Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Một số đề văn tổng hợp nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.73 KB, 5 trang )

MỘT SỐ ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP THÊM &TỔNG HP NÂNG CAO:
ĐỀ1:Hình ảnh người phụ nữ qua một số tác phẩm đã học và đọc thêm: Bếp lửa. Chiếc lược ngà, Khúc
hát ru những em bé trên lưng mẹ, Con cò.
ĐỀ2: Hình ảnh người lính trong hai bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính
(Phạm Tiến Duật).
Đề 3: Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn có cái đẹp từ con người đến văn chương,
Đề4: Tính hay khoe làng là một cái tật xấu đáng yêu của nhân vật ông Hai trong truyện “Làng”(Kim
Lân).
Đề 5:Vẻ đẹp tình đồng đội trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
Đề 6: Đất nước và con người Việt Nam qua những tác phẩm truyện đã học trong chương trình Ngữ văn 9.
Đề 7: “Sang thu” của Hữu Thỉnh không chỉ là sự cảm nhận tinh tế về đất trời, mà còn là sự chiêm
nghiêm của con người về cuộc đời.
Đề 8: Tình cha con trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
Đề 9: Mỗi lần đọc “nh trăng” của Nguyễn Duy là một lần đối diện với chính mình và thể hiện sự giao
hoà giữa con người với thiên nhiên.
Đề 10: “Bếp lửa” (Bằng Việt) sưởi ấm một đời người.
Đề 11: Đất nước và con người Việt Nam qua những tác phẩm thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9.
Đề 12: Bài học làm người trong “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm.
Đề 13: Nỗi lòng của Thuý Kiều trong đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích “Truyện Kiều”-Nguyễn Du).
Đề 14: Suy nghó về chiếc bóng trên tường trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”(Nguyễn Dữ)
Đề 15: Tình cha con trong hai tác phẩm: “Lão Hạc” (Nam Cao) và “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang
Sáng)
Đề 16: Lẽ sống cao đẹp trong “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

Đề 15: Tình cha con trong hai tác phẩm: “Lão Hạc” (Nam Cao) và “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang
Sáng)
ĐỀ2: Hình ảnh người lính trong hai bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính
(Phạm Tiến Duật).

MÔN NGỮ VĂN
Ngày : 09/6/2007


Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
Hãy xác đònh và chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn sau:
(1) Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chò Dậu. (2) Nhanh như cắt, chò Dậu nắm ngay được gậy
của hắn. (3) Hai người giằng co nhau, đu đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. (4) Hai đứa trẻ con
kêu khóc om sòm. (5) Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chò chàng con mọn, hắn bò chò này túm tóc lẳng
cho một cái, ngã nhào ra thềm.
(Trích tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố)
Câu 2: (1 điểm)
Trong bài thơ “Ông đồ”, nhà thơ Vũ Đình Liên đã dùng những từ ngữ xưng hô nào để gọi ông đồ? Nêu cảm nhận về
cái hay trong cách dùng các từ ngữ đó của nhà thơ?
Câu 3: (7 điểm) Chọn một trong hai đề sau:
ĐỀ 1: Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh không chỉ là sự cảm nhận tinh tế về đất trời, mà còn là sự chiêm nghiệm của
con người về cuộc đời.


ĐỀ 2: Vẻ đẹp tình đồng đội của người lính vệ quốc những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp trong bài thơ “Đồng
chí” của Chính Hữu.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu1: Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn:
-Phép lặp từ ngữ (0,5 đ): + “chò Dậu" (câu 1 và câu 2)
+ “hắn” (câu 2 và câu 5)
+ “gậy” (câu 1, câu 2 và câu 3).
-Phép thế (0,5đ):
+“hắn” (câu 2) thế cho “người nhà lý trưởng” (câu 1)
+ “hai người” (câu 3) thế cho “chò Dậu “ và “hắn” (câu 2)
+ “nhau” và “ai nấy” (câu 3) thế cho “hai người”(câu 3) và “chò Dậu “ và “hắn” (câu 2).
+ “anh chàng”hầu cận ông lí” và “hắn” (câu 5) thế cho” người nhà lí trưởng”(câu 1)
+” chò chàng con mọn” và “chò này” (câu 5) thế cho “chò Dậu” (câu1, 2)
-Phép liên tưởng (0,5đ): sấn sổ bước đến, giơ, đánh (câu 1) - nắm ngay (câu 2) - giằng co, đu đẩy, buông…ra, áp vào

vật (câu 3)-túm tóc lẳng-ngã nhào (câu 5).
- Phép nối (0,5đ): kết cục (câu 5)
Câu 2:
-Trong bài thơ, tác giả đã gọi ông đồ bằng nhiều cách khác nhau: (0,5đ)
+ Mở đầu bài thơ, tác giả gọi “ông đồ già” (Mỗi năm hoa đào nở, Lại thấy ông đồ già):
+Tiếp đến là “ông đồ” (Ông đồ vẫn ngồi đấy)
+ Kết thúc bài thơ là”ông đồ xưa” (Không thấy ông đồ xưa) và “những người muôn năm cũ”
- Cái hay của cách dùng từ ngữ xưng hô này: (0,5đ)
Từ “già”(gợi liên tưởng về người có nhiều tuổi ) được thay bằng “xưa” và “những người muôn năm cũ” giàu sức gợi
(vừa gợi tả, gợi cảm, vừa gợi liên tưởng cái đã cũ, đã thành quá khứ, trở thành hoài niệm trong ký ức). Vì sau sự vận
động của thời gian, sự biến đổi của xã hội, mỗi năm ông đồ già càng già thêm; và bây giờ ông thành cái đã cũ, thành
quá khứ, đã thành thiên cổ rồi. Vì thế, cái hay của cách dùng từ xưng hô này là thể hiện được niềm hoài cổ âm thầm
mà sâu sắc của nhà thơ.
Câu 3:
ĐỀ 1: Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh không chỉ là sự cảm nhận tinh tế về đất trời, mà còn là sự chiêm nghiệm của
con người về cuộc đời.
Cần nêu được các ý cơ bản sau:
1. Khái quát về tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ “Sang thu”: (1điểm)
-Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết rất hay về con người, cuộc sống ở nông thôn và đặc biệt là về mùa thu.
- Bài thơ “Sang thu” là một trong số đó. Bài thơ được ông sáng tác vào cuối năm 1977, in lần đầu trên báo “Văn
nghệ” không chỉ là sự cảm nhận tinh tế về đất trời, mà còn là sự chiêm nghiệm của con người về cuộc đời .
2 . Bài thơ “Sang thu” thể hiện sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu: (4điểm)
Từ cuối mùa hạ sang đầu mùa thu, đất trời có những biến chuyển trong không gian rất nhẹ nhàng mà rõ rệt. Những
biến chuyển đó đã được Hữu Thỉnh cảm nhận bằng sự rung động của trái tim thi só và thể hiện qua những hình ảnh thơ
thơ mộng, giàu sức biểu cảm:
+ Sứ giả báo tin thu về trong bài thơ này của Hữu Thỉnh là những hình ảnh về một cảnh chớm thu, cuối mùa hạ sang
đầu mùa thu rất đơn sơ, mộc mạc mà vô cùng quen thuộc ở vùng đồng bằng Bắc bộ; đó là: tín hiệu của sự chuyển mùa
từ ngọn gió mang hương ổi (Bỗng nhận ra hương ổi, Phả vào trong gió se), hình ảnh sương giăng trước ngõ (Sương
chùng chình qua ngõ).
+ Nhà thơ cảm nhận mùa thu về bằng sự rung động thật tinh tế. Đó là sự ngỡ ngàng và sung sướng của lòng người

mong đợi mùa thu (Hình như thu đã về ) ; sự cảm nhận bằng nhiều giác quan: bắt đầu là khứu giác qua hương ổi phả
vào trong gió se, tiếp theo là thò giác với làn sương quấn qt trong những hàng cây dọc theo lối ngõ, dòng sông” được
lúc dềnh dàng” và những đàn chim “bắt đầu vội vã” bay gấp gáp hơn ở buổi hoàng hôn, hình ảnh một đám mây thật
bất ngờ và nhiều thi vò “Vắt nửa mình sang thu”, cơn mưa ào ạt, mạnh mẽ vẫn còn nguyên, nhưng cũng đã thưa dần
“Đã vơi dần cơn mưa”, những cơn sấm bất ngờ trên hàng cây đứng tuổi cũng rất đẹp.
3. Bài thơ “Sang thu” còn là sự chiêm nghiệm của con người về cuộc đời : (2điểm)
Hai câu cuối bài thơ “Sấm cũng bớt bất ngờ, Trên hàng cây đứng tuổi” có hai tầng nghóa:
Một là tả thực hiện tượng sấm chớp và hình ảnh hàng cây trong cơn mưa cuối hạ: mùa thu sang làm bớt đi những tiếng
sấm bất ngờ trên những hàng cây đứng tuổi (cây cao niên); hoặc nhân hoá lên làm cho cảnh trở nên thi vò hơn là hàng
cây đứng tuổi (cây cao niên) không còn bất ngờ, bò giật mình vì tiếng sấm nữa
Hai là , qua hình ảnh tả thực này, Hữu Thỉnh muốn gửi gắm suy ngẫm của mình như nhà thơ đã có lần tâm sự: khi con
người đã từng trải thì bản lónh cũng vững vàng hơn trước những thử thách của cuộc đời.



ĐỀ 2: Vẻ đẹp tình đồng đội của người lính vệ quốc những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp trong bài thơ “Đồng
chí” của Chính Hữu.
Cần nêu được các ý cơ bản sau:
1. Khái quát về đề tài người lính trong thơ ca chống Pháp và về bài thơ “Đồng chí”:(1điểm)
-Khi cuộc kháng chiến chống Pháp đi vào hồi quyết liệt thì người lính cụ Hồ đã trở thành đề tài trung tâm trong văn
học. Chỉ tính riêng mặt thơ ca, có rất nhiều thi phẩm viết khá hay về đề tài này như: Nhớ (Hồng Nguyên), Cá nước
(Tố Hữu), Tây Tiến (Quang Dũng),… Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là một trong số đó.
- Bài thơ “Đồng chí” được Chính Hữu sáng tác vào đầu năm 1948, sau thắng lợi chiến dòch Việt Bắc (1947), được in
trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966). Bài thơ đã khắc hoạ rõ vẻ đẹp tình đồng đội của những người lính trong những
năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp qua giọng thơ tâm tình tràn đầy cảm xúc .
2. Vẻ đẹp tình đồng đội của những người lính vệ quốc trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp được khắc
hoạ trong bài thơ:
- (2điểm) Tình đồng chí của những người lính kháng chiến chống Pháp có cơ sở sâu xa, trước hết là sự gần gũi của
những con người cùng cảnh ngộ xuất thân nghèo khó khiến họ từ “xa lạ” trở nên “quen nhau”rồi thành “đồng chí” (Quê
hương anh nước mặn đồng chua, Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá, Tôi với anh đôi người xa lạ, Tự phương trời chẳng

hẹn quen nhau), họ là những người cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu ( Súng bên súng, đầu sát bên đầu), cùng
sẻ chia mọi gian khổ và niềm vui cho nhau thêm thắt chặt tình cảm của những người lính (Đêm rét chung chăn thành
đôi tri kỉ)
-(2,5điểm) Đó còn là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau được Chính Hữu tả thực theo lối liệt kê
trong những câu thơ sóng đôi tương đồng, vừa bổ sung ý cho nhau thật là khéo léo và tinh tế:
+Trước hết là những nỗi khổ về tinh thần, bởi họ rất nặng tình với quê hương, gia đình ( Ruộng nương anh gứi lại bạn
thân cày, Gian nhà không mặc kệ gió lung lay, Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính).
+ Sau nữa còn là những nỗi khổ về vật chất với những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống vật chất của người lính
những năm kháng chiến chống Pháp hiện lên thật cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày,… với sự khổ
sở bò những cơn sốt rét rừng hành hạ (người nóng sốt hầm hập, mồ hôi ra ướt sũng mà vẫn cứ ớn lạnh đến run người),
vớiø cái cảm giác của “miệng cười buốt giá” (trời buốt giá, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt
ra chảy máu.)
+Thế nhưng những người lính vẫn cười trong gian lao, thiếu thốn đó, bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng chí
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
-(1,5điểm) Quan trong hơn hết ở những người lính kháng chiến chống Pháp là ý chí sẵn sàng chiến đấu diệt thù: Ba câu
cuối cùng kết thúc bài thơ bằng những hình ảnh thơ vừa tả thực vừa tượng trưng, tạo nên vẻ đẹp về cuộc đời người lính
cụ Hồ thời kháng chiến: rất thi só, hiện thực mà cũng rất lãng mạn:
+ Hình ảnh “Đêm nay, rừng hoang, sương muối” gợi lên những khắc nghiệt, gian khổ mà người lính gặp phải.
+ Hình ảnh“Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” thể hiện sự gắn bó chủ động và tự tin ở người lính.
+ Nổi bật nhất và đẹp nhất là hình ảnh “Đầu súng trăng treo” tả thực cảnh trăng một đêm khuya khi người lính phục
kích giữa rừng hoang; đêm càng khuya, trăng càng hạ thấp như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Hơn nữa, “súng” biểu
tượng cho sự chiến đấu; “trăng” biểu tượng cho cuộc sống thanh bình, thơ mộng. Vì thế, hình ảnh thơ còn có ý nghóa
tượng trưng cho tinh thần chiến đấu cho cái đẹp và sự thanh bình của quê hương, đất nước.

MÔN NGỮ VĂN
Ngày :13/6/2007
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm) Phân tích nghóa tường minh và nghóa hàm ẩn trong những câu in đậm trong đoạn trích sau:
Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu…
-Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bòch luôn vào ngực chò Dậu mấy bòch, rồi lại sấn đến để trói anh Dậu…
Chò Dậu nghiến hai hàm răng:


-Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chò túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa…
(“Tắt đèn”-Ngô Tất Tố)
Câu 2: (2 điểm)
Phân tích cái hay của Nguyễn Du trong việc miêu tả tiếng đàn của nàng Kiều ở các câu thơ sau:
(1) Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
(2) Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa
(Trích“Truyện Kiều” của Nguyễn Du)
Câu 3: (6 điểm)
Cảm nghó của anh (chò) về tình cha con trong chiến tranh ở truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (2 điểm)
Câu: Tha này! Tha này!
-NTM:(0,5đ) Thế này là tha đây.
-HY: (0,5đ) Quyết trò tội, không tha.
Câu: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
-NTM: (0,5đ) Thách trói.
-HY: (0,5đ) Quyết chống lại, răn đe là sẽ có phản ứng trở lại.
Câu 2: (2 điểm)
a)Trong bốn câu thơ, Nguyễn Du sử dụng phép tu từ so sánh kết hợp cách lặp cấu trúc câu theo lối tương phản để tả
tiếng đàn của nàng Kiều:
- Cả 4 câu đều dùng phép so sánh: (0,5đ)
+ Cặp câu lục bát (1) tả âm sắc của tiếng đàn:
Câu 1: Độ “trong” của tiếng đàn so sánh với “tiếng hạc bay qua” ( tiếng hạc kêu khi bay qua ngang trời).

Câu 2: Độ “đục” của tiếng đàn so sánh với tiếng “nước suối mới sa nửa vời” (tiếng nước suối đổ xuống nửa chừng).
+ Cặp câu lục bát (2) tả nhòp điệu của tiếng đàn:(0,5đ)
Câu 1: Nhòp “khoan” của tiếng đàn so sánh với “gió thoảng ngoài”( gió nhẹ thoảng bên ngoài).
Câu 2: Nhòp “mau” của tiếng đàn so sánh với “sầm sập như trời đổ mưa”(đổ ào ào xuống của cơn mưa)
- Cả 4 câu đều lặp cấu trúc câu theo lối tương phản :(0,25)
+ Trong như … - Đục như …
+ Khoan như … - Mau như …
b) Nguyễn Du so sánh âm thanh và nhòp điệu của tiếng đàn nàng Kiều với các hiện tượng của tự nhiên nhằm:
- Một mặt diễn tả được đúng các đặc điểm nghệ thuật biểu diễn đàn của nàng Kiều : (0,5đ)
+Tiếng đàn có nhiều âm sắc, cung bậc rất phong phú và đa dạng của một tài năng tuyệt vời.
+ Kiều đánh đàn mà tưởng chừng nàng đang vẽ ra những bức tranh thiên nhiên bằng tiếng đàn.
- Mặt khác hoà nhập được tiếng đàn (và những nỗi niềm mà Kiều thổ lộ qua tiếng đàn) với âm thanh và nhòp điệu của
tự nhiên. (0,25đ)
Câu 3: (6 điểm) HS có thể trình bày hệ thống ý theo nhiều hướng khác nhau:
(1) Nêu tình huống độc đáo của truyện, từ đó phân tích kết hợp nêu cảm nghó về tình cảm cha con của anh Sáu và bé
Thu qua lời kể của người bạn(nhân vật tôi).
(2) Lồng vào các tình tiết bất ngờ và hợp lý của tình huống truyện mà phân tích kết hợp nêu cảm nghó về tình cảm cha
con của anh Sáu và bé Thu qua lời kể của người bạn(nhân vật tôi).
Những ý cơ bản cần có:
1.Khái quát về tác giả và tác phẩm: (0,5đ)
-Nguyễn Quang Sáng là nhà văn của Nam Bộ. Truyện của ông thường có cốt truyện hấp dẫn, xoay quanh những tình
huống khá bất ngờ và cách kể chuyện thoải mái, tự nhiên bằng giọng thân mật, dân dã. “Chiếc lược ngà” là truyện
ngắn tiêu biểu cho phong cách đó của ông. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966,
tại chiến trường Nam Bộ, trong thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ đang hồi quyết liệt.
-Truyện tuy viết về đề tài chiến tranh, nhưng lại tập trung nói lên tình người – tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu
trong hoàn cảnh thật là éo le, xúc động.
2. Phân tích tình cha con trong chiến tranh của anh Sáu và bé Thu ở truyện :


Truyện“Chiếc lược ngà” có cốt truyện khá chặt chẽ với những yếu tố bất ngờ nhưng hợp lý, do một người bạn thân

của anh Sáu-nhân vật “tôi” chứng kiến và kể lại. Và, tình cha con của anh Sáu và bé Thu trong truyện được thể hiện
thật éo le và cảm động qua hai tình huống khá bất ngờ nhưng thật hợp lý:(0,5đ)
a. Diễn biến tâm trạng của bé Thu trong lần gặp cha về thăm nhà: (2,5đ)
-Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra anh Sáu là cha: Tâm lí và thái độ ấy của bé Thu được biểu hiện
qua hàng loạt chi tiết mà người kể chuyện quan sát và thuật lại rất sinh động: (nêu dẫn chứng và phân tích)
* Lời bình: Tính cách gan lì và sự phản ứng của bé Thu phát triển theo chiều hướng tăng cấp, ngày càng quyết liệt,
nhưng hoàn toàn không đáng trách./ Phản ứng tâm lý của bé Thu là hoàn toàn tự nhiên, nó còn chứng tỏ một cá tính
mạnh mẽ, một tình cảm chân thật, sâu sắc. / Trong cái cứng đầu của bé Thu như còn ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ
về một tình yêu dành cho người cha.
-Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra anh Sáu là cha:
+Trong buổi sáng cuối cùng, trước phút anh Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đột ngột thay đổi
hoàn toàn: (nêu dẫn chứng và phân tích)
+Có được sự thay đổi đó, bởi trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, bé Thu đã được bà ngoại giải thích về vết thẹo làm thay
đổi khuôn mặt của ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu đã được giải toả và ở bé Thu nảy sinh một trạng thái như là sự ân hận,
hối tiếc : (nêu dẫn chứng và phân tích).
*Lời bình: Cảm nhận được vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của bé Thu: tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật
dứt khoát, rạch ròi; còn cá tính là sự cứng cỏi đến mức tưởng như ương ngạnh, nhưng bé vẫn là một đứa trẻ với tất cả
nét hồn nhiên, ngây thơ của trẻ con. Thực chất hai thái độ và hành động trái ngược nhau ở bé Thu chỉ là sự thống nhất
trong một tính cách, tâm hồn của nhân vật. / Qua đó, ta thấy tác giả rất am hiểu tâm lý trẻ con và diễn tả thật sinh
động bằng tấm lòng yêu mến, trân trọng đối với trẻ thơ.
b.Diễn biến tình cảm cha con sâu nặng của anh Sáu đối với bé Thu: (2,5đ)
-Nỗi khát khao của người cha mong được gặp lại con: (nêu dẫn chứng và phân tích)
-Người cha với nỗi khổ và niềm vui trong ba ngày về thăm nhà: (nêu dẫn chứng và phân tích)
-Niềm yêu quý và thương nhớ con của anh Sáu khi trở lại cứ: (nêu dẫn chứng và phân tích)
* Lời bình: Nhà văn đã diễn tả thật xúc động tình cảm thắm thiết, sâu nặng của anh Sáu đối với bé Thu trong hoàn
cảnh éo le của chiến tranh; qua đó, khẳng đònh và ngợi ca tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trò nhân bản sâu
sắc, nó càng cao đẹp hơn trong những cảnh ngộ khó khăn.




×