Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

phân tích thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp hàng hải chi nhánh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.4 KB, 97 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ DIỄM THƢƠNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI
CHI NHÁNH CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

10 - 2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ DIỄM THƢƠNG
MSSV: 4104476

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI
CHI NHÁNH CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
PHẠM PHÁT TIẾN

10 - 2013


LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành đề tài luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp
đỡ và góp ý nhiệt tình của quí thầy cô Trƣờng Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo,
tập thể cán bộ, nhân viên của Ngân hàng TMCP Hàng hải – chi nhánh Cần
Thơ.
Trƣớc tiên, tôi xin chân thành cám ơn đến Ban Giám hiệu Trƣờng Đại
học Cần Thơ cũng nhƣ quí thầy cô ở khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, quí
thầy cô trong bộ môn Tài chính- Ngân hàng và các cô, chú, anh, chị, tại Ngân
hàng TMCP Hàng hải Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm,
kiến thức quý báu cho tôi trong khoảng thời gian tôi tham gia khóa học và thời
gian tôi thực tập tại chi nhánh. Để không phụ lòng mong mỏi đó, tôi xin hứa sẽ
vận dụng những kiến thức, bài học, kinh nghiệm đó để rèn luyện bản thân, áp
dụng vào công việc sau này, cố gắng phấn đấu trở thành một ngƣời công dân
có ích cho xã hội, cho đất nƣớc.
Tiếp theo, tôi xin kính gửi những lời cám ơn chân thành nhất của mình
đến thầy Phạm Phát Tiến, ngƣời đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng
dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn và khả năng nhận thức của bản thân còn
nhiều hạn chế, nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
đƣợc sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quí thầy cô ở trƣờng để luận văn này
đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa, tôi xin kính chúc Ban Giám Hiệu, quí thầy, cô Trƣờng Đại
Học Cần Thơ, đƣợc dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn luôn hoàn thành tốt

nhiệm vụ.
Tôi xin chân thành cám ơn!

Ngày 28 tháng 10 năm 2013
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ DIỄM THƢƠNG

3


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày 28 tháng 10 năm 2013
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ DIỄM THƢƠNG

4


NHẬN XÉT CƠ QUAN THỰC TẬP
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................

...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................

5


MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................ 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu ........................................................................... 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 3
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 4
2.1 CƠ SƠ LÝ LUẬN .................................................................................... 4
2.1.1 Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................... 4
2.1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng ngân hàng ..................................... 8
2.1.3 Chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM ....... 15
2.1.4 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng .............................................. 15
2.1.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của NHTM đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................................. 18
2.2 PHÁP PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 22
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 22
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ............................................................... 22
Chƣơng 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI
NHÁNH CẦN THƠ ........................................................................................ 24
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ......................................... 24
3.1.1 Khái quát về Maritime Bank Việt Nam ................................................. 24
3.1.2 Lịch sử và sự hình thành của MSB Cần Thơ ......................................... 25
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MSB CẦN THƠ ............................................ 25
3.2.1 Sơ đồ tổ chức .......................................................................................... 25

6


3.2.2 Chức năng của từng bộ phận ................................................................. 26

3.2.3 Tình hình nhân sự .................................................................................. 28
3.2.4 Mục tiêu phát triển của MSB Cần Thơ đến 2015 ................................... 29
3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
MSB CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG
ĐẦU NĂM 2013 ............................................................................................ 29
3.3.1 Thu nhập ................................................................................................. 30
3.3.2 Chi phí ................................................................................................... 31
3.3.3 Lợi nhuận ............................................................................................... 32
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI MSB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6
THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ............................................................................. 35
4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ....... 35
4.1.1 Thực trạng chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................... 35
4.1.2 Thực trạng hoạt động doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cần Thơ ............... 38
4.1.3 Thị phần tín dụng DNNVV của MSB Cần Thơ trên địa bàn ................. 41
4.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ............................................... 43
4.2.1 Vốn huy động ........................................................................................ 43
4.2.2 Vốn điều chuyển .................................................................................... 45
4.3 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3
NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM .............................................. 46
4.4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU
NĂM 2013 ...................................................................................................... 49
4.4.1 Khái quát về tình hình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ngân hàng ... 49
4.4.2 Đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng
qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ......................................... 66
Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI MSB CẦN THƠ ............................. 72
5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN .............................................................. 72


7


5.2 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI MSB CẦN THƠ ............................. 73
5.2.1 Một số giải pháp mở rông tín dụng DNNVV tại MSB Cần Thơ .......... 73
5.2.2 Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại MSB Cần Thơ ............................................................................................ 76
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 79
6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................... 79
6.2 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI ..................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 81

8


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa…………….……….....6
Bảng 3.1 Số lƣợng và trình độ cán bộ công nhân viên MSB Cần Thơ giai đoạn
2011 – 2012…….…………………………………………………………….28
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2010 –
2012……………………………………………………...………………...…30
Bảng 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm
2012 và 2013…………..……………………………………………………..31
Bảng 4.1 Tình hình đăng kí kinh doanh của DNVVN trên địa bàn thành phố
Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013………………...39
Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012.…43
Bảng 4.3 Tình hình nguồn vốn của MSB Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012

và 2013………….……………………………………………………………46
Bảng 4.4 Tình hình hoạt động tín dụng của MSB Cần Thơ qua 3 năm 2010 –
2012…………………………………………………………………………..47
Bảng 4.5 Tình hình hoạt động tín dụng của MSB Cần Thơ trong 6 tháng đầu
năm 2012 và 2013…..………………………………………………………..49
Bảng 4.6 Tình hình doanh số cho vay DNNVV theo thời hạn tại MSB Cần
Thơ giai đoạn 2010 – 2012…………………………………………………...50
Bảng 4.7 Tình hình doanh số cho vay DNNVV thời hạn tại MSB Cần Thơ
trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013…...……………………………………51
Bảng 4.8 Tình hình doanh số cho vay DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại
MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012……..…………………..…..…………53
Bảng 4.9 Tình hình doanh số cho vay DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại
MSB Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013………………………...53
Bảng 4.10 Tình hình doanh số thu nợ DNNVV theo thời hạn tại MSB Cần
Thơ giai đoạn 2010 – 2012…………………………………………………...55
Bảng 4.11 Tình hình doanh số thu nợ DNNVV thời hạn tại MSB Cần Thơ
trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013…………………………………...……56
Bảng 4.12 Tình hình doanh số thu nợ DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại
MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012………….…………..……………...…57

9


Bảng 4.13 Tình hình doanh số thu nợ DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại
MSB Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013………………………...58
Bảng 4.14 Tình hình dƣ nợ DNNVV theo thời hạn tại MSB Cần Thơ giai đoạn
2010 – 2012……………………………………...…………...........................59
Bảng 4.15 Tình hình dƣ nợ DNNVV thời hạn tại MSB Cần Thơ trong 6 tháng
đầu năm 2012 và 2013………………………………………………………..60
Bảng 4.16 Tình hình dƣ nợ DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB Cần

Thơ giai đoạn 2010 - 2012……………….……………..……………………61
Bảng 4.17 Tình hình dƣ nợ DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB Cần
Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013…………………………….….......62
Bảng 4.18 Tình hình nợ xấu DNNVV theo thời hạn tại MSB Cần Thơ giai
đoạn 2010 – 2012…………………………………...……………..................64
Bảng 4.19 Tình hình nợ xấu DNNVV thời hạn tại MSB Cần Thơ trong 6 tháng
đầu năm 2012 và 2013………………………….……………………………64
Bảng 4.20 Tình hình nợ xấu DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB
Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012…………………..…………………………..65
Bảng 4.21 Tình hình nợ xấu DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB
Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013……………………................67
Bảng 4.22 Một số chỉ tiêu đánh giá tín dụng tại ACB Cần Thơ giai đoạn 2010
- 2012…………………………………………………………………………69
Bảng 4.23 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại MSB Cần Thơ….71

10


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức MSB Cần Thơ……………………………………..26
Hình 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 –
2012 và 6 tháng đầu năm 2013……………………………………………….34
Hình 4.1 Tình hình đăng kí kinh doanh của DNNVV cả nƣớc trong giai đoạn
2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013…..…………………………………...35
Hình 4.2 Số lƣợng DNNVV bị giải thể trên địa bàn cả nƣớc trong giai đoạn
2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013…..…………………………………...36
Hình 4.3 Số lƣợng đăng kí kinh doanh các DNNVV tại thành phố Cần Thơ
trong giai đoạn 2010 – 2012……………………………………………..…...40
Hình 4.4 Cơ cấu DNNVV phân theo ngành nghề kinh doanh tại thành phố Cần

Thơ năm 2012…………………………………..............................................41
Hình 4.5 Thị phần tín dụng DNNVV của MSB Cần Thơ trên địa bàn thành
phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012…………………………………………42
Hình 4.6 Cơ cấu doanh số cho vay DNNVV theo thời hạn tại MSB Cần Thơ
giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013…………………………….52
Hình 4.7 Cơ cấu doanh số cho vay DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại
MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013……………54
Hình 4.8 Cơ cấu doanh số thu nợ DNNVV theo thời hạn tại MSB Cần Thơ
giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013…………………………….56
Hình 4.9 Cơ cấu doanh số thu nợ DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại
MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013……………58
Hình 4.10 Cơ cấu dƣ nợ DNNVV theo thời hạn tại MSB Cần Thơ giai đoạn
2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013……………………………………….60
HÌnh 4.11 Cơ cấu dƣ nợ DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB Cần
Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013……………………….62
Hình 4.12 Cơ cấu nợ xấu DNNVV theo thời hạn tại MSB Cần Thơ giai đoạn
2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013……………………………………….65
HÌnh 4.13 Cơ cấu nợ xấu DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB Cần
Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013……………………….66

11


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATM:

Máy rút tiền tự động

Cty TNHH:


Công ty trách nhiệm hữu hạn

APEC:

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dƣơng

CBTD:

Cán bộ tín dụng

Cty CP:

Công ty cổ phần

DN:

Doanh nghiệp

DNNVV:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DNTN:

Doanh nghiệp tƣ nhân

FDI:

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài


GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội

Internet banking:

Ngân hàng điện tử

Maritime Bank:

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng hải

Mobile banking:

Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động

MSB Cần Thơ:

Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Cần Thơ

NHNN:

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM:

Ngân hàng thƣơng mại

ODA:


Hỗ trợ phát triển chính thức

POS:

Điểm bán lẻ (Points of Sales)

RRTD:

Rủi ro tín dụng

SMS banking:

Dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn điện thoại

T:

Tháng

TCTD:

Tổ chức tín dụng

TMCP:

Thƣơng mại cổ phần

12


CHƢƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế
càng cao, khi đó ngoài vốn tự có thì tín dụng ngân hàng là sự lựa chọn hàng
đầu để trợ giúp vốn. Tuy nhiên, các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) vẫn
chƣa đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Thực vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa là
mô hình kinh tế năng động nhất, chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong tổng số
doanh nghiệp, là đầu tàu tạo việc làm cho ngƣời lao động, nhƣng lại luôn gặp
khó khăn trong việc tiếp cận vốn.
Hiện nay, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục biến động phức tạp, thƣơng
mại sụt giảm, tăng trƣởng thấp. Tại Việt Nam, việc thực thi chính sách tiền tệ
thắt chặt để kiềm chế lạm phát là cần thiết nhƣng đồng thời cũng kéo theo hệ
quả là cầu nội địa giảm, hàng tồn kho lớn, các doanh nghiệp gặp khó khăn
trong sản xuất kinh doanh. Hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, thậm
chí phá sản, chủ yếu là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2012, tăng trƣởng
tín dụng của toàn ngành ngân hàng ở nƣớc ta chỉ đạt 6-8% do rất ít doanh
nghiệp chứng minh đƣợc phƣơng án sản xuất kinh doanh hiệu quả và khả năng
trả nợ, điều kiện quan trọng để vay vốn ngân hàng. Vì vậy, chính sách tiền tệ
và tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại đã tạo ra những thách thức lớn cho ngành
ngân hàng Việt Nam, việc tăng trƣởng tín dụng là chƣa khả thi, thậm chí có
thể dẫn đến rủi ro tiềm ẩn cho hệ thống ngân hàng. Đứng trƣớc môi trƣờng
đầy khó khăn hiện tại, các ngân hàng đang tập trung tìm giải pháp để nâng cao
chất lƣợng tín dụng, đảm bảo kinh doanh hiệu quả và an toàn. Nhƣ đã biết,
thời gian vừa qua, mô hình doanh nghiệp quốc doanh đã biểu hiện nhiều yếu
kém, dẫn đến phá sản hàng loạt. Đồng thời, nhận định các doanh nghiệp lớn
tuy có thế mạnh về vốn nhƣng sẽ khó linh hoạt trƣớc diễn biến phức tạp của
nền kinh tế, nên các ngân hàng đang dần chuyển hƣớng sang phát triển tín
dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cũng nhƣ các ngân hàng thƣơng mại khác, Ngân hàng thƣơng mại cổ

phần (TMCP) Hàng hải – chi nhánh Cần Thơ, cũng không tránh khỏi những
ảnh hƣởng từ môi trƣờng đầy thách thức này. Chủ đạo trong hoạt động tín
dụng của ngân hàng là tín dụng doanh nghiệp, cụ thể tập trung vào doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Trƣớc diễn biến xấu của nền kinh tế, các doanh nghiệp đã
thu hẹp hoạt động, cắt giảm vay vốn, thậm chí bị phá sản hàng loạt, ảnh hƣởng
đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, tìm ra các nguyên nhân hạn chế

13


chất lƣợng tín dụng để từ đó khắc phục khó khăn và đề ra biện pháp nhằm mở
rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa là vấn đề cấp
thiết đặt ra.
Từ những lý do trên, thấy đƣợc tầm quan trọng của tín dụng cũng nhƣ
chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, tôi chọn đề tài “Phân tích thực
trạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP
Hàng hải – chi nhánh Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng tín dụng doanh nghiệp
nhỏ và vừa của ngân hàng trong 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013,
từ đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó, đề xuất một
số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp nhỏ
và tại Ngân hàng TMCP Hàng hải – chi nhánh Cần Thơ (MSB Cần Thơ).
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Từ tình hình thực tế và nguồn số liệu thu thập đƣợc tại MSB Cần Thơ, đề
tài chỉ tập trung nghiên cứu những mục tiêu sau đây:
Mục tiêu 1: Phân tích hoạt động cấp tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Mục tiêu 2: Đánh giá chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của

ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 thông qua các chỉ
tiêu nhƣ doanh số cho vay, thu nợ, dƣ nợ, nợ quá hạn theo thời hạn và theo
loại hình doanh nghiệp.
Mục tiêu 3: Đƣa ra một số giải pháp để mở rộng và nâng cao chất lƣợng
tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng dựa vào những phân tích
trên.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện tại Ngân hàng TMCP Hàng hải, số 40 Phan Đình
Phùng, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Số liệu nghiên cứu trong đề tài là giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 và 6
tháng đầu năm 2013.

14


1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng
TMCP Hàng hải - chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013.

15


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể hiểu chung nhất là một tổ chức kinh tế đƣợc thành
lập nhằm sản xuất, cung ứng sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trƣờng.
Theo khoản 1 và 2 Điều 4 Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29
tháng 11 năm 2005 thì doanh nghiệp đƣợc hiểu nhƣ sau: Doanh nghiệp là một
tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng
ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động kinh doanh. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả
các công đoạn của quá trình đầu tƣ, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc
cung ứng dịch vụ.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, có nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tồn
tại, phát triển và cạnh tranh lẫn nhau. Tuy nhiên để thuận lợi cho việc quản lý
cũng nhƣ hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp, ngƣời ta thƣờng dựa theo
các tiêu chí khác nhau để phân loại.
 Căn cứ vào hình thức pháp lý doanh nghiệp
Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2005 thì hình thức pháp lý của các loại
hình doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm:
Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) là doanh
nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty đƣợc chia
thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ
phần của doanh nghiệp đƣợc gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh
nghiệp.
Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là
chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dƣới một cái tên chung (gọi là thành
viên hợp danh). Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra, trong
công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn.


16


Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ đƣợc quyền thành lập một doanh nghiệp tƣ nhân.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đƣợc thành lập theo Luật
đầu tƣ nƣớc ngoài 1996 chƣa đăng kí lại hay chuyển đổi theo quy định.
 Căn cứ vào quy mô kinh doanh người ta chia thành doanh nghiệp lớn,
doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ.
Việc quy định tiêu thức nhƣ thế nào là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp
nhỏ và vừa tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội của từng nƣớc. Thông
thƣờng những tiêu chí đƣợc lựa chọn là số lƣợng công nhân viên bình quân,
vốn đầu tƣ, tổng tài sản và doanh thu tiêu thụ. Ở Việt Nam, hiện nay căn cứ
vào hai tiêu thức là số lƣợng lao động bình quân và tổng nguồn vốn để phân
loại.
2.1.1.2 Tiêu chuẩn doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo Điều 3 Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2009 về
sự trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đã định nghĩa: Doanh nghiệp
nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp
luật, đƣợc chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn
(tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân đối
kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là
tiêu chí ƣu tiên).
Bảng 2.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
DN siêu
nhỏ

DN nhỏ


Khu vực
Số lao động

DN vừa

Tổng
nguồn
vốn
Từ 20 tỷ
đồng trở
xuống

Từ trên 10
ngƣời đến
200 ngƣời

Từ trên 20 Từ trên 200
tỷ đồng đến ngƣời đến
100 tỷ đồng 300 ngƣời

Số lao
động

Tổng
nguồn vốn

Số lao
động


I. Nông,
lâm nghiệp
và thủy sản

Từ 10 ngƣời
trở xuống

II. Công
nghiệp và
xây dựng

Từ 10 ngƣời
trở xuống

Từ 20 tỷ
đồng trở
xuống

Từ trên 10
ngƣời đến
200 ngƣời

Trên 20 tỷ
đồng đến
100 tỷ đồng

Trên 200
ngƣời đến
300 ngƣời


III. Thƣơng
mại và dịch
vụ

Từ 10 ngƣời
trở xuống

Từ 10 tỷ
đồng trở
xuống

Từ trên 10
ngƣời đến
50 ngƣời

Từ trên 10
tỷ đồng đến
50 tỷ đồng

Từ trên 50
ngƣời đến
100 ngƣời

Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP

17


2.1.1.3 Một số đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa1
- Đa dạng về loại hình sở hữu:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại và phát triển ở mọi loại hình khác nhau
nhƣ doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh
nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã.
- Hạn chế về sản phẩm, dịch vụ và năng lực tài chính:
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có khối lƣợng sản phẩm, dịch vụ hạn chế chủ
yếu dựa vào thủ công: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng chỉ kinh doanh
một vài sản phẩm dịch vụ phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của chủ doanh
nghiệp cũng nhƣ năng lực tài chính.
Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nguồn tài chính hạn chế: vốn
kinh doanh chủ yếu là vốn tự có của chủ sở hữu doanh nghiệp, vay mƣợn từ
ngƣời thân, bạn bè, khả năng tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng thấp.
- Tính năng động và linh hoạt cao: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mức
đầu tƣ ban đầu thấp, sử dụng ít lao động và các nguồn lực tại chỗ. Do đó, có
thể dễ dàng chuyển đổi phƣơng thức sản xuất, mặt bằng kinh doanh, loại hình
doanh nghiệp và thậm chí đễ dàng giải thể.
- Trình độ quản lý chưa cao: Bộ máy tổ chức thƣờng gọn nhẹ, trình độ
quản lý chƣa cao do các doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc thành lập và hoạt động
chủ yếu dựa vào năng lực và bản thân chủ doanh nghiệp nên tổ chức bộ máy
rất gọn nhẹ, các quyết định trong quản lý cũng đƣợc thực hiện nhanh chóng.
- Khả năng công nghệ thấp: Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cho dù có
sáng kiến công nghệ nhƣng không đủ tài chính cho việc nghiên cứu triển khai
nên không thể hình thành công nghệ mới hoặc bị các doanh nghiệp lớn mua
với giá rẻ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này lại rất linh hoạt trong việc thay
đổi công nghệ sản xuất do giá trị của dây chuyền công nghệ thƣờng thấp và họ
thƣờng có những sáng kiến đổi mới phù hợp với quy mô của mình từ những
công nghệ cũ và lạc hậu. Điều này thể hiện tính linh hoạt trong đổi mới công
nghệ và tạo nên sự khác biệt về sản phẩm để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn
tại trên thị trƣờng.
- Khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, do đó các doanh nghiệp này thƣờng
sử dụng vốn vay từ ngƣời thân, bạn bè. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu tài

sản đảm bảo, sổ sách chứng từ kế toán không rõ rang, minh bạch, chƣa có uy
tín trên thị trƣờng.
1

Võ Đức Toàn, 2012.

18


Với những đặc điểm nổi bật của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam nhƣ trên, cộng với môi trƣờng canh tranh gay gắt nhƣ hiện nay thì việc
hỗ trợ phát triển loại hình doanh nghiệp này là nhiệm vụ hết sức cần thiết đảm
bảo cho sự phát triển lâu dài của nền kinh tế.
2.1.1.4 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế2
Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế của một đất nƣớc, nhất là đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ
nƣớc ta. Cụ thể có thể chỉ ra những vai trò nhƣ sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm số lƣợng áp đảo trong nền
kinh tế. Hiện tại doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới hơn 95% tổng số doanh
nghiệp của cả nƣớc, và phân bố ở tất cả mọi ngành nghề. Hàng năm, bộ phận
doanh nghiệp này đã tạo ra khoảng 45% giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp,
khoảng 26% GDP của cả nƣớc. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm ƣu thế
gần nhƣ tuyệt đối trong các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, hàng
nông sản, thuỷ sản chƣa qua chế biến.
Thứ hai, doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần giải quyết việc làm cho một
số lƣợng lớn ngƣời lao động ở Việt Nam. Đối với mỗi quốc gia trên thế giới,
vấn đề việc làm luôn là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm nhất. Đặc biệt
đối với các nƣớc đang phát triển, tốc độ tăng dân số cao, đời sống nhân dân
còn gặp nhiều khó khăn thì nhu cầu việc làm luôn là một vấn đề bức thiết.
Theo thống kê, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đã giải quyết hơn

một phần tƣ việc làm cho các lao động. Con số này đã thực sự nói lên vai trò
quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thu hút lao động, tạo
công ăn việc làm góp phần giải quyết tốt sức ép thất nghiệp đang ngày càng
gia tăng.
Thứ ba, doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò ổn định nền kinh tế. Ở phần
lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn là những nhà thầu phụ
cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ ở từng thời điểm
cho phép nền kinh tế có đƣợc sự ổn định.
Thứ tư, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò quan trọng trong việc khai
thác nguồn tài chính của dân cƣ trong vùng và sử dụng tối ƣu nguồn lực tại
chỗ của các địa phƣơng. Nếu nhƣ những doanh nghiệp lớn thƣờng đƣợc đặt cơ
sở ở các trung tâm kinh tế của đất nƣớc thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có
mặt ở khắp các địa phƣơng và đóng góp quan trọng vao thu ngân sách, vào sản
lƣợng và tạo công ăn việc làm ở địa phƣơng.
2

Bùi Văn Luyện, 2008.

19


Thứ năm, doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần tạo nên tính đa dạng của
các ngành nghề. Với một nền kinh tế đang phát triển nhƣ nƣớc ta, điều đó sẽ
khuyến khích xuất khẩu các hàng thủ công mỹ nghệ, thuỷ sản… góp phần tăng
GDP cho đất nƣớc. Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng chuyên môn
hóa vào việc sản xuất một vài chi tiết dùng để lắp ráp thành chi tiết hoàn
chỉnh. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra nền công
nghiệp và dịch vụ phụ trợ vô cùng quan trọng.
2.1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng ngân hàng
2.1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng3

Tín dụng xuất phát từ chữ La tinh: Credium – tức là tin tƣởng, tín nhiệm.
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền và hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân
hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và
các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử
dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm
hoàn trả vô điều kiện gốc và lãi cho bên đi vay khi đến hạn thanh toán.
Tín dụng ngân hàng là một hình thức phát triển cao của tín dụng, tuy
nhiên nó vẫn giữ nguyên đƣợc bản chất ban đầu của quan hệ tín dụng.
Theo Luật các tổ chức tín dụng: cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng
thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cho phép sử dụng
một khoản tiền trong một thời gian nhất định theo nguyên tắc có hoàn trả bằng
nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các
nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Tín dụng ngân hàng đƣợc hiểu là quan hệ vay mƣợn lẫn nhau theo
nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi theo một thời gian nhất định, giữa một
bên là ngân hàng thƣơng mại với một bên là các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ
chức chính trị xã hội, tổ chức tín dụng và các ngân hàng thƣơng mại khác.
2.1.2.2 Nguyên tắc cho vay4
Các chủ ngân hàng khi cho vay bao giờ cũng kỳ vọng những đồng vốn bỏ
ra của mình sẽ mang lại hiệu quả cho cả ngƣời đi vay và chính bản thân ngân
hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng bao giờ cũng đặt ra các nguyên tắc để bắt
buộc khách hàng tuân thủ nhằm đảm bảo sử dụng vốn đúng theo kế hoạch
đƣợc thỏa thuận với ngân hàng. Các nguyên tắc tín dụng đƣợc ngân hàng xây
dựng dựa trên bản chất tín dụng của ngân hàng. Trong việc cấp tín dụng các

3
4

Lê Quốc Khánh, 2012.
Thái Văn Đại, 2012.


20


NHTM xem các nguyên tắc này là cơ sở quyết định các món tín dụng cấp ra
cho khách hàng.
Hiện nay ở Việt Nam ngân hàng đặt ra các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Tiền vay đƣợc sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên
hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc 2: Tiền vay phải đƣợc hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn
đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.
2.1.2.3 Điều kiện cho vay5
Điều kiện cấp tín dụng là những yêu cầu của ngân hàng đối với ngƣời
vay để làm cơ sở xem xét, ra quyết định cho vay hay không cho vay. Các
khách hàng muốn đƣợc ngân hàng cho vay vốn ngân hàng phải có điều kiện cơ
bản sau đây:
- Có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam
+ Pháp nhân phải có pháp luật dân sự.
+ Cá nhân và chủ doanh nghiệp tƣ nhân phải có năng lực pháp luật hành
vi dân sự.
+ Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành
vi dân sự.
+ Thành viên hợp doanh của công ty hợp doanh phải có năng lực pháp
luật và hành vi dân sự.
Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nƣớc ngoài phải có
năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật
của nƣớc mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân là công dân, nếu pháp
luật nƣớc ngoài đó đƣợc Bộ Luật Dân Sự của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam, các văn bản luật của Việt Nam quy định hoặc điều ƣớc quốc tế mà
nƣớc Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết tham gia quy định.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

5

Thái Văn Đại, 2012.

21


- Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có
hiệu quả; hoặc có dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống khả thi và phù
hợp với qui định của pháp luật.
- Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ
và hƣớng dẫn của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) Việt Nam.
Các điều kiện cho vay có thể đƣợc từng ngân hàng cụ thể hóa tùy thuộc
vào đặc điểm hoạt động của từng khách hàng, đặc điểm của từng khoản vay,
tùy thuộc vào môi trƣờng kinh doanh …
2.1.2.4. Đối tượng cho vay của ngân hàng
Những nhu cầu đƣợc ngân hàng cho vay hay còn gọi là đối tƣợng cho
vay là những chi phí vốn cần thiết để cấu thành tài sản cố định, tài sản lƣu
động hay các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của
khách hàng trong một thời kỳ nào đó.
Ngân hàng cho vay các nhu cầu sau6:
- Giá trị vật tƣ, hàng hóa, máy móc thiết bị và các khoản chi phí để khách
hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tƣ
phát triển.
- Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chƣa

bàn giao và đƣa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dài
hạn để đầu tƣ tài sản cố định mà khoản lãi đƣợc tính trong giá trị tài sản cố
định đó.
Những nhu cầu không được cho vay:
Tại khoản 2 điều 9 quyết định 1627 ngày 31/12/2001 của NHNN có quy
định nhƣ sau:
- Tổ chức tín dụng không đƣợc cho vay các nhu cầu vốn sau đây:
+ Để mua sắm các tái sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp
luật cấm mua bán, chuyển nhƣợng, chuyển đổi;
+ Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp
luật cấm;
+ Để đáp ứng các nhu cầu chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.
- Việc đảo nợ, các tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định riêng của
Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

6

Thái Văn Đại, 2012.

22


Tuy nhiên đến nay vẫn chƣa thấy qui định riêng của NHNN tại văn bản
nào cả.
Ngƣời đi vay có thể vay cho nhiều nhu cầu khác nhau tại cùng một thời
điểm ở một hay nhiều ngân hàng. Trong một số trƣờng hợp một nhu cầu của
một ngƣời có thể đƣợc nhiều ngân hàng cho vay dƣới hình thức đồng tài trợ
(cho vay hợp vốn).
2.1.2.5 Thời hạn cho vay7
Là khoảng thời gian đƣợc tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay

cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã đƣợc thỏa thuận trong hợp
đồng cho vay, hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng.
Các loại thời hạn tín dụng đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
- Tín dụng ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
- Trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60
tháng.
- Tín dụng dài hạn là loại có thời hạn trên 60 tháng.
2.1.2.6 Các phương thức cho vay8
Theo quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nƣớc các tổ chức tín dụng
đƣợc phép thỏa thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phƣơng thức cho
vay :
- Cho vay từng lần
- Cho vay theo hạn mức tín dụng
- Cho vay hợp vốn
- Cho vay theo dự án đầu tƣ
- Cho vay trả góp
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
- Cho vay theo hạn mức thấu chi

7
8

Thái Văn Đại, 2012.
Thái Văn Đại, 2012.

23


Có nhiều phƣơng thức cho vay khác nhau tuy nhiên ngân hàng thƣờng áp

dụng phổ biến nhất là phƣơng thức cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức
tín dụng.
2.1.2.7 Các biện pháp bảo đảm tín dụng9
Đảm bảo tín dụng đƣợc xem là phƣơng tiện tạo cho chủ ngân hàng có
sự đảm bảo rằng sẽ có một nguồn tiền khác (từ phát mãi đảm bảo tín dụng) để
hoàn trả nợ vay khi ngƣời đi vay đến hạn không có khả năng hoặc không trả
nợ cho ngân hàng.
Khi đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng chƣa mang lại nguồn thu
chắc chắn, ngân hàng buộc phải dùng đến những đảm bảo tín dụng. Đó là các
giá trị tài sản thế chấp, cầm cố hay bão lãnh bên thứ ba.
Thế chấp tài sản: Thế chấp tài sản là việc một bên (là bên thế chấp)
dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dan sƣ đối
với bên kia (là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên
nhận thế chấp.
Cầm cố tài sản: Cầm cố tài sản là việc một bên (bên cầm cố) giao
quyền sở hữu tài sản của mình cho bên kia (là bên nhận cầm cố) để thực hiện
nghĩa vụ quân sự .
Bão lãnh vay vốn ngân hàng là một hợp đồng, qua đó, bên thứ 3 – ngƣời
bảo lãnh cam kết với ngân hàng rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho
ngƣời đi vay trong trƣờng hợp ngƣời đi vay không có khả năng trả nợ cho
ngân hàng.
Ngoài ra, còn có các hình thức đảm bảo khác nhƣ là đảm bảo bằng tài sản
hình thành từ vốn vay, tín chấp…
2.1.2.8 Quy trình tín dụng
Các bƣớc chủ yếu của quy trình cho vay:
- Hƣớng dẫn, tiếp nhận và kiểm tra bộ hồ sơ cho vay của khách hàng.
- Thẩm định các điều kiện cho vay và bộ hồ sơ cho vay.
- Phê duyệt (xét duyệt và quyết định) cho vay.
- Hoàn chỉnh bộ hồ sơ cho vay (hợp đồng cho vay, hợp đồng tín dụng
hoặc hợp đồng cho vay, hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, mua

bảo hiểm cho tài sản và hoản chỉnh các hồ sơ liên quan khác).

9

Thái Văn Đại, 2012.

24


- Tiếp nhận, phong tỏa, quản lý tài sản bảo đảm tiền vay.
- Cập nhật bộ hồ sơ cho vay bằng văn bản và bằng dữ liệu điện tử trên
máy tính.
- Giải ngân khoản vay và hạch toán.
- Theo dõi, kiểm tra khoản vay và khách hàng vay: Tình hình sử dụng
vốn vay, tổ chức hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản bào đảm
tiền vay.
- Thu hồi nợ gốc, lãi và phí cho vay.
- Xem xét xử lý những khoản vay có vấn đề.
- Giải tỏa tài sản bảo đảm tiền vay.
- Thống kê, báo cáo tín dụng.
- Tất toán khoản vay và lƣu giữ bộ hồ sơ cho vay.
2.1.2.9 Đặc điểm và rủi ro của tín dụng ngân hàng đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa10
Xuất phát từ đăc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ quy mô vốn
và tài sản nhỏ bé; sổ sách và báo cáo kế toán không rõ ràng, minh bạch; sử
dụng công nghệ lạc hậu trong sản xuất kinh daonh; trình độ công nhân viên
cũng nhƣ trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp còn ở mức thấp…Do đó,
quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với các ngân hàng thƣơng mại
thƣờng có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, về quy mô tín dụng: rất thấp nếu tính bình quân trên một doanh

nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ hai, về thời hạn tín dụng: chủ yếu là ngắn hạn.
Thứ ba, về đảm bảo tín dụng: hầu hết các doanh nghiệp này phải có tài
sản đảm bảo khi vay vốn.
Thứ tư, về mục đích sử dụng vốn vay: chủ yếu sử dụng bổ sung vốn lƣu
động.
Thứ năm, về lãi suất: ít đƣợc ƣu đãi lãi suất, lãi suất theo sự ấn định của
ngân hàng thƣơng mại do các doanh nghiệp này chƣa nhận đƣợc sự tín nhiệm
cao từ các ngân hàng.

10

Võ Đức Toàn, 2012

25


×