Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

tiểu luận triết lý doanh nghiệp của công ty cổ phần Traphaco.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.42 KB, 14 trang )

Mục lục:
I. Phần mở đầu:
II. Phần nội dung:
1. Giới thiệu chung về triết lý doanh nghiệp:
1.1. Các yếu tố tạo nên triết lý doanh nghiệp
1.2. Vai trò của triết lý doanh nghiệp
1.3. Con đường hình thành triết lý doanh nghiệp
2. Triết lý doanh nghiệp của Công ty cổ phần Traphaco
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
2.2. Tầm nhìn
2.3. Sứ mệnh
2.4. Quan điểm phát triển Traphaco
2.5. Giá trị cốt lõi
2.6. Triết lý kinh doanh của Traphaco
2.7. Văn hóa làm việc của Traphaco
2.8. Hình thành triết lý doanh nghiệp từ kinh nghiệm kinh doanh
của nhà sáng lập doanh nghiệp
III. Phần kết luận
1
Bài làm
I . Phần mở đầu:
Qua thực tiễn đã chứng minh triết lý quản lý có vai trò quan trọng đối
với sự thành bại của tổ chức bởi nó là bộ phận cấu thành nên văn hóa quản
lý của tổ chức.
Vậy nên dù là triết lý quản lý hay triết lý doanh nghiệp thì đều có liên
quan đến các quan hệ, hoạt động của tổ chức -> quyết định đến sự thành bại
của tổ chức đó.Trong đó, triết lý doanh nghiệp là một trong những nhân tố
tạo nên sự thành công cho các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Thực tế cho
thấy, sự phát triển của doanh nghiệp được định hướng chủ yếu từ triết lý
doanh nghiệp đúng đắn. Triết lý doanh nghiệp là phần quan trọng của các
doanh nghiệp trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt nam, triết lý doanh nghiệp còn


khá mới mẻ với các doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần khai thác được
vai trò của triết lý doanh nghiệp và hình thành được triết lý doanh nghiệp
cho mình để nhanh chóng phát triển, rút ngắn khoảng cách giữa các doanh
nghiệp nước ta với các doanh nghiệp nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình hội nhập.
II . Phần nội dung:
1. Giới thiệu chung về triết lý doanh nghiệp:
Triết lý doanh nghiệp là tư tưởng, giá trị, mục tiêu và phương châm
hoạt động chung của doanh nghiệp, chỉ dẫn cho mọi hoạt động kinh doanh
2
của doanh nghiệp. Các doanh nhân giàu kinh nghiệm thường tổng kết kinh
nghiệm của mình từ những thành công, thất bại, từ hoạt động kinh doanh
thực tiễn của mình. Những kinh nghiệm này trở thành triết lý kinh doanh của
họ. Khi trở thành nhà lãnh đạo doanh nghiệp, họ cố gắng vận dụng những
triết lý kinh doanh của mình cho toàn doanh nghiệp. Khi đó triết lý kinh
doanh của nhà lãnh đạo trở thành triết lý kinh doanh của mọi thành viên
trong doanh nghiệp.
Do vậy, các doanh nhân thành đạt, giàu kinh nghiệm thường tổng kết
kinh nghiệm của mình từ những thành công, thất bại, từ hoạt động kinh
doanh thực tiễn của mình. Những kinh nghiệm này trở thành triết lý kinh
doanh của họ. Khi trở thành nhà lãnh đạo doanh nghiệp, họ cố gắng vận
dụng những triết lý kinh doanh của mình cho toàn doanh nghiệp. Khi đó triết
lý kinh doanh của nhà lãnh đạo trở thành triết lý kinh doanh của mọi thành
viên trong doanh nghiệp.
1.1. Các yếu tố tạo nên triết lý doanh nghiệp
Bất kỳ triết lý doanh nghiệp nào cũng thể hiện rõ sứ mệnh, các giá trị cốt lõi,
phương thức quản lý của doanh nghiệp. Tất nhiên, mỗi doanh nghiệp có
cách thể hiện triết lý riêng của mình.
- Sứ mệnh chung của doanh nghiệp: được coi như lời tuyên bố lý do
tồn tại của doanh nghiệp.

Đây chính là mục đích hướng tới lâu dài của doanh nghiệp. Chẳng hạn
mục đích hoạt động của hãng Wal Disney là làm cho con người hạnh phúc
hơn, của Samsung là hoạt động kinh doanh để góp phần vào sự phát triển
của đất nước, của hãng bán lẻ hàng đầu thế giới Wal-Mart: là tạo cho những
người bình thường có cơ hội mua sắm những thứ như những người giàu.
3
- Các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp:
Giá trị cốt lõi: thể hiện niềm tin, khả năng hoặc khát vọng vươn tới
của doanh nghiệp. Đó thường là những triết lý mà tất cả thành viên trong
doanh nghiệp đều noi theo, là niềm tin lâu dài, có giá trị quan trọng nội tại
đối với mọi người trong doanh nghiệp. Một trong những giá trị cốt lõi của
công ty Walt Disney là tính sáng tạo, mơ ước và, trí tưởng tượng của con
người, bởi người sáng lập Walt Disney tin rằng, bất kỳ ai cũng cần nuôi
dưỡng sự sáng tạo, mơ ước và trí tưởng tượng của mình.
Hay giá trị cốt lõi của hãng Sony là: Nâng cao nền văn hóa Nhật và vị
thế quốc gia, Là người tiên phong – chứ không phải người theo đuôi: thực
hiện điều bất khả thi và luôn luôn Khuyến khích khả năng, tính sáng tạo của
cá nhân
- Phương thức hoạt động, quản lý:
Để thực hiện sứ mệnh của mình, mỗi doanh nghiệp có một phương thức thực
hiện riêng và điều này tạo nên phong cách quản lý của từng doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp thành công đều hướng tới phát triển con người. Nguyên
tắc quản lý của Honda là: Tôn trọng con người, Samsung là: Nhân lực,
Sony: Quản lý là sự phục vụ con người.
1.2. Vai trò của triết lý doanh nghiệp:
Triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, là cơ sở để
xây dựng chiến lược và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh
nghiệp. Triết lý doanh nghiệp tạo ra sức mạnh to lớn góp vào sự thành công
của doanh nghiệp.
- Triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp:

4
Xác định sứ mệnh, các giá trị cốt lõi và phương thức hoạt động, quản lý
của doanh nghiệp, nên triết lý kinh doanh trở thành yếu tố quan trọng nhất
của văn hóa doanh nghiệp. Sứ mệnh và giá trị cốt lõi có ý nghĩa định hướng
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, hướng mọi thành viên trong doanh
nghiệp tới một mục đích chung. Trong khi các yếu tố khác của văn hóa
doanh nghiệp có thể thay đổi, thì sứ mệnh và giá trị cốt lõi doanh nghiệp
thường không thay đổi. Vì vậy, triết lý doanh nghiệp trở thành nền tảng của
văn hóa doanh nghiệp.
- Triết lý doanh nghiệp là cơ sở xây dựng chiến lược phát triển của
doanh nghiệp:
Chỉ khi có một sứ mệnh rõ ràng, doanh nghiệp mới xác định được các
mục đích, mục tiêu cụ thể hướng tới. Sứ mệnh, các giá trị cốt lõi chính là
yếu tố chi phối tới toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý...của
doanh nghiệp. Các bộ phận chuyên môn phải dựa vào sứ mệnh chung của
toàn doanh nghiệp để đưa ra mục tiêu riêng cho mình. Các kế hoạch chiến
lược mang tính lâu dài phải được bắt nguồn từ sứ mệnh chung của doanh
nghiệp. Triết lý doanh nghiệp chính là công cụ để hướng dẫn cách thức kinh
doanh phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
- Triết lý doanh nghiệp là cơ sở đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
doanh nghiệp:
Mọi thành viên trong doanh nghiệp gắn kết với nhau bởi một mục tiêu
chung mà họ cùng hướng tới. Triết lý doanh nghiệp chính là sợi dây kết nối
các thành viên trong doanh nghiệp với nhau, đồng thời là tiêu chuẩn chung
để đánh giá mỗi thành viên. Việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực phải dựa trên các giá trị chung và sứ mệnh chung của doanh
nghiệp.
5

×