Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Công trình thuỷ điện yantansien thuộc xã đạ long, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (thuyết minh + b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.79 KB, 99 trang )

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Trang 1

Ngành công trình Thủy lợi

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Vị trí công trình
Công trình thuỷ điện Yantansien thuộc xã Đạ Long, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm
Đồng.
Công trình đầu mối có toạ độ:
− Đập chính: 12011’00” vĩ độ Bắc, 108024’40” kinh độ Đông.
− Đập chuyển nước: 12009’30” vĩ độ Bắc, 108022’30” kinh độ Đông.
1.2. Nhiệm vụ công trình
Công trình thủy điện YanTansien có 2 nhiệm vụ chính sau:
− Phát điện với công suất lắp máy 20,8MW. Điện lượng bình quân năm E nn = 86
triệu KWh.
− Tạo điều kiện phát triển nuôi trồng thuỷ sản, cải tạo cảnh quan môi trường.
1.3. Quy mô, kết cấu các hạng mục công trình
1.3.1. Cấp công trình
Theo tiêu chuẩn TCXDVN 285 – 2002 thì công trình thủy điện Yantansien
thuộc cấp III vì có công suất lắp máy Nlm= 20,8MW.
1.3.2. Hồ chứa
− Diện tích lòng hồ ứng với MNDBT: 0,11km2.
− Mực nước dâng bình thường: 1398m.
− Mực nước chết: 1388,9m.
− Mực nước gia cường với lũ thiết kế: 1400,63m.
− Dung tích toàn bộ: 0,60.106m3.
− Dung tích hữu ích: 0,26.106m3.
− Dung tích chết: 0,34.106m3.
1.3.3. Đập đất


− Cao trình đỉnh đập: 1402m
Sinh viên: Phạm Thanh Vũ

Lớp: 44C3


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Trang 2

Ngành công trình Thủy lợi

− Cao trình đỉnh tường chắn sóng: 1402,6m
− Chiều rộng đỉnh đập: 10m
− Hệ số mái thượng lưu là: mtl1= 3,5; mtl2= 3,5
− Hệ số mái hạ lưu là: mhl1= 3,0; mhl2= 3,0
1.3.4. Đập tràn
− Vị trí: nằm bên vai phải đập đất
− Hình thức tràn: tự do
− Cao trình ngưỡng: 1398,0m
− Số khoang tràn: 1
− Chiều rộng tràn: 17m
− Lưu lượng lũ thiết kế P = 1% là 341,3m3/s
1.3.5. Cửa nhận nước, kênh dẫn, bể áp lực
− Cao trình ngưỡng cửa nhận nước: 1397m
− Lưu lượng max: 3,3m3/s
− Chiều dài kênh: 1300m
− Mặt cắt kênh chữ nhật bxh = 1,2x1,5
− Kích thước bể áp lực 4x16
1.3.6. Đường ống áp lực

− Số lượng ống: 1
− Tổng chiều dài: 3000m
− Đường kính trong: 1m
1.3.7. Nhà máy thuỷ điện
− Số tổ máy: 4
− Cột nước tính toán: 678,05m
− Lưu lượng lớn nhất: 3,3m3/s
Sinh viên: Phạm Thanh Vũ

Lớp: 44C3


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Trang 3

Ngành công trình Thủy lợi

− Công suất lắp máy Nlm: 20,8MW
− Điện lượng bình quân nhiều năm Enn = 86 triệu KWh
− Số giờ sử dụng công suất lắp máy: 4143 giờ
1.3.8. Cống xả đáy
− Cống nằm bên vai trái đập đất với các thông số thiết kế:
+ Mặt cắt ngang cống

: b × h = 3, 0 × 2,5 .

+ Độ dốc đáy cống

: ic = 0,002.


+ Hệ số nhám lòng cống

: nc = 0,014.

+ Cao độ ngưỡng thượng lưu

: + 1380.

+ Chiều dài cống

: 132,5m

1.3.8. Trạm phân phối 110KV: 1 trạm
1.3.9. Đường dây 110KV: 38km
1.4. Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình
1.4.1. Điều kiện địa hình
Suối Yantansien nằm trên chi lưu của sông Krông Nô. Lưu vực suối Yantansien
thuộc loại địa hình miền núi cao với độ dốc sườn núi và độ dốc lòng sông lớn, địa hình
bị chia cắt. Lưu vực có dạng hình củ khoai với đường phân lưu ở thượng nguồn đi qua
các đỉnh có cao độ từ 1600m đến 2000m, độ cao được hạ dần tới cuối suối ở cao độ
khoảng 870m. Bao gồm nhiều nhánh suối, phân bố không đều dọc hai bên bờ dòng
chính, trong đó bờ hữu tập trung nhiều nhánh suối và có độ dốc lớn hơn bờ tả.
1.4.2. Điều kiện địa chất
Bề mặt của lưu vực với tầng phủ khá dày được cấu tạo bằng đất đá phong hoá
mạnh, đất á sét lẫn dăm sạn. Lớp 1a trên cùng là đất á sét lẫn sỏi sạn mầu xám vàng,
nâu vàng, nâu đỏ, trạng thái dẻo cứng - nửa cứng, chặt vừa, tính thấm lớn, chiều dày dự
kiến 2-3m, lớp này phân bố trên cao sườn núi tại vai đập, nhà máy và tuyến năng
lượng. Lớp 2 là tảng lăn, cuội, sỏi lẫn sét, kết cấu rời độ chặt vừa, tính thấm lớn, lớp
này phân bố ở lòng suối và hạ lưu nhà máy. Lớp 3a là đá Granít phong hoá, nứt nẻ vừa

đến mạnh phân bồ dọc theo hai bên suối lớp này cần bóc bỏ đến phong hoá vừa, chiều

Sinh viên: Phạm Thanh Vũ

Lớp: 44C3


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Trang 4

Ngành công trình Thủy lợi

dầy bóc bỏ khoảng (1-2)m. Lớp 3b là Granit phong hoá nứt nẻ ít đến tươi, lớp này làm
nền tốt cho công trình.
1.4.3. Điều kiện thuỷ văn
Đặc điểm khí tượng thuỷ văn vùng dự án được hình thành hai mùa rõ rệt:
− Mùa mưa thường bắt đầu từ nửa cuối tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 11.
Lượng mưa trung bình trong mùa mưa chiếm tới 85 - 90% lượng mưa cả năm.
− Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 6 năm sau, lượng mưa chiếm 10 15% cả năm, từ tháng 1 đến tháng 3 hầu như không mưa.
Nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm không có sự chênh lệch lớn, nhưng
biên độ giao động có thể lên tới 4 ÷ 5oC. Đặc biệt là sự khác biệt về nhiệt độ giữa các
vùng trong tỉnh thể hiện qua sự giảm nhiệt độ khi địa hình tăng lên. Với độ cao trung
bình trên 1500m so với mặt biển thì nhiệt độ trung bình tại Đà Lạt là 17,9 oC, tại Liên
Khương là 21,2oC. Nhiệt độ cao vào tháng 3 đến tháng 6, cao nhất là vào tháng 4 tháng
5 (30,9oC).
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên khu vực cũng có hai mùa gió rõ rệt, từ
tháng 11 đến tháng 4 là gió Đông, Đông Bắc thổi qua vùng lục địa phía Bắc, có độ ẩm
thấp, hình thành mùa khô, hầu như không mưa, nhiệt độ trung bình thấp hơn trung bình
năm, lượng bốc hơi lớn. Từ tháng 5 đến tháng 10, gió từ vịnh Thái Lan có hướng Tây

và Tây Nam. Tốc độ gió trung bình từ 1,1 ÷ 3,5m/s.
Độ ẩm không khí cũng có sự chênh lệch lớn giữa các tháng trong năm và các
vùng khác nhau trong tỉnh. Độ ẩm trung bình nhiều năm là 83%, có thể nói là vùng có
độ ẩm cao do mưa nhiều nhiệt độ trung bình lại thấp, độ ẩm cao nhất xuất hiện vào
các tháng mùa đông từ tháng 7, 8, 9, độ ẩm tương đối trung bình là 90 ~ 91 %. Độ ẩm
tương đối thấp nhất vào các tháng 2, 3 trung bình 77 ~ 78%.
Lượng bốc hơi đo bằng ống Piche, có xu thế thay đổi theo độ cao, tổng lượng
bốc hơi hàng năm xấp xỉ 865mm ở Đà Lạt, 1104mm ở Liên Khương, lượng bốc hơi
trung bình tháng lớn nhất thường xảy ra vào các tháng mùa khô, tháng 1, 2, 3 lượng
bốc hơi đạt trên 100mm. Lượng bốc hơi cũng có sự thay đổi lớn giữa mùa mưa và mùa
khô và giữa các vùng trong tỉnh.

Sinh viên: Phạm Thanh Vũ

Lớp: 44C3


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành công trình Thủy lợi

Trang 5

1.4.4. Điều kiện địa chất thuỷ văn
1.4.4.1. Phân phối dòng chảy mùa kiệt
Bảng 1.1. Bảng lưu lượng ứng với các tháng mùa kiệt theo tần suất 10%
Tháng
Q(m3/s)

12

6,8

1
1,7

2
2,6

3
4,6

4
11,4

5
12,9

6
14,6

Lưu lượng lũ tiểu mãn Q = 16,9m3/s. Lưu lượng đỉnh lũ chính vụ Qlũ=118,4m3/s,
thời gian lũ đến Tđến=42h, Trút=65h.
1.4.4.2. Quan hệ Q~Z ở hạ lưu tuyến đập
Bảng 1.2. Quan hệ Q~Z ở hạ lưu tuyến đập
Z (m)
Q(m3/s)
Z (m)
Q(m3/s)

1376,5 1376,7 1376,9

0
0,220936 1,3925
1378,1 1378,3 1378,8
44,296 57,91867 98,198

1377,1
3,7789
1379,3
147,47

1377,3
7,6806
1379,8
206,62

1377,5
13,493
1380,3
275,75

1377,7
21,905
1380,8
355,34

1377,9
32,215

Hình 1.1. Quan hệ Q~Zhl ở hạ lưu tuyến đập
1.4.4.3. Dòng chảy lũ thiết kế

Ứng với tần suất 10% ta có lưu lượng đỉnh lũ Qmax= 118,4m3/s và tổng lượng lũ
thiết kế Wlũ= 2,22.106m3.

Sinh viên: Phạm Thanh Vũ

Lớp: 44C3


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Trang 6

Ngành công trình Thủy lợi

1.4.4.4. Quan hệ dung tích hồ và cao trình mực nước hồ F~Z~W
Bảng 1.3. Quan hệ dung tích, diện tích mặt nước và cao trình mực nước trong hồ
F~Z~W
Z(m)
1376,5 1380 1385 1390 1395 1400 1405 1410 1415 1420 1425
2
F (km )
0
0,021 0,049 0,089 0,147 0,187 0,219 0,254 0,297 0,354 0,414
6 3
W (10 m )
0
0,036 0,210 0,554 1,142 1,978 2,995 4,179 5,557 7.185 9,103

Hình 1.2. Quan hệ lòng hồ hồ Yantannsien
1.4.4.5. Dân sinh

Khu vực dự án nằm trên địa bàn xã Đạ Long, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm
Đồng. Diện tích tự nhiên của huyện Lạc Dương là 1.513,8 Km 2, mật độ dân số 16
người/Km2, tổng số dân là 24.800 người. Dân số sống với mật độ thưa thớt chủ yếu tập
trung ở trung tâm các xã và thị trấn, bao gồm các dân tộc anh em đang sinh sống. Nhìn
chung trình độ canh tác, sản xuất, cuộc sống còn lạc hậu, đời sống còn nhiều khó khăn.
1.4.4.6. Kinh tế

Sinh viên: Phạm Thanh Vũ

Lớp: 44C3


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Trang 7

Ngành công trình Thủy lợi

Kinh tế huyện Lạc Dương chủ yếu là nông nghiệp, nền kinh tế có tốc độ tăng
trưởng trung bình. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực còn chậm, các
ngành đều tăng về giá trị sản lượng, riêng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
thương mại chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.
1.5. Điều kiện giao thông
Từ Hà Nội đi theo đường hàng không đến sân bay Liên Khương đến Đà Lạt
theo quốc lộ 20 hoặc đi đường bộ dọc quốc lộ 1A, quốc lộ 27, quốc lộ 20 Đà Lạt. Đi
tiếp theo đường tỉnh lộ 722 từ thành phố Đà Lạt đi Đầm Ròn khoảng 35km (cách bản
Knơ 2 khoảng 4km về phía Đầm Ron) rẽ phải qua suối ĐaKhuer khoảng 6km thí đến
vị trí đầu mối công trình, và 6km đền vị trí nhà máy. Hiện tại đường từ tỉnh lộ 722 rẽ
vào công trình chưa có (12km).
Nhìn chung các tuyến đường Hà nội đi Đà Lạt là thuận lợi, Riêng Tỉnh lộ 722 từ

thành phố Đà Lạt đi Đầm Ròn cần nâng cấp sửa chữa. Đây là tuyến đường xuyên
huyện Lạc Dương nối Đà Lạt với vùng Tây Bắc của tỉnh, nơi kinh tế –xã hội còn rất
nhiều khó khăn. Tuyến dài 92.5 km, mới có 14.5 km đường từ Tùng Lâm đến hồ đan
kia được láng nhựa trước năm 1975 nên chất lượng thấp, 8 km cấp phối đá dăm từ đan
kia đến cổng Trời, còn lại là đường đất (70 km), nền rộng từ 6÷7.5m, đi lại khó khăn,
về mùa mưa bị ách tắc. Các cầu trên tuyến có 15 cầu đều là cầu tạm, khổ 4m, trừ một
cầu Bailey dài 33 m còn là cầu gỗ; tải trọng tương đương H18 phục vụ khai thác nông
nghiệp.
1.6. Nguồn cung cấp vật liệu, điện, nước
1.6.1. Vật liệu
− Vật liệu đất đắp: Có thể khai thác tại chỗ.
− Vật liệu đá, cát, sỏi có thể khai thác dọc theo suối trong phạm vi 10-15km. Tuy
nhiên với các hạng mục yêu cầu chất lượng vật liệu cao thì phải lấy từ các mỏ xung
quanh với cự ly 30-40km.
− Vật liệu xi măng, sắt, thép... phải chuyển từ thị trấn Lạc Dương với cự ly
khoảng 35km, hoặc thành phố Đà Lạt khoảng 40km.

Sinh viên: Phạm Thanh Vũ

Lớp: 44C3


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Trang 8

Ngành công trình Thủy lợi

1.6.2. Điện
Lâm Đồng đã có một hệ thống lưới điện tương đối đồng bộ (nguồn điện tại chỗ,

lưới điện phân phối, trạm biến thế). Hiện trạng lưới điện Lâm Đồng có khả năng cung
cấp tối đa phụ tải hiện tại, thoả mãn nhu cầu điện liên tục 24/24 giờ trong ngày. Đã có
120/138 xã đã có điện lưới quốc gia. Tốc độ gia tăng tiêu thụ điện bình quân từ 1820% (riêng điện sinh hoạt tăng từ 20-25%) chiếm 50% tổng lượng điện tiêu thụ.
Nhà máy thuỷ điện Yantansien xa trung tâm phụ tải, không có phụ tải dọc
đường nên khi xây dựng công trình cần xây dựng đường dây tải điện 110kV dài
khoảng 38 km chuyển tải công suất về trạm biến áp 110kV Đà Lạt 2 và đường điện thi
công 31,5 KV của nhà máy thủy điện Suối Vàng về đến công trình dài 32km.
1.6.3. Nước
Trong khu vực dự kiến xây dựng công trình thuỷ điện chủ yếu là đất rừng hầu
như không có dân cư sinh sống nên công trình thuỷ điện Yantansien không có nước
sạch phục vụ sinh hoạt và thi công.
Để phục vụ công tác thi công công công trình ta cần có phương án cải tạo nguồn
nước mặt của suối để sử dụng.
1.7. Thời gian thi công được phê duyệt
Dự án thuỷ điện Yantansien thuộc xã Đạ Long, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm
Đồng do Công ty Tư Vấn Xây Dựng Sông Đà lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Công
trình này dự kiến được xây dựng trong 02 năm.
1.8. Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thi công
Công trình thuỷ điện Yantansien khi xây dựng có những thuận lợi và khó khăn
sau:
1.8.1. Thuận lợi
− Vùng lòng hồ, tuyến năng lượng, nhà máy chủ yếu là đất rừng và hầu như
không có dân cư sinh sống nên mức độ ảnh hưởng đến đền bù di dân tái định cư là
không lớn.
− Trong khu vực dự án không có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.

Sinh viên: Phạm Thanh Vũ

Lớp: 44C3



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Trang 9

Ngành công trình Thủy lợi

− Khu vực dự án nằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng không có đường biên giới
quốc gia, hơn nữa tại khu vực này chủ yếu là đất rừng do đó không ảnh hưởng đến an
ninh quốc phòng.
− Trong khu vực dự kiến xây dựng công trình thuỷ điện chủ yếu là đất rừng hầu
như không có diện tích đất trồng trọt, không có dân cư sinh sống nên công trình thuỷ
điện Yantansien không có nhiệm vụ cấp nước dung cho thuỷ lợi, sinh hoạt...
− Mạng lưới đường tỉnh kết hợp với đường quốc lộ 20, 27, 28 qua địa bàn tỉnh
Lâm Đồng được hình thành một cách hợp lý phục vụ tốt cho việc vận chuyên nguyên
vật liêu, trang thiết bi sử dụng thi công công trình cũng như thuận lợi cho việc khai
thác quản lý.
− Tuyến đầu mối đập thấp, điều kiện địa chất thuận lợi, ổn định đối với tuyến
đập, tuyến năng lượng và nhà máy.
− Khu vực dự án không có nứt gây đi qua và vị trí dự kiến xây dựng công trình
cách vết đứt gây gần nhất khoảng 20 km.
− Đầu mối có quy mô nhỏ do vậy khối lượng thi công ít.
1.8.2. Khó khăn
− Điều kiện địa hình dốc nên điều kiện thi công, dẫn dòng, tổ chức mặt bằng thi
công không thuận lợi. Điều kiện địa hình chia cắt gây khó khăn cho việc đi lại.
− Khi thi công công trình thuỷ điện Yantannsien cần nâng cấp khoảng 15km
đường tỉnh lộ 722, xây dựng mới một công trình (ngầm hoặc cầu) qua suối ĐaKhuer,
12km đường thi công công trình và một số tuyến đường thi công nội bộ công trình.
− Tuyến đường điện 110KV dự kiến xây dựng có khoảng 15km đi qua vùng
trồng cây công nghiệp (chè, cà phê...) dưới chân núi Lang Bian và khu vực gần thành

phố Đà Lạt nên việc đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư cần phải có điều tra
và có phương án cụ thể.
− Khí hậu ở đây chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa khá dài (từ tháng 5 đến tháng
10 trong năm) nên sẽ làm giảm tiến độ thi công.
− Cơ sở hạ tầng: Đường sá ở đây nhiều nhưng chưa tốt, phần lớn đường liên bản
là đường mòn, rất khó khăn đi lại trong mùa mưa.

Sinh viên: Phạm Thanh Vũ

Lớp: 44C3


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Trang 10

Ngành công trình Thủy lợi

CHƯƠNG 2. CÔNG TÁC DẪN DÒNG THI CÔNG
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến dẫn dòng thi công
2.1.1. Điều kiện thuỷ văn
Dựa vào điều kiện thuỷ văn của dòng sông như: lưu lượng, lưu tốc, mực nước
lớn hay nhỏ, biến đổi nhiều hay ít, mùa lũ hay mùa khô dài hay ngắn đều trực tiếp ảnh
hưởng đến việc chọn phương án dẫn dòng.
2.1.2. Điều kiện địa hình
Địa hình của khu vực công trình đầu mối thuỷ lợi có ảnh hưởng trực tiếp đến
việc bố trí các công trình ngăn nước và dẫn dòng thi công.
2.1.3. Điều kiện địa chất và địa chất thuỷ văn
Địa chất ảnh hưởng đến mức độ thu hẹp của lòng sông, kết cấu công trình dẫn
nước, hình thức cấu tạo và phương pháp thi công đê quai.

2.1.4. Cấu tạo và bố trí công trình thuỷ công
Giữa các công trình đầu mối và phương án dẫn dòng thi công có mối liên hệ
trực tiếp với nhau. Khi thiết kế công trình thuỷ lợi đầu tiên phải chọn phương án dẫn
dòng. Ngược lại khi thiết kế tổ chức thi công phải thấy rõ, nắm chắc đặc điểm cấu tạo
và sự bố trí công trình để có kế hoạch khai thác và lợi dụng chúng vào việc dẫn dòng.
Chỉ có như vậy thì bản thiết kế mới có khả năng hiện thực và có giá trị cao về kinh tế.
2.1.5. Yêu cầu lợi dụng tổng hợp dòng chảy hạ lưu
Việc cung cấp nước cho hạ du là yêu cầu bắt buộc không thể ngừng trong thời
gian thi công dài được vì sông Krông Buk là nguồn cung cấp nước chính cho đất canh
tác và phục vụ dân sinh ở hạ du.Do đó trong quá trình thi công phải cấp nước liên tục
cho hạ du với lưu lượng tối thiểu đủ đáp ứng yêu cầu nước dung, cấp nước cho hệ
thống thuỷ nông sông Krông Buk.
Do vậy trong quá trình thiết kế cần chọn phương án dẫn dòng thi công đảm bảo
cung cấp đủ nước cho hạ du.
2.1.6. Điều kiện và khả năng thi công
Bao gồm: thời gian thi công, khả năng cung cấp thiết bị, nhân lực, vật liệu, trình
độ tổ chức và quản lý thi công.
Sinh viên: Phạm Thanh Vũ

Lớp: 44C3


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Trang 11

Ngành công trình Thủy lợi

Tóm lại, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn phương án dẫn dòng. Do
đó khi thiết kế dẫn dòng cần phải điều tra cụ thể, nghiên cứu kỹ càng và phân tích toàn

diện để chọn phương án dẫn dòng hợp lý, có lợi cả về kỹ thuật và kinh tế.
2.2. Chọn phương án dẫn dòng thi công
2.2.1. Chọn lưu lượng thiết kế dẫn dòng thi công
Lưu lượng thiết kế dẫn dòng thi công là lưu lượng lớn nhất trong thời đoạn dẫn
dòng ứng với tần suất dẫn dòng thiết kế.
2.2.1.1. Chọn tần suất thiết kế dẫn dòng thi công
Theo TCXDVN 285-2002 công trình thuỷ điện Yatansien là công trình cấp III
nên tần suất thiết kế dẫn dòng là P = 10%.
2.2.1.2. Chọn thời đoạn thiết kế dẫn dòng
Căn cứ vào bố trí công trình đầu mối và đặc điểm khí tượng thuỷ văn chọn thời
đoạn dẫn dòng như sau:
−Mùa kiệt từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau (T = 7 tháng).
−Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11 (T = 5 tháng).
2.2.1.3. Chọn lưu lượng thiết kế dẫn dòng thi công
Căn cứ vào lưu lượng trung bình tháng trong thời đoạn dẫn dòng và tần
suất thiết kế dẫn dòng đã chọn ở trên ta chọn được lưu lượng thiết kế dẫn dòng
thi công như sau:
−Mùa kiệt: Qkiệt = 14,6m3/s.
−Mùa lũ: Qlũ = 118,4m3/s.
2.2.2. Đề xuất phương án dẫn dòng
Phương án dẫn dòng thi công là hợp lý khi đảm bảo các điều kiện kỹ thuật và có
giá thành rẻ.
Sau khi nghiên cứu các điều kiện của công trình tác giả xin đề nghị 2 phương án
dẫn dòng như sau:
−Phương án 1: Mùa kiệt năm thứ hai dẫn dòng qua cống xả đáy bờ trái.

Sinh viên: Phạm Thanh Vũ

Lớp: 44C3



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Trang 12

Ngành công trình Thủy lợi

−Phương án 2: Mùa kiệt năm thứ hai dẫn dòng qua kênh bờ trái.
2.2.2.1. Phương án 1: Dẫn dòng qua kênh dẫn dòng
Năm
thi
công

I

Thời gian

Mùa kiệt:
1/12/07÷30/6/08

Mùa lũ:
01/7/08÷30/11/08

Công trình dẫn
dòng

Lưu lượng
Các công việc phải làm và các
dẫn dòng
mốc khống chế

(m3/s)

- Lòng sông tự
nhiên

14,6

- Lòng sông thu
hẹp

118,4

Mùa kiệt:
- Kênh dẫn dòng
1/12/08÷30/6/09

14,6

II
Mùa lũ:
01/7/09÷30/11/09

- Tràn xả lũ
chính đã xây
dựng xong

118,4

- Chuẩn bị mặt bằng thi công.
- Thi công kênh dẫn dòng ở

bên bờ trái
- Thi công bờ phải đập đến
cao trình vượt lũ.
- Đắp đê quai
- Thi công nhà máy thủy điện
- Tiếp tục thi công đập ở vai
phải, cửa nhận nước, cống xả
đáy
- Mở móng và thi công tràn xả
lũ.
- Hoàn thiện kênh dẫn dòng
- Ngăn dòng vào đầu tháng 1
- Thi công đập đến cao trình
thiết kế.
- Tiếp tục thi công nhà máy
thuỷ điện
- Hoàn thiện tràn.
- Hoàn thiện đập
- Hoàn thiện nhà máy thuỷ
điện.
- Bàn giao công trình đưa vào
sử dụng.

2.2.2.1. Phương án 2: Dẫn dòng qua công dẫn dòng

Sinh viên: Phạm Thanh Vũ

Lớp: 44C3



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Năm
thi
công

Thời gian

Mùa kiệt:
1/12/07÷30/6/08

Ngành công trình Thủy lợi

Trang 13

Công trình dẫn
dòng

- Lòng sông tự
nhiên

Lưu lượng
dẫn dòng
(m3/s)

14,6

I

Mùa lũ:

- Lòng sông thu hẹp
01/7/08÷30/11/08

118,4

Mùa kiệt:
1/12/08÷30/6/09

14,6

- Cống xả đáy

II
Mùa lũ:
- Tràn xả lũ chính
01/7/09÷30/11/09 đã xây dựng xong

118,4

Các công việc phải làm và
các mốc khống chế
- Chuẩn bị mặt bằng thi
công.
- Thi công cống xả đáy
hoàn thiện
- Thi công vai trái và vai
phải đập tới cao trình +1390
- Đắp đê quai
- Thi công nhà máy thủy
điện

- Tiếp tục thi công đập cả
hai vai, cửa nhận nước.
- Mở móng thi công và thi
công tràn xả lũ.
- Thi công nhà máy thuỷ
điện.
- Ngăn dòng
- Thi công đập đến cao
trình +1400 dạng con trạch.
- Tiếp tục thi công nhà máy
thuỷ điện
- Hoàn thiện tràn.
- Hoàn thiện đập
- Hoàn thiện nhà máy thuỷ
điện.
- Bàn giao công trình đưa
vào sử dụng.

2.2.3. Lựa chọn phương án dẫn dòng
Phương án 1 có ưu điểm là tận dụng công trình lâu dài trong thân đập đã xây
dựng xong để dẫn dòng nhưng có nhược điểm là mực nước sau khi ngăn dòng cao nên
hệ thống đê quai cao.
Sinh viên: Phạm Thanh Vũ

Lớp: 44C3


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Trang 14


Ngành công trình Thủy lợi

Phương án 2 có ưu điểm là mực nước sau khi ngăn dòng thấp nên hệ thống đê
quai mùa kiệt năm thứ nhất sẽ thấp nhưng phát sinh thêm khối lượng đào đá và đổ bê
tông bù nên giá thành xây dựng tăng.
Như vậy có thể nói phương án 1 đảm bảo điều kiện kỹ thuật và có hiệu quả kinh
tế hơn phương án 2 nên chọn phương án 1 làm phương án dẫn dòng để xây dựng công
trình.
2.3. Tính toán thuỷ lực dẫn dòng theo phương án chọn
2.3.1. Tính toán thuỷ lực dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp
2.3.1.1. Mục đích
−Xác định quan hệ Q~ZTL khi dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp.
−Xác định cao trình đê quai thượng và hạ lưu.
−Xác định cao trình đắp đập vượt lũ.
−Kiểm tra điều kiện lợi dụng tổng hợp dòng chảy.
2.3.1.2. Nội dung tính toán
− Sơ đồ tính toán

Hình 2.1. Mặt cắt ngang sông

V
Hình 2.2. Mặt cắt dọc sông

Sinh viên: Phạm Thanh Vũ

Lớp: 44C3


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư


Trang 15

Ngành công trình Thủy lợi

lu
3
− Căn cứ vào lưu lượng dẫn dòng vào mùa lũ Qdd = 118, 4m / s tra quan hệ Q~Zhl

(hình1.1) ta được ZHL = 1379m.
− Theo tài liệu về địa hình về mặt cắt ngang lòng sông ta thấy rằng cao trình đáy
sông là 1376,5m.
− Như vậy ứng với cấp lưu lượng Qp = 118,4 m3/s thì Zhl = 2,5
− Ứng với cấp lưu lượng mùa kiệt Qp = 14,6 m3/s thì Zhl = 1,03 m.
− Ta giả thiết các ∆Z gt . Sau đó tính lại Ztl = Zhl + ∆Z gt .
− Tù đó ta tính được diên tích mặt căt ngang hồ, đó chính là diện tích mặt cắt ướt
của lòng sông ω1 và diện tích ướt của hố móng, sau đó tính lại diện tích mắt cắt ướt của
hố móng.
∆Z tt =

QP %
Vc2
V02

; với: Vc =
2
ε (ω1 − ω2 )
2 g .ϕ
2g


Trong đó:
ϕ - Hệ số lưu tốc. Bố trí mặt bằng đê quai theo dạng hình thang lấy ϕ=0,85;
ε - Hệ số thu hẹp bên. Thu hẹp một bên ta lấy ε = 0,95

Sinh viên: Phạm Thanh Vũ

Lớp: 44C3


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành công trình Thủy lợi

Trang 16

Bảng 2.3. Bảng tính chênh lệch mực nước thượng hạ lưu

∆Zgt

Ztl

ω1

ω2

Vo

Vc

∆Ztt


0

2,505

25,38

11,3084

4,665091

8,856959

5,533914

0,2

2,705

28,209

12,3338

4,197242

7,850709

4,347914

0,4


2,905

31,5769

13,357

3,749576

6,84041

3,300862

0,6

3,105

35,1103

14,3756

3,37223

6,010773

2,54873

0,8

3,305


38,8154

15,3877

3,050336

5,319838

1,996457

1,0

3,505

42,6581

16,3914

2,775557

4,744851

1,588211

1,2

3,705

47,5853


17,3849

2,488163

4,126819

1,201417

− Bằng cách thử dần đúng ta có được ∆Z gt = 1,20m thoả mãn điều kiện ∆Zgt ≈
∆Ztt
− Mực nước sông phía thượng lưu về mùa lũ là:
Ztl = Zhl + ∆Z gt = 2,5 + 1,20 = 3,7(m)
− Mức độ thu hẹp lòng sông K:
K=

ω2
17,3849
.100% =
.100% = 37%
ω1
47,5853

− Vậy K = 37% thoả mãn điều kiện hợp lý là: 30% < K < 60%
2.3.2. Tính toán thủy lực dẫn dòng qua kênh hạ lưu cống
2.3.2.1. Mục đích
−Thiết kế kênh dẫn dòng hợp lý về kỹ thuật và kinh tế.
−Xác định mực nước đầu kênh để phục vụ tính toán thủy lực cống đáy.
2.3.2.2. Nội dung tính toán
−Chọn kích thước kênh dẫn dòng sau cống:

+ Chọn tuyến kênh: thể hiện trong bản vẽ số 1

Sinh viên: Phạm Thanh Vũ

Lớp: 44C3


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Trang 17

Ngành công trình Thủy lợi

+ Chọn chiều rộng đáy kênh theo điều kiện thiết bị và biện pháp thi công. Do thi
công kênh bằng máy ủi mã hiệu D50P−16(L) có chiều rộng lưỡi ủi là 3,67m nên chọn
b=4m.
+ Chọn hệ số mái m=1,5, độ nhám n=0,02, độ dốc i=0,002.
− Tính toán thủy lực:
∆Zcv

Ztl

Z®k

h®k

Ho

N1
K


N1
K
N2

h0

i%

K

hk

Zck

N2

i < ik

i > ik

Hình 2.3. Sơ đồ tính toán thủy lực kênh dẫn dòng sau cống đáy

m=
1,5

1,5
=
m


h
b

Hình 2.4. Mặt cắt ngang kênh dẫn dòng sau cống đáy
+ Xác định hk:
hkcn=
σn=

3

α .Q 2 3 1.14, 62
=
= 1,107(m)
g .b 2
9,81.42

m.hkcn 1,5.1,107
=
= 0, 415
b
4

hk= hkcn .(1 −

σn
0, 415
+ 0,105.σ n2 ) = 1,107.(1 −
+ 0,105.0, 4152 ) = 0,934( m)
3
3


+ Xác định h0:

Sinh viên: Phạm Thanh Vũ

Lớp: 44C3


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

f( Rln) =

Trang 18

Ngành công trình Thủy lợi

4m0 i 8, 424. 0, 002
=
= 0, 026
Q
14, 6
b

4

Tra [5] phụ lục 8−1 với n = 0,02 ta có: Rln= 0,91(m) → R = 0,91 = 4,396
ln
h

Tra [5] phụ lục 8−3 với m = 1,5 ta có: R = 1,362

ln
h

→ h0= Rln . R = 0,91.1,362 = 1,239(m)
ln
So sánh giữa h0 và hk ta thấy ho>hk do đó đường mặt nước là đường nước hạ b I.
Xuất phát từ hạ lưu h=hk ta vẽ đường mặt nước xác định được cột nước đầu kênh
L=Lk=46,7m. Kết quả tính toán bảng 2.3 ta được hđk= 1,144(m)
+ Tính Zcc = Zđk+hđk + ∆Z=Zđk+Ho
+ Đoạn đầu kênh tính như đập tràn đỉnh rộng:
 hn
h 
>  n  ≈ 0,7 ÷ 0,8

 H o  H o  p. g
+ Xác định chỉ tiêu chảy ngập: 
 hn >  hn  ≈ 1,2 ÷ 1,4
h 
h
 k  k  p. g

Ta thấy

hn  hn 
<   = 1,22→chế độ chảy của đập tràn là chảy không ngập.
hk  hk 

Sinh viên: Phạm Thanh Vũ

Lớp: 44C3



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Trang 19

Ngành công trình Thủy lợi

Bảng 2.4. Tính đường mặt nước trong kênh sau cống
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

h(m)
0,934
0,984
1,023
1,045
1,065

1,085
1,105
1,125
1,144
1,164
1,184
1,204
1,243

v
5,045
5,388
5,662
5,816
5,959
6,104
6,249
6,396
6,537
6,686
6,837
6,988
7,287

Sinh viên: Phạm Thanh Vũ

c
6,8
7,0
7,1

7,1
7,2
7,3
7,3
7,4
7,4
7,5
7,6
7,6
7,7

V
2,894
2,71
2,579
2,51
2,45
2,392
2,336
2,283
2,233
2,184
2,136
2,089
2,003

V2/2g
0,42694
0,37419
0,33892

0,3212
0,30594
0,29163
0,27819
0,26556
0,25425
0,24303
0,23245
0,22248
0,20459

E
1,36
1,36
1,36
1,37
1,37
1,38
1,38
1,39
1,40
1,41
1,42
1,43
1,45

∆E

C. R


0,0027
-0,0037
-0,0040
-0,0047
-0,0057
-0,0066
-0,0074
-0,0077
-0,0088
-0,0094
-0,0100
-0,0211

40,97
42,19
43,12
43,63
44,10
44,56
45,02
45,48
45,90
46,35
46,79
47,23
48,08

J
Jtb
5,0E-03

4,4E-03 4,7E-03
3,7E-03 4,1E-03
3,4E-03 3,6E-03
3,2E-03 3,3E-03
2,9E-03 3,0E-03
2,7E-03 2,8E-03
2,6E-03 2,7E-03
2,4E-03 2,5E-03
2,3E-03 2,3E-03
2,1E-03 2,2E-03
2,0E-03 2,1E-03
1,8E-03 1,9E-03

Lớp: 44C3

i-Jtb

∆L

-2,7E-03
-2,1E-03
-1,6E-03
-1,3E-03
-1,0E-03
-8,5E-04
-6,6E-04
-4,9E-04
-3,4E-04
-1,9E-04
-5,8E-05

1,0E-04

0
-1,0
1,8
2,5
3,7
5,4
7,8
11,2
15,7
26,0
48,9
172,3
-203,7

L
0
-1
1
3
7
12
20
31
47
73
122
294
91



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Trang 20

Ngành công trình Thủy lợi

2.3.3. Tính toán thuỷ lực qua cống xả đáy
2.3.3.1. Mục đích tính toán
− Xác định chế độ chảy, lưu tốc trong cống và giải pháp khắc phục hiện tượng
chân không trong cống.
− Xác định mực nước đầu cống để từ đó xác định cao trình đỉnh đê quai sau khi
ngăn dòng.
2.3.3.2. Nội dung tính toán
+ Giả thiết cống chảy không áp ta có:
Lưu lượng nước chảy qua cống được xác định theo công thức:
Q = ϕ n .ω. 2.g ( H o − hn )

Với Q: Lưu lượng qua cống (m3/s)
hn : Cột nước cuối cống hn = hđk=1,144m
Ho: Cột nước trước cống (tính từ đáy cống) (m)
ω : Diện tích mặt cắt ướt của cống (m2)
ϕ n : Hệ số lưu tốc chảy ngập lấy theo hệ số của đập tràn đỉnh rộng vì cống

có cửa vào tương đối thuận tra [5] bảng 14 – 12 ta có m = 0,35
Với m = 0,35 tra [5] bảng 14 – 13 ta có ϕ n = 0,93

Q
Do đó H o = 

 ϕ n .ω. 2.g

2


 + hn



2



14, 6
= 
÷
÷ + 1,144 = 2, 21 (m)
 0,93.3.1,144.3. 2.9,81 

+ Kiểm tra trạng thái chảy :
Coi lưu tốc tới gần Vo ≈ 0 ⇒ H o ≈ H = 2,21m
Ta có chiều cao cống D = 2,5m ⇒ 1,4D = 1,4.2,5 =3,5m
Theo Hứa Hạnh Đào H=2,21(m)<1,4D=3,5(m) nên cống chảy không áp. Vậy giả
thiết trên đây của ta là đúng.
+ Xác định cao trình mực nước trước cống:

Sinh viên: Phạm Thanh Vũ

Lớp: 44C3



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Trang 21

Ngành công trình Thủy lợi

Zcống = Zđáy cống + H
Trong đó Zcống

: Cao trình mực nước thượng lưu trước cống.

Zđáy cống : Cao trình đáy cống cửa vào, Zđáy cống = +1380(m).
⇒ Zcống = Zdáy cống + H = 1380 + 2,21= +1382,21(m)

2.3.4. Tính toán điều tiết
2.3.4.1. Tính toán điều tiết thường xuyên
− Mục đích:
Xác định được quá trình nước dâng lên ở thượng lưu theo thời gian tương ứng với
lưu lượng đến, lưu lượng xả và lưu lượng tích trong hồ. Qua đó xác định được mực
nước, lưu lương tháo về hạ lưu ở thời điểm tính toán.
− Nội dung tính toán:
+ Để tính toán điều tiết thường xuyên ta cần phải giải bài toán cân bằng nước khi
ta bỏ qua tổn thất do bốc hơi và thấm.
Wđến = Wxả + Wtích
Qđến.Δt = Qxả.Δt + Ftb.ΔH
Trong đó:
Wđến : lượng nước đến (m3)
Wxả : lượng nước xả về hạ lưu (m3)
Wtích : lượng nước tích lại trong hồ (m3)

Ftb

: diện tích trung bình mặt hồ tại cao trình mặt nước đang tính toán ZTL
và ZTL + ΔH (m2)

Qđến : lượng nước đến (m3/s)
Qxả : lượng nước xả về hạ lưu (m3/s)
Δt

: khoảng (gia số) thời gian tính toán (s)

ΔH : chiều cao nước dâng ở hồ trong khoảng thời gian Δt (m)

Sinh viên: Phạm Thanh Vũ

Lớp: 44C3


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Trang 22

Ngành công trình Thủy lợi

+ Sau khi ngăn dòng đến khi mực nước dâng lên đến cao trình ngưỡng cống
lượng nước đến không được xả xuống hạ lưu mà sẽ được tích lại trong hồ, gọi thời gian
từ lúc ngăn dòng đến khi mực nước trong hồ dâng đến cao trình đáy ngưỡng cống là t 1 .
Trong thời gian t 1 :
Wxả = 0, Wđến = Q dd .t 1
Wtích ứng với dung tích hồ tại cao trình ngưỡng cống Z = + 1380m.

Tra quan hệ W ~ ZTL ứng với Z = 1380m thì dung tích trong hồ là W =
36381,6m3.
⇒ Q dd .t 1 = 0 + Wtích ⇒ t 1 =

Wtích 36381, 6
= 2491,89( s ) = 0, 69 (giờ).
=
Q dd
14, 6

2.4. Thiết kế kích thước công trình tạm
2.4.1. Đê quai
−Đê quai là công trình ngăn nước tạm thời, ngăn cách hố móng với dòng chảy để
tạo điều kiện cho công tác thi công hố móng được khô ráo.
−Tuyến đê quai: chọn tuyến đê quai trên nền địa chất tốt, ổn định và có khả năng
chống xói. Tuyến đê quai được thể hiện trên bản vẽ dẫn dòng thi công số 02.
−Kích thước mặt cắt đê quai: Chọn đê quai có mặt cắt hình thang.
−Cao trình đỉnh đê quai:
*. Đê quai thượng lưu:
−Từ kết quả tính toán thuỷ lực cống ta thấy rằng ứng với Q dd = 14,6m3/s thì mực
nước trước cống ZTLCống= 1382,24m.
−Cao trình đỉnh đê quai là:
∇TL

dequai

= ∇TL + δ

−Trong đó: δ : Độ vượt cao an toàn δ = 0,56m
∇TL dequai = 1382, 21 + 0,59 = 1382,8 (m)


Sinh viên: Phạm Thanh Vũ

Lớp: 44C3


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Trang 23

Ngành công trình Thủy lợi

TL
−Ta chọn ∇ dequai = 1383(m) . Chọn chiều rộng đỉnh đê quai B=3m (do không yêu

cầu về giao thông nên ta chọn theo kinh nghiệm). Mái dốc đê quai được chọn theo
TCVN-57-88.
−Chiều cao đê quai H = 1383 - 1376,5 = 6,5(m)
−Vật liệu dùng để đắp đê quai là đất
−Độ dốc mái thượng lưu: m = 2
−Độ dốc mái hạ lưu: m = 2
*. Đê quai hạ lưu:
−Xác định cao trình đê quai:
HL
∇ dequai
= Zhl + δ

−Trong đó: Zhl là cao trình mực nước hạ lưu với lưu lượng dẫn dòng thiết kế. Tra
quan hệ Q~Zhl ứng với Qdd = 14.6 m3/s được Zhl = 1377,53(m).
HL

−Vậy ∇ dequai = 1377,53 + 0,47 = 1378(m)

−Chiều cao đê quai hạ lưu H = ∇ dinh − ∇ day = 1378 – 1376,5 = 1,5 m
−Bề rộng đỉnh đê quai hạ lưu: Ta đắp đê quai hạ lưu kết hợp làm đường thi công
nên ta chọn bề rộng đỉnh đê quai là B = 8(m).
−Độ dốc mái thượng lưu: m = 1,5
−Độ dốc mái hạ lưu: m = 1,5.
− Biện pháp thi công: phần dưới nước của đê quai đắp bằng cách đổ đất ngay
trong nước và phần trên khô đắp bằng phương pháp đầm nén. Đê quai đắp dần từ bờ
trái sang bờ phải.
2.4.2. Công trình tháo nước
Kênh dẫn dòng sau cống đáy: xem mục 2.3.2.
2.5. Ngăn dòng
Trong quá trình thi công công trình để có thể đào móng và thi công đập phần
lòng sông trong điều kiện khô ráo thì ta phải tiến hành công tác ngăn dòng. Đây là một

Sinh viên: Phạm Thanh Vũ

Lớp: 44C3


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Trang 24

Ngành công trình Thủy lợi

khâu quan trọng quyết định sự thành bại của quá trình xây dựng công trình và khống
chế toàn bộ tiến độ thi công.
2.5.1. Chọn lưu lượng thiết kế ngăn dòng

2.5.1.1. Chọn thời điểm ngăn dòng
Căn cứ và điều kiện thủy văn dòng chảy ta chọn ngày đầu tháng 12 của năm thi
công thứ hai để tiến hành ngăn dòng vì:
−Lúc này giá trị lưu lượng nước tương đối nhỏ.
−Thời gian chuẩn bị cho công tác ngăn dòng không quá gấp.
−Sau khi ngăn dòng có đủ thời gian đắp đắp vượt lũ.
2.5.1.2. Chọn tần suất thiết kế ngăn dòng
Do cấp công trình là cấp III nên theo TCXDVN 285-2002 bảng 4 – 7 được tần
suất thiết kế ngăn dòng là P= 10%.
2.5.1.3. Chọn lưu lượng thiết kế ngăn dòng
Theo TCXDVN 285 – 2002 thì lưu lượng thiết kế ngăn dòng là lưu lượng trung
bình ngày có giá trị lớn nhất do sông không chịu ảnh hưởng của vùng triều.
Do thiếu tài liệu nên lưu lượng thiết kế ngăn dòng ta lấy là giá trị trung bình lớn
nhất tháng tức là Qnd = Q12mk = 6,8(m3 / s )
2.5.2. Chọn vị trí và độ rộng cửa ngăn dòng
2.5.2.1. Vị trí cửa ngăn dòng
Chọn cửa ngăn dòng tại chính giữa lòng suối chính vì:
−Khả năng tháo nước qua cửa ngăn dòng là lớn nhất.
−Vị trí cửa ngăn dòng thuận lợi cho công tác ngăn dòng.
2.5.2.2. Chọn bề rộng cửa ngăn dòng
Bề rộng cửa ngăn dòng phụ thuộc vào:
−Khả năng thi công khi ngăn dòng.
−Lưu lượng, lưu tốc dòng chảy trước khi ngăn dòng.

Sinh viên: Phạm Thanh Vũ

Lớp: 44C3


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư


Ngành công trình Thủy lợi

Trang 25

Từ các yếu tố trên chọn bề rộng cửa ngăn dòng B = 5(m)
2.5.3. Phương án ngăn dòng và tổ chức thi công ngăn dòng
Căn cứ vào điều kiện địa hình, địa chất, đặc điểm thủy văn, nguồn cung cấp vật
liệu, điều kiện thi công,….Ở đây ta chọn phương pháp lấp đứng để ngăn dòng vì
phương pháp này phù hợp với đặc điểm công trình thuỷ điện Yantannsien có diện tích
thi công không rộng, nền chống xói tốt, yêu cầu thi công nhanh chóng.
2.5.4. Tính toán thuỷ lực ngăn dòng cho phương pháp lấp đứng
−Áp dụng phương trình cân bằng nước:
Qđ = Qx + Qc + Qth + Qti
Trong đó:
Qđ – lưu lượng đến: Qđ = 6,8 (m3/s)
Qx – lưu lượng xả về hạ lưu trong quá trình ngăn dòng: Qx = 0
Qth, Qti – lưu lượng thấm và tích (bỏ qua trong quá trình tính toán)
Qc – lưu lượng qua cửa ngăn dòng:
3

Qc = m B 2 g H 02

Trong đó:


z  z
z

khi < 0,35

m = 1 −
H
 H0  H
+ m – hệ số lưu lượng: 

z
m = 0,385khi > 0,35
H


+

B − chiều rộng trung bình cửa ngăn dòng. Trong quá trình tính toán mái dốc

cửa ngăn dòng m = 1,25 để tính B .
2

+

αV 2
α  Qd 
H0 = H + 0 = H +

 ; (B và H là bề rộng và độ sâu trung bình dòng
2g
2 g  BH 

chảy tới gần ở thượng lưu cửa ngăn dòng, z là chênh lệch mực nước thượng lưu và hạ
lưu cửa ngăn dòng khi hai chân kè gặp nhau).
3


→ Qd = Qc = mB 2 g H 02 = 6,8(m3 / s )

Sinh viên: Phạm Thanh Vũ

Lớp: 44C3


×