Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng anh đối với các trường trung học phổ thông huyện thường tín, hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.13 KB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM

NGUYỀN THỊ THUÝ PHƯƠNG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH
ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN THƯỜNG TÍN HÀ TÂY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI 2008

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo giai đoạn 2001 - 2010 phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước đã xác định
các mục tiêu ưu tiên của Giáo dục - Đào tạo là "nâng cao chất lượng đào tạo
nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó đặc biệt
chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và
công nhân kĩ thuật lành nghề”. Đây là bước phát triển tiếp theo của mục tiêu
Giáo dục - Đào tạo nhằm "phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công
nghiệp hoá - hiện đại hoá" đã được xác định trong nghị quyết đại hội Đảng lần
thứ VIII (tháng 6 năm 1996).
Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, yêu cầu đặt ra cho
ngành giáo dục đối với việc dạy và học ngoại ngữ là phải đào tạo ra nguồn
nhân lực lao động có chất lượng cao, trong đó có khả năng sử dụng ngoại ngữ
như là một công cụ để giao tiếp, nghiên cứu và học tập. Từ thực tế đó, trong


những năm gần đây việc dạy và học ngoại ngữ đã được chú trọng. Bộ Giáo
dục - Đào tạo đã quy định ngoại ngữ là môn học bắt buộc đối với học sinh
trung học phổ thông và là môn thi tốt nghiệp Quốc gia ở bậc học này.
Nhiệm vụ dạy ngoại ngữ của các trường Trung học phổ thông là phải
rèn luyện cho học sinh các kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết và tư duy bằng
chính một ngoại ngữ nào đó để sau ba năm học các em có một lượng kiến thức
nhất định có thể tiếp tục theo học ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học
chuyên nghiệp hoặc bước vào cuộc sống tìm việc làm. Quản lý việc dạy và
học ngoại ngữ có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả đào tạo
trong nhà trường phổ thông. Quản lý tốt sẽ giúp giáo viên và học sinh làm việc
hiệu quả trong từng khâu của quá trình dạy và học, như việc xây dựng kế
hoạch năm học của bộ môn, của cá nhân, kế hoạch dự giờ, thăm lớp, việc chỉ
đạo ra đề kiểm tra, đề thi; các hình thức ngoại khóa bộ môn, hội thảo, biện
pháp khắc phục chuyển di tiêu cực của tiếng mẹ đẻ, tiếng địa phương trong
2


việc học ngoại ngữ của học sinh. Các biện pháp này nhằm tác động trực tiếp
đến người dạy và người học để họ kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy và
học, thực hiện đầy đủ, khoa học quá trình kiểm tra, đánh giá trên cơ sở công
bằng, khách quan đáp ứng các yêu cầu do mục tiêu giáo dục đề ra.
Trong thực tiễn giảng dạy ngoại ngữ ở nhà trường phổ thông nói riêng
và ở các bậc khác nói chung, hiện nay việc quản lý quá trình dạy và học vẫn
còn nhiều bất cập, chậm đổi mới, nhiều học sinh chỉ chú trọng học ngoại ngữ
để đối phó khi thi, khả năng giao tiếp kém; người dạy và người học đều ngại
hoặc không có thói quen sử dụng các phương tiện hiện đại như đài, băng
cassette, máy tính, máy chiếu và khai thác mạng internet trong quá trình dạy
và học ngoại ngữ. Phần lớn sinh viên tốt nghiệp Đại học không đáp ứng được
yêu cầu khi được phỏng vấn để tuyển dụng vào các công ty nước ngoài. Theo
số liệu thống kê của các trung tâm Anh ngữ quốc tế tại Việt Nam, tháng 11

năm 2005 thì trình độ Anh ngữ của học sinh Việt Nam là dưới mức trung bình.
Một ví dụ cụ thể là mùa tuyển sinh 2004, ông Phan Quốc Khánh - Hiệu trưởng
trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP HCM) cho biết khi kiểm tra chất lượng đầu
vào của 215 SV thì chỉ có 27 SV (12,5%) đủ điểm ngoại ngữ tối thiểu tức là
500 điểm TOEFL như yêu cầu.
Là một giáo viên trực tiếp dạy ngoại ngữ, tôi thấy mình cần nghiên cứu
để tìm ra những biện pháp nhằm quản lý tốt hơn việc dạy và học ngoại ngữ
hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ của trường Trung
học phổ thông. Với lý do này, tôi chọn đề tài: "Biện pháp quản lý hoạt động
dạy học tiếng Anh đối với các trường Trung học phổ thông huyện Thường
Tín, Hà Tây" là đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất những biện pháp quản lý thích hợp và hiệu quả hoạt động dạy học
môn tiếng Anh cho các trường Trung học phổ thông huyện Thường Tín, Hà Tây.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
3


Hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường Trung học phổ thông
huyện Thường Tín, Hà Tây.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh cho các trường
Trung học phổ thông huyện Thường Tín, Hà Tây.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dạy học ngoại ngữ ở các trường
Trung học phổ thông
4.2. Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức dạy học ngoại ngữ ở các trường
Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Thường Tín, Hà Tây. Đánh giá
các ưu, nhược điểm trong công tác tổ chức và quản lý hoạt động này

4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ (tiếng
Anh) ở các trường Trung học phổ thông huyện Thường Tín, Hà Tây
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại 3 trường Trung học phổ thông huyện
Thường Tín: Trường Trung học phổ thông Thường Tín, trường Trung học phổ
thông Vân Tảo và trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, tôi sử dụng phối hợp các
phương pháp nghiên cứu sau.
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Sưu tầm sách, tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra, khảo sát các hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh
trường Trung học phổ thông huyện Thường Tín, Hà Tây.
- Phỏng vấn ý kiến của phụ huynh học sinh.
- Phân tích và tổng kết kinh nghiệm quản lý.
6.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học và xử lý số liệu để phân tích
4


7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn được trình bày
trong ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh
tại các trường Trung học phổ thông huyện Thường Tín, Hà Tây.
Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh phù
hợp với các trường Trung học phổ thông huyện Thường Tín, Hà Tây


5


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
Quản lý hoạt động dạy và học ngoại ngữ là một phần quan trọng trong
chương trình phát triển giáo dục ở nhiều nước trên thế giới. Các hình thức hoạt
động dạy và học ngoại ngữ diễn ra phong phú, đa dạng và đều nhằm mục đích
thúc đẩy quá trình hội nhập của các nước, phục vụ cho việc phát triển kinh tế
đất nước. Xin nêu một số điển hình về hoạt động dạy và học ngoại ngữ ở một
số quốc gia trên thế giới:
Cùng với việc ổn định hệ thống chính trị, xây dựng và phát triển kinh tế,
hệ thống Giáo dục - Đào tạo luôn được quan tâm đầu tư đặc biệt là công tác
quản lý giáo dục. Hiện nay đất nước Singapore đang có những bước cải cách
giáo dục về cả nội dung sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên, công nghệ quản lý
... rất nổi bật trong khu vực và trên thế giới. Hệ thống giáo dục phổ thông ở
Singapore bao gồm 172 trường TH; 158 trường THCS; 16 trường THPT. Sau
khi tiếp nhận chức thủ tướng, thủ tướng Goh Chok Tông đã phê duyệt chiến
lược phát triển giáo dục lâu dài của Bộ giáo dục trong đó có điểm nhấn là toàn
bộ hệ thống giáo dục phổ thông tại Singapore phải sử dụng tiếng Anh như là
ngôn ngữ bắt buộc bên cạnh tiếng Trung sử dụng như ngôn ngữ thứ hai. Vì
học toàn bằng tiếng Anh nên nhiều gia đình ngoại quốc sẵn sàng gửi con em
đến học ngay từ bậc tiểu học với mức đóng góp học phí rất cao, giúp cho
Singapore có khoản thu nhập kinh phí lớn từ nguồn thu nhập này. Singapore
đặc biệt chú ý đến chất lượng đào tạo, ngoài việc không ngừng trang bị cơ sở
vật chất hiện đại phục vụ dạy và học, số lượng học sinh trong một lớp cũng chỉ
cho phép không quá 25 em. Việc chú trọng học và sử dụng tiếng Anh này
cũng đã giúp Singapore có nguồn nhân lực đạt chuẩn quốc tế cao do trực tiếp
tiếp nhận những tri thức khoa học mới nhất.

Tại Trung Quốc việc dạy và học ngoại ngữ cũng được hết sức chú
trọng. Chính phủ Trung Quốc cho rằng cần xem các hoạt động này là một
6


phần quan trọng trong chương trình giáo dục chung của quốc gia. Để nâng cao
chất lượng và tăng cường số lượng người học ngoại ngữ, chính phủ đã đưa ra
các quy định về trách nhiệm của giáo viên và nhà trường, tăng cường các
nguồn lực và các điều kiện cho việc tổ chức các hoạt động dạy và học ngoại
ngữ. Để chuẩn bị cho các hoạt động đón Thế vận hội 2008 tổ chức tại Trung
Quốc, chính phủ Trung Quốc đã phát động phong trào toàn dân học ngoại ngữ.
Các trung tâm dạy ngoại ngữ được mở ra với quy mô lớn và đặt dưới sự quản
lý của nhà nước về nội dung, chương trình và công khai mức thu học phí để
đảm bảo quyền lợi cho người học.
Đối với hệ thống giáo dục quốc dân, sau một loạt các cuộc cải cách nhỏ,
tháng 2 năm 1993 "Đề cương về cải cách và phát triển giáo dục” của TW
Đảng cộng sản Trung Quốc chính thức ra đời bắt đầu cuộc cải cách đổi mới
sâu rộng trong giáo dục, quy định tiếng Anh phải được đưa vào dạy chính thức
từ bậc tiểu học nhằm phục vụ thiết thực cho việc hội nhập mạnh mẽ trong mọi
lĩnh vực. Trung Quốc trở thành thị trường khổng lồ cho việc "xuất khẩu ngôn
ngữ” của nước Anh. Theo ông Gordon Brown - Bộ trưởng tài chính Anh cho
biết" Trong 20 năm qua, số người nói tiếng Anh ở Trung Quốc dường như đã
vượt xa số người sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ trên toàn thế giới.
Đây là cơ hội lớn đối với nước Anh”. Chính phủ Anh cũng cho phép các sinh
viên Trung Quốc đang học tập tại các trường đại học tại Anh được phép ở lại
và làm việc thêm một năm nữa sau khi tốt nghiệp.
Tại Nhật Bản, chính phủ thể hiện rõ quyết tâm đẩy mạnh hoạt động dạy
và học tiếng Anh ứng dụng ở quy mô toàn bộ nền giáo dục. Cụ thể: Trong vài
năm gần đây tiếng Anh bắt đầu được đưa vào tiểu học, mục đích rèn kỹ năng
giao tiếp đơn giản bước đầu cho học sinh, tránh gò ép về ngữ pháp và từ vựng.

Đối với bậc THCS (cấp 2), tiếng Anh được coi là 1 trong 5 môn chính, được
đánh giá quan trọng ngang với môn Quốc ngữ, Toán, Xã hội, Lý, Hóa với thời
lượng 4tiết/ tuần, mỗi tiết 50 phút. ở bậc THPT (cấp 3), tiếng Anh được coi

7


như giáo dục phổ cập với tỷ lệ theo học lên đến 95%. Tiếng Anh được dạy
như một ngoại ngữ duy nhất, rất ít trường dạy thêm các ngoại ngữ khác.
Ở Ý cũng sử dụng Tiếng Anh phổ biến, là nước xếp thứ 15 về % số
người nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 (Second language), ở châu Âu với
28%. Các nước có số người nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 nhiều nhất là
Đan Mạch (79%), Thụy Điển (76%), và Hà Lan (75%). Tiếng Anh là môn học
bắt buộc ở bậc học phổ thông ở nước này. Thanh niên Ý học tiếng Anh để có
cơ hội tìm việc làm nhiều hơn. Tại các trung tâm Anh quốc, tiếng Anh nói
(Spoken English) được nhiều người theo học nhất. Họ có chương trình quảng
bá tiếng Anh trên các xe buýt, tại các bến xe. Nhiều sinh viên Ý đã sang Mỹ
làm thêm nhân kỳ nghỉ hè để có cơ hội giao tiếp bằng tiếng Anh.
Tại Anh, người Anh tự hào vì ngôn ngữ của họ đã và đang được sử
dụng rộng rãi trên thế giới, song việc dạy và học ngoại ngữ trong nhiều năm
qua không được chú ý. Theo một kết quả khảo sát do hội đồng Châu Âu thực
hiện thì khoảng 66% người dân Anh không nói được bất kỳ thứ ngôn ngữ nào
ngoài tiếng mẹ đẻ, đây là tỉ lệ cao nhất trong số các nước châu Âu được khảo
sát. Bà Isabella More, giám đốc trung tâm ngôn ngữ quốc gia cho biết: Sự suy
giảm số học sinh học ngoại ngữ sẽ làm cho học sinh thiếu kỹ năng cần thiết
khi tốt nghiệp cũng như ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp. Chính phủ Anh đang lên kế hoạch chi 115 triệu bảng cho việc đưa
ngoại ngữ vào các trường học. Những ngôn ngữ được dạy tại quốc gia này chủ
yếu là Tây Ban Nha, Pháp, Đức và tiếng Trung Quốc. Các chuyên gia Anh cho
rằng nền kinh tế của Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh chóng và sẽ ảnh

hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, không những thế Trung Quốc là một quốc gia
đông dân nhất thế giới, hiện đang là thị trường xuất khẩu ngôn ngữ lớn nhất
của Anh, 40 trường tiểu học của London đã đưa chương trình tiếng Trung
Quốc vào nhà trường, lên kế hoạch kết nghĩa với các trường của Bắc Kinh.
Tại Hàn Quốc sau khi giải phóng đất nước khỏi sự chiếm đóng của
chính quyền Nhật Bản và sau cuộc chiến tranh năm 1953, Hàn Quốc đã nhanh
8


chóng xây dựng được một cơ sở giáo dục hạ tầng, mở rộng cung ứng giáo dục,
tạo điều kiện cho sự phát triển giáo dục cơ sở và giáo dục bậc cao phục vụ cho
"chiến dịch phát triển hướng ngoại”. Từ sau khi vượt qua khỏi cuộc khủng hoảng
kinh tế 1997, Hàn Quốc tiếp tục thực hiện cuộc cải cách giáo dục để tiến vào thế
kỷ 21 với tham vọng trở thành một nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới. Chiến
lược phát triển giáo dục của Hàn Quốc được hoạch định theo yêu cầu của mục
tiêu, xây dựng một quốc gia hiện đại hóa với 3 đặc trưng cơ bản đó là:
- Một quốc gia phúc lợi, công bằng, ổn định, dân chủ.
- Một xã hội phồn vinh, bình đẳng, công nghiệp hóa định hướng thông tin cao.
- Một hệ thống tự do, năng động của một xã hội mở và định hướng toàn cầu.
Để phục vụ cho chiến lược đó chính phủ Hàn Quốc đã tăng cường mạnh
mẽ việc dạy và học ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh trong toàn bộ hệ thống
giáo dục quốc dân từ bậc tiểu học trở lên. Tiếng Anh thực sự là nhu cầu cấp
thiết trong quan hệ làm ăn, giao dịch của Hàn Quốc vì đối tác chủ yếu của họ
là Mỹ và các nước phương Tây.
1.1.2. Ở trong nước
Vào những năm đầu thập kỷ 90, cùng với công cuộc đổi mới đất nước,
xu thế hội nhập quốc tế, phong trào học ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh ngày
càng phát triển. Việc quản lý dạy và học ngoại ngữ cũng đã dần được các cấp,
ngành chú trọng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của toàn xã hội.
Hoạt động dạy và học ngoại ngữ đã được đưa vào chương trình giáo dục phổ

thông từ bậc tiểu học. Song tình hình dạy và học cũng có nhiều bất cập,
chương trình chưa đồng bộ, chưa đảm bảo tính liên thông từ bậc THPT lên đại
học, ngay trong các bậc học phổ thông đã không đảm bảo tính liên thông. tình
trạng các trường tiểu học sử dụng các nguồn tài liệu giảng dạy khác nhau như
giáo trình "Let’s go" hoặc "Let’s learn 1 + 2" của NXB Oxford. Giáo viên
được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau như Đào tạo Tại chức, Đào tạo Liên
kết, Đào tạo Từ xa ... nên kiến thức, phát âm và nghiệp vụ sư phạm chưa được
chuẩn và vững, thêm vào đó họ hợp đồng đã nhiều năm nên mức lương cũng
9


nhận được khác nhau, tùy vào điều kiện của từng trường. Giáo viên dạy trực
tiếp làm kiểm tra đánh giá, không theo một chuẩn nào và thời lượng dạy một
tiết Tiếng Anh ở tiểu học chỉ khoảng 20 đến 30 phút. Hiện nay giáo trình
Tiếng Anh từ lớp 6 đến lớp 12 được biên soạn học theo đường hướng giao tiếp
cụ thể. Giáo trình lớp 6-7 chủ yếu giới thiệu ngữ liệu ngôn ngữ mới, giáo trình
lớp 8-9 và giáo trình từ lớp 10-12 nội dung chương trình nặng về ngữ pháp, từ
vựng, bên cạnh đó còn chú trọng đến chủ điểm để dạy theo vòng tròn đồng
tâm, kỹ năng nghe và nói chưa được chú trọng. Việc kiểm tra thi cử theo hình
thức tự luận trong hoàn cảnh một lớp học có tới 50 học sinh. Tình trạng quay
cóp trong thi cử được xem như là quốc nạn nên kết quả kiểm tra thi cử không
phản ánh đúng sự thật, kết quả của 10 năm học ngoại ngữ đối với nhiều học
sinh giống như bắt đầu học.
Hoạt động dạy và học ngoại ngữ ở tỉnh Hà Tây những năm đầu cũng ở
tình trạng tương tự như vậy, nội dung chương trình đang dần đi vào thống nhất
theo đúng quy định của Bộ GD & ĐT, không đảm bảo tính liên thông, ở nhiều
nơi còn tồn tại tình trạng học sinh học tiếng Anh từ lớp 3 tới lớp 9 nhưng khi
lên bậc THPT các em lại phải học tiếng Pháp hoặc tiếng Nga, chỉ vì một lý do
các thầy cô giáo vốn được đào tạo ngoại ngữ Nga hoặc Pháp nay tuổi đã cao
không thể đào tạo lại tiếng Anh. Trường hợp thầy, cô được đào tạo cấp tốc

chứng chỉ A, B, C, tiếng Anh để về dạy không phải hiếm. Thực tế như vậy thì
chất lượng dạy và học ngoại ngữ không thể nói là tốt. Việc kiểm tra đánh giá
dạy và học còn nặng về hình thức, thành tích. Trang thiết bị phục vụ cho việc
dạy và học hầu như không có, giáo viên chủ yếu dạy chay.
Có thể nói dạy và học ngoại ngữ ở các địa phương cũng như trên cả
nước trong nhiều năm qua đều ở trong tình trạng manh mún dàn trải, kém hiệu
quả, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Muốn dạy và học ngoại ngữ đem lại
kết quả thực sự cần hội đủ các yếu tố như số lượng và chất lượng đội ngũ giáo
viên, chương trình, sách giáo khoa, trang thiết bị, phương pháp dạy và học,
cách thức kiểm tra đánh giá, tất cả cần được đặt trong một cơ chế quản lý khoa
10


học, hiệu quả. Tuy nhiên việc quản lý dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam tới
nay vẫn chưa thấy có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào, người làm
công tác quản lý chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hoặc sự chỉ đạo dập khuôn từ
cấp trên. Quản lý dạy và học ngoại ngữ vẫn được đặt chung một cách với quản
lý các môn học khác mà chưa tính đến nét đặc thù bộ môn. Việc xây dựng cơ
sở lý luận cho quản lý hoạt động dạy và học ngoại ngữ sẽ giúp cho nhà quản
lý có cơ sở điều hành công việc chuyên môn của nhà trường nói chung và hoạt
động dạy và học nói riêng đạt kết quả tốt.
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan quan đến đề tài
1.2.1. Quản lý; chức năng quản lý
1.2.1.1. Khái niệm quản lí
Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất và lâu
đời của con người. Nó "xưa cũ như chính con người vậy” (14, tr. 10). Tuy
nhiên, đến cuối thế kỷ 19 khoa học quản lý mới bắt đầu hình thành. Có thể
điểm qua một số định nghĩa sau:
Theo K. Marx: "Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động
chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một

sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức
năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự
vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người đọc tấu vĩ cầm tự
điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng" (31,tr. 408)
H. Koontz (Mỹ): "Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự
phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm (tổ
chức). Mục đích của mọi nhà quản lý là hình thành môn trường mà trong đó
con người có thể đạt được các mục đích của mình với thời gian, tiền bạc, vật
chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất" [30, tr. 33].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý là sự tác động có mục đích
tới tập thể những người lao động nhằm đạt được những kết quả nhất định và
mục đích đã định trước’’[16, tr 23].
11


Hoạt động QL còn được định nghĩa như là quá trình đạt đến mục tiêu của
tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và
kiểm tra [10, tr.1].
Thuật ngữ "quản lý" thể hiện được bản chất hoạt động này trong thực
tiễn, nó gồm hai quá trình tích hợp với nhau: quá trình “ quản" gồm sự coi sóc,
giữ gìn duy trì hệ ở trạng thái “ổn định”, và quá trình “lý” gồm sự sửa sang,
sắp xếp, điều chỉnh, đổi mới hệ, đưa hệ vào thế “phát triển’’ (3,tr.15). Theo tác
giả Trần khánh Đức : “Quản lý là một hoạt động có chủ đích, được tiến hành
bởi một chủ thể quản lý nhằm tác động lên khách thể quản lý để thực hiện
những mục tiêu xác định của công tác quản lý’’ [26, tr 1]
Như vậy có thể thấy có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý, song tựu
trung các định nghĩa trên đều thể hiện:
- Quản lý là một thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình lao động
xã hội. Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người
tồn tại, vận hành và phát triển.

- Yếu tố con người giữ vai trò trung tâm của hoạt động quản lý.
- Quản lý là một hoạt động được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội.
- Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật chính vì vậy trong
hoạt động quản lý người quản lý phải hết sức sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo để
chỉ đạo hoạt động của tổ chức đi tới đích.
Các định nghĩa được nhìn nhận từ nhiều góc độ, nhưng tất cả các tác giả
đều thống nhất về cốt lõi của khái niệm quản lí, đó là trả lời câu hỏi: Ai quản
lí? (chủ thể quản lí); quản lí ai? quản lí cái gì? (khách thể quản lí); quản lí như
thế nào? (phương thức quản lí); quản lí bằng cái gì? (công cụ quản lí); quản lí
nhằm làm gì (mục tiêu) và từ đó chúng ta nhận thức được: Bản chất của quản
lí là những hoạt động của chủ thể quản lí tác động vào khách thể quản lí để
đảm bảo cho hệ thống tồn tại, ổn định và phát triển lâu dài vì mục tiêu và lợi
ích của hệ thống.

12


Công cụ

Chủ thể quản lí

Khách thể quản lí

Chức năng quản lí

Mục đích

Phương pháp

S 1.1: Th hin quỏ trỡnh qun lớ

1.2.1.2. Cỏc chc nng c bn ca qun lý
Theo quan im ph bin hin nay, qun lớ l h thng gm bn chc nng:
- K hoch: õy l khõu u tiờn ca chu trỡnh qun lớ.
- T chc: S chuyn húa nhng ý trng trong k hach thnh hin thc.
- Ch o: iu khin h thng l ct lừi ca chc nng qun lý, nú tớch
hp vi hai chc nng trờn.
- Kim tra: L chc nng c bn v quan trng ca qun lớ.
Trong mt chu trỡnh qun lớ c bn chc nng trờn phi c thc hin
liờn tip v an xen vo nhau; phi hp b sung cho nhau to s kt ni gia
chu trỡnh ny sang chu trỡnh khỏc theo hng phỏt trin trong ú thụng tin
luụn l yu t xuyờn sut khụng th thiu trong vic thc hin cỏc chc nng
qun lớ v l c s cho vic ra quyt nh qun lớ.
Kế hoạch

Kiểm tra đánh giá

Thông tin

Chỉ đạo

S 1.2: Chu trỡnh qun lớ
1.2.1.3. Bin phỏp qun lý

13

Tổ chức


Nghiên cứu về khoa học quản lý, tác giả Trần Quốc Thành nêu ra 4 biện
pháp quản lý chính. Đó là: Biện pháp thuyết phục; Biện pháp hành chính - tổ

chức; Biện pháp kinh tế; Biện pháp tâm lý - giáo dục.
- Biện pháp thuyết phục: là cách tác động của chủ thể QL vào đối tượng
QL bằng lý lẽ làm cho họ nhận thức đúng đắn và tự nguyện thừa nhận các yêu
cầu của nhà quản lý, từ đó có thái độ và hành vi phù hợp với các yêu cầu này.
Đây là biện pháp cơ bản để giáo dục con người. Biện pháp thuyết phục gắn
với tất cả các biện pháp quản lý khác và phải được người quản lý sử dụng
trước tiên vì nhận thức là bước đầu tiên trong hoạt động của con người.
- Biện pháp hành chính - tổ chức: là cách tác động của chủ thể QL vào
đối tượng QL trên cơ sở quan hệ quyền lực tổ chức, quyền hạn hành chính. Cơ
sở của biện pháp này là dựa vào quy luật tổ chức, bởi lẽ bất cứ một hệ thống
nào cũng có quan hệ tổ chức. Khi sử dụng biện pháp hành chính - tổ chức, chủ
thể QL phải nắm chắc các văn bản pháp lý, biết rõ giới hạn, quyền hạn trách
nhiệm. Các quy định phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn, phải kiểm tra và
nắm được thông tin phản hồi.
- Biện pháp kinh tế: là cách tác động của chủ thể QL vào đối tượng QL
thông qua lợi ích kinh tế. Cơ sở của biện pháp này là dựa vào quy luật kinh tế,
thông qua quy luật này để tác động tới tâm lý của đối tượng. Nội dung của
biện pháp này là nhà quản lý đưa ra các nhiệm vụ, kế hoạch... tương ứng với
các mức lợi ích kinh tế. Đối tượng bị QL có thể lựa chọn phương án thích hợp
để vừa đạt được mục tiêu của tập thể vừa đạt được lợi ích kinh tế của cá nhân.
Khi sử dụng biện pháp này cần tránh dẫn đến chủ nghĩa thực dụng hay sự mất
đoàn kết nếu thiếu công bằng.
- Biện pháp tâm lý - giáo dục: là cách tác động vào đối tượng QL thông qua
tâm lý, tình cảm, tư tưởng con người. Cơ sở của biện pháp này dựa vào quy luật tâm
lý con người và chức năng tâm lý của con người. Nội dung của biện pháp này là
kích thích tinh thần tự giác, sự say mê của con người. Muốn QL thành công người
QL cần phải hiểu rõ tâm lý của bản thân mình và của đối tượng QL.
14



Tóm lại, quản lý vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Các
nhà quản lý cần phải biết vận dụng các biện pháp quản lý một cách linh hoạt,
sáng tạo và mềm dẻo để xử lý các tình huống cụ thể trong một môi trường
luôn biến đổi. Điều này đòi hỏi sự khôn ngoan, tinh tế của các nhà QL để đạt
được mục đích. Ngày nay, trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế - xã hội nói
chung, càng đòi hỏi các nhà quản lý phải đưa ra được các biện pháp quản lý sự
thay đổi một cách tài tình, khéo léo.
1.2.2. Quản lý giáo dục; quản lý nhà trường
1.2.2.1. Khái niệm quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một loại hình của quản lý xã hội vì giáo dục là một
hiện tượng xã hội, một chức năng của xã hội loài người được thực hiện một
cách tự giác. Cũng giống như mọi hoạt động khác của xã hội loài người, giáo
dục cũng cần được quản lý. Quản lý giáo dục có thể được hiểu là quản lý quá
trình GD - ĐT trong đó bao gồm quá trình dạy học diễn ra ở các cơ sở giáo dục
khác nhau hay là quản lý một hệ thống các cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn dân
cư. Có nhiều định nghĩa về quản lý giáo dục như sau:
Trong cuốn "Những vấn đề về QLGD" [22, tr 124] chuyên gia GD Liên xô
cũ M.I Kônđacôp cho rằng "QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý
thức và hướng đích của chủ thể QL ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích
của hệ thống (từ bộ đến trường) nhằm đích đảm bảo hình thành nhân cách cho
thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy tắc chung của xã hội cũng
như quy luật của quá trình GD, của sự phát triển tâm thế và tâm lý trẻ em”.
Tác giả Nguyễn Quốc Chí: "Quản lý giáo dục là được hiểu như việc
thực hành đầy đủ các chức năng kế hoạch hoá, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra trên
toàn bộ các hoạt động giáo dục và tất nhiên cả những cấu phần tài chính và vật
chất của các hoạt động đó nữa" [26, tr.17]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, "QLGD là hệ thống những tác động
có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ
vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng thể hiện được tính chất của nhà
15



trường XHCN Việt nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học-giáo dục thế
hệ trẻ, đưa GD tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất" [23, tr.35]
Tóm lại, quản lý giáo dục có thể được hiểu một cách đơn giản là quá
trình vận dụng những nguyên lý, phương pháp, khái niệm…, của khoa học
quản lý vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể, một ngành chuyên biệt - ngành
giáo dục. Hệ thống quản lý giáo dục bao gồm các thành tố:
- Chủ thể quản lý giáo dục: Là hệ thống quản lý giáo dục các cấp từ
trung ương đến địa phương.
- Đối tượng/ Khách thể quản lý giáo dục:
+ Điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực cho giáo dục.
+ Quá trình giáo dục.
+ Con người tham gia hoạt động giáo dục.
- Cơ chế quản lý giáo dục, gồm các cơ chế chính thức và không chính thức:
+ Cơ chế chính thức là những quy định đã thành văn bản mang tính
pháp lý, được thực hiện nhằm duy trì quan hệ giữa chủ thể và khách thể do
Nhà nước, Bộ Giáo dục - Đào tạo và các cơ quan chức năng có thẩm quyền
được Bộ uỷ quyền ban hành.
+ Cơ chế không chính thức là những quy định không thành văn bản
nhưng được sử dụng nhằm duy trì quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý
được mọi thành viên trong hệ thống quản lý thừa nhận và tôn trọng.
- Mục tiêu của quản lý giáo dục Việt Nam: "Nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ nhân lực có tri thức và có tay
nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách
mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội”.
Quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng có vai trò đặc biệt quan
trọng đối với sự phát triển xã hội và sự phát triển của ngành giáo dục. Trong
bài phát biểu tại buổi khai mạc hội thảo về quản lý giáo dục tại trường Quản lý
Cán bộ Giáo dục Trung ương I ngày 26/3/1996, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo


16


dục - Đào tạo Nguyễn Minh Hiển đã khẳng định: "Quản lý giáo dục là yếu tố
quan trọng để tạo ra nội lực cho ngành trong điều kiện đất nước còn nghèo”.
1.2.2.2. Quản lý nhà trường
Nhà trường là một tổ chức giáo dục cơ sở, trực tiếp làm công tác đào
tạo, thực hiện việc giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ. Thành tích tập trung
nhất của nhà trường là chất lượng và hiệu quả giáo dục, được thể hiện ở sự
tiến bộ của HSSV, ở việc đạt mục tiêu giáo dục của nhà trường.
“Nhà trường là vầng trán của cộng đồng" và đến lượt mình "cộng đồng
là trái tim của nhà trường”. Từ nhà trường, hai quá trình "xã hội hoá giáo dục"
và "giáo dục hoá xã hội" quyện chặt với nhau để hình thành "xã hội học tập”,
tạo nên sự đồng thuận xã hội, tăng trưởng kinh tế cho mỗi quốc gia với mục
tiêu phát triển nhân văn đưa giáo dục cho mỗi người và huy động tiềm năng,
nguồn lực của xã hội cho giáo dục.
Quản lí xã hội lấy tiêu điểm là quản lí giáo dục thì giáo dục phải coi nhà
trường là nút bấm và quản lí nhà trường phải lấy quản lí việc dạy học là khâu
cơ bản, việc dạy học phải xuất phát và hướng vào người học. QLNT và những
đổi mới trong QLNT đang được chính phủ rất quan tâm và tạo điều kiện phát
triển. Thực chất của quá trình QLNT là quá trình tổ chức, chỉ đạo, điều hành,
kiểm tra hoạt động giảng dạy của thầy và hoạt động học tập của trò, đồng thời
quản lý những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và tinh thần cho quá trình dạyhọc nhằm đạt được mục đích của giáo dục đào tạo.
Quá trình giảng dạy, học tập trong nhà trường cần được vận hành đồng
bộ trong sự kết hợp chặt chẽ các thành tố chủ yếu của nhà trường với nhau
trong môi trường nhà trường và môi trường xã hội. Do vậy, cho dù chỉ quản lý
việc thực hiện phương pháp giảng dạy trong trường, nhà quản lý vẫn cần phải
quan tâm đến các thành tố khác trong hệ thống nhà trường.
Dưới đây là mô hình khái quát các thành tố trong một nhà trường, dựa

trên tập bài giảng Phát triển nhà trường- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của
tác giả Đặng Quốc Bảo [26, tr.134].
17


(M: Mục tiêu, N: Nội dung, P: Phương pháp, Th: Thầy, Tr: Trò)

Môi trường quốc tế
Môi trường: KT, VH, XH, Gia đình, SX, Kinh doanh...
Hình thức
tổ chức

M

Th

Nhà trường

Quản lí

Điều kiện
Tr
Môi trường

N

P

Kiểm tra, đánh giá


Sơ đồ 1.3: Các thành tố trong quản lý nhà trường
Tóm lại, Quản lý nhà trường là một quá trình tác động có ý thức (Tác
động thông qua các chức năng quản lý, theo các nguyên tắc định hướng vào
mục tiêu giáo dục, bằng các biện pháp quản lý hợp với các đối tượng quản
lý...) của bộ máy quản lý nhà trường lên khách thể quản lý (Mọi người tham gia
quá trình giáo dục và đào tạo của nhà trường, các nguồn lực, điều kiện cho hoạt
động giáo dục đào tạo của nhà trường) làm cho các thành tố trong một nhà
trường vận hành, liên kết chặt chẽ với nhau nhằm đưa những kết quả quản lý đạt
được mục đích và chất lượng, hiệu quả mong muốn.
1.2.3. Khái niệm hoạt động dạy học, quá trình dạy học và quản lý hoạt động dạy học
1.2.3.1. Hoạt động dạy học
Theo tác giả Phạm Minh Hạc "Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm
truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội đã tích luỹ được, nhằm biến
kiến thức, kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất và năng lực cá nhân" [11,tr. 18].
HĐDH giúp người học lĩnh hội tri thức, hình thành và phát triển nhân
cách của người học. Vai trò chủ đạo của HĐDH được biểu hiện với ý nghĩa là

18


tổ chức và điều khiển hoạt động học của người học, giúp người học nắm được
kiến thức, hình thành kĩ năng, thái độ.
Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm chi phối tất cả các hoạt động
khác trong nhà trường, là con đường trực tiếp và thuận lợi nhất để giúp học
sinh lĩnh hội tri thức của loài người.
Hoạt động dạy học làm cho học sinh nắm vững tri thức khoa học một cách
có hệ thống cơ bản, có những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong học tập, lao động
và đời sống. Hoạt động này làm phát triển tư duy độc lập sáng tạo, hình thành
những năng lực cơ bản về nhận thức và hành động của học sinh, hình thành ở học
sinh thế giới quan khoa học, lòng yêu tổ quốc, yêu CNXH, đó chính là động cơ

học tập trong nhà trường và định hướng hoạt động của học sinh.
Vì vậy, có thể nói hoạt động dạy học trong nhà trường đã tô đậm chức
năng xã hội của nhà trường, đặc trưng nhiệm vụ của nhà trường và là hoạt
động giáo dục trung tâm, là cơ sở khoa học của các hoạt động giáo dục khác
trong nhà trường.
1.2.3.2. Quá trình dạy học
QTDH được tổ chức trong nhà trường bằng PP sư phạm đặc biệt, nhằm
trang bị cho HS hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Theo tác giả Hà Thế Ngữ, và Đặng Vũ Hoạt: "Quá trình dạy học là một
quá trình sư phạm bộ phận, một phương tiện để trau dồi học vấn, phát triển giáo
dục và giáo dục phẩm chất, nhân cách thông qua sự tác động qua lại giữa người
dạy và người học nhằm truyền thụ và lĩnh hội một cách có hệ thống những tri
thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo, nhận thức và thực hành" [20, tr. 25].
Dạy học là sự tổ chức điều khiển quá trình học sinh chiếm lĩnh, lĩnh hội
tri thức hình thành và phát triển nhân cách. Quá trình dạy học có vai trò chủ
đạo được thể hiện với ý nghĩa là tổ chức và điều khiển sự học tập của học sinh
giúp học sinh nắm kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ. Dạy có chức năng
kép là truyền đạt thông tin dạy học và điều khiển hoạt động học.
19


1.2.3.3. Quản lý hoạt động dạy học
Quản lý hoạt động dạy học là quản lý một quá trình xã hội, một quá
trình sư phạm đặc thù, nó tồn tại như là một hệ thống, bao gồm nhiều thành tố
cấu trúc như: Mục đích và nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phương pháp
dạy học và phương tiện dạy học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học
tập, kết quả dạy học.
Dạy và học là hoạt động trọng tâm của nhà trường. Mọi hoạt động đa
dạng và phức tạp của nhà trường đều hướng vào hoạt động trung tâm đó. Vì

vậy trọng tâm của việc quản lý trường học là quản lý hoạt động dạy học và
giáo dục. Đó chính là quản lý hoạt động lao động sư phạm của người thầy và
hoạt động học tập, rèn luyện của trò mà nó được diễn ra chủ yếu trong hoạt
động dạy học.
Quản lý hoạt động dạy học là quản lý một quá trình xã hội, một quá
trình sư phạm đặc thù, nó tồn tại như là một hệ thống, bao gồm nhiều thành tố
cấu trúc như: Mục đích và nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phương pháp
dạy học và phương tiện dạy học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học
tập, kết quả dạy học.
Quản lý hoạt động dạy học là phải tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cơ
bản sau đây:
- Cụ thể hoá mục tiêu dạy học qua các nhiệm dạy học nhằm nâng cao tri
thức, kỹ năng, bồi dưỡng thái độ và hình thành phát triển những năng lực
phẩm chất tốt đẹp cho người học.
- Quản lý việc xây dựng và thực hiện nội dung dạy học. Nội dung dạy
học phải đảm bảo bao gồm hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người
học cần phải nắm vững trong quá trình dạy học.
- Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên (Biên soạn giáo trình, giáo
án, chuẩn bị đồ dụng dạy học, lên lớp)
- Quản lý kiểm tra - đánh giá kết quả học sinh học tập.
- Quản lý hoạt động học tập của học sinh (nề nếp, thái độ, kết quả học tập).
20


- Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động dạy học.
1.3. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động dạy học ngoại ngữ ở trường Trung học
phổ thông
Mục tiêu giáo dục THPT
Theo Luật giáo dục, 2005 của nước ta, mục tiêu giáo dục phổ thông và
THPT được xác định như sau:

- Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân,
tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học
lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết
quả của giáo dục Trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những
hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy
năng lực cá nhân để lựa chọn phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung
cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Vị trí của môn tiếng Anh trong chương trình giáo dục phổ thông:
Từ khi nước nhà dành được độc lập (9/1945) đến nay, do những điều
kiện lịch sử, quan hệ ngoại giao và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng
thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, chúng ta đã tổ chức dạy và học một số
tiếng nước ngoài, trong đó phổ biến là bốn thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Pháp,
tiếng Nga và tiếng Trung Quốc.
Xuất phát từ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của ngoại ngữ trong công
cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, Đảng và Chính phủ đã có nhiều
văn kiện về việc đẩy mạnh việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
quốc dân ở nước ta. Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự hội nhập quốc
tế và để mở cửa hướng ra thế giới, làm bạn với các nước trên thế giới, việc dạy
và học ngoại ngữ càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

21


Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa 10 về đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông đã yêu cầu xây dựng đề án dạy và học ngoại ngữ ở
trường phổ thông đến năm 2010. Báo cáo của Chính phủ tại kì họp thứ 6
Quốc hội khóa XI (12/ 2004) cũng đã nêu: "Triển khai chiến lược dạy và

học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, tập trung chủ yếu vào
tiếng Anh, khuyến khích dạy và học ngoại ngữ thứ hai”. Điều 7, mục 3 của
Luật giáo dục (sửa đổi), 2005 quy định: "Ngoại ngữ được quy định trong
chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch
quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác
cần bảo đảm để người học được học liên tục và có hiệu quả”.
Hiện nay, bốn ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Trung
Quốc, trong đó hầu hết là tiếng Anh, được dạy trong các trường phổ thông từ lớp
6 đến lớp 12. Ngoại ngữ đã trở thành một trong các môn thi tốt nghiệp THPT,
năm học 2001 - 2002 cả nước có 90,4% học sinh thi tốt nghiệp tiếng nước ngoài.
Trong văn bản Chuẩn chương trình giáo dục phổ thông, Môn tiếng Anh (Ban
hành kèm theo Quyết định số 16/2006/ QĐ - BGDĐT, ngày 05/5/2006 của Bộ
trưởng Bộ GD & ĐT) đã xác định vị trí của môn tiếng Anh như sau:
Tiếng Anh, với tư cách là môn Ngoại ngữ, là môn văn hóa cơ bản, bắt
buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, là một bộ phận không thể thiếu
của học vấn phổ thông.
Môn tiếng Anh ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh một công cụ giao
tiếp mới để tiếp thu những tri thức khoa học, kĩ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn
hóa đa dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng hội nhập với cộng đồng Quốc tế.
Môn tiếng Anh ở trường phổ thông góp phần phát triển tư duy (trước
hết là tư duy ngôn ngữ) và hỗ trợ cho việc dạy học tiếng Việt. Với đặc trưng
riêng, môn tiếng Anh góp phần đổi mới phương pháp dạy học, lồng ghép và
chuyển tải nội dung của nhiều môn học khác ở trường phổ thông.
Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, môn tiếng Anh góp
phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giúp cho việc thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ thông.
22


Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông, môn tiếng Anh.

Chương trình giáo dục phổ thông hiện nay đã quy định: ngoại ngữ
(trong đó có tiếng Anh) được dạy đại trà (môn học bắt buộc) ở cấp trung học
cơ sở và THPT theo 2 loại chương trình: a) Chương trình chuẩn: 7 năm, với
thời lượng 700 tiết (kế hoạch dạy học phân phối như sau: 4 năm học ở THCS:
385 tiết; 3 năm học ở THPT: 315 tiết); b) Chương trình nâng cao với thời
lượng và phân phối như sau: 4 năm học ở THCS: 385 tiết (như chương trình
chuẩn); 3 năm học ở THPT: 420 tiết.
Mục tiêu Chương trình chuẩn:
Dạy học môn tiếng Anh ở trường phổ thông nhằm giúp học sinh:
- Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản dưới
các dạng nghe, nói, đọc, viết.
- Có kiến thức cơ bản, tương đối hệ thống và hoàn chỉnh về tiếng Anh,
phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí lứa tuổi.
- Có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hóa của một
số nước, con người, nền văn hóa và ngôn ngữ của các nước nói tiếng Anh, từ
đó có tình cảm và thái độ tốt đẹp đối với đất nước, con người, nền văn hóa và
ngôn ngữ của các nước nói tiếng Anh; biết tự hào, yêu quí và tôn trọng nền
văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc mình.
Môn Tiếng Anh ở THPT nhằm giúp học sinh:
- Về kiến thức: Có kiến thức cơ bản, tương đối hệ thống và hoàn chỉnh
về tiếng Anh, phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí lứa tuổi.
- Về kỹ năng: Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ
cơ bản dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết.
- Về thái độ: Có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn
hóa của một số nước nói tiếng Anh, từ đó có tình cảm và thái độ tốt đẹp đối với
đất nước, con người, nền văn hóa và ngôn ngữ của các nước nói tiếng Anh; biết
tự hào, yêu quí và tôn trọng nền văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc mình.

23



Mục tiêu Chương trình nâng cao: Chương trình nâng cao còn nhằm giúp
học sinh sử dụng tiếng Anh tương đối thành thạo; có kiến thức tiếng Anh
tương đối hoàn chỉnh và hệ thống nhằm đáp ứng yêu cầu khá chuyên sâu về
khoa học xã hội và nhân văn.
Ngoài vai trò và ý nghĩa của hoạt động dạy học ngoại ngữ nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục học sinh ra thì việc dạy học ngoại ngữ còn góp phần
giúp học sinh mở rộng và nâng cao kiến thức ở trường THPT.
1.3.1. Việc dạy học ngoại ngữ góp phần giúp học sinh mở rộng kiến thức
văn hóa, xã hội
Ngôn ngữ của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ chứa những nét văn hóa
đặc trưng, vì vậy dạy ngoại ngữ không chỉ là dạy cho học sinh biết thêm tiếng
nói của một dân tộc mà còn cung cấp cho các em những hiểu biết về con
người, văn hóa, địa lý, chính trị... của dân tộc đó. Người ta vẫn thường nói:
Biết thêm một ngoại ngữ là sống thêm một cuộc đời.
Ngoại ngữ là cánh cửa để mở rộng tầm kiến thức, nâng cao vốn hiểu
biết. Khối lượng kiến thức nhân loại ngày càng tăng lên nhanh chóng. Các dự
báo khoa học cho thấy vào thập niên đầu của thế kỷ 21 cứ khoảng 5 năm tri
thức nhân loại lại tăng lên gấp đôi. Theo Howard, 2003 (Teaching and
Learning Management): Học ngoại ngữ - biết một ngoại ngữ sẽ giúp chúng ta
tiếp cận với tri thức nhân loại một cách nhanh nhất, "Là con đường giúp ta tiến
tới tri thức nhân loại và thương mại thế giới (It provides ready access to world
scholarship and world trade)".
Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, vấn đề hợp tác kinh tế, giáo dục,
giao lưu trao đổi văn hóa ngày càng diễn ra với quy mô và tầm vóc lớn hơn.
Sự cần thiết nắm vững ngoại ngữ, nhất là ngoại ngữ tiếng Anh càng trở nên
bức thiết. Trong ngành giáo dục, vấn đề giao lưu, hợp tác quốc tế được thể
hiện từ những dự án giáo dục mang tính quốc gia đến sự giao lưu, kết nghĩa
giữa các trường đại học, phổ thông. Trong tương lai không xa, chắc hẳn tất cả
các cấp học từ mẫu giáo trở lên sẽ liên thông, nằm trong mạng lưới quốc tế.

24


1.3.2. Dạy học ngoại ngữ giúp học sinh nâng cao kỹ năng xã hội
Với nét đặc trưng riêng, dạy học ngoại ngữ không giống với các bộ môn
khác. Trong quá trình dạy học người học sinh phải tham gia ở tư thế chủ động
hơn. Các kỹ năng Nghe - Nói - Trả lời câu hỏi đòi hỏi học sinh phải có khả
năng tư duy nhanh và đặc biệt là phải có phản xạ kịp thời, mạnh dạn để có khả
năng giao tiếp trong giờ học. Để đạt được yêu cầu đó người giáo viên đóng
một vai trò hết sức quan trọng, là người lập kế hoạch, tổ chức, sắp xếp, kiểm
tra đánh giá và khích lệ học sinh trong quá trình giúp các em từng bước lĩnh
hội kiến thức bộ môn này.
Các giờ ngoại khóa bộ môn ngoại ngữ như tham gia câu lạc bộ nói tiếng
Anh, hội thảo theo chủ đề, kịch hóa các bài khóa giúp các em hình thành tính
năng động, độc lập, sáng tạo. Yêu cầu đối với công việc của nhà quản lý là lập
kế hoạch, chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, chương trình, về cơ sở vật chất, ấn
định về không gian, thời gian, lường trước các tình huống có thể xẩy ra trong
quá trình tổ chức.
Việc tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa bộ môn ngoại ngữ sẽ giúp tạo cơ
sở thuận lợi cho nhà trường thực hiện việc đổi mới các phương pháp dạy học
trong nhà trường THPT theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động
sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, đặc biệt là rèn kỹ năng
vận dụng kiến thức vào thực tế, tránh được việc các em học ngoại ngữ (tiếng
Anh) 7 năm liên tục mà không giao tiếp được bằng tiếng Anh.
1.4. Cơ sở tâm lý học và giáo dục học của việc quản lý hoạt động dạy học
ngoại ngữ trong nhà trường Trung học phổ thông
1.4.1. Cơ sở tâm lý học
Dạy học ngoại ngữ dựa trên những nguyên tắc, quy định bắt buộc
nhưng phải tính đến yếu tố tâm sinh lý, lứa tuổi học sinh và đặc thù môn học.
Để thực hiện có chất lượng giáo dục, mọi hoạt động trong nhà trường

phải xuất phát từ mục tiêu đào tạo song cũng cần phải chú ý tới tâm sinh lý

25


×