Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức của các hộ nuôi tôm ở cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.97 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QTKD

LÊ VŨ LINH

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NHU CẦU TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA CÁC
HỘ NUÔI TÔM Ở CÀ MAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài Chính Ngân Hàng
Mã số ngành: 52340201

Năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QTKD

LÊ VŨ LINH
MSSV/HV: 4104441

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN NHU CẦU TÍN DỤNG CHÍNH THỨC
CỦA CÁC HỘ NUÔI TÔM Ở CÀ MAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


VƯƠNG QUỐC DUY

Năm 2013


LỜI CẢM TẠ

Qua 3 tháng dưới sự hướng dẫn của Thầy Vương Quốc Duy, nay em đã hoàn
thành luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn Thầy đã giúp đỡ,
hướng dẫn em thực hiện tốt hơn luận văn này. Qua đó em đã học hỏi được thêm
nhiều kiến thức cần thiết, bổ ích cho những nghiên cứu sau này.
Em xin chân thành cảm ơn quí Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ đặt biệt quí
Thầy, Cô khoa Kinh Tế- QTKD đã truyền đạt cho em những kiễn thức vô cùng quí
báu là hành trang cho con đường của em sau này.
Kính chúc quí Thầy, Cô luôn dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công!
Trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày 23 tháng 11 năm 2013

Lê Vũ Linh

i


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.


Cần Thơ, ngày 23 tháng 11 năm 2013

Lê Vũ Linh

ii


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..............................................................................1
1.2.1 Mục tiêu chung...............................................................................................1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................................2
1.3.1 Không gian .....................................................................................................2
1.3.2 Thời gian ........................................................................................................2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........2
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...................................................................................4
2.1.1 Các vấn đề cơ bản về tín dụng .......................................................................4
2.1.2 Hoạt động tín dụng hộ sản xuất Nông nghiệp..................................................7
2.1.3 Các chính sách ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu......................................8
2.1.4 Cơ cấu thị trường tín dụng ở nông thôn......................................................... 10
2.1.5 Thực trạng tín dụng chính thức tại thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam . 14
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................15
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ............................................................. 15
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu ................................................................................ 15
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu........................................................................ 15

2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu ...................................................................... 16
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRANG, HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHÍNH
THỨC CỦA CÁC HỘ NUÔI TÔM Ở CÀ MAU ..................................................17
3.1 GIỚI THIỆU VỀ TỈNH CÀ MAU...................................................................17
3.1.1 Vị trí địa lí .................................................................................................... 17

iii


3.1.2 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 17
3.1.3 Kinh tế.......................................................................................................... 18
3.1.4 Dân cư.......................................................................................................... 19
3.1.5 Giao thông.................................................................................................... 19
3.1.6 Du lịch.......................................................................................................... 20
3.2 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH NUÔI TÔM Ở CÀ MAU TRONG THỜI GIAN
QUA......................................................................................................................20
3.3 TÌNH HÌNH CHUNG CỦA HỘ NUÔI TÔM Ở CÀ MAU..............................23
3.3.1 Cơ cấu hộ tham gia tín dụng ......................................................................... 25
3.3.2 Tình hình lượng vốn vay, kỳ hạn và lãi suất.................................................. 26
3.3.3 Mục đích sử dụng vốn vay ............................................................................ 27
3.3.4 Nguồn thông tin vay tín dụng chính thức ...................................................... 28
3.3.5 Nguồn tiền trả nợ vay ................................................................................... 28
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU TÍN
DỤNG CHÍNH THỨC CỦA CÁC HỘ NUÔI TÔM Ở CÀ MAU .........................29
4.1 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG VAY HAY
KHÔNG VAY NGUỒN VỐN CHÍNH THỨC CỦA HỘ NUÔI TÔM..................29
4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY CỦA
HỘ NUÔI TÔM ( HỒI QUY TƯƠNG QUAN ĐA BIẾN). ...................................32
CHƯƠNG 5: TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ................36
5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN.....................................................................36

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP......................................................................................37
5.2.1 Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cho hộ
nuôi tôm ................................................................................................................ 37
5.2.2 Các giải pháp giúp hộ nuôi tôm tăng lượng vốn vay chính thức .................... 38
5.2.3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay chính thức của
hộ nuôi tôm ........................................................................................................... 38
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................41
PHỤ LỤC..............................................................................................................42

iv


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu thống kê từ số liệu điều tra ............................................23
Bảng 3.2: Thống kê việc hộ vay vốn ngân hàng.....................................................25
Bảng 3.3: Tình hình lượng vốn vay, kỳ hạn và lãi suất trung bình .........................26
Bảng 3.4: Mục đích sử dụng nguồn vốn vay ..........................................................27
Bảng 3.5: Nguồn thông tin vay của hộ nuôi tôm ....................................................28
Bảng 3.6: Nguồn tiền trả nợ vay ............................................................................29
Bảng 4.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình Binary Logistic.....................29
Bảng 4.2: Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình Binary Logistic......................30
Bảng 4.3: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay từ các tổ chức
tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm......................................................................33

v


DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 3.1: Thị phần của các Ngân hàng ..................................................................25
Hình 3.2: Mục đích sử dụng vốn vay của hộ nuôi tôm ...........................................28

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHNN

:

Bảo hiểm nông nghiệp

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

FDI

:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

NGOs

:


Các tổ chức phi chính phủ

NHCSXH

:

Ngân hàng Chính sách Xã hội

NHNNo&PTNT

:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

QTDND

:

Quỹ tín dụng nhân dân

vii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việt Nam có lợi thế và tiềm năng lớn về nông nghiệp với nhiều mặt hàng có
sản lượng xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới. Ngày nay với xu thế hội nhập tạo ra
nhiều cơ hội phát triển về công nghệ, kỹ thuật, thị trường…Bên cạnh đó là những
thách thức lớn đối với kinh tế trong nước. Với thế mạnh về nông nghiệp Chính phủ

đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững và để tận
dụng tốt các cơ hội từ quá trình hội nhập góp phần phát triển kinh tế đất nước. Thực
hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 BCH khóa X
đã qua 5 năm, nghị định số 41/2010/NĐ-CP qua 3 năm thực hiện về lĩnh vực nông
nghiệp, nông dân, nông thôn và các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước như Nghị
định số 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, quyết định 315/QĐ- TTg của Thủ tướng chính
phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, mua tạm trữ lúa gạo…
Cũng như các vùng khác Cà Mau có tiềm năng lớn về nông nghiệp với 8
huyện và thành phố. Trong đó thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn
của tỉnh, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản với diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước.
Song năng suất còn khá thấp so với các tỉnh lân cận Bạc Liêu, Sóc Trăng…xuất
phát từ nhiều nguyên nhân từ chất lượng con giống, môi trường bị ô nhiễm, dịch
bệnh, thiên tai, cơ sở hạ tầng, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật…. Tuy
nhiên, để thực hiện được tốt các vấn đề trên người nuôi tôm phải qua nhiều khó
khăn, đặc biệt là nguồn vốn. Chúng ta đều biết rằng vốn là yếu tố khởi đầu cũng là
yếu tố mang tính quyết định tới quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy để nghề nuôi
tôm nói chung, nuôi tôm tại Cà Mau nói riêng phát triển bền vững, ngày càng hiệu
quả, việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nuôi tôm là rất quan trọng. Do vậy, đề tài
”phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức của các hộ
nuôi tôm ở Cà Mau” được chọn để nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài này là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ nuôi tôm ở Cà Mau, trên cơ sở đó đề xuất
một số giải pháp nhằm mở rộng cũng như đem lại hiệu quả hơn nữa cho tín dụng
chính thức của các hộ nuôi tôm tại Cà Mau trong thời gian tới.

1



1.2.2 Mục tiêu cụ thể
− Đánh giá tổng quan về tín dụng chính thức của các hộ nuôi tôm ở Cà Mau
− Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của
các hộ
− Đề xuất một số giải pháp cũng như kiến nghị để nâng cao khả năng tiếp cận,
chất lượng tín dụng chính thức của các hộ nuôi tôm ở Cà Mau.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được thực hiện trong phạm vi thành phố Cà Mau, huyện Thới Bình, Cái
Nước, Đầm Dơi của tỉnh Cà Mau.
1.3.2 Thời gian
− Đề tài thực hiện từ các số liệu sơ cấp được phỏng vấn từ các hộ nuôi tôm tại
Cà Mau từ tháng 09/2013 đến tháng 10/2013
− Đề tài được thực hiện khoảng 3 tháng (từ 12/08 đến 18/11/2013).
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn vay cũng như
cách thức, mục đích sử dụng vốn vay của các hộ nên đối tượng nghiên cứu của đề
tài là các hộ nuôi tôm có nhu cầu vay và đã vay tín dụng chính thức tại Cà Mau.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Quốc Nghi (2010) “Các nhân tố ảnh hưởng đến
nhu cầu tín dụng chính thức trong chuyển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: trường
hợp nông hộ sản xuất lúa ở Đồng Tháp” . Nghiên cứu này xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức của nông hộ sản xuất
lúa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu
thập thông qua cuộc phỏng vấn trực tiếp 375 nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh.
Mô hình Binary Logistic và phân tích hồi qui tương quan đa biến được sử dụng để
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức của nông hộ. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, lượng cầu tín dụng chính thức của nông hộ tương quan
thuận với trình độ học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ, việc hộ có

tham gia tổ chức đoàn thể địa phương hay không, tổng diện tích đất của nông hộ.
Ngược lại, lượng cầu tín dụng chính thức của nông hộ có tương quan nghịch với
việc hộ có vay vốn không chính thức hay không, việc nông hộ có ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật hay không.

2


Phan Đình Khôi (2012) “Tín dụng chính thức và không chính thức ở Đồng
bằng sông Cửu Long: hiệu ứng và khả năng tiếp cận”. Bài viết này phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và không chính thức
của các hộ gia đình ở nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long. Sử dụng số liệu điều
tra để ước lượng khả năng tiếp cận tín dụng trong điều kiện có sự tương tác của thị
trường tín dụng chính thức và không chính thức, kết quả ước lượng cho thấy có sự
tương tác giữa các thị trường tín dụng, trong đó số tiền vay tín dụng không chính
thức làm tăng khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô. Bỏ qua hiệu ứng
tương tác này có thể dẫn đến các quyết định cho vay dưới mức tối ưu của các
chương trình tín dụng vi mô. Đối với tín dụng chính thức, nhóm có thu nhập thấp
nhất phải đối mặt với việc sàng lọc tín dụng khắt khe hơn các nhóm khác mặc dù
các chương trình tín dụng vi mô được thiết kế với mục tiêu cung cấp tín dụng cho
các hộ nghèo và hộ có thu nhập thấp. Kết quả chỉ ra rằng sở hữu đất đai, lãi suất
chính thức, và thời hạn cho vay không chính thức là những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến khoản vay không chính thức. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận tín dụng vi mô bao gồm làm việc cho chính quyền địa phương, thành viên tổ
vay vốn, sổ hộ nghèo, trình độ học vấn, lao động có tay nghề và đường giao thông
liên xã. Để giảm bớt phụ thuộc vào tín dụng không chính thức và nâng cao khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức thông qua các chương trình tín dụng vi mô, các
hộ gia đình nông thôn cần tích cực tham gia vào các tổ vay vốn ở địa phương.
Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy (2008) nghiên cứu “Các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh

Kiên Giang”. Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ một cuộc điều tra bằng
bảng câu hỏi với tổng số nông hộ được phỏng vấn là 152. Áp dụng mô hình Probit,
kết quả phân tích cho thấy, các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng của nông hộ bao gồm: Tuổi của chủ hộ, số thành viên trong gia đình, trình độ
học vấn của chủ hộ, diện tích đất của hộ, khả năng đi vay từ các nguồn không chính
thức, thu nhập của hộ và tổng tài sản của hộ.

3


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các vấn đề cơ bản về tín dụng
2.1.1.1 Khái niệm
Theo Thái Văn Đại (2012, trang 36) đã đưa ra khái niệm tín dụng như sau:
− Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền
tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người vay cả gốc lẫn lãi sau một
thời gian nhất định.
− Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn
nhau giữa pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa.
− Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên trong đó một bên (trái
chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán,... dựa vào lời hứa
thanh toán lại trong tương lai của bên kia ( thụ trái – người cho vay).
Như vậy, “tín dụng” có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, nhưng chúng
cùng chỉ những hành động thống nhất: hoạt động đi vay và cho vay và quan hệ giữa
hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải
trả..., và pháp luật hiện tại.

2.1.1.2 Chức năng của tín dụng
Tín dụng có 2 chức năng cơ bản như sau:
a) Tập trung và phân phối lại tài nguyên
Tín dụng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Chính nhờ
sự vận động của tín dụng mà các chủ thể vay vốn nhận được một phần tài nguyên
của xã hội phục vụ sản xuất và tiêu dùng.
Phân phối tín dụng được thực hiện bằng 2 hình thức
− Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể tạm thời chưa sử dụng
đến chủ thể sử dụng trực tiếp vốn đó cho sản xuất và tiêu dùng. Phương pháp phân
phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng thương mại và việc phát hành trái
phiếu của các công ty.
− Phân phối gián tiếp: là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ chức
trung gian như ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính,…
Trong nền kinh tế hiện đại, phân phối vốn tín dụng qua ngân hàng chiếm vị trí

4


quan trọng nhất. Một mặt ngân hàng huy động vốn tiền tệ của các xí nghiệp và cá
nhân để làm nguồn vốn cho vay, mặt khác ngân hàng phân phối nguồn vốn đó dưới
hình thức cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân và một phần kho bạc Nhà
nước.
b) Thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển
Hoạt động tín dụng tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín
dụng như kỳ phiếu, séc, thẻ thanh toán,…thay thế sự lưu thông tiền mặt và làm
giảm chi phí in tiền, vận chuyển, bảo quản tiền. Thông qua Ngân hàng các khách
hàng có thể giao dịch với nhau bằng hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ và cũng
nhờ hoạt động tín dụng mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội được huy động để
sử dụng cho sản xuất và lưu thông hàng hóa, làm cho tốc độ chu chuyển vốn trong
phạm vi toàn xã hội tăng lên. (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 35)

2.1.1.3 Vai trò của tín dụng
Trần Ái Kết và cộng sự (2007, trang 63-64) đã đưa ra vai trò của tín dụng
trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay như sau:
Thứ nhất, đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục,
đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa,
tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động và vốn cố định, tín
dụng đã góp phần động viên vật tư, hàng hóa đi vào sản xuất thúc đẩy ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật để đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội. Đồng thời
thông qua đầu tư tín dụng Nhà nước sẽ góp phần sắp xếp và tổ chức lại sản xuất
thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã
hội. Đồng thời thông qua đầu tư tín dụng Nhà nước sẽ góp phần sắp xếp và tổ chức
lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, sử dụng nguồn lao động, cải thiện
tình trạng mất cân đối trong cơ cấu các ngành kinh tế, kìm hãm lạm phát.
Thứ hai, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động của các trung gian tài
chính là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng của các cá nhân doanh nghiệp
và đơn vị nhà nước sau đó tiến hành cho vay lại cho các cá nhân và doanh nghiệp
đang có nhu cầu vốn.
Thứ ba, tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và
ngành kinh tế mũi nhọn. Trong điều kiện nước ta hiện nay nông nghiệp là ngành
đáp ứng nhu cầu cần thiết cho xã hội, đang trong quá trình phát triển công nghiệp
hóa và là ngành chịu tác động nhiều nhất của điều kiện tự nhiên. Vì vậy, Nhà nước
luôn tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp để giải quyết nhu cầu tối thiểu của xã
hội đồng thời tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế khác.

5


Thứ tư, hoạt động của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi
tức, nhờ vậy mà hoạt động của tín dụng đã kích thích sử dụng vốn có hiệu quả. Khi
sử dụng vốn vay, các cá nhân hay doanh nghiệp đi vay sẽ phải tôn trọng hợp đồng

tín dụng, tức là phải đảm bảo hoàn trả nợ vay đúng hạn và tuân thủ theo các điều
khoản khách đã ghi trong hợp đồng tín dụng; bằng các tác động như vậy đòi hỏi
các nhân và các doanh nghiệp hay các tổ chức đi vay phải quan tâm đến việc nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn, nhằm tối đa hóa lợi ích cho bản thân, doanh nghiệp
mình.
Thứ năm, tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.
Trong điều kiện kinh tế ngày nay, “mở cửa” để hội nhập đang là vấn đề sống còn
đối với vận mệnh của đất nước. Tín dụng đã trở thành một trong những phương tiện
trực tiếp và gián tiếp góp phần nối liền các nền kinh tế các nước với nhau. Đối với
các nước đang phát triển như nước ta thì tín dụng có vai trò rất quan trọng trong
việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là các hàng hóa thuộc lĩnh vực nông lâm - ngư nghiệp đang là thế mạnh của nước ta.
2.1.1.4 Phân loại tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú.
Tùy theo tiêu thức phân loại mà tín dụng được phân thành nhiều loại khác nhau:
− Căn cứ vào thời hạn tín dụng
 Tín dụng ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn dưới 1 năm và thường được
sử dụng để bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt của cá nhân.
 Tín dụng trung hạn là các khoản vay có thời hạn từ 1 – 5 năm, được cung cấp
để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các
công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Tín dụng dài hạn là các khoản vay có
thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và
mở rộng sản xuất có qui mô lớn.
− Căn cứ vào đối tượng tín dụng
 Tín dụng vốn lưu động là loại tín dụng được sử dụng để hình thành vốn lưu
động của các tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu
cho sản xuất. Tín dụng vốn lưu động thường được sử dụng để cho vay bù đắp mức
vốn lưu động, thiếu hụt tạm thời.
 Tín dụng vốn cố định là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài sản cố
định. Loại này được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật,

mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. Thời hạn cho vay là
6


trung và dài hạn.
− Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
 Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa là loại cấp phát tín dụng cho các
doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng
hóa.
 Tín dụng tiêu dùng là loại tín dụng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Tín
dụng tiêu dùng có thể được cấp phát dưới hình thức bằng tiền hoặc dưới hình thức
mua bán chịu hàng hóa.
Ngoài ra, căn cứ vào mục đích sử dụng còn có thể có nhiều hình thức tín dụng
khác.
− Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng
 Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp, được
biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.
 Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ giữa ngân hàng,
các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và các cá nhân.
 Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng trong đó Nhà nước là người đi vay
(như hình thức phát hành công trái, kỳ phiếu kho bạc).
− Căn cứ vào đối tượng trả nợ
 Tín dụng trực tiếp là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là
người trực tiếp trả nợ.
 Tín dụng gián tiếp là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và người trả
nợ là hai đối tượng khác nhau.
Ngoài ra, người ta cũng có thể căn cứ vào nhiều cơ sở phân loại khác như căn
cứ vào kỹ thuật cho vay, vào mức độ tín nhiệm của khách hàng. (Thái Văn Đại và
Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 32-35)
2.1.2 Hoạt động tín dụng hộ sản xuất Nông nghiệp

2.1.2.1 Khái niệm hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp
Do hộ sản xuất nông nghiệp là hộ chuyên sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
(trồng trọt, chăn nuôi, làm kinh tế tổng hợp và một số hoạt động khác nhằm phục
vụ cho việc sản xuất nông nghiệp) có tính chất tự sản xuất, do cá nhân làm chủ hộ,
tự chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy mà hoạt
động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn

7


tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng cho hộ sản xuất nông nghiệp.
2.1.2.2 Đặc trưng cho vay cơ bản trong sản xuất nông nghiệp
Tính thời vụ
Tính thời vụ trong cho vay nông nghiệp có liên quan đến chu kỳ sinh trưởng
của động, thực vật trong ngành nông nghiệp. Tính thời vụ được biểu hiện ở những
mặt sau:
− Vụ, mùa trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và thu nợ.
Nếu Ngân hàng tập trung cho vay vào các chuyên ngành hẹp như cho vay một số
cây, con nhất định thì phải tổ chức cho vay tập trung vào một thời gian nhất định
của năm, đầu vụ tiến hành cho vay, đến kỳ thu hoạch, tiêu thụ tiến hành thu nợ.
− Chu kỳ sống tự nhiên của cây, con là yếu tố quyết định tính toán thời hạn cho
vay. Chu kỳ ngắn hạn hay dài hạn phụ thuộc vào loại giống cây hoặc con và qui
trình sản xuất. Ngày nay công nghệ về sinh học cho phép lai tạo nhiều giống mới có
năng suất, sản lượng cao hơn và thời gian trưởng thành ngắn hơn.
Chi phí tổ chức cho vay cao
Chi phí tổ chức cho vay có liên quan đến nhiều yếu tố như chi phí tổ chức
mạng lưới, chi phí cho việc thẩm định, theo dõi khách hàng, chi phí phòng ngừa rủi
ro. Cụ thể là:
− Cho vay nông nghiệp đặc biệt là cho vay hộ sản xuất thường chi phí nghiệp vụ
cho mỗi đồng vốn vay thường cao do qui mô từng vốn vay nhỏ.

− Số lượng khách hàng đông, phân bố ở khắp nơi nên mở rộng cho vay thường
liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ (mở chi nhánh, bàn giao
dịch, tổ cho vay tại xã,…).
− Mặt khác, do ngành nông nghiệp có độ rủi ro tương đối cao (thiên tai, dịch
bệnh,…) nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác.
2.1.3 Các chính sách ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu
Xác định lợi thế cũng như tầm quan trọng của Nông nghiệp trong quá trình
phát triển đất nước, Chính phủ đã có nhiều chính sách. Trong nghiên cứu này, tác
giả xin đưa ra nghị định số 41/2010/NĐ-CP và quyết định 315/QĐ- TTg của Thủ
tướng Chính phủ vì 2 chính sách trên tác động lớn đến đối tượng nghiên cứu trên
địa bàn.
Có thể nói từ khi nghị định 41 ra đời đã giải khát vốn cho người nuôi thủy sản
tại Tỉnh, do hầu hết các hộ không có tài sản thế chấp gì nên cùng lắm các ngân hàng
cũng chỉ cầm cố sổ đỏ mới cho vay với số tiền 20-30% so với giá trị thực tế của
8


quyền sử dụng đất. Số tiền này không thấm vào đâu so với đầu tư nuôi tôm, trong
khi thủ tục vay vốn, thẩm định tài sản cũng hết sức rườm rà khiến tâm lý bà con
không buồn vay vốn, mà chỉ thường vay lãi bên ngoài. Nuôi tôm công nghiệp lâu
nay là thèm muốn của nhiều người bởi năng suất và lợi nhuận cao gấp 2 – 3 lần so
với nuôi quảng canh. Kỹ thuật nuôi công nghiệp nông dân trong vùng cũng đã nắm
rõ qua nhiều chương trình đào tạo, hướng dẫn ở địa phương. Đây là chủ trương tỉnh
Cà Mau đã xác định là hướng chuyển dịch cần phải đẩy mạnh trong thời gian
qua. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là đầu tư cho nuôi tôm công nghiệp quá cao. Với
thời giá hiện tại, để cải tạo ao đầm ban đầu cho 1 hecta ao nuôi công nghiệp cần ít
nhất cũng 250 – 300 triệu, bao gồm chi phí hút, cải tạo ao nuôi từ 50 – 70 triệu
đồng/hecta, hệ thống quạt sục khí, kéo điện, tiền con giống tổng cộng phải hơn 50
triệu đồng, nuôi quảng canh có diện tích trung bình mỗi hộ từ 3 – 5 hecta đầm tôm,
nhu cầu vốn cải tạo ao đầm và mua tôm giống đầu mỗi vụ cũng thường dao động từ

50 – 70 triệu đồng. Đó là chưa nói cần phải vốn để đầu tư thức ăn cho tôm. Chính vì
điều này mà lâu nay, tỉ lệ hộ dân trong vùng có đủ vốn để đầu tư nuôi tôm còn hết
sức ít ỏi. Nghị định 41 giúp người nuôi tôm tiếp cận được với vốn ngân hàng với
mức vay tối thiểu 50 triệu đồng góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho người dân.
Nhằm hạn chế tổn thất, thực hiện Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 1/3/2011
của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai
đoạn 2011-2013, tỉnh Cà Mau đã chọn triển khai thực hiện thí điểm tại TP.Cà Mau,
huyện Cái Nước, huyện Đầm Dơi và 9 xã (Hòa Mỹ, Hưng Mỹ, Lương Thế Trân,
Tân Duyệt, Trần Phán, Tạ An Khương Nam, Hòa Tân, Hòa Thành, Định Bình).
Đến cuối tháng 7/2013, Công ty Bảo Minh Cà Mau đã ký 1.866 hợp đồng bảo hiểm
với nông dân (có 31 hộ nghèo, 15 hộ cận nghèo) nuôi tôm sú (178 hợp đồng) và
nuôi tôm chân trắng (1.688 hợp đồng), tổng diện tích nuôi gần 714 ha. Tổng giá trị
bảo hiểm theo hợp đồng đã ký là 410.325.230.041 đồng; tổng phí bảo hiểm
30.431.115.733 đồng (người dân phải nộp 11.911.133.027 đồng; ngân sách hỗ trợ
18.519.982.706 đồng). Trong đó, có 474 hợp đồng được ký năm 2012, diện tích gần
197ha; tổng giá trị bảo hiểm trên 108,4 tỉ đồng, tổng phí bảo hiểm trên 8 tỉ đồng
(người dân nộp là 3 tỉ đồng, ngân sách nhà nước nộp là 4,9 tỉ đồng); có 1.392 hợp
đồng ký trong 7 tháng đầu năm 2013, tổng giá trị bảo hiểm 301,8 tỉ đồng, tổng phí
bảo hiểm 22 tỉ đồng (người dân nộp 8,8 tỉ đồng, ngân sách hỗ trợ 13,5 tỉ đồng). Từ
năm 2012 đến cuối tháng 7/2013, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Cà Mau đã tiếp
nhận thông tin khai báo tôm bị thiệt hại là 1.740 vụ. Đã xem xét giải quyết bồi
thường 600 vụ, với diện tích bị thiệt hại gần 200ha, số tiền bồi thường là
35.228.785.157 đồng. Trong đó, năm 2012 đã bồi thường 28 vụ, với diện tích thiệt
hại 9,24ha, số tiền bồi thường 1.481.481.006 đồng; năm 2013 đã giải quyết bồi
thường 572 vụ, diện tích thiệt hại gần 191ha, số tiền bồi thường là 33.747.304.151
9


đồng. Nhưng hiện nay số hồ sơ còn lại 1.140 vụ (cũ) và 112 vụ mới phát sinh bị
thiệt hại, tổng số tiền bồi thường ước tính 76,5 tỉ đồng hầu hết đã quá thời hạn so

với hợp đồng bảo hiểm nhưng chưa được Công ty Bảo Minh Cà Mau giải quyết bồi
thường, nên rất nhiều hộ nông dân tham gia bảo hiểm rất bức xúc.
2.1.4 Cơ cấu thị trường tín dụng ở nông thôn
Về cơ bản, hệ thống tài chính phục vụ ở nông thôn ở Việt Nam gồm ba mảng
chính. Thứ nhất là khu vực chính thức với hai tổ chức thuộc chính phủ là Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNNo&PTNT), Ngân hàng Việt
Nam cho người nghèo, các Quỹ tín tụng nhân dân (QTDND) chịu sự giám sát của
ngân hàng Nhà nước, và các ngân hàng cổ phần tư nhân. Thứ hai, khu vực bán
chính thức có sự tham gia của các tổ chức quần chúng và các tổ chức phi chính phủ.
Thứ ba, khu vực không chính thức gồm các nguồn tín dụng trong xã hội như từ gia
đình, người thân, bạn bè và láng giềng, từ những người cho vay lãi và các hội
(họ/hụi).
2.1.4.1 Khu vực chính thức
Tín dụng nông thôn của thị trường chính thức chiếm khoảng 40% từ các
nguồn như NHNNo&PTNT, Ngân hàng Chính Sách, và một số ngân hàng thương
mại khác.
NHNNo&PTNT được thành lập năm 1988 sau khi tách ra từ bộ phận tín dụng
nông nghiệp của Ngân hàng Nhà nước, thực sự hoạt động vào tháng 12/1990, sau
khi luật Ngân hàng có hiệu lực kể từ ngày 1/10/1990. NHNNo&PTNT tiếp quản
mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước ở nông thôn.
Ngân hàng Việt Nam cho người nghèo là một tổ chức phi lợi nhuận được
thành lập vào tháng 8 năm 1995. Nay là Ngân hàng Chính sách Xã hội, viết tắt
là NHCSXH được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10
năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ. Việc xây dựng Ngân hàng Chính sách xã hội
là điều kiện để mở rộng thêm các đối tượng phục vụ là hộ nghèo, học sinh, sinh
viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết
việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ
sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng
xa,khu vực II và III. Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành
thống nhất trong phạm vi cả nước, với vốn điều lệ ban đầu là 5 nghìn tỷ đồng và

được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Thời hạn hoạt động
của Ngân hàng Chính sách xã hội là 99 năm. NHCSXH hoạt động không vì mục
đích lợi nhuận, được nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán;tỷ lệ dự trữ bắt buộc
bằng 0% (không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được miễn thuế và các khoản phải

10


nộp ngân sách nhà nước). Bộ máy quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội bao
gồm: Hội đồng quản trị tại Trung ương, 63 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh,
thành phố và hơn 660 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp quận, huyện.
QTDND bắt đầu từ một chương trình thí điểm chịu sự giám sát của Ngân
hàng Nhà nước vào tháng 7/1993, là hình thức hợp tác xã tiết kiệm và tín dụng cấp
xã xây dựng theo mô hình Caisse Populảie ở Quebec, Canada. Khi đó, một trong
những mục tiêu quan trọng của Ngân hàng Nhà nước là khôi phục lòng tin của
người dân đối với hệ thống tín dụng nông thôn sau khi sụp đổ của hàng loạt hợp
tác xã tín dụng. Tuy mang tên mới, QTDND vẫn hoạt động theo luật hơp tác xã.
Theo đó, QTDND chỉ cho các thành viên vay, dù nhận tiền gửi của cả xã viên lẫn
những người không phải xã viên. Tuy các khoản vay nhỏ không cần thế chấp bằng
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay tài sản khác. Kỳ hạn cho vay thường dưới
12 tháng. Lãi suất vay khoảng 1,5% tháng và lãi suất tiền gửi 0,9% do Ngân hàng
Nhà nước ấn định, và thường cao hơn lãi suất của NHNNo&PTNT và NHPVNN.
Hệ thống quỹ tín dụng có ba cấp: Quỹ tín dụng địa phương, quỹ tín dụng vùng, và
quỹ tín dụng Trung ương.
Ngân hàng thương mại tập trung cho vay đối với những nông hộ có điều
kiện kinh tế ổn định có khả năng trả nợ cao và người buôn bán hay tiểu thương ở
địa phương.
2.1.4.2 Khu vực tài chính bán chính thức
Khu vực này chiếm 9% trong tổng nguồn vốn ở thị trường nông thôn, nó góp
phần quan trọng trong việc đưa nguồn vốn của Nhà nước đến với người nông dân.

Với mạng lưới trải rộng cả bốn cấp hành chính (trung ương, tỉnh thành, quận-huyện
và phường- xã), các tổ chức quần chúng đóng vai trò đặc biệt trong việc đem tín
dụng đến tận người dân cơ sở.
Các tổ chức này hỗ trợ Chính phủ trong việc cho vay theo những chương trình
Nhà nước, vị dụ như chương trình quốc gia về Xóa đói giảm nghèo, chương trình
phủ xanh đất trống đồi trọc, chương trình giải quyết việc làm, chương trình xây
dựng nông thôn mới. Ngoài ra các tổ chức này được xem là người môi giới giữa
NHNNo&PTNT hay NHCSXH và người đi vay. Họ cũng hỗ trợ ủy ban nhân dân
địa phương thành lập những nhóm cùng chịu trách nhiệm để bảo lãnh cho các
khoản vay ở cấp xã.
Những tổ chức quần chúng tham gia tích cực vào hoạt động tiết kiệm và tín
dụng là Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội liên hiệp Thanh niên, Hội Cựu
chiến binh và Hội người làm vườn. Trong đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ được xem là
thành công nhất trong việc đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính của hội viên. Tuy

11


chủ yếu dựa vào nguồn quỹ của Chính phủ, nhưng với vai trò trung gian xã hội của
mình, các tổ chức quần chúng có năng lực lớn trong phát triển công đồng, và nhờ đó
góp phần lớn vào phát triển tài chính vi mô.
Từ đầu thập niên 1990, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) nước ngoài đã bắt
đầu tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho các chương trình tín dụng cho người nghèo. Trong
đó, đáng kể là các tổ chức Grougpe de Recherche et d’Echanges Technologiques
(GRET), ActionAid, Développement International Des Jardins (CARE), Save The
Children Fund (Anh), và OXFAM. Họ tham gia tích cực vào việc huy động tiết
kiệm, cũng như đào tạo năng lực cho các nhóm tiết kiệm tín dụng, và các tổ chức
quần chúng. Khách hàng của các NGOs là phụ nữ nghèo, cộng đồng dân tộc thiểu
số, và người nghèo ở vùng sâu vùng xa, thường là những đối tượng mà khu vực tài
chính chính thức chưa đủ khả năng tiếp cận để phục vụ.

Tín dụng bán chính thức gần đây cũng được hình thành và phát triển thông
qua các chương trình tín dụng vi mô, được cấp vốn bởi các chương trình hỗ trợ từ
các quỹ quốc tế và NGOs. Loại hình tín dụng này cung cấp các dịch vụ tài chính vi
mô cho những hộ bị loại khỏi khu vực tín dụng chính thức. Tuy nhiên, khu vực tín
dụng bán chính thức có một vai trò nhỏ trong việc cung cấp tín dụng vi mô tại Việt
Nam vì hệ thống tài chính thiếu một khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động tài chính
này (trước Luật Các Tổ Chức Tín Dụng sửa đổi, được ban hành tháng 6 năm 2012).
Vì vậy, hầu hết các hoạt động tài chính vi mô phát triển theo dự án thực hiện ở cấp
tỉnh địa phương. Do thông tin không đầy đủ và số liệu thu thập bị hạn chế, tín
dụng bán chính thức không được đề cập trong nghiên cứu này.
2.1.4.3 Khu vực tài chính không chính thức
Khu vực tài chính không chính thức chiếm một mảng lớn trong tín dụng nông
thôn ở Việt Nam, cung cấp đến 51% lượng vốn cho vay đối với các hộ gia đình
nông thôn. Tín dụng nông thôn của khu vực không chính thức xuất phát từ những
nguồn như sau:
Vay mượn từ gia đình, bà con, bạn bè và láng giềng. Thông thường, tiền mượn
từ gia đình và thân nhân không phải trả lãi, nhờ tập quán xã hội Việt Nam khuyến
khích việc giúp đỡ nhau. Các khoản vay từ bạn bè hay láng giềng sẽ có lãi suất thỏa
thuận tùy theo quan hệ xã hội, uy tín của người vay, kỳ hạn vay. Lãi suất hàng năm
có thể xê dịch rất lớn, từ không tính lãi đến lãi hơn 100%.
Người cho vay lãi có hoạt động rất đa dạng và linh hoạ.t Họ thường cho vay
những món tiền nhỏ và ngắn hạn (theo thời vụ hay theo ngày). Lãi suất cho vay dựa
vào thị trường, thường xê dịch từ 3% đến 10% trên tháng. Có thể chia người cho
vay lãi theo ba loại chính. Một là loại cho vay lãi truyền thống, chủ yếu do tin tưởng

12


lẫn nhau, với các bước giao dịch rất gọn nhẹ, không cần thỏa thuận hợp đồng thành
văn. Kiểu truyền thống này cho vay “nóng”, đôi khi chỉ vài ngày. Hai là kiểu cho

vay đòi hỏi phải có cầm cố thế chấp, tương tự như loại một nhưng người đi vay phải
thế chấp tài sản hay đất đai. Ba là hình thức cho vay lãi thông qua những nhà buôn
nhỏ, bạn hàng, đầu mối cung cấp nguyên vật liệu. Hình thức này ngày càng phổ
biến, có thể cho vay bằng tiền mặt hay hiện vật.
Họ/hụi đã có truyền thống từ lâu ở Việt Nam. Miền Bắc gọi là họ, miền Nam
gọi là hụi. Mỗi hội họ/hụi thường có từ 5 đến 20 hội viên ở chung một ấp/thôn, và
mỗi hội như vậy hoạt động độc lập. Mỗi hội huy động tiết kiệm từ các hội viên và
chỉ cho vay trong hội với nhau. Các vấn đề như lãi suất, mức cho vay sẽ do các hội
viên quyết định thông qua bỏ phiếu kín (dạng đấu giá), hoặc do hội trưởng định
đoạt trong những cuộc họp định kỳ. Chu kỳ của một hội kết thúc khi tất cả mọi hội
viên đã một lần nhận được tổng số tiền huy động được tại mỗi lượt. Nhìn chung,
các hộ gia đình tham gia họ/hụi để giải quyết những nhu cầu tài chính ngắn hạn,
nhưng cũng có những hội được lập để đáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn, ví dụ có hội
kéo dài được mấy vụ mùa.
Có một số lý do giải thích tại sao khu vực không chính thức vẫn còn là nguồn
tín dụng quan trọng đối với các hộ nông hộ. Thứ nhất, cầu vượt cung tín dụng chính
thức: Các Ngân hàng quốc doanh và tư nhân cũng như các chương trình tín dụng
chính thức chưa đủ khả năng đáp ứng hết các nhu cầu vay vốn rất cụ thể của các
nông hộ. Thứ hai, các cơ chế cho vay của các tổ chức chính thức vẫn còn nhiều ràng
buộc khiến cho những đối tượng nghèo nhất không tiếp cận được với nguồn tín
dụng chính thức. Do vậy, có thể một phần của tín dụng chính thức đến với người đi
vay cuối cùng lại qua con đường không chính thức: Những người có thể vay được
từ các tổ chức chính thức sẽ đem số tiền đó cho những người không vay được tiền
ở các tổ chức tín dụng vay lại với lãi suất cao hơn. Thứ ba (đây cũng là lý do
thường thấy qua kinh nghiệm các nước khác), trình độ dân trí ở nông thôn còn
thấp, nhất là ở những vùng sâu vùng xa, nên người dân còn tâm lý e ngại giao dịch
với ngân hàng, trong khi đó một số tổ chức tín dụng chính thức vẫn chưa tìm ra
cách thích hợp để đem vốn đến với nông hộ. Mảng tín dụng nông thôn không chính
thức này có hai đặc điểm chính. Thứ nhất, tất cả những nguồn vốn đều huy động
ngay tại địa phương. Do vậy, về lâu dài, khả năng tích lũy vốn bị hạn chế, không đủ

đáp ứng nhu cầu đầu tư sản xuất và tiêu dùng của người dân. Thứ hai, lãi suất của
khu vực không chính thức thường cao hơn mức lạm phát, và có lãi suất thực dương.
Lãi suất của thị trường này cũng cao hơn nhiều so với lãi suất của hệ thống tài chính
chính thức, nhưng vẫn được khách hàng chấp thuận. Điều đó chứng tỏ rằng đối với
các nông dân và những người hoạt động kinh doanh ở nông thôn, việc vay được vốn

13


dễ dàng và kịp thời, cũng như chất lượng của dịch vụ có ý nghĩa quan trọng hơn so
với mức lãi vay. Khi nền kinh tế nông thôn phát triển mạnh, sẽ cần có nhiều khoản
đầu tư quy mô lớn và dài hạn hơn, do các nông hộ và doanh nghiệp nông thôn
chuyển đổi cơ cấu và phát triển sản xuất. Bước chuyển biến kinh tế này đòi hỏi phải
có một hệ thống tài chính chính thức phát triển mạnh hơn.
2.1.5 Thực trạng tín dụng chính thức tại thị trường tín dụng nông thôn
Việt Nam
Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết trong những năm gần đây, NHNN
đã có nhiều chính sách để hỗ trợ đối với khu vực nông nghiệp nông thôn như hỗ trợ
các ngành sản xuất, xuất khẩu cá tra, thủy sản, lúa gạo, tái cấp vốn cho vay phục vụ
cà phê, cho vay thu mua tạm trữ thóc, gạo... Các ngân hàng cũng đã dành một lượng
vốn lớn để đầu tư cho lĩnh vực này. Dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
từ năm 2008 trở lại đây liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng bình quân đạt khoảng
18%. Tính đến 31/12/2012, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của các TCTD
Việt Nam đạt 561.533 tỷ đồng, tăng 12,52% so với 31/12/2011 (cao hơn mức tăng
trưởng 8,91% của dư nợ nền kinh tế) và tăng gấp 2,3 lần so với năm 2008.
Đến ngày 30/6/2013, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của các TCTD
(chưa bao gồm Ngân hàng Chính sách xã hội) đạt khoảng 621.584 tỷ đồng, tăng
10,69% so với 31/12/2012 (cao hơn mức tăng trưởng 4,5% tín dụng chung của nền
kinh tế tại cùng thời điểm). Dự kiến trong năm 2013 cho vay lĩnh vực tăng khoảng
từ 15-18%.

Là khu vực sinh lời thấp, chi phí cao, nhiều rủi ro khách quan (thiên tai, dịch
bệnh, khả năng trả nợ của khách hàng thấp...) nên luồng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn
thương mại không đổ vào nhiều. Mặc dù hiện thị trường tài chính nông thôn Việt
Nam đang được tiếp nhận nhiều nguồn vốn đầu tư đa dạng như: Vốn ngân sách nhà
nước; vốn tín dụng nông nghiệp lãi suất ưu đãi đầu tư các dự án; vốn tín dụng lãi
suất ưu đãi cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách... Tuy nhiên, các sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng tại khu vực nông thôn còn nghèo nàn, chủ yếu là tín dụng
truyền thống, các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng
nông nghiệp còn rất hạn chế, gần như mới phát triển ở mức thử nghiệm, sản phẩm
tín dụng của ngân hàng chưa bao gồm các dịch vụ hỗ trợ đi kèm, các công cụ đầu tư
tài chính chuyên nghiệp cho thị trường này hầu như chưa có. Quy trình cung cấp tín
dụng còn phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của người dân, đặc biệt là các thủ tục
liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai; không đáp ứng kịp thời vốn cho hoạt động
sản xuất kinh doanh và lãi suất các khoản cho vay thương mại đối với nông nghiệp nông thôn còn ở mức rất cao, khiến còn nhiều tệ nạn như cò vay vốn, tín dụng nặng
lãi( tín dụng không chính thức),... Hơn nữa, các nguồn tín dụng - đầu tư còn mất cân
14


đối, khả năng huy động vốn tại chỗ chưa cao; sử dụng vốn tín dụng và đầu tư còn
tình trạng bị động, bất hợp lý, dàn trải, chồng chéo, ban phát, chưa được phối hợp
đồng bộ, có hiệu quả, nhiều chương trình, dự án kinh tế không được đầu tư đúng
hướng, đúng tiến độ gây thất thoát tài sản... Thậm chí, đến nay chưa có một thống
kê đầy đủ, chính xác nào về tổng nguồn vốn đầu tư cho khu vực nông nghiệp, thực
trạng và nhu cầu vốn đầu tư cho từng địa bàn, từng đối tượng cụ thể trong nông
nghiệp. Đây là một trong những lý do tại sao tình hình khu vực nông nghiệp Việt
Nam chưa có những cải thiện mạnh mẽ cả về mức sống và trình độ kinh tế, mặc dầu
trên 80% hộ nông dân tại tất cả các vùng, miền trong cả nước đã được tiếp cận vốn
và các dịch vụ của NHNo&PTNT và trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt
Nam, nông nghiệp được coi là nền móng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế,
cũng như trong thời gian vừa qua, đồng thời Ngân hàng Nhà nước đã có quan tâm

xây dựng các cơ chế chính sách phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ
nâng cao năng lực của các định chế tài chính, nhất là các định chế tài chính hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, kêu gọi các nguồn vốn nước ngoài cho
vay trong lĩnh vực này...
Thị trường tín dụng nông thôn là một thị trường nhiều tiềm năng, gắn với nhu
cầu sinh hoạt và kinh doanh ngày càng tăng của trên 2/3 tổng dân số, nhất là với
nhu cầu hình thành các vùng thủy sản, chuyên canh lúa, hoa màu, cây công
nghiệp, cây ăn quả lâu năm; xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn (điện, đường
giao thông), phát triển các trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ và trên 2.000 làng
nghề trên cả nước... tuy nhiên, đây là thị trường manh múng, nhỏ lẻ do chủ yếu là
sản xuất theo hộ gia đình và có sự can thiệp sâu của nhà nước.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Thành phố Cà Mau, các huyện Thới Bình, Cái Nước, Đầm Dơi mang đầy đủ
đặc trưng của Tỉnh, các hộ nuôi tôm với nhiều hình thức từ quãng canh truyền
thống đến nuôi công nghiệp nên nhu cầu về vốn rất khác nhau và là những địa
phương tiếp cận được từ các chính sách hổ trợ từ nhà nước.
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu
Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp từ mẫu điều tra 100 hộ nuôi tôm thuộc tỉnh Cà
Mau được chọn một cách ngẩu nhiên.
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
− Thu thập số liệu sơ cấp từ thu thập từ mẫu điều tra 100 hộ nuôi tôm tại các ấp,
xã thuộc các huyện Thới Bình, Cái Nước, Đầm Dơi và thành phố Cà Mau.

15


− Số liệu thứ cấp: tham khảo các tài liệu đã học, các sách, tạp chí Ngân hàng,
báo kinh tế, thông tin trên Internet,….
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

− Đối với mục tiêu 1: Đánh giá tổng quan về tín dụng chính thức của các hộ
nuôi tôm ở Cà Mau- thông qua công cụ thống kê mô tả trình bày một cách khái quát
về thị trường tín dụng nông thôn của vùng nghiên cứu về đặc điểm hộ vay, lượng
vốn vay, tình hình sử dụng nguồn vốn.
− Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức
của hộ nuôi tôm ở Cà Mau.
 Mô hình Binary Logistic được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
nhu cầu vay vốn của hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Mô hình có phương
trình:
 P(Y  1) 
log e 
  0  1 X 1  2 X 2  3 X 3  4 X 4  5 X 5   6 X 6   7 X 7  8 X 8
 P( y  0) 
Trong đó: Y là biến nhu cầu vay vốn của nông hộ và được đo lường bằng hai
giá trị 1 và 0 (0 là không có nhu cầu vay vốn, 1 là có nhu cầu vay vốn). Các biến X
là các biến độc lập (biến giải thích).
 Phương pháp phân tích hồi qui tương quan đa biến được sử dụng để nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu tín dụng chính thức nông hộ. Trong
nghiên cứu này, mô hình hồi qui tương quan đa biến được thiết lập như sau:
Y   0  1 X 1   2 X 2   3 X 3   4 X 4   5 X 5   6 X 6   7 X 7   8 X 8  
Trong đó: Y: biến phụ thuộc, lượng cầu tín dụng chính thức của nông hộ
(đồng). Các biến X là các biến độc lập (biến giải thích).
− Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp cũng như kiến nghị để mở rộng và nâng
cao chất lượng tín dụng chính thức - sử dụng phương pháp luận được rút ra từ mô
hình hồi quy cũng như tham khảo các định hướng của địa phương, chính sách của
Nhà nước.

16



×