Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường trung đông của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.04 KB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHƯU HÁN VĂN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG
THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
THỦY SẢN CẦN THƠ (CASEAMEX)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế Ngoại Thương
Mã số ngành: 52340120

Tháng 08 - 2013


LỜI CẢM TẠ


Trong thời gian học tập tại trường, em được BGH trường ĐẠI HỌC CẦN
THƠ và quí thầy, cô tận tình truyền đạt kiến thức cũng như giúp đỡ em hoàn
thành chương trình học của mình. Và khi đến công ty, được sự đồng ý của Ban
lãnh đạo cùng sự giúp đỡ tận tình của anh chị trong công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex) đã giúp em hoàn thành khóa thực tập tốt
nghiệp.
Từ lý thuyết tại trường, qua quá trình thực tập tại công ty đã giúp em có
được những kiến thức thực tế cơ bản. Đây là những vốn kiến thức rất quý báu cho
công việc tương lai sau này.
Đạt được kết quả này, em xin chân thành cảm ơn:


- Ban Giám hiệu trường Đại học Cần Thơ, thầy cô trong Khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh, đặc biệt là cô hướng dẫn: Trương Khánh Vĩnh Xuyên.
- Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ
(Caseamex), các anh chị đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực tập tại
Phòng Xuất nhập khẩu.
Em xin chúc thầy cô, quý công ty được nhiều sức khỏe và thành công.
Em xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2013.
Sinh viên thực hiện

Khưu Hán Văn

Trang ii


TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Khưu Hán Văn

Trang iii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

——————————————————————————

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Cần Thơ, Ngày ..... Tháng ..... Năm 2013
Thủ trưởng đơn vị

Trang iv


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
————————————————————————
 Cán bộ hướng dẫn: Trương Khánh Vĩnh Xuyên
 Học vị: Thạc sĩ
 Chuyên ngành: Kinh Tế
 Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh
 Sinh viên làm đề tài: Khưu Hán Văn
 Mã số sinh viên: 4107387
 Chuyên ngành: Kinh Tế Ngoại Thương
 Tên đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản

sang thị trường Trung Đông của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần
Thơ (Caseamex).

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
……………………………………………………………………………………
……........................................................................................................................
……………………………………………………………………………………
…….........................................................................................................................
2. Hình thức trình bày:
……………………………………………………………………………………
……........................................................................................................................
……………………………………………………………………………………
……........................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
……………………………………………………………………………………
……........................................................................................................................
……………………………………………………………………………………
……........................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
……………………………………………………………………………………
……........................................................................................................................

Trang v


……………………………………………………………………………………
……........................................................................................................................
5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu)

……………………………………………………………………………………
……........................................................................................................................
……………………………………………………………………………………
……........................................................................................................................
6. Các nhận xét khác:
……………………………………………………………………………………
…….......................................................................................................................
……………………………………………………………………………………
……........................................................................................................................
7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
yêu cầu chỉnh sửa,…)
……………………………………………………………………………………
……........................................................................................................................
……………………………………………………………………………………
…….........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày
tháng năm 2013
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TRƯƠNG KHÁNH
VĨNH XUYÊN

Trang vi


MỤC LỤC

Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU.................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi không gian .................................................................................. 2
1.3.2 Phạm vi thời gian...................................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...... 3
2.1 Phương pháp luận........................................................................................ 3
2.1.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu ............................................................. 3
2.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu ............................................................. 5
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu .................................. 6
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu ...................................... 8
2.1.5 Cơ sở khoa học và thực tiễn...................................................................... 11
2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 14
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................... 14
2.2.2 Phương pháp phân tích ............................................................................. 15
Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
THỦY SẢN CẦN THƠ (CASEAMEX) ........................................................... 16
3.1 Tổng quan về công ty Caseamex ................................................................ 16
3.1.1 Giới thiệu chung về công ty ...................................................................... 16
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển............................................................. 17
3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty ......................................................... 18
3.1.4 Vai trò và phạm vi hoạt động của công ty ................................................. 19
3.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty .............................................. 19
3.2. Một số mặt hàng xuất khẩu của công ty ...................................................... 22
3.3 Quy trình chế biến sản phẩm và quy trình xuất khẩu của công ty................. 23
Trang vii



3.3.1 Quy trình chế biến sản phẩm..................................................................... 23
3.3.2 Quy trình xuất khẩu thủy sản của công ty ................................................. 24
3.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty .................................. 25
Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU THỦY
SẢN SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ (CASEAMEX) .................................... 31
4.1 Tổng quan tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Caseamex giai đoạn
2010-6T2013..................................................................................................... 31
4.2 Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty Caseamex sang
thị trường Trung Đông giai đoạn 2010-6T2013 ................................................. 35
4.2.1 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo sản lượng và kim ngạch ... 35
4.2.2 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo cơ cấu mặt hàng .............. 37
4.2.3 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo thị trường xuất khẩu......... 39
4.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty tại thị trường Trung Đông
trong giai đoạn 2010-6T2013 ............................................................................ 42
4.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của công
ty Caseamex ...................................................................................................... 46
4.4.1 Nhân tố môi trường vi mô......................................................................... 46
4.4.2 Nhân tố môi trường vĩ mô......................................................................... 50
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CASEAMEX SANG THỊ
TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG ............................................................................... 57
5.1 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty trong giai
đoạn 2010-6T2013 ............................................................................................ 57
5.1.1 Điểm mạnh ............................................................................................... 57
5.1.2 Điểm yếu .................................................................................................. 58
5.1.3 Cơ hội....................................................................................................... 59
5.1.4 Thách thức................................................................................................ 60
5.2 Ma trận SWOT ............................................................................................ 61
5.3 Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty Caseamex........... 64

5.3.1 Giải pháp về nguồn nhân lực .................................................................... 64
5.3.2 Giải pháp vốn và thị trường nguyên liệu ................................................... 65
5.3.3 Giải pháp về phát triển chất lượng và chủng loại sản phẩm....................... 65
5.3.4 Giải pháp đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, thương hiệu và kênh phân phối . 66
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 67
6.1 Kết luận....................................................................................................... 67
Trang viii


6.2 Kiến nghị..................................................................................................... 68
6.2.1 Kiến nghị với Công ty .............................................................................. 68
6.2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước, các Bộ, Ngành, Hiệp hội Chế biến và Xuất
khẩu Thủy sản Việt Nam................................................................................... 69
Tài liệu tham khảo............................................................................................. 71
Phụ lục .............................................................................................................. 72

Trang ix


DANH SÁCH BẢNG

Trang
Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Caseamex giai đoạn
2010 – 2012 ...................................................................................................... 26
Bảng 3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Caseamex 6 tháng
đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................ 26
Bảng 4.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo kim ngạch và sản lượng của công ty
Caseamex giai đoạn 2010 - 6T2013................................................................... 32
Bảng 4.2: Cơ cấu mặt hàng cá tra xuất khẩu sang Trung Đông của công ty
Caseamex giai đoạn 2010 - 6T2013................................................................... 38

Bảng 4.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty Caseamex tại Trung Đông
giai đoạn 2010-6T2013...................................................................................... 40
Bảng 4.4: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên tổng
doanh thu xuất khẩu toàn bộ thị trường của công ty giai đoạn 2010-6T2013 ..... 42
Bảng 4.5: Tỷ trọng chi phí xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên tổng chi phí
xuất khẩu toàn bộ thị trường của công ty giai đoạn 2010-6T2013...................... 43
Bảng 4.6: Tỷ trọng lợi nhuận xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên tổng lợi
nhuận của công ty giai đoạn 2010-6T2013 ........................................................ 44
Bảng 4.7: Tình hình nhân sự của công ty Caseamex năm 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013 .......................................................................................................... 46
Bảng 5.1: Ma trận SWOT.................................................................................. 61

Trang x


DANH SÁCH HÌNH

Trang
Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2009-6/2013 ........ 13
Hình 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Caseamex................................... 20
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất tại công ty Caseamex ................................... 21
Hình 3.3: Quy trình chế biến cá tra fillet đông lạnh ........................................... 23
Hình 3.4: Quy trình xuất khẩu cá tra của công ty ............................................... 24
Hình 4.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty Caseamex
sang thị trường Trung Đông giai đoạn 2010 - 2012 .......................................... 35
Hình 4.2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty Caseamex
sang thị trường Trung Đông giai đoạn 6T2012 - 6T2013................................... 37

Trang xi



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
An toàn vệ sinh thực phẩm.
British Retail Consortium (Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu).
Đồng bằng sông Cửu Long.
European Union (Liên minh Châu Âu).
Good Manufacturing Pratice (Tiêu chuẩn thực hành tốt sản
xuất).
Global Gap Tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu.
HACCP
Hazard Analysis and Critical Control Points (Phân tích mối
nguy và điểm kiểm soát tới hạn).
HALAL
Thực phẩm đạt yêu cầu về thành phần và điều kiện sản xuất
của người Hồi giáo.
IFS
International Food Standard (Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế).
IQF
Individual Quick Fozen (Hệ thống cấp đông nhanh từng cá
thể).
ISO 9001
The International Organization for Standardization (Tổ chức
Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa).
SQF
Safe quality food (Tiêu chuẩn an toàn chất lượng thực
phẩm).
SSOP
Sanitation Standard Operating Procedures (Quy trình làm vệ
sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh).
UAE

United Arab Emirates (Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống
nhất).
VASEP
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam.
VietGAP
Vietnamese Good Agricultural Practices (Thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam).
WTO
World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế Giới).
WWF
World Wide Fund For Nature (Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên
nhiên Thế giới).
ATVSTP
BRC
ĐBSCL
EU
GMP

Trang xii


Trang xiii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đang là xu thế chung
của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng là một trong những quốc gia ấy.
Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn đưa ra các định hướng nhằm phát triển

nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh và từng bước khẳng định vị thế của
mình trên trường quốc tế; Trong đó, xuất khẩu luôn được xem là tiền đề cho sự
thực hiện và phát triển đất nước hướng theo định hướng công nghiệp hóa-hiện đại
hóa. Trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn, không thể không kể đến thủy sản,
một mặt hàng đã gắn bó và mang lại nguồn ngoại tệ không nhỏ cho đất nước ta.
Với những lợi thế mà thiên nhiên đã ưu ái, cùng các chính sách hỗ trợ từ Nhà
nước, xuất khẩu thủy sản luôn một trong những ngành chiếm tỉ trọng xuất khẩu
cao, đến hết 6 tháng đầu năm 2013 thủy sản đã đem lại kim ngạch đáng kể cho
đất nước (ước tính đạt 2,9 tỷ USD) (Nguồn: ). Đặc
biệt, ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại
thế giới (WTO) vào ngày 11/1/2007, các công ty, doanh nghiệp Việt Nam đã có
điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng
cường hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi có
được từ hội nhập thì chính nó cũng mạng lại không ít khó khăn trong vấn đề về
tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm, các rào cản
quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, thuế,... Trong đó, việc phải đối đầu với các
đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước là một thử thách vô cùng to lớn đối với
các công ty, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Vấn đề đặt ra là làm sao để các
doanh nghiệp có thể giữ vững và phát huy thế mạnh để nâng cao hiệu quả xuất
khẩu thủy sản sang các thị trường quốc tế như thị trường Mỹ, EU, Trung Đông,...
Xuất phát từ những nhận định trên và từ tìm hiểu thực tiễn tại Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX), tôi chọn đề tài “Một số giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường
Trung Đông của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ
(CASEAMEX)” để trình bày thực trạng xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp
trong ba năm và số liệu sáu tháng đầu năm từ 2010 đến tháng 6 năm 2013. Từ đó
tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng để tập trung đề ra những giải pháp nâng cao
hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty trong thời gian tới sang
các thị trường nước ngoài đặc biệt là thị trường Trung Đông.


Trang 1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex) tại thị trường Trung Đông trong giai đoạn
2010-6/2013. Từ đó, đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu
của công ty sang thị trường Trung Đông.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex) tại thị trường Trung Đông trong
giai đoạn 2010-6T2013.
Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty tại thị
trường Trung Đông trong giai đoạn 2010-6T2013
Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
thủy sản của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex)
giai đoạn 2010-6T2013.
Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ
(Caseamex) tại thị trường Trung Đông.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần
Thơ (Caseamex).
1.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 12/8 đến 18/11/2013.
Số liệu được thu thập thập từ năm 2010 đến tháng 6/2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex) kinh

doanh trên nhiều lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất chế biến, nuôi trồng thủy
sản,…Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động
xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ
(Caseamex) sang thị trường Trung Đông.

Trang 2


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu
2.1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là một quá trình thu doanh lợi bằng cách đưa sản phẩm hoặc
dịch vụ ra thị trường nước ngoài hay thị trường khác với thị trường trong nước.
Khi nói đến xuất khẩu là đem hàng hóa của mình ra bán cho một nước khác.
Xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản
phẩm, dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia trên cơ sở
dùng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Tiền tệ có thể là tiền của một trong hai
nước hoặc là tiền của một nước thứ ba (đồng tiền thanh toán quốc tế).
2.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu
Ngày nay hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng không chỉ đối với sự
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của
các công ty xuất nhập khẩu cũng như các công ty đa quốc gia. Sau đây là một số
vai trò chủ yếu của xuất khẩu đối với quốc gia và các doanh nghiệp trong nước.
Đối với một nền kinh tế
 Xuất khẩu đã tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp
hoá đất nước. Tuy nhiên, công nghiệp hoá đòi hỏi phải có số lượng lớn vốn để
nhập khẩu những máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn quan trọng
cho nhập khẩu phần lớn trông chờ vào xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô

và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu.
 Xuất khẩu đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc
đẩy sản xuất phát triển. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công
nghiệp phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới là tất yếu đối với tất
cả các nước kém phát triển.
 Xuất khẩu tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm và cải thiện
đời sống nhân dân. Tác động của xuất khẩu ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực của
cuộc sống. Sản xuất hàng hoá xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động vào làm
việc, tạo ra thu nhập ổn định, đồng thời tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu vật phẩm
tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của nhân dân.
 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước
ta trên cơ sở vì lợi ích của các bên, đồng thời gắn liền sản xuất trong nước với quá
Trang 3


trình phân công lao động quốc tế. Xuất khẩu là một trong những nội dung chính
trong chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta với các nước trên thế giới vì mục
tiêu dân giàu nước mạnh.
Đối với một doanh nghiệp
 Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia
và tiếp cận vào thị trường thế giới. Nếu thành công đây sẽ là cơ sở để các doanh
nghiệp mở rộng thị trường và khả năng sản xuất của mình.
 Xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần sẽ góp phần đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các doanh
nghiệp trong và ngoài nước một cách tự giác, mở rộng quan hệ kinh doanh, khai
thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có, giải quyết công ăn việc làm
cho người lao động.
 Sản xuất hàng hoá xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao
động vào làm việc, tạo ra thu nhập ổn định, tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu nguyên
vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng hoá, đáp ứng nhu cầu thị trường.

 Khi tham gia vào kinh doanh quốc tế tất yếu sẽ đặt các doanh nghiệp
vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tồn tại và phát triển
được thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến
mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm.
2.1.1.3 Ý nghĩa của xuất khẩu
Ý nghĩa lý luận
 Xuất khẩu khai thác hiệu quả lợi thế tuyệt đối, lợi thế tương đối của đất
nước, kích thích các ngành kinh tế phát triển, góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng
sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế, cải thiện từng bước đời sống nhân dân.
 Xuất khẩu tập trung năng lực sản xuất cho mặt hàng truyền thống được
thế giới ưa chuộng hay những mặt hàng tận dụng được những nguyên liệu có sẵn
trong nước hay nước khác không làm được hoặc làm được nhưng giá thành cao.
 Thông qua hoạt động xuất khẩu đã thúc đẩy phát triển quan hệ đối
ngoại với tất cả các nước, nhất là đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á,
nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường Quốc tế.
 Thông qua hoạt động xuất khẩu, bạn bè trên thế giới biết đến hàng hóa
của Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn
 Xuất khẩu góp phần không nhỏ vào giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động đồng thời tác động tích cực đến trình độ tay nghề cũng như nhận

Trang 4


thức về công việc của công nhân làm hàng xuất khẩu.
 Xuất khẩu thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển nhất là các ngành có
tiềm năng về xuất khẩu.
 Xuất khẩu làm tăng dự trữ ngoại tệ cho Quốc gia, làm tăng tổng thu
nhập Quốc dân.
 Xuất khẩu cũng có thể cho các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được

kinh nghiệm của quốc tế trong kinh doanh.
2.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
2.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp
Là hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản
phẩm của mình ra nước ngoài. Với hình thức này doanh nghiệp tự mình kí hợp
đồng và trực tiếp phân phối hàng hóa tới bạn hàng, khách hàng mà không qua
trung gian. Xuất khẩu trực tiếp khi doanh nghiệp có trình độ và quy mô sản xuất
lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn
hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp từng có mặt trên thị trường thế giới.
- Ưu điểm:
+ Đem lại cho công ty lợi nhuận cao khi công ty nắm bắt kịp thời và xử lý
hiệu quả các thông tin thị trường.
+ Lợi nhuận không phải chia sẻ, giảm được chi phí trung gian.
+ Công ty chủ động trong công việc tìm kiếm đối tác, quảng bá sản phẩm.
+ Chủ động trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa khi thị trường biến động.
+ Có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thuận lợi cho việc giao kết hợp
đồng, kịp thời tiếp thu ý kiến từ khách hàng, khắc phục sai sót.
+ Nâng cao vị thế của công ty trên thương trường.
- Nhược điểm:
+ Chỉ phù hợp với những công ty đã có thế mạnh và vốn kinh nghiệm.
+ Rủi ro cao nếu chưa am hiểu rõ về thị trường và đối tác làm ăn.
+ Chi phí cho bộ phận Marketing tương đối cao.
+ Sẽ gặp cạnh tranh gay gắt trực tiếp từ nhiều đối thủ.
2.1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp
Là hình thức xuất khẩu không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người
mua nước ngoài và người sản xuất trong nước. Để bán được sản phẩm của mình
ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chức trung gian có
năng lực xuất khẩu trực tiếp. Các trung gian mua bán chủ yếu trong kinh doanh

Trang 5



xuất khẩu gồm: Công ty quản lý xuất nhập khẩu (EMC), người mua nước ngoài,
nhà môi giới và hãng buôn xuất khẩu. Các trung gian mua bán này không chiếm
hữu hàng hóa công ty nhưng trợ giúp công ty xuất khẩu hàng hóa sang thị trường
nước ngoài. Xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với các cơ sở sản xuất có
quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường,
khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
-Ưu điểm:
+ Công ty có thể hạn chế rủi ro khi xuất khẩu hàng hóa thông qua nhà
trung gian vì họ thường có đủ cơ sở vật chất, am hiểu thị trường cũng như thông
thạo các nghiệp vụ ngoại thương.
+ Công ty có thể tiết kiệm nhiều chi phí hơn so với xuất khẩu trực tiếp nếu
sản xuất với quy mô nhỏ, chưa quen biết thị trường. Có thể thông qua hệ thống
mạng lưới phân phối của nhà trung gian để tiết kiệm chi phí xây dựng kênh phân
phối, mở rộng thị trường, nhất là ở thị trường mới.
- Nhược điểm:
+ Lợi nhuận của công ty bị chia sẻ.
+ Công ty sẽ phụ thuộc nhiều vào năng lực của nhà trung gian.
+ Do không liên hệ trực tiếp với khách hàng nên sẽ chậm trễ trong khâu
giải quyết những sự cố phát sinh.
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu
2.1.3.1 Chỉ tiêu định tính
Các tiêu chuẩn định tính là các tiêu chuẩn không thể hiện được dưới dạng
các số đo vật lý hoặc tiền tệ. Các tiêu chuẩn định tính là các tiêu chuẩn không thể
hiện được dưới dạng các số đo vật lý hoặc tiền tệ. Các chỉ tiêu định tính doanh
nghiệp thường sử dụng để đánh giá hiệu quả xuất khẩu là:
 Khả năng thâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường: Kết quả của
doanh nghiệp trong việc thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu của mình trên thị
trường xuất khẩu, khả năng mở rộng sang các thị trường khác, mối quan hệ với

khách hàng nước ngoài, khả năng khai thác nguồn hàng cho xuất…
 Kết quả về mặt xã hội: Những lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lại
khi thực hiện các hoạt động xuất khẩu nào đó thì cũng phải đem lại lợi ích cho đất
nước. Do vậy, doanh nghiệp phải quan tâm đến lợi ích xã hội khi thực hiện các
hợp đồng xuất khẩu, kinh doanh những mặt hàng Nhà nước khuyến khích xuất
khẩu và không xuất khẩu những mặt hàng mà Nhà nước cấm.

Trang 6


2.1.3.2 Chỉ tiêu định lượng
a. Chỉ tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng
của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là tiền đề để duy trì và tái sản xuất mở
rộng của doanh nghiệp, để cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động.
Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp tính bằng công thức:
TR = P × Q

Trong đó:
TR: Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu
P: Giá cả hàng xuất khẩu
Q: Số lượng hàng xuất khẩu
Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu là lượng dôi ra của doanh thu xuất khẩu
so với chi phí xuất khẩu, được tính bằng công thức:
Lợi nhuận xuất khẩu = TR − TC

b. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của xuất khẩu
Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu là chỉ tiêu hiệu quả tương đối, có thể tính theo
2 cách:
 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

P=



P
× 100%
TR

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
P=

P
× 100%
TC

Trong đó:
p : Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu
P : Lợi nhuận xuất khẩu
TR : Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu
TC : Tổng chi phí từ hoạt động xuất khẩu
Nếu: p > 1: doanh nghiệp đạt hiệu quả trong xuất khẩu
p < 1: doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả trong xuất khẩu

Trang 7


c. Chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu
Công thức tính:
Dx =


Tx
× 100%
Cx

Trong đó:
Dx: Doanh lợi xuất khẩu
Tx: Thu nhập bán hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được chuyển đổi
ra tiền Việt Nam theo tỷ giá công bố của ngân hàng Ngoại thương (sau khi trừ
mọi chi phí bằng ngoại tệ)
Cx: Tổng chi phí cho việc xuất khẩu
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
2.1.4.1 Các nhân tố bên trong công ty
 Nhân tố con người.
Trình độ chuyên môn và năng lực làm việc của mỗi thành viên trong công
ty là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công trong kinh doanh. Các nghiệp vụ
kinh doanh xuất khẩu nếu được các cán bộ có trình độ chuyên môn cao, năng
động , sáng tạo trong công việc và có kinh nghiệm sẽ mang lại hiệu quả cao.
 Nhân tố về vốn và trang bị vật chất kỹ thuật của công ty.
Vốn là yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh, Công ty có vốn kinh
doanh càng lớn thì cơ hội dành được những hợp đồng hấp dẫn trong kinh doanh
sẽ trở nên dễ dàng hơn. Vốn của công ty ngoài nguồn vốn tự có thì nguồn vốn
huy động cũng có vai trò rất lớn trong hoạt động kinh doanh.
Thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật thực chất cũng là nguồn vốn của công ty
(vốn bằng hiện vật). Nếu trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, hợp lý sẽ góp
phần làm tăng tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty.
 Nhà cung ứng
Nhà cung ứng là những cá nhân hay tổ chức có khả năng cung ứng các yếu
tố đầu vào cho doanh nghiệp như: máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, bán thành
phẩm hay dịch vụ cho doanh nghiệp, vốn, lao động, thông tin, phương tiện vận
chuyển. Các nhà cung ứng có thể gây khó khăn là cho khả năng của doanh nghiệp

bị giảm trong trường hợp:
+ Nguồn cung ứng mà doanh nghiệp chỉ có một hoặc một vài nhà cung ứng có
khả năng cung ứng.

Trang 8


+ Loại vật liệu mà nhà cung ứng bán cho doanh nghiệp là đầu vào quan trọng
nhất của doanh nghiệp.
Từ các yếu tố trên thì có thể doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc mua
nguyên liệu với giá cao vì nhà cung ứng có thể tăng giá bán nguyên liệu, dẫn đến
lợi nhuận giảm, để giảm bớt các ảnh hưởng xấu các doanh nghiệp cần tăng cường
mối quan hệ tốt với nhà cung ứng, tìm và lựa chọn nguồn cung ứng chính, có uy
tín cao đồng thời nghiên cứu để tìm ra nguồn nguyên vật liệu thay thế.
 Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp luôn được xem là một trong
những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thương
trường. Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc trưng của sản
phẩm thể hiện mức thỏa mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định.
Đây là một trong những nhân tố hàng đầu trong kinh doanh, bởi lẽ chỉ những
doanh nghiệp cho ra đời những sản phẩm có chất lượng thì mới có thể giữ vững
uy tín và có thể cạnh tranh trên thương trường vì thế, việc nâng cao chất lượng
sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, đây cũng là tiêu
chuẩn để tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.
 Nghiên cứu và phát triển
Các nổ lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp có thể giúp doanh
nghiệp giữ vững vị trí đi đầu trong ngành hoặc ngược lại, làm cho doanh nghiệp
tụt hậu so với các doanh nghiệp khác trong ngành như phát triển sản phẩm mới,
chất lượng sản phẩm, kiểm soát giá thành và công nghệ sản xuất.
2.1.4.2 Các nhân tố bên ngoài công ty

 Thị trường tiêu thụ
Thị trường là nơi diễn ra hoạt động mua hay bán một hàng hóa – dịch vụ
nhất định, tại một địa điểm nhất định. Hàng hóa – dịch vụ ở đây có thể được hiểu
là bất cứ một loại hàng hóa – dịch vụ nào.
Đối với một doanh nghiệp xuất
khẩu thì việc xác định thị trường tiêu thụ là khâu vô cùng quan trọng, sự tồn tại
của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc hàng hoá của doanh nghiệp có bán được
không hay nói các khác là phụ thuộc vào công tác chọn thị trường tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp đó.
 Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh là đặc điểm cơ bản của một hoạt động kinh doanh trên thị
trường, nhờ có cạnh tranh mà công ty hoạt động tốt hơn để phục vụ khách hàng
tốt hơn. Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với

Trang 9


hoạt động marketing của doanh nghiệp. Muốn kinh doanh thành công thì không
chỉ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mà còn phải làm thế nào để thỏa mãn tốt
hơn đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp cần cân nhắc vị thế của mình trong ngành
so với đối thủ để có được các giải pháp kinh doanh phù hợp.
 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa giá đồng nội tệ và đồng ngoại tệ.
Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện
chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu trong hoạt động xuất khẩu. Do vậy
doanh nghiệp cần quan tâm đến yếu tố tỷ giá vì nó liên quan đến việc thu đổi
ngoại tệ sang nội tệ, từ đó ảnh hướng đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp.
Để biết được tỷ giá hối đoái, doanh nghiệp phải hiểu được cơ chế điều hành tỷ giá
hiện hành của nhà nước, theo dõi biến động của nó từng ngày. Doanh nghiệp phải
lưu ý tỷ giá hối đoái được điều chỉnh là tỷ giá chính thức được điều chỉnh theo

quá trình lạm phát.
 Sản phẩm thay thế
Sức ép do sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành,
do mức giá cao nhất bị khống chế. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ, nhận biết các
mặt hàng thay thế tiềm ẩn để có biện pháp phù hợp cho hoạt động kinh doanh.
 Môi trường chính trị và pháp luật
Sự ổn định chính trị tạo ra môi trường thuận lợi đối với các hoạt động kinh
doanh. Sự can thiệp nhiều hay ít của Chính phủ vào nền kinh tế cũng tạo những
thuận lợi hoặc khó khăn và cơ hội kinh doanh khác nhau cho từng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, thương mại quốc tế có liên quan đến nhiều quốc gia trên thế giới, do
vậy tình hình chính trị xã hội của mỗi quốc gia hay của khu vực đều có ảnh
hưởng đến tình hình kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp. Vì vậy, doanh
nghiệp xuất khẩu cần nắm rõ tình hình chính trị xã hội của các nước liên quan, từ
đó đề ra những giải pháp kịp thời để đối phó với những bất ổn do chính trị gây ra.
Hệ thống pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của các
doanh nghiệp bao gồm:
+ Hệ thống luật thương mại quốc gia: Hệ thống pháp luật của một quốc gia
có tác dụng khuyến khích hoặc hạn chế công tác xuất khẩu thông qua luật thuế,
các mức thuế, quy định về phân bổ hạn ngạch, các thủ tục hải quan,…
+ Luật quốc tế và các tập quán thương mại quốc tế: Các công ty kinh
doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ các qui định mà chính phủ tham gia vào các tổ
chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới, cũng như thông lệ quốc tế.

Trang 10


2.1.5 Cơ sở khoa học và thực tiễn
2.1.5.1 Cơ sở khoa học
Khu công nghiệp Trà Nóc có vị thế và tầm trọng đối với nền kinh tế Đồng
bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung, có tiềm năng phát triển kinh

tế đa dạng và phong phú. Vì khu công nghiệp Trà Nóc nằm cạnh nhánh sông Hậu,
được xem là một trong hai cửa sông quan trọng trong việc thông thương ĐBSCL
với biển Đông nối cả nước và quốc tế nên giao thông đường thủy có điều kiện
phát triển. Là tỉnh giàu tiềm năng về nông nghiệp, thế mạnh về nuôi trồng và khai
thác thủy hải sản, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến và xuất
khẩu…Đây chính là tiềm năng thúc đẩy các công ty xuất khẩu ở tỉnh ta phát triển.
Nắm bắt được tình hình đó, Caseamex – một trong những công ty xuất khẩu thủy
sản hàng đầu khu vực ĐBSCL đã biết nắm bắt cơ hội để kinh doanh tạo công ăn,
việc làm cho người dân trong khu vực, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu
thủy sản cho cả nước, đưa nền kinh tế tỉnh nhà phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên,
bất cứ doanh nghiệp nào khi muốn mở rộng phát triển và có thể cạnh tranh với
các doanh nghiệp khác trên thị trường đều phải có những hướng đi đúng đắn cho
doanh nghiệp của mình và Caseamex cũng thế, cũng cần có những phân tích, báo
cáo tình hình xuất khẩu và đưa ra những giáp pháp kịp thời. Vì thế, đề tài “Một
số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị
trường Trung Đông của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần
Thơ (CASEAMEX)” là thực sự cần thiết. Đề tài được thực hiện dựa trên phần
lược khảo của một số đề tài đã thực hiện như:
Đỗ Ngô Loan Đài (2013), Lớp Ngoại thương K35, Trường Đại học Cần
Thơ, “Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Xuất
nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ Caseamex giai đoạn 2010 - 2012”. Đề tài đã
khái quát được tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty giai đoạn 2010 – 2012,
phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thủy sản, trên cơ sở
đó đề ra giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản cho công ty.
Phan Thị Thanh Thúy (2013), Lớp Ngoại thương K36, Trường Đại học
Cần Thơ, “Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
xuất khẩu cá tra tại thị trường Trung Đông của Công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu Thủy sản Cần Thơ Caseamex”. Đề tài đã phân tích khái quát được tình
hình xuất khẩu và các chiến lượt marketing mà công ty đã áp dụng khi xuất khẩu
sang thị trường Trung Đông trong giai đoạn 2010 – 2012, trên cơ sở đó đề ra

những giải pháp marketing phù hợp hơn để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của
công ty sang thị trường này.
Lâm Thị Bạch Tuyết (2011), Lớp Ngoại thương K34, Trường Đại học Cần
Thơ, “Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Xuất
nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ Caseamex”. Đề tài đã giới thiệu tổng quan về
Trang 11


công ty Caseamex, phân tích sâu tình hình hoạt động xuất khẩu thủy sản của công
ty giai đoạn 2008 – 2010 và nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sản lượng và kim
ngạch xuất khẩu, từ đó đề ra những giải pháp cụ thể và thiết thực để đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu của công ty.
2.1.5.2 Thực tiễn ngành thủy sản Việt Nam giai đoạn 2010-6T2013
a. Tổng quan về ngành thủy sản ở Việt Nam
Với lợi thế là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tổng chiều dài
đường bờ biển là 3.670 km với vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2 cùng
hàng nghìn đảo lớn nhỏ đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển ngành nuôi
trồng và đánh bắt thủy sản ở Việt Nam. Nhờ những ưu ái mà thiên nhiên ban tặng
cùng những tố chất cần cù, siêng năng của con người Việt Nam, ngành thủy sản
đã trở thành một trong những ngành truyền thống và gắn bó lâu đời đối với người
dân đất Việt.
Hiện nay, Nhà nước ta vẫn xem thủy sản là một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Quy
mô của ngành thủy sản ngày càng mở rộng và vai trò của ngành thủy sản cũng
được tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Từ cuối thập kỷ 80, tốc
độ tăng trưởng GDP của ngành thủy sản cao hơn các ngành kinh tế khác cả về trị
số tuyệt đối lẫn tương đối. Bên cạnh việc đóng góp vào GDP cho đất nước, ngành
thủy sản còn góp phần tạo công ăn, việc làm cho người lao động. Công nghiệp
đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đảm bảo việc làm thường xuyên cho khoảng 3
triệu lao động, đặc biệt là từ năm 1995, số lao động thủy sản là 3,03 triệu người.

Khoảng 3,8 triệu người sống trong các hộ gia đình làm nghề đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản. Như vậy, khoảng 6,8 triệu người chiếm 8,7% dân số sống phụ
thuộc vào ngành thủy sản như một nguồn sinh sống. Tổng số lao động có thu
nhập từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng như từ các ngành và các hoạt động
hỗ trợ thủy sản ước tính lên tới 8 triệu người. Ngoài ra, đánh bắt và nuôi trồng
thủy sản còn đảm bảo việc làm không thường xuyên và thu nhập phụ cho hơn 20
triệu người.
Bên cạnh những thuận lợi của ngành thủy sản, vẫn còn tồn tại không ít khó
khăn và thử thách cho ngành. Đặc biệt là những ảnh hưởng về địa hình và thủy
vực phức tạp, hàng năm có nhiều mưa bão, lũ lụt,…gây ra nhiều khó khăn cho
ngành thủy sản. Do đó, Nhà nước cần có thêm những chính sách hỗ trợ phù hợp
và kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Trang 12


×