Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Một số đề văn tổng hợp VHVN nửa cuối TK 18 nửa đầu TK 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.26 KB, 7 trang )

MỘT SỐ ĐỀ VĂN TỔNG HP VĂN HỌC VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ KỶ XVIII - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

ĐỀ1:
Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX thấm nhuần tinh thần nhân đạo sâu
sắc.
Bằng một số tác phẩm văn học đã học và đọc thêm của giai đoạn văn học này, anh (chò) hãy làm sáng tỏ điều đó.
Hướng dẫn làm bài: (Phạm vi tư liệu chỉ dùng trong chương trình Ngữ văn 9 và có mở rộng một ít kiến thức)
1. Khái quát về chức năng văn học, về xã hội phong kiến và văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XVII và
đầu thế kỷ XIX, từ đó nêu đề:
Đònh nghóa về văn học, Macxim Gorky –nhà văn Xô Viết lỗi lạc đã viết :“Văn học là nhân học”. Vâng, đúng thế.
Văn học lấy con người và cuộc sống làm đối tượng trung tâm để sáng tác. Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực
đời sống xã hội. Chế độ phong kiến Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XIX đã bước vào thời kỳ
suy vong, mục ruỗng. Các thế lực thống trò của xã hội gây nên chiến tranh liên miên, ra sức bóc lột, chà đạp lên
cuộc sống, quyền sống và vận mệnh của nhân dân. Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu
thế kỷ XIX đã là tấm gương phản ánh chân thật và sinh động về xã hội phong kiến thời kỳ này. / Các tác giả giai
đoạn văn học này đứng trên lập trường nhân sinh sáng tác nhiều tác phẩm có giá trò sâu sắc phản ánh thực trạng đó,
nhất là giá trò nhân đạo. Vì thế, có ý kiến cho rằng: “Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu
thế kỷ XIX thấm nhuần tinh thần nhân đạo sâu sắc”.
2. Chứng minh văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX thấm nhuần tinh
thần nhân đạo sâu sắc:
2.1 Thế nào là tinh thần nhân đạo trong văn học?
Nhân đạo là lòng yêu thương con người nói chung. Tinh thần nhân đạo trong văn học thể hiện ở sự ngợi ca, trân
trọng, cảm thông, yêu thương và bênh vực con người; ở chỗ nói lên những ước mơ khát vọng chân chính của con
người; đồng thời còn là sự lên án, tố cáo những thế lực đen tối, phi nhân bản chà đạp lên giá trò, nhân phẩm và
quyền sống con người.
2.2 Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX thấm nhuần tinh thần nhân đạo sâu
sắc:
Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX thấm nhuần tinh thần nhân đạo sâu sắc.
Các tác phẩm văn học như: “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ, tiểu thuyết chương hồi “Hoàng Lê nhất thống
chí” của Ngô gia văn phái, “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn - Đoàn Thò Điểm, “Cung oán ngâm khúc”


của Nguyễn Gia Thiều, các tác phẩm của Nguyễn Du, nhất là “Truyện Kiều”, thơ của Hồ Xuân Hương, … là những
tiếng nói nhân đạo mạnh mẽ của văn học giai đoạn này.
a. Tinh thần nhân đạo của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, trước hết là sự
ngợi ca những giá trò phẩm chất tốt đẹp của con người và tấm lòng cảm thông, yêu thương, bênh vực con người của
các nhà văn, nhà thơ. Cụ thể:
-Sống trong xã hội phong kiến ấy, người lao động, nhất là người phụ nữ dù có giá trò và phẩm chất cao đẹp đến đâu,
họ vẫn không có quyền tự do đònh đoạt lấy số phận và quyền sống của mình:“Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy
nổi ba chìm với nước non, Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” (“Bánh trôi nước”- Hồ Xuân Hương).
-Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, ta bắt gặp nàng Kiều là hiện thân của cái đẹp và tài năng. Nàng không chỉ
kiều diễm, rực rỡ: “Làm thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hơn kém xanh, Một hai nghiêng nước
nghiêng thành”, mà còn là một tài năng tuyệt vời: “Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi họa đủ mùi ca
ngâm”. Kiều còn là người con chí hiếu với cha mẹ. Gia đình bò tai biến, nàng hy sinh tình riêng, bán mình để cứu
cha và em để làm tròn đạo hiếu khiến ta xúc động và cảm phục: “Hạt mưa sá nghó phận hèn, Liều đem tấc cảo
quyết đền ba xuân”. Một người phụ nữ vẹn toàn như thế, lí ra phải được sống sung sướng, hạnh phúc theo ước
nguyện, thế nhưng đứng trước những nghiệt ngã của cuộc đời, nàng đã phải câm lặng làm món hàng để mặc cho bọn
buôn thòt bán người mua bán, đổi chác thật đáng thương: “Cò kè bớt một thêm hai, Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn
trăm”. Thậm chí, nàng còn bò đày đọa đến chỗ: “Hết nạn nọ đến nạn kia, Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”.
-Đau xót cho số phận những con người vò vùi dập trong xã hội phong kiến ấy, Nguyễn Du không chỉ một lần thốt
lên:“Thương thay cũng một kiếp người, Hại thay mang lấy sắc tài làm chi”. Nỗi đau càng tăng lên khi những phận
bạc ấy lại là những người phụ nữ yếu đuối như Kiều càng làm cho đầu ngọn bút của Nguyễn Du như rõ máu và nước
mắt thấm từng trang “Truyện Kiều”: “Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
- Cũng xuất phát từ tấm lòng yêu thương ấy, Hồ Xuân Hương ngợi ca phẩm chất sáng ngời và cao quý của họ: “Mà
em vẫn giữ tấm lòng son” (Bánh trôi nước).“Lòng son” chính là lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ đã lay
động trái tim đa tài đa tình và đa cảm của nữ só Hồ Xuân Hương.


b.Cũng đứng trên lập trường nhân văn ấy, các tác giả giai đoạn văn học này còn nói lên những ước mơ, khát vọng
chân chính của người lao động trong xã hội phong kiến. Đó là những ước mơ về công lý, những khát vọng về tự do, về
cuộc sống hạnh phúc. Cụ thể:
-Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du gửi gắm những khát vọng, những ước mơ đó của người lao động qua hình tượng

nhân vật Từ Hải, Từ Hải là người anh hùng xuất chúng, con người có tài năng đích thực “Rằng: Từ là đấng anh
hùng, Dọc ngang trời rộng vẫy vùng biển khơi”. Từ Hải sống tự do, phóng khoáng, không bò ràng buộc bởi những
thể chế nào của xã hội phong kiến: “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”. Cao hơn nữa, Nguyễn Du còn để cho Từ
Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải đã đưa Kiều-một cô gái lầu xanh lên làm chánh án để thực hiện công lý rạch
ròi theo ước nguyện của nhân dân “Ở hiền gặp lành”, “Gieo gió gặt bão”. Đây là một tiến bộ vượt bậc, là một biểu
hiện của khát vọng công lý, công bằng xã hội.
-Đặc biệt là các nhà văn trong giai đoạn văn học này còn hướng tiếng nói văn chương của mình đến một khía cạnh
khác của đời sống tinh thần của người lao động, đó là tình cảm riêng tư, cụ thể là ước mơ về tình yêu và hôn nhân tự
do, tự nguyện, về cuộc sống hạnh phúc gia đình:
+Nếu như Phạm Thái chỉ cất tiếng khóc thương người yêu Trương Quỳnh Như vì sự ép buộc hôn nhân của cha mẹ
mà phải tự vẫn để giữ trọn tình yêu với ông: “Nương tử ơi! Chướng căn ấy bởi vì đâu? Oan thác ấy bởi vì đâu cho
đến nỗi xuân tàn hoa nụ, thu lẫn trăng rằm?” (Văn tế Trương Quỳnh Như), thì Nguyễn Du táo bạo hơn là ông đã tạo
cho Kim Trọng và Thúy Kiều một mối tình tuyệt đẹp . Tình yêu của họ là tự do, tự nguyện, trong sáng và thủy chung:
“Vầng trăng vằng vặc giữa trời, Đinh ninh hai miệng một lời song song”. Tình yêu của họ đã vượt ra ngoài vòng lễ
giáo của phong kiến, một tình yêu chưa có thời ấy: “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”.
+Nữ só Hồ Xuân Hương cũng táo bạo không kém khi bà đại diện cho những người phụ nữ thẳng thắn lên tiếng bộc
lộ tình yêu của mình trước phái mày râu một cách chân thành:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi”
(Mời trầu)
Qua việc mời trầu, Xuân Hương nói đến chuyện tình duyên. Xuân Hương không chấp nhận cái tình cảm lứa đôi hờ
hững, bạc bẽo. Bà đòi hỏi đã đến với nhau thì phải là một tình yêu nồng nàn, thắm thiết và chân tình. Bởi đó là một
khát vọng chân chính cần phải được trân trọng.
- Các nhà văn, nhà thơ trong giai đoạn văn học này còn quan tâm đến khát vọng về cuộc sống hạnh phúc của con
người. Đó là sự mong mỏi được sống sum vầy hạnh phúc, đoàn viên gia đình:
+ Trong “Chinh phụ ngâm”(Đặng Trần Côn-Đoàn Thò Điểm), người chinh phụ chờ đợi chồng đến mòn mỏi. T]ừng
đêm nhìn ra ngoài thấy cảnh hoa nguyệt quấn qt nhau: “Hoa giải nguyệt, nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa, hoa
thắm từng bông” làm thức dậy trong lòng nàng cái xuân tình thầm kín, cái khát vọng được hạnh phúc cùng chồng:

“Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng phùng, Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau”.
+Trong “Cung oán ngâm”(Nguyễn Gia Thiều), người cung nữ rất thiết tha với cuộc sống, khao khát hạnh phúc yêu
đương. Khi bò ruồng bỏ, nàng khắc khoải chờ đợi bóng xe vua-tức bóng hạnh phúc-sẽ đến với mình, mặc dù sự chờ
đợi đó chỉ là vô vọng: “Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng, Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền”. Phải sống trong
cảnh cô đơn, tàn rụi dần mòn, có lúc nàng bực tức muốn: “Giang tay muôn dứt tơ hồng, Bực mình muốn đạp tiêu
phòng mà ra” và ước ao về một mái ấm gia đình tuy bình dò nơi thôn dã, nhưng hạnh phúc: “Cùng nhau một giấc
hoành môn, Lau nhau ríu rít cò con cũng tình”.
+Và, sự đoàn tụ của gia đình Kiều và sự tái hợp của mối tình Kim-Kiều ở cuối tác phẩm “Truyện Kiều” phải chăng
cũng chính là sự phản ánh ước mơ, khát vọng về một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc của những người dân lương
thiện?
c. Mặt khác tinh thần nhân đạo trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX còn
thể hiện ở sự lên án các thế lực phi nhân bản chà đạp, vùi dập con người và quyền sống của họ :
-Đứng đầu các thế lực phi nhân bản chà đạp, vùi dập con người và quyền sống của họ là bọn vua chúa phong kiến
thời mục ruỗng, suy vong: Trong “Hoàng Lê nhất thống chí”, các tác giả nhóm Ngô gia văn phái lên án các ông vua
chẳng ra vua của thời Lê mạt: Lê Hiển Tông chỉ biết “chắp tay rũ áo”, cam phận làm bù nhìn, bạc nhược đến mức
phó mặc trách nhiệm cho nhà chúa “Trời sai nhà chúa phò ta. Chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui: mất chúa tức là cái
lo về ta, ta còn vui gì”. Lê Chiêu Thống thì rước giặc vào nhà, “đê hèn, khuất phục” trước giặc Mãn Thanh để mong
cứu vãn cái ngai vàng sắp sụp đổ. Lê Duy Mật thì “chỉ là một cục thòt trong cái túi da mà thôi”. Chẳng một ông vua
nào quan tâm đến vận mệnh của đất nước, cuộc sống của nhân dân. Trong “Vũ trung tùy bút”, Phạm Đình Hổ cũng
không kiêng nể gì khi hạ bút vạch trần thói hoang dâm vô độ, ăn chơi xa xỉ hao tốn không biết bao nhiêu là tiền của


và công sức của nhân dân của chúa Trònh Sâm và việc ỷ thế nhfa chúa mà làm càn, hoành hành, tác oai tác quái
của bọn hoạn quan trong phủ chúa.
-Các thế lực ấy được thể hiện rõ nét trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Trước hết là thế lực quan lại phong kiến.
Bọn quan lại từ thấp đến cao chỉ là một lũ trơ tráo, bỉ ổi, dâm ô: Chúng là một tên quan đòa phương bắt người đánh
đập vô cớ và xử người theo luật của đồng tiền “Có ba trăm lạng việc này mới xong”. Chúng còn là tên quan xử một
cách tùy tiện, cảm tính về vụ Thúc ông kiện con “Đã đưa đến trước cửa công, Ngoài thì là lý song trong là tình”.
Chúng còn là bọn lừa đảo giết chồng người rồi ép vợ người bò giết làm trò tiêu khiển như tên Tổng đốc trọng thần
Hồ Tôn Hiến “Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”. Tiếp đến là vợ con bọn quan lại . Đó là mẹ con họ Hoạn bày ra trò

đánh ghen rất thâm hiểm và tàn nhẫn đối với Kiều:sai người đốt nhà, bắt cóc Kiều về làm nô lệ, rồi hành hạ. Bọn
chúng đúng là “Bề ngoài thơn thớt nói cười, Mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đó còn là thế lực nhà
chứa với những bọn buôn người hành động một cách công khai: mua người, lừa gạt, đánh đập, bắt ép những cô gái
lương thiện vào lầu xanh như: một Mã Giám Sinh “Tuồng vô nghóa, ở bất nhân”, một Sở Khanh”Bạc tình nổi tiếng
lầu xanh”, một Tú Bà “Đưa người cửa trước rước người cửa sau”, một Bạc Bà, Bạc hạnh “Cũng phường buôn thòt
cũng tay buôn người”,… Đó còn là tay chân như bọn Ưng Khuyển “hai đứa ác nhân”, là lũ sai nha “Người nách
thước kẻ tay dao, Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi…” sẵn sàng ra sức “Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham” khi có
cơ hội. Các thế lực đó còn là đồng tiền hắc ám chi phối xã hội bởi “Tiền lưng sẵn có việc gì chẳng xong”, đồng tiền
làm đảo điên công lý “Trong tay đã sẵn đồng tiền, Dầu lòng thay trắng đổi đen khó gì”,…
- Các thế lực đó còn là lễ giáo, hôn nhân phong kiến mà những luật lệ khắt khe, phi nhân bản với “nam tôn nữ ti”,
với “Trai năm thê bảy thiếp, Gái chính chuyên một chồng”,… đã ràng buộc con người, nhất là người phụ nữ, khiến
Hồ Xuân Hương phải bất bình lên tiếng đòi quyền bình đẵng: “Ví đây đổi phận làm trai được, Thì sự anh hùng há
bấy nhiêu” (Đề đền Sầm Nghi Đống). Cái sự anh hùng của bọn làm trai kia có là bao nhiêu đâu? Khát vọng bình
đẳng nam giới được khẳng đònh mạnh mẽ, đầy tự tin ở người phụ nữ đã được tỏ rõ.
d. Lý giải vì sao văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX thấm nhuần tinh thần nhân
đạo?
-Nguyên nhân trước tiên là chính cái xã hội phong kiến ấy . Cái xã hội bề ngoài tưởng “Bốn phương phẳng lặng hai
kinh vững vàng” ấy chính thật là cái xã hội ăn thòt người, cái xã hội thối nát đầy rẫy những bất công, cái xã hội mà
vận mệnh và quyền sống con người luôn bò vùi dập, bò chà đạp.
-Thứ đến cần phải nói đến đó là tấm lòng của các tác giả. Họ là những người giàu lòng thương yêu con người, luôn
trăn trở, day dứt trước số phận, cuộc sống con người, như Nguyễn Du: “Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ
mệnh khéo là ghét nhau, Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” (Truyện Kiều) . Họ
còn là những người trong cuộc, như Tố Như “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi, Cái án phong lưu khách tự mang”(Độc
Tiểu Thanh ký) hay căm phẫn hơn là “Chém cha cái số hoa đào, Cởi ra rồi lại buộc vào như chơi” (Truyện Kiều).
Họ còn là người phải gánh chòu những nỗi khổ nhục, bất hạnh của giới phụ nữ trong xã hội phong kiến như Hồ Xuân
Hương “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung” (Lấy lẽ),…
3. Đánh giá chung:
Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX thấm nhuần tinh thần nhân đạo sâu sắc.
Bởi, nhân đạo là nội dung cơ bản và xuyên suốt của văn học giai đoạn này./ Bằng tấm lòng yêu thương con người và
tài năng nghệ thuật của chính mình, các nhà văn, nhà thơ giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế

kỷ XIX đã góp thêm tiếng nói nhân đạo, làm rạng rỡ thêm truyền thống nhân đạo của văn học nước ta. Và, chắc
chắn tinh thần nhân đạo ấy mãi mãi về sau vẫn còn là một trong những nội dung được văn học kế thừa và phát triển.



ĐỀ 2:
Thân phận người phụ nữ là một nội dung quan trọng trong văn học viết Việt Nam thời phong kiến qua các tác
phẩm: “Chuyện người con gái con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ) , “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) và bài thơ “Bánh
trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
Hướng dẫn làm bài: (Phạm vi tư liệu chỉ dùng trong chương trình Ngữ văn 9 và có mở rộng một ít kiến thức)
MỞ BÀI: (Thân phận người phụ nữ đã trở thành một nội dung quan trọng của văn học viết Việt Nam thời phong kiến)
Không giống bất kỳ nền văn học viết của một đất nước nào, cũng không giống với các thời kỳ văn học khác trong
nền văn học viết Việt Nam, thân phận người phụ nữ đã trở thành một nội dung quan trọng trong văn học viết thời
phong kiến nước ta. Nói một cách không khoa trương, vấn đề thân phận người phụ nữ từ lâu đã thành một dòng chảy
rất lớn và rất mạnh mẽ trong con sông văn học viết Việt Nam thời phong kiến . / Các tác phẩm “Chuyện người con gái
Nam Xương” của Nguyễn Dữ trong văn học thế kỷ XVI, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du và bài thơ “Bánh trôi
nước” của Hồ Xuân Hương trong văn học từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX,… là những minh họa
thật sinh động.
THÂN BÀI:
1. Vì sao thân phận người phụ nữ là một nội dung quan trọng trong văn học viết Việt Nam thời phong kiến ?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho thân phận người phụ nữ trở thành một nội dung quan trọng của văn học Việt
Nam thời kỳ này:
+ Nếu chế độ phong kiến đã từng là nguyên nhân gây nên bao khổ đau cho người lao động, thì trong những con người
lao động đau khổ ấy, người phụ nữ bao giờ cũng gánh chòu nhiều nhất . Bởi, dưới sự thống trò của chế độ phong kiến,
người phụ nữ không được coi trọng: nam tôn nữ ti, nhất nam viết hữu thập nữ viết vô,v..v… Vì thế, chúng ta không
chút ngạc nhiên khi nhận ra lòch sử cuộc đấu tranh chống tư tưởng và lễ giáo phong kiến để đòi quyền sống cho con
người bắt đầu bằng tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ.
+Văn học lấy con người và cuộc sống làm đối tượng trung tâm để sáng tác . Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực
đời sống xã hội. Văn học viết Việt Nam thời phong kiến đã là tấm gương phản ánh chân thật và sinh động về xã hội
này; đặc biệt là khi chế độ phong kiến bước vào thời kỳ suy vong, mục ruỗng, các thế lực thống trò của xã hội gây nên

chiến tranh liên miên, ra sức bóc lột, chà đạp lên cuộc sống, quyền sống và vận mệnh của nhân dân, thì người phụ nữ
càng không được coi trọng. Vì thế, nhiều tác phẩm văn chương đầy tinh thần nhân đạo của văn học viết Việt Nam
thời phong kiến đã bắt nguồn từ thân phận người phụ nữ.
+ Các nhà văn, nhà thơ trong thời kỳ này đứng trên lập trường nhân sinh để đặt ra, nhìn nhận và giải quyết vấn đề
thân phận người phụ nữ bằng cái tài và cái tâm của mình và có khi chính người phụ nữ lại tự cất lên tiếng nói của
giới mình trong văn học.
2. Thân phận người phụ nữ trong các tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du và bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương như thế nào ?
a. Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ:
“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của “Truyện kỳ mạn lục”của Nguyễn Dữ.
Truyện có nguồn gốc từ truyện dân gian “Vợ chàng Trương”./ Đây là câu chuyện về cuộc đời bất hạnh của nàng Vũ
Nương, một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh dưới chế độ phụ quyền phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ
của con trẻ mà bò nghi ngờ, bò sỉ nhục, bò đẩy đến bước đường cùng, phải tự kết liễu đời mình để bày tỏ lòng trong
sạch. Tác phẩm tuy có nhiều yếu tố hoang đường, kỳ ảo, nhưng có giá trò tố cáo xã hội và tinh thần nhân đạo sâu sắc :
+Vũ Nương là một người phụ nữ nhan sắc và đức hạnh “có tư dung tốt đẹp”, tính tình “thùy mò nết na”. Trương Sinh
xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về sum họp gia thất. Thời buổi chiến tranh loạn lạc, chồng phải đi đánh giặc
Chiêm. Tiễn chông ra trận, nàng không hề mơ tưởng chồng “đeo ấn phong hầu”, mà chỉ mong ngày đoàn tụ chồng
trở về “được hai chữ bình yên”. Ở lại nhà một mình, Vũ Nương lo bề gia thất: phụng dưỡng mẹ già trọn đạo làm
dâu, nuôi dạy trẻ thơ vẹn tình mẹ con, giữ gìn lòng sắt son chu tất đạo lý vợ chồng. Khi mẹ chồng già yếu qua đời,
phận dâu con, nàng lo việc tang ma giữ tròn đạo hiếu. Có thể nói, Vũ Nương là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp
đáng được trân trọng, ngợi ca.
+Thế nhưng, cũng như số đông người phụ nữ thời xưa, cuộc đời Vũ Nương lại là những trang buồn đầy nước mắt . Năm
tháng trôi qua, giặc tan, Trương Sinh trở về, con thơ học nói. Tưởng rằng hạnh phúc sẽ mỉm cười với đôi vợ chồng
trẻ. Nhưng trái lại, chuyện “cái bóng”từ miệng đứa con thơ đã làm cho Trương Sinh ngờ vực, “đinh ninh là vợ hư,
mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được”. Vốn tính hay ghen, lại gia trưởng, vũ phu, ít được học hành,
Trương Sinh đã đối xử với vợ hết sức tàn nhẫn. Giấu biệt lời con nói, Trương Sinh đã “mắng nhiếc nàng và đánh
đuổi đi”. Vợ phân trần, không tin; hàng xóm khuyên can cũng chẳng ăn thua gì cả! Chính vì chồng và con - những
người thân yêu nhất của Vũ Nương đã đẩy nàng đến bến bờ vực thẳm.Thời chiến tranh loạn lạc, nàng đã phải trải
qua những năm tháng cô đơn; giờ đây đứng trước nỗi oan, nàng chỉ biết nuốt nước mắt vào lòng,…Vũ Nương chỉ có



một con đường để bảo toàn danh tiết là nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử để làm “sáng ngời ngọc Mò Nương”, để
“tỏa hương cỏ Ngu Mó”./ Vũ Nương tuy không phải “làm mồi cho tôm cá”, được các nàng tiên trong thủy cung của
Linh Phi cứu thoát. Thế nhưng, hạnh phúc của nàng ở trần thế bò tan vỡ “trâm gãy bình rơi”. Nàng tuy được hầu hạ
Linh Phi, nhưng quyền làm mẹ, làm vợ của nàng vónh viễn không còn nữa. Đó là nỗi đau lớn nhất của người phụ nữ.
Đến nay, gần ngàn năm đã trôi qua, miếu vợ chàng Trương vẫn còn đó, đêm ngày “nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói
hương” (Lê Thánh Tông), nhưng lời nguyền và cái chết của Vũ Nương vẫn để lại nhiều ám ảnh, nỗi xót thương
trong lòng người.
* Nguyễn Dữ đã ghi lại câu chuyện cảm động thương tâm này với tất cả tấm lòng nhân đạo. Cái chết đau thương
của Vũ Nương còn có giá trò tố cáo hiện thực sâu sắc. Nó không chỉ lên án chiến tranh phong kiến đã làm cho đôi
lứa phải ly biệt, khiến người vợ trẻ phải sống vất vả, cô đơn; lên án lễ giáo phong kiến khắt khe với tệ gia trưởng
độc đoán, gây nên bi kòch gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc, mà còn khẳng đònh nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ
Việt Nam, đồng thời cảm thương cho cuộc đời bất hạnh và số phận nhỏ nhoi, đầy tính chất bi kòch của họ ở chế độ
phong kiến.
b. Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du là truyện Nôm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam, là một kiệt tác của văn học
nước nhà. Tuy mượn cốt truyện của nước ngoài, cụ thể là tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài
Nhân, nhưng “Truyện Kiều” không chỉ là kết quả sáng tạo của một thiên tài, mà còn là điểm hội tụ của mấy thế kỷ
văn học./ Và, tuy bò quy đònh bởi thời đại lòch sử và ý thức hệ phong kiến, “Truyện Kiều” không thể tránh khỏi
những hạn chế nhất đònh về tư tưởng, về quan điểm triết học của xã hội phong kiến, nhưng tác phẩm đúng là tiếng
kêu đứt ruột, xé lòng trước sự vùi dập của xã hội phong kiến đối với nàng Kiều, hiện thân cho sắc-tài-tình của người
phụ nữ nói riêng và con người lương thiện nói chung:
+Thúy Kiều vốn xuất thân từ một gia đình lương thiện, luôn giữ vững đạo lý cương thường theo dòng nho gia: “Có nhà
viên ngoài họ Vương, Gia tư nghó cũng thường thường bậc trung, Một trai con thứ rốt lòng, Vương Quan là chữ nối
dòng nho gia, Đầu lòng hai ả tố nga, Thúy Kiều là chò em là Thúy Vân”. Kiều là người con gái thông minh, tài sắc
vẹn toàn: “Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một tài đành họa hai”, “Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”. Kiều rất giàu lòng thương người: trong lần đi Hội Đạp Thanh, chỉ một nấm mồ
vô chủ và nghe Vương Quan kể về cuộc đời Đạm Tiên bạc mệnh, xấu số “Sống làm vợ khắp người ta, Hại thay thác
xuống làm ma không chồng” cũng khiến nàng “Lòng đâu sẵn mối thương tâm, Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu
sa”. Kiều thật trong sáng, hồn nhiên trong tình yêu nhưng cũng không thiếu can đảm, sẵn sàng vượt qua những ràng

buộc nghiệt ngã của lễ giáo phong kiến :“Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để đến với Kim Trọng. Kiều yêu
tha thiết và thủy chung, tuy vậy khi cần nàng biết đặt chữ tình sang một bên để trước hết làm tròn phận sự của một
người con hiếu thảo “Để lời thệ hải minh sơn, Làm con trước phải đền ơn sinh thành”./ Với những đức tính tốt đẹp
ấy, Kiều xứng đáng được hưởng một cuộc đời yên vui, hạnh phúc .
+Thế nhưng xã hội phong kiến tàn bạo, đầy rẫy những kẻ đê tiện, độc ác, bỉ ổi đã chà đạp, vùi dập đời Kiều: Đang
sống trong những giây phút đẹp đẽ nhất của mối tình đầu thì gia đình gặp nguy biến “Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh,
Rụng rời khung dệt tan tành gói may, Đồ tế nhuyễn của riêng tây, Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham” , Kiều phải
bán mình chuộc cha “Để lời thệ hải minh sơn, Làm con trước phải đền ơn sinh thành”. Từ đó, cuộc đời nàng bắt đầu
mười lăm năm lưu lạc “Hết nạn nọ đến nạn kia, Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”, để rồi cuối cùng vì quá đau khổ,
nhục nhã và tuyệt vọng, Kiều đã trầm mình xuống sông Tiền Đường tự vẫn “Trông vời trời nước mênh mông, Đem
mình gieo xuống giữa dòng trường giang”./ Vậy những ai đã gây ra số kiếp đoạn trường của nàng Kiều? Đó chính là
những thủ phạm hung ác của cuộc đời. Trước hết là bọn quan lại : tên quan xử kiện vụ án Vương viên ngoại, tên
quan khác xử án vụ Thúc Ông kiện con, tên quan Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, kẻ đại diện cho triều đình.
Dưới quyền bọn quan lại như vậy, còn biết bao loại người xấu xa, “bạc ác tinh ma” thi nhau hoành hành, tác oai tác
quái đối với những người dân lương thiện: Đó là vợ con bọn quan lại: mẹ con họ Hoạn. Đó là là bọn buôn người
hành động một cách công khai: như Mã Giám Sinh, Tú Bà hoặc như Bạc Bà, Bạc Hạnh. Đó là bọn tay sai mặt người
dạ thú sẵn sàng thực hiện bất cứ hành động tàn ác nào miễn là có tiền : như Sở Khanh, như Khuyển, Ưng, hoặc như
lũ sai nha “đầu trâu mặt ngựa”,… Thêm nữa, ở xã hội đó, đồng tiền cũng trở thành một thế lực tàn bạo : Đồng tiền tác
hại đến cuộc sống yên lành và nhân phẩm con người bò áp bức. Đồng tiền làm đảo điên cả công lý và xã hội
“Trong tay đã sẵn đồng tiền, Dẫu lòng thay trắng đổi đen khó gì”, “Tiền lưng sẵn có việc gì chẳng xong”.
+Ngòi bút Nguyễn Du càng trân trọng bao nhiêu khi vẽ nên một Thúy Kiều có vẻ đẹp lý tưởng cả về tài sắc lẫn tâm
hồn, thì ngòi bút ấy càng đau xót bấy nhiêu khi kể lại thân phận, cuộc đời trầm luân của Thúy Kiều . Nếu như đối với
bọn gian ác, xấu xa, bỉ ổi, Nguyễn Du viết về chúng với thái độ căm ghét, khinh bỉ tột cùng : với mụ Tú Bà thì “Nhác
trông nhờn nhợt màu da, ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao”, với tên quan bất tài, tráo trở, dâm ô Hồ Tôn Hiến “Lạ cho
mặt sắt cũng ngây vì tình”,…thì đối với Thúy Kiều, Nguyễn Du viết bằng tất cả tình cảm thương yêu thật sâu sắc :
những lúc gặp đau khổ Kiều kêu lên mà ta cứ tưởng như là tiếng kêu của chính tác giả: “Đau đớn thay phận đàn bà,


Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung !”, “Trúc côn ra sức đập vào, Thòt nào chẳng nát gan nào chẳng kinh !”, “Hết
nạn nọ đến nạn kia, Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần !”, “Thương thay cũng một kiếp người, Hại thay mang lấy

sắc tài làm chi, Những là oan khổ lưu ly, Chờ cho hết kiếp còn gì là thân !”,…
* Trong xã hội phong kiến, có rất nhiều người là nạn nhân đau khổ của những thủ phạm hung ác; thế nhưng trong số
đó, Nguyễn Du đặc biệt xót thương những người phụ nữ và Thúy Kiều là một điển hình. Bởi, Kiều có tất cả “Những
điều trông thấy mà đau đớn lòng” của những con người phụ nữ trong xã hội phong kiến ấy . Đó là thân phận của
người phụ nữ tài hoa, thân phận của gái lầu xanh, thân phận của người phụ nữ làm vợ lẽ và còn là thân phận của
người phụ nữ có chồng là người anh hùng trong xã hội phong kiến loạn lạc.
c. Trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương:
Cùng một thế kỷ văn học với Nguyễn Du, còn có Hồ Xuân Hương, nhà thơ được Xuân Diệu tôn vinh là “Bà chúa
thơ Nôm”. Thơ Hồ Xuân Hương có giá trò đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, song nổi bật nhất là tiếng nói về thân
phận của người phụ nữ. Khác với Nguyễn Dữ và Nguyễn Du, họ là người khác phái nói đến thân phận người phụ nữ
bằng tấm lòng thương yêu, trăn trở, day dứt trước số phận con người, Hồ Xuân Hươngï là người nếm trải và phải
gánh chòu những nỗi khổ nhục, bất hạnh của chính giới phụ nữ mình trong xã hội phong kiến. / Bài thơ “Bánh trôi
nước” biểu hiện thái độ ca ngợi, khẳng đònh giá trò và phẩm chất của người phụ nữ trong cái xã hội đó.
+Trước hết là hiểu bài thơ theo ý nghóa tả thực về cái bánh trôi nước . Bài thơ cho ta thấy hình ảnh xinh xắn, trắng
trẻo và tròn tròa của cái bánh trôi nước làm bằng bột nếp xay nhuyễn, mòn màng thật ngon mắt: “Thân em vừa trắng
lại vừa tròn”. Ta còn thấy cả cái quá trình làm nên cái bánh: tay người nặn bột vê tròn chung quanh cái nhân của
bánh, xong rồi thả bánh vào nồi nước đang sôi, bánh trôi chìm xuống nổi lên một lúc mới chín: “Bảy nổi ba chìm với
nước non”. Khi vớt ra ăn, người ta mới cảm nhận được: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
Chiếc bánh rắn hay nát là do tay người nặn, nhưng nhân bánh vẫn hồng lên sắc đỏ.
+ Bài thơ tuy tả thực cái bánh trôi nước nhưng hàm ý về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến . Thông qua
hình ảnh bánh trôi nước, nữ só Xuân Hương ca ngợi người phụ nữ. Không dừng lại ở việc tả vẻ đẹp bên ngoài của
người phụ nữ với hình dáng trắng trẻo, gọn gàng, xinh xắn bằng cách khéo léo dùng từ “vừa” lặp lại và đan xen vào
giữa là hai tính từ “trắng”, “tròn” kết hợp từ “lại” (vừa trắng lại vừa tròn) nhằm nhấn mạnh và khẳng đònh sự ngợi
ca đó, nhà thơ còn tả vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp tinh thần, phẩm chất của người phụ nữ. Sống trong xã hội phong kiến,
người phụ nữ phải chòu nhiều lận đận, bấp bênh “bảy nổi ba chìm với nước non” và cũng không được tự do quyết
đònh lấy số phận của mình - số phận của họ tốt hay xấu, “rắn” hay “nát” đều phụ thuộc vào bàn tay người khác sắp
đặt, tạo nên “mặc dầu tay kẻ nặn”. Thế nhưng, người phụ nữ vẫn giữ vững những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của
mình “vẫn giữ tấm lòng son”. “Lòng son” chính là lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ đã lay động trái tim đa
tài đa tình và đa cảm của nữ só Hồ Xuân Hương.
* Bài thơ thật hàm súc, vừa tả bánh trôi nước vừa nói về vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Bài thơ là lời oán trách xã hội phong kiến đã gây ra bao oan trái, bất hạnh cho người phụ nữ, đồng thời thể hiện
tiếng nói bênh vực, cảm thông thật chân thành, thắm thiết đối với thân phận của họ.Phải thực lòng xót thương trước
nỗi khổ của người phụ nữ, phải có ý thức trước quyền sống, bình đẳng và tự do cho người phụ nữ, Hồ Xuân Hương
mới có lời thơ về thân phận người phụ nữ hay đến vậy.
KẾT BÀI:
-Thân phận người phụ nữ là một nội dung quan trọng trong văn học viết Việt Nam thời phong kiến. Chúng ta có thể
cảm thông trước nỗi oan khiên của người phụ nữ có chồng độc đoán, gia trưởng trong “Chuyện người con gái Nam
Xương” của Nguyễn Dữ. Chúng ta cùng cất tiếng khóc với Nguyễn Du bởi cuộc đời nhiều bất hạnh của Thúy Kiều,
người phụ nữ “sắc tài sao mà lắm truân chuyên” trong “Truyện Kiều”. Và, chúng ta lắng nghe tiếng nói khát vọng
vượt lên số phận phụ thuộc, bấp bênh của người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, v..v…
-Viết về thân phận của người phụ nữ, các tác giả trong ba tác phẩm này đã thể hiện rõ thái độ, tình cảm của mình,
đó là sự trân trọng và ngợi ca, lòng cảm thông và thương xót, …. Người phụ nữ trong ba tác phẩm trên đều là những
thân phận có sắc, có tài, có những phẩm chất đẹp đẽ và tuy ở mỗi người có những cảnh ngộ khác nhau, nhưng nói
chung đều chòu nhiều nỗi khổ đau, bất hạnh về mặt tinh thần trước những nghòch cảnh do chế độ phong kiến và
những cương thường hà khắc của chính cái xã hội đó gây nên. Thế nhưng, trong bất hạnh, đau khổ ấy, vẻ đẹp tâm
hồn của họ càng rạng ngời; đặc biệt là họ luôn có khát vọng vươn lên, có khát vọng về cuộc sống tự do và bình
đẳng, về tình yêu và hạnh phúc,…





×