Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần may tây đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 101 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THU NGA

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ
CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG – LỢI NHUẬN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TÂY ĐÔ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán
Mã số ngành: 52340301

Tháng 12 Năm 2013
1


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THU NGA
MSSV: 4104228

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ
CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG – LỢI NHUẬN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TÂY ĐÔ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
THS. HỒ HỒNG LIÊN

Tháng 12 Năm 2013
2


LỜI CẢM TẠ
---------Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô khoa Kinh tế và
Quản trị kinh doanh, trƣờng Đại học Cần Thơ. Đặc biệt là quý thầy cô bộ
môn Kế toán - Kiểm toán, những ngƣời đã truyền thụ kiến thức chuyên
ngành quý báu cho em trong suốt thời gian theo học tạị trƣờng Đại học Cần
Thơ.
Em xin cảm ơn quý Thầy Cô tham gia trong hội đồng phản biện đã dành
thời gian đọc và đóng góp ý kiến cho bài luận văn của em, đặc biệt em xin
chân thành cảm ơn Cô Hồ Hồng Liên - ngƣời đã tận tình giúp đỡ, cung cấp
ý kiến và trực tiếp hƣớng dẫn em trong quá trình thực hiện luận văn này.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Công ty cổ phần May Tây
Đô, các Cô, Chị phòng Kế toán đã tạo điều kiện cho em có cơ hội đƣợc tiếp
xúc thực tế và tận tình giúp đỡ em thực hiện tốt việc nghiên cứu đề tài này.
Em xin kính chúc Quý doanh nghiệp gặt hái nhiều thắng lợi lớn hơn nữa
trong thời gian tới.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn tất cả và kính chúc quý Thầy
Cô, Ban Giám đốc và toàn thể nhân viên Công ty cổ phần May Tây Đô dồi
dào sức khỏe và thành công.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

Nguyễn Thị Thu Nga


3


TRANG CAM KẾT
---------Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

Nguyễn Thị Thu Nga

4


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
---------.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
(ký tên, đóng dấu)

5


MỤC LỤC
---------Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu .................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung .........................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .........................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................2
1.3.1 Không gian ...............................................................................................2
1.3.2 Thời gian ..................................................................................................2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ...............................................................................2
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
...........................................................................................................................3
2.1 Phƣơng pháp luận .......................................................................................3
2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận (Cost
– Volume – Profit) ............................................................................................3
2.1.2 Mục tiêu phân tích mối quan hệ CVP ......................................................3

2.1.3 Báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí ......................................................3
2.1.4 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí .......................................4
2.1.5 Phân bổ chi phí theo cách ứng xử của chi phí .......................................11
2.1.6 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích CVP ............................12
2.1.7 Phân tích điểm hoà vốn ..........................................................................18
2.1.8 Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng –
lợi nhuận .........................................................................................................23
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................................24
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu.................................................................24
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ...............................................................24
Chƣơng 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
MAY TÂY ĐÔ ...............................................................................................27
6


3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần May Tây Đô .........27
3.1.1 Giới thiệu sơ lƣợc về công ty.................................................................27
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .........................................27
3.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty .........................................................29
3.2.1 Chức năng ..............................................................................................29
3.2.2 Nhiệm vụ................................................................................................29
3.3 Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban ....................30
3.3.1 Cơ cấu tổ chức .......................................................................................30
3.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban ..........................................30
3.3.3 Tình hình nhân sự của công ty ...............................................................32
3.4 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty ..........................................................34
3.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán ...........................................................34
3.4.2 Nhiệm vụ, chức năng các bộ phận kế toán ............................................34
3.4.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng ................................................................35
3.4.4 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại công ty .....................................37

3.5 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010
đến 6 tháng đầu năm 2013 ..............................................................................38
3.5.1 Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010
đến 6 tháng đầu năm 2013 ..............................................................................38
3.5.2 Khái quát mục tiêu và phƣơng hƣớng sản xuất kinh doanh trong
thời gian tới .....................................................................................................42
3.6 Những thuận lợi và khó khăn của công ty ................................................43
3.6.1 Những thuận lợi .....................................................................................43
3.6.2 Những khó khăn.....................................................................................44
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG –
LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TÂY ĐÔ ...........................46
4.1 Tình hình kinh doanh các dòng sản phẩm của công ty cổ phần
May Tây Đô ....................................................................................................46
4.2 Phân loại chi phí của Công ty cổ phần May Tây Đô theo cách ứng xử
của chi phí .......................................................................................................50
4.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ...........................................................51
4.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp....................................................................51
4.2.3 Chi phí sản xuất chung ..........................................................................52

7


4.2.4 Chi phí bán hàng ....................................................................................53
4.2.5 Chi phí quản lý doanh nghệp .................................................................55
4.3 Tổng hợp chi phí .......................................................................................56
4.4 Báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí .......................................................58
4.4.1 Số dƣ đảm phí ........................................................................................58
4.4.2 Cơ cấu chi phí ........................................................................................60
4.4.3 Đòn bẩy kinh doanh ...............................................................................61
4.5 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận ..........................62

4.5.1 Xác định điểm hoà vốn của công ty.......................................................62
4.5.2 Đồ thị hoà vốn, đồ thị lợi nhuận ............................................................65
4.5.3 Ứng dụng của mô hình C.V.P ................................................................67
4.5.4 Mối quan hệ giữa điểm hoà vốn và giá bán ...........................................71
Chƣơng 5: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC
ỨNG DỤNG C.V.P TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TÂY ĐÔ .................73
5.1 Tổng hợp thực trạng phân tích C.V.P .......................................................73
5.2 Giải pháp cho việc ứng dụng C.V.P .........................................................73
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................77
6.1 Kết luận .....................................................................................................77
6.2 Kiến nghị...................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................79
PHỤ LỤC .......................................................................................................80

8


DANH SÁCH BẢNG
---------Trang
Bảng 3.1 Cơ cấu lao động của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013........... 32
Bảng 3.2 Trình độ lao động của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 ........33
Bảng 3.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 - 2011- 2012 ...38
Bảng 3.4 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm
2011 -2012 - 2013 ...........................................................................................40
Bảng 4.1 Doanh thu và sản lƣợng tiêu thụ từng loại sản phẩm của công ty qua
3 năm 2010 – 2011 - 2012 .............................................................................47
Bảng 4.2 Doanh thu và sản lƣợng tiêu thụ từng loại sản phẩm của công
ty trong 6 tháng đầu năm 2011 - 2012 – 2013 ................................................49
Bảng 4.3 Tập hợp số liệu chi phí trong 6 tháng đầu năm 2013 ......................50
Bảng 4.4 Căn cứ ứng xử của các loại chi phí .................................................51

Bảng 4.5 Biến phí nhân công trực tiếp trong 6 tháng đầu năm 2013 ............ 51
Bảng 4.6 Chi phí sản xuất chung trong 6 tháng đầu năm 2013......................52
Bảng 4.7 Tổng hợp biến phí sản xuất chung trong 6 tháng đầu năm 2013 ....52
Bảng 4.8 Tổng hợp định phí sản xuất chung trong 6 tháng đầu năm 2013 ....53
Bảng 4.9 Chi phí bán hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 ...............................53
Bảng 4.10 Tổng hợp biến phí bán hàng trong 6 tháng đầu năm 2013..........54
Bảng 4.11 Tổng hợp định phí bán hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 ...........54
Bảng 4.12 Chi phí quản lý doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2013.........55
Bảng 4.13 Tổng hợp biến phí QLDN trong 6 tháng đầu năm 2013 .............55
Bảng 4.14 Tổng hợp định phí bán hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 .........56
Bảng 4.15 Tổng hợp chi phí theo sản lƣợng sản xuất trong 6 tháng đầu năm
2013 ................................................................................................................57
Bảng 4.16 Báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí của từng loại sản phẩm
trong 6 tháng đầu năm 2013 ...........................................................................58
Bảng 4.17 Cơ cấu chi phí trong 6 tháng đầu năm 2013 ................................60
Bảng 4.18 Đòn bẩy kinh doanh của các dòng sản phẩm ................................61
Bảng 4.19 Lợi nhuận tăng khi doanh thu tăng 15% trong 6 tháng đầu
năm 2013 ........................................................................................................61

9


Bảng 4.20 Điểm hoà vốn của các dòng sản phẩm trong 6 tháng đầu năm
2013 ................................................................................................................62
Bảng 4.21 Tỷ lệ số dƣ an toàn của các dòng sản phẩm trong 6 tháng đầu năm
2013 ................................................................................................................64
Bảng 4.22 Dự kiến báo cáo thu nhập tăng thêm của trong 6 tháng cuối năm
2013 so với trong 6 tháng đầu năm 2013 .......................................................67
Bảng 4.23 Lợi nhuận tăng thêm khi thực hiện phƣơng án 2 .........................68
Bảng 4.24 Lợi nhuận tăng thêm khi thực hiện phƣơng án 3 ....................... 69

Bảng 4.25 Báo cáo thu nhập của 2 loại sản phẩm áo sơ mi và áo khoác trong
6 tháng đầu năm 2013 ................................................................................. 70
Bảng 4.26 Báo cáo thu nhập của 2 loại sản phẩm áo sơ mi và áo khoác trong
6 tháng đầu năm 2013 (thay đổi ngƣợc với bảng 4.23) ............................... 70
Bảng 4.27 Mối quan hệ giữa giá bán và điểm hoà vốn............................... 72

10


DANH SÁCH HÌNH
---------Trang
Hình 2.1 Đồ thị định phí ............................................................................... 5
Hình 2.2 Đồ thị biến phí ...................................................................................7
Hình 2.3 Đồ thị biến phí cấp bậc ................................................................... 8
Hình 2.4 Đồ thị chi phí hỗn hợp .......................................................................9
Hình 2.5 Đồ thị phân tán .................................................................................10
Hình 2.6 Minh hoạ C.V.P tổng quát ............................................................... 21
Hình 2.7 Minh hoạ C.V.P lợi nhuận ..............................................................23
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần May Tây Đô .................................30
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán .......................................................................34
Hình 3.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ .........36
Hình 3.4 Biểu đồ doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 2010-2012 ........... 38
Hình 3.5 Biểu đồ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2011
- 2012-2013 .....................................................................................................40
Hình 4.1 Tỷ lệ số dƣ đảm phí và chi phí khả biến các dòng sản phẩm
trong 6 tháng đầu năm 2013 ...........................................................................59
Hình 4.2 Cơ cấu chi phí trong tổng chi phí trong 6 tháng đầu năm 2013.......60
Hình 4.3 Tỷ lệ hoà vốn của các dòng sản phẩm trong 6 tháng đầu năm 2013
............................................................................................................ 63
Hình 4.4 Đồ thị hoà vốn của sản phẩm áo sơ mi trong 6 tháng đầu năm 2013

.........................................................................................................................65
Hình 4.5 Đồ thị hoà vốn của sản phẩm quần tây trong 6 tháng đầu năm 2013
.........................................................................................................................65
Hình 4.6 Đồ thị hoà vốn của sản phẩm áo khoác trong 6 tháng đầu năm 2013
.........................................................................................................................66

11


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
---------BPSXC

: Biến phí sản xuất chung

CPKB

: Chi phí khả biến

CPBB

: Chi phí bất biến

CPBH

: Chi phí bán hàng

CPNCTT

: Chi phí nhân công trực tiếp


CPQLDN

: Chi phí quản lý doanh nghiệp

DT

: Doanh thu

DTAT

: Doanh thu an toàn

DTHV

: Doanh thu hoà vốn

ĐBKD

: Đòn bẩy kinh doanh

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

EBIT

: Earning Before Interest and Tax
(Lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế)

FOB


: Free on board (Miễn trừ trách nhiệm trên boong tàu nơi
đi). Trong lĩnh vực may mặc, FOB đƣợc hiểu là những sản
phẩm mà công ty tự sản xuất.

ISO 9001:2000

: Tiêu chuẩn đánh giá hệ thống quản lý chất lƣợng

KSNB

: Kiểm soát nội bộ

LN

: Lợi nhuận

SA 8000

: Tiêu chuẩn quốc tế ban hành đƣa các yêu cầu về Quản trị
trách nhiệm xã hội nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên
toàn cầu.

SDĐP

: Số dƣ đảm phí

SLHV

: Sản lƣợng hoà vốn


SP

: Sản phẩm

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TGHV

: Thời gian hoà vốn

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

: Tài sản cố định

WTO

: World Trade Organization (Tổ chức Thƣơng mại Thế giới)

12


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong cơ chế thị trƣờng cạnh tranh gay gắt, ngƣời quản lý phải đối mặt
với rất nhiều vấn đề của thị trƣờng. Một trong những mối quan tâm lớn đó là
chi phí, bởi lợi nhuận đạt đƣợc cao hay thấp chịu ảnh hƣởng trực tiếp của
những chi phí đã bỏ ra. Vấn đề đƣợc đặt ra là làm sao kiểm soát đƣợc các
khoản chi phí, từ đó có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhu cầu thông tin cho quản lý
ngày càng trở nên quan trọng và đòi hỏi phải thỏa mãn ở mức độ cao cả về
chất lƣợng và số lƣợng. Kế toán quản trị đã đáp ứng đƣợc những yêu cầu này,
tuy chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây nhƣng đã minh chứng đƣợc
vai trò không thể thiếu trong công tác điều hành, quản lý nội bộ doanh nghiệp.
Trong đó phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lƣợng - lợi nhuận (CVP) là
một công cụ hữu ích hỗ trợ cho nhà quản trị khi chọn lọc thông tin phù hợp
trong quá trình ra quyết định. Phân tích CVP là một kỹ thuật phân tích mà kế
toán quản trị dùng để giải quyết những vấn đề nêu trên. Kỹ thuật này không
những có ý nghĩa quan trọng trong khai thác các khả năng tiềm tàng của doanh
nghiệp, cơ sở cho việc ra các quyết định lựa chọn hay quyết định điều chỉnh
về sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận, mà còn mang tính dự báo
thông qua những số liệu phân tích nhằm phục vụ cho nhà quản trị trong việc
điều hành hiện tại và hoạch định cho tƣơng lai.
Công ty cổ phần May Tây Đô là công ty có trên 20 năm kinh nghiệm
hoạt động trong ngành may mặc. Hiện nay sản phẩm mang thƣơng hiệu "Tây
Đô" đã xuất hiện ở hầu hết các vùng miền trong cả nƣớc và xuất khẩu sang các
thị trƣờng: Mỹ, Khối EU, Nhật,…và đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng do tính
thời trang, giá cả phù hợp, chất lƣợng vƣợt trội. Đứng trƣớc những khó khăn,
thử thách trên thị trƣờng nƣớc ngoài trong thời kỳ hội nhập, thì việc lập kế
hoạch sản xuất kinh doanh rất cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung cũng nhƣ Công ty cổ phần May Tây Đô nói riêng. Bên cạnh việc sử
dụng kế toán tài chính thì kế toán quản trị cũng có đóng góp rất lớn. Phân tích
mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận (CVP) giúp nhà quản trị kiểm

soát tốt khối lƣợng sản phẩm, chi phí cũng nhƣ giá bán là những yếu tố gây
nên hiệu ứng thay đổi của lợi nhuận. Để thấy rõ đƣợc hiệu quả của việc phân
tích mối quan hệ này, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ chi
phí - khối lượng - lợi nhuận tại Công ty cổ phần May Tây Đô”. Thông qua
đề tài này, tôi có thể nghiên cứu các lý thuyết học đƣợc, áp dụng vào điều kiện
13


kinh doanh thực tế nhằm rút ra những kiến thức cần thiết giúp cho việc điều
hành, sản xuất và kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lƣợng - lợi nhuận tại Công ty cổ
phần May Tây Đô nhằm đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí
trong gia công nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ
phần May Tây Đô từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 để nắm bắt đƣợc
kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giúp định hƣớng mục tiêu phát triển
trong thời gian tới.
- Phân tích các yếu tố tác động đến mối quan hệ chi phí – khối lƣợng –
lợi nhuận để xác định nguyên nhân, nhận định xu hƣớng và sự ảnh hƣởng của
chúng đến lợi nhuận của công ty.
- Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận, từ đó tìm ra
phƣơng án kinh doanh tối ƣu nhất.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả quản lý chi phí mang lại lợi nhuận tối đa cho công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài đƣợc thực hiện tại Công ty cổ phần May Tây Đô.

1.3.2 Thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 08 đến tháng 12 năm 2013 dựa trên
cơ sở số liệu kế toán chi phí đƣợc thu thập tại phòng kế toán của Công ty cổ
phần May Tây Đô từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
Số liệu chi phí để phân tích chi phí, khối lƣợng, lợi nhuận từ tháng 1 năm
2013 đến tháng 6 năm 2013.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi
nhuận 3 sản phẩm gia công chính của công ty là áo sơ mi, quần tây và áo
khoác.

14


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi
nhuận (Cost – Volume – Profit relationship )
Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lƣợng - lợi nhuận là phân tích, đánh
giá mối quan hệ của các yếu tố: giá bán sản phẩm, sản lƣợng sản phẩm tiêu
thụ, chi phí khả biến, chi phí bất biến, kết cấu chi phí và kết cấu hàng bán ảnh
hƣởng đến lợi nhuận của công ty nhƣ thế nào để lựa chọn phƣơng án kinh
doanh tốt nhất.
Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lƣợng - lợi nhuận có ý nghĩa vô
cùng quan trọng, giúp các nhà quản trị đánh giá tổng quát đƣợc tình hình kinh
doanh của công ty để đƣa ra các quyết định nhƣ: lựa chọn dây chuyền sản
xuất, định giá sản phẩm, chiến lƣợc bán hàng...nhằm sử dụng tốt nhất điều
kiện sản xuất kinh doanh hiện có.
2.1.2 Mục tiêu phân tích mối quan hệ C.V.P

Mục tiêu của phân tích mối quan hệ chi phí - khối lƣợng - lợi nhuận là
phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm mục đích phân tích rủi ro
từ cơ cấu chi phí này. Mô hình CVP có thể đo lƣờng hiệu quả của các sự lựa
chọn khác nhau nhƣ thay đổi biến phí, định phí, thay đổi sản lƣợng, tăng
(giảm) giá bán, thay đổi phƣơng thức hay chính sách sản xuất kinh doanh.
Để thực hiện phân tích mối quan hệ CVP cần thiết phải nắm vững cách
ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến,
bất biến, phải hiểu rõ báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí, đồng thời phải tìm
hiểu một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích.
2.1.3 Báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí
Chi phí sản xuất kinh doanh đƣợc chia thành yếu tố chi phí khả biến và
bất biến, vận dụng cách ứng xử của chi phí này để lập ra một báo cáo kết quả
kinh doanh dƣới dạng số dƣ đảm phí và dạng báo cáo này đƣợc các nhà quản
trị sử dụng rộng rãi nhƣ một kế hoạch nội bộ và một công cụ để ra quyết định.

15


Báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí có dạng nhƣ sau:
Doanh thu

xxxxxx

Chi phí khả biến

xxxxx

Số dƣ dảm phí

xxxx


Chi phí bất biến

xxx

Lợi nhuận

xx

Điểm khác nhau giữa hai báo cáo là báo cáo kế toán tài chính không thể
xác định đƣợc điểm hòa vốn và phân tích mối quan hệ chi phí, doanh thu và
lợi nhuận, rất ít hiểu biết về cách ứng xử của chi phí , hình thức chính nhằm
mục đích cung cấp kết quả hoạt động kinh doanh cho các đối tƣợng bên ngoài.
Ngƣợc lại, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dƣ đảm phí lại có
mục tiêu sử dụng cho các nhà quản trị, do đó ta có thể hiểu sâu thêm đƣợc về
phân tích hòa vốn cũng nhƣ giải quyết mối quan hệ chi phí, khối lƣợng, lợi
nhuận.
Kế toán tài chính
Doanh thu
(Trừ) Giá vốn hàng bán
Lãi gộp
(Trừ) Chi phí kinh doanh
Lợi nhuận EBIT

Kế toán quản trị
xxxxx
xxxx
xxx
xx
x


Doanh thu
(Trừ) Chi phí khả biến
Số dƣ đảm phí
(Trừ) Chi phí bất biến
Lợi nhuận EBIT

xxxxx
xxxx
xxx
xx
x

2.1.4 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
2.1.4.1 Định phí (Fixed costs)
Định phí (Chi phí bất biến) là những khoản mục chi phí có tổng số không
thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi, nhƣng tính trên một đơn vị mức độ
hoạt động thì chúng thay đổi tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Nhƣ vậy, dù
doanh nghiệp có hoạt động hay không thì vẫn phát sinh định phí. Khi doanh
nghiệp gia tăng cƣờng độ hoạt động thì định phí trên một đơn vị hoạt động sẽ
giảm dần. Các khoản định phí nhƣ: chi phí khấu hao TSCĐ, lƣơng cán bộ
quản lý,...

16


Tổng định phí

Tổng định phí


Y =b

Y =b/x

Mức độ hoạt động

Mức độ hoạt động
Đồ thị tổng định phí

Đồ thị định phí đơn vị

Hình 2.1 Đồ thị định phí

SP

a) Định phí bắt buộc (Committed fixed costs)
Định phí bắt buộc là những khoản chi phí cơ bản để duy trì hoạt động
sản xuất kinh doanh. Nó có bản chất lâu dài và không thể cắt giảm đến không
cho dù mức độ hoạt động giảm hay sản xuất bị gián đoạn. Nếu cắt giảm, tuy
giải quyết đƣợc tình trạng khó khăn tức thời nhƣng sẽ gặp khó khăn về lâu dài.
Định phí bắt buộc là những chi phí có liên quan đến khấu hao tài sản dài hạn
nhƣ máy móc thiết bị, nhà xƣởng, cơ sở hạ tầng,… và những chi phí liên quan
đến lƣơng của ban quản lý, lƣơng văn phòng. Định phí bắt buộc đƣợc thể hiện
bằng đƣờng thẳng: Y = b với b là hằng số.
Do những đặc điểm trên, việc dự báo và kiểm soát định phí bắt buộc phải
bắt đầu từ lúc xây dựng, triển khai dự án. Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý
doanh nghiệp phải hƣớng đến mục tiêu lâu dài. Một khi đã quyết định, dự án
đã đƣợc thực hiện thì định phí hoạt động của doanh nghiệp bị ràng buộc bởi
quyết định đó trong nhiều năm. Độ lớn của định phí tƣơng ứng với một phạm
vi thích hợp của mức độ hoạt động. Khi mức độ hoạt động vƣợt quá phạm vi

phù hợp, định phí bắt buộc thay đổi theo để phù hợp với mức hoạt động tăng
lên.
Ngoài những hành vi trên của nhà quản trị đối với định phí bắt buộc, để
tiết kiệm, tăng khả năng thu hồi vốn đầu tƣ và tránh bớt những rủi ro cần phải
tận dụng và khai thác tối đa công suất của tài sản dài hạn, phát huy kiến thức
và mở rộng quy mô quản lý của các nhà quản trị cấp cao là điều cần phải thực
hiện trong thời gian phát sinh định phí bắt buộc.

17


b) Định phí không bắt buộc (Discretionary fixed costs)
Định phí không bắt buộc (Định phí tùy ý) là các khoản chi phí có thể
đƣợc thay đổi nhanh chóng trong từng kỳ kế hoạch. Chúng liên quan đến kế
hoạch ngắn hạn và ảnh hƣởng đến chi phí hàng năm. Chúng có bản chất ngắn
hạn. Trong trƣờng hợp cần thiết, chi phí này có thể cắt giảm đƣợc. Ví dụ: chi
phí quảng cáo, chi phí đào tạo và nghiên cứu. Ranh giới giữa định phí tùy ý và
định phí bắt buộc thật khó phân biệt vì nó còn tùy thuộc vào nhận thức của
từng nhà quản trị. Định phí không bắt buộc đƣợc biểu diễn bằng đƣờng thẳng:
Y = bi
Với b thay đổi theo mức độ hoạt động i.
Tuy nhiên, chi phí này không đƣợc tùy tiện cắt giảm. Nếu cắt giảm
chúng, công ty có thể bị ảnh hƣởng về lâu dài. Ví dụ nhƣ cắt giảm chi phí
quảng cáo sẽ gây ảnh hƣởng đến sự chấp nhận của khách hàng về sản phẩm
của công ty, tạo điều kiện cho đối thủ mở rộng thị phần.
2.1.4.2 Biến phí (Variable Cost)
Biến phí (chi phí khả biến) là những chi phí có tổng số thay đổi theo mức
độ hoạt động, nhƣng nếu xem xét trên một đơn vị mức độ hoạt động (một sản
phẩm, một giờ máy chạy) thì chúng không thay đổi. [Thông tƣ 53/2006/TTBTC ngày 12/06/2006 hƣớng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh
nghiệp].

a) Biến phí tỷ lệ (True variable costs)
Biến phí tỷ lệ (biến phí thực thụ) là những khoản chi phí mà sự biến
động của chúng thay đổi liên tục và tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động. Ví dụ
nhƣ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, giá vốn hàng
bán, chi phí bao bì đóng gói, hoa hồng bán hàng,… Biến phí thực thụ biểu
diễn theo phƣơng trình đƣờng thẳng: Y = aX với:
Y: Tổng biến phí
a: Biến phí của một đơn vị mức độ hoạt động
X: Mức độ hoạt động – Căn cứ ứng xử

18


Biến phí đơn vị

Tổng biến phí

Y=a
Y = aX

Mức độ hoạt động

Mức độ hoạt động

Đồ thị tổng biến phí

Đồ thị biến phí đơn vị

Hình 2.2 Đồ thị biến phí
Với cách ứng xử này, để kiểm soát tốt hơn biến phí thực thụ, chúng ta

không chỉ kiểm soát tổng số mà còn phải kiểm soát tốt biến phí trên từng đơn
vị mức độ hoạt động (định mức biến phí) ở các mức độ khác nhau. Hoạch
định, xây dựng và hoàn thiện định mức biến phí thực thụ sẽ là tiền đề tiết
kiệm, kiểm soát biến phí thực thụ tốt hơn.
b) Biến phí cấp bậc (Step variable costs)
Biến phí cấp bậc là những chi phí biến động không liên tục so với sự
biến động liên tục của mức độ hoạt động. Chi phí này sẽ không thay đổi trong
một khoản thay đổi của căn cứ ứng xử, nhƣng khi ra khỏi khoản này, chi phí
chuyển sang một mức mới. Hay nói cách khác, chi phí này cố định trong phạm
vi mức độ hoạt động và giữ cố định cho đến khi nhảy lên một mức độ hoạt
động mới. Vì thế, chiến lƣợc của nhà quản trị doanh nghiệp trong việc ứng
phó với biến phí cấp bậc là phải nắm đƣợc toàn bộ khả năng cung ứng của
từng bậc để tránh khuynh hƣớng huy động quá nhiều so với nhu cầu, vì điều
này sẽ gây khó khăn khi nhu cầu sau đó lại giảm đi. Ví dụ: Biến phí cấp bậc
nhƣ chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo trì,..Biến phí cấp bậc đƣợc thể hiện
theo phƣơng trình: Y = ai xi
Với: Y: Tổng biến phí (Y là một hằng số trong phạm vi i)
a: Biến phí của một đơn vị mức độ hoạt động trong phạm vi i
X: Mức độ hoạt động – Căn cứ ứng xử

19


Tổng biến phí
(Y)
Y = ai xi

Mức độ hoạt động
(X)
Hình 2.3 Đồ thị biến phí cấp bậc

Với cách ứng xử chi phí này, để tiết kiệm và kiểm soát tốt chi phí cấp
bậc, chúng ta cần phải:
- Lựa chọn cƣờng độ hoạt động thích hợp.
- Xây dựng hoàn thiện định mức biến phí ở từng cấp bậc tƣơng ứng.
2.1.4.3 Chi phí hỗn hợp (Mixed costs)
a) Khái niệm
Chi phí hỗn hợp là chi phí có sự ứng xử bao gồm cả chi phí khả biến và
chi phí bất biến. Phần chi phí bất biến phản ánh chi phí tối thiểu để duy trì
hoạt động luôn ở trạng thái sẵn sàng phục vụ. Phần chi phí khả biến phản ánh
phần thực tế sử dụng hoặc phần sử dụng vƣợt quá định mức. Ví dụ: chi phí
điện thoại bao gồm cả tiền thuê bao phải trả cố định hàng tháng và tiền còn lại
tăng giảm tùy theo mức độ sử dụng nhiều hay ít.
Đƣờng biểu diễn của chi phí hỗn hợp cũng là đƣờng thẳng nhƣ chi phí
khả biến nhƣng nó không xuất phát tại gốc tọa độ vì khi không hoạt động
doanh nghiệp vẫn phải chi phần cố định. Đƣờng biểu diễn có dạng Y = aX + b
Với: Y: Chi phí hỗn hợp
a: Chi phí khả biến

X: Số lƣợng căn cứ ứng xử
b: Phần chi phí bất biến

20


Tổng chi phí
(Y)
Y = aX + b

Mức độ hoạt động
(X)

Hình 2.4 Đồ thị chi phí hỗn hợp
b) Các phương pháp xác định chi phí hỗn hợp
Nhằm mục đích lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí
hỗn hợp, doanh nghiệp cần tách biệt các yếu tố định phí và biến phí. Có 3
phƣơng pháp xác định mối quan hệ giữa chi phí và mức độ hoạt động:
- Phương pháp cực đại - cực tiểu (High – Low Method)
Phƣơng pháp cực đại - cực tiểu còn đƣợc gọi là phƣơng pháp chênh lệch,
phƣơng pháp này phân tích chi phí hỗn hợp thông qua quá trình khảo sát chi
phí hỗn hợp ở mức cao nhất và ở mức thấp nhất trong phạm vi phù hợp.
Chệnh lệch chi phí của hai cực đƣợc chia cho khoảng chênh lệch giữa hai mức
độ hoạt động để xác định mức biến phí. Bằng cách loại trừ biến phí ta sẽ có
định phí trong thành phần chi phí hỗn hợp.
Phƣơng trình chi phí tổng quát: Y= aX + b
-

Xác định biến phí đơn vị a:
Mức biến động chi phí

(2.1)
Mức biến động sản lƣợng
biến
Sau đó chúng ta tính đƣợc yếu tố biến phí tại một mức sản lƣợng nào phí
đó
bình
rồi suy ra yếu tố định phí.
quân
Chi phí của mức
=
ax (Số lƣợng hoạt
độ hoạt động

(2.2)
_ động cao nhất
b = Định phí =
cao nhất hoặc
biến
hoặc thấp nhất)
phí
thấp nhất
bình
quân
=
a = Biến phí bình quân =

21


Phƣơng pháp cực đại - cực tiểu tuy đơn giản, dễ áp dụng nhƣng có nhƣợc
điểm lớn là không chính xác vì chỉ sử dụng hai điểm để thành lập phƣơng
trình biến thiên của chi phí.
- Phương pháp đồ thị phân tán (The Scattery Method)
Phƣơng pháp này phân tích chi phí hỗn hợp thông qua việc sử dụng đồ
thị biểu diễn tất cả các giao điểm của chi phí tƣơng ứng với mức độ hoạt động.
Cụ thể phƣơng pháp này đƣợc thực hiện qua các bƣớc sau:
+ Quan sát chi phí ở từng mức độ hoạt động khác nhau và đánh dấu lên
đồ thị.
+ Kẻ một đƣờng thẳng biểu diễn chung cho tất cả các điểm đã đánh dấu,
sao cho đƣờng biểu diễn này phân chia các điểm đã đánh dấu thành hai phần
xấp xỉ bằng nhau về số lƣợng, vị trí đƣờng biểu diễn sẽ đại diện cho tất cả các
điểm.
+ Đƣờng biểu diễn trên đƣợc gọi là đƣờng hồi quy – chính là đƣờng của

các mức trung bình. Trong đó, mức trung bình của CPBB đƣợc thể hiện bởi
giao điểm của đƣờng hồi quy và trục tung (trục chi phí). Mức trung bình của
CPKB tính cho một đơn vị mức độ hoạt động đƣợc phản ánh theo độ dốc của
đƣờng biểu diễn nhƣ sau: Xác định tổng chi phí của điểm nằm trên đƣờng hồi
quy (hoặc điểm nằm gần đƣờng hồi quy nhất), lấy tổng chi phí trừ cho CPBB
đã xác định, sau đó lấy kết quả này chia cho mức độ hoạt động.
Tổng chi phí
(Y)
Y = aX + b

b
0

Mức độ hoạt động
(X)
Hình 2.5 Đồ thị phân tán

- Phương pháp bình phương bé nhất (The Least Squares Method)
Phƣơng pháp này (Phƣơng pháp phân tích hồi quy) chính xác hơn
phƣơng pháp đồ thị phân tán. Thay vì kẻ một đƣờng hồi quy qua các điểm
22


bằng sự quan sát thông thƣờng, phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất thiết lập
đƣờng biểu diễn qua thuật toán thống kê.
Khái niệm bình phƣơng bé nhất có nghĩa là tổng các bình phƣơng của
các độ lệch giữa các điểm với đƣờng hồi quy là nhỏ nhất so với bất kỳ một
đƣờng biểu diễn nào khác.
Phƣơng pháp này cũng sử dụng các số liệu chi phí đã thu thập để đƣa ra
phƣơng trình chi phí hỗn hợp có dạng: Y = aX + b

Khảo sát chi phí hỗn hợp ở các n mức độ hoạt động khác nhau, ta có hệ
phƣơng trình tuyến tính sau:

∑XY = a∑X2 + b∑X (1)
∑Y = a∑X + n*b

(2)

(2.3)

Trong đó:
Y: Chi phí hỗn hợp
X: Số lƣợng đơn vị hoạt động
a: Biến phí đơn vị hoạt động
b: Tổng định phí
n: Số lần thống kê chi phí
Từ cách phân loại trên, ta hiểu đƣợc cách ứng xử của từng khoản chi phí
là một trong những yêu cầu rất quan trọng nhƣng cũng rất khó khăn khi quản
trị chi phí vì có quá nhiều loại chi phí với các cách ứng xử khác nhau. Cách
phân loại chi phí giúp nhà quản trị có những định hƣớng đúng đắn trong việc
đầu tƣ, sử dụng và quản lý chi phí, đảm bảo tăng quy mô hoạt động sản xuất
kinh doanh nhƣng phải tiết kiệm chi phí.
2.1.5 Phân bổ chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Mỗi loại chi phí có cách ứng xử khác nhau, do đó tiêu thức phân bổ cũng
khác nhau. Việc chọn tiêu thức phân bổ hợp lý là vô cùng quan trọng vì giúp
cho nhà quản trị đánh giá chính xác hơn. Để xác định tiêu thức phân bổ hợp lý
ngƣời ta thƣờng căn cứ vào các tính chất, các đặc tính kinh tế nào đó có liên
quan đến các sản phẩm sản xuất. Vì vậy, việc lựa chọn căn cứ phân bổ cho các
khoản biến phí và định phí thƣờng đƣợc các doanh nghiệp thực hiện theo
nguyên tắc sau:

- Biến phí: Phản ánh chi phí trực tiếp cung cấp dịch vụ và sẽ biến động
về tổng số nên căn cứ phân bổ đƣợc dựa trên mức hoạt động kế hoạch hoặc
mức sử dụng kế hoạch đó cho từng mặt hàng, nhóm hàng. Nhƣ vậy, biến phí
23


đƣợc tính trực tiếp theo mức hoạt động hoặc mức sử dụng của từng mặt hàng,
nhóm hàng, không qua phân bổ, vì việc xác định nó rất rõ ràng và dễ dàng cho
từng dịch vụ cung cấp.
- Định phí: Là khoản chi phí đƣợc phân bổ dựa trên nhu cầu phục vụ
bình quân lâu dài của từng bộ phận. Khi đã xác định căn cứ phân bổ, căn cứ
này sẽ đƣợc duy trì trong nhiều kỳ vì nó đã đƣợc tính toán hợp lý.
2.1.6 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích C.V.P
2.1.6.1 Doanh thu
Doanh thu là dòng tài sản thu đƣợc (hiện tại hoặc trong tƣơng lai) từ việc
cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Về cơ bản, doanh thu đƣợc xác
định bằng tích số giữa giá bán và sản lƣợng tiêu thụ (là một căn cứ điều khiển
sự phát sinh của doanh thu).
Căn cứ điều khiển sự phát sinh của doanh thu: là một nhân tố ảnh hƣởng
đến doanh thu tạo ra. Ví dụ về các căn cứ này bao gồm: số lƣợng sản phẩm
bán ra, giá bán.
2.1.6.2 Chi phí
Chi phí là một nguồn lực hi sinh hoặc mất đi để đạt đƣợc một mục đích
cụ thể. Chi phí đƣợc phân loại theo nhiều cách khác nhau. Trong phân tích
CVP,chi phí phân loại theo cách ứng xử, tức phân thành chi phí cố định (định
phí) và chi phí biến đổi (biến phí).
Tổng chi phí = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi

(2.4)


2.1.6.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận hoạt động (operating profit): đƣợc tính bằng tổng doanh thu
trừ cho tổng chi phí (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp) trong hoạt động
kinh doanh chính của doanh nghiệp.
Lợi nhuận ròng (net profit): đƣợc tính bằng lợi nhuận hoạt động, cộng
với các doanh thu tài chính, doanh thu khác trừ cho chi phí tài chính, chi phí
khác.
Để tập trung vào việc phân tích CVP của hoạt động kinh doanh chính
của công ty, tôi giả định rằng các doanh thu tài chính, doanh thu khác và các
chi phí tài chính và chi phí khác bằng 0 (không). Lợi nhuận ròng tính nhƣ sau:
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận hoạt động – Thuế TNDN

24

(2.5)


2.1.6.4 Số dư đảm phí
Số dƣ đảm phí (Hiệu số gộp hay còn gọi là lãi đóng góp) là một chỉ tiêu
biểu hiện sự chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí khả biến. Số dƣ đảm
phí đơn vị là chênh lệch giữa giá bán và chi phí khả biến đơn vị. Thông qua số
dƣ đảm phí ta thấy đƣợc mối quan hệ giữa sản lƣợng và lợi nhuận. SDĐP có
thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản
phẩm. SDĐP khi tính cho một đơn vị sản phẩm còn gọi là phần đóng góp, vậy
phần đóng góp là phần còn lại của đơn giá bán sau khi trừ cho biến phí đơn vị.
Số dƣ đảm phí toàn bộ SP = Doanh thu – Biến phí toàn bộ SP

(2.6)

Số dƣ đảm phí một sản phẩm = Giá bán – Biến phí một sản phẩm


(2.7)

Gọi:

x: sản lƣợng sản phẩm tiêu thụ
g: giá bán
a: chi phí khả biến đơn vị
b: tổng chi phí bất biến

Ta có báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí nhƣ sau:
Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xét các trƣờng hợp sau:
- Khi doanh nghiệp không hoạt động, sản lƣợng x = 0 => lợi nhuận của
doanh nghiệp P = -b, doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến.
- Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lƣợng xh (số lƣợng sản phẩm tiêu
thụ tại điểm hòa vốn), ở đó SDĐP bằng chi phí bất biến => lợi nhuận của
doanh nghiệp P = 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt mức hòa vốn.
Chỉ tiêu

Tổng số

Tính cho 1 sp

Doanh thu

gx

g

Chi phí khả biến


ax

a

(g-a)x

g-a

Số dƣ đảm phí
Chi phí bất biến
Lợi nhuận

b
(g-a)x – b

25


×