Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của cá bống cát glossogobius giuris hamilton, 1822 và cá bống trứng eleotris melanosoma bleeker, 1853 phân bố ở huyện châu thành, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 84 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÝ PHƢƠNG THẢO

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MỘT SỐ
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ BỐNG CÁT
Glossogobius giuris Hamilton, 1822 VÀ CÁ BỐNG TRỨNG
Eleotris melanosoma Bleeker, 1853 PHÂN BỐ Ở HUYỆN
CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ THỦY SẢN

2013

i


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến thầy Mai Viết Văn là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn đang công tác Bộ môn
Kinh Tế và Quản Lý nghề cá, khoa Thủy Sản và trường Đại Học Cần Thơ đã
tận tâm truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báo, cũng như giúp đỡ tôi
thực hiện đề tài trong suốt thời gian tôi học tại trường. Và cũng xin gửi lời
cảm ơn đến Ban lãnh đạo Khoa Thủy Sản đã tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi
hoàn thành đề tài này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, xin cảm ơn các bạn trong
nhóm thực hiện đề tài đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiên đề


tài tốt nghiệp.
Trong thời gian thực hiện đề tài, dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn
không tránh khỏi những thiếu sót do kiến thức và kinh nghiệm của tôi còn hạn
chế. Rất mong nhận được những lời góp ý, phê bình của quý thầy cô.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe và công tác tốt đến quý thầy cô.
Cần Thơ, ngày . . . , tháng . . . , năm 2013
Sinh viên thực hiện

Lý Phƣơng thảo

i


TÓM TẮT
Đề tài “Xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của cá
bống cát Glossogobius giuris Hamilton, 1822 và cá bống trứng Eleotris
melanosoma Bleeker, 1853 phân bố ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang”
được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 7/2013 đến tháng 11/2013 ở
huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang. Qua quá trình nghiên cứu đã xác định
được 62 loài cá thuộc 10 bộ và 33 họ. Trong đó bộ cá Vược (Perciformes)
chiếm chiếm thành phần loài cao nhất với 23 loài chiếm 36%, kế đến là bộ cá
Chép (Cypriniformes) và bộ cá Da Trơn (Siluriformes) chỉ với 12 loài chiếm
19% mỗi bộ, bộ Mang liền (Synbranchiformes) chiếm 8% với 5 loài, bộ cá
Trích (Clupeiformes) và bộ cá Bơn (Pleuronectifomes) chiếm 5% với 3 loài
mỗi bộ, còn lại là các bộ bao gồm bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes), bộ cá
Chình (Anguilliformes), bộ cá nhói (Beloniformes) và bộ cá Nóc
(Tetraodontiformes) chiếm 2% mỗi bộ là 4 bộ có số loài thấp nhất. Trong 33
họ, chỉ có cá Chép (Cyprinidae) xuất hiện thành phần loài cao nhất với 11 loài
chiếm 18%, các họ còn lại chỉ xuất hiện từ 1 đến 4 loài trong tổng số loài.
Kết quả cho thấy phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và khối

lượng thân của 2 loài cá bống trứng và cá bống dừa rất chặt chẽ đối với cá cái
và khá chặt chẽ đối với cá đực. Phương trình tương quan cá bống trứng có
dạng W = 0,0247L2,6531, hệ số R2 = 0,9104 (cá cái), W = 0,0241L2,6236, hệ số
R2 = 0,893 (cá đực). Ở cá bống cát phương trình tương quan là W =
0,0244L2,5611, hệ số R2 = 0,9094 (cá cái), W = 0,0129L2,8131, hệ số R2 = 0,8893
(cá đực).
Hệ số thành thục (GSI) của cá bống trứng và cá bống cát cao đều cao
vào tháng 9. Sức sinh sản của cá bống trứng và cá bống cát tương đối cao với
sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 3.072 - 86.125 trứng/cá cái (cá bống trứng),
từ 18.437 - 66.872 trứng/cá cái (cá bống cát) và sức sinh sản tương đối dao
động từ 2.898 - 11.828 trứng/g cá cái (cá bống trứng), từ 2.336 - 4.400 trứng/g
cá cái (cá bống cát).

ii


MỤC LỤC
Trang

Lời cảm tạ ................................................................................................. i
Tóm tắt..................................................................................................... ii
Mục lục ................................................................................................... iii
Danh mục bảng ......................................................................................... v
Danh mục hình......................................................................................... vi
Danh mục phụ lục……………………………………………….………........vii
Danh mục từ viết tắt ............................................................................... viii
CHƢƠNG I : GIỚI THIỆU ..................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề............................................................................................................... 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 2

CHƢƠNG II: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................. 3
2.1 Tổng quan nguồn lợi thủy sản Việt Nam ......................................................... 3
2.2.1 Nguồn lợi thủy sản nước ngọt........................................................ 3
2.2 Tổng quan nguồn lợi thủy sản ĐBSCL ............................................................ 4
2.3 Tổng quan về tỉnh Hậu Giang ............................................................................ 6
2.3.1 Vị trí địa lý .................................................................................. 6
2.3.2 Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 7
2.3.3 Nguồn lợi thủy sản…………………………..………………………10
2.3.4 Sơ lược về địa bàn thu mẫu huyện Châu Thành ..............................11
2.4 Thành phần loài của một số loài cá ở khu vực nghiên cứu .........................12
2.5 Một số chỉ tiêu sinh học của một số loài cá phân bố ở huyện Châu
Thành……………………………………………………………………………..13
CHƢƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............16
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................16
3.1.1 Thời gian nghiên cứu ...................................................................16
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu....................................................................16
3.2 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................17
3.3 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................17
3.3.1 Chuẩn bị biểu mẫu.......................................................................17
3.3.2 Phương pháp thu và cố định mẫu ..................................................17
3.3.3 Phương pháp phân tích mẫu .........................................................18
3.4 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................21
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................22
4.1 Thành phần các loài cá phân bố tự nhiên ở huyện Châu Thành tỉnh Hậu
Giang ............................................................................................................................22
iii


4.2. Tương quan chiều dài – khối lượng thân của cá bống trứng và cá bống
cát ở huyện Châu Thành...........................................................................................26

4.2.1 Tương quan chiều dài – khối lượng thân của cá bống trứng Eleotris
melanosoma Bleeker, 1853........................................................................26
4.2.2 Tương quan chiều dài – khối lượng thân cá bống cát Glossogobius
giuris (Hamilton, 1822).............................................................................28
4.3. Đặc điểm sinh học sinh sản cá bống trứng Eleotris melanosoma Bleeker,
1853 ..............................................................................................................................29
4.3.1 Hệ số điều kiện CF ......................................................................29
4.3.2 Sự biến động các giai đoạn thành thục (GĐTT) sinh dục.................30
4.3.3 Hệ số thành thục sinh dục (GSI) ...................................................32
4.3.4 Hệ số tích lũy năng lượng (HSI) ...................................................33
4.3.5 Sức sinh sản của cá bống trứng Eleotris melanosoma Bleeker, 1853 34
4.4 Đặc điểm sinh học sinh sản cá bống cát Glossogobius giuris (Hamilton,
1822) ............................................................................................................................35
4.4.1 Hệ số điều kiện CF ......................................................................35
4.4.2 Sự biến động các GĐTT sinh dục .................................................36
4.4.3 Hệ số thành thục sinh dục (GSI) ...................................................38
4.4.4 Hệ số tích lũy năng lượng (HSI) ...................................................39
4.4.5 Sức sinh sản của cá bống cát Glossogobius giuris (Hamilton, 1822).40
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...............................................42
5.1 Kết luận.................................................................................................................42
5.2 Đề xuất ..................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................43
PHỤ LỤC ...............................................................................................45

iv


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Hiệu quả các mô hình nuôi thủy sản ở tỉnh Hậu Giang .................... 9

Bảng 2.2 Qui hoạch nuôi trồng thủy sản chủ lựcở tỉnh Hậu Giang.................. 9
Bảng 2.3: Thành Phần loài ở một số khu vực nghiên cứu tỉnh Hậu
Giang……………………………………………………………………………........13

Bảng 2.4 Phương trình tương quan của cá bống cát Glossogobius giuris và cá
bống trứng Eleotris balia ................................................................……...13
Bảng 2.5: Một số đặc điểm sinh học của cá bống cát Glossogobius giuris ở một
số khu vực (KV) nghiên cứu......................................................................14
Bảng 2.6: Sức sinh sản (SSS) của cá bống cát Glossogobius giuris ở một số
khu vực nghiên cứu ..................................................................................14
Bảng 3.1: Bậc thang thành thục sinh dục theo Nikolsky (1963).....................19
Bảng 4.1: Cấu trúc thành phần loài theo bộ .................................................22
Bảng 4.2: Cấu trúc thành phần loài theo họ .................................................23
Bảng 4.3: Cấu trúc thành phần loài theo thủy vực ........................................25
Bảng 4.4: So sánh phương trình hồi qui của cá bống cát trong nghiên cứu này
với các nghiên cứu khác ............................................................................29
Bảng 4.5: Sức sinh sản của cá bống trứng ở huyện Châu Thành....................34
Bảng 4.6: Sức sinh sản của cá bống cát ở huyện Châu Thành………….....…40
Bảng 4.7: So sánh sức sinh sản của cá bống cát trong nghiên cứu này với các
nghiên cứu khác...................................................................................... ...........40

v


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Bản đồ Hành chính tỉnh Hậu Giang………………….……..…….....6
Hình 3.1: Bản đồ khu vực thu mẫu huyện Châu Thành.................................16
Hình 4.1: Phương trình hồi quigiữa chiều dài tổng và khối lượng của cá bống
trứng Eleotris melanosoma Bleeker, 1853...................................................27

Hình 4.2: Phương trình hồi qui giữa chiều dài tổng và khối lượng của cá bống
cát Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) ...................................................28
Hình 4.3: Biến động CF của cá bống trứng đực và cá bống trứng cá ..............30
Hình 4.4: Tỷ lệ các GĐTT của buồng trứng cá bống trứng ...........................31
Hình 4.5: Tỷ lệ các GĐTT của buồng tinh cá bống trứng .............................31
Hình 4.6: Hệ số thành thục sinh dục (GSI) của cá bống trứng .......................32
Hình 4.7: Hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của cá bống trứng…………….....33
Hình 4.8: Phương trình hồi qui giữa khối lượng thân cá và sức sinh sản tương
đối của cá bống cát ở huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang .............................35
Hình 4.9: Biến động CF của cá bống cát đực và cá bống cát cái ...................36
Hình 4.10: Tỷ lệ các GĐTT của buồng trứng cá bống cát .............................37
Hình 4.11: Tỷ lệ các GĐTT của buồng tinh cá bống cát ...............................37
Hình 4.12: Hệ số thành thục sinh dục (GSI) của cá bống cá ..........................38
Hình 4.13: Hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của cá bống cát đực và cái 37.....39
Hình 4.14: Phương trình hồi qui giữa khối lượng thân cá và sức sinh sản tương
đối của cá bống cát ở huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang .............................41

vi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục I: Phân loại thành phần loài theo Bộ, Họ, Loài ................................45
Phụ Lục II: Phân loại thành phần loài theo các loại hình thủy vực .................48
Phụ lục III: Danh sách hình các loài cá thu được ở huyện Châu Thành tỉnh Hậu
Giang ......................................................................................................53
Phụ lục IV: Số liệu về đặc điểm sinh học sinh sản của cá bống trứng leotris
melanosoma Bleeker, 1853........................................................................60
Phụ lục V: Số liệu về đặc điểm sinh học sinh sản của cá bống cát Glossogobius
giuris Hamilton, 1822 ...............................................................................67

s

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL
FAO
NAGAO
ctv
GTSX
NN&PTNN
NLTS
SQF
GĐTT
SSS

TL (cm)
LC (cm)
BW (g)
Wn(g)
LW (g)
Wg (g)
CF
GSI (%)
HSI (%)

Đồng bằng sông Cửu Long
Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc
Quỹ Bảo vệ môi trường thiên nhiên tự nhiên Nhật Bản

Cộng tác viên
Giá trị sản xuất
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nguồn lợi thủy sản
Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
Giai đoạn thành thục
Sức sinh sản
Giai đoạn
Chiều dài tổng
Chiều dài chuẩn
Khối lượng thân
Khối lượng bỏ nội quan
Khối lượng gan
Khối lượng tuyến sinh dục
Hệ số điều kiện
Hệ số thành thục
Hệ số tích lũy Năng lượng

viii


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành thủy sản thế giới và nước ta đã có
những bước phát triển nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực như kỹ thuật nuôi
trồng thủy sản, kỹ thuật khai thác thủy sản, quản lý môi trường – nguồn lợi
thủy sản, quản lý dịch bệnh thủy sản, công nghệ sinh học ứng dụng trong thủy
sản và chế biến thủy sản. Trong đó, nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật
vô cùng quý giá, có khả năng tái tạo, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát

triển kinh tế và đời sống của nhân dân. Sự phát triển nhanh chóng trên đã góp
phần thay đổi cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp, dịch vụ của cả nước, thay đổi
bộ mặt của nông thôn. Ngành thủy sản đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trong những năm qua, ngành thủy sản Việt Nam đã không ngừng phát
triển. Với vai trò và vị thế to lớn của nghành thủy sản, Viêt Nam đang được
nâng cao trên trường quốc tế. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam được đánh giá vào
loại phong phú trong khu vực. Trong đó Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
được biết đến như là vựa lúa của cả nước và còn là vùng sản xuất thủy sản lớn
nhất Việt Nam, chiếm trên 80% tổng diện tích nuôi và sản lượng nuôi của cả
nước. ĐBSCL có vị trí chiến lược quan trọng, là vùng đồng bằng ngập lũ, tiếp
giáp với biển Đông và biển Tây do đó có tiềm năng phát triển thủy sản rất lớn.
Hơn nữa, sự phát triển này là một phần nhờ vào vị trí thuận lợi của vùng nằm
ở khu vực sông Mê-Kông. Đây là con sông có nhiều thành phần loài cá so vời
khu vực sông khác.
Hậu Giang là một tỉnh thuộc ĐBSCL có một hệ thống sông ngòi kênh
rạch chằng chịt với tổng chiều dài 2.300 km, có nguồn lợi thủy sản phong phú
bao gồm cả nước ngọt và nước lợ tạo điều kiện tuận lợi cho đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc đánh bắt khai thác quá mức, sự ô nhiễm môi
trường đã làm cho trữ lương cá của tỉnh ngày càng một giảm mạnh, nhiều loài
cá bị tuyệt chủng. Trong khi nguồn lợi thủy sản bị hạn chế và dễ bị tổn thương
thì nhu cầu về chúng lại tăng lên không ngừng. Cá và các loại thủy sản khác
đã và sẽ là thực phẩm quý mà càng ngày càng có nhu cầu cao. Mặt khác, thủy
sản còn là nguồn phục vụ phát triển kinh tế cho đất nước. Ngoài ra, sức ép
tăng dân số cũng đang gây áp lực lớn cho nguồn lợi thủy sản. Vì vậy, để có
những giải pháp thiết thực cho việc nghiên cứu và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
của tỉnh, đặc biệt là những loài có giá trị kinh tế cao nhằm đánh giá sự phong
phú về các loài cá hiện đang phân bố ở vùng cũng như làm cơ sở cho việc
1



nghiên cứu khoa học, quản lý và bảo vệ nguồn lời thủy sản của vùng mà đề tài
“Xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của cá bống cát
(Glossogobius giuris Hamilton, 1822) và cá bống trứng (Eleotris balia
Jordan & Seale , 1905) phân bố ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang”
được tiến hành.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm cung cấp cơ sở khoa học, thành phần loài
và đặc điểm sinh học của một số loài cá để phục vụ cho công tác giảng dạy,
nghiên cứu, góp phần vào việc mang lại nhiều giá trị to lớn về kinh tế cũng
như trong việc bảo tồn nguồn lợi thủy sản trong tương lai.
1.3 Nội dung nghiên cứu
 Xác định thành phần loài cá tự nhiên phân bố trong các loại hình thủy
vực ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
 Xác định mối quan hệ giữa chiều dài tổng và khối lượng thân cá (biến
động hệ số CF).
 Phân tích một số đặc điểm phát triển tuyến sinh dục của cá bống cát
Glossogobius giuris Hamilton, 1822 và cá bống trứng Eleotris
melanosoma Bleeker, 1853 thu được ở địa bàn nghiên cứu (biến động
hệ số GSI).

2


CHƢƠNG II
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan nguồn lợi thủy sản Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, có đường bờ biển
dài hơn 3260 km từ móng cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) với
vùng đặc quyền kinh tế biển rộng hơn 1 triệu km2. Điều kiện địa lý vùng biển

và các mặt nước nội địa của Việt Nam đã tạo nên những vùng sinh thái cùng
với nguồn lợi thủy sản rất đa dạng và phong phú về thành phần loài ở cả 3
vùng nước ngọt, mặn, lợ.
2.1.1 Nguồn lợi thủy sản nƣớc ngọt
Nước ta có những thuỷ vực tự nhiên rất rộng lớn thuộc hệ thống sông
ngòi và các kênh rạch chằng chịt, hệ thống hồ chứa tự nhiên và hồ chứa nhân
tạo, hệ thống ao đầm nhỏ và ruộng trũng. Khí hậu nhiệt đới mưa nhiều luôn bổ
sung nguồn nước cho các thuỷ vực. Khí hậu ấm áp làm cho các giống loài sinh
vật có thể phát triển quanh năm. Diện tích bề mặt nước ngọt lớn với 653.000
ha sông ngòi, 394.000 ha hồ chứa, 85.000 ha đầm phá ven biển, 580.000 ha
ruộng lúa nước. Ngoài ra, ở ĐBSCL, hàng năm có khoảng 1.000.000 ha diện
tích ngập lũ từ 2 tháng đến 4 tháng… Nhờ vậy, nguồn lợi cá nước ngọt ở Việt
Nam thực sự phong phú.
Thành phần loài cá các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam bao gồm
trên 700 loài và phân loài, thuộc 228 giống, 57 họ và 18 bộ. Riêng họ cá chép
có 276 loài và phân loài thuộc 100 giống và 4 họ, 1 phân họ được coi là đặc
hữu ở Việt Nam. Số lượng loài cá ở các cửa sông dao động từ 70 đến hơn 230
loài, với tổng cộng hơn 580 loài, thuộc 109 họ và 27 bộ (Vũ cẩm Lương,
2008).
Các kết quả nghiên cứu cho đến nay đã thống kê được 544 loài cá,
thuộc 288 giống, 57 họ và 18 bộ, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có
đa dạng sinh học về cá nước ngọt cao trong khu vực. Theo kết quả nghiên cứu
của Nguyễn văn Hảo và ctv (1976) đã thống kê thì trong 544 loài có 11 loài
phân bố rộng rãi trên cả 2 miền Bắc Nam của Việt Nam. Trong đó, khu hệ cá
phía Bắc (từ đèo hải vân trở ra) đã ghi nhận được 240 loài và một số loài thủy
sản khác như cua, ốc, trai, hến,… Tuy số loài còn nhiều, song chỉ có khoảng
30 loài cá có giá tri kinh tế và chúng phần lớn thuộc nhóm cá ăn thực vật và
thực vật phù du.Nhóm cá ăn động vật và động vật phù du chiếm số lượng
không nhiều, sản lượng thấp. Khu hệ cá phía Nam (từ đèo hải vân trở vào) đã
thống kê được 255 loài thuộc khu hệ cá Ấn Độ, Mã lai. Trong đó có khoảng

3


42 loài có giá trị kinh tế chủ yếu thuộc nhóm cá ăn động vật. Riêng nguồn lợi
thủy sản vùng ĐBSCL mang tính chất nhiệt đới rõ rệt, rất đa dạng về thành
phần loài và phong phú về mặt sản lượng. Có khoảng 263 loài cá đã được timg
thấy, trong đó họ cá chép có 74 loài (31,36%), họ cá trơn 51 loài (21,60%).
Theo “Cá kinh tế nước ngọt Việt Nam” của Mai Đình Yên (1983) đã
thống kê được 63 loài. Trong đó có 16 loài cá kinh tế thuộc lưu vực sông
Hồng; 13 loài cá kinh tế thuộc lưu vực sông Cửu Long; 7 loài cá kinh tế ở ao,
hồ, ruộng; 18 loài cá kinh tế được nuôi và 9 loài cá cảnh.
Khu hệ cá nước ngọt Nam Trung Bộ Việt Nam đã được Nguyễn Hữu
Dực (1995) xác định được 134 loài thuộc 81 giống của 31 họ và 10 bộ. Trong
đó 102 loài là cá nước ngọt chính thức và 12 loài là cá biển di vào sông ở nước
ngọt. Khu hệ cá Nam Trung Bộ có 8 loài có giá trị cao, 11 loài có giá trị kinh
tế từng vùng, 5 loài có giá trị làm cảnh và 2 loài diệt trừ bọ gậy góp phần
phòng bệnh cho người (được trích dẫn bởi Mai văn Hiếu, 2012).
2.2 Tổng quan nguồn lợi thủy sản ĐBSCL
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích tự nhiên
khoảng 39.747 km2, chiếm 12% diện tích cả nước, diện tích vùng biển đặc
quyền kinh tế rộng khoảng 360.000 km2, chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc
quyền kinh tế của cả nước và hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai ngư trường
trọng điểm là đông và tây Nam bộ. Toàn vùng có khoảng 750 km chiều dài bờ
biển (chiếm khoảng 23% tổng chiều dài bờ biển toàn quốc) với 22 cửa sông,
cửa lạch và hơn 800.000 ha bãi triều (70% - 80% là bãi triều cao). Mùa khô độ
mặn nước biển ven bờ cao 20 - 30%, mùa mưa 5 - 20%, thâm nhập mặn theo
các sông nhánh vào nội đồng nhiều nơi đến 40 - 60km. Điều kiện như vậy đã
tạo nên những vùng đất ngập nước qui mô lớn với bản chất lầy mặn và đa
dạng về kiểu môi trường sinh thái (mặn, lợ, ngọt), cũng như các hệ thống canh
tác tương đối đồng nhất, đôi khi không phân biệt được bằng địa giới hành

chính, như: vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau....
Điều kiện giao thoa mặn, lợ, ngọt cũng đã tạo nên một vùng sinh thái đặc thù,
hiếm thấy trên thế giới, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất thủy sản hàng hoá
tập trung.
Nguồn lợi thủy sản ĐBSCL mang tính chất nhiệt đới gió mùa rõ rệt, rất
đa dạng về thành phần loài và sản lượng. Theo công trình nghiên cứu của Mai
Đình Yên và ctv, 1992 về “Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ” đã tìm
thấy được 255 loài; và “Định loại cá nước ngọt vùng ĐBSCL” của Trương
Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) với 173 loài, 99 giống, 39 họ và 13
bộ; trong đó đã xác định được 43 loài thuộc bộ cá Vược (Perciformes), 6 loài
4


thuộc bộ cá Nóc (Tetraodontiformes), 1 loài thuộc bộ cá Hàm ếch
(Batrachoidiformes), 3 loài thuộc bộ cá Đối (Mugiliformes), 1 loài thuộc bộ cá
Ngựa (Gasterosteiformes), 2 loài thuộc bộ Lươn (Synbranchiformes), 6 loài
thuộc bộ cá Lìm kìm (Beloniformes), 12 loài thuộc bộ cá Trích
(Clupeiformes), 2 loài thuộc bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes), 50 loài thuộc
bộ cá Chép (Cypriniformes), 2 loài thuộc bộ cá Sóc (Cyprinodontiformes), 41
loài thuộc bộ cá Da trơn (Siluriformes) và 4 loài thuộc bộ cá Bơn
(Pleuronectiformes).
Theo kết quả nghiên cứu khu hệ cá sông Mê-Kông từ tháng 10/2006 –
3/2011 của quỹ Bảo vệ môi trường tự nhiên Nhật Bản (NAGAO) hợp tác cùng
các quốc gia Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam đã xác định và lưu trữ mẫu
của 540 loài cá, trong đó có 67 loài lần đầu tiên được ghi nhận và 21 loài chưa
được mô tả ở lưu vực hai dòng sông vực sông Mê Kông và sông Chao Phraya.
Riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long có 292 loài thuộc 188 giống, 70 họ; trong
đó có 151 loài đặc hữu, có 5 loài chưa được mô tả, 8 loài chưa định loại được,
62 loài mới ghi nhận lần đầu ở lưu vực sông Mê Kông và Việt Nam và 9 loài
mới ghi nhận lần đầu mới ghi nhận ở Việt Nam (Phạm Đình Văn, 2009).

Theo Trần Đắc Định và ctv (2012), “Mô tả định loại cá ĐBSCL, Việt
Nam” đã xác định được 322 loài thuộc 21 bộ và 77 họ bao gồm những loài có
kinh tế và những loài có giá trị kinh tế thấp; trong đó, 312 loài thu được trong
vùng nước ngọt và lợ, 10 loài cá biển thu được ở vùng cửa sông.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
(NN&PTNT) tỉnh Đồng Tháp (2009), kết quả thu thập được từ trước đến nay,
ở Đồng Tháp Mười (thuộc 3 tỉnh: Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An) đã phát
hiện 159 loài cá thuộc 89 giống nằm trong 39 họ cá. Trong đó họ cá chép
chiếm ưu thế với 39 loài, họ cá bống 10 loài, họ cá trèn 8 loài, họ cá chốt 8
loài, họ cá tra 7 loài, họ cá heo 7 loài, họ cá rô 6 loài, họ cá bơn 6 loài, họ cá
lóc 4 loài và các họ cá khác từ 1 – 3 loài. Khi so sánh với hệ cá Đồng bằng
sông Cửu Long, khu hệ cá Đồng Tháp Mười phong phú về thành phần loài và
thể hiện tính chất nhiệt đới rõ rệt (Phạm Đình Văn, 2009).
Kết quả nghiên cứu về thành phần loài cá trên lưu vực sông Hậu thuộc
địa phận An Phú, An Giang từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2007 của Đinh Minh
Quang cho thấy có 68 loài thuộc 29 họ trong 10 bộ. Trong 68 loài thu được có
10 loài thuộc 5 họ trong 4 bộ có nguồn gốc từ biển. Hypistomus punitatus
Valenciennes, 1840 và Colossoma branchypomum (Cuvier, 1818) là 2 loài
ngoại lai và 1 loài Toxotes chatareus (Hamilton, 1822) được ghi trong sách đỏ
Việt Nam năm 2007. Thành phần loài cá ở khu vực nghiên cứu chiếm 39,30%

5


tổng số loài của cả vùng ĐBSCL, 31,48% số loài của cả Miền Nam (Đinh
Minh Quang, 2008).
2.3 Tổng quan về tỉnh Hậu Giang
2.3.1 Vị trí địa lý
Hậu giang là tỉnh ở trung tâm châu thổ sông Mê Kông, có tọa độ địa lý
từ 9 30'35 - 10019'17 Bắc và từ 105014'03 - 106017'57 kinh Đông với diện tích

tự nhiên là 1.608 km2 và dân số là 769.200 người, trong đó dân số sống tại
thành thị đạt gần 176.000 người, dân số sống tại nông thôn đạt 593.200 người;
mật độ dân số đạt 480 người/km² (Wikipedia, Hậu Giang, 2013).
0

Vị trí tiếp giáp
-

Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.
phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long.
phía nam giáp tỉnh Bạc Liêu.
phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng.

(Nguồn: haugiang.gov.vn)

Hình 2.1: Bản đồ Hành chính tỉnh Hậu Giang
Tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch
chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km như: sông Hậu, sông Cần Thơ,
sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No, sông Cái Sắn...
Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, quốc lộ 61 B.
Tỉnh nằm kề thành phố Cần Thơ - trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Sự phát
6


triển của thành phố Cần Thơ sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh Hậu
Giang, mà trực tiếp là các địa phương nằm giáp thành phố (Wikipedia, Hậu
Giang, 2013).
2.3.2 Điều kiện tự nhiên
2.3.2.1 Địa hình
Hậu Giang là tỉnh nằm ở phần cuối Đồng bằng châu thổ sông Cửu

Long, địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 2m so với mực nước biển. Địa
hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực ven sông
Hậu cao nhất, trung bình khoảng 1 - 1,5 m, độ cao thấp dần về phía Tây. Phần
lớn lãnh thổ nằm kẹp giữa kênh Xáng Xà No và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp,
là vùng thấp trũng, độ cao trung bình chỉ khoảng 0,2m - 0,5m so với mực nước
biển (Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang, 2013).
Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch nhân tạo. Việc
đào kênh vừa tăng cường khả năng thoát nước và lưu thông, vừa tạo ra các
vùng có địa hình cao tương đối hàng mét. Sự chênh lệch về độ cao giữa các
nơi trong tỉnh tuy không lớn lắm nhưng đã tạo ra sự tương phản rõ rệt. Điều đó
ảnh hưởng không nhỏ đến tự nhiên và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(Wikipedia, Hậu Giang, 2013)
2.3.2.2 Khí hậu
Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu,
gần xích đạo, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt là mùa
mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô có gió Đông Bắc
từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cao, khoảng 26,7 - 270C, tổng nhiệt
hằng năm là 9.8000C. Biên độ nhiệt trong năm thấp, tháng 4 nóng nhất với
khoảng 350C, tháng 1 lạnh nhất với khoảng 20,30C. Biên độ nhiệt giữa ngày
và đêm dao động lớn, khoảng 70C, mùa khô chênh lệch cao hơn, mùa mưa
chênh lệch ít hơn.
- Bức xạ: Số giờ nắng trong năm nhiều, trung bình 2.300 - 2.500 giờ.
Tổng lượng bức xạ trung bình khoảng 1.500 kcal/cm2/năm.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình trong năm phân hóa theo mùa rõ rệt, chênh
lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ
ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%), độ ẩm trung bình
trong năm là 82%.

7



- Lượng mưa: Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng
1.800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1mm) (Báo điện
tử Đảng cộng sản Việt Nam, 2013).
2.3.2.3 Thủy văn
Hậu Giang có một hệ thống kênh rạch chằng chịt, các con kênh lớn là
kênh Đông Lợi, kênh Sóc Trăng, kênh Mỹ Thuận, kênh Xáng Xà No, kinh
Xáng, kênh Lô Đá, kênh Xáng Nàng Mau, kênh Xáng Bún Tàu, kênh Cái
Côn....Sông Hậu chảy ở phía Đông Bắc tỉnh với chiều dài khoảng 14 - 15 km,
qua địa bàn huyện Châu Thành, sông có nhiều nhánh tự nhiên chảy vào tỉnh.
Phía Tây Nam của tỉnh có các con sông như: sông Cái Lớn, sông Ba, sông
Nước Đục, sông Nước Trong.... không chỉ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản
xuất, mà còn là đường giao thông quan trọng đi khắp nơi trong tỉnh và các tỉnh
trong khu vực.
Phần lớn lãnh thổ Hậu Giang đều có thời kỳ ngập nước trong năm, bắt
đầu từ tháng 7 và kéo dài khoảng 2 - 3 tháng. Độ sâu và thời gian ngập nước
tùy thuộc vào lượng nước mưa, độ cao tương đối, vị trí so với các dòng sông,
kênh rạch. Hiện tượng ngập úng thường được bắt đầu do mưa, sau đó tăng
cường do lũ sông Hậu. Các vùng cao ven sông Hậu và những vùng phía Tây
trong lưu vực sông Cái Lớn thoát nước tốt nên ít bị ngập hoặc thời gian ngập
ngắn. Vùng đất thấp có khả năng thoát nước kém thì thời gian ngập lụt dài
hơn. Mực nước ngập sâu bình quân từ 0,3m - 0,6m.
Là tỉnh nằm ở hạ nguồn sông Hậu, Hậu Giang chịu tác động mạnh của
thủy triều. Vào mùa mưa, biên độ triều thấp, khoảng 0,5 m. Vào mùa khô, biên
độ thủy triều có thể lên tới vài mét.. Vùng Tây Nam của tỉnh nằm trong lưu
vực sông Cái Lớn nên chịu ảnh hưởng mạnh bởi chế độ triều của vịnh Thái
Lan. Nước mặn có thể theo sông Cái Lớn gây ra hiện tượng nhiễm mặn nặng.
Nhìn chung, Hậu Giang nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với đặc
điểm nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, ít bão, thuận lợi cho phát triển nông

nghiệp. Tuy nhiên, vùng Tây Nam của tỉnh nằm trong lưu vực sông Cái Lớn
nên chịu ảnh hưởng mạnh bởi chế độ triều của vịnh Thái Lan, nước mặn có
thể theo sông Cái Lớn gây ra hiện tượng nhiễm mặn nặng tại một số khu vực.
(Vietgle, Hậu Giang, 2013).

8


2.3.2.4 Tình hình thủy sản tỉnh Hậu Giang
Thủy sản là thế mạnh thứ hai của tỉnh sau cây lúa, lĩnh vực nuôi chiếm
gần 90% tổng giá trị sản xuất của ngành (số liệu năm 2009). Các mô hình nuôi
thủy sản khác nhau được trình bày qua Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Hiệu quả các mô hình nuôi thủy sản ở tỉnh Hậu Giang
Năng suất (tấn/ha)

Mô hình nuôi
* Nuôi ao thâm canh, bán thâm canh
- Cá tra
- Cá trê
- Cá rô đồng
- Cá bống tượng

180 – 220
120 -150
40 – 45
3-5

* Nuôi ao mương quảng canh, quảng canh cải tiến
- Cá đồng, rô phi, chép, tai tượng ...
* Nuôi ruộng

- Cá chép, trôi, mè, rô phi
- Tôm càng xanh
- Tôm sú
* Nuôi lồng, vèo
- Cá bống tượng, cá lóc

1,2 – 1,5

0,5 – 0,7
1 – 1,2
1 – 1,1
0,3 -0,4 tấn/lồng

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2012)

Đã có nhiều mô hình nuôi thủy sản an toàn, chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế SQF 1000CM , hình thành vùng nuôi tập trung như cá tra ở Châu
Thành, thị xã Ngã Bảy ; đang tiếp tục phát triển thương hiệu cá rô, cá thát lát
Hậu Giang. Bảng 14 trình bày tổng giá trị sản xuất thủy sản năm 2009 đạt
365.933 triệu đồng tăng 58.383 triệu đồng so với thời điểm năm 2005. Tốc độ
tăng trưởng bình quân của giá trị sản xuất thủy sản là 4,44%/năm, thấp hơn so
với kế hoạch đề ra về tốc độ phát triển ngành thủy sản cho năm 2010 (22,7%).
Bảng 2.2 Qui hoạch nuôi trồng thủy sản chủ lực ở tỉnh Hậu Giang
Loài cá
Cá tra
Cá đồng
Tôm càng xanh

Dự kiến qui hoạch sản xuất (ha)
2010

2015
530
960
500
200
-

2020
1.600
-

(Nguồn: Báo cáo thực hiện nghị quyết hội nghị 7 tỉnh Hậu Giang, 2009)

Giá trị sản xuất (GTSX) nghành nuôi thủy sản chiếm tỷ trọng cao (90%
trong tổng cơ cấu GTSX thủy sản) và tăng dần qua các năm. Giá trị sản xuất
9


nuôi trồng thủy sản năm 2005 là 245.362 triệu đồng tăng lên 329.485 triệu
đồng năm 2009 với tốc độ tăng bình quân 7,7%/năm. Tuy nhiên, giá trị sản
xuất về khai thác giảm dần qua các năm với tốc độ giảm bình quân
14,33%/năm. Riêng giá trị dịch vụ thủy sản cũng tăng với tốc độ bình quân
5,6%/năm, nhưng tỷ trọng đóng góp vào GTSX của ngành không đáng kể.
Về quy hoạch phát triển thủy sản trong tương lai được trình bày qua
Bảng 2.2 cho thấy sẽ tập trung các loại chủ lực, có giá trị xuất khẩu cao, cụ thể
là:
-

Cá tra: vùng nuôi ổn định 530 ha (năm 2010), 960ha (năm 2015) và
1.600ha (năm 2020). Từng bước thực hiện nuôi trồng theo hướng thực

hành nông nghiệp tốt (VIETGAP), cùng với việc hạn chế ô nhiễm môi
trường, và tập trung ở huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và thị xã Ngã
Bảy.

-

Cá đồng: đã nuôi thâm canh 500 ha, phát triển thương hiệu cá thát lát
Hậu Giang và một số loại cá chủ lực khác như cá rô phi siêu thịt, cá rô
đồng, cá sặc rằn, tập trung ở Vị Thủy, Châu Thành A và Long Mỹ.

-

Tôm càng xanh: tập trung vùng tôm càng xanh với diện tích 200 ha ven
sông Xà No huyện Châu Thành A.

-

Cá bống tượng: với 23,11ha, tập trung Long Mỹ và Châu Thành A.

-

Cá trê lai: với 36,54 ha, chủ yếu ở Châu Thành, Châu Thành A và thị xã
Ngã Bảy.

Theo Bộ NN&PTNT, hiện nay cả nước có trên 1.106 cơ sở cá nước
ngọt, sản xuất được 14,078 tỷ con giống các loại, trong đó có 172 cơ sở sản
xuất cá tra bột và 5.775 hộ ương giống với diện tích 2.549ha, sản xuất được
1.896 triệu con, trong khi nhu cầu giống thả nuôi của cả nước phải cần từ 1,6
đến 1,8 tỷ con (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang,
2013)

2.3.3 Nguồn lợi thủy sản
Theo Chi cục Thủy sản của tỉnh, tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2012
trên địa bàn là 11.318,81ha, bằng 99,4% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích
nuôi thâm canh và bán thâm canh là 485,66ha, với các đối tượng: cá tra, cá rô
đồng, thát lát, cá lóc, bống tượng và diện tích ương cá giống là 55,62ha. Diện
tích nuôi quảng canh cải tiến là 10.833,15ha, tăng 0,1% so với cùng kỳ, trong
đó cá ao, mương vườn 5.798,45ha; cá ruộng 5.034,7ha. Tổng sản lượng thu
được trong năm đạt 86.108,81 tấn, vượt 24,9% so với cùng kỳ. Trong đó, sản

10


lượng nuôi thâm canh, bán thâm canh gần 59.000 tấn; nuôi quảng canh cải tiến
hơn 14.000 tấn; nuôi lồng, vèo 3.100 tấn; thủy đặc sản 762,81 tấn; sản lượng
khai thác ước đạt 7.850 tấn (tổng cục thủy sản, 2013).
2.3.4 Sơ lƣợc về địa bàn thu mẫu huyện Châu Thành
Châu Thành là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hậu Giang, được
thành lập vào tháng 01/2004 thông qua nghị định số 05/2004/NĐ-CP về việc
điều chỉnh địa giới và nhân khẩu huyện Châu Thành. Sau khi điều chỉnh địa
giới hành chính, có 14.578,91 ha diện tích tự nhiên và 81.194 nhân khẩu; gồm
9 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó gồm 7 xã và 2 thị trấn là thị trấn Ngã
Sáu, thị trấn Mái Dầm xã Đông Phú, xã Đông Phước, xã Đông Phước A,
xã Đông Thạnh, xã Phú An, xã Phú Hữu và xã Phú Tân. Mật độ dân số của
huyện là 605người/km2. Dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều ở nông
thôn (73.854 người), ở thành thị (7.518 người) (Wikipedia, Châu Thành - Hậu
Giang, 2013) .
2.3.4.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Huyện Châu Thành có vị trí tiếp giáp với Thành Phố Cần Thơ và Sông
Hậu, có tuyến Quốc lộ 1 đi qua và hiện nay có thêm 1 tuyến giao thông mang

tính chiến lược đó là Quốc lộ Nam Sông Hậu.
-

Phía Bắc giáp quận Cái Răng của thành phố Cần Thơ.
Phía Nam giáp thị xã Ngã Bảy.
Phía Tây giáp huyện Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp.
Phía Đông giáp sông Hậu, ngăn cách với huyện Trà Ôn của tỉnh Vĩnh
Long.
Khí hậu

Huyện Châu Thành có khí hậu điều hòa, ít bão, quanh năm nóng ẩm,
không có mùa lạnh. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau. (Wikipedia, Châu Thành - Hậu Giang, 2013)
Sông ngòi
Châu Thành có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều con sông lớn
và chịu ảnh hưởng triều cường của hạ lưu Sông Hậu; đồng thời, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ và thể hiện rõ nét văn hoá của vùng
sông nước…

11


2.3.4.2 Tình hình thủy sản của huyện Châu Thành
Những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở huyện Châu Thành
phát triển khá mạnh và diện tích nuôi không ngừng tăng lên. Nhiều hộ dân có
mức thu nhập khá nhờ thả nuôi thủy sản thâm canh và thả trong mương vườn,
ruộng lúa. Trước đây, diện tích nuôi thủy sản của huyện Châu Thành rất ít và
chủ yếu thả nuôi trong ruộng lúa, mương vườn là chính. Mấy năm gần đây,
nhiều hộ nuôi thâm canh cá tra, cá rô đồng mang lại hiệu quả cao nên diện tích
thả nuôi dần dần được tăng lên. Đến tháng 05/2009, toàn huyện đã thả nuôi

trên 302 ha thủy sản, chủ yếu là cá tra, cá rô đồng, cá trê vàng lai. Nhiều địa
phương có diện tích thả nuôi lớn như xã Đông Phước, Đông Phước A, Phú An,
Phú Hữu A, thị trấn Ngã Sáu,... với hơn 2.939 hộ. Huyện Châu Thành đang
tập trung quy hoạch lại diện tích nuôi thủy sản để khai thác hết các tiềm năng
của huyện. Theo đó, sẽ quy hoạch 800 ha nuôi cá da trơn ở xã Đông Phước và
Đông Phước A. Ngoài ra, ngành nông nghiệp huyện còn khuyến khích nhân
rộng mô hình V.A.C kết hợp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, tăng thu nhập
cho nông dân (Vietgle, Châu Thành – Hậu Giang, 2013).
Huyện có hơn 7 km Sông Hậu đi qua nên có nhiều loài tôm, cá nước
ngọt và nhiều động vật hoang dã đặc trưng của vùng. Đặc biệt có một số loại
cá nước ngọt nổi tiếng và được nhiều người ưa thích như cá linh, cá cóc, cá mè
vinh, có lóc, cá chạch; đặc biệt là cá ngát, cá chạch lấu Sông Hậu …
2.4 Thành phần loài cá ở một số khu vực nghiên cứu
Theo Phan Văn Thảo (2009) về “Khảo sát thành phần loài và đặc đ iểm
sinh học của một số loài cá phân bố ở thành phố Cần Thơ” đã xác định gồm 87
loài thuộc 59 giống , 30 họ, 9 bộ. Trong đó, các loài phân bố ở các thủy vực
sông, kênh, rạch, ruộng là 70 loài và 71 loài được thu ở chợ.
Tùy theo đặc điểm sinh học của từng vùng sinh thái ở tỉnh Hậu Giang
mà số lượng loài thủy sản khai thác khác nhau (Bảng 2.3).

12


Bảng 2.3: Thành Phần loài ở một số khu vực nghiên cứu tỉnh Hậu Giang
Khu vực nghiên cứu
Huyện Châu Thành

Thành phần loài

Tác giả


47 loài thuộc 26 họ, 9 bộ

Hồ Huỳnh Như, 2012

Khu bảo tồn Lung Ngọc 45 loài thuộc 21 họ, 10 bộ
Hoàng, Phụng Hiệp, Hậu
Giang

Nguyễn Phương Vy, 2012

Huyện Phụng hiệp

Ô Thị Kim Bé, 2012

36 loài thuộc 22 họ, 8 bộ

Kênh Xáng xà no – Hậu 50 loài thuộc 26 họ, 8 bộ
Giang

Châu Hoài Xuyên, 2010

Theo Hồ Huỳnh Như (2012), một số loài thường xuất hiện nhiều ở tỉnh
Hậu Giang như: cá trèn bầu (Ompok binaculatus), cá chốt sọc (Mytus
mysticetus), Cá lòng tong đuôi vàng (Rasbora aurotaenia) , Cá phèn vàng
(Polynemus longipectoralis), cá bống trứng (Eleotris balia), cá bống cát
(Glossogobius giuris), cá mè vinh (Barbonymus gonionotus), Cá cơm trích
(Clupeoides borneensis), cá dứa (Pangasius polyuranodon), Cá chốt giấy
(Mystus albolineatus), cá chạch lá tre (Macrognathus simaensis).
2.5 Một số chỉ tiêu sinh học của cá bống cát (Glossogobius giuris) và cá

bống trứng (Eleotris balia) phân bố ở huyên Châu Thành
Một số kết quả nghiên cứu về phương trình hồi qui giữa chiều dài và
khối lượng thân cá được trình bày trong Bảng 2.4.
Bảng 2.4: Phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá bống
cát Glossogobius giuris và cá bống trứng Eleotris melanosoma
Tên loài
Glossogobius giuris

Eleotris melanosoma

W=aLb
Hệ số a

Hệ số b

Tác giả, năm

0,0082

29,835 Phạm thị Mỹ Xuân, 2012

0,0095

29,452 Lê Thị Ngọc Thanh, 2010

0,0123

28,462 Lê Thị Ngọc Thanh, 2010

0,00946


3,00 Luna and Susan M, 2012

0,0089

32,313 Lê Thị Ngọc Thanh, 2010

0,0192

28,481 Lê Thi Ngọc Thanh, 2010

13


Cá bống cát Glossogobius giuris (Hamilton, 1822)
Cá bống cát sống chủ yếu ở vùng cửa sông, kênh, rạch, ao. Dễ gặp
trong môi trường các con sông lớn . Một số đặc điểm sinh học của cá bống cát
được trình bày trong Bảng 2.5 và Bảng 2.6
Bảng 2.5: Một số đặc điểm sinh học của cá bống cát Glossogobius giuris ở
một số khu vực (KV) nghiên cứu
KV
nghiên cứu

CF

GSI

HSI

Tác giả


Bạc Liêu

Cao nhất: tháng 1
Cao nhất: tháng 11 Cao nhất: tháng 3
Nguyễn Thị Ngọc
Thấp nhất: tháng 11 Thấp nhất: tháng 1 Thấp nhất: tháng 11 Thanh (2010)

Sóc trăng

Cao nhất: tháng 1
Cao nhất: tháng 11 Cao nhất: tháng 3
Nguyễn Thị Ngọc
Thấp nhất: tháng 11 Thấp nhất: tháng 1 Thấp nhất: tháng 11 Thanh (2010)

TP.
Cần Thơ

Cao nhất: tháng 11 Cao nhất: tháng 10 Cao nhất: tháng 1
Phạm Thị Mỹ
Thấp nhất: tháng 10 Thấp nhất: tháng 1 Thấp nhất: tháng 10 Xuân (2012)

Theo Phạm Thị Mỹ Xuân (2012), cá bống cát phân bố ở thành phố Cần
Thơ có phương trình tương quan chiều dài – khối lượng khá chặt chẽ với W =
0,0082L2,9835 và R2 = 0,9768. Cá thành thục sinh dục và tham gia sinh sản vào
khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 hằng năm. Sức sinh sản (SSS) tuyệt
đối của cá bống cát dao động từ 16.985 trứng/cá cái đến 77.298 trứng/cá cái. ,
Theo nhận định của Cole (1982) cho rằng đối với nhiều loài cá bống con đực
thành thục thường có tập tính ấp trứng trong hang.
Bảng 2.6: Sức sinh sản (SSS) của cá bống cát Glossogobius giuris ở một số

khu vực nghiên cứu
KV nghiên cứu
Bạc Liêu
Sóc Trăng
TP. Cần Thơ

SSS tuyệt đối
(trứng/cá cái)

SSS tƣơng đối
Tác giả
(trứng/g cá cái)

3.881 - 13.985

1.577 ± 381 Lê Thị Ngọc Thanh (2010)

13.028 - 117.214

1.233 - 1.957 Lê Thị Ngọc Thanh (2010)

16.985 - 77.298

1.760 - 2795 Phạm Thị Mỹ Xuân (2012)

Theo Lê Thị Ngọc Thanh (2010) về “Thành phần loài và đặc điểm sinh
học của một số loài cá bống kinh tế phân bố ở Bạc Liêu và Sóc Trăng” đã xác
định được phương trình tương quan chiều dài của cá bống cát
Glossogobius giuris là W = 0,0095L2,9452 với 218 mẫu cá ở Bạc Liêu và W =
0,0123L2,8462 với 241 mẫu cá ở Sóc Trăng. Mùa vụ sinh sản của cá bống cát

Glossogobius giuris ở Bạc Liêu và Sóc Trăng vào khoảng tháng 10 đến tháng
12 và sức sinh sản tương đối trung bình lần lượt là 1.577 trứng/g cá cái (879
trứng – 2.110 trứng/cá cái) và 1.544 trứng/cá cái (1.233 trứng – 1.957 trứng/cá
cái).
14


Cá bống trứng Eleotris melanosoma Bleeker, 1853
Theo nghiên cứu khác của Ngô Trúc Bình (2009), đặc Điểm sinh học
của một số loài cá thuộc họ cá bống phân bố ở tỉnh Trà Vinh đã cho hệ số
tương quan giữa chiều dài tổng và khối lượng thân cá của cá bống trứng phân
bố ở tỉnh Trà Vinh là R2 = 0,9837.
Theo Cao Nhựt trường (2012) cho thấy sức sinh sản tuyệt đối cá bống
trứng phân bố dọc tuyến sông Hậu tỉnh Vĩnh Long dao động từ 253 – 3.720
trứng/cá cái và hệ số tương quan giữa sức sinh sản tuyệt đối và khối lượng
thân cá theo phương trình hồi qui rất chặt chẽ thông qua hệ số R2 = 0,9429.

15


CHƢƠNG III
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 04/2013 đến tháng 11/2013
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Mẫu vật nghiên cứu về thành phần loài và một số đặc điểm sinh học
được thu tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

(Nguồn: chauthanh.haugiang.gov.vn)


Hình 3.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu tại huyện Châu Thành
Địa điểm thu mẫu ở địa bàn nghiên cứu được phân theo loại hình thủy
vực sông cấp 1, sông cấp 2, kênh/rạch và ruộng.
Sông cấp 1: là sông đổ trực tiếp ra biển, thủy vực chảy, mực nước sâu. Với
loại hình thủy vực ở sông cấp 1, mẫu vật được thu dọc theo tuyến sông Hậu
thuộc thị trấn Mái Dầm.
Sông cấp 2: là các nhánh sông đổ vào sông cấp 1, thủy vực nước chảy, mực
nước sâu. Với loại hình thủy vực sông cấp 2, mẫu vật được thu ở các tuyến
sông thuộc thị trấn Mái Dầm, xã Phú Hữu, thị Trấn Ngã Sáu.

16


×