Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.54 KB, 2 trang )
Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
“Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
Lỗ Tấn.
Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận có độ dài 400/600 từ để bàn luận về vấn đề trên?
I. Mở bài.
Chúng ta thường nói: thiên tài chỉ là 1%, còn 99% là mồ hôi và nước mắt. Đúng vậy, để có
được thành công trong bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống, trong nghiên cứu khoa học,...
con người cần có sự cố gắng, nỗ lực lao động rất nhiều. Không có sự thành công nào lại đến
với chúng ta một cách dễ dàng. Chính vì thế, Lỗ Tấn – nhà văn nổi tiếng Trung Hoa đã bằng
kinh nghiệm của mình mà phát biểu rằng: “Trên bước đường thành công, không có dấu
chân của kẻ lười biếng”. Đó là một kinh nghiệm hoàn toàn đúng đắn, có ý nghĩa, tác dụng
giáo dục cao.
II. Thân bài.
1. Giải thích.
“Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
Có nghĩa là, trên con đường đi đến những thành công, đến với đỉnh cao vinh quang, thắng
lợi,... thì không thể có những kẻ lười biếng đi được đến đích; mà chỉ có những con người
luôn chăm chỉ học tập, lao động để vượt qua mọi khó khưan thử thách, những chông gai
trên đường đi,... mới đến ược thành công vinh quang. Những kẻ lười biếng, không có lòng
quyết tâm vượt gian khó, không chăm chỉ lao động, nghiên cứu, học tập,... thì không thể đi
đến thành công.
- Nói cách khác, cái đích cuối cùng trên con đường đi của những kẻ lười biếng, không chăm
chỉ học tập, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, lao động,... chính là thất bại.
2. Phân tích, chứng minh, bình luận.
a. Phân tích.
- Bằng dẫn chứng cụ thể trong học tập, lao động,... của chính bản thân mình và qua những
người bạn xung quanh. (theo 2 ý trên ta vừa giải thích).
+ Trong học tập: học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt
nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình (vật
chất và tinh thần). Nhưng nếu học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu lại
lười biếng, ham chơi, không học tập một cách nghiêm túc, chăm chỉ, vượt qua những khó