Báo Cáo Môn Kỹ Thuật Sản Xuất Thuỷ Nước Ngọt GVHD:
CÁ CÒM (Notopterus chitala)
Tên Việt Nam: Cá còm (Cá nàng hai)
Bộ: Cá thát lát Osteoglossiformes
Họ: Cá thát lát Notopteridae
Tên Latin: Notopterus chitala
Nhóm: Cá
I GIỚI THIỆU
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nghề nuôi
trồng Thủy sản. Nơi đây có
nhiều loài có giá trị kinh tế
đã và đang được chọn
làm đối tượng nuôi
chính hiện nay. Một
trong những đối tượng cá
đang được nhiều người
ưa chuộng là cá còm. Cá
còm có hình thái và màu
sắc đẹp, thịt thơm ngon
chất lượng cao, có khả
năng thích ứng tốt với
điều kiện sống nên
những năm gần đây việc
nuôi cá còm không chỉ
giới hạn ở mục đích làm
cảnh mà ngày càng gia tăng nhu cầu làm thực phẩm. Cá sống ở sông rạch, đồng ruộng, ao hồ,…
có thể chịu được môi trường khắc nghiệt, hàm lượng oxy thấp nhờ có cơ quan thở khí trời. Cá ăn
các loại giáp xác, côn trùng, các loài cá nhỏ và ăn thức ăn công nghiệp.
II. Đặc điểm sinh học
1. Nơi sống và sinh thái:
- Cá còm sống ở sông rạch ao đầm, ruộng trũng vùng nước lặng, có thể chịu đựng được ở các
vục nước lượng oxy thấp, nhờ có cơ quan hô hấp phụ, là cá vùng nước ngọt nhưng có thể sống ở
vùng nước có độ mặn khoảng 6‰. Mùa nước to cá đi vào cá đồng ruộng ngập nước để sinh
sống, mùa khô cá ra sinh sống ở các rạch kênh lớn, sông chính, các vực nước sâu cá thường sống
ở vùng tầng giữa và đáy của mực nước.
-
Cá thích sống ở môi trường có nhiều thực vật thuỷ sinh, nước trung tính pH 5.5-8, nhiệt độ 20-32
O
C, ban ngày cá ẩn nấp trong đám thực vật thuỷ sinh, ban đêm cá hoạt động nhiều hơn, bơi lội
chậm chạp, nhẹ nhàng, vây hậu môn hoạt động liên tục như làn sóng. Cá tiêu hao oxy trung bình
là 0.59 mg/g/giờ ở nhiệt độ 28-29
O
C. Ở nhiệt độ 36
O
C cá nhảy lung tung và lờ đờ, chết dần sau 5
phút. ở 14
O
C, cá bị hôn mê, tê cứng, lật ngang các mang, vây ngưng hoạt động.
2. Phân bố:
- Việt Nam: Gặp cá còm chủ yếu ở các sông lớn vào sông Mê Không (thuộc Tây Nguyên) và các
vực nước thuộc hệ thống sông Cửu Long tại các tỉnh: Long An, An Giang, Tiền Giang, Kiên
Giang, Vĩnh long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Tìm Hiểu Về Đặc Điểm Sinh Học, Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Và Nuôi Cá Còm Trang 1
Báo Cáo Môn Kỹ Thuật Sản Xuất Thuỷ Nước Ngọt GVHD:
- Thế giới: Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Indonesia (Bocnêo, Xumatơra).
3. Một số đặc điểm sinh học chính của cá
a. Hình thái bên ngoài
*Hình dạng:
- Cá có hình dạng dẹp bên sống lưng cong nhô cao, vẩy tròn rất nhỏ, đầu nhỏ chỉ chiếm khoảng
1/8 cơ thể cá, nhọn, dẹt bên. Miệng trước, rộng, rạch miệng xiên kéo dài qua khỏi mắt, xương
hàm trên phát triển. Răng nhiều, nhọn, mọc trên hàm dưới trên phần giữa xương trước hàm, trên
xương khầu cái, trên xương lá mía và lưỡi, ngoài ra còn có đám răng nhỏ mịn trên xương bướm
phụ vì vậy chúng có thể bắt giữ, cắn xé con mồi. Có mộ đôi râu mũi ngắn nhỏ, mặt nhỏ nằm lệch
phía lưng của đầu, màng da sau xương nắp mang phát triển.
- Thân cá dài dẹt bên càng dần về phía trước bụng càng mỏng, lưng gù, đường bên liên tục, độ
cong của lưng tăng dần theo kích thước cá ( nên còn gọi là cá còm ). Vây lưng nhỏ lằm lệch về
phía sau. Gốc vẩy hậu môn rất dài nối liền với vây đuôi, vây đuôi trên tròn không chẻ. Có một
hàng chấm đen to tròn có mép trắng chạy dọc theo phía trên gốc vây hậu môn ở phần đuôi. Ở cá
nhỏ (10 cm) có các băng đen chạy ngang thân, băng này mờ dần theo sự lớn lên của cá, cuối
cùng chỉ còn một hàng chấm đen tròn, có viền trắng xung quanh, chạy dọc theo phía trên của góc
vây hậu môn (nên một số nơi còn gọi là cá cườm, số lượng các đốm có thể khác nhau và cá nhỏ
không có) vây lưng nhỏ nằm ở giữa có khoảng 8 – 9 vây , vây ngực: 13 - 15, vây hậu môn dài
liền với vây đuôi: 128 - 130, vảy đường bên 168 - 185. Gai sườn bụng 37 – 38.
*Màu sắc:
- Toàn thân phủ bởi một lớp vảy nhỏ và mịn, lớp vảy ở đường dọc giữa thân lớn hơn, cá có màu
sám bạc lưng sẩm, mặt lưng của thân, đầu có màu xanh rêu, hai bên hông và bụng màu trắng, cá
trưởng thành có từ 4– 6 đốm đen. Cá nàng hai có từ 9 chấm tròn trờ lên là những con thuộc loại
quý hiếm, thường được nuôi làm cá cảnh.
- Khi còn nhỏ có khoảng 10 – 16 sọc đen ngang thân, khoảng 2 tháng tuổi phần dưới của sọc xuất
hiện các đốm nâu tròn. Cá càng lớn các đốm càng rỏ nét, trong khi các sọc mờ dần rồi mất hẳn.
b. Hình thái bên trong
- Hệ tiêu hoá của cá gồm miệng, thực quản, dạ dày và ruột, ruột cá dài từ 1/3 đến 1/4 chiều dài
thân, ranh giới giữa ruột non và ruột già phân biệt không rỏ ràng. Cá có cơ quan hô hấp phụ.
c. Đặc điểm dinh dưỡng
- Cá nàng hai thuộc loài cá ăn tạp thiên về động vật, cá có tập tính bắt mồi ở tầng giữa và tầng
đáy, nhưng khi nuôi trong ao hồ cá bắt mồi ở tầng mặt.
- Cá còm mới nở có chiều dài cơ thể 10 – 12 mm. Noãn hoàng rất lớn, sau giai đoạn dinh dưỡng
noãn hoàng 3 – 4 ngày, cá có thể ăn thức ăn bên ngoài có kích thước nhỏ như: thức ăn công
nghiệp dạng mịn, bột đậu nành, …nhưng ưa thích nhất là các loài phiêu sinh động vật.
- Giai đoạn trưởng thành, cá ăn các loài giáp xác, côn trùng, cá tép nhỏ và ăn cả thức ăn viên
công nghiệp. Cá có dạ dày lớn và vách dầy, ruột ngắn, răng bén nên đây là loài cá dữ, là địch hại
của một số loài cá nhỏ.
d. Đặc điểm sinh trưởng
- Cá còm chiều dài 30 - 40 cm, trọng lượng 300 - 400 g đã trưởng thành sinh dục, tuổi sinh sản ở
năm thứ ba.
Cá có kích thước tương đối lớn kích thước tối đa của cá có thể lên tới 1m và tuổi thọ trên 10
năm tuổi. Ngoài thiên nhiên, nhiều nơi đánh bắt được cá có chiều dài 80 – 100 cm, nặng khoảng
10kg. Tốc độ tăng trưởng tương đối chậm, thường sau một năm tuổi cá có chiều dài trung bình
16 cm, nặng khỏang 40-60g/con. Cá con có tốc độ tăng trưởng nhanh trong 4 tuần đầu, chiều dài
Tìm Hiểu Về Đặc Điểm Sinh Học, Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Và Nuôi Cá Còm Trang 2
Báo Cáo Môn Kỹ Thuật Sản Xuất Thuỷ Nước Ngọt GVHD:
nếu nuôi tốt cá có thể đạt 8 – 9 cm. Nếu chăm sóc tốt, sau một năm cá có thể đạt trọng lượng
800-1.000g/con.
e. Đặc điểm sinh sản
- Cá có xoang bụng nhỏ, buồng trứng phát triển không đồng đều, trứng có nhiều noãn hoàng,
trứng chín có kích thước lớn từ 2 – 2,2 mm, màu vàng hoặc trắng trong, cá có sức sinh sản thấp,
số trứng 1300-2000 trứng/kg cá cái, nên việc canh giữ con đó cũng là đặc tính bảo tồn nòi giống
của loài cá này. Số lần đẻ 3 – 5 lần/vụ, mỗi lần từ 100-150 trứng. Cá đẻ mang tính mùa vụ rõ rệt,
cá thường sinh sản vào mùa mưa và đẻ tập trung từ tháng 6 - 10 hàng năm. Cá nàng hai trong
điều kiện tự nhiên tự tái phát dục sau 7 - 10 tuần và có thể sinh sản hai đến ba lần trong mùa
mưa. Cá được nuôi trong ao, hồ có thể chủ động nuôi thành thục cho sinh sản kéo dài từ tháng 2
đến tháng 11 nếu được nuôi dưỡng đúng mức và cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Cá còm đẻ trứng dính do đó trong tự nhiên cá tìm những nơi có nhiều động vật thuỷ sinh để
sinh sản, có tập tính đào tổ trước khi đẻ ở độ sâu khoảng 10cm, nhiệt độ cố định khoảng 24.5
O
C
thời gian đẻ mỗi đợt có thể kéo dài 8 – 10 giờ, khi đẻ con cái rời khỏi trứng (trong sản suất giống
thì nên bắt con cái ra khỏi bể khi đẻ xong), con đực sẽ bảo vệ trứng, dồn trứng vào giữa và đảo
nước đưa oxy giúp trứng phát triển.
Khi Cá bột mới nở dài 10 – 12 mm, có noãn hoàng rất to. Cá có thể bơi lội tự do và hoạt động
mạnh, bơi sát đáy và tập trung thành từng đàn, cá bố mẹ canh giữ tổ và cá con (cá con tập trung
theo đàn và luôn được cá bố mẹ canh giữ bảo vệ) đến khi đạt 8 – 10 cm. Cá tham gia sinh sản khi
đạt từ 1 tuổi trở lên, dài 20 cm, nặng 100 gam, trung bình có khoảng 10.000 trứng.
- Tuỳ vào nhiệt độ, thời gian nở của cá cũng khác nhau ở 24
O
C trứng sẽ nở sau từ 5-6 ngày, ở
nhiệt độ 28 – 32
O
C trứng nở sau 4 - 5 ngày đêm, cá bột, cá con thường bám tựa vào thực vật thủy
sinh để sống (rễ bèo, lục bình, rong đuôi chó...vv). Sau khi nở khoảng 2-3 ngày thì cá bơi tự do
và bắt đầu ăn ngoài. Con đực bảo vệ con từ 6-7 ngày sau khi nở.
Cá thành thục từ 2-3 năm tuổi (Cá còm) và hơn 1 năm tuổi đối với cá thát lát. Tuy nhiên, tỷ lệ cá
con sống rất thấp vì các loài thiên địch và nếu ổ bị động cá quay lại ăn luôn trứng của mình
f. Phân biệt cá đực, cá cái:
-
Cá đực: Có vi ngực kéo dài qua khỏi vi hậu môn, thon dài gai sinh dục phần đầu nhọn, tới mùa
sinh sản con đực trở nên vàng hơn.
-
Con cái: Có vây ngực chỉ tới gần bằng hoặc bằng vi hậu môn ,khi thành thục bụng to, mềm đều,
gai sinh dục lồi ra, phần đầu tù.
III. Một số biện pháp sinh sản nhân tạo
1. Tiêu chuẩn của cá bố mẹ
- Chọn cá khoẻ mạnh không bị xây sát, không bệnh tật, dị hình, độ đồng đều cao. Nên chọn cá bố
mẹ từ nhiều nguồn khác nhau, tránh sự đồng huyết, tạo ưu thế lai cho thế hệ sau. Cá có tuổi 2 trở
lên, trọng lượng 2 – 3 kg / con để có số trứng tương đối lớn ( buồng trứng tăng tỉ lệ thuận với
trọng lượng ).
2. Biện pháp nuôi vỗ
a. Ao nuôi vỗ
- Diện tích lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào điều kiện của nông hộ có thể từ vài trăm, tốt nhất từ 500 –
1000 m2 để môi trường được ổn định, độ sâu 1.5 - 1.8m, đáy ao bằng phẳng lớp bùn đáy dày 20 -
30 cm. Ao có hình chữ nhật sẽ thuận tiện cho việc đánh bắt, kiểm tra cá trong quá trình nuôi vỗ
và cho cá đẻ.
Tìm Hiểu Về Đặc Điểm Sinh Học, Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Và Nuôi Cá Còm Trang 3
Báo Cáo Môn Kỹ Thuật Sản Xuất Thuỷ Nước Ngọt GVHD:
- Ao gần nguồn nước để cấp thoát nước dễ dàng và dốc về phía cống để khi bơm tát, rút nước
được triệt để.
b. Cải tạo ao.
- Trước khi thả cá, ao phải được bơm cạn, bón vôi 7 – 10 kg/100 m
2
, diệt cá dữ và các mầm bệnh,
lắp các lỗ mọi, hang hóc, tránh nước rò rỉ và là nơi trú ẩn cuả các loài địch hại. Phơi ao khoảng 2-
3 ngày rồi tiến hành lấy nước đủ. Chú ý nước phải có lưới lọc để năng rác, cá tạp.
c. Mật độ nuôi vỗ
- Tuỳ theo tính chất ao mà định mật độ thả cho thích hợp, thường 6 – 8 con / 100 m2, tỷ lệ đực:
cái là 1: 1 hay 3:1( 3 đực 1 cái). Trong ao nuôi vỗ có thể nuôi ghép một số loài cá khác ( không
cùng chuỗi thức ăn và không cạnh tranh không gian hoạt động của cá bố mẹ) như cá rô phi, diêu
hồng ( cá bột các loài cá này có thể dùng làm thức ăn tốt cho cá còm bố mẹ ).
d. Thức ăn và cách cho ăn
- Nuôi vỗ tích cực từ tháng 10 – 01 hàng năm đây là giai đoạn cá tích lũy đầy đủ vật chất dinh
dưỡng cho quá trình phát dục về sau, vì vậy cần đảm bảo cho cá đầy đủ lượng thức ăn có giá trị
dinh dưỡng cao. Ngoài thức ăn viên công nghiệp, cần bổ sung thức ăn cá ưa thích như các loài cá
tạp, tép nhỏ, lượng cho ăn 5 – 7 % trọng lượng cá. Dựa vào tính ăn của cá, cá ăn mạnh vào ban
đêm nên thường cho thức ăn bổ sung vào buổi chiều tối. Trong thời gian này cá cần có sự yên
tĩnh và các yếu tố môi trường ổn định để cá tích luỹ dinh dưỡng, vì vậy tránh các tác động bên
ngoài. Cho ăn 2 lần/ngày, 7 giờ sáng và 17 giờ chiều. Thức ăn đưa vào sàn ăn, kiểm tra sàn ăn để
điều chỉnh lượng cho ăn phù hợp. Nên bổ sung thêm rau xanh (bằm nhỏ), vitamin C và premix
khoáng (2%) định kỳ vào thức ăn để cá tăng sức đề kháng.
3. Sinh sản nhân tạo
a. Chọn cá bố mẹ cho sinh sản
- Cá đực: to, khỏe, đầu gai sinh dục nhọn.
- Cá cái: bụng to, mềm, gai sinh dục hình tù có màu hồng.
b. Dùng kích thích tố cho cá sinh sản
- Loại thuốc: LRHa + DOM.
- Liều lượng:
+ Liều sơ bộ: 70 mgLRHa/1kg cá cái.
+ Liều quyết định 150 mg LRHa + 5 viên DOM/1kg cá cái.
- Cá đực tiêm 1/2 liều cá cái tiềm cùng với liều quyết định của cá cái.
- Liều sơ bộ cách liều quyết định 12-24 giờ.
- Vị trí tiêm thuốc gốc vi ngực sâu 1 cm, kim tiêm lệch một góc 45-60
0
, (một con đực thụ tinh
cho 3 con cái).
c. Các hình thức cho cá đẻ
- Sinh sản tự nhiên trong ao nuôi vỗ; Sinh sản có kích thích sinh lý, sinh thái; Sinh sản nhân tạo.
IV: Sản Xuất Cá Thịt
1. Chuẩn bị ao nuôi.
- Ao nuôi cá thát lát cườm ở ao, mương ruộng điều được tốt nhất là gần nguồn sông chính, để có
thể cung cấp nước ngọt dễ dàng. Ao cần có bờ chắc chắn, không hang hốc, nước ao sâu từ 1-
1.5m và bờ ao cao hơn đỉnh lũ ít nhất 50cm. Tuỳ cỡ ao lớn nhỏ mà đặt 2-3 ống bọng để cấp,
thoát nước. Nguồn nước phải chủ động, sạch sẽ, không bị ô nhiễm bởi chất thải sinh hoạt và các chất
thải từ các nhà máy công nghiệp. Yêu cầu chất lượng nước trong ao như sau:
- Nhiệt độ: 20-30
0
C
- Độ pH: 5,5-8,5
- Độ trong: 10-20 cm
Tìm Hiểu Về Đặc Điểm Sinh Học, Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Và Nuôi Cá Còm Trang 4
Báo Cáo Môn Kỹ Thuật Sản Xuất Thuỷ Nước Ngọt GVHD:
- Hàm lượng oxy hòa tan: 3-8 mg/l
- Hàm lượng CO
2
: 3-10 mg/l
- Hàm lượng NH
4
: nhỏ hơn 1 mg/l
- Hàm lượng chất hữu cơ: 10-20 mg O
2
/l
- Hàm lượng PO
4
: 0,5 mg/l
- Hàm lượng H
2
S: 0
- Hàm lượng Fe
2+
: không vượt quá 0,2 mg/l.
2. Cải tạo ao nuôi
- Trước khi nuôi cần tát cạn ao, vét hết lớp bùn đáy, diệt cá tạp, bón vôi liều lượng tuỳ vào pH
trong ao: pH 4.5–5, 30-40kg vôi/100m
2
; pH 5-6, 16-30kg vôi/100m
2
; pH 6-6.5 14-16kg
vôi/100m
2
, phơi khô đáy ao khoảng 1 tuần, cho nước vào khoảng 5-7 ngày mới thả cá giống,
nước cần phải qua lưới lọc để ngăn cá tạp và cá dữ.
3. Chuẩn bị giống
- Chọn mua giống ở cơ sở uy tín, kích thước đồng đều, không bị xây xát. Cá khoẻ tập trung thành
từng nhóm, núp trong giá thể, không bơi rời rạc. Cỡ cá càng lớn càng tốt để ít bị hao hụt, khoảng
từ 5-6 cm thì có thể nuôi cá thịt được rồi nhưng tốt nhất là cá cỡ từ 8-10 cm hoặc hơn nữa.
4. Thả cá
- Nên thả vào sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi thả cần ngâm bao đựng cá trong ao 15-20 phút
để cá không bị sốc do nhiệt độ môi trường và nước ao thay đổi, thả nhe tay và cho cá ra từ từ.
Trong ao cần đặt một số giá thể cho cá trú và nên thả cá ở những vị trí này; cá mới thả thường tập
trung quanh giá thể nên dễ quan sát và theo dõi. Mật độ thả khoảng 10-15 con/m
2
.
- Có thể tham khảo mật độ nuôi ghép giữa cá thát lát còm với một số loại cá khác như sau:
+ Cá thát lát còm (10-15 con/
2
) + cá sặc rằn (3-4 con/
2
) + cả phi (2-3 con/m
2
).
+ Cá thát lát còm (10-15 con/
2
) + cá mè (3-4 con/ m
2
) + cả phi (2-3 con/m
2
).
5. Cho cá ăn
- Cho cá ăn thức ăn nhiều đạm như cá, tép, ốc,…., cá nhỏ rửa sạch, băm nhỏ, cá tạp có thể xay
nhỏ và trộn với chất kết dính từ 1-2% để thức ăn không bị rã, nên chế biến một lượng thức ăn đủ
trong ngày nếu dư thì bỏ tránh sử dụng cho ngày hôm sau tránh thức ăn bị ôi thiu gây bệnh cho
cá. Thức ăn cần vo thành viên, đặt trên sàn để theo dõi, điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày, có
thể dùng thức ăn công nghiệp (lượng đạm chiếm từ 20-25%) và tập cho cá ăn dần. Cho cá ăn 2
lần /ngày. Do cá hoạt động mạnh vào ban đêm nên buổi sáng chỉ cho ăn 1/3 khẩu phần, buổi
chiều cho ăn 2/3 khẩu phần. Lượng thức ăn hàng ngày bằng 15-20% trọng lượng cá lúc 1-3 tháng
và 5-10% đối với cá 3-10 tháng.
- Đối với thức ăn chế biến phải được trộn đều, xay nhuyễn, nấu chín sau đó trộn với chất kết dính
như bột gòn và ép thành viên rồi mới cho cá ăn..
Có thể tham khảo công thức chế biến thức ăn sau đây, tuy nhiên tùy vào tình hình nguồn nguyên
liệu ở địa phương mà có thể điều chỉnh cho phù hợp:
+ Bột cá: 55%
+ Cám gạo: 35%
+ Cám tổng hợp: 6%
+ Dầu thực vật: 1%
+ Dầu gan cá: 1%
+ Vitamin C và premit khoáng: 2%
Tìm Hiểu Về Đặc Điểm Sinh Học, Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Và Nuôi Cá Còm Trang 5