Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Thị trường lao động – Lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.66 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế, mỗi một thị trường đều rất cần thiết, đều phải giải
quyết những nhiệm vụ đặt ra trước nó và có ý nghĩa quan trọng khác nhau.
Thị trường lao động được coi như một đầu tàu để kéo theo sự chuyển động
của các thị trường khác. Thị trường lao động khác với các loại thị trường khác
(như: hàng hóa, vốn, nhà ở, bất động sản v.v..) ở chỗ nó phức tạp hơn, bao
gồm hoạt động của những lực lượng và các công cụ điều tiết mà phần lớn ở
các thị trường khác không có. Ở phạm vi bài viết này, em xin mạnh dạn chọn
đề tài: “Thị trường lao động – Lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay”.
Trong quá trình làm bài, do hạn chế về kiến thức và hiểu biết nên bài viết
chắc chắn không tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý từ các
thầy cô để bài viết thêm hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I/ Lý thuyết về thị trường lao động
1. Khái niệm
Thị trường lao động (hoặc thị trường sức lao động) là nơi thực hiện các
quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và
người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động), thông qua các hình
thức thỏa thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc
khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc
thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác.
2. Các yếu tố cấu thành thị trường lao động
Các yếu tố chủ yếu tạo nên thị trường lao động bao gồm bên cung sức
lao động; bên cầu sức lao động; các quan hệ giao dịch giữa bên cung và bên
cầu sức lao động về giá cả sức lao động. Trạng thái của các yếu tố này quyết
định cơ cấu và đặc điểm của thị trường lao động. Trong đó, bên cung và bên
1


cầu sức lao động là hai chủ thể của thị trường lao động, có quan hệ ràng buộc


với nhau, dựa vào nhau để tồn tại. Sự chuyển hóa lẫn nhau của hai chủ thể
này quyết định tính cạnh tranh của thị trường lao động: Khi bên cung sức lao
động lớn hơn nhu cầu về loại hàng hóa này, thì bên mua ở vào địa vị có lợi
hơn trên thị trường lao động (thị trường của bên mua). Ngược lại, nếu cầu về
sức lao động trên thị trường lớn hơn cung (thị trường của bên bán) người bán
sẽ có lợi thế hơn, có nhiều cơ hội để lựa chọn công việc, giá cả sức lao động
có thể được nâng cao.
a. Cung lao động
Cung lao động là khả năng tham gia thị trường lao động (cả về số
lượng và thời gian) của những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao
động, và những người ngoài độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động
trên thị trường lao động.
Những nhân tố tác động đến cung lao động:
- Dân số: Quy mô lực lượng lao động của mỗi quốc gia phụ thuộc vào:
Quy mô dân số của quốc gia. Quy mô dân số càng lớn =>nguồn nhân
lực xã hội càng lớn.Tốc độ tăng dân số quyết định quy mô dân số và quyết
định quy mô nguồn nhân lực khoảng 15 năm sau.Tốc độ gia tăng dân số phụ
thuộc vào tỷ lệ tăng tự nhiên dân số và di dân thuần túy.
Quy định về giới hạn dưới của độ tuổi lao động => quy định số người
đủ tuổi lao động trở lên => quy mô lực lượng lao động tiềm năng.
Cơ cấu dân số trẻ hay già cho biết đội ngũ lao động đủ tuổi lao động trở
nên ít hay nhiều => quyết định cung lao động nhỏ hay lớn.
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động:
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quyết định đến cung lao động về số
lượng. Tuy nhiên con số này chưa nói lên chính xác mức độ tham gia và
cường độ tham gia lao động do thời gian làm việc của những người lao động
khác nhau có thể không giống nhau.

2



Sự thay đổi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động do nhiều yếu tố chi phối
trong đó có cả các yếu tố vừa làm tăng và vừa làm giảm tỷ lệ tham gia LLLĐ
như: Tăng lương và thu nhập thực tế trên thị trường, sự thay đổi sở thích,
hành vi, hoàn cảnh gia đình, tiến bộ kỹ thuật công nghệ, sự xuất hiện các
ngành mới, trợ cấp xã hội,…
Những nhân tố tác động đến cung thời gian làm việc
Tổng cung lao động trong nền kinh tế không chỉ phụ thuộc vào số lượng
người tham gia lực lượng lao động mà còn phụ thuộc vào số giờ làm việc
trung bình trong tuần, trong năm của những người tham gia. Các yếu tố tác
động đến thời gian làm việc của người lao động gồm: lợi ích, sở thích, nghề
nghiệp, hoàn cảnh gia đình.
Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng cung lao động.
- Chiến lược, chính sách phát triển nguồn nhân lực:
Chiến lược và các chính sách phát triển con người trong từng thời kỳ
cho thấy sự quan tâm của Nhà nước tới việc phát triển nguồn nhân lực, thể
hiện ở các chính sách nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, chăm lo sức
khỏe, an sinh xã hội,…
- Hệ thống giáo dục, đào tạo.
- Chăm lo sức khỏe và dinh dưỡng.
- Hội nhập quốc tế.
Hội nhập quốc tế mở ra cơ hội cho người lao động được học hỏi, trau
dồi kiến thức, kỹ năng, công nghệ mới,…
b. Cầu lao động
Là số lượng lao động mà doanh nghiệp mong muốn và có khả năng
thuê tại các mức tiền công khác nhau trng khoảng thời gian nhất định (Cetiris
Paribus).
Cầu đối với lao động là cầu thứ phát, phụ thuộc vào cầu đối với hàng
hóa và dịch vụ trên thị trường hàng hóa. Các doanh nghiệp sẽ thuê một lượng
lao động để tối đa hóa lợi nhuận của họ. Nguyên tắc: nếu người tiêu dùng cần

3


nhiều hàng hóa dịch vụ hơn thì doanh nghiệp sẽ thuê thêm nhiều lao động để
tạo ra số lượng hàng hóa dịch vụ đó, nếu các điều kiện khác không đổi.
Cầu đối với người lao động phụ thuộc vào giá của lao động. Số lượng
lao động được thuê còn phụ thuộc vào mức tiền công các doanh nghiệp có
khả năng và sẵn sàng trả cho họ. Cầu đối với lao động cũng giống như cầu đối
với các hàng hóa và dịch vụ khác. Khi giá của lao động cao thì lượng cầu đối
với lao động thấp và ngược lại.
Khi có những sự thay đổi khác, ví dụ như sự thay đổi về mức lương và
năng suất, nhu cầu về lao động của doanh nghiệp sẽ thay đổi.
Cầu lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn tài nguyên của
một nước, quy mô, trình độ công nghệ, cơ cấu ngành nghề kinh tế, mức tiền
công, phong tục tập quán, tôn giáo... và chính sách phát triển kinh tế.
II/ Thực tiễn về thị trường lao động Việt Nam hiện nay
1. Về Cung lao động
Năm 2016, lực lượng lao động cả nước có 54,43 triệu người (chiếm
58.7% dân số). Tốc độ tăng lực lượng lao động có xu hướng giảm, mỗi năm,
lực lượng lao động được bổ sung khoảng 1 triệu người. Quý 3/2016, dân số từ
15 tuổi trở lên đạt 71,03 triệu người, giảm 0,69% so với quý 3/2015; nữ giảm
1,23%; khu vực thành thị tăng 2,92%. Quy mô LLLĐ từ 15 tuổi trở lên đạt
54,43 triệu người, tăng 0,21% so với quý 3/2015; nữ tăng 0,38%; khu vực
thành thị tăng 4,66%. Cả nước hiện có 53,27 triệu lao động có việc làm; tỷ lệ
lao động làm việc trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp xây dựng và thương mại - dịch vụ lần lượt là 41,61%; 24,93% và 33,46%. Xét
theo vị thế công việc, lao động chủ yếu tự làm việc chiếm 39,83% , lao động
làm công ăn lương chiếm 41,03% tổng số người có việc làm.
Chất lượng lao động tiếp tục được cải thiện. Quý 3/2016, LLLĐ từ 15
tuổi trở lên có chuyên môn kỹ thuật với bằng cấp/chứng chỉ từ 3 tháng trở lên
là 11,42 triệu, chiếm 20,98% LLLĐ, tăng 441 nghìn người (tăng 0,76 điểm

4


phần trăm) so với quý 3/2015. Trong đó, đặc biệt tăng mạnh ở nhóm cao đẳng
nghề (26,86%), tiếp đến là nhóm đại học trở lên (4,55%), sơ cấp nghề
(4,06%), trung cấp chuyên nghiệp (3,84%), cao đẳng chuyên nghiệp (1,04%)
và trung cấp nghề (0,42%).
2. Về Cầu lao động
Quý 3/2016 có 244,7 nghìn chỗ làm việc được các doanh nghiệp đăng
để tuyển dụng, tăng 7,7% so với quý 2/2016. Số người có nhu cầu tìm việc
làm là 71,6 nghìn người, tăng 25,9% so với quý 2/2016.
Về nhu cầu tuyển dụng lao động: Nhu cầu tuyển dụng lao động nam
chiếm 46,0% tổng số, giảm so với quý 2/2016 (49,6%). Nhu cầu tuyển dụng
của các công ty “TNHH và doanh nghiệp tư nhân” chiếm 51,3%, tăng 1,5
điểm % so với quý 2/2016. Một số công việc có nhu cầu tuyển dụng lớn là:
“lao động phổ thông” (chiếm 67,9%, tăng 14,3 điểm % so với quý 2/2016);
“dệt, may mặc” (chiếm 12,3%, giảm 11 điểm % so với quý 2/2016).
Trong quý 3/2016, 64 Trung tâm dịch vụ việc làm do ngành LĐ TB&XH quản lý tổ chức được 331 phiên giao dịch việc làm với 753 nghìn
lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm, trong đó có 239 nghìn lượt người
nhận được việc làm do các trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu và cung ứng.
Đến hết quý 3/2016, có 278 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động XKLĐ
(tăng 3 doanh nghiệp so với quý 2/2016), trong đó, 15 doanh nghiệp nhà
nước, 208 công ty cổ phần, 55 công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong quý
3/2016 đã đưa được 30.917 người đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài,
trong đó 13.172 lao động nữ (chiếm 42,6%). Thị trường Đài Loan có số người
đi làm việc lớn nhất, 17.823 người (chiếm 57,65%); thứ hai là Nhật Bản,
11.295 người (36,53%); tiếp đến là Hàn Quốc, 2.181người (7,05%).
3. Những tồn tại, bất cập
Về cung lao động: Lực lượng lao động phân bố không đồng đều, tập
trung chủ yếu ở nông thôn. Phần đông việc làm của người lao động không ổn

định, dễ bị tổn thương và rơi vào nghèo đói (tỷ lệ lao động tự làm, làm việc
5


trong gia đình không hưởng lương chiếm 56.11%, tỷ lệ này ở khu vực nông
thôn là 68,09%). Lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất
(68,09%).
Chất lượng lao động Việt Nam còn hạn chế, trình độ học vấn của lực
lượng lao động chênh lệch lớn giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị,
vẫn bị hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp; thể lực, sức bền, sự dẻo dai chỉ ở mức
trung bình.
Trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi thị trường
lao động ở Việt Nam phát triển linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế. Thế nhưng, do mới hình thành và phát triển chưa
đồng bộ, nên thị trường lao động Việt Nam đang bộc lộ nhiều yếu điểm lẫn
mâu thuẫn, trong đó nghiêm trọng nhất là mất cân bằng giữa cung và cầu,
năng suất lao động thấp. Trong khi chúng ta dư thừa sức lao động ở nông thôn
thì ở lĩnh vực phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ trung cao cấp lại
thiếu hụt lao động trầm trọng.
Về cầu lao động: Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phân bố không đều
giữa các vùng, chủ yếu tập trung ở Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Hồng;
Đồng bằng sông Cửu Long. Các doanh nghiệp chủ yếu có qui mô nhỏ, phân
tán và trình độ kỹ thuật công nghệ thấp: bình quân số lao động của một doanh
nghiệp năm 2006 là 51 người, số doanh nghiệp dưới 10 lao động chiếm
51,3%; doanh nghiệp có từ 10 đến 200 lao động chiếm 44%, chỉ có 1,43%
doanh nghiệp có từ 200 đến 300 lao động. Về năng lực vốn, 42% doanh
nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng, và chỉ có 8,18% doanh nghiệp có vốn từ 5 tỷ
đến 10 tỷ đồng.
Nhiều ngành có khả năng tạo ra giá trị sản xuất cao nhưng tỉ lệ lao
động làm việc lại thấp. Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, năng lực cạnh tranh

của các doanh nghiệp có tiến bộ, nhưng chưa vững chắc và chưa cao.
Về cân đối cung - cầu lao động: Nhìn tổng thể, thị trường lao động Việt
Nam vẫn là một thị trường dư thừa lao động và phát triển không đồng đều,
6


quan hệ cung – cầu lao động giữa các vùng, khu vực, ngành nghề kinh tế đang
mất cân đối nghiêm trọng. Bên cạnh tình trạng phổ biến hiện nay là dư thừa
lao động không có kỹ năng và thiếu nhiều lao động kỹ thuật thì nhiều doanh
nghiệp đang gặp khó khăn không chỉ trong việc tuyển dụng lao động qua đào
tạo mà còn cả trong tuyển dụng lao động phổ thông, chủ yếu xảy ra đối với
các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở phía Nam.
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm chậm, tỷ lệ sử dụng lao động ở nông
thôn thấp, chỉ đạt trên, dưới 70%. Số doanh nghiệp trên đầu dân số còn thấp
nên khả năng tạo việc làm và thu hút lao động còn hạn chế, nhất là trong lĩnh
vực nông nghiệp và nông thôn. Tình trạng thiếu việc làm cao, chính sách tiền
lương, thu nhập chưa động viên được người lao động gắn bó tận tâm với công
việc.
Ở khía cạnh quản lý nhà nước đối với thị trường lao động, việc làm và
vai trò điều tiết của Nhà nước đối với quan hệ cung cầu lao động còn hạn chế.
Sự kiểm soát, giám sát thị trường lao động, việc làm chưa chặt chẽ. Chưa phát
huy được vai trò của “tòa án lao động” trong giải quyết tranh chấp lao động.
Cải cách hành chính hiệu quả thấp đối với bản thân người lao động và cả xã
hội.
Cơ cấu lao động chưa phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tỷ lệ lao động
qua đào tạo và đào tạo nghề thấp. Kỹ năng tay nghề, thể lực còn yếu, kỷ luật
lao động, tác phong làm việc công nghiệp chưa cao. Các văn bản của Nhà
nước hướng dẫn thực hiện các luật về lao động, việc làm và thị trường lao
động chưa được thực hiện đầy đủ và nghiêm minh, gây áp lực cho vấn đề giải

quyết việc làm. Khả năng cạnh tranh yếu, nhất là ở những lĩnh vực yêu cầu
lao động có trình độ cao. Cơ cấu ngành nghề đào tạo chuyên môn kỹ thuật
chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đòi hỏi.
Hệ thống giao dịch trên thị trường lao động yếu kém. Hệ thống thông
tin thị trường lao động, việc làm chính thức chưa phát triển mạnh, chưa có các
7


trung tâm giao dịch lớn đạt hiệu quả khu vực. Cả nước chỉ có khoảng 200
trung tâm và trên 3.000 doanh nghiệp giới thiệu việc làm, lại tập trung chủ
yếu ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, song hoạt động chưa hiệu quả, chưa
thường xuyên nên mới chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu thông tin của người
lao động tìm việc làm.
Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức to lớn.
Cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt từ cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp đến
toàn nền kinh tế, từ bình diện trong nước đến ngoài nước. Một bộ phận doanh
nghiệp không thích nghi kịp có nguy cơ phá sản, người lao động có nguy cơ
thất nghiệp cao, thiếu việc làm, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Chất
lượng nguồn lực lao động nước ta chưa đáp ứng yêu cầu, gây trở ngại trong
quá trình hội nhập. Di chuyển lao động tự phát từ nông thôn ra thành thị, vào
các khu công nghiệp tập trung và di chuyển ra nước ngoài kéo theo nhiều vấn
đề xã hội nhạy cảm như "chảy máu chất xám, tình trạng buôn bán phụ nữ và
trẻ em qua biên giới”...

KẾT LUẬN
Như vậy, có thể thấy rằng hiện nay thị trường lao động của Việt Nam
còn tồn tại nhiều hạn chế, cần phải có những chính sách đúng đắn, kịp thời
đưa ra để khắc phục và khiến thị trường có những chuyển biến mới tốt đẹp
hơn. Trên đây là những hiểu biết của em về đề tài: “Thị trường lao động – Lý
thuyết và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay”. Trong quá trình làm bài chắc chắn

không tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý từ thầy
cô. Em xin chân thành cảm ơn!

8


PHỤ LỤC
LLLĐ: lực lượng lao động.
TNHH: trách nhiệm hữu hạn.
Ngành LĐ - TB&XH: Ngành Lao động – thương binh và xã hội.
XKLĐ: xuất khẩu lao động.

9


10


11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế học vi mô NXB Giáo dục 2007
2. Đề tài nghiên cứu: Một số khái niệm về Lao động và Thị trường lao
động.
/>ItemID=57 Ngày cập nhật: 21/11/2011
3. Thị trường lao động: Vấn đề lý thuyết và thực trạng hình thành, phát
triển ở Việt Nam.
/>Ngày cập nhật: 18 thg 12, 2016
4. Thực trạng Cung - Cầu lao động và những giải pháp.

/>Ngày cập nhật: 13-12-2011
5. BẢN TIN CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM Số
11, quý 3 năm 2016
/>9668.pdf

12



×