Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Thực trạng về cổ phần hoá doanh nghiệp có vốn ĐTNN và một số bước chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.46 KB, 13 trang )

Lời Mở Đầu

Nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã sụp đổ một cách nhanh chóng trên
thế giới. Ở Việt Nam cũng vậy, kể từ sau Đại Hội VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam
năm 1989 nền kinh tế nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết
của nhà nước. Tuy nhiên, muốn thiết lập được một nền kinh tế thị trường thực thụ
theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa thì địi hỏi phải có một thời gian dài với những
biện pháp hợp lý, để xã hội khơng mất đi tính ổn định, nền kinh tế không bị đột biến
cũng như đời sống nhân dân khơng vì thế mà bị đảo lộn.
Cổ phần hố doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (ĐTNN) là một chủ
trương lớn của Đảng và nhà nước ta, là một bộ phận cấu thành quan trọng của chương
trình cải cách doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong q trình chuyển đổi cơ chế thị
trường. Việc sắp xếp chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn ĐTNN thành cơng ty cổ
phần (Cty CP) tiến lên hình thành các tập đồn cơng ty đa quốc gia lớn mạnh, hoạt
động có hiệu quả ở thị trường trong nước và vươn ra thị trường Quốc tế. Đó là con
đường hữu hiệu nhất để đổi mới nền kinh tế.
Đặc biệt, chúng ta phải làm thế nào để chủ động và tích cực tham gia hội nhập
kinh tế thế giới mà vẫn bảo vệ và phát huy được lợi ích của quốc gia, giữ gìn bản sắc
dân tộc, gắn liền với lợi ích khu vực theo mục tiêu hồ bình - hữu nghị, hợp tác - đầu
tư và phát triển.

-1-


Phần Nội Dung

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC:

1. Khái niệm về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước:
Hiện nay ở Việt Nam, khái niệm cổ phần hoá được đề cập tại điều 2 tháng 4 số
50/ Tạp chí Doanh nghiệp ngày 30/08/1996 của Bộ tài chính: “ Doanh nghiệp nhà


nước (DNNN) chuyển thành công ty cổ phần là một biện pháp chuyển doanh nghiệp
từ sở hữu nhà nước sang hình thức sở hữu nhiều thành phần, trong đó tồn tại một phần
sở hữu nhà nước. Cổ phần hoá DNNN nhằm huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát
triển sản xuất, thúc đẩy quá trình xử lý và khắc phục những tồn tại hiện thời của
doanh nghiệp, tạo điều kiện cho những người góp vốn thực sự làm chủ doanh nghiệp
và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.
Tóm lại, cổ phần hoá DNNN là việc chuyển một phần sở hữu DNNN sang sở
hữu cổ đơng nhằm mục đích huy động mọi nguồn vốn từ tất cả các thành phần kinh
tế, phát huy tính tự chủ của người lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2. Hình thức của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước:
Theo điều 3 nghị định 64/2002/NĐ_CP ngày 19/06/2002 việc chuyển DNNN
thành công ty cổ phần sẽ được tiến hành theo các hình thức sau đây:
1. Giữ nguyên giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ
phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp.
2. Bán một phần giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
3. Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hoá.

-2-


4. Bán tồn bộ giá trị hiện có thuộc vốn nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển
thành công ty cổ phần.

3. Bản chất và ý nghĩa của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước:
a. Bản chất của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước:
_ Về hình thức: Cổ phần hố là việc nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá trị cổ
phần của mình trong xí nghiệp cho các đối tượng là tổ chức hay cá nhân trong và
ngoài nước, hoặc cho cán bộ quản lý và công nhân của xí nghiệp bằng hình thức đấu
giá cơng khai hay thơng qua thị trường chứng khốn để hình thành các công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc CtyCP.

_ Về thực chất: Cổ phần hoá là phương thức thực hiện xã hội hố sở hữu DNNN,
chuyển hình thái kinh doanh một chủ thuộc quyền sở hữu nhà nước thành doanh
nghiệp có nhiều chủ sở hữu với mục tiêu đảm bảo cho sự tồn tại vững chắc của doanh
nghiệp và sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp theo sự phát triển của kinh tế
xã hội.
Chuyển đổi DNNN thành sở hữu của tập thể có nhiều người tham gia quản lý
và chịu trách nhiệm về kết quả lao động của mình cũng như các hợp tác xã, công ty
trách nhiệm hữu hạn (CtyTNHH) và CtyCP là loại hình sở hữu tập thể về tư liệu sản
xuất, làm chủ về lao động là một hình thức quá độ của Chủ Nghĩa Xã Hội. Vì vậy, cổ
phần hố DNNN khơng đồng nghĩa với tư nhân hoá, mà cổ phần hoá DNNN là một
biện pháp cơ cấu lại doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
b. Ý nghĩa của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước:
Việc cổ phần hố DNNN sẽ góp phần đa dạng hố sở hữu cho cả nền kinh tế.
Nó tạo động lực cho cả người lao động có vốn cổ phần hăng say lao động vì lợi nhuận

-3-


chính đáng. Đa dạng hố sở hữu cũng đặt tiền đề cho việc đổi mới kế hoạch hoá phù
hợp với cơ chế thị trường hàng hoá cạnh tranh.
Cổ phần hoá DNNN mở ra triển vọng xây dựng thị trường vốn lành mạnh và
phong phú, đảm bảo thu hút và bổ sung thêm vốn cho các doanh nghiêp, đỡ gánh
nặng cho ngân sách nhà nước. Tạo điều kiện cho nhà nước rút bớt vốn ở lĩnh vực này
để điều sang lĩnh vực khác quan trọng hơn.
Cổ phần hoá tạo điều kiện cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân, phân bố theo nhiều
thành phần, nhiều hình thức sở hữu và từ đó tăng cường vai trị chủ đạo của nền kinh
tế quốc dân trên những mũi nhọn chiến lược, những ngành kinh tế quan trọng hàng
đầu. Như vậy, kinh tế quốc dân sẽ đảm bảo được vai trị là cơng cụ điều tiết mà không
cần bao quát nhiều lĩnh vực, quá nhiều ngành nghề, khiến vốn đầu tư tràn lan, không
nắm chắc hiệu quả dễ gây ra thất thoát về thiệt hại.

Việc cổ phần hố các DNNN góp phần cải tiến quản lý kinh tế có hiệu quả hơn
bởi nó khẳng định vai trị của hội đồng quản trị, nó hạn chế những can thiệp phi kinh
tế của các cơ quan hành chính. Đồng thời, cũng tạo điều kiện cho việc phân biệt chức
năng quản lý kinh doanh với chức năng quản lý nhà nước, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý
của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường.
Cổ phần hố sẽ giúp người lao động ở đó thực hiện quyền làm chủ tốt hơn,
người lao động sẽ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao hơn. Quyền và trách nhiệm
làm chủ cao hơn của người lao động trong doanh nghiệp sẽ tạo môi trường thuận lợi
cho việc đào tạo đội ngũ nhà kinh doanh mới phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế thị
trường, đáp ứng được yêu cầu đối tác nước ngoài trong xu thế mở cửa, hợp tác liên
doanh hiện nay.
Việc cổ phần hoá DNNN cũng tạo điều kiện cho cạnh tranh lành mạnh và phân
phối thoả đáng lợi nhuận thu được (theo vốn góp, năng suất và hiệu quả lao động)
giúp cho việc xây dựng các quỹ phúc lợi đảm bảo thực hiện tốt các chính sách xã hội.

-4-


Như vậy, cổ phần hoá DNNN là giải pháp cần thiết, quan trọng là một trong
những chủ trương của Đảng và nhà nước ta.

II. THỰC TRẠNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI
VÀ MỘT SỐ BƯỚC CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN:

1. Thực trạng về cổ phần hoá các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi:
Khu vực đầu tư nước ngoài (ĐTNN) hiện nay chiếm trên 25% tổng số vốn đầu
tư toàn xã hội, tạo ra trên 10% GDP của cả nước, chiếm gần 35% giá trị sản xuất toàn
ngành công nghiệp và gần 22% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tạo việc làm cho
gần 30 vạn lao động. Theo số liệu thống kê đến cuối tháng 4/2003, trên phạm vi cả
nước có 3.906 dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi cịn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký

khoảng 38,972 tỷ USD; trong đó có 4.049 dự án chưa được triển khai với tổng vốn
đăng ký là 4,987 tỷ USD. Theo quy định của Luật ĐTNN tại Việt Nam, doanh nghiệp
có vốn ĐTNN khi thành lập tại Việt Nam (doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp
100% vốn ĐTNN) thì hình thức doanh nghiệp phải lựa chọn là CtyTNHH. Quy định
này trên thực tế đã không tạo ra sự đa dạng hố hình thức đầu tư, cải thiện mơi trường
đầu tư, tạo sức hấp dẫn để thu hút vốn ĐTNN.
Trên thực tế, doanh nghiệp có vốn ĐTNN là pháp nhân Việt Nam, họ phải có
những quyền bình đẳng như các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong việc đa
dạng hố hình thức đầu tư. Luật Doanh nghiệp năm 1999 cho phép các doanh nghiệp
(CtyTNHH, CtyCP) được phép tổ chức lại bằng việc chuyển đổi từ loại hình Cty
TNHH thành CtyCP và ngược lại, trong khi Luật ĐTNN lại không cho phép điều đó.
Trên thực tế, doanh nghiệp có vốn ĐTNN được tổ chức dưới hình thức CtyCP lại rất
phổ biến trên thế giới.
Với mong muốn cải thiện môi trường đầu tư và thực hiện các mục tiêu như:
_ Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
-5-


_ Huy động vốn của các nhà đầu tư ngoài nước, trong nước để đầu tư đổi mới công
nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp.
_ Đa dạng hoá hình thức đầu tư, cải thiện mơi trường đầu tư, tạo sức hấp dẫn để thu
hút vốn ĐTNN.
_ Tạo thêm nguồn hàng cho thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
2. Một số bước chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thành cơng ty cổ
phần:
Ngày 15/4/2003 Chình phủ ban hành Nghị định 38/2003/NĐ-CP về việc
chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn ĐTNN sang hoạt động theo hình thức CtyCP
(Sau đây gọi tắt là Nghị định số 38/2003/NĐ-CP). Đây là giải pháp quan trọng của
Việt Nam trong việc hội nhập nền kinh tế thế giới, tạo sự bình đẳng cho các doanh
nghiệp có vốn ĐTNN với các doanh nghiệp trong nước.

Theo quy định tại Nghị định 38/2003/NĐ-CP, việc chuyển đổi doanh nghiệp có
vốn ĐTNN thanh CtyCP được thực hiện như sau:
Thứ nhất, về hình thức chuyển đổi: Doanh nghiệp có vốn ĐTNN có thể lựa
chọn một trong các hình thức chuyển đổi sau:
1. Giữ nguyên giá trị doanh nghiệp và giá trị đầu tư.
2. Chuyển nhượng một phần giá trị doanh nghiệp mới
3. Giữ nguyên giá trị doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng một phần vốn và phát
hành trái phiếu để thu hút vốn đầu tư.
Thứ hai, về đối tượng mua cổ phần của CtyCP có vốn ĐTNN gồm
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam
2. Doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam, Tổ chức, cá nhân nước ngoài.
3. Người Việt Nam định cư tại nước ngoài. Đối tượng này có quyền tự quyết
định là cổ đơng nước ngồi hay cổ đơng Việt Nam song phải đăng kí khi mua cổ phần
và được hưởng các quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ tương ứng.

-6-


Thứ ba, về điều kiện chuyển đổi: Các doanh nghiệp được chuyển đổi phải đáp
ứng các điều kiện sau đây:
1. Đã góp đủ vốn pháp định theo quy định tại Giấy phép đầu tư.
2. Đã chính thức hoạt động ít nhất ba năm, trong đó năm cuối cùng trước khi
chuyển đổi phải có lãi.
3. Có hồ sơ đề nghị chuyển đổi
Trong các điều kiện trên, hai điêu kiện 1 và 2 thuộc các quy định bắt buộc mà
pháp luật đòi hỏi với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, điều kiện 3 nhằm thể hiện và
nêu bật tính tự nguyện của các doanh nghiệp. Việc lựa chọn các doanh nghiệp có vốn
ĐTNN hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và đáp ứng
các điều kiện nêu trên do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính
và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Thứ tư, về trách nhiệm, quyền hạn của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi:
1. Doanh nghiệp tiếp tục duy trì cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định của
Luật ĐTNN tại Việt Nam cho đến khi được cấp giấy phép đầu tư điều chỉnh chuẩn y
việc chuyển đổi doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp phải bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và
bảo đảm các quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao
động.
3. Nhà nước Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp bán cổ phần theo các điều
kiện ưu đãi cho cán bộ quản lý, nhân viên và công nhân làm việc tại doanh nghiệp,
tuỳ theo mức độ cống hiến vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ năm, về việc xác định giá trị doanh nghiệp để chuyển đổi:
1. Giá trị doanh nghiệp để chuyển đổi là toàn bộ giá trị tài sản ghi trên sổ sách
của doanh nghiệp đã được kiểm tốn trong vịng 6 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đề

-7-


nghị chuyển đổi. Giá trị doanh nghiệp là cơ sở cho việc xác định giá tối thiểu bán cổ
phần và phát hành cổ phiếu của Cty.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp liên doanh, tỷ lệ nắm giữ vốn giữa các bên
liên doanh sau khi xác định lại giá trị doanh nghiệp là tỷ lệ góp vốn pháp định của các
bên quy định tại giấy phép đầu tư.
3. Đối với doanh nghiệp liên doanh mà bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị
quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất và thời hạn góp vốn bằng giá trị quyền
sử dụng đất được giữ nguyên theo quy định tại giấp phép đầu tư và tính vào giá trị
doanh nghiệp để chuyển đổi. Hết thời hạn bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền
sử dụng đất CtyCP chuyển sang hình thức thuê đất của Nhà nước Việt Nam.
Doanh nghiệp được thuê các Công ty tư vấn, Công ty tài chính, Cơng ty kiểm
tốn… trong nước hoặc nước ngồi để xác định giá trị doanh nghiệp, giá bán cổ phần
hoặc giá phát hành cổ phiếu.

Thứ sáu, tổ chức hoạt động của CtyCP có vốn ĐTNN:
Về cơ bản, CtyCP có vốn ĐTNN sau khi được thành lập sẽ hoạt động như
CtyCP theo Luật doanh nghiệp 1999. Việc phân loại các loại cổ phần, quyền, nghĩa
vụ của cổ đông phổ thông, cổ đông ưu đãi, việc chào bán, chuyển nhượng, mua lại cổ
phần, điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại, trả cổ tức, thu hồi tiền
thanh toán cổ phần mua lại hoặc cổ tức. Đại hội đồng cổ đông và tổ chức họp Đại hội
đồng cổ đông, tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng quản trị, việc bổ nhiệm,
quyền và nghĩa vụ của Giám đốc( Tổng giám đốc) và người quản lý công ty, nhiệm
vụ của Ban Kiểm soát, việc kiểm toán… được thực hiện tương tự như loại hình
CtyCP theo quy định tại Luật doanh nghiệp 1999. Tuy nhiên, Nghị định số
38/2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003 cịn có một số quy định riêng như sau:
1. Về cổ đơng: CtyCP phải có ít nhất một cổ đơng sáng lập nước ngồi, tổng giá
trị cổ phần do cổ đơng sáng lập nước ngồi nắm giữ phải đảm bảo ít nhất bằng 30%

-8-


vốn điều lệ trong suốt quá trình hoạt động của công ty. Cổ đông của CtyCP chỉ chịu
trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của CtyCP trong phạm vi số vốn đã
góp vào cơng ty. Cổ đơng có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho các tổ
chức, cá nhân nước ngoài theo quy định, việc chuyển nhượng cổ phần do cổ đơng
sáng lập nước ngồi nắm giữ cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam phải được Bộ
KH&ĐT chuẩn y và phải đảm bảo quy đinh về tỷ lệ cổ phần nắm giữ theo quy định.
Số tiền thu được, cổ đơng sáng lập nước ngồi phải dùng để tái đầu tư tại Việt Nam,
trường hợp chuyển ra khỏi Việt Nam phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm
quyền.
2. Sổ đăng ký cổ đơng: CtyCP phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đơng. Sổ dăng
ký cổ đơng có thể là văn bản, tập dữ liệu điện tử hoặc cả hai. Sổ dăng ký cổ đông
được lưu giữ lại trụ sở của CtyCP hoặc nơi khác, nhưng phải thông báo bằng văn bản
cho Bộ KH&ĐT và tất cả cổ đông.

3. Cổ phiếu: Mệnh giá cổ phiếu của CtyCP được ghi bằng Đồng Việt Nam
(VNĐ) hoặc bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thông dụng. Mọi cổ phiếu giao dịch tại
Việt Nam phải được ghi bằng VNĐ. Tỷ giá giữa VNĐ và ngoại tệ là tỷ giá giao dịch
bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển đổi. Cổ đông sáng lập nước ngoài phải nắm
giữ cổ phiếu ghi tên ít nhất tương ứng với giá trị cổ phần quy định ( bằng 30% vốn
điều lệ).
4. Các quyền và nghĩa vụ của CtyCP có vốn ĐTNN: Ngồi các quyền và nghĩa
vụ được quy định tại Luật Doanh nghiệp, CtyCP có vốn ĐTNN cịn có các quyền và
nghĩa vụ sau:
Được miễn lệ phí trước bạ đối với việc chuyển quyền sở hữu tài sản của doanh
nghiệp thành sở hữu của CtyCP.

-9-


Kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được chuyển đổi đối với Nhà
nước Việt Nam, với bên thứ ba và với người lao động.
Tiếp tục thực hiện dự án đầu tư đã được phê duyệt, các khoản nợ chưa thanh
tốn và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp được chuyển đổi.
CtyCP được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, giải quyết các
tranh chấp phát sinh, quyền và nghĩavụ theo quy định tại Luật ĐTNN tại Việt Nam và
giấy phép đầu tư đã được cấp trước khi chuyển đổi.
Các quy định trên cho phép các CtyCP có vốn ĐTNN (được hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp nhưng lại hưởng các ưu đãi của Luật ĐTNN) phân biệt với các
hình thức doanh nghiệp cổ phần khác cũng có sự tham gia của nhà ĐTNN ( thông qua
việc mua cổ phần) hoặc các nhà ĐTNN được phép mua cổ phần đến 30% vốn điều lệ.
Nhà ĐTNN được phép điều hành công ty, công ty vẫn trực tiếp điều chỉnh theo Luật
ĐTNN vì tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của nhà ĐTNN tối thiểu là 30%.
Thứ bảy, các vấn đề về giải thể, phá sản CtyCP có vốn ĐTNN:

Cơng ty cổ phần bị giải thể trong các trường hợp sau:
- Kết thúc thời hạn hoạt động ghi ở Điều lệ mà khơng có quyết định gia hạn.
- Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
- Cơng ty khơng cịn đủ số lượng cổ đơng tối thiểu trong thời hạn sáu tháng liên tục.
- Bị thu hồi giấy phép đầu tư.
Việc chấm dứt hoạt động, thanh lý tài sản, giải thể CtyCP có vốn ĐTNN thực
hiện theo trình tự sau:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra quyết định chấm dứt hoạt động đối với CtyCP.
- CtyCP có trách nhiệm thành lập Ban thanh lý để tiến hành thanh lý tài sản công ty.
Sau khi kết thúc việc thanh lý, CtyCP trình hồ sơ thanh lý để Bộ Kế hoạch và Đầu tư
xem xét, quyết định.

- 10 -


Chuyển đổi doanh nghiệp có vốn ĐTNN sang hoạt động dưới hình thức CtyCP
là một vấn đề mới đối với Việt Nam. Trong suốt quá trình xây dựng dự thảo Nghị
định cho đến khi ban hành, đã có nhiều doanh nghiệp có vốn ĐTNN bày tỏ nguyện
vọng chuyển đổi ( theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, hiện có khoảng 20 doanh nghiệp có
vốn ĐTNN bày tỏ ý định được chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức CtyCP).
Như vậy, việc có một sự hướng dẫn cần thiết và kịp thời từ các cơ quan như Bộ
KH&ĐT, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan khác
nhằm thực hiện được các mục tiêu đề ra với việc chuyển đổi này trong thời gian tới.

Kết Luận

Cổ phần hố doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi là một chủ trương lớn của
Đảng và nhà nước ta. Đó là một giải pháp mang tính đột phá, nhằm giải quyết các vấn
đề cơ bản như: cơ cấu lại các doanh nghiệp, quyền sở hữu doanh nghiệp và điều này
sẽ giúp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi sau khi chuyển đổi thành

cơng ty cổ phần tạo được một động lực to lớn trong công tác quản lý, phát huy vai trị
chủ động để có tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân một cách toàn diện, nâng cao thu
nhập của người lao động, góp phần làm tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Bên
cạnh đó, việc chuyển đổi khơng chỉ tạo ra một mơi trường kinh doanh, mơi trường
đầu tư rõ ràng, bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước
- 11 -


và có vốn ĐTNN mà cịn tạo điều kiện cho Việt Nam chủ động hội nhập nền kinh tế
thế giới.

Mục Lục
Lời Mở Đầu:…………………………………………………………………trang: 1
Phần Nội Dung:…………………………………………………………………...: 2
I. Cơ sở lý luận về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước:…………………………:
2
1. Khái niệm về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước:…………………………….: 2
2. Hình thức của cổ phần hố doanh nghiệp nhà nước:…………………………...: 2
3. Bản chất và ý nghĩa của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước:………………...: 3
II. Thực trạng về cổ phần hố doanh nghiệp có vốn ĐTNN và một số bước

- 12 -


chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty cổ phần:…………………….…………..: 5
1. Thực trạng về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có vốn ĐTNN:…………..: 5
2. Một số bước chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty cổ phần:………………..: 6

Kết luận:…………………………………………………………………………...: 11


- 13 -



×