Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời giới thiệu
Quản lý hiệu quả nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế- xã hội . Nhìn lại nguồn nhân lực của nước ta hiện nay, chúng
ta không khỏi lo lắng về chất lượng yếu kém , cơ cấu và sự phân bổ thiếu
hợp lý. Vấn đề sử dụng nguồn nhân lực ở nước ta còn nhiều tồn tại lớn.
Lao động trình độ cao, được đào tạo tập trung chủ yếu ở vùng đô thị , nơi
có các vùng kém phát triển cần nhân lực được đào tạo lại đang thiếu
nghiêm trọng. Phân cấp quản lý và tạo động lực làm việc cho người lao
động là những vấn đề cần được nghiên cứu và đưa ra khuyến khích thích
hợp. Ngoài ra quản lý nguồn nhân lực trong các lĩnh vực ngành và nhiều
địa phương còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong quá trình chuyển đổi từ
cơ chế quản lý yếu tố con người trong các loại hình tổ chức ngày càng trở
lên gay gắt . Các quan niệm mới, cách tiếp cận mới và các bài học trong
quản lý nguồn nhân lực của nước ngoài cần được tiếp thu và áp dụng vào
điều kiện Việt Nam . Trong hoàn cảnh đó , những nhìn nhận , đánh giá về
nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực cần được dựa trên những thông
tin và cách tiếp cận mới.
Một trong những vấn đề nổi cộm đầu thế kỉ XXI được thế giới quan
tâm là vấn đề nguồn nhân lực. Người ta đang nhìn lại lịch sử phát triển vấn
đề này từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ( từ cuối thế kỷ XVIII
đầu thế kỷ XXI) và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai( từ cuối thế kỷ
XIX) , sôi nổi thảo luận vấn đề nguồn nhân lực trong những năm đầu thế
kỷ mới mà nhiều người cho rằng đây là thời điểm của một xã hội mới bắt
đầu manh nha từ khi phát minh ra máy tính vào năm 1940 , rồi chuyển sang
một pha phát triển mang một chất lượng mới với mạng internet từ những
năm 1990 với một sản phẩm nổi bật là kinh tế tri thức . Kinh tế tri thức đã
mang lại những biến động cực kỳ to lớn trong phát triển nguồn nhân lực
bao gồm cả lực lượng lao động , tiềm năng lao động , đội ngũ lao động ,
đào tạo lại , đào tạo mới và quản lý nguồn nhân lực
A, Quan điểm phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho
sự phát triển nhanh và bền vững
ở nước ta vấn đề nguồn nhân lực cũng đang được coi là vấn đề trung
tâm . Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam
đã khẳng định “nguồn nhâ lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã
hội , tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững ”. Con người và nguồn nhân
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa . Nguồn lực con người là điểm cốt yếu nhất của nguồn
nội lực. Do đó phải bằng mọi cách phát huy yếu tố con người và nâng cao
chất lượng lao động.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng phát triển của các nước trên
thế giới. Đó cũng là con đường phát triển tất yếu của các nước đi lên mục
tiêu “ xã hội công bằng văn minh ,dân giàu nước mạnh” .Công nhiệp hóa ,
hiện đại hóa không chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế mà chính là quá trình
biến đổi cách mạng sâu sắc với lĩnh vực đời sống xã hội ( kinh tế, chính
trị , khoa học của con người…) làm cho xã hội phát triển lên một trạng thái
mới về chất.
Trong các yếu tố tham gia vào quá trình công nghiệp hóa , hiện đại
hóa , yếu tố con người luôn được coi là yếu tố cơ bản. Để tăng trưởng kinh
tế cần 5 yếu tố chủ yếu là : vốn, khoa học và công nghệ , con người, cơ cấu
kinh tế , thể chế chính trị và quản lý nhà nước thì con người là yếu tố quyết
định. Để phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu của công nghiệp
hóa ,hiện đại hóa cần đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dục , đào tạo.
Công nghiệp hóa , hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi
thành phần kinh tế , trong đó lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ
,khoa học quản lý và đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò đăc biệt quan
trọng. Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa , hiện đại hóa đòi hỏi phải đủ
số lượng, cân đối về cơ cấu và trình độ , có khả năng nắm bắt và sử dụng
các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới và khả năng
sáng tạo công nghệ mới.
1, Vai trò nguồn lực của con người
Trước hết các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí
địa lý… tự nó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng, chúng chỉ tác dụng và có ý
thức của con người. Bởi lẽ con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy ,có
trí tuệ và có ý thức lợi dụng , các nguồn lực khác gắn kết chúng lại với
nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp cũng tác động vào quá trình công nghiệp
hóa , hiện đại hóa.Các nguồn lực khác là những khách thể ,chịu sự cải tạo ,
khai thác của con người phục vụ nhu cầu , lợi ích của con người. Vì thế
trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất người lao động là yếu tố
quan trọng nhất.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thứ hai là các nguồn lực khác là có hạn , có thể bị khai thác cạn
kiệt. Trong khi đó nguồn lực con người mà cốt lõi là trí tuệ lại là nguồn lực
vô tận. Tính vô tận , trí tuệ con người biểu hiện ở chỗ nó có khả năng
không chỉ tái sinh mà còn tự sản sinh về mặt sinh học mà còn đổi mới
không ngừng phát triển về chất trong con người xã hội , nếu biết chăm lo ,
bồi dưỡng và khai thác hợp lý . Đó là cơ sở làm cho năng lực và nhận thức
hoạt động thực tiễn của con người phát triển như một quá trình vô tận .
Nhờ vậy con người đã từng bước làm chủ tự nhiên , khám phá ra
những tài nguyên mới và sáng tạo ra những tài nguyên vốn không có sẵn
trong tự nhiên. Với bản chất hoạt động có mục đích tạo ra những hệ thống
công cụ sản xuất mới đã tác động vào tự nhiên một cách dễ dàng hơn.
Chính sự phát triển không ngừng của công cụ sản xuất từ thủ công đến cơ
khí và ngày nay là tự động hóa được xã hội loài người chuyển qua các nền
văn minh từ thấp đến cao , từ đó nói lên trình độ vô tận của con người.
Thứ ba là trí tuệ con người có sức mạnh vô cùng to lớn một khi nó
được vật thể hóa , trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Dự báo này của
Mác đã và đang trở thành hiện thực . Sự phát triển như vũ bão của cách
mạng khoa học kĩ thuật công nghệ hiện đại đang dẫn các nền kinh tế của
các nước công nghiệp phát triển vận động đến nền kinh tế trí tuệ .Ở những
nước này có lực lượng sản xuất trí tuệ ngày càng phát triển và chiếm tỷ
trọng cao . Nguồn lợi mà đầy sức mạnh trí tuệ đạt đến mức nhờ có cuộc
cách mạng con người có thể tạo ra những máy móc “ bắt chước” hay phỏng
theo những đặc tính trí tuệ của chính con người. Rõ ràng bằng những kỹ
thuật công nghệ hiện đại do chính bàn tay khối óc con người mà ngày nay
nhân loại đang chứng kiến sự biến đổi thần kỳ của mình.
Thứ tư: Kinh nghiệm của nhiều nước và thực tiễn của chính nước ta
cho thấy sự thành công của công nghiệp hóa ,hiện đại hóa phụ thuộc chủ
yếu vào hoạch định đường lối chính sách cũng như tổ chức thực hiện nghĩa
là phụ thuộc vào năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
Đại hội VIII của Đảng ta là đại hội công nghiệp hóa , hiện đại hóa
mở ra bước ngoặt lịch sử đưa nước ta tiến lên một thời kì mới phát triển
toàn diện mới “ Lấy việc phát huy nguồn nhân lực con người làm yếu tố cơ
bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” . Vì vậy cần tập trung và chăm
sóc bồi dưỡng , đào tạo phát huy sức mạnh của con người Việt Nam thành
lực lượng lao động xã hội , lực lượng sản xuất có đủ bản lĩnh và kỹ năng
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước , đủ xây dựng và bảo về
tổ quốc hợp tác cạnh tranh trong kinh tế thị trường mở cửa nhiều thành
phần theo định hướng xã hôi chủ nghĩa . Sức mạnh của con người của đội
ngũ nhân lực , trong đó có bộ phận nhân tài trên nền dân trí với cốt lõi là
nhân cách nhân phẩm đậm đà bản sắc dân tộc của từng người ,từng nhà
cộng đồng , giai cấp và cả dân tộc.
2, Đào tạo , phát triển nguồn nhân lực – yếu tố quyết định tăng trưởng
và phát triển kinh tế nhanh.
Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng nguồn nhân lực hay sự tăng lên
của vốn nhân lực sẽ quyết định tính chất và bước đi của công cuộc phát
triển kinh tế và xã hội của nước đó.Các nguồn nhân lực và các tài nguyên
thiên nhiên là những nhân tố thụ động trong sản xuất, con người là những
tác nhân tích cực chủ động tích lũy vốn , khai thác tài nguyên thiên nhiên ,
xây dựng các tổ chức xã hội , kinh tế , chính trị và đưa sự nghiệp phát triển
đất nước tiến lên.
Theo ILO , phát triển nguồn nhân lực là sự chiếm lĩnh trình độ lành
nghề và phát triển năng lực.Sử dụng năng lực đó của con người để tiến tới
có được việc làm hiệu quả cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá
nhân hay phát triển nguồn nhân lực là quá trình làm biến đổi về số lượng ,
chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu
của nền kinh tế - xã hội.
Với cách tiếp cận trên phát triển nguồn nhân lực là quá trình phát triển
thể lực , trí lực ,khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức tay nghề ,tính
năng động xã hội của nguồn nhân lực về mọi mặt thể lực ,trí lực ,nhân cách
,đồng thời phân bố sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất năng lực đó để
phát triển đất nước.
Tuy nhiên với cách tiếp cận phát triển từ góc độ xã hội ,có thể định
nghĩa phát triển nguồn nhân lực là quá trình tăng lên về số lượng (quy mô )
nguồn nhân lực và nâng cao về mặt chất lượng nguồn nhân lực , tạo ra cơ
cấu nguồn nhân lực ngày càng hợp lý.Cả ba mặt số lượng ,chất lượng và cơ
cấu trong phát triển nguồn nhân lực gắn chặt với nhau ,trong đó yếu tố
quyết định nhất của phát triển là chất lượng nguồn nhân lực phải được nâng
cao. Phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã
hội hoặc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
.Và đến lượt nó ,phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi phát triển nhanh nguồn
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhân lực.Với cách tiếp cận phát triển từ góc độ cá nhân , phát triển nguồn
nhân lực là quá trình làm cho con người trưởng thành ,có năng lực xã hội
và tính năng động xã hội cao.
Giáo dục ,đào tạo nguồn nhân lực là con đường duy nhất hình thành và
phát triển vốn nhân lực. Mỗi quốc gia có quy định chính thức về hệ thống
giáo dục quốc dân và chiến lược phát triển nguồn nhân lực thích hợp xuất
phát từ tình hình và điều kiện cụ thể của mỗi giai đoạn phát triển.
3, Phát huy nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền
vững
Phát triển bền vững, hay phát triển lâu bền đã trở thành một trong
những định hướng chiến lược quan trọng nhất của hầu hết các quốc gia trên
thế giới trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay. Trong
định hướng chiến lược phát triển này của các nước , không chỉ có việc giải
quyết mâu thuẫn giữa một bên là sản xuất vật chất ngày một tăng nên
nhanh chóng và bên kia là sự suy thoái ngày một nghiêm trọng hơn của
môi trường tự nhiên trở nên cấp bách , mà cả việc phát triển con người một
cách bền vững trong sự phát triển chung đó cũng trở nên hết sức cấp bách
Phát triển bền vững được hiểu trước hết là sự phát triển kinh tế - xã hội
bền vững . Đó là sự phát triển không chỉ cho thế hệ hiện tại , mà còn cả cho
thế hệ mai sau và một điều không kém phần quan trọng là sự phát triển đó
không gây tổn hại cho môi trường tự nhiên .Sự phát triển bền vững ấy được
tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau như kinh tế ,khoa học ,công nghệ ,môi
trường ( cả môi trường tự nhiên và mội trường xã hội) , con người …Đến
lượt mình ,chính sự phát triển bền vững về các mặt kinh tế ,xã hội ,môi
trường ,khoa học ,công nghệ,.. lại là cơ sở quan trọng không thể thiếu được
cho sự phát triển con người bền vững – mục tiêu cao nhất của sự phát triển.
Con người như chúng ta đã biết ,là một thực thể sinh học – xã hội , trong
đó mặt xã hội và ngược lại C.Mác đã từng nói rằng.”con người trực tiếp là
một thực thể tự nhiên,… Nhưng con người không chỉ là thực thể tự nhiên
có tính chất người, nghĩa là thực thể tồn tại cho bản thân mình và do đó là
thực thể loài”. Do vậy , phát triển con người hơn thế nữa, phát triển con
người một cách bền vững , có nghĩa là phải phát triển nhiều mặt, cả mặt tự
nhiên lẫn mặt xã hội ; phải phát triển toàn diện con người không chỉ trong
một thời gian nhất định , mà là suốt cả cuộc đời ; không chỉ là một thế hệ
mà là nhiều thế hệ ,của cả dân tộc .Đồng thời , cần thấy rằng , con người
5