháng 7 năm 2010.

19


Ngân hàng Exim Bạc Liêu được đặt trên địa bàn rộng tại 477 Trần Phú,
phường 7, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, là trung tâm của tỉnh Bạc Liêu,
là nơi tập trung nhiều cơ quan chức năng của tỉnh. Đồng thời trên địa bàn này
còn có nhiều doanh nghiệp, dân cư ở khu vực đông đúc nên khách hàng phong
phú.
Ngân hàng Exim Bạc Liêu là một đơn vị hoạt động kinh doanh có đầy đủ
tư cách pháp nhân, có con dấu riêng.
Mặc dù là một chi nhánh ngân hàng mới được thành lập, nhưng với sự
lãnh đạo của ban giám đốc cùng với sự bố trí nhân sự hợp lý, các hoạt động
nhịp nhàng đã tạo nên một mô hình hoạt động khá hiệu quả.
Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
Ngân hàng được phép tiến hành đầy đủ các hoạt động ngân hàng:

- Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị
bằng VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo
quy định của Nhà nước.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu
chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND,
ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.
- Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay, hoán đổi, kỳ
hạn và quyền lựa chọn tiền tệ.
- Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng
hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi
phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T,
P/O, Cheque.
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank
MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh
toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB...thanh toán qua mạng bằng Thẻ.
- Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu
đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.
- Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán,
thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...)
- Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ.
- Dịch vụ đa dạng về Địa ốc.
- Home Banking; Mobile Banking; Internet Banking.

20


3.1.3 Tổ chức cơ cấu quản lý tại Eximbank Bạc Liêu
3.1.3.1 Tổ chức cơ cấu quản lý
- Ban giám đốc
- Phòng ngân quỹ hành chánh

- Phòng dịch vụ khách hàng
- Phòng khách hàng doanh nghiệp
- Phòng khách hàng cá nhân
Sơ đồ tổ chức:
Giám đốc
Phó giám
đốc

Phòng ngân
quỹ hành
chánh

Phòng dịch
vụ khách
hàng

Phòng khách
hàng doanh
nghiệp

Phòng khách
hàng cá nhân

Hình 3.1: Tổ chức cơ cấu quản lý tại Eximbank Bạc Liêu

3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
a) Ban giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất, có quyền quyết định và giải
quyết mọi công việc trong Ngân hàng, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi
hoạt động của Ngân hàng theo đúng kế hoạch chỉ tiêu của Ngân hàng. Giám
đốc phụ trách chung về các hoạt động tín dụng, thanh toán, về kế toán tài vụ,

kho quỹ, nguồn vốn, tài sản…Giúp việc cho Giám đốc là Phó giám đốc, là
người được Giám đốc uỷ quyền quản lý, điều hành các hoạt động của Ngân
hàng khi Giám đốc vắng mặt, chỉ đạo một số nghiệp vụ do Giám đốc phụ trách
và tham gia bàn bạc với Giám đốc trong việc phát triển Ngân hàng.
b) Phòng ngân quỹ hành chánh: Thực hiện các nghiệp vụ thu và phát tiền
theo quy định của giám đốc hoặc người được ủy quyền.
c) Phòng dịch vụ khách hàng: Bao gồm bộ phận kế toán nội bộ và sàn
giao dịch. Trực tiếp hạch toán nghiệp vụ, thanh toán và cung cấp các dịch vụ
ngân hàng cho khách hàng
d) Phòng khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện các giao dịch với khách
hàng là các doanh nghiệp

21


e) Phòng khách hàng cá nhân: Thực hiện các giao dịch với khách hàng
cá nhân.
3.2 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI EXIMBANK BẠC LIÊU
3.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ:
Trưởng bộ phận

Kiểm soát

Kế toán

Giao dịch viên

Hình 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Eximbank Bạc Liêu


3.2.2 Tổ chức vận dụng hình thức ghi sổ kế toán
Hiện nay ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Bạc Liêu đang
sử dụng hình thức kế toán máy, lập trình theo hình thức nhật ký sổ cái.
3.2.3 Các chế độ sổ sách kế toán đang được áp dụng tại ngân hàng
Đơn vị ghi sổ: Ngoài sử dụng đơn vị ghi sổ là Việt Nam đồng, bên
cạnh đó tại chi nhánh còn sử dụng đơn vị ghi sổ là USD và vàng.
 Năm tài chính: Bắt đầu từ ngày 1/1/X và kết thúc vào ngày 31/12/X
 Chế độ báo cáo: Hệ thống báo cáo tài chính tại ngân hàng tuân thủ
theo quy định số 16/2007QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của thống đốc NHNN
bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
 Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Hiện nay ngân hàng đang áp
dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
3.3 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH TRONG
THỜI GIAN GẦN ĐÂY
3.3.1 Tình hình huy động vốn
Công tác huy động vốn luôn là một nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Muốn mở rộng hoạt động tín dụng của mình thì
ngân hàng phải mở rộng hoạt động huy động vốn. Bởi vì hoạt động chính của
ngân hàng là “đi vay để cho vay” do đó công tác huy động vốn của ngân hàng

22


là hoạt động cơ bản để đánh giá hiệu quả của các chính sách huy động vốn, cơ
cấu huy động vốn của mỗi ngân hàng, bất kì ngân hàng nào cũng rất chú trọng
đến hoạt động này.
Nhận thức được điều đó ngay từ khi mới thành lập, Eximbank Bạc Liêu
đã cố gắng nhiều trong việc khơi nguồn vốn huy động: Ngân hàng thu hút
được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư tạo thu nhập cho họ, bên cạnh
đó ngân hàng đã đa dạng hóa nhiều hình thức huy động của mình như: nhận

tiền gửi với nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp khách hàng dễ lựa chọn và
tính đến hiệu quả trong việc gửi tiền của mình. Đồng thời ngân hàng cũng linh
hoạt trong việc áp dụng khung lãi suất phù hợp.
3.3.2. Tình hình sử dụng vốn
Huy động vốn là việc làm không dễ dàng, song làm thế nào sử dụng
nguồn vốn huy động một cách có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao nhất với
chi phí thấp nhất lại là một việc vô cùng khó khăn đối với những người làm
ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng.
Việc sử dụng vốn huy động của Ngân hàng Exim Bạc Liêu chủ yếu vào
hoạt động cho vay, đối tượng cho vay chủ yếu là những doanh nghiệp có quy
mô hoạt động khác nhau, ngoài những doanh nghiệp thì những cá nhân có nhu
cầu vay vốn cũng là đối tượng của ngân hàng. Nhìn chung lại thì những đối
tượng cho vay của ngân hàng phải phù hợp với điều kiện mà ngân hàng đề ra
nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng.
3.3.3 Công tác thanh toán
Ngân hàng không ngừng đầu tư cơ sở vậy chất, ứng dụng công nghệ hiện
đại vào trong công tác thanh toán và mở rộng dịch vụ thanh toán. Do vậy đẩy
nhanh được tốc độ thanh toán, khối lượng thanh toán nhiều so với trước đây.
Thời gian thanh toán rút ngắn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các doanh
nghiệp, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.3.4 Chiến lược khách hàng
Eximbank Bạc Liêu có các chương trình thu hút khách hàng như:
Triển khai sản phẩm tiết kiệm Trường Phát Lộc: Lãi suất gửi tiền cao
nhất, lãi suất vay vốn ưu đãi.
“ Tiết kiệm cho con yêu”, nhận nhiều quà tặng, phần thưởng cho con
Cho vay VNĐ với lãi suất 9%/năm dành cho khách hàng cá nhân.
Cho vay tiền mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà với lãi suất 12%/năm
trong 2 năm đầu.

23



Tiết kiệm Phúc Bảo An: là sản phẩm tiết kiệm đặc biệt của Eximbank
cung cấp miễn phí cho khách hàng tiện ích bảo hiểm nhân thọ với mức bảo
hiểm tối đa lên đến 800 triệu đồng trong suốt thời gian gửi tiền.
Sản phẩm “ tiết kiệm tích lũy tiền lương”: Sẽ giúp bạn tích góp số
tiền nhỏ để thực hiện ước mơ lớn, lãi suất hấp dẫn, kì hạn linh hoạt, nhiều ưu
đãi tuyệt vời.
Tiền gửi E-favor: tiền gửi thanh toán linh hoạt, lãi suất vượt trội,
miễn phí chuyển tiền trong nước, miễn phí các giao dịch ngân hàng qua
mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking.
Dịch vụ nạp tiền thuê bao di động (VN Topup).

24


CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM, CHI NHÁNH BẠC LIÊU
4.1 CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH
4.1.1 Lập bảng cân đối kế toán(BCĐKT)
Chỉ tiêu tài sản:
 Tiền mặt, vàng bạc, đá quý được lấy từ số dư Nợ tài khoản 101(
tiền mặt bằng đồng Việt Nam), 103( tiền mặt ngoại tệ ) của bảng cân đối tài
khoản kế toán( BCĐTKKT ).
 Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước Việt Nam được lấy từ số dư Nợ
tài khoản 111( tiền gửi tại NHNN bằng đồng Việt Nam) của BCĐTKKT.
 Cho vay khách hàng được lấy từ số dư Nợ tài khoản 211( cho vay
ngắn hạn bằng đồng Việt Nam), 212( cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam),
213 (cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam), 222( chiết khấu thương phiếu và

giấy tờ có giá bằng ngoại tệ), 275( cho vay khác) của BCĐTKKT.
 Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng được lấy từ số dư Nợ tài
khoản 219( dự phòng rủi ro cho vay), 279( dự phòng rủi ro của chiết khấu
thương phiếu, các giấy tờ có giá) của BCĐTKKT.
 Tài sản cố định hữu hình( TSCĐHH ) bằng nguyên giá TSCĐ cộng

hao mòn TSCĐ
 Nguyên giá tài sản cố định được lấy từ số dư Nợ tài khoản 301( tài
sản cố định hữu hình) của BCĐTKKT.
 Hao mòn tài sản cố định được lấy từ số dư Có tài khoản 3051(hao
mòn TSCĐHH) của BCĐTKKT.Khi thể hiện lên BCĐKT chỉ tiêu này được
ghi dưới dạng số âm.
Tài sản có khác bằng tổng các chỉ tiêu: các khoản phải thu; các
khoản lãi, phí phải thu; tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại; tài sản có
khác.
 Các khoản phải thu được lấy từ số dư Nợ tài khoản 35(các khoản
phải thu bên ngoài), 36( các khoản phải thu nội bộ) của BCĐTKKT.
 Các khoản lãi, phí phải thu được lấy từ số dư Nợ tài khoản 391( lãi
phải thu từ tiền gửi), 394( lãi phải thu từ hoạt động tín dụng), 397( phí phải
thu) của BCĐTKKT.

25


×