Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Dược liệu tác dụng trên đường tiêu hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.06 KB, 24 trang )

1

KHOA THÚ Y
Bộ môn Nội - Chẩn - Dược - Độc chất

DƯỢC LIỆU HỌC CHUYÊN KHOA
DƯỢC LIỆU TÁC DỤNG Ở ĐƯỜNG TIÊU HOÁ

P213 nhà Khoa Thú y



Dược liệu tác dụng đường tiêu hoá
2



Dược liệu kích thích tiêu hoá



Dược liệu có tác dụng tẩy nhuận tràng



Dược liệu cầm tiêu chảy


Dược liệu kích thích tiêu hoá
3




Dược liệu kích thích tiêu hoá gồm những vị thuốc giúp vật

nuôi ăn khoẻ, ăn nhiều, ăn ngon miệng, hoặc làm tăng
khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ở đường tiêu hoá...


Khôi phục lại tính thèm ăn cho gia súc càng sớm càng tốt.



Các vị thuốc này dùng khi vật nuôi bị chứng tiêu hoá kém:
tích thực, chướng bụng dầy hơi, buồn nôn, nôn, đau bụng

đi ngoài, kém ăn..


Dược liệu kích thích tiêu hoá
4

Khi dùng thuốc kích thích tiêu hoá cần chú ý:

+ Ăn uống không tiêu do khả năng tiết dich tiêu hoá bị ức chế (dich da
dày, ruột, tỳ, gan) nên dùng dược liệu có khả năng kích thích công năng
của tuyến ngoại tiết ở đường tiêu hoá. Trường hợp này hay gặp sau khi

vật nuôi vừa khỏi ốm.
+ Thức ăn không tiêu do nhiễm độc tố vi khuẩn, nấm mốc, hoá chất bảo
vệ thực vật, thức ăn kém phẩm chất… dẫn đến giảm nhu động da dày,


ruột, tích khi nhiều (chứng chướng bụng, dầy hơi). Trường hợp này nên
dùng dược liệu kích thích nhu động dạ dày, ruột để thải khí độc qua thực
quản (ợ hơi) và hậu môn (đánh trung tiện)


Dược liệu kích thích tiêu hoá
5

Tuỳ cơ chế, thường gặp các dược liệu có tác kích thích tiêu hoá thuộc

những nhóm sau:
* Nhóm gia vị gồm các chất đắng, cay, chua, ngọt, thơm… dùng với
liều vừa phải có tác dụng làm tăng khả năng tiết dịch đường tiêu hoá,
tăng nhu động dạ dày, ruột.
Có nhiều trong vỏ cam, quýt, hoàng đằng, hoàng liên, thuỷ xương bồ,

ba kích, khổ sâm, sinh địa…
* Các vị thuốc ưu tiên tác dụng trên cơ trơn của đường tiêu hoá
làm tăng nhu động như dược liệu chứa nhiều chất nhầy, cenluloza


Dược liệu kích thích tiêu hoá
6

* Các dược liệu ưu tiên tác dụng đến gan: cholagomm lấy từ

mật của gia súc (trâu, bò, lợn) làm tăng cường sự tạo mật, giúp sự
tiêu hoá mỡ.
Các dược liệu khác như cây lô hội, actisô, củ cải… tác dụng lợi

mật, kích thích tiết mật của tế bào gan.
* Dược liệu kích thích đánh trung tiện, ợ hơi, giúp loại trừ khí

độc ra khỏi đường tiêu hoá: lá thị, đại hội, tiểu hồi, địa liền, quả
bồ kết…


Chỉ xác, chỉ thực
7

Tên khác: xuyên chỉ thực, xuyên chỉ xác. Tên khoa học : chỉ
xác: fructus citrii aurantii ; chỉ thực: fructus aurantii immaturii.
Họ Cam quýt : Rutaceae


Nguồn gốc và chế biến
8

Chỉ xác, chỉ thực đều là những quả phơi khô của chừng 10

cây thuộc chi Citris và Poncirus của họ Cam quýt Rutaceae,
thu ở các thời kỳ khác nhau.
Chỉ thực: thu quả nhỏ, còn non, khi chưa hình thành tâm bì
(múi) của những cây sai cần tỉa bớt hay các quả bị sâu hại,
gió mạnh làm rụng.

Chỉ xác: thu quả to hơn, cũng của cam, chanh, quýt, chấp,
bưởi... bị rụng khi đã hình thành mùi hay những cây sai cần
tỉa bớt, quả gần chín vỏ còn xanh, hái về bổ đôi phơi khô.



Thành phần hoá học
9



Cả chỉ xác, chỉ thực đều có tinh dầu, tuỳ nguồn gốc, tuổi,

loại quả mà hàm lượng, mùi vị khác nhau.


Trong tinh dầu, hesperidin C50H60O27 là hoạt chất chính.



Chỉ thực: ancaloid 0,1%, glucozid 26%, trong đó saponin
chiếm khoảng 6%.



Chỉ xác:



Tinh dầu: chứa nhiều hơn chỉ thực



Vị đắng:



So sánh tác dụng dược lý của chỉ xác và chỉ thực
10



Về mặt thời gian:



Chỉ thực tác dụng mạnh hơn, nhưng thời gian tác dụng ngắn hơn.



Chỉ xác tác dụng chậm nhưng thời gian tác dụng lại dài hơn.



Lượng dịch tiêu hoá: Chỉ xác nhiều hơn so vơí chỉ thực.



Tăng nhu động dạ dày, ruột: chỉ thực mạnh và nhanh hơn chỉ
xác.



Tác dụng:




Chỉ xác khi gia súc bị bệnh thiểu năng dịch



Chỉ thực dùng khi bị táo bón.





Có thể dùng chỉ xác, chỉ thực trong điều trị bệnh sa trực tràng, âm
đạo và tử cung lộn bít tất sau khi đã đưa phân sa vào vị trí cũ.
Chỉ xác, chỉ thực còn được dùng trị ho, hen do đường hô hấp
chứa nhiều dịch, đờm gây khó thở.


Liều lượng
11

Liều dùng trong ngày/con của chỉ xác và chỉ thực.

Trâu, bò, ngựa

20- 80 g

Dê, lợn

15 - 25 g


Thỏ và gia cầm

5 -10 g

Chú ý. Với chỉ thực, tuyệt đối không được dùng quá liều quy định trên.
Gia súc có thai không nên dùng chỉ thực.
Ứng dụng
- Chữa ăn uống khó tiêu, chướng bụng đầy hơi.
- Thiểu năng dịch vị, chống táo bón.


Thuốc tẩy và nhuận tràng
12

Thú y dùng thuốc tẩy khi


Thức ăn nhiễm độc tố nấm mốc, vi khuẩn, chất độc hại hoá
chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y… hoặc bị tích thực, táo
bón lâu ngày gây đau bụng.



Khi vật bị thuỷ thũng, đại, tiểu tiện không thông gây tích nước
xoang bụng phải tẩy để tháo nước ra.



Tẩy giun sán cho vật nuôi.



Ba Đậu
13

Tên khác: mắc vắt, cóng

khói, bã đậu, giang tử, lão
dưỡng tử, ba nhân, mầm
đế, cây dế, cây dết, phồn
(Hoà Bình).
Tên

khoa

học:

Croton

tiglium. L. Họ Thầu dầu:
Euphorbiaceae.


Mô tả, nguồn gốc và phân bố
14



Cây gỗ cao 2 - 4 mét, có khi tới 5- 7 mét. Lá mọc so le,

hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa, là ngọn cành có

màu đỏ.


Trước kia ba đậu nhập từ Ba Thục (Tứ Xuyên, Quảng
Đông, Phúc Kiến, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu…
Trung Quốc).



Tứ Xuyên là nơi có ba đậu trồng nhiều nhất.



Nước ta, mọc ở các tỉnh miền núi, trung du:Tuyên Quang,
Hoà Bình…


Thu hái và chế biến
15



Sau khi trồng 5-6 năm mới có quả, khoảng cuối hè đến

giữa thu quả chín, hái về. Hạt ba đậu cho 3 vị thuốc:


Hạt ba đậu thu quả chín về bóc vỏ phơi khô, nhiều nơi
phơi khô quả còn cả vỏ để tránh mọt, mốc.




Dầu ba đậu ép từ hạt đã bóc vỏ, chỉ thu nhân màu vàng.
Dầu ba đậu rất độc.



Khô dầu ba đậu (ba đậu xương) hạt ba đậu sau khi ép
hết dầu, thú y thường dùng khô dần ba đậu, hoặc ba đậu
đã sao cháy kỹ


Thành phần hoá học
16



Trong hạt ba đậu của ta có 30 – 50% dầu, 18% protein, một glucosid

là crotonosid (2-oxy 6-aminopurin - ribozit), một anbumoza rất độc là
crotin


Hạt ba đậu Trung Quốc có 53-57% dầu, trong dầu có 2-3% croton -

hoạt chất gây tẩy. Crotin gồm 2 chất chính croton-anbumin và crotonglubulin là chất độc với nguyên sinh chất tế bào (protoplasma), làm
vón máu.


Tính chất gây độc của chúng giống như rixin trong hạt thầu dầu,

nhưng mạnh hơn rất nhiều; một giọt dầu ba đậu độc ngang 30 giọt
dầu thầu dầu.


Ứng dụng
17



Dùng dầu ba đậu tẩy, diệt trùng, chữa táo bón. Chỉ 10-20 giọt dầu

nguyên chất đã giết chết một ngựa trưởng thành.


Dầu ba đậu là chất gây phồng rất mạnh và độc. Có thể bôi ngoài da
chữa các mụn độc và trị bệnh bên trong: viêm phổi, phế quản, đau

bụng, tê thấp, đau khớp, áp xe...


Không dùng với động vật đang mang thai, nuôi con bằng sữa và ấu
súc.



Khi vật nuôi ngộ độc do quá liều có thể dùng nước lạnh hoặc nước đá
hay nước hoàng liên, nước đậu đũa để giải độc.


Liều lượng

18



Dùng bôi ngoài, thường dùng 6 -7 giọt dầu ba đậu kết hợp với dầu

thực vật khác: dầu vừng, dầu lạc, dầu thầu dầu…trộn thật đều bằng
bút lông rồi bôi lên da nơi định gây phồng trị bệnh bên trong.


Không được dùng tay sẽ bị bỏng.



Dùng tẩy, thú y chỉ dùng ba đậu sương (khô dầu ba đậu) uống.



Liều trong ngày/con

Trâu, bò, ngựa

4,0 - 12,0g.

Dê, lợn

1,0 - 3,0g.

Chó, mèo


0,2 - 0,5g.


Thuốc cầm ỉa chảy
19

Tên khác: măc pieet, bơ pật (Thái). Tên khoa học: Galla sinensis.

Ngũ bội tử galla sinensis là những tổ (túi đặc biệt) do sâu Schlechtendalia
sinensis Bell tạo ra. Túi thường làm trên cuống lá, cành non của cây diêm phụ
mộc Rhus semialata Murray (Rhus semialata Mill mọc nhiều tại vùng Cao Bằng,
Hà Giang, Lào Cai.
Hàng năm, khoảng tháng 5 - 6, sâu cái Schlechtendalia sinensis bám vào cuống
là hay cành non của cây diêm phụ mộc. Nó trích một lỗ rồi đẻ trứng vào.
Theo phản xạ bảo vệ, cây sẽ tiết mủ, nhựa bọc lấy trứng sâu đang phát triển bên
trong. Tổ sâu lớn dần cùng với sự phát triển của ấu trùng sâu bên trong tạo thành
túi, bọc sâu non.
Túi này do sự phát triển bất thường (mô bào bệnh lý) của phần cây chỗ ấu trùng

sâu nằm mà sinh ra.


20

Ngũ bội tử có 13,47% độ ẩm,

43,20% tanin tan trong nước và
30,13% chất không tan trong nước.
Loại tốt, tanin đạt 60 - 70% thậm trí
80%.

Tanin của ngũ bội tử là acid

galotanic. Thành phần chủ yếu của
nó là penta-m-digaloylglucoza.


Tác dụng dược lý
21



Tanin làm tủa protein của tổ chức da bệnh lý, vết loét,

niêm mạc.


Tanin có tác dụng cầm máu, giảm sự bài tiết dịch ở niêm
mạc, làm miệng vết thương khô ráo, đầu dây thần kinh
cảm giác cũng được bảo vệ do vết thương bị khô, cứng
lại giảm đau hay có cảm giác tê.



Tanin làm tủa ancaloid (trừ morphin), kim loại nặng, giảm
sự hấp thu chất độc qua ống tiêu hoá nên có tác dụng giải
độc.


Ứng dụng điều trị
22


Chữa ỉa chảy, cầm máu. Ngũ bội tử được dùng làm thuốc thu liễm trong

bệnh tiêu chảy, lỵ, xuất huyết, hoàng đản, giải độc.
Dùng làm nguyên liệu trong kỹ nghệ thuộc da, chế mực viết, thuốc
nhuộm...

Dùng ngoài chữa mụn loét, vết thương chảy nước vàng không khô.
*Liều lượng. Liều dùng trong ngày/con như sau
Trâu, bò, ngựa

2,0 – 5,0g

Dê, cừu, lợn

1,0 –2,0g

Chó, mèo, thỏ

0,2 – 0,5g


Cây sim
23

Tên khác: đương lê, sơn nhậm,

nhậm tử, đào kim nương, đào kim
cương (Tầu). Tên khoa học :
Rhodomyrtus


(Myrtus

tomentosa

tomentosa

canescens

Lour).

Ait,
Họ

Wigtat

Myrtus
Sim

Myrtaceae.
Sim mọc hoang ở hầu hết đồi đất
vùng núi và trung du. Cây nhỏ cao
1-2 hay 3m.


Cây sim
24

* Bộ phận dùng và chế biến


Thu lá, búp non quanh năm, dùng tươi hay phơi khô. Thường sắc hoặc
nghiền bột nhỏ. Cũng có thể dùng quả, búp sim tươi.
*Thành phần hoá học
Quả chín mùi thơm, vị ngọt, sơ bộ thấy trong quả chứa sắc tố màu
anthocyanosid tác dụng mát, thanh nhiệt, tanin và đường.
Trong lá và búp non sim có chứa nhiều tanin.
*Ứng dụng
Dùng búp, lá non chữa tiêu chảy, đi lỵ, nấu nước rửa vết thương, vết loét.
Quả chín dùng để ăn có tác dụng mát, thanh nhiệt.
*Liều lượng
Lá, búp non khô, liều dùng trong ngày/con
Đại gia súc 100-300g, sắc đặc uống. Tiểu gia súc dùng liều 1/3-1/2.



×