Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Giáo dục công dân CÔNG dân với các QUYỀN dân CHỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.05 KB, 4 trang )

Giáo dục công dân:

CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 1 bài 7 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
- Giúp học sinh nắm được KN, ND, YN và cách thực hiện một số quyền dân chủ của
công dân.
- Trình bày được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện
các quyền dân chủ của công dân.
2. Về kĩ năng.
- Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền dân chủ của
CD.
- Biết thực hiện quyền dân chủ theo đúng quy định của pháp luật.
3. Về thái độ.
- Tích cực thực hiện quyền dân chủ của mình và tôn trọng quyền dân chủ của người
khác.
- Biết phê phán hành vi xâm phạm quyền dân chủ của công dân.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
a) Chuẩn bị của GV: sgk, sgv,tư liệu tham khảo…….
b) Chuẩn bị của HS: đọc SGK, tư liệu tham khảo ở phía sau bài
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy trình bày những hình thức và ý nghĩa quyền tự do ngôn luận của công
dân? trách nhiệm của NN và công dân trong việc thực hiện các quyền tự do cơ bản của
công dân?
3. Học bài mới.
Giáo viên đặt vấn đề: Các em hiểu như thế nào là NN của dân, do dân, vì dân? HS trả
lời từ đó giáo viên giải thích: đó chính là biểu của quyền dân chủ, quyền làm chủ của
công dân trong đời sống chính trị, xã hội của đất nước. Vậy pháp luật có vai trò và ý


nghĩa gì trong việc xác lập và đảm bảo cho người dân sử dụng các quyền dân chủ của
mình? đó là nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
GV tổ chức cho học sinh đọc khái
niệm quyền bầu cử và ứng cử trong SGK
trang 69, sau đó đặt vấn đề cho học trả lời
để dẫn dắt học sinh nắm được nội dung
kiến thức.
? Em đã tham gia vào các cuộc bầu cử
nào chưa? hình thức mà em tham gia bầu
cử đó là gì?

Nội dung kiến thức cần đạt
1. Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ
quan đại biểu của nhân dân.
a. Khái niệm quyền bầu cử và ứng cử.

Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các
quyền dân chủ cơ bản của công dân
trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó,
nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián
tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi


Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
(Bỏ phiếu kín hay giơ tay biểu quyết)
cả nước.
? Theo em quyền bầu cử và ứng cử
của công dân thuộc lĩnh vực nào?

GV sử dụng phương pháp thuyết trình
kết hợp với nêu vấn đề và đặt vấn đề và
giải thích để dẫn dắt học sinh nắm được b. Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào
nội dung vấn đề.
các cơ quan đại biểu của nhân dân.
? Theo em pháp luật VN hiện nay quy
Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở
định độ tuổi bầu cử và ứng cử của công
lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở
dân là bao nhiêu?
? Vậy theo em mọi công dân cứ đủ 18
tuổi và 21 tuổi trở lên đều được bầu cử và
ứng hay không?
? Theo em nhũng trường hợp nào
không được thực hiện quyền bầu cử?
? Theo em những trường hợp nào
không được thực hiện quyền ứng cử?
? Theo em tại sao pháp luật lại hạn chế
quyền bầu cử và ứng cử của những người
thuộc những trường hợp trên?
(Vì họ là người VPPL, ý thức pháp
luật kem, nếu để học thực hiện quyền bầu
cử và ứng cử có thể gây hậu quả xấu cho
xã hội)
? Vậy em hiểu như thế nào là nguyên
tắc bầu cử: Phổ thông, Bình đẳng, trực
tiếp, bỏ phiếu kín ở nước ta hiện nay?
? Theo em quyền bầu cử của công dân
được thực hiện theo mấy cách?
? Vậy theo em ai cũng có thể ra ứng

cử được hay không?
(Không. mà phải người có năng lực
và được tín nhiệm của cử tri và ứng cử
phải được MT TQ VN giới thiệu)
? Theo em quyền bầu cử và ứng cử
của công dân là việc thực hành hình thức
dân chủ trực tiếp hay gián tiếp?
(Đó là hình thức dân chủ gián tiếp)

lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội
đồng nhân dân.
Công dân được hưởng quyền bầu
cử và ứng cử một cách bình đẳng, không
bị phân biệt đối xử theo giới tính, dân
tộc, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề
nghiệ, thời hạn cư trú tại nơi họ thực
hiện quyền bầu cử, ứng cử, trừ một số
người vi phạm pháp luật thuộc trường
hợp ,mà Luật Bầu cử quy định không
được thực hiện quyền bầu cử và quyền
ứng cử.

-Cách thực hiện:
+ Quyền bầu cử được thực hiện theo
nguyên tắc bình đẳng, phổ thông, trực tiếp bỏ
phiếu kín
+Quyền ứng cử của công dân được thực
hiện bằng hai con đường: tự ứng cử và được
giới thiệu ứng cử. Các công dân đủ 21 tuổi trở
lê, có năng lực và tín nhiệm với cử tri đều có

thể tự ứng cử hoặc được cơ quan nhà nước, lực
lượng vũ trang, các tổ chức chính trị, tổ chức xã
hội giới thiệu ứng cử ( trừ các trường hợp do
luật định không ứng cử).


Hoạt động của giáo viên và học sinh
? Theo em đại biểu nhân dân phải chịu
trách nhiệm gì trước sự giám sát của cử
tri?
? Theo em đảm bảo quyền bầu cử và
ứng cử của cơng dân sẽ đem lại ý nghĩa
gì?
? Theo em tại sao thực hiện tốt quyền
bầu cử và ứng cử lại đảm bảo tốt quyền
cơng dân và quyền cơng người?

4. Củng cố.

Nội dung kiến thức cần đạt
c. Ý nghĩa của quyền BC và UC của CD
Quyền bầu cử và quyền ứng cử là cơ sở
pháp lí – chính trị quan trọng để hình thành các
cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể
hiện ý chí và nguyện vọng của mình, thơng qua
các đại biểu đại diện cho nhân dân ở Trung
ương và địa phương do mình bầu ra.
Nhà nước bảo đảm cho cơng dân thực
hiện tốt quyền bầu cử và quyền ứng cử cũng
chính là bải đảm thực hiện quyền cơng dân,

quyền con người trên thực tế.

ï Sử dụng hiểu biết về các quyền đã học trong bài, em hãy phân tích những ưu điểm và
hạn chế của dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
ï Là học sinh lớp 12, em và các bạn có thể tham gia vào việc xây dựng và quản lí trường
lớp bằng những hình thức dân chủ nào?
( Gợi ý: Học sinh lớp 12 có thể tham gia vào các công việc chung của trường, lớp bằng các
hình thức dân chủ như :
Dân chủ trực tiếp: Tập thể học sinh bàn bạc, đề xuất và ra nghò quyết chung về việc tổ chức
các hình thức, nội dung học tập, sinh hoạt tập thể, các hoạt động tình nghóa, nhân đạo của
lớp, trường trong phạm vi nội quy, điều lệ trường cho phép.
Dân chủ gián tiếp: Bầu ra các bạn lớp trưởng, tổ trường để các bạn đó thay mặt tập thể học
sinh làm việc với Ban giám hiệu, với các thầy, cô giáo chủ nhiệm và bộ môn trong quá trình
điều hành, duy trì trật tự, kỉ cương học tập, sinh hoat ïtại trường, lớp.
ï Sau ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, các bạn lớp 12 đến trường với niềm tự
hào lớn trước các em lớp dưới vì đã lần đầu tiên được thực hiện quyền bần cử của công dân.
H hãnh diện khoe: “Tớ không chỉ có một phiếu đâu nhé! Cả ba và mẹ đều “tín nhiệm cao”
giao phiếu cho tớ gạch và bỏ vào thùng luôn”.
Em có chia sẻ với H niềm tự hào đó không? Vì sao?
(Gợi ý:
H. tự hào vì lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử của công dân là rất chính đáng.
Tuy nhiên, việc H. hãnh diện vì không chỉ bỏ một phiếu của mình mà còn bỏ phiếu thay cả
bà và mẹ lại là một việc làm sai, cần phải phê phán. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp đòi hỏi mỗi
công dân phải tự mình lựa chọn các đại biểu xứng đáng mà mình tin cậy, tự mình thể hiện sự
tính nhiệm đó trên lá phiếu và tự mình bỏ phiếu vào thùng phiếu. Để đảm bảo nguyên tắc
này được thực thi, ngày bầu cử ở nước ta thường được tổ chức vào ngày chủ nhật để mọi
người dân đều có điều kiện trực tiếp bỏ phiếu. Đối với những người tàn tật, những người ốm
nặng không đến được đòa điểm bỏ phiếu, Tổ bầu củ phải cử người mang hòm phiếu đến tận
nơi để giúp họ trực tiếp thực hiện quyền công dân của mình. Việc H. làm thay bà và mẹ
quyền bỏ phiếu trực tiếp, thực chất là vi phạm luật bầu cử )



5. Dặn dò nhắc nhở.
Về nhà làm bài tập, học bài cũ và đọc trước tiết 2 bài 7.



×