Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Phúc lợi xã hội và thực tiễn ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.24 KB, 36 trang )

Mục Lục

Lời mở đầu :
Trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay, vấn đề thất nghiệp và các chính sách
giải quyết việc làm đang là vấn đề nóng bỏng và không kém phần bức bách đang
được toàn xã hội đặc biệt quan tâm.Đất nước ta đang trong quá trình chuyển sang
kinh tế phát triển, chúng ta đang từng bước đổi mới, nhằm nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho nhân dân, kinh tế vĩ mô đã vạch rõ những vấn đề phát sinh trong
đó thể hiện ở những vấn đề : Thất nghiệp, việc làm, lạm phát…tuy nhiên, đề tài
này chỉ đi vào nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam. Sự biến
động tỷ lệ thất nghiệp từ năm 1986 đến năm 1996, các nguyên nhân làm tăng hay
giảm tỷ lệ thất nghiệp, trong từng giai đoạn kể trên: số người tăng thêm trong lực
lượng lao động hàng năm và số người được giải quyết việc làm hàng năm. Các
chính sách giải quyết việc làm của nhà nước ta từ năm 1986 đến nay “đặc điểm của
thời kỳ đưa ra chính sách đó, mục tiêu của chính sách, kết quả đạt được”.tình hình
việc làm của người lao động Việt Nam hiện nay, phương hướng giải quyết việc
làm của Nhà nước trong thời gian tới… Một trong những chính sách của nhà nước
nhằm duy trì à phát triển chất lượng cuộc sống của người dân là vấn đề phúc lợi xã
hội.Đây luôn là mục tiêu của bất cứ quốc gia nào trong quá trình phát triển bền
vững. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để gia tăng phúc lợi xã hội một cách hiệu
quả tốt nhất? Đó là vấn đề cần bàn bạc và quan tâm của mỗi quốc gia hiện nay.


I.

Vấn đề gia tăng phúc lợi xã hội trên thế gới :
1.

Phúc lợi xã hội :

1.1 Khái niệm phúc lợi xã hội :



- Phúc lợi xã hội là một bộ phận thu nhập quốc dân của xã hội được sử dụng nhằm
thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong xã hội, chủ yếu
mang tính bao cấp và được phân phối ngoài thu nhâp theo lao động.

- Phúc lợi xã hội bao gồm những chi phí: trả tiền hưu trí, các loại trợ cấp bảo hiểm
xã hội, học bổng cho học sinh, những chi phí cho học tập không mất tiền, những


dịch vụ y tế; nghỉ ngơi; an dưỡng; nhà trẻ; mẫu giáo; khu vui chơi; các công trình
công cộng phục vụ giải trí cho mọi người.

=> phúc lợi xã hội là phương tiện cần thiết để điều chỉnh việc phân phối thu nhập
xã hội, giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, khắc
phục dần những khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao
động chân tay.
1.2Nguồn gốc của phúc lợi xã hội
Điểm mốc đánh dấu sự hình thành phúc lợi xã hội là cuộc cách mạng công
nghiệp ở thế kỷ thứ XIX


Cuộc cách mạng này đã khiến cuộc sống của người lao động gắn chặt với thu nhập
do bán sức lao động đem lại. Chính vì vậy những rủi ro trong cuộc sống như ốm
đau, tai nạn, thất nghiệp hoặc do tuổi già sức yếu v.v... đã trở thành mối lo ngại cho
những người lao động. Trước những rủi ro, bất hạnh thường xuyên xảy ra trong
cuộc sống, một số nước đã khuyến khích các hoạt động tương thân tương ái lẫn
nhau, kêu gọi người lao động tự tiết kiệm phòng khi có biến cố hoặc thực hiện trợ
cấp đối với những người làm công ăn lương và thuật ngữ “phúc lợi xã hội” đã ra
đời.


1.3 Vai trò của phúc lợi xã hội:

Trong thời gian gần đây, hệ thống phúc lợi xã hội trên thế giới ngày càng thể hiện
vai trò to lớn của nó đối với sự phát triển và ổn định kinh tế- xã hội, đó là:
- Phúc lợi xã hội góp phần ổn định đời sống của người lao động. Hệ thống phúc lợi
xã hội sẽ góp phần thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi người lao động bị
ốm đau, mất khả năng lao động, mất việc làm, hoặc chết. Nhờ có sự thay thế hoặc
bù đắp thu nhập kịp thời mà người lao động khắc phục nhanh chóng được những
tổn thất về vật chất, nhanh phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống để tiếp tục quá
trình hoạt động bình thường.
- Phúc lợi xã hội góp phần đảm bảo an toàn, ổn định cho toàn bộ nền kinh tế - xã
hội. Để phòng ngừa, hạn chế tổn thất, các đơn vị kinh tế phải đề ra các quy định
chặt chẽ về an toàn lao động buộc mọi người phải tuân thủ. Khi có rủi ro xảy ra với


người lao động, hệ thống phúc lợi xã hội kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho người
lao động nhanh ổn định cuộc sống và sản xuất. Tất cả những yếu tố đó góp phần
quan trọng làm ổn định nền kinh tế - xã hội.
- Hệ thống phúc lợi xã hội, trong đó có bảo hiểm xã hội (BHXH) làm tăng thêm
mối quan hệ gắn bó giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước.
Người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước đều tham gia đóng góp vào
quỹ BHXH, điều đó làm cho người lao động có trách nhiệm hơn trong công việc,
trong lao động sản xuất. Người sử dụng lao động tham gia đóng góp quỹ BHXH
cho người lao động được hưởng các chế độ BHXH cũng thấy rõ trách nhiệm của
mình đối với người lao động. Nhà nước vừa tham gia đóng góp, vừa điều hành
hoạt động của quỹ BHXH, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho mọi đối tượng
thụ hưởng… Điều đó làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa Nhà nước – người sử
dụng lao động – người lao động, góp phần ổn định nền kinh tế - xã hội.

- Hệ thống phúc lợi xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã

hội. Quỹ phúc lợi xã hội, trong đó có quỹ BHXH là nguồn tài chính tập trung khá
lớn, được sử dụng để chi trả các chế độ cho người lao động và gia đình họ, phần
nhàn rỗi được đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh để bảo tồn và tăng
trưởng quỹ. Như vậy xét trên cả phương diện chi trả các chế độ, cũng như đầu tư
tăng trưởng quỹ, hoạt động của quỹ phúc lợi xã hội đều góp phần thúc đẩy sự tăng
trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, phân phối trong phúc lợi xã hội là sự phân phối lại theo hướng có lợi
cho những người có thu nhập thấp; là sự chuyển dịch thu nhập của những người
khỏe mạnh, may mắn có việc làm ổn định cho những người ốm, yếu, gặp phải


những biến cố rủi ro trong lao động sản xuất và trong cuộc sống. Vì vậy, phúc lợi
xã hội góp phần làm giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, góp
phần bảo đảm sự công bằng xã hội.
=> Phúc lợi xã hội là một trong những chính sách xã hội cơ bản thể hiện đường lối
chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hướng vào mục tiêu phát triển con người,
thúc đẩy công bằng và tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phù
hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Để chính sách này đảm bảo tốt
hơn đời sống cho người dân, góp phần tích cực vào việc ổn định, an toàn xã hội,
đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước thì việc xây dựng và hoàn thiện
Pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam là hết sức cần thiết. Pháp luật phúc lợi xã
hội phải trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu lập pháp đã đạt được cũng
như điều chỉnh các quan hệ mới theo điều kiện thực tế để Việt Nam có được một
hệ thống phúc lợi xã hội phát triển, đủ sức chống đỡ với các rủi ro xã hội.

1.4Phân loại phúc lợi xã hội :
Cho đến nay,gới nghiên cứu không ngừng xem xét và tranh luận về cách phân loại
các mô hình hệ thống phúc lợi trên thế giới.Về đại thể có 2 mô hình phúc lợi tương
phản điển hình.
- Mô hình bảo hiểm xã hội theo hướng Bismarck: Các quỹ phúc lợi xã hội do

người lao động và người sử dụng lao động cùng quản trị mức đóng tính theo
tỉ lệ tính theo mức lương,mức trợ cấp theo tỷ lệ đóng góp.
- Mô hình bảo hộ xã hội theo hướng Beveridge: Các quỹ phúc lợi do nhà nước
quản trị,nguồn tài trợ lấy từ thuế,mức trợ cấp đồng đều giống nhau.
Theo ông Richard Titmess trên thế giới có 3 mô hình.


- Mô hình phúc lợi thặng dư trong đó vai trò chủ đạo thuộc về gia đình và thị
trường chứ không phải là sự tái phân phối của nhà nước và quyền phúc lợi
phụ thuộc vào việc thẩm tra khả năng thu nhập.
- Mô hình phúc lợi phổ quát hay còn gọi là mô hình định chế tái phân phối
trong đó nhà nước thay thế vào chỗ của gia đình và thị trường trong việc
đảm bảo phúc lợi theo mục tiêu hướng đến sự bình đẳng .
- Mô hình đóng góp dựa trên mức thu nhập kiếm được phản ánh quan niệm
đặt nặng trên hiệu quả đạt được trong lao động rong mô hi hình này cả thị
trường lẫn nhà nước đều có mặt nhưng người ta ưu tiên nhấn mạnh đén
những đóng góp kinh tế của các cá nhân.
Theo Tô Duy Hợp (2006), có thể có nhiều cách phân loại khác nhau về hệ
-

thống an sinh xã hội như sau:
Phân biệt giữa hệ thống an sinh xã hội cơ bản với hệ thống an sinh xã hội ở

-

trình độ phát triển cao, theo Yang Tuan.
Phân loại theo các đối tượng xã hội thụ hưởng (như người cao tuổi, người

-


thất nghiệp, người nghèo...).
Phân loại theo các loại hình dịch vụ phúc lợi.
Phân loại giữa các biện pháp bảo vệ (protective) đối với những đối tượng dễ
bị tổn thương (như trợ giúp xã hội và cứu trợ xã hội), các biện pháp phòng
ngừa (preventive), và các biện pháp nhằm nâng cao năng lực (promotional),
theo Lê Bạch Dương và một số tác giả khác.
1.5Ý nghĩa về phúc lợi xã hội :

- Karl Polanyi từng cho rằng lịch sử xã hội các nước công nghiệp trong thời kỳ
ban đầu là kết quả của cả hai luồng vận động cùng một lúc (double movement):
luồng thứ nhất là sự khuếch trương của thị trường, và luồng vận động thứ hai đi
kèm theo, đó là sự kiềm chế và ngăn chặn của các định chế chính trị và xã hội đối
với luồng vận động thứ nhất nhằm chống lại những tác động tai hại của một nền
kinh tế do thị trường kiểm soát. Ông cho rằng đặc trưng quan trọng nhất của lịch


sử xã hội thời kỳ ấy là "xã hội đã tự bảo vệ mình trước những mối hiểm họa cố hữu
của một hệ thống thị trường tự điều tiết
- Theo Bùi Đình Thanh, mối quan hệ giữa nền kinh tế thị trường với tính công
bằng xã hội cần được hiểu như sau: "Một điều cần nhấn mạnh là bản thân kinh tế
thị trường không tự động đảm bảo cho công bằng xã hội. Phải có những điều tiết
của xã hội thông qua nhà nước để phân phối lại những kết quả hoạt động kinh tế
theo hướng bảo đảm công bằng xã hội. Không thể đồng ý với quan niệm cho rằng
nếu coi trọng công bằng xã hội thì khó lòng tập trung các nguồn lực bên trong và
bên ngoài để phát triển kinh tế. Xét về ngắn hạn thì có thể như vậy, nhưng nếu xét
theo triển vọng lâu dài thì quan niệm này rất có hại. Theo tư duy kinh tế mới, đầu
tư cho các lĩnh vực xã hội cũng là trực tiếp đầu tư cho kinh tế, nhất là xét theo triển
vọng dài hạn"
- Một hệ thống phúc lợi xã hội tự nó không thể giải quyết được vấn đề bất bình
đẳng trong xã hội, bởi lẽ điều này phụ thuộc vào cả một hệ thống các chính sách vĩ

mô của nhà nước như chiến lược đầu tư, chính sách tài chính, chính sách thuế
khóa, chính sách lương bổng... Tuy vậy, hệ thống phúc lợi vẫn là một thành tố
không thể thiếu trong một hệ thống chính sách kinh tế-xã hội quốc gia nhằm giúp
cho xã hội có thể "tự bảo vệ mình trước những mối hiểm họa cố hữu của một hệ
thống thị trường tự điều tiết", nói theo ngôn từ của Polanyi.
=> Vì thế, việc xây dựng một hệ thống phúc lợi xã hội vững mạnh là điều cần thiết
và tất yếu của bất cứ xã hội nào thực sự muốn bảo vệ các công dân của mình. Đặc
trưng cốt lõi của hệ thống phúc lợi này chính là bảo vệ các quyền xã hội của công
dân, tức là quyền được đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhất để có được một cuộc
sống tử tế, xứng đáng với phẩm giá con người, bằng cách "phi hàng hóa hóa" các
dịch vụ phúc lợi (decommodification), nói như Gøsta Esping-Andersen, nhằm tạo
điều kiện cho mỗi người được thụ hưởng các dịch vụ phúc lợi xã hội mà không lệ
thuộc vào thị trường, và qua đó "giảm bớt tư cách 'hàng hóa' của các công dân"
=> Sở dĩ hệ thống phúc lợi xã hội mang ý nghĩa lớn lao đối với người dân là vì,


trong các xã hội ngày nay, xu hướng áp đảo là xã hội vận hành phụ thuộc vào thị
trường, trong khi lẽ ra phải là ngược lại. Theo lời Karl Polanyi, "đáng lý nền kinh
tế phải bám chặt (embedded) vào các mối quan hệ xã hội, thì các mối quan hệ xã
hội lại phải bám chặt vào hệ thống kinh tế
Hiểu theo nghĩa đó, có thể nói chính hệ thống phúc lợi xã hội là một định chế quan
trọng giúp cho người dân xác lập được tư thế con người cũng như tư thế công dân
của mình một cách đúng đắn trong một xã hội dân chủ và văn minh
 Vậy chúng ta có thể khẳng định rằng: Gia tăng phúc lợi luôn là mục tiêu của
bất cứ quốc gia nào trong quá trình tăng trưởng bền vững

2. Các hình thức phúc lợi xã hội ở Hoa Kì :
- Bảo hiểm xã hội Liên bang:
Bảo hiểm xã hội Liên bang dành cho những cá nhân có công ăn việc làm, bản
thân những người vẫn đang làm việc và đã từng làm việc và người thân trong gia

đình cũng có thể tham gia. Chủ yếu bao gồm tiền về hưu, tiền dưỡng lão, tiền dành
cho người tàn tật và tiền phúc lợi y tế …
- Tiền trợ cấp thất nghiệp :
Chỉ cần là người xin nghỉ việc thất nghiệp, bất kể là người đó có khoản tiền
tiết kiệm hay không đều được phép đăng ký. Thời gian trợ cấp thông thường là từ 6
đến 9 tháng, căn cứ theo tình hình của từng bang mà có thể được kéo dài thời gian
trợ cấp.
- Tiền trợ cấp công cộng :


Đây là trợ cấp được dành cho những người có thu nhập thấp hoặc những
người khiếm thị, người già, người tàn tật và những gia đình không có thu nhập.
Chính quyền bang sẽ căn cứ theo điều kiện sinh sống của từng trường hợp để cấp
tiền. Người đăng ký phải chấp nhận điều tra để chứng minh tư cách đăng ký và lĩnh
nhận trợ cấp.
- Phúc lợi của phụ nữ mang thai và trẻ em :
Đây là khoản phúc lợi được thiết lập để bảo đảm và gia tăng sức khỏe cho
phụ nữ mang thai và nhi đồng, không cấp tiền mặt mà cung cấp các dịch vụ về sức
khỏe.
Vào đầu những năm 1990 ở Hoa Kỳ, hệ thống phúc lợi xã hội cơ bản trên đã được
sửa đổi theo hướng yêu cầu người thụ hưởng (không có con dưới 3 tuổi) lao động
16 tiếng mỗi tuần, trong thời gian tối thiểu là 6 tháng mỗi năm. Tuy nhiên không rõ
là liệu có bao nhiieeu người thụ hưởng thực tế được yêu cầu lao động vì có 2 lý do.
Lý do thứ nhất: là sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để giới thiệu việc làm cho
họ. Lý do thứ hai: là những người không tìm được việc làm có thể đáp ứng yêu cầu
trên bằng cách tham dự một chương trình dậy nghề. Mặc dù việc áp dụng quy định
này tiến triển rất chậm.
3. Các hình thức phúc lợi ở Anh :
- Phúc lợi của trẻ em và phụ nữ đang mang thai :
* Tiền phúc lợi trẻ em: Tiền phúc lợi giành cho trẻ từ 16 tuổi trở xuống, nếu

từ 16 tuổi đến 18 tuổi trẻ em còn tiếp tục học trừ trường cao đẳng, vẫn có tư
cách được nhận tiền phúc lợi.
* Trợ cấp gia đình :Nếu như mỗi tuần bạn làm việc ít nhất là 16 tiếng đồng
hồ, thu nhập rất thấp, lại phải chăm sóc ít nhất là một trẻ em, thì bạn có tư
cách để xin trợ cấp. Trợ cấp dựa vào số tiền thu nhập và số lượng trẻ em để
quyết định.


* Trợ cấp cho người giám hộ: Là người phụ trách giám hộ chăm sóc trẻ em có cha
mẹ qua đời, có tư cách được xin tiền trợ cấp của người giám hộ vàtiền phúc
lợi của trẻ em.
* Pháp định lương cho nhân viên mang thai: Khi nhân viên mang thai, hàng tuần
chủ sử dụng phải trả lương, số lượng dựa vào thu nhập và tiền lương của chủ
sử dụng quy định.
* Trợ cấp cho người nuôi con một mình:Người sống một mình và nuôi concái có
thể được nhận trợ cấp. Ngoài tiền phúc lợi cho trẻ em, trợ cấp này chỉ trả cho
con cái đầu long.
* Trợ cấp cho phụ nữ mang bầu: Dành cho những nhân viên mang bầu không có tư
cách được nhận tiền lương theo pháp định. Mỗi tuần được nhận 44,55 bảngAnh.
*Tiền trợ cấp cho phụ nữ mang bầu theo ngân sách xã hội: Dành cho những người
được nhận tiền trợ cấp thu nhập, trợ cấp gia đình, trợ cấp công việc thương tật và
có khoản tiền gửi dưới 500 bảng Anh. Tiền mặt là 100 bảng Anh.
* Phí nuôi dưỡng con cái: Là phí nuôi dưỡng con cái cho những người đã
ly thân,để chăm sóc cho cuộc sống của con cái.
- Phúc lợi cho người thương tật và người bị bệnh :
* Trợ cấp chăm sóc: Trên 65 tuổi, người thương tật cần được chăm sóc thường
xuyên. Nếu người xin trợ cấp mắc bệnh hiểm nghèo, có thể được bố trí đặc biệt để
nhận tiền trợ cấp sớm.
* Phúc lợi cho người bị thương gặp sự cố ngoài ý muốn trong công việc: Dành
cho những người không thể làm việc được nữa do bị thương trong khi làm việc

hoặc bị bệnh nghề nghiệp.
* Trợ cấp cuộc sống của người thương tật: Người bị thương tật và người cần được
chăm sóc, nếu người phải có sự trợ giúp mới có thể đi lại được cũng được xin trợ
cấp.


* Trợ cấp thương tật công việc: Dành cho người mỗi tuần làm việc ít nhất là 16
tiếng đồng hồ. Họ có thể do bị bệnh hoặc bị thương tật mà ảnh hưởng tới cơ hội
làmviệc, người xin trợ cấp phải trên 16 tuổi.
* Trợ cấp cho thương tật nặng: bắt buộc là phải hơn 16 tuổi, không thể làm việc là
28 tuần.
* Trợ cấp chăm sóc người thương tật: Từ 16 tuổi đến 65 tuổi. Mỗi tuần phải mất ít
nhất là 35 giờ đồng hồ để chăm sóc một người bị thương tật nặng, người này có tư
cách được nhận trợ cấp bậc trung của trợ cấp cuộc sống thương tật hoặc tiền trợ
cấp bậc cao hoặc là trợ cấp chăm sóc. Người xin trợ cấp trừ đi khoản chi tiêu hợp
lý sau mỗi tuần, thu nhập không vượt quá 50 bảng Anh hoặc đang làm 1 công việc
toàn thời gian.
* Không thích hợp với phúc lợi công việc: Những người lao động không đủ điều
kiện để nhận tiền lương bị bệnh từ chủ sử dụng của họ, công việc tự làm chủ,
người thất nghiệp. Người xin trợ cấp bắt buộc phải nộp đủ số tiền bảo hiểm Quốc
dân.
* Pháp định lương cho người bệnh: Bị bệnh liên tiếp 4 ngày hoặc lâu hơn. Thời
gian không quá 28 tuần. Người xin trợ cấp bắt buộc thu nhập phải trên 58 bảng
Anh. Có thể hưởng lương bị ốm theo pháp định là 52,50 bảng Anh một tuần.
- Phúc lợi khi nghỉ hưu :
Phúc lợi cơ bản khi nghỉ hưu, vượt quá tuổi nghỉ hưu, (phụ nữ 60 tuổi trở lên, đàn
ông 65 tuổi trở lên) và dành cho người phù hợp với điều kiện bảo hiểm Quốc
dân. Người phải chăm sóc con cái chưa đến tuổi vị thành niên có thể nhận được
phúc lợi khác.
- Phúc lợi cho góa phụ :

* Tiền cho góa phụ, khi chồng qua đời góa phụ không có tư cách nhận tiền nghỉ
hưu, tuổi của góa phụ dưới 60 thì nhận được số tiền là 1000 bảng Anh.


* Trợ cấp cho góa phụ làm mẹ: Góa phụ phải nuôi ít nhất một đứa con sẽ được
nhận tiền phúc lợi của trẻ em;hoặc là khi chồng mất đi ngượi vợ đã mangbầu
* Tiền nghỉ hưu của góa phụ: Những người xin trợ cấp tuổi phải từ 45 trở lên,
hoặc là dừng nhận trợ cấp tiền góa phụ nuôi con. Số tiền sẽ được lập ra dựa vào
tuổi tác và thời gian nghỉ.
- Phúc lợi thất nghiệp :
- Tiền phúc lợi 2 tuần sẽ được trả 1 lần, trong thời gian là 1 năm. Người xin trợ
cấp nhất định phải có năng lực và tích cực xin việc, họ bắt buộc phải nộp đủ số
tiền bảo hiểm Quốc dân loại 1.
- Phúc lợi cho người thu nhập thấp :
*Tiền trợ cấp thu nhập : Từ 18 tuổi trở lên, thu nhập thấp dưới mức nào đấy, dành
cho những người mỗi tuần làm việc không quá 16 tiếng đồng hồ. Người xin trợ cấp
bắt buộc phải có năng lực làm việc và tích cực xin việc.
*Trợ cấp cho viện dưỡng lão và viện hộ lý: Người xin trợ cấp phải vào viện dưỡng
lão hoặc là hoặc là viện hộ lý tiếp nhận chăm sóc trước ngày 31 /3/1993. Họ có thể
nhận được tiền trợ cấp thu nhập tương đối cao để trả phí của bệnh viện.
* Trợ cấp của Hội đồng thuế Thành phố : Do Hội đồng thuế Thành phố xử lý, để
trợ giúp những người thu nhập thấp nộp thuế cho Hội đồng thuế Thành phố của họ.
* Trợ cấp tiền thuê nhà : Hội đồng Thành phố đại điện cho những người có nhu
cầu cần trả tiền thuê nhà.
* Trợ cấp tiền phí trị liệu: Miễn phí tiền thuốc, trị liệu về răng, khám mắt, mua
kính, hoặc kính áp tròng.
* Các trợ cấp khác : Người xin trợ cấp nhận viện trợ thu nhập, trợ cấp gia đình, trợ
cấp thương tật.



II.

Vấn đề phúc lợi xã hội ở Việt Nam :
1. Tình hình lao động ở Việt Nam :
1.1Thất ngiệp :

- Theo số liệu vừa được công bố của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động từ 15
tuổi trở lên của cả nước tại thời điểm 1/7/2013 ước tính 53,3 triệu người, tăng
715,6 nghìn người so với thời điểm 1/7/2012 và tăng 308 nghìn người so với tại
thời điểm 1/4/2013, trong đó lao động nam chiếm 51,1%; lao động nữ chiếm
48,9%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc sáu tháng đầu năm ước tính 52,2
triệu người, tăng 0,97% so với năm 2012. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm
việc của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 47,4% tổng số, không biến
động so với năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,7%, giảm
0,5%; khu vực dịch vụ chiếm 31,9%, tăng 0,5%.

- Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi sáu tháng đầu năm 2013 ước tính là
2,28%, trong đó khu vực thành thị là 3,85%, khu vực nông thôn là 1,57% (số liệu
của cả năm 2012 tương ứng là: 1,96%; 3,21%; 1,39%). Tỷ lệ thiếu việc làm của lao
động trong độ tuổi sáu tháng đầu năm ước tính là 2,95%, trong đó khu vực thành
thị là 1,76%, khu vực nông thôn là 3,47% (số liệu của cả năm 2012 tương ứng là:
2,74%; 1,56%; 3,27%).


- Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên sáu tháng đầu năm ước tính là 6,07% (được tính
cho những người từ 15-24 tuổi), trong đó khu vực thành thị là 11,45%; khu vực
nông thôn là 4,41%. Tỷ lệ thất nghiệp của người lớn sáu tháng đầu năm ước tính là
1,34% (được tính cho những người từ 25 tuổi trở lên), trong đó khu vực thành thị
là 2,55%, khu vực nông thôn là 0,8%. Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng
tăng lên do sản xuất gặp khó khăn, ảnh hưởng đến việc làm của người lao động. Tỷ

lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của thanh niên gấp 4,5 lần tỷ lệ thất nghiệp của
người lớn.
1.2Tai nạn lao động :
Trong 06 tháng đầu năm, hầu hết các vụ tai nạn lao động chết người hoặc làm 2
người bị thương nặng trở lên đều được đoàn điều tra tai nạn lao động đề nghị xử lý.
Ngoài việc yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện ngay các biện pháp khắc
phục hậu quả nhằm phòng tránh tai nạn tái diễn và thực hiện các chế độ cho người
lao động theo quy định của pháp luật thì đoàn điều tra yêu cầu tiến hành xử lý hành
chính và kiểm điểm những người có lỗi. Đối với một số vụ tai nạn lao động
nghiêm trọng làm chết người có dấu hiệu tội phạm đang trong quá trình điều tra
nên chưa có hình thức xử lý, có 01 vụ đã bị cơ quan công an ra quyết định khởi tố


Cấpcứu nạn nhân một vụ tai nạn lao động do điện giật tại khu vực quận
2. Các hình thức phúc lợi xã hội ở việt nam :
Tùy theo mức độ phát triển của các mặt kinh tế - xã hội, quỹ phúc lợi thường có
ba nhóm cơ bản:
- Quỹ tập trung của Nhà nước quản lý
- Quỹ phúc lợi của các xí nghiệp, đơn vị kinh doanh
- Quỹ phúc lợi tập thể của các hợp tác xã, các đơn vị sản xuất
Các quỹ hoạt động dưới hai hình thức
- hình thức trả bằng tiền như: tiền lương, tiền hưu trí, các khoản trợ cấp, tiền
nghỉ phép, tiền học bổng,…

- các hình thức ưu đãi thông qua các dịch vụ không mất tiền hoặc chỉ phải trả
một phần nào đó như: giáo dục, y tế,…


=>Nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của nhân dân, đặc biệt là đối với những
người có công đối với đất nước, những người nghèo, vùng nghèo, những đối tượng

yếu thế, gặp rủi ro
3. Chủ trương,chính sách của nhà nước về vấn đề phúc lợi xã hội :
- Đẩy mạnh triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với giải
quyết việc làm. Khuyến khích tối đa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh
nghiệp phát triển mạnh sản xuất kinh doanh để tạo nhiều việc làm, đồng thời hỗ trợ
người dân có việc làm, tăng thu nhập là giải pháp xoá đói giảm nghèo và bảo đảm
an sinh xã hội tích cực, hiệu quả, bền vững. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, một
mặt phải hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách ưu đãi đối với
các cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động, nhất là ở địa bàn nông thôn;
mặt khác phải tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm gắn
với thực hiện đề án Đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020, chương trình
dạy nghề cho lao động nông thôn với các giải pháp toàn diện, đồng bộ và có hiệu
quả; phát triển mạnh thị trường lao động. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho
cả người học và cơ sở dạy nghề, như cho vay ưu đãi học nghề, hỗ trợ đào tạo nghề
cho lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, phụ nữ, thanh niên…; đẩy mạnh việc đưa
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.


Phấn đấu hàng năm tuyển mới dạy nghề cho khoảng 1,8 triệu người, trong đó có 1
triệu lao động nông thôn; đến năm 2015 giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống
còn 4%; năm 2020 lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55%
trong tổng lao động xã hội. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về laođộng, việc
làm; chú trọng xây dựng quan hệ lao động hài hoà, điều kiện và môi trường lao
động an toàn.
- Phát triển đồng bộ, đa dạng và nâng cao chất lượng hệ thống bảo hiểm, đồng thời
có chính sách hỗ trợ phù hợp để người dân tích cực tham gia. Trong điều kiện có
những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, cùng biến đổi khí hậu, thiên tai,
dịch bệnh có xu hướng gia tăng, việc phát triển hệ thống bảo hiểm và sự tham gia
rộng rãi của người dân được coi là giải pháp quan trọng nhằm chia sẻ rủi ro và trợ
giúp người tham gia bảo hiểm khi xảy ra các tác động bất lợi về kinh tế, xã hội,

môi trường. Cần khẩn trương hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính
sách nhằm phát triển hệ thống bảo hiểm ngày càng đa dạng, đồng bộ, bền vững,
với chất lượng được nâng cao, phục vụ có hiệu quả các mục tiêu về an sinh, kinh tế
và xã hội, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tham gia bảo hiểm. Hệ thống này
được xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc đóng - hưởng; có sự chia sẻ hợp lý về
quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà nước có sự hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng tham gia,
nhất là người nghèo, cận nghèo, trẻ em, các đối tượng chính sách và bảo trợ xã
hội…


Phát triển mạnh cả bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. Nghiên cứu sửa đổi,
bổ sung các chế độ bảo hiểm xã hội phù hợp với yêu cầu của giai đoạn mới, gắn
với điều chỉnh lương hưu và lộ trình cải cách tiền lương. Xây dựng chính sách bảo
hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động, trong đó có chính sách hỗ trợ người lao
động có thu nhập thấp, lao động ở nông thôn tham gia các loại hình bảo hiểm xã
hội. Thực hiện tốt chế độ bảo hiểm thất nghiệp.Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ các
chính sách về bảo hiểm y tế, viện phí và khám chữa bệnh. Đặc biệt chú trọng chính
sách đối với bà mẹ, trẻ em, người nghèo, người dân ở vùng khó khăn, người lao
động trong các khu vực phi chính thức. Phấn đấu thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân
vào năm 2014. Khẩn trương nghiên cứu, thí điểm để mở rộng các hình thức bảo
hiểm khác thích ứng với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, trong đó
có chính sách hỗ trợ nông dân tham gia bảo hiểm sản xuất nông nghiệp nhằm duy
trì sản xuất và bảo đảm đời sống.
- Thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo bền vững. Trong thập kỷ
tới, xoá đói giảm nghèo vẫn là một nhiệm vụ bức thiết với quy mô rộng lớn, mang
ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc và là một trọng tâm.
trong công tác bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội ở nước ta. Để thực hiện
xoá đói giảm nghèo nhanh và bền vững, phải đẩy mạnh triển khai các chương trình
phát triển kinh tế - xã hội, trong đó trọng tâm là triển khai có hiệu quả Chương



trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2020 với chuẩn nghèo mới
phù hợp với tình hình phát triển của nước ta và tiếp cận với chuẩn quốc tế.
Các chính sách và giải pháp xoá đói giảm nghèo phải thiết thực, đồng bộ cả về hỗ
trợ phát triển sản xuất và đời sống, tạo việc làm, tiếp cận thị trường; nâng cao khả
năng tự vươn lên thoát nghèo bền vững của người dân. Phải bảo đảm lồng ghép có
hiệu quả các chương trình, dự án và nguồn lực trên từng địa bàn; sự tham gia chủ
động của người dân, cộng đồng và cơ sở. Cùng với việc ưu tiên bố trí kinh phí từ
ngân sách nhà nước, tiếp tục huy động sự trợ giúp của cộng đồng doanh nghiệp và
của toàn xã hội, động viên người nghèo, vùng nghèo nỗ lực vươn lên thoát nghèo
bền vững, tiến tới làm giàu. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính
sách giảm nghèo hiện có, nhất là chương trình giảm nghèo ở các huyện có số hộ
nghèo cao. Thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng triển khai Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó gắn phát triển kinh tế với xã hội và
bảo vệ môi trường, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã
hội, phúc lợi xã hội, phát triển nông thôn bền vững.
- Thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công và chính sách trợ giúp xã
hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Hiện nay, nước ta có hơn 1,4 triệu người có
công với nước đang hưởng chính sách trợ cấp ưu đãi và hơn 1,6 triệu người đang
hưởng chính sách trợ cấp xã hội thường xuyên hàng tháng. Ngoài ra, nhu cầu trợ
giúp đột xuất còn rất lớn do tỷ lệ người nghèo, hộ nghèo, cận nghèo còn cao, đa số
người già chưa được hưởng chế độ hưu trí, tác động của kinh tế thị trường, dịch
bệnh, thiên tai gây thiệt hại ngày càng lớn. Vì vậy, thực hiện tốt hơn chính sách ưu
đãi người có công với nước và chính sách trợ giúp xã hội không những có ý nghĩa
quan trọng trong việc bảo đảm an sinh, ổn định xã hội, mà còn thể hiện bản chất tốt
đẹp của chế độ ta, dân tộc ta. Thấm nhuần đạo lý và truyền thống “uống nước nhớ
nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, cần tiếp tục hoàn chỉnh các chính sách và


nâng cao chế độ ưu đãi đối với người có công, phù hợp với sự phát triển kinh tế;

đồng thời hỗ trợ các gia đình người có công phát triển sản xuất kinh doanh, nâng
cao thu nhập; vận động toàn xã hội tham gia phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, bảo
đảm chonhững người có công có mức sống cao hơn mức trung bình của dân cư
cùng địa bàn. Hoàn thiện các chính sách và phát triển hệ thống trợ giúp xã hội linh
hoạt, ứng phó có hiệu quả với các biến cố, rủi ro, theo hướng cùng với việc tăng
cường trợ giúp thường xuyên và đột xuất từ ngân sách nhà nước, phải đẩy mạnh xã
hội hoá, đa dạng các kênh và hình thức trợ giúp xã hội và cứu trợ xã hội tự nguyện,
nhân đạo dựa vào cộng đồng với sự tham gia rộng lớn của các doanh nghiệp, của
xã hội và kiều bào ta ở nước ngoài; tranh thủ sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế.
Tiếp tục mở rộng đối tượng và điều kiện hưởng thụ trợ giúp xã hội đến toàn bộ các
nhóm dân cư dễ bị tổn thương với mức trợ giúp phù hợp. Phấn đấu bảo đảm cho
mọi người dân khi có thu nhập dưới mức sống tối thiểu đều được nhận trợ giúp xã
hội. Đẩy mạnh việc chủ động phòng chống và ứng phó kịp thời có hiệu quả thiên
tai, tác động của biến đổi khí hậu nhằm hạn chế thiệt hại về người và của, nhất là
những vùng thường xuyên xảy ra bão lũ;

nghiên cứu hình thành các quỹ dự phòng và cơ chế trợ giúp tại các địa phương để
hỗ trợ kịp thời cho nhân dân khi có rủi ro đột xuất.
- Nhà nước tăng thêm nguồn lực và phát huy vai trò chủ đạo để nâng cao phúc lợi
xã hội và phát triển đa dạng hệ thống các dịch vụ xã hội cơ bản. Không ngừng
nâng cao phúc lợi xã hội và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội, trước hết là các


dịch vụ công cộng cơ bản, bảo đảm công bằng, bình đẳng cho mọi người. Điều này
có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội và phân phối lại
một bộ phận thu nhập quốc dân, nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu về vật
chất và tinh thần, giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các thành
viên, các tầng lớp dân cư, các nhóm xã hội và các vùng miền. Trong điều kiện đất
nước còn nhiều khó khăn, thực hiện tốt yêu cầu này cũng là một biểu hiện thực tế
và sinh động bản chất ưu việt của chế độ ta. Trong thời gian tới, việc bảo đảm phúc

lợi xã hội gắn với đẩy mạnh phát triển các dịch vụ xã hội phải vừa trợ giúp mọi
người dân được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản tối thiểu về khám chữa
bệnh, học hành, nhà ở, điện, nước sinh hoạt, văn hoá, thông tin và truyền thông,
bảo đảm vệ sinh môi trường, đi lại…, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng
của nhân dân đối với các dịch vụ này. Cần đẩy mạnh phát triển các quỹ phúc lợi xã
hội ở cả 3 cấp độ: quỹ tập trung của Nhà nước; quỹ của các doanh nghiệp, đơn vị
kinh doanh; quỹ của các tập thể và cộng đồng. Phát triển hệ thống dịch vụ ngày
càng đa dạng, đồng bộ, mở rộng độ bao phủ, với chất lượng ngày càng nâng lên.
Quy định rõ công khai, minh bạch mức thụ hưởng các phúc lợi xã hội và dịch vụ
cơ bản tối thiểu củangười dân; đồng thời phải khắc phục các tiêu cực, phiền hà, tạo
điều kiện thuận lợi cho mọi người dân tiếp cận hệ thống dịch vụ này; có chính sách
hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng khó khăn. Xây dựng và triển khai có hiệu quả các
chương trình quốc gia về phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin, thể thao, dân
số, gia đình và trẻ em. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội,
nhất là ở các vùng nghèo, đặc biệt khó khăn; đồng thời hoàn thiện các chính sách
về miễn giảm học phí, học bổng, tín dụng ưu đãi cho người học, phổ cập giáo dục
mầm non 5 tuổi; chính sách khám, chữa bệnh, thụ hưởng văn hoá, thông tin, trợ
giúp pháp lý; chính sách nhà ở… cho các đối tượng chính sách, đối tượng khó
khăn. Đặc biệt, phải quan tâm làm tốt hơn công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục
trẻ em để con em chúng ta phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần và


nhân cách. Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá, ấm no, hạnh
phúc.

- Huy động sự tham gia của toàn xã hội để thực hiện tốt phúc lợi xã hội. Phúc lợi
xã hội có bản chất xã hội sâu sắc gắn kết hữu cơ giữa quyền lợi và trách nhiệm của
mỗi người với mỗi đơn vị, cộng đồng và toàn xã hội. Cùng với việc nâng cao vai
trò, chức năng và tăng thêm nguồn lực của Nhà nước, phải thực hiện chủ trương
“các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hoá”. Phải huy động

các nguồn lực của toàn xã hội để nâng cao phúc lợi xã hội.Tiếp tục hoàn thiện cơ
chế chính sách nhằm mở rộng sự tham gia của mọi chủ thể vào cung cấp ngày càng
nhiều hơn với chất lượng tốt hơn các dịch vụ công cộng.Tạo điều kiện thuận lợi để
mọi người dân đề cao trách nhiệm, nâng cao năng lực và tham gia thiết thực vào
việc bảo đảm phúc lợi xã hội. Đẩy mạnh các cuộc vận động xã hội như: ngày vì
người nghèo, phong trào tương thân tương ái, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại
đoàn kết dân tộc...
4. Thành tựu thực hiện phúc lợi xã hội :
Đặt trọng tâm vào công tác xoá đói, giảm nghèo, cùng với việc đẩy mạnh phát
triển kinh tế, xã hội để nâng cao mức sống chung của nhân dân, Đảng và Nhà nước
đã ban hành và tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án
và huy động nguồn lực của toàn xã hội để trợ giúp người nghèo, vùng nghèo vượt


qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo. Các chính sách và giải pháp xoá đói giảm
nghèo được triển khai đồng bộ trên cả 3 phương diện:
- Giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng, nhất là về y tế,
giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở, nước sinh hoạt;
- Hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách về bảo đảm đất sản xuất, tín
dụng ưu đãi, khuyến nông - lâm - ngư, phát triển ngành nghề
- Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Đến nay công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, được
nhân dân đồng tình, quốc tế đánh giá cao: số hộ nghèo giảm từ 29% (năm 2002)
xuống còn khoảng 10% (năm 2010); chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông
thôn giảm từ 2,3 lần (năm 1999) xuống còn 2 lần (năm 2008). Đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Đã tập trung chỉ đạo thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm với nhiều chính sách trợ giúp thiết
thực, hàng năm giải quyết được hơn 1,6 triệu việc làm mới cho người lao động,
giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị từ 6,42% (năm 2000) xuống còn khoảng
4,6% (năm 2010), tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn, góp phần nâng cao

thu nhập và đời sống cho nhân dân. Thu nhập thực tế bình quân đầu người 10 năm
qua tăng khoảng 2,3 lần.
Hệ thống bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế được quan tâm phát triển với nội dung
và hình thức ngày càng phong phú, nhằm chia sẻ rủi ro và trợ giúp thiết thực cho
những người tham gia. Bảo hiểm xã hội được triển khai đồng bộ với 3 loại hình là:
bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. Số người tham
gia bảo hiểm bắt buộc tăng nhanh, từ 4,8 triệu (năm 2001) lên 9,4 triệu (năm
2009), chiếm 18% tổng số lao động. Sau gần 3 năm triển khai bảo hiểm xã hội tự
nguyện, đến năm 2010 có khoảng 96,6 nghìn người tham gia. Dự kiến đến hết năm
2010 có khoảng 5,8 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm y tế tăng
nhanh từ 13,4% dân số (năm 2000) lên khoảng 62% (năm 2010). Đặc biệt, đã thực


hiện chính sách bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ em đến 6 tuổi, một số đối tượng
chính sách, người nghèo và hỗ trợ bảo hiểm y tế cho các hộ cận nghèo,... Các chính
sách ưu đãi đối với người có công không ngừng được hoàn thiện. Mức trợ cấp ưu
đãi năm 2009 tăng 2,1 lần so với năm 2006. Năm 2010 ngân sách trung ương đã
dành gần 19.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách ưu đãi thường xuyên cho hơn 1,4
triệu người có cô Đến nay, hơn 90% gia đình người có công có mức sống bằng
hoặc cao hơn mức trung bình của dân cư cùng địa bàn. Các chính sách trợ giúp xã
hội, cả thường xuyên và đột xuất được thực hiện rộng hơn về quy mô, đối tượng
thụ hưởng với mức trợ giúp ngày càng tăng. Kinh phí trợ giúp thường xuyên từ
ngân sách nhà nước và số người được thụ hưởng tăng nhanh, từ 113 tỷ đồng cho
hơn 180 nghìn người (năm 2001) tăng lên 4.500 tỷ đồng cho hơn 1,6 triệu người
(năm 2010)

-

5. Xây dựng trên nguyên tắc :
Chương trình phải vừa có lợi cho người lao động, vừa có lợi cho nhà quản lí.

Chương trình phải có tác dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chí phải cho chương trình phải nằm trong khả năng thanh toán của tổ chức.
Chương trình phải được xây dựng rõ ràng thực hiện công bằng và vô tư với

tất cả mọi người .
- Chương trình phải được ngươì lao động thm gia và ủng hộ.
6. So sánh hình thức trợ cấp dành cho người lao động Việt Nam với thế

giới :
6.1Điểm giống nhau :
* Mục tiêu :
Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và
cải thiện môi trường…


×