Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Tình hình kinh tế và tác động đến tỉ lệ thất nghiệp, bài học từ thế giới và giải pháp cho nước ta.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.03 KB, 29 trang )

Kinh t ế h ọc lao động
MỤC LỤC

Kết luận .............................................................................................................................29
Danh mục tài liệu tham khảo.............................................................................................30

Nhóm 7- K49U

Page 1


Kinh t ế h ọc lao động

Lời mở đầu
Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là xu
thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay,
Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với
phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại, Việt Nam sẵn sàng là bạn
của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.
Trong quá trình hội nhập, Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút
được vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học tiên tiến, những kinh nghiệm quý
báu của các nước phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy
nhiên, một vấn đề bao giờ cũng có hai mặt đối lập. Trong giai đoạn hiện nay, suy thoái
kinh tế đang là vấn đề nóng tại tất cả các quốc gia trên thế giới , các nhà kinh tế xem đây
là một vấn đề nan giải và đang tìm cách giải quyết. Suy thoái kinh tế đã gây ra bao hệ lụy,
ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế như là lạm phát tăng cao, thất nghiệp gia tăng,…
xảy ra ở hầu hết các các quốc gia và Việt Nam chúng ta cũng không tránh khỏi những tác
động tiêu cực từ suy thoái. Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế thế giới, các quốc gia
trên thế giới đang phải đối mặt với vô vàn thách thức, trong đó phải kể đến vấn nạn thất
nghiệp.
Trước tình hình này, có quan điểm rằng “ Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thê giới , Việt


Nam không tránh khỏi các tác động tiêu cực khiến cầu về lao động tại tất cả các ngành
nghề sản xuất kinh doanh đều giảm, dẫn đến thất nghiệp gia tăng”.
Với hiểu biết và từ tìm hiểu những thông tin liên quan, nhóm 7 hoàn toàn đồng ý với
quan điểm này. Bằng những gì đã tìm hiểu chúng tôi cho rằng: Suy thoái kinh tế đã và
đang tác động tiêu cực đến cầu về lao động tại tất cả các nghành kinh doanh và làm cho
thất nghiệp gia tăng. Mặc dù tác động này là không đồng đều giữa các ngành và nhóm
ngành.
Dưới đây là những ý kiến của nhóm sau thời gian tìm hiểu đề tài. Đây là vấn đề rất
sâu rộng, mang tính thời sự. Bản thân chúng em, những sinh viên năm thứ hai, khi được
giao viết đề tài này cũng cảm thấy rất hứng thú và say mê. Tuy nhiên do sự hiểu biết còn
hạn chế nên chúng em chỉ xin đóng góp một phân nhỏ suy nghĩ, hiểu biết của chúng em.
Bài còn nhiều thiếu sót, chúng em xin kính mong cô chỉ bảo để chúng em hoàn thành bài
viết tốt hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nhóm 7- K49U

Page 2


Kinh t ế h ọc lao động
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ THẤT NGHIỆP CỦA THẾ GIỚI
I.

Khái quát tình hình kinh tế:
1. Thế giới trong thời kì khủng hoảng 2008 – 2009.
Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ
đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo.
Năm 2008 cũng chứng kiến nỗ lực chưa từng có của các nền kinh tế để chống chọi với
"bão".

2. Năm 2010- thế giới tiếp tục đi vào ổn định.
Một năm sau cuộc khủng hoảng tài chính, nền kinh tế thế giới đang trên đà hồi
phục và phát triển, kinh tế nhiều nước trên thế giới tiếp tục đi vào ổn định.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo kinh tế của 33 nước thành viên
OECD tăng trưởng bình quân 2,8% trong năm 2010. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo
tăng trưởng của Trung Quốc ở gần mức 10% trong năm 2010 và 2011, tại Ấn Độ mức
tăng trưởng là 8,4%, Nga 4,3% và Brazil 4,1%. Cũng theo OECD, thương mại toàn cầu
phục hồi, tăng 12,3% năm 2010. Tại Mỹ, kinh tế tăng trưởng chậm, vào khoảng 2,4%2,5% trong năm 2010. Tại Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu, con số này còn thấp
hơn, vào khoảng 1,6% trong hai năm 2010 và 2011.
Tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), EC cho biết tăng trưởng kinh tế năm 2010 sẽ
là 1,7%. Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, có mức tăng trưởng 3,7%. Kinh tế Trung
Đông và Bắc Phi sẽ vẫn tãng trưởng mạnh. Dự báo tăng trưởng của khu vực này sẽ là
4,1% năm 2010 và 5,1% năm 2011. Còn theo LHQ, tại khu vực Mỹ Latinh và vùng
Caribe, hoạt động xuất khẩu mạnh và giá hàng hóa cao đang "tiếp sức" cho tăng trưởng
kinh tế nhanh hơn mong đợi.
Năm 2010 đánh dấu sự phát triển mạnh của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nõ nét
nhất là sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc, GDP của Trung Quốc trong quý 2/ 2010
đạt 1.337 tỷ USD. Ngoài ra nền kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore - có mức
tăng trưởng nhanh khoang 8,8%. ADB dự báo một số quốc gia đang phát triển ở khu vực
châu Á - Thái Bình Dương, trong một tương lai không xa, có thể đuổi kịp và vượt qua
các nước phát triển hiện nay.
3. Năm 2011- Phục hồi chậm chạp, tăng trưởng suy giảm.

Tình hình thế giới vẫn diễn biến phức tạp, sự phục hồi kinh tế toàn cầu diễn ra chậm
chạp. Theo IMF, kinh tế toàn cầu năm 2011 chỉ đạt mức 4,0%, thấp hơn 5,1% so với năm
2010. Khu vực các nước phát triển tăng trưởng 1,6% năm 2011so với tăng trưởng 3,1%
của năm 2010. Khu vực các nước đang phát triển và mới nổi, tăng trưởng 6,4% năm so
với mức 7,3% năm 2010.
Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới đã mất 1% điểm tăng trưởng, với GDP sẽ chỉ tăng
1,5% trong năm. Với 17 nước thuộc khu vực đồng euro, tăng trưởng GDP sẽ giảm bớt

khoảng nửa điểm..

Nhóm 7- K49U

Page 3


Kinh t ế h ọc lao động
Nhật Bản đã tăng trưởng trở lại, nhưng cũng chỉ đạt mức 0,5% trong năm nay. Trung
Quốc tiếp tục là nước dẫn đầu với mức tăng trưởng 9% trong năm tới. Nga, Mỹ Latin,
châu Phi, Trung Đông và Bắc Phi tăng trưởng sẽ thấp hơn so với dự báo trước đây.
Biểu đồ 1: Tăng trưởng kinh tế thế giới, Mỹ, khu vực đồng Euro, Nhật Bản, các nước
châu Á đang phát triển và Việt Nam

Biểu đồ 2: Lạm phát tại các nước phát triển, các nước mới nổi và đang phát triển, các
nước châu Á đang phát triển và Việt Nam (bình quân năm)

4. Năm 2012- 2013- suy giảm, phục hồi chậm.

Theo đánh giá đưa ra vào tháng 11/2012, kinh tế toàn cầu năm 2012 tiếp tục suy
giảm và chỉ tăng 3,3%; các nền kinh tế mới nổi BRICS tăng 5-5,3%, thấp hơn kết quả đạt

Nhóm 7- K49U

Page 4


Kinh t ế h ọc lao động
được 6,2% vào năm 2011; kinh tế châu Phi tăng 4,5%; kinh tế khu vực Mỹ La tinh và
Caribê tăng 3,7%; riêng châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng

cao nhất 5,6% nhờ kinh tế Trung Quốc vẫn giữ được động lượng. Kinh tế các nước
ASEAN cũng đạt tốc độ khá cao 5,2% nhờ nhu cầu nội địa tăng mạnh đã góp phần giảm
nhẹ nhiều tác động tiêu cực do suy giảm xuất khẩu bắt nguồn từ suy thoái toàn cầu và
tăng trưởng kinh tế chậm lại tại Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.
Bảng 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THẾ GIỚI 2012 & NĂM 2013 (%)
Nguồn: IMF, các tổ chức tài chính khu vực, báo cáo quốc gia
Quốc gia- khu vực

Năm
2012

Năm
2013

Quốc gia- khu vực

Năm
2012

Năm
2013

Toàn cầu

3,3

3,6

Châu Phi


4,5

4,8

Các nước phát
triển

1,3-1,4

1,6

Trung Đông – Bắc Phi

5,1

3,7

Các nước EU

-0,3

0,4

Mỹ latinh và Caribê

3,7

4,7

Khu vực euro


-0,4

0,1

trung Âu

1,9

2,9

BRICS

5,0-5,3

5,5

quốc gia độc lập CIS

4,2

4,1

nước đang phát
triển

-

5,6


Mỹ

1,5

2,3-3,0

Châu Á- TBD

5,6

-

Nhật Bản

2,2

1,0

ASEAN

5,2

5,5

Trung Quốc

8,0

7,5


Châu Phi

4,5

4,8

Ấn Độ

5,7-5,9

6,3

CHLB Nga

3,5-4,0

3,9

CH Nam Phi

2,7

3,6

Năm 2013, mặc dù có những dấu hiệu tích cực hơn trong tháng 8 nhưng kinh tế thế
giới trong năm 2013 nhìn chung phục hồi chậm hơn mức kỳ vọng do suy giảm tăng
trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ.
Châu Âu thoát khỏi suy thoái dài nhất trong lịch sử với việc khu vực đồng Euro trong
quý 2/2013 lần đầu tiên tăng trưởng dương kể từ quý 4/2011, nhưng cũng chỉ ở mức


Nhóm 7- K49U

Page 5


Kinh t ế h ọc lao động
0,3% so quý trước, thấp hơn mức trung bình 0,35% kể từ quý 3/2007. Anh tăng trưởng
khả quan hơn với mức 0,7% trong quý 2/2013, cao hơn mức trung bình 0,65% kể từ quý
3/2007. Mỹ tăng trưởng ổn định với mức tăng trưởng (so cùng kì năm trước) duy trì trên
dưới 2% kể từ quý 1/2010 và lạm phát đạt mức 2% trong tháng 7/2013. Nhật Bản tăng
trưởng tiếp tục cải thiện với mức tăng trưởng (so cùng kì năm trước) tăng dần từ quý
3/2012. Trong khi đó, Trung quốc nhiều khả năng tăng trưởng thấp hơn kế hoạch 7,5%
trong năm 2013 do phải đối mặt với vấn đề nợ xấu ngân hàng và nợ công địa phương.
Tăng trưởng của Trung Quốc đã giảm từ 7,9% quý 4/2012 xuống 7,5% quý 2/2013. Ấn
Độ do những yếu kém về cơ sở hạ tầng và thủ tục hành chính đang phải đối mặt với làn
sóng rút vốn ra và tăng trưởng suy giảm liên tục từ 2010 (giảm từ 9,4% quý 1/2010
xuống 4,8% quý 1/2013).
5. 6 tháng đầu năm 2014- Kinh tế thế giới tiếp tục duy trì quá trình phục hồi nhưng tăng

trưởng chững lại.
Hầu hết các nền kinh tế phát triển tuy vẫn duy trì các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy tăng
trưởng nhưng từng bước cắt giảm quy mô các gói kích thích kinh tế.
Những chuyển biến kinh tế thế giới đầu năm 2014 cho thấy 3 dịch chuyển nổi bật:
(1) Các nước phát triển phục hồi đà tăng trưởng trong khi các nền kinh tế mới nổi tăng
trưởng chậm lại;
(2) Các ngân hàng trung ương bắt đầu thắt chặt dòng cung tiền tệ và cắt giảm chương
trình kích thích kinh tế;
(3) Trung Quốc điều chỉnh để giảm tốc độ tăng trưởng; lần đầu tiên kể từ năm 2004,
Trung Quốc không nằm trong nhóm 12 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế
giới.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng toàn cầu năm 2014 dự kiến đạt 2,8% (giảm
so với mức dự báo 3,2% đưa ra trong tháng 01/2014) và năm 2015 đạt 3,4%; các nền
kinh tế phát triển tăng trưởng 1,9% và các nền kinh tế đang phát triển tăng trưởng 4,8%
trong năm 2014.

II.

Thất nghiệp của 1 số nước trên thế giới chịu sự khủng hoảng của nền kinh tế thế giới.
1. Tình hình thất nghiệp ở Mỹ.

Nhóm 7- K49U

Page 6


Kinh t ế h ọc lao động
Trong hai năm 2008-2009, kinh tế Mỹ rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Tỉ lệ thất
nghiệp lên cao đến mức kỷ lục (trên 9,5%) kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, có
tháng còn lên đến 10%. Trong và sau cuộc khủng hoảng này, nền kinh tế đứng thứ nhất
thế giới đã đánh mất 8,8 triệu việc làm và chỉ tạo thêm được 4 triệu việc làm (tương
đương 46% số việc làm đã mất) khi quá trình phục hồi bắt đầu. Tuy nhiên, trong những
năm sau đó, kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu hồi phục nhất định. GDP bắt đầu tăng
trưởng trở lại trong khi tỉ lệ thất nghiệp ở quốc gia này có xu hướng giảm dần, xuống còn
7,7% vào tháng 11 năm 2012

Biểu đồ 3: Tình hình thất nghiệp của Mỹ giai đoạn 2008- 2013
Tỷ lệ thất nghiệp trung bình của năm 2013 ở mức 7,7% - thấp nhất trong vòng 4 năm.
Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia vào thị trường lao động của tháng 12 giảm xuống 62,8% - thấp
nhất kể từ năm 1978.Theo báo cáo công bố ngày 3/7/2014 của Bộ Lao động Mỹ, trong
tháng Sáu vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ giảm xuống còn 6,1% so với mức 6,3% trong

tháng trước đó. Tỷ lệ này tuy vẫn cao nhưng được ghi nhận là bước cải thiện lớn của thị
trường lao động Mỹ nếu so với tỷ lệ 10% trong những năm trước đây.
2. Tại các nước châu Âu.

Trái với sự hồi phục của Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp hiện nay vẫn là vấn đề khó giải quyết của
các nước châu Âu. Theo thông tin Eurostat mới công bố, tỷ lệ thất nghiệp tháng 8 năm
2013 tại châu Âu là 12%. Theo thống kê, lượng người thất nghiệp tại châu lục này lên tới
khoảng 19,2 triệu người, tăng 895 nghìn người so với tháng 8 năm 2012. So với tháng
trước, tình hình thất nghiệp châu Âu không thay đổi. Tháng 7 năm 2013 là tháng tiêu biểu
cho việc lần đầu tiên tỷ lệ thất nghiệp sụt giảm sau một thời gian dài.
Xét riêng các nước thành viên, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất được ghi nhận tại Áo (4,9%),
Đức (5,2%) trong khi cao nhất tại Hy Lạp (27,9% vào tháng 6/2013) và Tây Ban Nha
(26,2%).

Nhóm 7- K49U

Page 7


Kinh t ế h ọc lao động

Biểu đồ4 : Thất nghiệp của khu vực Châu Âu
Lượng thất nghiệp trong độ tuổi thanh niên (dưới 25 tuổi) tại châu Âu khoảng 3,5
triệu người, giảm 52 nghìn người so với cùng kỳ năm 2012. Mặc dù tình trạng việc làm
đối với giới trẻ châu Âu đã được cải thiện về lượng nhưng xét về tỷ lệ thanh niên thất
nghiệp vẫn tăng từ 23,4% trong tháng 8 năm ngoái lên con số 23,7% mới công bố.
Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao nhất theo số liệu công bố rơi vào Hy Lạp (61,5% trong
tháng 6 năm 2013), Tây Ban Nha (56%) và Croatia (số liệu quý 2 năm 2013 là 52%).
Những thống kê từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố vào 30/9/2014, tỷ
lệ thất nghiệp tại các nước châu Âu vẫn chưa được cải thiện so với thời điểm cùng kỳ

năm trước: Bồ Đào Nha vẫn tiếp tục duy trì ở mức 14% trong tháng 8, tỷ lệ thất nghiệp
trung bình của Italy trong tháng 8 đã giảm xuống 12,3%, tỷ lệ thất nghiệp tại Đức giảm
xuống mức 6,5%.
3. Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc.

Trong 10 tháng đầu 2008, Trung Quốc có thêm 10,2 triệu người mất việc, chủ yếu ở
những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một cuộc khảo sát của Đại học Tây Nam Bộ Tài chính
trong năm 2011, tổng số người thất nghiệp thành thị Trung Quốc hơn 2770 người. Tỷ lệ
thất nghiệp cao nhất trong tỷ lệ thất nghiệp khu vực phía tây, phía đông, miền trung và
miền tây là 6,9%, 8,3% và 14,1%. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị của Trung Quốc vào tháng
Bảy năm 2012 là 8,05%, cao hơn 0,5 điểm phần trăm cao hơn so với tháng 7 năm 2011.
Tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc đã trở thành tâm điểm của sự chú ý bên ngoài năm
2013 khi chính phủ cấp cao Trung Quốc cho biết tỷ lệ thất nghiệp khảo sát Trung Quốc là
5%, tỷ lệ thất nghiệp đăng ký thành thị của Trung Quốc là 4,1%. Tuy nhiên theo điều tra
của Trường Đại học Tài chính Trung Quốc cho 8000 hộ gia đình, vào tháng Sáu năm
2013, tỷ lệ thất nghiệp thành thị đạt 8,05 phần trăm, gần như gấp 2 lần tỷ lệ thất nghiệp
đăng ký chính thức 4,1% , Trung Quốc tỷ lệ thất nghiệp 160 triệu lao động nhập cư đã

Nhóm 7- K49U

Page 8


Kinh t ế h ọc lao động
tăng lên 6 phần trăm, trong tháng Tám năm 2011 là 3,4%, đây không phải là cuộc chiến
đầu tiên về dữ liệu số liệu chính thức, trong năm 2009, Bộ đã công bố trong năm 2008 tỷ
lệ thất nghiệp là 4,2%, trong khi số liệu điều tra CASS 9,4%, một sự khác biệt của hơn
gấp đôi.
4. Tỷ lệ thất nghiệp của một số quốc gia khu vực Đông Nam Á


Biểu đồ 5 - Tỷ lệ thất nghiệp của một số quốc gia khu vực Đông Nam Á năm 2010.

I.

CHƯƠNG 2: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI TỚI VIỆT NAM
Khái quát tình hình kinh tế.
Sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính, nợ công toàn cầu đã góp phần làm
ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam như làm cho lạm phát và mặt bằng lãi suất ở mức
cao, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư giảm, thị trường chứng khoán và
thị trường bất động sản giảm sút, đồng tiền VNĐ giảm giá. Tất nhiên những vấn đề nêu

Nhóm 7- K49U

Page 9


Kinh t ế h ọc lao động
trên không phải tất cả do khủng hoảng kinh tế, tài chính, nợ công gây nên mà còn do
nhiều nguyên nhân khác từ bản thân nền kinh tế với những khoản nợ xấu trong các doanh
nghiệp nhà nước.
1. Chưa thể phục hồi.

Năm năm sau cơn lũ, nước ở Việt Nam dường như rút chậm hơn. Bởi đến nay tăng
trưởng kinh tế vẫn chưa thể phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
bất ổn khi lạm phát và lãi suất cho vay cao, nợ xấu trở nên nhức nhối, thu nhập tăng chậm
và đời sống người dân khó khăn…

Biểu đồ 5: Tăng trưởng GDP và lạm phát những năm gần đây (đơn vị: %)
nguồn: Tổng cục Thống kê
“Con hổ của châu Á” là cụm từ quen thuộc mà giới đầu tư quốc tế dành để nói về Việt

Nam những năm 2006 - 2007, gắn với nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng ấn tượng cùng
triển vọng từ cánh cửa WTO vừa mở. Nhưng, ảnh hưởng khủng hoảng ập tới, sự đứt gãy
đến ngay trong năm 2008.
Đến năm 2010, hướng phục hồi gợi mở, nhiều nhận định đều chung lạc quan: những gì
khó khăn nhất đã qua, hay nền kinh tế đã chạm đáy. Năm 2011 và 2012, triển vọng phục
hồi càng xấu đi. Đến nay, với những gì đã trải qua trong 2013, “tinh thần” tăng trưởng
GDP không đạt mục tiêu 5,5% dường như đã sẵn sàng.
Trong báo cáo “Tình hình kinh tế 6 tháng và tháng 6 năm 2014” được công bố ngày 2/7,
NFSC đánh giá tăng trưởng và sản xuất tiếp tục cải thiện. Tăng trưởng GDP 6 tháng/2014
đạt 5,2%, cao hơn so với mức 4,9% của cùng kỳ 2 năm trước.

Nhóm 7- K49U

Page 10


Kinh t ế h ọc lao động

Biểu đồ 6: tăng trưởng hàng quý 2010- 2014 , % tăng cùng kì GDP giá 2010
2. Lạm phát bùng nổ.
Đánh dấu năm đầu tiên chịu ảnh hưởng của khủng hoảng, lạm phát tại Việt Nam bùng
nổ trong năm 2008. Tình hình có vẻ nhanh chóng được kiểm soát trong năm 2009, nhưng
ngay sau đó là cú hồi mã thương nhức nhối năm 2010 và 2011. Năm 2012 và cả 2013,
lạm phát đã hạ nhiệt nhanh.

Biểu đồ 7: Lạm phát và lạm cơ bản 6/2013- 6/2014,% tăng GPI so cùng kỳ

3. Sản xuất công nghiệp giảm mạnh.

Nhóm 7- K49U


Page 11


Kinh t ế h ọc lao động

Biểu đồ 9: Sản xuất công nghiệp lao đao, tồn kho lớn
Nguồn: Tổng cục Thống kê. Đơn vị: %
Theo báo cáo do Tổng cục Thống kê vừa công bố, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của
Việt Nam trong tháng 5/2014 đứng ở mức 130,2 điểm, tăng 2% so với tháng 4 và
tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước.

Biểu đồ 10: Chỉ số sản xuất công nghiệp 2014
Ngoài ra, theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng
đầu năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam tính chung cả
cấp mới và tăng vốn là 6,85 tỷ USD, bằng 64,7% so với cùng kỳ 2013.
Theo Báo cáo, vốn thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2014, ước tính các dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) đã giải ngân được 5,75 tỷ USD, tăng 0.9 % so với cùng kỳ năm
2013.
4. Lãi suất cho vay leo thang.

Nhóm 7- K49U

Page 12


Kinh t ế h ọc lao động

Biểu đồ 11: Tín dụng và lãi vay bình quân
Nguồn dữ liệu: Trung tâm nghiên cứu, Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam

Cuộc khủng hoảng nổ ra, Việt Nam nhanh chóng có ứng xử mà điển hình là gói kích cầu
1 tỷ USD qua bù lãi suất. Gói hỗ trợ này là tác động chính đối với lãi suất cho vay khá
mềm trong năm 2009. Tuy nhiên, những năm sau đó lãi suất cho vay liên tục leo thang,
đặc biệt là sự ngột ngạt năm 2011. Nửa cuối 2012 và đến 2013 lãi suất cho vay mới bắt
đầu hạ nhiệt khi lạm phát được kiềm chế.
5.

Doanh nghiệp thua lỗ ngày càng tăng.

Biểu đồ 12: Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ (đơn vị: %),
nguồn: xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê
Là những đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng, nhưng dường như tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ban đầu khá mờ nhạt,
xét ở mức độ kinh doanh thua lỗ.
Dữ liệu khảo sát hàng năm của Tổng cục Thống kê cho thấy, tình trạng thua lỗ của các
doanh nghiệp chỉ thực sự tăng vọt từ năm 2011, đặc biệt là ở khối ngoài quốc doanh. Còn

Nhóm 7- K49U

Page 13


Kinh t ế h ọc lao động
dữ liệu cập nhật gần nhất ở nguồn khác, theo báo cáo của Tổng cục Thuế, trong quý
1/2012 có đến 70% số doanh nghiệp báo cáo thua lỗ.
II.

Cung - cầu lao động và thực trạng thất nghiệp của Việt Nam.
1. Cung - cầu lao động.


Tại Việt Nam hiện nay, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh. Số liệu
thống kê cho thấy, Việt Nam đã và đang ở trong thời kỳ dân số vàng. Cơ cấu dân số vàng
của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong giai đoạn 2010-2030. Đây thực sự là
cơ hội lớn để phát triển kinh tế đất nước nếu Việt Nam đầu tư thỏa đáng vào nâng cao
kiến thức và kỹ năng chuyên môn và giải quyết tốt việc làm cho lực lượng lao động trẻ
ngày càng đông.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính đến 01/01/2014 là 53,65 triệu người,
tăng 864,3 nghìn người so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động nam chiếm
51,5%; lao động nữ chiếm 48,5%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính đến
01/01/2014 là 47,49 triệu người, tăng 409,2 nghìn người so với cùng thời điểm năm 2013,
trong đó nam chiếm 53,9%; nữ chiếm 46,1%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc
trong các ngành kinh tế năm 2013 ước tính 52,40 triệu người, tăng 1,36% so với năm 2012.
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2013 của khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản chiếm 46,9% tổng số, giảm 0,5 điểm phần trăm so với năm trước; khu vực công
nghiệp và xây dựng chiếm 21,1%, giảm 0,1 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm
32,0%, tăng 0,6 điểm phần trăm.
Tỷ lệ lao động phi chính thức trong tổng số lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc năm
2013 ước tính 34,2%, trong đó khu vực thành thị là 47,4%; khu vực nông thôn 28,6%
(Năm 2012 các tỷ lệ tương ứng là: 33,7%; 46,8% và 28%).
Suy thoái kinh tế năm 2008-2009 dẫn đến sự thay đổi sâu sắc giữa các ngành, lĩnh
vực trong nền kinh tế, cầu lao động ở nhiều ngành giảm. Lĩnh vực nhạy cảm nhất đối với
tình trạng của nền kinh tế là tài chính và bất động sản. Sự ảm đạm của thị trường chứng
khoán và sự đóng băng của thị trường bất động sản trong hơn một năm qua đã làm nhu
cầu về lao động giảm mạnh. Thông số nhân lực trực tuyến Quí II/2008 cho thấy sự trồi
sụt của thị trường chứng khoán khiến chỉ số cầu nhân lực của ngành này giảm 63% so với
Quí I. Trong suốt nửa cuối năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 nhân lực của ngành
này tiếp tục sụt giảm cùng với sự suy giảm liên tục của thị trường. Cùng tình trạng này là
lao động trong ngành công nghệ thông tin. Xu hướng thuê phần mềm và các dịch vụ hỗ
trợ làm cho các công ty về công nghệ thông tin giảm nhu cầu về các chuyên gia công
nghệ. Theo ông Phạm Ngọc Tuấn, Tổng giám đốc Sài Gòn Postel Corporation, cho biết,

số nhân lực công nghệ thông tin tại các công ty vào năm 2010 sẽ giảm 30% so với năm

Nhóm 7- K49U

Page 14


Kinh t ế h ọc lao động
2015 và sẽ có khoảng 10-15% lao động lĩnh vực này thất nghiệp. Suy thoái kinh tế còn
tác động mạnh đến ngành xây dựng, du lịch.Sự sụt giảm mạnh của 2 ngành này trong
năm 2008 còn được tiếp diễn trong năm 2009. Các chuyên gia cho biết nhu cầu lao động
trong ngành xây dựng và dịch vụ sẽ suy giảm.
Một số ngành khác tăng “đột biến” trong năm 2010 như Marketing, dịch vụ, phục vụ, vệ
sinh công nghiệp… Đặc biệt, nhu cầu tăng mạnh đối với các lĩnh vực giúp việc gia đình,
chăm sóc người già, vệ sinh công nghiệp, phục vụ, bán hàng… Đây cũng là những ngành
nghề hiện nguồn cung còn rất ít ỏi, nhiều khả năng chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu
cầu.
Biểu đồ 13: các ngành nghế có chỉ số nhu cầu nhân lực cao nhất năm 2010

Biểu đồ 14: Các nghành nghề có chỉ số cung nhân lực cao năm 2010

Nhóm 7- K49U

Page 15


Kinh t ế h ọc lao động

Khi suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn còn tiếp diễn làm ảnh hưởng tới kinh tế trong nước,
gia tăng tình trạng thất nghiệp. Hàng chục ngàn đơn vị, doanh nghiệp giải thể, ngưng

hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh. Vì vậy thị trường lao động có nhiều
biến động, sự chênh lệch về cung-cầu lao động thể hiện rõ, bên cạnh đó tình trạng lao
động “nhảy việc” không ngừng gia tăng đặc biệt là lao động phổ thông làm ở các ngành
nghề như dệt, may, xây dựng, bán hàng….

Biểu đồ 15: tỷ lệ các nghành nghề có nhu cầu tuyển dụng năm 2012

2. Tỉ lệ thất nghiệp .

Nhóm 7- K49U

Page 16


Kinh t ế h ọc lao động
Theo đánh giá của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, do ảnh hưởng của suy thoái
kinh tế toàn cầu, những tháng cuối năm 2008, cả nước có gần 30.000 lao động tại các
doanh nghiệp bị mất việc làm. Tính đến hết năm 2008, đã có 11 Liên đoàn Lao động tỉnh,
thành báo cáo số lượng người mất việc là: Hà Nội 4.600 người, Bà Rịa – Vũng Tàu 1.624
người, Đà Nẵng 933 người, Vĩnh Phúc 500 người, Hải Phòng 900 người, Quảng Nam
8.000 người, Bình Dương 915 người, Đồng Nai 7.000 người, TP.HCM 8.000 người và
Công đoàn Giao thông Vận tải 4.300 người. Các ngành bị cắt giảm nhiều lao động là dệt
may, da giày, điện tử.
Năm 2010, cả nước hiện có hơn 46 triệu người trong độ tuổi lao động. Thị trường
lao động năm 2010 diễn ra nhiều biến động về chênh lệch cung – cầu. Đầu năm 2010, sự
mất cân bằng giữa nhu cầu tuyển dụng theo cơ cấu trình độ chuyên môn và ngành nghề,
với nhu cầu lao động phổ thông chiếm 71,16% so với tổng nhu cầu là nét chủ đạo.
Ngày 31/12, Tổng cục Thống kê cho biết tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 của lao động trong
độ tuổi là 2,88%, trong đó tình trạng không có việc làm ở khu vực thành thị là 4,43% và
nông thôn là 2,27%.

So sánh với năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp chung đã giảm 0,02%, thất nghiệp thành thị giảm
0,17% trong khi thất nghiệp nông thôn lại tăng thêm 0,02%. Năm 2009, các tỷ lệ tương
ứng là 2,9%; 4,6%; 2,25%.

Năm 2011: Theo Tổng cục Thống kê, dân số trung bình cả nước năm 2011 ước tính
87,84 triệu người, tăng 1,04% so với năm 2010.
Tỷ lệ thất nghiệp năm 2011 là 2,27%, từ mức 2,88% năm 2010, thấp nhất trong 4
năm gần đây.
Trong năm 2012: Cả nước có tới gần 50.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng sản xuất
kinh doanh, làm cho gần 41.000 lao động ở 60 tỉnh, thành mất việc làm.
Theo số liệu Tổng cục thống kê vừa công bố năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp của lao động
trong độ tuổi là 1,99%, giảm so với mức 2,27% năm 2011. Nên mặc dù tỷ lệ thất nghiệp
và tỷ lệ thiếu việc làm năm 2012 giảm nhẹ so với các tỷ lệ tương ứng của năm 2011
nhưng tỷ lệ lao động phi chính thức năm 2012 tăng so với một số năm trước, từ 34,6%
năm 2010 tăng lên 35,8% năm 2011 và 36,6% năm 2012.
Năm 2013: Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm
2013 ước tính là 2,28%, tăng đáng kể so với mức 1,99% của năm 2012. Trong đó tỷ lệ
thất nghiệp tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động
trong độ tuổi năm 2013 ước tính 2,77%, tăng 0,03% so với 2012.
Biều đồ 16: Tỷ lệ thất nghiệp năm 2013 so sánh với 2012.

Nhóm 7- K49U

Page 17


Kinh t ế h ọc lao động

Báo cáo cũng cho biết, năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 15-24
ước tính 6,36%. Cả hai khu vực đều có tỷ lệ tăng so với năm ngoái, trong đó thành thị

tăng thêm gần 2%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên năm 2013 ước tính
1,21%, cả khu vực thành thị và nông thôn đều tăng nhẹ so với cuối 2012.
Phó Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội – Bộ LĐ-TB&XH cho biết, trong
năm 2013, dù tốc độ tăng trưởng kinh tế đã cải thiện so với năm 2012 nhưng chưa có tác
động mạnh đến khả năng tạo việc làm của nền kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm
chưa được cải thiện.
Tính riêng quý IV-2013, cả nước có 900.000 người thất nghiệp (tăng 48.000 người so với
cùng kỳ 2012) và hơn 1,2 triệu lao động trong độ tuổi thiếu việc làm. Trong đó, ngoại trừ
tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ giảm, còn lại tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, tỷ lệ
thất nghiệp ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đều tăng cao.
Cụ thể, ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng nghề, tỷ lệ thất nghiệp là 7,68%, tăng 1,3
lần so với IV-2012 (tương đương 8.300 người); tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động có
trình độ cao đẳng là 6,74%, tăng 1,3 lần (khoảng 19.200 người); tỷ lệ thất nghiệp của
nhóm lao động có trình độ đại học trở lên là 4,25%, tăng 1,7 lần, nghĩa là có thêm 72.000
lao động thuộc nhóm này bị thất nghiệp so với số thất nghiệp ở quý IV-2012. Đặc biệt,
nhóm thanh niên từ 20-24 tuổi tốt nghiệp cao đẳng và đại học trở lên (sinh viên mới ra
trường) có tỷ lệ thất nghiệp rất cao, lên tới 20,75%. Điểm đáng chú ý là trong nhóm thất
nghiệp, số lao động bị thất nghiệp dài hạn từ một năm trở lên chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng
44,2%, tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2012. Tỷ lệ này ở nhóm lao động có trình độ
chuyên môn kỹ thuật cao hơn nhiều so với không có chuyên môn kỹ thuật: 54,4% so với
39,6%.
Năm 2014: Mới đây, Bộ LĐ-TB&XH đã công bố tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta trong
quý II-2014 là 1,84%, giảm mạnh so với quý I và thuộc nhóm các nước có tỷ lệ thất
nghiệp thấp nhất thế giới. Cụ thể: Tổng số người thất nghiệp giảm gần 174.000 người so
với quý 1/2014 và giảm 155.000 người so với quý 2/2013”.Lao động không có chuyên
môn kỹ thuật thất nghiệp giảm nhiều nhất về số lượng (giảm 108.000 người), tiếp đến là
nhóm trình độ cao đẳng (giảm 171.000 người).Về số lao động trình độ đại học trở lên thất
nghiệp giảm 15.400 người so với quý 1/2014 (162.000 người).
Đến thời điểm 1/7/2014, cả nước có hơn 871.000 người trong độ tuổi lao động thất
nghiệp (số liệu làm tròn), trong đó: 479.000 người ở thành thị, 521.000 người không có

chuyên môn kỹ thuật, 147.000 người có trình độ đại học trở lên.

Nhóm 7- K49U

Page 18


Kinh t ế h ọc lao động

Biểu đồ 17: Tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 2008- 6/2013

Nhìn vào số liệu thống kê, có vẻ như tình hình lao động việc làm tại Việt Nam
đã “miễn dịch” với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thậm chí
trong những năm khó khăn nhất sau khủng hoảng, 2011 và 2012, tỷ lệ thất nghiệp ở
khu vực thành thị còn cải thiện rõ nét. Điều này dường như mẫu thuẫn với tình trạng
phá sản của doanh nghiệp hay sa thải lao động nổi cộm những năm gần đây, cụ thể:
 Năm 2011 là một năm khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói
riêng. Sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện nguồn vốn tín
dụng hạn hẹp, lãi suất đã bắt đầu giảm xuống nhưng vẫn còn cao hơn nhiều so với khả
năng chịu đựng của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, giảm hiệu
quả, thậm chí bị thua lỗ. Tính hết năm 2011, tổng doanh nghiệp đã giải thể là 79.014
doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp tư nhân đã giải thể 2.082 doanh nghiệp, công ty
TNHH một thành viên là 16.748 doanh nghiệp, công ty TNHH 2 thành viên trở lên là
18.826 doanh nghiệp. Nhiều nhất là số công ty cổ phần với 41.357 doanh nghiệp, ít nhất
là công ty hợp danh với chỉ một doanh nghiệp.
 Khoảng 55.000 doanh nghiệp giải thể năm 2012. Đáng “giật mình” là số lao động tham
gia bảo hiểm thất nghiệp tăng từ 7,9 triệu người năm 2011 lên 8,3 triệu người năm 2012
(tăng 4,2% sau 1 năm). Số người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp trong 3 năm

Nhóm 7- K49U


Page 19


Kinh t ế h ọc lao động
2010 - 2012 tăng từ 145.000 lên 410.000, rồi tới 461.000 cuối năm qua.
Cơ quan giám sát đánh giá, tuy số người hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp chỉ tăng
khoảng 50.000 người so với năm 2011 nhưng số tiền chi bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng
tăng tới 133% (từ 1.126 tỷ đồng lên mức 2.625 tỷ đồng trong cả năm 2012).
 Theo Tổng cục Thống kê, ước tính năm 2013 số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể
hoặc ngừng hoạt động năm nay là 60.737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm trước.
Xét riêng trong quý 1/ năm 2013 có tới 15.283 doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt
động, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 6,8 %; vốn đăng ký giảm hơn 16%. So với
quý trước, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 9,4%; vốn đăng ký giảm 26,7 %. Về cơ
cấu theo ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, một số lĩnh vực truyền thống có số lượng
doanh nghiệp thành lập mới giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước là tài chính, ngân hàng
và bảo hiểm (giảm 20,5%). Kinh doanh bất động sản giảm gần 19%. Nông, lâm nghiệp
và thủy sản giảm tới 34,7%. Thông tin và truyền thông giảm 29,5%; Xây dựng giảm
18,1%...Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đa số lĩnh vực kinh doanh truyền thống đều có
số doanh nghiệp ngừng hoạt động gia tăng so với cùng kỳ năm 2012.
Cụ thể, lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 5.970 doanh nghiệp ngừng
hoạt động (tăng 11,5%). Lĩnh vực xây dựng có 2.296 doanh nghiệp ngừng hoạt động
(tăng 17,6%). Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.966 doanh nghiệp ngừng hoạt
động (tăng 5,2%). Lĩnh vực dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng
và các dịch vụ hỗ trợ khác có 942 doanh nghiệp ngừng hoạt động (tăng 22,3 %).
So với quý 1/2012, trong 3 tháng đầu năm 2013 nhiều lĩnh vực có số doanh nghiệp
ngừng hoạt động tăng đột biến như tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 134,4%; giáo
dục và đào tạo tăng hơn 51%; nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng gần 548 %; kinh doanh
bất động sản tăng 47,6%...
Thứ trưởng Bộ Tài chính, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng, số doanh nghiệp phá sản

(đã hoàn thành thủ tục phá sản), ngừng hoạt động (đăng ký tạm thời đóng mã số thuế với
cơ quan thuế) theo các báo cáo thống kê chính thức chỉ là “phần nổi” phản ánh thực trạng
khó khăn của doanh nghiệp. Còn trên thực tế, số lượng doanh nghiệp thực sự khó khăn,
đã tạm ngừng kinh doanh, thu hẹp sản xuất, không có thu nhập chịu thuế (hoạt động sản
xuất, kinh doanh thua lỗ) còn lớn hơn rất nhiều.
 Từ đầu năm nay, số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm

ngừng hoạt động có thời hạn đã tăng 12,9% so cùng kỳ, lên 44.500 doanh nghiệp.
Một số ngành thể hiện sự tái cơ cấu mạnh qua số liệu doanh nghiệp giải thể, rút khỏi thị
trường. Có thể kể đến ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí có số doanh nghiệp giải thể,
tăng 46,5% về số doanh nghiệp thành lập mới và tăng 26,2% về số doanh nghiệp dừng
hoạt động. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 23,9% và tăng 6,3%; kinh doanh bất
động sản tăng 21,5% và tăng 11,2%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 18,8% và tăng
30,9%; thông tin và truyền thông tăng 7,9% và tăng 30,9%.

Nhóm 7- K49U

Page 20


Kinh t ế h ọc lao động
Đáng lưu ý, theo phân tích của PGS.TS Nguyễn Bá Ngọc, Phó Viện trưởng Viện
Khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), trong quý I/2014, lao động một số ngành
nghề có biến động lớn so với quý IV/2013. Trong đó, giảm nhiều nhất là ngành xây dựng
với 488 nghìn người; ngành “công nghiệp chế biến chế tạo” giảm 257 nghìn người;
ngành “bán buôn và bán lẻ” giảm 218 nghìn người. Điều này phản ánh đúng thực trạng
hoạt động khó khăn của những ngành nghề nói trên trong 3 tháng đầu năm nay.
Xét cụ thể hơn, nghề “nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ trật tự an toàn xã hội và bán
hàng có kỹ thuật” là nghề giảm nhiều lao động nhất 430 nghìn người; nghề “thợ thủ công
có kỹ thuật và các thợ kỹ thuật khác có liên quan” giảm 387 nghìn người, cao hơn nhiều

so với mức giảm 28 nghìn người trong quý IV/2013.
Một số ngành vẫn gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh như bán buôn; bán lẻ; sửa
chữa ô tô, xe máy; dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các
dịch vụ hỗ trợ khác; xây dựng...
Một số nguyên nhân chính của việc các công ty phá sản là khó tiếp cân với đồng
vốn trong thời điểm kình tế khó khăn, cầu trong và ngoài nước giảm, khó mua nguyên
liệu đầu vào, bất ổn knh tế vĩ mô...Với số lượng công ty phá sản nhiều như vậy đã ảnh
hưởng lớn làm giảm cầu lao động tại các ngành trong nền kinh tế.
Câu hỏi đặt ra ở đây là gì: Vì sao tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam lại thấp như vậy? –
sự thật đằng sau những con số ?
Trước đó, những băn khoăn về số liệu thất nghiệp được nói tới nhiều khi đại biểu
tỏ ý nghi ngờ về tính chính xác của con số này trên Quốc hội. Cụ thể, tại phiên thảo luận
Hội trường ngày 30/5/2013, đại biểu Nguyễn Văn Hiến cho rằng các con số như được cài
đặt. Bởi với 55.000 doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động, nhiều doanh nghiệp
giảm quy mô thì tỷ lệ thất nghiệp đáng ra phải tăng nhưng báo cáo cho thấy, tỷ lệ này lại
giảm dần trong 3 năm qua, từ 2,8% năm 2010 xuống 1,99% năm 2012.
Lý giải cho vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Phạm
Thị Hải Chuyền cho rằng phần lớn doanh nghiệp mới thành lập sử dụng lao động từ khu
vực nông thôn chuyển sang, khi công ty giải thể, phá sản, số lao động này lại quay về làm
nông nghiệp và họ vẫn đươc coi là người “có việc làm”.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết thêm, việc điều tra lao động thường diễn ra
trong vòng 7 ngày, nếu trong khoảng thời gian đó người trong độ tuổi không làm việc gì,
không có thu nhập, đang đi tìm việc... thì mới được tính là thất nghiệp. Cho nên ở Việt
Nam rất nhiều người không thể "lọt" vào danh sách này.
Mặt khác, Chuyên gia kinh tế lao động, ILO tại châu Á-Thái Bình Dương phân
tích, ở những quốc gia với những hạn chế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và
các phúc lợi xã hội khác, đơn giản là nhiều người không thể tồn tại nổi nếu bị “thất
nghiệp”. Họ phải tìm kế sinh nhai bằng mọi cách, và thông thường họ chấp nhận làm
những công việc chất lượng kém, trả lương thấp trong nền kinh tế phi chính thức hoặc


Nhóm 7- K49U

Page 21


Kinh t ế h ọc lao động
chấp nhận những thỏa thuận làm việc một cách không chính thức. Và họ đều là những
đối tượng thuộc diện “có việc làm” trong các cuộc điều tra của về thất nghiệp của Tổng
cục Thống kê. Ví dụ: Một người đang làm việc bình thường nếu đột nhiên không có việc
làm. Họ có thể chấp nhận làm công việc phổ thông ở chợ lao động để có tiền nuôi gia
đình, dù đó là công việc có thu nhập thấp”.Chính vì vậy, tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam
năm nào cũng thấp.
Ngược lại, ở những nước phát triển với hệ thống bảo trợ xã hội tiên tiến và mức sống cao
hơn, người lao động có thể tồn tại trong hoàn cảnh thất nghiệp và dành thời gian đi tìm
những công việc mà họ mong muốn. Bởi vậy, việc so sánh tỷ lệ thất nghiệp giữa các quốc
gia có đặc điểm xã hội, kinh tế và thế chế rất khác nhau là khập khiễng và có thể dẫn đến
những thông điệp sai lầm.
Mặc dù các chuyên gia cho rằng việc thống kê tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam tuân
thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng, tỷ lệ thất
nghiệp hiện nay không thể hiện được mức độ không sử dụng được đầy đủ tiềm năng của
lực lượng lao động. “Tỷ lệ thất nghiệp chỉ có thể cho thấy số lượng những người không
có việc làm nhưng sẵn sàng làm việc và đang tìm việc. Tỷ lệ thất nghiệp không tính đến
những người muốn làm việc nhưng đã từ bỏ công cuộc tìm việc do không có việc phù
hợp”. Chính vì vậy, việc theo dõi thị trường lao động Việt Nam cần có những chỉ số thể
hiện được chất lượng việc làm. Chẳng hạn, những chỉ số như tỷ lệ lao động nghèo, tỷ lệ
việc làm dễ bị tổn thương, tỷ lệ nền kinh tế phi chính thức, tỷ lệ ngành nông nghiệp trong
số việc làm, năng suất lao động và lương bình quân.
Chính vì vậy, tiêu chuẩn quốc tế về thống kê tỉ lệ thất nghiệp đã thay đổi trong Hội
nghị Thống kê Lao động Quốc tế lần thứ 19 vào tháng 10-2013. Theo định nghĩa mới,
những người có việc làm là những người trên 15 tuổi mà trong một khoảng thời gian

ngắn nhất định (thường là 1 tuần), có tham gia vào một hoạt động sản xuất ra hàng hóa
hoặc cung cấp dịch vụ để được trả lương hoặc kiếm lợi nhuận. Như vậy một số lượng lớn
lao động trong ngành nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp hay dùng để trao đổi hàng
hóa sẽ không còn được xem là có việc làm.“Điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng kể về tỉ
lệ thất nghiệp ở Việt Nam, nơi phần lớn người lao động làm việc trong ngành nông
nghiệp tự cung tự cấp với rất ít hoặc không có sự kết nối với nền kinh tế thị trường”.
ILO khuyến khích các quốc gia, nếu có thể thực hiện, thì nên bắt đầu sử dụng các
chỉ số về việc làm mới này. Tuy nhiên, việc thực hiện có thể cần một thời gian thử
nghiệm, và trong lúc đó vẫn giữ những phương pháp thống kê hiện tại, nhằm giúp công
chúng có thời gian để hiểu về những thay đổi trong công tác thống kê lực lượng lao động.
Vậy, thông qua các cuộc điều tra về tỉ lệ thất nghiệp cho thấy rằng tỉ lệ thất
nghiệp của Việt Nam đang giảm dần qua các năm và dường như không phục thuộc và

Nhóm 7- K49U

Page 22


Kinh t ế h ọc lao động
chịu sự ảnh hưởng nhiều từ nền kinh tế. Tuy nhiên khi phân tích và làm rõ bản chất thì ta
mới hiểu rõ được không phải là như vậy. Tỉ lệ thất nghiệp thực tế của Việt Nam hiện nay
còn rất cao và phụ thuộc lớn vào nền kinh tế trong và ngoài nước.
Nguồn nhân lực của chúng ta dồi dào, trẻ và năng động, nhưng chất lượng lại đang có
vấn đề. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề còn thấp. Hiện nay, chúng ta dường như mới
thống kê được số lượng người lao động đã qua đào tạo nghề, nhưng chất lượng của đội
ngũ này như thế nào, trình độ tay nghề đến đâu thì vẫn chưa có những đánh giá cụ thể.
Trong điều kiện nền kinh tế vẫn đang trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường
định hướng XHCN thì tạm thời phải chấp nhận thực trạng lao động vẫn chủ yếu là phổ
thông. Nhưng, xu hướng là phải cải tiến quy trình công nghệ sản xuất ở trình độ cao dần
để không phải sử dụng quá nhiều lao động giản đơn, nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực để có thể khai thác nhiều hơn những cơ hội của công cuộc hội nhập, thúc đẩy KT- XH
phát triển.
Giống như các quốc gia khác trên thế giới, VN cũng đang phải đương đầu với vấn đề
thiếu việc làm. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp buộc phải thu hẹp quy
mô sản xuất và cắt giảm nhân công khiến cho số người thất nghiệp không ngừng gia
tăng. Chính vì vậy, việc làm và thất nghiệp đã và đang là vần đề xã hội cấp thiết đối với
nước ta.
III.

Một số nghành điển hình.
1. Ngành xây dựng.
Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, xây dựng là một trong những ngành bị ảnh hưởng
sớm nhất và sẽ phục hồi chậm hơn so với các ngành khác. Theo báo cáo tháng 7/2012
của IMF, ngành xây dựng có số người thất nghiệp lớn trong tổng số người thất nghiệp.
Tại Anh, sản lượng ngành xây dựng quý 2/2012 giảm 8% so với cùng kỳ năm 2011,
tương tự, tại Mỹ giảm 12,7%, trong đó khối doanh nghiệp tư nhân bị ảnh hưởng khá nặng
nề, khối doanh nghiệp nhà nước có được sự phục hồi nhanh chóng hơn nhờ được hỗ trợ
từ các gói kích thích kinh tế từ các chính phủ.
Tại Việt Nam, sau sự ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua đã ảnh hưởng rất
lớn tới ngành xây dựng. Tác động tiêu cực đó khiến cho cầu lao động về ngành này cũng
giảm hơn trước.
Tính đến 31/12/2012, tổng số doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh BĐS có lãi là
37.197 doanh nghiệp; số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ là 17.000 doanh nghiệp; Tổng
số các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh BĐS dừng hoạt động hoặc giải thể là 2.637
doanh nghiệp, trong đó có 2.110 doanh nghiệp xây dựng, 527 doanh nghiệp kinh doanh
BĐS. So với năm 2011, tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng dừng hoạt động, giải thể tăng 6,2%,
doanh nghiệp kinh doanh BĐS giải thể tăng 24,1%.

Nhóm 7- K49U


Page 23


Kinh t ế h ọc lao động
Với các số liệu thống kê ở trên không chỉ riêng ngành bất động sản mà còn nhiều ngành
khác trong ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn tương tự. Khiến cho tỷ lệ thất nghiệp
cũng đang gia tăng. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với công nhân muốn tìm kiếm
việc làm trong ngành xây dựng hiện nay.
2. Nghành tài chính ngân hàng.

Từ năm 2005-2011, số lượng nhân viên ngân hàng đã tăng gần như gấp đôi từ
125.000 người lên hơn 200.000 người. Tuy nhiên, xu hướng này sẽ không thể tiếp diễn
trong gần đây.
Theo một khảo sát của một hãng kiểm toán cho thấy, 46% số ngân hàng không
tăng số lượng nhân viên trong năm 2013. Đáng chú ý hơn, trong số 54% ngân hàng dự
kiến tăng số lượng nhân viên, có đến 90% cho biết “mức độ tăng sẽ không nhiều”. Trong
nhiều trường hợp, cái “tăng không nhiều” trên lại là do việc mở thêm chi nhánh đã được
cấp phép từ năm 2012.

Biểu đồ 19: Biến động nhân sự 6 tháng đầu năm 2013
Thống kê từ BCTC các ngân hàng cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2013, hàng loạt ông
lớn như Vietinbank, BIDV, ACB và Eximbank đã cắt giảm nhân sự. Năm 2012, ACB và
Vietinbank là 2 ngân hàng dẫn đầu hệ thống về tuyển nhân sự mới với lần lượt 1.663
người và 1.218 người. Tuy nhiên, sau khi tuyển dụng ồ ạt, ACB là ngân hàng cắt giảm
mạnh tay nhất khi có tới 7% tổng số nhân viên tương đương 568 người.
Nhân viên Vietinbank cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự khi trong quý I và II đã có 189
người bị cắt giảm dù mức lãi ròng trong quý II/2013 của ngân hàng này đã tăng gấp 3,5
lần so với cùng kỳ năm ngoái. Eximbank giảm 29 việc làm trong quý I và con số này tăng
nhẹ lên 36 trong quý II. 4 tháng đầu năm 2013 BIDV đã giảm 285 nhân viên.


Nhóm 7- K49U

Page 24


Kinh t ế h ọc lao động
Một trong những nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho tình hình trên là do kinh tế
“ảm đạm”, ngân hàng nhà nước hạn chế cho phép các ngân hàng mở rộng mạng lưới.
Ngoài ra, báo cáo của hãng kiểm toán KPMG còn chỉ ra một nguyên nhân nữa là khi các
ngân hàng đẩy mạnh các loại dịch vụ không cần cung cấp qua chi nhánh như internet
banking, mobile banking thì sẽ khiến cho số nhân viên tuyển vào ngân hàng sẽ hạn chế.
Theo thống kê, từ đầu năm 2013 đến nay, tài chính - ngân hàng là một trong 5
ngành nghề có mức cắt giảm nhân lựccao nhất, khoảng 36%...Đáng lo ngại hơn nữa là
ngành ngân hàng đang là đích nhắm của rất nhiều thí sinh khi đăng ký thi đại học, việc
đào tạo nhân sự cho ngành này cũng được tiến hành ồ ạt khi hầu như khối tường kinh tế
nào cũng có khoa ngân hàng. Lượng tuyển sinh mỗi năm cũng lên đến hàng vài nghìn
người. Điều này dẫn đến khủng hoảng thừa, mất cân bằng nhân lực. Có lẽ trong vài năm
tới, sinh viên ngân hàng sẽ còn thất nghiệp dài dài khi ra trường nếu không muốn làm trái
nghề, trái ngành.
Nghiên cứu của Viện Nhân lực Ngân hàng Tài chính chỉ rõ số sinh viên (SV) ngành tài
chính - ngân hàng không xin được việc trong 4 năm tới là khoảng 13.000 người. Trong
năm 2014, dự báo khoảng 40% SV tốt nghiệp ngành này sẽ phải làm trái ngành hoặc thất
nghiệp.
3. Nghành môi giới chứng khoán.

Năm 2011 và 2012 là năm khủng hoảng của ngành nhân sự chứng khoán, hàng
loạt nhân viên bị sa thải để công ty cắt giảm chi phí, cũng vì kinh doanh kém hiệu quả,
thậm chí thua lỗ, doanh thu ít khiến cho thu nhập của nhân viên bị cắt giảm, hoặc do bản
thân nhân viên chứng khoán tự cảm thấy “chán” với thị trường và chuyển hướng nghề
nghiệp.

Thống kê cho thấy trừ các công ty lớn nằm trong top 10 môi giới tăng nhân sự, còn lại
hầu hết các công ty nhỏ đều cắt giảm 30-40% nhân sự, như trường hợp của Chứng khoán
Sài Gòn Thương Tín năm 2012 cắt giảm 91 nhân viên (giảm từ 211 người xuống 120
người), chứng khoán Phú Hưng cắt giảm 108 nhân sự (giảm từ 354 người xuống 246
người), chứng khoán Kenaga giảm từ 25 người xuống còn 17 người, chứng khoán Âu
Việt cuối năm 2010 có 85 nhân viên, năm 2011 còn 31 nhân viên và năm 2012 còn 22
nhân viên…
Tuy nhiên sang đến năm 2013, tình hình nhân sự tại các CTCK dường như đang ấm dần
trở lại cùng với đà tăng về thanh khoản cũng như điểm số của VN-Index. Hàng loạt công
ty lên kế hoạch xây dựng lại bộ phận phân tích (bộ phận bị cắt gọt nhiều nhất trong thời
kỳ khủng hoảng) cũng như phát triển và mở rộng bộ phận môi giới.

Nhóm 7- K49U

Page 25


×