Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
.............................................................................................................................76
PH L C 2Ụ Ụ .........................................................................................................80
DANH MỤC BẢNG BIỂU
.............................................................................................................................76
PH L C 2Ụ Ụ .........................................................................................................80
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nhóm cephalosporin đang được sử dụng rộng rãi trong điều trị
các bệnh nhiễm khuẩn. Ceftiofur là một cephalosporin thế hệ mới (thế hệ IV)
được sử dụng trong ngành thú y. Trên thế giới đã có dạng bào chế thuốc bột
pha tiêm và thuốc tiêm hỗn dịch. Thuốc tiêm hỗn dịch tác dụng kéo dài là
dạng thuốc có nhiều ưu điểm trong điều trị. Tuy nhiên, do đặc điểm của
đường dùng thuốc, thuốc tiêm có yêu cầu cao về chất lượng và phải ổn định
về mặt vật lý, hoá học, sinh học và sinh khả dụng. Độ ổn định của thuốc tiêm
phụ thuộc nhiều vào thành phần công thức, kỹ thuật bào chế và điều kiện bảo
quản. Ở Việt nam cũng đã có chế phẩm hỗn dịch tiêm bắp ceftiofur. Tuy
nhiên, chất lượng cũng như hiệu quả điều trị còn chưa được chứng minh, tiêu
chuẩn chất lượng của thuốc tiêm hỗn dịch ceftiofur không được đầy đủ.
Xuất phát từ thực tế đó, để nâng cao chất lượng thuốc thú y sản xuất
trong nước và phát triển dạng bào chế mới chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên
cứu bào chế thuốc tiêm hỗn dịch ceftiofur hydroclorid dùng trong thú y” với
mục tiêu:
- Nghiên cứu xây dựng công thức, quy trình bào chế thuốc tiêm hỗn dịch
ceftiofur tác dụng kéo dài.
- Xây dựng phương pháp định lượng ceftiofur hydroclorid, áp dụng để
đánh giá độ ổn định của thuốc tiêm.
- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và bước đầu theo dõi độ ổn định của
chế phẩm nghiên cứu.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC TIÊM
1.1.1. Định nghĩa
Thuốc tiêm là dạng thuốc vô khuẩn, có thể ở dạng lỏng (dung dịch, hỗn
dịch hay nhũ tương) hoặc ở dạng bột được pha thành dung dịch hay hỗn dịch
ngay trước khi tiêm, để tiêm vào các mô của cơ thể theo nhiều đường khác
nhau[1].
1.1.2. Thành phần của thuốc tiêm liên quan đến độ ổn định của thuốc
Một chế phẩm thuốc tiêm thường có 4 thành phần là: Dược chất, dung
môi, các chất phụ và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc.
• Dựơc chất
Đối với bất kỳ dạng thuốc nào, dược chất luôn là thành phần quyết định
tác dụng điều trị hay phòng bệnh của chế phẩm. Do đó, việc xây dựng công
thức thuốc tiêm phải dựa vào đặc điểm của dược chất (tính chất vật lý, hoá
học, đặc tính dược động học…), đường tiêm thuốc mà lựa chọn dung môi và
các thành phần khác cho thích hợp, để chế phẩm đạt yêu cầu đề ra.
Một dược chất có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau (dạng acid hay
base tự do, cũng có thể ở dạng muối, ở dạng kết tinh hay vô định hình, ở dạng
khan hay ngậm nước…). Các dạng khác nhau của cùng một dược chất thường
có độ tan trong nước khác nhau, độ ổn định dưới tác dụng của môi trường
cũng rất khác nhau. Do đó, phải chọn dược chất ở dạng vừa có độ tan thích
hợp, vừa ổn định trong dạng thuốc.
• Dung môi
Dung môi thường được sử dụng để bào chế thuốc tiêm là: nước cất pha
thuốc tiêm, dung môi đồng tan với nước như ethanol, propylen glycol,
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
polyethylen glycol, glycerin, …dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng để pha
thuốc tiêm.
• Các chất phụ
Để đảm bảo độ ổn định của dược chất, độ an toàn và tác dụng dược lý
của chế phẩm, ngoài dược chất và dung môi, trong thành phần thuốc tiêm còn
thêm một số chất như: chất chống oxy hoá, các chất điều chỉnh pH, chất sát
khuẩn, chất làm tăng độ tan, chất đẳng trương hoá dung dịch thuốc tiêm…
• Bao bì đóng thuốc tiêm
Bao bì đóng thuốc tiêm có vai trò bảo vệ và duy trì độ vô khuẩn và sự
nguyên vẹn của thuốc, dễ dàng cho việc vận chuyển bảo quản và sử dụng.
Bao bì đóng thuốc tiêm có thể là ống tiêm, chai, lọ thuỷ tinh, túi hay chai
bằng chất dẻo. Các bao bì được tiếp xúc trực tiếp thì các thành phần từ bao bì
có thể khuyếch tán vào thuốc, tương tác với các thành phần của thuốc. Kết
quả làm biến chất dược chất, giảm hiệu quả điều trị và độ an toàn của thuốc.
Do vậy, để đảm bảo chất lượng thuốc cần chọn những bao bì phù hợp với các
thành phần của thuốc tiêm [1].
Ljiljana và cộng sự đã nghiên cứu sự tác động của đồ bao gói trực tiếp
đến độ ổn định của thuốc tiêm methyl prednisolon natri. Kết quả chỉ ra rằng
loại thủy tinh dùng để đóng thuốc ít ảnh hưởng đến pH của chế phẩm. Tuy
nhiên, nút cao su dùng để làm nút đậy lại ảnh hưởng lớn đến pH của dd thuốc
[35].
1.1.3. Ảnh hưởng của kỹ thuật bào chế đến độ ổn định của thuốc tiêm
Kỹ thuật bào chế ảnh hưởng rất lớn đến độ ổn định của thuốc tiêm bao
gồm: điều kiện pha chế kín hay hở, nhiệt độ và thời gian pha, trình tự pha, sự
có mặt của khí trơ, nhiệt độ, thời gian và phương pháp tiệt khuẩn. Do đó,
nguyên tắc chung là phải tiến hành hoà tan nhanh để hạn chế thời gian thuốc
tiếp xúc với không khí. Có thể sử dụng các biện pháp làm tăng độ hoà tan như
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chia nhỏ dược chất trước khi hoà tan, hoà tan nóng…Hoà tan các chất phụ
trước khi hoà tan dược chất, lọc, đóng và hàn ống trong bầu khí trơ [1], [2].
1.1.4. Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản đến độ ổn định của thuốc tiêm
Các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm trong quá trình bảo quản có thể xúc
tác cho phản ứng phân huỷ dược chất. Khi nhiệt độ tăng lên 10
o
C thì tốc độ
phản ứng phân huỷ dược chất tăng lên từ 2 đến 5 lần. Vì vậy, tuỳ theo tính
chất của dược chất và các thành phần có trong công thức, cần phải nghiên cứu
điều kiện bảo quản thích hợp để đảm bảo tuổi thọ của thuốc[1], [2].
1.2. THUỐC TIÊM HỖN DỊCH
1.2.1. Khái niệm thuốc hỗn dịch
Hỗn dịch gồm các thuốc lỏng để uống, tiêm hoặc dùng ngoài, chứa các
dược chất rắn không hoà tan ở dạng hạt nhỏ (đường kính >0,1 µm) phân tán
đều trong môi trường phân tán [1].
• Thành phần của hỗn dịch:
+ Dược chất.
+ Môi trường phân tán: nước hoặc các dầu thực vật. Ngoài ra còn có thể
là một nhũ tương.
+ Tá dược khác: Chất gây phân tán, chất gây thấm, hoặc chất ổn định.
Ngoài ra còn có các chất để làm ngọt, làm thơm, chất bảo quản.
• Phân loại:
+ Dựa vào môi trường phân tán: Hỗn dịch nước, hỗn dịch dầu, hỗn nhũ
tương…
+ Dựa trên kích thước của tiểu phân dược chất phân tán:
Hỗn dịch thô (từ 10 – 100µm) ; hỗn dịch mịn (từ 0,1 – 1µm), hỗn dịch
nano (<0,1µm).
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
• Các phương pháp điều chế hỗn dịch:
+ Phương pháp phân tán: Dựa trên cơ sở các phương pháp cơ học (như
nghiền, xay, quấy trộn…) hoặc phương pháp dùng siêu âm để phân chia dược
chất rắn và phân tán vào chất dẫn.
+ Phương pháp ngưng kết: Dựa trên cơ sở quá trình kết hợp của các tiểu
phân nhỏ như các ion, phân tử mixen thành các tiểu phân to hơn có kích thước
đặc trưng cho các tiểu phân phân tán trong hỗn dịch (đường kính > 0,1µm)
[1].
1.2.2. Độ ổn định vật lý, hóa lý của hỗn dịch thuốc
Hỗn dịch thuốc được đánh giá có độ ổn định vật lý khi các chỉ tiêu chất
lượng của thuốc như phân bố kích thuớc tiểu phân, độ nhớt, khả năng phân
tán trở lại của tiểu phân trong hỗn dịch, thể tích sa lắng, pH...giữ được trong
giới hạn tiêu chuẩn đề ra. Các chỉ tiêu trên ảnh hưởng đến độ ổn định của
thuốc, độ đồng đều hàm lượng, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của
thuốc [2], [10], [21], [24].
• Phân bố kích thước tiểu phân trong hỗn dịch
Hỗn dịch thuốc là hệ phân tán chứa các tiểu phân dược chất rắn trong
môi trường lỏng và các tiểu phân có kích thước lớn hơn tiểu phân keo. Các
tiểu phân trong hỗn dịch có các dạng thù hình khác nhau như hình cầu, hình
hạt, hình sợi...
Phân bố kích thước tiểu phân trong hỗn dịch là một yếu tố quan trọng
quyết định hình thức cảm quan, tốc độ sa lắng, khả năng tái phân tán, độ hấp
thu của hỗn dịch thuốc. Các tiểu phân trong hỗn dịch có thể phân bố theo kiểu
hàm phân phối chuẩn hoặc các phân bố khác như hình 1.1. [23].
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hỗn dịch thuốc chứa các dược chắt rắn có thể có sự tăng kích thước
tiểu phân kết tinh trong thời gian bảo quản theo một số cơ chế:
Dạng vô định hình chuyển dần sang dạng kết tinh bền hơn.
Kết tinh lên bề mặt tiểu phân do hạ thấp nhiệt độ.
Tăng kích thước tiểu phân theo chiều hướng tự diễn biến
làm giảm diện tích bề mặt tiếp xúc trong hệ làm giảm năng lượng tự
do của hệ.
Để hạn chế sự tăng kích thước tiểu phân và sự thay đổi phân bố kích
thước tiểu phân có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật sau:
Tạo ra hỗn dịch với sự phân bố kích thước tiểu phân trong
vùng hẹp, khoảng từ 1 – 10 µm.
Chọn dạng kết tinh bền.
Chọn biện pháp kết tinh tạo vi tinh thể thay biện pháp xay
nghiền với năng lượng cao.
Sử dụng chất gây thấm làm giảm sức căng bề mặt giữa các
tiểu phân dược chất rắn và môi trường phân tán.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sử dụng chất bảo vệ keo (như gôm, gelatin, dẫn chất
cellulose...) tạo hàng rào bảo vệ xung quanh tiểu phân, hạn chế sự hòa
tan và kết tinh.
Bảo quản hỗn dịch ở điều kiện nhiệt độ ổn định [10], [11].
• Trạng thái tập hợp của các tiểu phân trong hỗn dịch
Tỉ lệ thể tích lớp tiểu phân sa lắng (V
s
) so với tổng thể tích của hỗn dịch
(V
t
) là R được dùng làm thước đo sự sa lắng của các tiểu phân trong hỗn dịch.
Ta có biểu thức R
sl
=
Vt
Vs
=
ho
h
∞
Trong đó h
o
là chiều cao ban đầu của hỗn dịch trong ống đong, h
∞
là
chiều cao lớp tiểu phân sa lắng ở trạng thái đã sa lắng [13].
Hỗn dịch có chiều cao sa lắng lớn (R
sl
) thì trạng thái treo của các tiểu
phân càng tốt và càng dễ dàng tái phân tán lại thành hỗn dịch đồng nhất ban
đầu sau thời gian bảo quản.
Biện pháp làm tăng độ nhớt và giảm nhỏ kích thước tiểu phân có tác
dụng làm chậm quá trình sa lắng. Các tiểu phân nhỏ mịn trong môi trường
phân tán có độ nhớt cao có thể sa lắng chậm hơn các tiểu phân có kích thước
lớn hơn, nhưng sau khi sa lắng chúng tạo khối lắng kết (đóng bánh) tạo sự
liên kết chặt chẽ khó phân tán trở lại. Ngược lại, với trạng thái sa lắng đóng
bánh là trạng thái tập hợp tơi xốp của các tiểu phân, khi sa lắng hay tập hợp
lại gần nhau thì các tiểu phân rời rạc, liên kết lỏng lẻo, vì vậy dễ dàng phân
tán trở lại thành các tiểu phân riêng biệt khi lắc nhẹ 1- 2 phút [13].
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đến độ ổn định của hỗn dịch tiêm cần
lưu ý khi thiết kế công thức thuốc tiêm hỗn dịch dầu
Trong thiết kế dạng bào chế hỗn dịch phần lớn các thuốc được điều chế
bằng phương pháp phân tán. Việc lựa chọn công thức thuốc được tiến hành
dựa trên thực nghiệm, đánh giá các yếu tố làm tăng độ ổn định vật lý của hỗn
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
dịch như đã nêu trên. Các thành phần quan trọng đối với bào chế hỗn dịch dầu
cần lựa chọn là môi trường phân tán, các tác nhân gây thấm, tác nhân gây
phân tán. Ngoài ra, còn có thể có một số chất phụ khác như chất bảo quản,
chất gây tê...
• Kích thước tiểu phân trong hỗn dịch
KTTP nhỏ giúp cho tiểu phân trong hỗn dịch sa lắng chậm. Tuy nhiên,
KTTP nhỏ thì khi sa lắng thường tạo khối liên kết chặt chẽ, tạo khối lắng kết
khó phân tán trở lại hơn. Ngược lại, KTTP lớn thì tiểu phân sẽ sa lắng nhanh
hơn nhưng trạng thái tập hợp tơi xốp, tạo khối liên kết lỏng sẽ giúp cho các
tiểu phân dễ dàng phân tán trở lại hơn [10], [13].
• Dung môi phân tán và độ nhớt của hỗn dịch
Dung môi có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình điện ly của các tiểu phân,
ảnh hưởng tới sự tích điện bề mặt của tiểu phân và thế điện động ζ. Các hỗn
dịch trong dung môi nước thường bền vững hơn trong dung môi kém phân
cực có hằng số điện môi nhỏ như dung môi hữu cơ như alcol, aceton... vì
chúng sẽ làm giảm độ bền trạng thái tập hợp của tiểu phân.
Tuy nhiên, độ nhớt của dung môi phân tán cũng ảnh hưởng rất lớn. Với
các hỗn dịch dầu, độ nhớt cao thì tốc độ chuyển động của các tiểu phân chậm
đi, năng lượng va chạm giảm, các tiểu phân khó sát nhập với nhau, độ bền của
hệ tăng lên. Độ nhớt của hỗn dịch luôn lớn hơn độ nhớt của môi trường phân
tán [9], [17], [29].
Một số loại môi trường phân tán sử dụng trong bào chế thuốc tiêm hỗn
dịch dầu:
Các loại dầu thực vật: dầu bông, dầu ngô, dầu oliu, dầu đậu lành, dầu
vừng, dầu lạc, dầu hướng dương, dầu cọ [28].
Các triglycerid mạch trung bình (Labrafac PG, Myglyol)...
• Chất gây thấm, chất gây phân tán
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Các chất diện hoạt hay chất gây thấm sử dụng trong hỗn dịch có tác dụng
gây thấm, gây phân tán tạo điều kiện giảm nhỏ KTTP dược chất, làm tăng độ
bền trạng thái tập hợp của hỗn dịch.
Việc sử dụng chất gây thấm, gây phân tán thích hợp có tác dụng chống
lại sự bám dính của các tiểu phân với nhau, cản trở quá trình đóng bánh của
hỗn dịch.
Một số chất gây thấm, chất gây phân tán sử dụng trong thiết kế công
thức thuốc tiêm hỗn dịch: Lecithin, PEG 400 caprylic/capric glycerid, nhôm
monostearat, sorbitan monooleat (span 80)... [28].
• Chất gây phân tán trở lại
Glycerol, propylen glycol, PEG 400, polyoxyl 40 hydrogenat... [28].
• Quy trình xử lý chai lọ đựng thuốc tiêm cũng ảnh hưởng tới chất
lượng hỗn dịch [13], [29].
• Nhiệt độ
Nhiệt độ trong quá trình tiệt khuẩn cũng như điều kiện bảo quản tăng
làm tăng động năng của các tiểu phân, dễ gây ra sự tập kết các tiểu phân.
Nhiệt độ tăng có ảnh hưởng tới sự tích điện của bề mặt rắn (tăng quá
trình phản hấp phụ của các ion tạo điện thế bề mặt), làm giảm độ nhớt của
môi trường. Nhiệt độ ảnh hưởng lên lượng hấp phụ của các chất lên bề mặt
tiểu phân theo phương trình:
12
12
2
1
ln
TT
TT
R
H
q
q
ads
−
∆
=
Trong đó, q
1
, q
2
là lượng chất hấp phụ lên bề mặt của 1gam tiểu phân tại
nhiệt độ là T
1
và T
2
, ∆H
ads
là nhiệt hấp thụ, R là hằng số.
Cả 3 mặt ảnh hưởng này dẫn đến giảm độ bền của hỗn dịch. Điều này
giải thích tại sao trên nhãn mác các chế phẩm thường ghi chú “Để nơi mát,
tránh nhiệt độ cao” [13].
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.3. THUỐC TIÊM TÁC DỤNG KÉO DÀI DÙNG TRONG THÚ Y
Thuốc tiêm tác dụng kéo dài là dạng bào chế có nhiều ưu điểm trong
thuốc thú y. Với đặc tính ưu việt của dạng bào chế, thuốc tiêm tác dụng kéo
dài ít phải nhắc lại liều hơn so với dạng bào chế quy ước. Ví dụ, thuốc phòng
chống bệnh tim Heartguard
R
dùng 1 liều /tháng, chế phẩm Excede (ceftiofur
hydroclorid) dùng một liều duy nhất, trong khi đó Naxel (natri ceftiofur) cần
tiêm 2lần/ngày x 3-5 ngày. Do vậy, thuốc tiêm tác dụng kéo dài sẽ thuận tiện
hơn cho người chăn nuôi, giúp tuân thủ liều tốt hơn, tăng hiệu quả điều trị của
thuốc. Mặt khác, số lần tiêm thưa hơn sẽ giúp súc vật ít bị đau, và giảm được
tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, thuốc tiêm tác dụng kéo dài là một dạng
bào chế khó nghiên cứu và phát triển, do một số yếu tố như sự hấp thu bất
thường, gây đau mô nơi tiêm, sự ổn định của chế phẩm, phương pháp phân
tích... [37].
Thị phần của thuốc tiêm tác dụng kéo dài.
Tổng doanh thu của thuốc thú y ở Mỹ năm 1998 là 7 tỉ USD. Trong đó,
thuốc giải phóng có kiểm soát chiếm 1tỉ , trong đó 40% doanh số là của thuốc
tiêm tác dụng kéo dài [37].
1.3.1. Khái niệm thuốc tiêm tác dụng kéo dài
Thuốc tiêm tác dụng kéo dài là thuốc tiêm có khả năng giải phóng liên
tục để duy trì nồng độ dược chất trong ngưỡng điều trị với một khoảng thời
gian dài, nhằm nâng cao hiệu quả và giảm số lần dùng thuốc cho đối tượng sử
dụng [2], [37].
1.3.2. Ưu nhược điểm của thuốc tiêm tác dụng kéo dài
• Ưu điểm:
Duy trì nồng độ dược chất trong phạm vi điều trị tốt hơn,
giảm sự giao động nồng độ thuốc trong máu (tránh hiện tượng đỉnh-
đáy).
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Giảm số lần dùng thuốc, giúp tuân thủ điều trị.
Nâng cao SKD của thuốc do thuốc được hấp thu đều hơn.
Giảm tổng liều, do đó giảm tác dụng phụ, giảm giá thành
điều trị.
• Nhược điểm:
Thuốc tiêm TDKD không thải nhanh ra khỏi cơ thể khi
nhiễm độc.
Đòi hỏi kỹ thuật cao, nên nếu có sai sót trong kỹ thuật bào
chế hay những thay đổi sinh học của cơ thể đều làm thay đổi đáp ứng
lâm sàng (SKD) [37].
1.3.3. Vị trí tiêm
Thuốc tiêm tác dụng kéo dài thường được bào chế dưới dạng tiêm bắp
hoặc tiêm dưới da. Vị trí tiêm ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thu, thời gian
duy trì cũng như sinh khả dụng của thuốc tiêm.
+ Tiêm dưới da: Tiêm vào sâu trong hạ bì, dưới lớp mỡ của da, hầu hết
các súc vật thì nên tiêm vào phía sau tai hoặc vào vùng sau cổ, chỗ da mềm.
+ Tiêm bắp: Là tiêm sâu hơn vào trong cơ, dưới lớp da [37].
1.3.4. Các dạng bào chế thuốc tiêm tác dụng kéo dài
+ Thuốc tiêm hỗn dịch: hỗn dịch nước, hỗn dịch dầu.
+ Thuốc tiêm nhũ tương: dầu/nước, nước/dầu, nước/dầu/nước, vi nhũ
tương [37].
+ Thuốc tiêm chứa vi cầu, dạng gel, liposome và nano... [14].
Trong dạng thuốc tiêm TDKD, lượng thuốc giải phóng quá nhanh sẽ
gây ngộ độc cho đối tượng sử dụng. Vì vậy, cần làm các thử nghiệm giải
phóng in vitro trước khi sản xuất hàng loạt để đưa vào sử dụng. Mô hình giải
phóng phải được xây dựng trước.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cơ chế giải phóng in vitro của của dược chất từ dạng thuốc tiêm TDKD
bao gồm các liposom, hệ phân phối nano, các vi cầu, các hỗn dịch và dạng gel
đã được đề cập tới trong nghiên cứu của Claus và cộng sự. Các con đường
hấp thu thuốc vào cơ thể từ dạng thuốc giải phóng có kiểm soát cũng được mô
tả ở hình 1.2. dưới đây [14].
Hình 1.2. Đường hấp thu thuốc vào cơ thể từ dạng thuốc tiêm giải
phóng có kiểm soát
Joseph và cộng sự chỉ ra rằng hạt nano đang được quan tâm và sử dụng
trong công thức hỗn dịch tiêm. Tính đến năm 2007, đã có 20 công ty trên toàn
thế giới áp dụng công nghệ nano trong bào chế thuốc. Có một cơ sở dữ liệu
chỉ rõ về sự an toàn của thuốc tiêm tĩnh mạch nano. Tuy nhiên, thiết kế liều
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Vào mao mạch
Chia cắt
1 phần thuốc ở
lại vị trí tiêm
Khuếch tán
Vào bạch huyết
Hạch bạch huyết
Hạt < 10µm
Vi cầu
Phân phối vào cơ thể
KLPT nhỏ
KLPT lớn
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thuốc tiêm giải
phóng kiểm soát
dùng dạng thuốc này là rất quan trọng, cần phải cẩn trọng khi xây dựng công
thức và trong quá trình sản xuất.Việc lựa chọn các tá dược có vai trò cốt yếu
để chế phẩm có độ bền trạng thái tập hợp, quyết định đến độc tính của sản
phẩm. Hạt nano sẽ được sử dụng ngày càng rộng rãi, đặc biệt là đối với các
hoạt chất ít tan [30].
Lieven và cộng sự đưa ra công thức thuốc tiêm hỗn dịch nano của
rilpivirin (TMC278), một thuốc điều trị HIV, với 3 kích thước hạt trung bình
là 200, 400, 800nm, chế phẩm ổn định sau 6 tháng bảo quản. Tuy nhiên, kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng ở kích thước hạt 200nm, nồng độ hoạt chất trong
huyết tương đạt được cao hơn và ít thay đổi hơn. Nồng độ thuốc có thể duy trì
trong ngưỡng điều trị tới 3 tháng ở chó và 3 tuần ở chuột sau khi tiêm một
liều đơn [32].
Tushar Nahata và cộng sự đã nghiên cứu công thức tiêm vi cầu tác dụng
kéo dài aripiprazole. Bằng cách phối hợp một tỉ lệ thích hợp giữa hoạt chất và
cholesterol trong công thức vi cầu có thể đạt được sự giải phóng trong khoảng
thời gian là 14 ngày [46].
1.3.5. Các yếu tố liên quan khi thiết kế thuốc tiêm hỗn dịch tác dụng kéo
dài dùng trong thú y
Thông tin về sinh khả dụng và tác dụng trị liệu của sản phẩm là rất quan
trọng. Trước hết là sự ổn định về mặt lý, hoá và vi sinh của chế phẩm. Để có
được chế phẩm đảm bảo chất lượng, thì yêu cầu về công thức và kỹ thuật bào
chế cũng rất khác nhau đối với từng chế phẩm. Mặt khác, thuốc TDKD còn
phải chú ý đến những điểm giống và khác nhau trong sự phân phối thuốc vào
cơ thể giữa người và gia súc [40].
Larsen và cộng sự chỉ ra sự phụ thuộc của tốc độ giải phóng in vivo vào
hệ số phân bố dầu/nước của dược chất. Các hợp chất có hệ số phân bố
dầu/nước cao sẽ giải phóng chậm hơn [37].
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368