Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


PHÙ DIỆU PHƯƠNG THẢO

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tài chính ngân hàng
Mã số ngành: 421

Cần Thơ - 2013

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


PHÙ DIỆU PHƯƠNG THẢO
MSSV/HV: 4108639

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
KIÊN GIANG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tài chính ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN THỊ BẢO CHÂU
Cần Thơ - 2013

2


LỜI CẢM TẠ
Sau khoảng thời gian ba năm học tập, được sự chỉ dẫn nhiệt tình, cũng
như sự giúp đỡ của tất cả các thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là các
thầy cô của khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, cùng với thời gian hơn ba
tháng thực tập tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh
Kiên Giang, em đã học được những bài học kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn
giúp ích cho bản thân để em có thể hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp
“Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển
Việt Nam – chi nhánh Kiên Giang”.
Trước hết em xin chân thành biết ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của quý thầy
cô khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh. Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn sâu
sác đến Cô Nguyễn Thị Bảo Châu đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời
gian làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu Tư
và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang, các Cô Chú, các Anh Chị
của Ngân hàng đã tạo mọi điều kiện cho em trong suốt thời gian thực tập, đặc
biệt là các Cô Chú phòng Quan hệ Khác hàng và tổ Thanh toán Quốc tế đã
nhiệt tình chỉ dẫn, cũng như sự hỗ trợ và cung cấp những kiến thức quý báu để
em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Tuy nhiên, trong quá trình hoàn thành luận văn, do còn hạn chế về mặt

kiến thức cũng như những kinh nghiệm thực tiễn nên đề tài cũng khó tránh
được những sai sót, khuyết điểm. Em rất mong các Thầy Cô, Ban lãnh đạo,
các Cô Chú và các Anh Chị trong Ngân hàng chỉ dẫn thêm.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh
doanh cùng với Ban lãnh đạo và các Cô Chú, Anh Chị trong Ngân hàng Đầu
Tư và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Kiên Giang dồi dào sức khỏe và luôn
thành công trong công việc. Em xin chân thành cám ơn.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Sinh viên thực hiện

Phù Diệu Phương Thảo

i


LỜI CAM KẾT
Em xin cam đoan đề tài này do chính em thực hiện, kết quả phân tích
cùng với các số liệu thu thập trong đề tài là trung thực, đề tài này không trùng
với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào khác.

Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm ...
Sinh viên thực hiện

Phù Diệu Phương Thảo

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Kiên Giang, ngày ... tháng ... năm ...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN





Họ và Tên người hướng dẫn : NGUYỄN THỊ BẢO CHÂU
Học vị : Đại Học
Chuyên ngành: Marketing
Cơ quan công tác: Bộ môn Marketing, khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh trường Đại học Cần Thơ.






Họ tên học viên : PHÙ DIỆU PHƯƠNG THẢO
MSSV: 4108639
Lớp: Tài Chính – Ngân Hàng khóa 36
Đề tài: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Đầu

Tư và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Kiên Giang

NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
2. Hình thức trình bày
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục nghiên cứu, ...)
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
6. Các nhận xét khác
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý các nội dung của đề
tài và các yêu cầu chỉnh sửa, ... )
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần Thơ, Ngày ... Tháng ... Năm ...
Giáo Viên Hướng Dẫn

NGUYỄN THỊ BẢO CHÂU
iv



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm...
Giáo viên phản biện
(kí và ghi rõ họ tên)

v


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ....................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
1.3.1. Không gian nghiên cứu....................................................................... 3
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 3
1.4. Lược khảo tài liệu.................................................................................. 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 5
2.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 5
2.1.1. Khái quát chung về thanh toán quốc tế ............................................... 5
2.1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế ...................................................... 5
2.1.1.2. Đặc điểm của thanh toán quốc tế ..................................................... 6
2.1.1.3. Chức năng của thanh toán quốc tế.................................................... 7
2.1.1.4. Vai trò của TTQT đối với hoạt động của các NHTM ....................... 7
2.1.1.5. Các phương tiện thanh toán quốc tế ................................................. 8
2.1.1.6. Các phương thức thanh toán quốc tế ...............................................12
2.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế.......................23
2.1.2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu .............................................................23
2.1.2.2. Doanh số thanh toán quốc tế ...........................................................23
2.1.2.3. Thu nhập tù hoạt động thanh toán quốc tế.......................................23
2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................23
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................23
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................24
2.2.2.1. Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối...........................................24
2.2.2.2. Phương pháp so sánh bằng số tương đối .........................................24
2.2.3. Phương pháp đồ thị............................................................................24
2.2.4. Phương pháp phân tích tỷ lệ ..............................................................24
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KIÊN GIANG....................25
3.1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.....25
3.2. Tổng quát về ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh
Kiên Giang ..................................................................................................25
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Kiên Giang ..................25
3.2.2. Các hoạt động chính tại BIDV Kiên Giang ........................................26
3.2.3. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức và chức năng từng bộ phận tại BIDV
Kiên Giang ..................................................................................................27
3.2.3.1. Sơ đồ tổ chức..................................................................................27

3.2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban ...........................................29
3.2.4. Khái quát kết quả kinh doanh của BIDV Kiên Giang từ năm 2010 đến
6 tháng năm 2013 ........................................................................................32
vi


3.2.5. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động của BIDV
Kiên Giang trong thời gian tới .....................................................................35
3.2.5.1. Những thuận lợi..............................................................................35
3.2.5.2. Những khó khăn .............................................................................36
3.2.5.3. Phương hướng phát triển của BIDV Kiên Giang
trong thời gian tới........................................................................................36
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH KIÊN GIANG ....................................................................39
4.1. Thực trạng thanh toán quốc tế của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012
và 6 tháng đầu năm 2013 .............................................................................39
4.1.1. Kết quả hoạt động TTQT giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm
2013 ............................................................................................................39
4.1.2. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế theo từng phương thức TT ......42
4.1.2.1. Phương thức chuyển tiền ................................................................42
4.1.2.2. Phương thức nhờ thu ......................................................................46
4.1.2.3. Phương thức tín dụng chứng từ .......................................................49
4.1.3. Nhận xét về tình hình hoạt động TTQT tại BIDV Kiên Giang giai đoạn
2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ........................................................54
4.1.3.1. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại BIDV Kiên Giang ............54
4.1.3.2. Thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV Kiên Giang ...56
4.1.3.3. Quan hệ khách hàng .......................................................................58
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT .........................................58
4.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài .................................................58

4.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tô bên trong ..................................................59
4.3. Định hướng phát triển hoạt động TTQT tại BIDV Kiên Giang trong giai
đoạn tới .......................................................................................................60
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KIÊN GIANG....................62
5.1. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động TTQT của ngân hàng Đầu Tư và
Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Kiên Giang .............................................62
5.1.1. Thuận lợi ...........................................................................................62
5.1.2. Khó khăn ...........................................................................................62
5.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTQT tại BIDV
Kiên Giang ..................................................................................................63
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................69
6.1. Kết luận ................................................................................................69
6.2. Kiến nghị..............................................................................................70
6.2.1. Đối với Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan ..............................70
6.2.2. Đối với Ngân hàng nhà nước .............................................................71
6.2.3. Đối với NHTM CP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam .........................71
6.2.4. Đối với NHTM CP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh
Kiên Giang ..................................................................................................72

vii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Kiên Giang
2010 – 2012 ...............................................................................................32
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Kiên Giang
6 tháng năm 2011, 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 ........................35

Bảng 4.1: Kết quả hoạt động TTQT của BIDV Kiên Giang
2010 – 2012 ................................................................................................40
Bảng 4.2: Kết quả hoạt độngTTQT của BIDV Kiên Giang
6 tháng năm 2011, 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 .........................41
Bảng 4.3: Tình hình TTQT theo phương thức chuyển tiền tại BIDV
Kiên Giang 2010 – 2012 .............................................................................43
Bảng 4.4: Tình hình TTQT theo phương thức chuyển tiền tại BIDV
Kiên Giang 6 tháng năm 2011, 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 .....45
Bảng 4.5: Tình hình TTQT theo phương thức nhờ thu tại BIDV
Kiên Giang 2010 – 2012 .............................................................................48
Bảng 4.6: Tình hình TTQT theo phương thức nhờ thu tại BIDV
Kiên Giang 6 tháng năm 2011, 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 ......49
Bảng 4.7: Tình hình TTQT theo phương thức L/C tại BIDV Kiên Giang
2010 – 2012 ................................................................................................52
Bảng 4.8: Tình hình TTQT theo phương thức L/C tại BIDV Kiên Giang
6 tháng năm 2011, 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 .........................54
Bảng 4.9: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại BIDV Kiên Giang
2010 – 2012 ................................................................................................54
Bảng 4.10: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại BIDV Kiên Giang
6 tháng đầu năm 2011, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .....56
Bảng 4.11: Thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV Kiên Giang
2010 – 2012 ................................................................................................56
Bảng 4.12: Thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV Kiên Giang
6 tháng đầu năm 2011, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .....57

viii


DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 2.1: Trình tự nghiện vụ thanh toán chuyển tiền ...................................12
Hình 2.2: Trình tự chuyển tiền đi ................................................................13
Hình 2.3: Trình tự chuyển tiền đến ..............................................................13
Hình 2.4: Trình tự nghiệp vụ nhờ thu trơn ...................................................15
Hình 2.5: Trình tự nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ ....................................16
Hình 2.6: Trình tự nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng
mở L/C đồng thời là ngân hàng thanh toán ..................................................18
Hình 2.7: Quy trình nghiệp vụ mở L/C ........................................................20
Hình 2.8: Quy trình nghiệp vụ ngân hàng thông báo L/C.............................20
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức BIDV Kiên Giang .................................................28
Hình 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Kiên Giang
giai đoạn 2010 – 2012 .................................................................................34
Hình 4.1: Cơ cấu các phương thức thanh toán quốc tế của BIDV
Kiên Giang giai đoạn 2010 – 2012 ..............................................................39
Hình 4.2: Cơ cấu của phương thức chuyển tiền trong hoạt động
thanh toán quốc tế của BIDV Kiên Giang giai đoạn 2010 – 2012 ................44
Hình 4.3: Cơ cấu thanh toán hàng xuất nhập khẩu
của BIDV Kiên Giang giai đoạn 2010 – 2012 ............................................ 55
Hình 4.4: Cơ cấu thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế
và thu nhập từ dịch vụ khác trong tổng thu nhập từ dịch vụ của BIDV
Kiên Giang giai đoạn 2010 - 2012 .............................................................57

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BIDV: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
BIDV Kiên Giang (BIDV KG): Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển
Việt Nam – chi nhánh Kiên Giang
DN: doanh nghiệp

L/C: phương thức thanh toán chứng từ
KH: khách hàng
NH: ngân hàng
NHNN: ngân hàng Nhà Nước
NHTM: ngân hàng thương mại
NH TMCP: ngân hàng thương mại cổ phần
NK: nhập khẩu
XK: xuất khẩu
XNK: xuất nhập khẩu
TTQT: thanh toán quốc tế
TTV: thanh toán viên

x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là một tổ chức quan trọng nhất
của nền kinh tế, là một tổ chức trung gian tài chính thực hiện các nghiệp vụ
tập trung, phân phối lại vốn tiền tệ cũng như các dịch vụ có liên quan đến tài
chính – tiền tệ khác trong nền kinh tế quốc dân. Bắt nguồn từ các quốc gia ở
khu vực Tây Âu, hoạt động ngân hàng đã hình thành từ rất sớm và đã du nhập
vào các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Ngày
6/5/1951, sự ra đời của ngân hàng Quốc Gia Việt Nam đã đánh dấu một bước
ngoặt trong quá trình xây dựng hệ thống tiền tệ, đánh dấu bước phát triển mới
về lĩnh vực tiền tệ và tín dụng của nước ta. Ngày 21/1/1960 thì Ngân hàng
Quốc Gia Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
Do nhu cầu của xã hội, cũng như tính thiết yếu trong việc giải quyết
những vấn đề mang tính chất tiền tệ - tín dụng thì hệ thống ngân hàng thương

mại Việt Nam đã dần được hình thành và ngày một phát triển. Khi mới ra đời,
tổ chức và hoạt động của ngân hàng không có gì phức tạp, chỉ đơn giản là đi
vay và cho vay. Là một tổ chức tài chính trung gian giữa người có tiền nhàn
rỗi và người cần vốn, trên cơ sở tín nhiệm của khách hàng để hưởng chênh
lệch lãi suất cho vay với lãi suất huy động. Theo đà phát triển của nền kinh tế
hàng hóa, cùng với sự hội nhập quốc tế thì hoạt động của ngân hàng cũng
được đa dạng hóa. Ngoài hai hoạt động cơ bản là hoạt động huy động vốn và
hoạt động sử dụng vốn thì Ngân hàng thương mại cũng thực hiện các dịch vụ
trung gian. Các dịch vụ của Ngân hàng không ngừng phát triển cả về số lượng
và chất lượng.
Trong xu hướng quốc tế hóa mạnh mẽ của nền kinh tế Thế Giới, nền
kinh tế Việt Nam đang dần từng bước hội nhập vớ nền kinh tế khu vực và thế
giới. Ngày 11/07/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một sư kiện quan trọng mở ra
các cơ hội cũng như những thách thức cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và
hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam nói riêng. Chỉ có thông qua
1


hoạt động kinh tế đối ngoại chúng ta mới có thể tạo ra nguồn ngoại tệ cần thiết.
Nắm bắt vấn đề đó, một số ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc
tế nhằm thu hút nguồn ngoại tệ chảy vào quốc gia và cũng tạo thêm nguồn
doanh thu cho chính ngân hàng của mình. Bao gồm những phương thức như
bảo lãnh xuất nhập khẩu, tài trợ xuất nhập khẩu, điện thanh toán, thu hộ, chi
hộ cho hoạt động xuất nhập khẩu, mở L/C…
Cùng với nhịp độ phát triển và đổi mới không ngừng của hệ thống
Ngân hàng ở nước ta như hiện nay thì các Ngân hàng thương mại nói chung và
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam nói riêng đã không ngừng đổi mới
để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt. Để đạt
được mục tiêu đó thì Ngân hàng đã không ngừng hoạt động đa năng, trong số

những hoạt động của ngân hàng thì thanh toán quốc tế là một hoạt động quan
trọng, có tốc độ tăng trưởng mạnh và mang lại một nguồn thu vô cùng lớn cho
ngân hàng. Đây cũng là một trong những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang. Do đó,
em đã chọn đề tài nghiên cứu “ Phân tích hoạt động Thanh toán Quốc Tế
tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang”
nhằm phân tích thực trạng trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng,
giúp ngân hàng tìm ra những tồn tại, từ đó đề ra những giải pháp nhằm mở
rộng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ
phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2010
– 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân
hàng BIDV – Chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013.
Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân
hàng BIDV – Chi nhánh Kiên Giang thông qua các nghiệp vụ thanh toán.

2


Mục tiêu 3: Từ những phân tích và đánh giá để đề ra một số giải pháp
nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng BIDV Kiên
Giang.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian nghiên cứu
Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh Kiên

Giang
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu
Tư và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Kiên Giang.
1.4. Lược khảo tài liệu
[1] Lê Thị Tuyết Mai (2009), Cần Thơ, có bài viết “Phân tích hiệu quả
hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam –
Chi nhánh Cần Thơ”. Qua bài viết này, em đã tham khảo được cách phân tích
một bài luận, trong bài viết tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu,
phương pháp phân tích số liệu, phương pháp đồ thị và phương pháp phân tích
tỷ lệ để phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo từng nghiệp vụ
tại BIDV chi nhánh Cần Thơ trong 3 năm từ 2006 – 2008, từ đó đã đánh giá
được hiệu quả và đề ra những giải pháp giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế
tại ngân hàng hoạt động mạnh hơn, thu hút được nhiều đối tác hơn, mang lại
nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng. Tác giả cũng đã đưa ra kết luận rằng trong
kinh doanh ngày nay thì thanh toán quốc tế đang ngày càng phổ biến. Những
phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng
những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn. Để đáp ứng
nhu cầu thì các ngân hàng thương mại không ngừng mở rộng và nâng cao chất
lượng dịch vụ để thu hút khách hàng. Tuy nhiên việc thỏa mãn nhu cầu của
khác hàng cũng phải đi đôi với việc nâng cao hiệu quả hoạt động và thu được
nguồn lợi nhuận cao thì ngân hàng mới có thể tồn tại và phát triển, góp phần
hội nhập và toàn cầu hóa ngành tài chính ngân hàng trong thời đại hiện nay.
[2] Nguyễn Thị Thùy Ngân (2010), Cần Thơ, có bài viết “Giải pháp phát
triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Cần Thơ”. Trong bài viết
của mình tác giả đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu đó là
phương pháp thu thập số liệu và phương pháp phân tích số liệu để đánh giá
thực trạng tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng qua các năm

từ 2007 – 6 tháng đầu năm 2013, từ đó rút ra những thuận lợi và khó khăn
trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng sau đó phân tích những
3


nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế cuối cùng là
đề ra những giải pháp để nâng cao và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế
của Vietcombank Cần Thơ. Tác giả cũng đã dựa trên những phân tích để đi
đến những kết luận chung, thực tế TTQT tại VCB Cần Thơ vẫn còn tồn tại
những khó khăn xuất phát từ bản thân NH và cả tình hình kinh tế, những hạn
chế trong giao dịch của thị trường ngoại hối Việt Nam. Nhưng với sự khuyến
khích, tạo điều kiện phát triển của UBND TP Cần Thơ, cùng với sự nỗ lực tích
cực cả toàn thể cán bộ NH, trong thời gian tới mặc dù sẽ có nhiều khó khăn
hơn nhưng hoạt động này hứa hẹn sẽ phát triển hơn nữa, đáp ứng đầy đủ và
kịp thời nhu cầu của khách hàng, thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển
góp phần vào sự phát triển của toàn VCB cũng như sự phát triển chung của cả
nước.

4


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái quát chung về thanh toán quốc tế
2.1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế
Trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, không riêng gì
Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới muốn phát triển đều phải chú
trọng phát triển kinh tế đối ngoại. Đối với nước ta, phát triển kinh tế đối ngoại
là một yếu tố khách quan. Chỉ có thông qua hoạt động kinh tế đối ngoại chúng

ta mới tạo được nguồn ngoại tệ cần thiết để phục vụ cho việc nhập khẩu kỹ
thuật hiện đại, công nghệ thiết bị cũng như những nguồn nguyên liệu không có
sẵn, đồng thời phát huy tiềm năng của đất nước, tận dụng nguồn vốn và công
nghệ nước ngoài đẩy nhanh quá trình công nghệ hóa – hiện đại hóa của đất
nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và đưa nền kinh tế đất nước từng bước hội
nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Như một mắc xích không thể thiếu trong hoạt động kinh tế đối ngoại,
thanh toán quốc tế ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng. Nó được xem như
một công cụ, là cầu nối giữa kinh tế đối nội và kinh tế đối ngoại. Đây cũng là
một hoạt động quan trọng của ngành ngân hàng nói chung và hệ thống ngân
hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam nói riêng. Thanh toán quốc tế phục vụ
cho cả hai lĩnh vực, kinh tế và phi kinh tế, hay còn gọi là mậu dịch và phi mậu
dịch. Về khía cạnh kinh tế, thanh toán quốc tế giúp thúc đẩy hoạt động xuất
nhập khẩu của các công ty, các doanh nghiệp thông qua việc thanh toán tiền
hàng nhập khẩu cũng như chi trả tiền hàng xuất khẩu cho đối tác bằng những
phương thức thanh toán và các phương tiện thanh toán thông qua hệ thống
ngân hàng. Về lĩnh vực phi kinh tế, thanh toán quốc tế giải quyết các vấn đề về
kiều hối cũng như những nguồn ngoại tệ chảy vào Việt Nam, thúc đẩy lượng
dự trữ ngoại tệ của quốc gia tăng cao.
Như vậy, thanh toán quốc tế có thể được định nghĩa theo nhiều quan
điểm khác nhau:
- Định nghĩa 1: theo Đinh Xuân Trình (1996), thanh toán quốc tế là việc
thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh tế,
thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ
thể khác nhau của các nước.
- Định nghĩa 2: theo Trầm Thị Xuân Hương (2006), thanh toán quốc tế
là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống
ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế
phát sinh giữa các nước với nhau.


5


2.1.1.2. Đặc điểm của thanh toán quốc tế
a) Thanh toán quốc tế liên quan đến các chủ thể kinh tế của các quốc
gia khác nhau
Hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ
các giao dịch thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế thông quan mạng lưới ngân
hàng thế giới. Mỗi giao dịch thanh toán quốc tế liên quan tới tối thiểu là hai
quốc gia, thông thường là ba quốc gia. Ngôn ngữ sử dụng phổ biến trong thanh
toán quốc tế là tiếng Anh.
b) Thanh toán quốc tế không dùng tiền mặt
Đồng tiền dùng trong thanh toán quốc tế thông thường tồn tại dưới hình
thức các phương tiện thanh toán như hối phiếu, séc, thẻ, chuyển khoản,.. Có
thể là đồng tiền của nước người mua hoặc người bán. Tuy nhiên, không phải
đồng tiền nào cũng có thể được sự dụng trong thanh toán quốc tế, mà đồng
tiền đó phải mạnh, phải được các nước thừa nhận trong thanh toán quốc tế. Do
đó, thanh toán quốc tế thường dùng đồng tiền của quốc gia thứ ba, ngoại tệ tự
do chuyển đổi.
c) Thanh toán quốc tế tuân thủ những chuẩn mực và thông lệ quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến hệ thống luật pháp của các
quốc gia khác nhau, có thể đối nghịch nhau. Do tính chất phức tạp của luật
pháp của mỗi quốc gia mà các bên tham gia thường lựa chọn các quy phạm
pháp luật mang tính thống nhất, tuân thủ theo những thông lệ quốc tế.
d) Thanh toán quốc tế tiềm ẩn những rủi ro cao và hậu quả rủi ro
thường lớn
Khác với thanh toán nội địa, thanh toán quốc tế thường gặp rủi ro hơn
do sự biến động về tiền tệ, bất ổn chính trị của quốc gia cũng như là uy tín của
đối tác tham gia vào quan hệ kinh tế. Thanh toán quốc tế phục vụ chủ yếu cho
hoạt động ngoại thương mà cụ thể là xuất nhập khẩu. Do đó quy mô thường

lớn và món hàng có giá trị cao. Vì thế mà người xuất khẩu lẫn người nhập
khẩu cần lựa chọn những phương tiện thanh toán và phương thức thanh toán
để giảm đến mức tối thiểu những rủi ro và bất trắc.
e) Thanh toán quốc tế là hoạt động đòi hỏi chuyên môn và trình độ
công nghệ cao
Trong giai đoạn hiện nay, với sự tác động mạnh mẽ của thành tựu khoa
học kỹ thuật, cùng với xu hướng mới của thời đại, quan hệ quốc tế ngày càng
phát triển, giao lưu hàng hóa không còn bị giới hạn bởi các yếu tố địa lý, thị
trường quốc tế ngày càng mở rộng.
6


2.1.1.3. Chức năng của thanh toán quốc tế
- Thanh toán quốc tế phục vụ chủ yếu cho hoạt động ngoại thương.
- Thanh toán quốc tế mang lại nguồn thu cho ngân hàng thông qua việc
cung ứng dịch vụ.
- Thanh toán quốc tế giúp tăng cường quan hệ đối ngoại.
- Thanh toán quốc tế làm tăng khả năng thanh khoản của ngân hàng.
- Thanh toán quốc tế giúp thu hút nguồn ngoại tệ, làm tăng dự trữ ngoại
hối của quốc gia.
- Thanh toán quốc tế tạo môi trường để ngân hàng tiếp thu và ứng dụng
công nghệ thông tin.
2.1.1.4. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với hoạt động của
các NHTM
- Thanh toán quốc tế tạo nguồn thu cho hàng thông qua việc cung cấp
dịch vụ thanh toán quốc tế.
Đối với các ngân hàng thương mại hiện nay, thu nhập từ phí dịch vụ có
xu hướng ngày một tăng về số lượng lẫn tỷ trọng. Đây cũng là mục tiêu mà
các ngân hàng đang hướng tới. Thanh toán quốc tế là một trong những dịch vụ
tạo ra nguồn thu nhập hàng đầu của ngân hàng, do hoạt động thanh toán quốc

tế khá phức tạp, giá trị món hàng rất lớn nên phí dịch vụ cũng khá cao. Nhờ đó
mà mỗi năm, ngân hàng nhận được một khoảng lợi nhuận khổng lồ từ hoạt
động trên.
- Thanh toán quốc tế tạo môi trường để nhân viên tiếp xúc và ứng dụng
công nghệ thông tin vào hoạt động của ngân hàng.
Thanh toán quốc tế là một hoạt động không chỉ liên quan đến vấn đề
kinh tế mà còn liên quan đến nhiều chủ thể kinh tế của nhiều quốc gia khác
nhau trên thế giới. Do đó mà hoạt động thanh toán quốc tế đòi hỏi phải đảm
bảo an toàn, độ bảo mật cao, nhanh chóng và tiện lợi. Vì thế mà đòi hỏi những
ứng dụng công nghệ thông tin cao trong hệ thống ngân hàng, thông qua đó
ngân hàng phải đào tạo một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ
chuyên môn cao.
- Thanh toán quốc tế gián tiếp làm tăng lượng dự trữ ngoại tệ của ngân
hàng, giúp phát triển hoạt động mua bán và trao đổi ngoại tệ.
Vì thanh toán quốc tế phục vụ chủ yếu cho hoạt động ngoại thương,
nên hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến việc
dự trữ ngoại tệ. Thanh toán quốc tế giúp tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ
trong nước và sử dụng ngoại tệ một cách hiệu quả, tạo điều kiện thực hiện tốt
cơ chế quản lý ngoại hối của nhà nước, quản lý hiệu quả các hoạt động xuất

7


nhập khẩu cũng như lượng kiều hối chảy vào nước ta. Đồng thời cũng tạo ra
nguồn thu cho chính ngân hàng thông qua việc trao đổi, mua bán ngoại tệ.
- Nâng cao uy tín của ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại
quốc gia và mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng quốc tế.
Tháng 4/2013, Ngân hàng Standard Chartered vừa trao giải “Ngân hàng
có chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2012” cho Ngân hàng thương
mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng thương

mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam ( BIDV) nhằm tôn vinh và ghi
nhận chất lượng vượt trội trong dịch vụ thanh toán quốc tế dựa trên tỷ lệ điện
chuẩn cao của hai ngân hảng này trong năm 2012. Thông qua phát triển hoạt
động thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể quảng bá thương hiệu và nâng cao
uy tín của mình trên thị trường tiền tệ quốc tế.
2.1.1.5. Các phương tiện thanh toán quốc tế
a) Hối phiếu (Bill of Exchange)
Khái niệm
Hối phiếu là một lệnh viết đòi tiền vô điều kiện của người ký phát hối
phiếu cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu, hoặc đến một
ngày cụ thể nhất định hoặc một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả
một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả
cho một người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.
Đặc điểm của hối phiếu
Thứ nhất, tính trừu tượng của hối phiếu thể hiện rằng trên hối phiếu
không cần phải ghi nội dung quan hệ tín dụng, tức là nguyên nhân sinh ra việc
lập hối phiếu mà chỉ cần ghi số tiền phải trả và những nội dung có liên quan
đến việc trả tiền. Hiệu lực pháp lý của hối phiếu cũng không bị ràng buộc do
nguyên nhân gì sinh ra hối phiếu. Một khi được tách khỏi hợp đồng và nằm
trong tay người thứ ba thì hối phiếu trở thành một trái vụ độc lập, chứ không
phải là trái vụ sinh ra từ hợp đồng. Nghĩa vụ trả tiền của hối phiếu là trừu
tượng.
Thứ hai, tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu thể hiện người trả tiền hối
phiếu phải trả theo đúng nội dung ghi trên phiếu và không được viện những lý
do riêng của mình đối với người phát phiếu, người ký hậu để từ chối việc trả
tiền, trừ trường hợp hối phiếu được lập trái với đạo luật chi phối nó. Ví dụ:
một người đặt hàng mua máy móc, sau khi ký hợp đồng đã chấp nhận trả tiền
vào tờ phiếu do người cung cấp hàng gửi đến, hối phiếu đó đã được chuyển
đến tay người thứ ba thì người đặt hàng bắt buộc phải trả tiền cho người cầm
phiếu này ngay cả trong trường hợp người cung cấp hàng vi phạm hợp đồng

không giao hàng cho người mua.
Thứ ba, tính lưu thông của hối phiếu thể hiện hối phiếu có thể được
chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn của nó, bởi vì hối phiếu là
lệnh đòi tiền của một người này với người khác, hối phiếu có một trị giá tiền
nhất định, có một thời hạn nhất định, thời hạn này thường là ngắn và được

8


người trả tiền chấp nhận. Như vậy nhờ vào tính trừu tượng và tính bắt buộc
nghĩa vụ trả tiền mà hối phiếu có tính lưu thông.
Phân loại hối phiếu
(1) Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu
- Hối phiếu trả tiền ngay: Người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do
người cầm phiếu xuất trình thì phải trả tiền ngay cho họ.
- Hối phiếu trả tiền ngay sau một số ngày nhất định
- Hối phiếu có kỳ hạn: Sau một thời gian nhất định ghi trên hối phiếu
(2) Căn cứ vào chứng từ
- Hối phiếu trơn: Loại này được gửi đến đòi tiền người trả tiền không
kèm theo chứng từ thương mại.
- Hối phiếu kèm chứng từ: Loại hối phiếu này được gửi đến cho người
nhập khẩu có kèm chứng từ thương mại.
(3) Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu
- Hối phiếu đích danh: Là loại hối phiếu ghi rõ hộ tên người hưởng lợi
hối phiếu không kèm theo điều khoản theo lệnh.
- Hối phiếu theo lệnh: Là loại hối phiếu ghi trả theo lệnh của người
hưởng lợi hối phiếu.
(4) Căn cứ vào người ký phát hối phiếu
- Hối phiếu thương mại là hối phiếu do người xuất khẩu ký phát đòi tiền
người nhập khẩu trong nghiệp vụ về thanh toán hàng hóa xuất khẩu hoặc cung

cấp lao vụ lẫn nhau.
- Hối phiếu ngân hàng là hối phiếu do ngân hàng phát hành ra lệnh cho
ngân hàng đại lý của mình thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng
lợi chỉ định trên hối phiếu.
b) Kỳ phiếu (Promissory Note)
Khái niệm
Kỳ phiếu là một tờ giấy hứa cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập
phiếu phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh
của người này trả cho người khác quy định trong kỳ phiếu đó.
Đặc điểm của kỳ phiếu
Ngược lại với hối phiếu, kỳ phiếu do con nợ viết ra để hứa cam kết trả
tiền cho người hưởng lợi. Với tính thụ động trong thanh toán như vậy, trong
thanh toán quốc tế, kỳ phiếu ít thông dụng hơn hối phiếu.
Các điều mà luật dùng để điều chỉnh hối phiếu cũng được áp dụng tương
tự cho kỳ phiếu thương mại. Tuy nhiên, có một số đặc thù sau:
Thứ nhất, kỳ hạn kỳ phiếu được quy định rõ trên nó. Trên kỳ phiếu phải
ghi rõ ngày tháng năm sẽ trả tiền cho chủ nợ.
Thứ hai, một kỳ phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát để cam kết
thanh toán cho một hay nhiều người hưởng lợi.
Thứ ba, kỳ phiếu cần có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc Công ty tài
chính. Sự bảo lãnh này đảm bảo khả năng thanh toán của kỳ phiếu. Bởi vì về
bản chất kỳ phiếu là do con nợ cam kết trả nợ, do vậy để đảm bảo cho lời cam
kết này, bắt buộc phải có sự bảo lãnh.
Thứ tư, hối phiếu thường gồm hai bản, bản số 1 và số 2, kỳ phiếu chỉ có
một bản do chính con nợ phát ra để chuyển cho người hưởng lợi kỳ phiếu đó.
9


c) Séc
Khái niệm

Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản ra lệnh
cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc,
hoặc trả theo lệnh của người kí séc, hoặc trả cho người cầm séc một số tiền
nhất định bằng tiền mặt hay chuyển khoản.
Séc là một phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi trong các nước
có hệ thống ngân hàng phát triển cao. Hiện nay séc là phương tiện chi trả được
dùng hầu như phổ biến trong thanh toán nội địa của tất cả các nước. Séc cũng
được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế về hàng hóa, cung cấp lao vụ,
du lịch và về các chi trả phi mậu dịch khác.
Thành phần tham gia thanh toán séc
- Người ký séc: là chủ tài khoản thanh toán ở Ngân hàng
- Người thụ lệnh: Ngân hàng thực hiện trích tài khoản tiền gửi của người
ký séc trả cho người thụ hưởng.
- Người thụ hưởng: Người được hưởng số tiền trên tờ séc
Những yêu cầu đối với một tờ Séc
Séc có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ, do vậy nó phải có những
quy định về nội dung và hình thức theo luật định. Theo công ước Genève năm
1931 được nhiều nước áp dụng, một tờ séc cần ghi đủ những điều sau đây:
(1) Tiêu đề của séc
Một lệnh trả tiền muốn được coi là séc thì phải có tiêu đề SÉC ghi trên tờ
lệnh đó. Vì séc là lệnh nên khi ngân hàng nhận được séc sẽ phải chấp nhận vô
điều kiện lệnh này, trừ trường hợp tài khoản phát hành séc không còn tiền
hoặc tờ séc không đầy đủ tính chất pháp lý.
(2) Địa điểm và ngày tháng năm phát hành séc
là một yếu tố quan trọng để xác định thời hạn thanh toán của tờ séc cũng
như là căn cứ để giải quyết các tranh chấp nếu có xảy ra giữa các bên liên
quan đến séc.
(3) Số tiền ghi trên séc
Số tiền ghi trên séc phải rõ ràng, phải vừa ghi bằng số vừa ghi bằng chữ
khớp nhau, có ký hiệu tiền tệ.

(4) Thông tin và chữ ký của người ký séc
Tên địa chỉ của người yêu cầu trích tài khoản, tài khoản được trích trả,
ngân hàng trả tiền, tên địa chỉ của người hưởng số tiền trên séc, chữ ký của
người phát hành séc. Nếu là tổ chức thì phải có chữ ký của chủ tài khoản, kế
toán trưởng và dấu của tổ chức đó (nếu có).
Phân loại séc
(1) Séc đích danh và séc vô danh
(2) Séc lĩnh tiền mặt và séc chuyển khoản
(3) Séc bằng VND và séc bằng ngoại tệ
(4) Séc có thể chuyển nhượng và séc không thể chuyển nhượng
(5) Séc bình thường và séc bảo chi
d) Thẻ thanh toán
Khái niệm

10


Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán mà người sở hữu có thể
dùng để thanh toán rút tiền tự động thông qua máy đọc thẻ được lắp đặt ở các
cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ hay ở các máy rút tiền tự động lắp đặt nơi công
cộng.
Những yêu cầu của một thẻ thanh toán
Hầu hết các loại thẻ quốc tế hiện nay đều bằng nhựa cứng có hình chữ
nhật chung một kích cỡ 96mm x 54mm x 0,76mm, có góc tròn gồm 2 mặt.
- Mặt trước của thẻ bao gồm:
(1) Các huy hiệu của tổ chức phát hành thẻ, tên thẻ : VISA, JCB,
DINERS CLUB ...
(2) Biểu tượng của thẻ: Biểu tượng này do ngân hàng phát hành thiết kế
và in lên bề mặt của thẻ và nó rất khó giả mạo, do vậy nó được coi là yếu tố an
ninh.

(3) Số thẻ: đây là số dành riêng cho mỗi chủ thẻ, số được dập nổi lên trên
thẻ, nó sẽ được in lên hóa đơn khi chủ thẻ đi mua hàng. Tùy theo từng loại thẻ
mà có chữ số và cấu trúc khác nhau.
(4) Ngày hiệu lực của thẻ: là thời hạn mà thẻ được lưu hành.
(5) Họ và tên của chủ thẻ: in bằng chữ nổi tên cá nhân nếu là thẻ cá nhân
hoặc tên công ty nếu là thẻ công ty.
(6) Số sêri đợt phát hành: số này không bắt buộc
(7) Trên mặt trước có thể có thêm một số đặc điểm riêng của từng loại
thẻ.
- Mặt sau của thẻ bao gồm:
(1) Dãy băng từ có khả năng lưu trữ thông tin về số thẻ, ngày hiệu lực,
tên chủ thẻ, tên ngân hàng phát hành, mã số bí mật cá nhân (PIN: Personal
Identification Number)
(2) Băng chữ ký: Trên băng giấy này là chữ ký của chủ thẻ.
(3) Số của thẻ: có thẻ còn in lại một lần nữa.
Phân loại thẻ thanh toán
(1) Căn cứ vào công nghệ sản xuất có 3 loại thẻ thanh toán sau:
- Thẻ khắc chữ nổi: trên bề mặt thẻ được khắc chữ nổi. Hiện nay người
ta không còn dùng nữa vì dễ làm giả.
- Thẻ băng từ: được sản xuất dựa trên kỹ thuật thư tín với 2 băng từ chứa
thông tin ở mặt sau của thẻ.
- Thẻ thông minh: đây là thế hệ thẻ mới nhất dựa trên kỹ thuật xử lý tin
học nhờ gắn vào thẻ một "chip" điện tử có cấu trúc như một máy tính hoàn hảo,
do đó ghi được nhiều thông tin hơn và an toàn hơn.
(2) Căn cứ vào chủ thể phát hành thẻ được chia làm 2 loại:
- Thẻ do ngân hàng phát hành: thẻ này do ngân hàng phát hành giúp cho
khách hàng sử dụng linh động tài khoản của mình tại ngân hàng hoặc sử dụng
một số tiền do ngân hàng cấp tín dụng. Nó hiện đang được sử dụng rộng rãi
nhất và nó có thể lưu hành trên toàn cầu.
- Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành: đó là thẻ du lịch, giải trí

của các tập đoàn kinh doanh lớn phát hành như Diners club, Amex ...
(3) Căn cứ vào tính chất thanh toán thẻ được chia làm 3 loại:

11


- Thẻ tín dụng (credit card): được sử dụng phổ biến nhất. Chủ thẻ được
phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm tại những
cơ sở kinh doanh chấp nhận loại thẻ này.
- Thẻ ghi nợ (debit card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền
với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi dùng để mua hàng sẽ được khấu trừ
ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại
các có sở kinh doanh. Thẻ ghi nợ còn dùng để rút tiền ở máy tự động. Nó
không có mức hạn mức tín dụng vì phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài
khoản của chủ thẻ.
- Thẻ rút tiền mặt (cash card): được dùng để rút tiền mặt tại các máy tự
động hoặc ở ngân hàng.
2.1.1.6. Các phương thức thanh toán quốc tế
2.1.1.6.1 Phương thức chuyển tiền
a) Định nghĩa
Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng người
trả tiền - yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một
người khác - người hưởng lợi, ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện
chuyển tiền do khách yêu cầu.
b) Các bên tham gia trong phương thức chuyển tiền
Người trả tiền - người mua, người mắc nợ - hoặc người chuyển tiền người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước, người chuyển kinh phí ra nước
ngoài - là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài.
Người hưởng lợi - người bán, chủ nợ, người tiếp nhận vốn đầu tư - hoặc
là người nào đó do người chuyển tiền chỉ định.
Ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở nước người chuyển tiền.

Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở nước người
hưởng lợi.
c) Trình tự thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền
(3)
Ngân hàng
Ngân hàng
chuyển tiền
đại lý
(2)

(4)
(1)

Người
chuyển tiền

Người
hưởng lợi

Hình 2.1. Trình tự nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền
(1) Giao dịch thương mại
(2) Người chuyển tiền viết đơn yêu cầu chuyển tiền (bằng thư hoặc
điện) cùng Ủy nhiệm chi (nếu có tài khoản mở tại Ngân hàng)
(3) Ngân hàng nhận chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý của nó ở
nước ngoài chuyển tiền cho người hưởng lợi
(4) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người hưởng lợi
12


d) Các nghiệp vụ ngân hàng chuyển tiền

Đối với ngân hàng có hai nghiệp vụ chuyển tiền đi và chuyển tiền đến.
- Khi chuyển tiền đi, nghiệp vụ ngân hàng diễn ra theo 4 bước: (1) tiếp
nhận hồ sơ xin chuyển tiền; (2) Kiểm tra hồ sơ chuyển tiền đi; (3) Lập điện
chuyển tiền và (4) Hạch toán -Lưu hồ sơ.
Tiếp nhận hồ sơ xin chuyển tiền

Kiểm tra hồ sơ xin chuyển tiền đi

Lập điện chuyển tiền

Hạch toán – Lưu hồ sơ
Hình 2.2. Trình tự chuyển tiền đi
- Khi chuyển tiền đến, ngân hàng thực hiện thanh toán theo ba bước: (1)
Tiếp nhận lệnh chuyển tiền; (2) Thanh toán cho người hưởng lợi và (3) Lưu hồ
sơ.
Tiếp nhận lệnh chuyển tiền

Thanh toán cho người hưởng lợi

Lưu hồ sơ
Hình 2.3. Trình tự chuyển tiền đến
e) Các yêu cầu về chuyển tiền
Muốn chuyển tiền ra nước ngoài phải có giấy phép của Bộ chủ quản và
hoặc Bộ Tài chính. Chuyển tiền thanh toán trong ngoại thương phải có các
giấy tờ sau đây:
(1) Hợp đồng mua bán ngoại thương
(2) Bộ chứng từ gửi hàng của người xuất khẩu gửi đến
(3) Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
(4) Ủy nhiệm chi ngoại tệ và phí chuyển tiền
Người chuyển tiền cần viết đơn chuyển tiền gửi đến ngân hàng thương

mại được phép thanh toán quốc tế, trong đơn cần ghi đủ:
13


×