ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỖ VĂN TOẢN
TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỘNG ĐỒNG
(Nghiên cứu tại xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng)
Chuyên ngành: Công Tác Xã Hội
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Hà Nội - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỖ VĂN TOẢN
TÁC ĐỘNG CỦA TCVM
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỘNG ĐỒNG
(Nghiên cứu tại xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng)
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Văn Tùng
Hà Nội – 2013
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 2
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6
2.1. Tình hình trên thế giới 6
2.2. Tình hình ở Việt Nam 10
3. Ý nghĩa nghiên cứu 13
3.1. Ý nghĩa lý luận 13
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 13
4. Câu hỏi nghiên cứu 14
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 14
5.1. Mục đích nghiên cứu 14
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 14
6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 15
6.1. Đối tượng nghiên cứu 15
6.2. Khách thể nghiên cứu 15
7. Phạm vi nghiên cứu 15
7.1. Phạm vi về thời gian 15
7.2. Phạm vi về không gian 15
7.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu 15
8. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý thông
tin 16
8.1. Cách tiếp cận và phương pháp tiếp cận 16
8.2. Phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin 17
8.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp 17
8.2.2. Quan sát tham dự 17
8.2.3. Phỏng vấn sâu 19
8.2.4. Thảo luận nhóm tập trung 22
8.2.5. Xử lý dữ liệu định tính 22
9. Khung phân tích 23
10. Cấu trúc của luận văn 23
NỘI DUNG CHÍNH 24
Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nghiên cứu 24
1.1. Cơ sở lý luận 24
1.1.1. Các khái niệm công cụ 24
1.1.1.1. Tài chính vi mô 24
1.1.1.2. Tác động 24
1.1.1.3. Cộng đồng 25
1.1.1.4. Năng lực 25
1.1.1.5. Năng lực cộng đồng 25
1.1.1.6. Phát triển 26
1.1.1.7. Phát triển năng lực cộng đồng 26
1.1.1.8. Vốn xã hội 28
1.1.1.9. Tổ tiết kiệm & vay vốn 29
1.1.2. Khung ứng dụng trong nghiên cứu 29
1.2. Cơ sở thực tiễn 32
1.2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 32
1.2.2. Tổng quan tài chính vi mô 35
1.2.2.1. Phát triển tài chính vi mô trên thế giới 35
1.2.2.2. Phát triển tài chính vi mô tại Việt Nam 36
1.2.2.3. Phát triển tài chính vi mô tại Lâm Đồng 39
1.2.2.4. Thực trạng hoạt động của tài chính vi mô tại xã Bình Thạnh 41
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45
Chương 2. Tác động của tài chính vi mô đến sự thay đổi ý thức cộng đồng và
trách nhiệm về cộng đồng 45
2.1. Tác động của tài chính vi mô đối với sự thay đổi ý thức cộng đồng 45
2.1.1. Những biểu hiện thay đổi trong ý thức cộng đồng dưới tác động của tài
chính vi mô 45
2.1.1.1.Thay đổi trong các phẩm chất tâm lý 46
2.1.1.2. Thay đổi mối quan hệ xã hội trong cộng đồng 49
2.1.1.3. Sự gia tăng độ tin cậy giữa các thành viên trong cộng đồng 53
2.1.1.4. Thay đổi trong các hoạt động của tổ tiết kiệm & vay vốn tại cộng
đồng 56
2.1.1.5.Thay đổi trong ý thức tham gia các hoạt động thúc đẩy cộng đồng 58
2.1.2. Sự gia tăng cảm xúc an toàn của các thành viên 60
2.1.2.1. Cảm xúc an toàn của các thành viên thể hiện ở sự kết nối, hình thành
nhóm hỗ trợ 61
2.1.2.2. Cảm xúc an toàn của các thành viên thể hiện ở khả năng trợ giúp 64
2.1.3. Sự thay đổi về ý thức cộng đồng thể hiện ở “cảm giác thuộc về” và nhận
biết bản thân 65
2.1.4. Sự thay đổi về ý thức cộng đồng thể hiện ở chất lượng của sự tương tác
67
2.2. Tác động của tài chính vi mô đối với sự thay đổi trách nhiệm cộng đồng 71
2.2.1. Sự thay đổi trách nhiệm của các tổ trưởng tổ tiết kiệm & vay vốn 71
2.2.1.1. Sự thay đổi trách nhiệm của tổ trưởng đối với các thành viên trong tổ
tiết kiệm & vay vốn 72
2.2.1.2. Sự thay đổi trách nhiệm của tổ trưởng đối với cộng đồng 75
2.2.2. Sự thay đổi trách nhiệm của các thành viên tổ tiết kiệm & vay vốn thể
hiện ở sự tham gia cộng đồng 76
2.2.2.1. Thay đổi về sự tham gia của các thành viên tổ tiết kiệm & vay vốn
đối với các hoạt động trong cộng đồng 76
2.2.2.2. Thay đổi thể hiện trong việc tham gia vào các tổ chức xã hội tại cộng
đồng 79
Chương 3. Tác động của tài chính vi mô đến năng lực giải quyết vấn đề và gia
tăng cơ hội sử dụng các nguồn lực 83
3.1. Tác động của tài chính vi mô đối với năng lực giải quyết vấn đề 83
3.1.1. Những chuyển biến về năng lực giải quyết vấn đề trong cộng đồng 83
3.1.1.1. Chuyển biến về nội dung các chủ đề trong sinh hoạt tổ tiết kiệm &
vay vốn 83
3.1.1.2. Chuyển biến về những thay đổi muốn mang lại cho cộng đồng của
các thành viên tổ tiết kiệm & vay vốn 85
3.1.2. Sự thay đổi năng lực giải quyết vấn đề thể hiện trong những hành động
88
3.1.2.1. Sự thay đổi năng lực giải quyết vấn đề thể hiện ở sự tham gia của
cộng đồng vào việc can thiệp giải quyết các vấn đề xã hội 88
3.1.2.2. Sự thay đổi năng lực giải quyết vấn đề thể hiện ở năng lực can thiệp
tạo sự thay đổi trong cộng đồng 92
3.1.2.3. Sự thay đổi năng lực giải quyết vấn đề thể hiện ở năng lực liên kết,
phối hợp các tổ chức/ nhóm nhỏ 94
3.2. Tác động của tài chính vi mô đến việc gia tăng cơ hội sử dụng các nguồn lực
96
3.2.1. Gia tăng cơ hội sử dụng nguồn lực tài chính 96
3.2.1.1. Gia tăng cơ hội sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách96
3.2.1.2. Gia tăng cơ hội sử dụng nguồn tài chính được hình thành trong quá
trình hoạt động tổ tiết kiệm & vay vốn 98
3.2.2. Gia tăng cơ hội sử dụng nguồn kinh nghiệm cá nhân 100
3.2.3. Gia tăng cơ hội sử dụng nguồn nhân lực, trao đổi nhân công 102
3.2.4. Gia tăng cơ hội sử dụng nguồn lực nguồn lực thông tin 105
3.2.4.1. Gia tăng cơ hội sử dụng nguồn thông tin có được từ các khóa tập
huấn 105
3.2.4.2. Gia tăng cơ hội sử dụng nguồn thông tin có được từ các chủ đề trong
buổi sinh hoạt tổ tiết kiệm & vay vốn 106
3.2.5. Gia tăng cơ hội sử dụng nguồn lực các tổ chức, mở rộng mạng lưới liên
kết 109
KẾT LUẬN 114
HẠN CHẾ 116
KHUYẾN NGHỊ 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC 123
Phụ lục 1 123
Phụ lục 2 124
Phụ lục 3 129
Phụ lục 4 132
Phụ lục 5 136
Phụ lục 6 139
Phụ lục 7 140
Phụ lục 8 141
Phụ lục 9 159
Phụ lục 10 180
Phụ lục 11 198
Phụ lục 12 220
1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AKFC
Aga Khan Foundation of Canada
ĐTN
Đoàn thanh niên
HCCB
Hội cựu chiến binh
HND
Hội nông dân
HLHPNVN
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
HPN
Hội phụ nữ
NHCHXH
Ngân hàng Chính sách xã hội
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NHNN&PTNT
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NLCĐ
Năng lực cộng đồng
NGOs
Tổ chức phi chính phủ quốc tế
OECD
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
PTCĐ
Phát triển cộng đồng
TCVM
Tài chính vi mô
TK & VV
Tiết kiệm và vay vốn
UBND
Ủy ban nhân dân
UNDP
Chương trình phát triển Liên hiệp quốc
2
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Nội dung quan sát tham dự 18
Bảng 2. Danh sách số lượng mẫu tham gia phỏng vấn sâu 19
Bảng 3. Danh sách thành viên tham gia phỏng vấn 20
Bảng 4. Số lượng thành viên tham gia thảo luận nhóm tập trung 22
Bảng 5. Khung phân tích chung 23
Bảng 1.1. Thống kế tình hình cho vay vốn tổ chức đoàn thể xã Bình Thạnh 41
Bảng 2.1. Khung phân tích tác động của tài chính vi mô đến sự thay đổi ý thức cộng
đồng 45
Bảng 2.2. Khung phân tích tác động của tài chính vi mô đến sự thay đổi trách nhiệm
về cộng đồng 71
Bảng 3.1. Khung phân tích tác động của tài chính vi mô đến năng lực giải quyết vấn
đề 83
Bảng 3.2. Khung phân tích tác động của tài chính vi mô đối với sự gia tăng cơ hội
sử dụng các nguồn lực 96
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ cuối những năm 1980, tài chính vi mô (TCVM) đã bắt đầu có mặt tại Việt
Nam thông qua các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (NGOs), các chương
trình hỗ trợ phát triển chính thức song phương và đa phương. Đầu những năm 1990,
Chính phủ đã có một chương trình xoá đói, giảm nghèo cấp quốc gia thông qua tín
dụng được coi là một trong những công cụ chiến lược. Các trung gian tài chính với
nhiệm vụ được Chính phủ ủy quyền cung cấp tín dụng vi mô, bao gồm Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN&PTNT), Ngân hàng Chính sách xã
hội (NHCSXH), Quỹ tín dụng nhân dân,… Bên cạnh đó, Chính phủ đã khuyến
khích sự tham gia của các tổ chức đoàn thể vào lĩnh vực TCVM như Hội phụ nữ
(HPN), Hội nông dân (HND), Hội cựu chiến binh (HCCB), Đoàn thanh niên
(ĐTN). Theo số liệu thống kê của Nhóm công tác TCVM Việt Nam (2012), hiện
nay trên cả nước có tổng cộng 34 tổ chức hoạt động TCVM và các tổ chức này chịu
sự giám sát của Ngân hàng nhà nước (NHNN). Sự phát triển mạnh mẽ của TCVM
về phạm vi tiếp cận và các dịch vụ cung ứng, đặc biệt là các dịch vụ về tín dụng và
tiết kiệm đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế. Theo quyết
định của Thủ tướng chính phủ số 2195/QĐ-TTg ngày 06/12/2011 phê duyệt Đề án
xây dựng và phát triển hệ thống TCVM Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu xây
dựng và phát triển một hệ thống TCVM phát triển an toàn, bền vững tại Việt Nam,
hướng đến phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, góp phần thực hiện chủ
trường của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh và giảm nghèo bền vững [14, tr
1].
Trong Công tác xã hội thực hành chuyên nghiệp, phát triển cộng đồng
(PTCĐ) được xem như là một phương pháp can thiệp ở cấp độ vĩ mô bên cạnh các
phương pháp công tác xã hội khác ở cấp độ vi mô và trung mô là phương pháp công
tác xã hội với cá nhân và công tác xã hội với nhóm. Với lịch sử phát triển, hiện nay
có nhiều phương pháp tiếp cận trong PTCĐ lấy con người làm trọng tâm và phát
4
triển con người vì con người. Vì vậy, thước đo của phát triển là thể hiện tiềm năng,
khả năng của con người để làm chủ môi trường sống của chính họ. Mục đích là
nhằm tăng cường quyền lực cho cộng đồng thông qua các phương thức tạo quyền,
tăng năng lực hướng đến PTCĐ một cách tự lực. Vì mục đích của PTCĐ không chỉ
là tạo ra những thay đổi về lượng (có nhà cửa, vốn liếng, thu nhập, ) mà quan
trọng hơn cả là một tinh thần tự nguyện, biết hợp tác, biết chia sẻ trách nhiệm, biết
huy động tài nguyên từ bên trong và bên ngoài khi gặp khó khăn, nhằm không
ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống trong cộng đồng.
Hiện nay, trong các chương trình/ dự án PTCĐ, bên cạnh việc nhắm đến mục
đích đáp ứng các nhu cầu trước mắt của cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân thì mục đích quan trọng nhất muốn hướng đến là PTCĐ một cách
bền vững thông qua một quá trình nâng cao năng lực cộng đồng (NLCĐ) để hướng
đến cộng đồng tự lực. Theo Chaskin (2001) trong Xây dựng năng lực cộng đồng, thì
NLCĐ có những đặc điểm thể hiện trên bốn lĩnh vực: ý thức cộng đồng, trách
nhiệm cộng đồng, năng lực giải quyết vấn đề và cơ hội sử dụng các nguồn lực [28,
tr 14]. Ở trên thế giới có rất nhiều chương trình, chính sách được lồng ghép trong
các dự án PTCĐ, ngoài mục đích nhằm tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc
sống thì còn nhắm đến nâng cao NLCĐ thể hiện thông qua các cách tiếp cận như
phương pháp tiếp cận từ dưới lên (bottom-up); phương pháp đồng tham gia (PRA);
phương pháp tiếp cận PTCĐ dựa vào nội lực và do người dân làm chủ (ABCD); và
phương pháp phân tích kinh tế cộng đồng (“chiến lược xô kinh tế” - bucket
strategies). Những phương pháp tiếp cận này đã và đang được triển khai áp dụng tại
Việt Nam thông qua rất nhiều các tổ chức trong và ngoài nước như NGOs; các
Trung tâm nghiên cứu phát PTCĐ; và đã đạt được những thành quả nhất định
trong mục tiêu chiến lược phát triển quốc gia. TCVM là một chương trình dành cho
người nghèo, đặc biệt người nghèo ở nông thôn khi họ ít có cơ hội tiếp cận các
nguồn vốn để phát triển kinh tế, và trên thế giới cũng có những nghiên cứu cho thấy
mối quan hệ của TCVM đến phát triển NLCĐ như nghiên cứu của Horvath (2001)
trường Đại học Calgary “Xây dựng NLCĐ thông qua nhóm tín dụng tiết kiệm cho
5
dân tộc thiểu số ở Canada”; nghiên cứu của Diaz và Hector Luis (2007) “NLCĐ và
phát triển kinh tế vi mô: một nghiên cứu từ Peru”; hay nghiên cứu của Lisa Young
Larance (1998) “Xây dựng vốn xã hội từ trọng tâm: một điều tra cấp thôn bản của
Ngân hàng Grameen”
Ở Việt Nam, hiện nay TCVM là một lĩnh vực ngày càng được quan tâm và
có những chiến lược, kế hoạch phát triển theo lộ trình rõ ràng. Hiện cũng đã có một
số công trình nghiên cứu đánh giá về những tác động của TCVM. Những tác động
thường được đánh giá và nhìn nhận trên bốn cấp độ: kinh doanh, cá nhân, hộ gia
đình, và cộng đồng [22, tr 9]. Thực tế cho thấy, nhiều công trình nghiên cứu chủ
yếu đi sâu vào đánh giá những tác động ở cấp độ kinh doanh, cá nhân hay hộ gia
đình. Như vậy ở cấp độ cộng đồng thường có ít những nghiên cứu đi sâu vào phân
tích tìm hiểu đánh giá một cách cụ thể.
Hiện nay, tại Lâm Đồng nói chung và huyện Đức Trọng nói riêng có nhiều
chương trình dự án đã và đang triển khai với mục đích nâng cao năng lực của cộng
đồng. Và cũng có những hoạt động đánh giá tính hiệu quả của các chương trình hỗ
trợ đem lại, đặc biệt là TCVM thuộc NHCSXH cho người nghèo, người thu nhập
thấp vay dưới mô hình các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK & VV). Tuy nhiên, hiện
chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu sâu những tác động của TCVM ở cấp độ cộng
đồng, đặc biệt là ở khía cạnh tác động của nó đối với phát triển NLCĐ.
Như vậy, làm thế nào để các tổ TK & VV hỗ trợ tốt nhất cho các thành viên
và cộng đồng? Vai trò thực tế cuat tổ TK & VV là gì? Tác động chính của TCVM
thông qua tổ TK & VV đến NLCĐ thể hiện như thế nào? Đây là những vấn đề
thường chưa được quan tâm nhiều trong các nghiên cứu cho đến nay. Khỏa lấp một
khoảng trống hiện nay về TCVM và có cái nhìn xác thực, sâu rộng hơn về những
tác động của TCVM đối với NLCĐ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tác
động của tài chính vi mô đối với phát triển năng lực cộng đồng”. (Nghiên cứu tại
xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng).
6
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Tình hình trên thế giới
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tài chính vi mô với năng lực cộng đồng
Mối quan hệ giữa tài chính vi mô và năng lực cộng đồng được Horvath
(2001) quan tâm nghiên cứu trong “Xây dựng năng lực cộng đồng thông qua các
nhóm tín dụng – tiết kiệm cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Canada”.
Trong nghiên cứu của mình, Horvath xem xét việc thúc đẩy NLCĐ thông
qua các nhóm TCVM cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Canada. Dựa trên nghiên cứu
định tính thông qua quan sát tham dự và phỏng vấn sâu, Horvath có những đúc kết
rằng, các hoạt động TCVM phải vượt xa hơn mục tiêu đơn thuần về kinh tế, nghĩa
là kết hợp các mục tiêu tham gia của cộng đồng và phát triển vào chương trình của
chính cộng đồng. Sáu khía cạnh quan trọng của NLCĐ được Horvath xác định trong
nghiên cứu này gồm: 1) phát triển cá nhân; 2) ý thức cộng đồng; 3) mạng lưới kinh
tế xã hội; 4) khả năng mang đến sự thay đổi cộng đồng; 5) Tăng sức mạnh bên
ngoài cộng đồng; và 6) duy trì nền văn hóa.
Horvath đã có những hướng dẫn giúp cho việc nâng cao NLCĐ thông qua
các hoạt động nhóm TCVM. Ông cũng có những phát hiện rằng, các nhóm tham gia
vào TCVM không được nhận thanh toán các chi phí của các hoạt động sáng kiến
chẳng hạn như: vận động chính sách, đào tạo. Nghiên cứu không cho thấy những
vấn đề có thể nảy sinh có thể ảnh hưởng đến nhóm, ảnh hưởng đến tính bền vững
của TCVM khi các thành viên tham gia trong các nhóm TCVM không có những
khoản tài trợ cho sáng kiến. Điều này ông lý giải rằng, người dân tham gia vào
nhóm TCVM đã kết nối, hình thành mạng lưới, biết hành động mang đến sự thay
đổi bên trong cộng đồng thông qua khả năng huy động nguồn lực của nhóm mà
không cần sự hỗ trợ từ bên ngoài. Điều này thể hiện yếu tố tự lực của các nhóm
TCVM góp phần thúc đẩy phát triển cộng đồng.
Như vậy, trong nghiên cứu của mình, Horvath sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính, tập trung vào phỏng vấn sâu và quan sát tham dự. Ông đã đưa ra
được 06 kết quả chính của nghiên cứu thể hiện tác động của TCVM đối với phát
7
triển NLCĐ. Tuy nhiên, với cách tiếp cận trong nghiên cứu định tính, ông mới chỉ
đưa ra được các dữ liệu cho thấy những tác động thay đổi dựa trên những đặc điểm
đã phát hiện mà chưa có con số cụ thể thể hiện sự thay đổi tác động của TCVM đem
lại để có cái nhìn toàn diện hơn. Mặt khác, ngoài những phát hiện cho thấy kết quả
tác động của TCVM đối với phát triển NLCĐ ở những đặc điểm quan trọng trên, thì
nghiên cứu chưa cho thấy cụ thể năng lực giải quyết vấn đề và cơ hội sử dụng các
nguồn lực của nhóm TCVM. Vì vậy, trong nghiên cứu “tác động của TCVM đối
với phát triển năng lực cộng đồng”, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính như Horvath, và tập trung vào các khía cạnh mà Horvath chưa cho thấy
trong nghiên cứu của mình như năng lực giải quyết vấn đề và cơ hội sử dụng các
nguồn lực.
Bên cạnh nghiên cứu của Horvath (2001), thì Diaz, Luis (2007) cũng có
công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa NLCĐ và kinh tế vi mô trong “Năng lực
cộng đồng và phát triển kinh tế vi mô: nghiên cứu đến từ Peru”.
Trong nghiên cứu của mình, Diaz và Luis tập trung vào các nguồn vốn như
là các thành phần cốt lõi của NLCĐ nhằm mục đích để khám phá mối liên hệ giữa
các tổ chức, hiệp hội với phát triển kinh tế vi mô. Diaz và Luis tiến hành nghiên cứu
định lượng với việc các ông chọn 20 cộng đồng ở Peru trong thực hiện nghiên cứu.
Trong 20 cộng đồng này có 10 cộng đồng tham gia vào một dự án cứu trợ và phát
triển Cơ Đốc Phục Lâm (ADRA), và 10 cộng đồng phục vụ việc kiểm soát, đối
chứng, nghĩa là không tham gia dự án ADRA. Khách hàng trong 10 cộng đồng
tham gia vào dự án ADRA được hỗ trợ các dịch vụ như tạo thu nhập, hoạt động tín
dụng nhỏ, cung cấp dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và các kỹ năng nuôi dạy con cái.
Diaz và Luis đưa ra những kết luận rằng, việc tham gia trong dự án ADRA
đã có một ảnh hưởng tích cực đáng kể về nâng cao NLCĐ thông qua phát triển kinh
tế vi mô, và cũng một phần nào chỉ ra được mối quan hệ hai chiều giữa kinh tế vi
mô và NLCĐ: 1) tác động của hoạt động kinh tế vi mô đối với phát triển NLCĐ; 2)
NLCĐ góp phần thúc đẩy PTCĐ. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình, các tác giả
mới chỉ ra được mối quan hệ giữa NLCĐ với kinh tế vi mô bằng những con số cụ
8
thể ở bề rộng mà chưa có những khám phá, phát hiện những tác động ở bề sâu của
tác động.
Như vậy, trong hai công trình nghiên cứu trên, với hai hướng tiếp cận đối
tượng khác nhau (Horvath tiếp cận theo các nhóm TCVM, còn Diaz và Luis tiếp
cận tập trung nguồn nhân lực và các tổ chức, nhóm xã hội), với phương pháp thu
thập dữ liệu khác nhau (Horvath tập trung vào phỏng vấn sâu, quan sát tham dự, thì
Diaz và Luis sử dụng phương pháp thực nghiệm), nhưng cả hai công trình nghiên
cứu này đều có kết quả cho thấy, các nhóm TCVM có những tác động vượt ra ngoài
những phạm vi tác động về kinh tế, cá nhân, hộ gia đình, đó là tác động đến phát
triển năng lực các thành viên tham gia, và sâu rộng hơn là tác động đến phát triển
NLCĐ. Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu đều chưa có những cái nhìn thật cụ thể, khám
phá về những tác động của TCVM đối với phát triển NLCĐ trên đầy đủ các khía
cạnh NLCĐ: ý thức về cộng đồng, sự cam kết, năng lực giải quyết vấn đề và cơ hội
sử dụng các nguồn lực.
Nghiên cứu về vốn xã hội và tài chính vi mô
Hiện nay, trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu về mối quan hệ
giữa vốn xã hội và TCVM. Có thể kể đến nghiên cứu của tổ chức Aga Khan
Foundation of Canada (AKFC) và nghiên cứu của Lisa Young Larance (1998).
Nghiên cứu của AKFC (2002) “Tiếp cận người nghèo thông qua trung gian
xã hội: TCVM và xây dựng vốn xã hội” nhằm kiểm tra vốn xã hội và mối quan hệ
giữa các loại vốn này và TCVM. Nhóm tác giả đã xem xét 06 tổ chức TCVM tại
bốn quốc gia, và lý giải cho câu hỏi làm thế nào để nhóm TCVM đóng góp vào sự
phát triển và hình thành của vốn xã hội. Một kết luận quan trọng mà AKFC đưa ra
là các nhóm TCVM có thể đóng một vai trò tạo sự khác biệt trong việc thúc đẩy sự
hình thành của vốn xã hội. Ngược lại cho thấy, vốn xã hội lại có vai trò, ý nghĩa
quan trọng đối với xóa đói giảm nghèo tại cộng đồng.
Một trong những phát hiện cần lưu ý trong nghiên cứu của AKFC là thông
qua quá trình hoạt động, nhóm hình thành những bản sắc. Các thành viên nói là, lần
đầu tiên, một cảm giác thuộc về một tổ chức như của riêng mình. Phát hiện này
9
cũng có những điểm tương đồng trong một số quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu
về NLCĐ trong khuôn khổ liên quan đến cảm giác mình thuộc về một tổ chức.
Trong quá trình khảo sát, AKFC cũng có những phát hiện về lợi ích kinh tế đem lại
cũng như vai trò của phương thức trao quyền cho phụ nữ. Chẳng hạn, phụ nữ ngày
càng có tiếng nói đối với việc ra quyết định trong gia đình. Điều quan trọng là ý
nghĩa về mặt xã hội của nhóm được ghi nhận hơn là các khoản họ được vay. Trong
nghiên cứu cho thấy những mặt thay đổi tích cực, tuy nhiên còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố và mối quan hệ hiện tại của các thành viên. Bên cạnh đó, trong nghiên
cứu này, khả năng chia sẻ thông tin và chuyển giao kỹ năng được ghi nhận. Đây là
đóng góp đáng kể của nhóm TCVM đối với các thành viên và cộng đồng. Ngoài ra,
hoạt động của các nhóm TCVM cũng là cách để phát triển lãnh đạo. Tuy nhiên, cơ
hội phát triển này không phải ai trong nhóm cũng được thể hiện. Tăng cường giải
quyết xung đột và khả năng ra quyết định đã được ghi nhận đối với một số người
tham gia, do đó cần nâng cao cả hoạt động của nhóm TCVM và khả năng của người
tham gia. Một phát hiện trong nghiên cứu cần lưu ý là, các nhóm có thể hành động
trực tiếp gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh để cải thiện các dịch vụ xã hội
hoặc TCVM phần nào đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, bằng cách tăng tiếng nói,
vai trò của họ trong cộng đồng, thể hiện thông qua cách tạo ra các mối liên kết với
các tổ chức khác.
Nghiên cứu của Lisa Young Larance (1998) “Xây dựng vốn xã hội từ trọng
tâm: một điều tra cấp thôn bản của Ngân hàng Grameen” có cái nhìn thông qua
hoạt động cho vay theo mô hình nhóm của Ngân hàng Grameen đối với việc phát
triển nguồn vốn xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy khách hàng có thể xây dựng
lòng tin và có mạng lưới cần thiết cho sự phát triển hiệu quả của vốn xã hội. Bên
cạnh đó, thông qua một loạt cách thức thu thập dữ liệu, trong nghiên cứu của mình,
Larance kết luận rằng, có hầu hết người tham gia trong nghiên cứu của bà (72 thành
viên) đều có kinh nghiệm gia tăng vốn xã hội. Đây cũng là kết luận cho thấy vai trò
của TCVM trong việc làm gia tăng nguồn vốn xã hội.
10
Trong nghiên cứu của mình, Larance đã tập trung vào tác động các hoạt động
của Ngân hàng Grameen ở vùng nông thôn Bangladesh đối với việc xây dựng
nguồn vốn xã hội. Tác giả cũng chỉ ra rằng, ngoài việc nghiên cứu các hoạt động
nhóm TCVM, thì các yếu tố liên quan như tôn giáo, văn hóa và truyền thống của
Bangladesh là đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng, phát triển vốn xã hội.
Thông qua hai công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã chỉ ra được mối
quan hệ giữa vốn xã hội và TCVM. Và cũng chỉ ra được những tác động hai chiều:
hoạt động nhóm TCVM làm gia tăng nguồn vốn xã hội, và ngược lại nguồn vốn xã
hội thúc đẩy phát triển TCVM, và hiệu quả trong hoạt động giảm nghèo. Ở một góc
nhìn, vốn xã hội được thể hiện thông qua NLCĐ, nguồn vốn xã hội càng phát triển
thì đồng với nghĩa sự phát triển của NLCĐ. Với cách nhìn từ vốn xã hội, hai công
trình nghiên cứu này cũng cho thấy những tác động của TCVM đối với phát triển
NLCĐ. Tuy nhiên, cả hai công trình nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích tác
động của TCVM với nguồn vốn xã hội, chưa tập trung sâu phân tích về những tác
động của TCVM đối với phát triển NLCĐ.
2.2. Tình hình ở Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam cũng bắt đầu có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến
TCVM. Tuy nhiên, phần lớn những nghiên cứu chỉ tập trung đến nguồn vốn vay,
phát triển kinh tế cá nhân, hộ gia đình và những tác động nhằm mang lại thu nhập,
cải thiện chất lượng cuộc sống. Có rất ít công trình nghiên cứu cụ thể liên quan đến
tác động của TCVM về mặt xã hội như phát triển NLCĐ hay phát triển nguồn vốn
xã hội. Một số công trình nghiên cứu cũng đã cho kết tác động của TCVM về mặt
xã hội, nhưng chủ yếu tập trung vào phần nhỏ và chỉ cho thấy kết quả chung chung,
chưa nhiều nghiên cứu tập trung sâu về tác động của TCVM đối với phát triển
LNCĐ.
Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Kim Anh, Ngô Văn Thứ, Lê Thanh Tâm,
Nguyễn Thị Tuyết Mai (2011) “TCVM với giảm nghèo tại Việt Nam - kiểm định và
so sánh”. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã đưa ra được hai nhóm tác động của
TCVM là tác động đối với các khía cạnh kinh tế (thu nhập, tài sản, tiết kiệm, ) và
11
tác động đối với các khía cạnh xã hội (việc làm, đào tạo, sức khỏe, nâng cao năng
lực xã hội, ). Với việc sử dụng phương pháp thực nghiệm đối chứng, xác định
mẫu phỏng vấn là 971 mẫu thuộc hai huyện của tỉnh Hải Dương và hai huyện của
tỉnh Tiền Giang, nhóm tác giả đã đưa ra được dữ liệu tác động của TCVM đến tạo
thu nhập và tăng tài sản; tác động đến mức sống của các hộ gia đình tham gia nhóm
TCVM. Một trong những khám phá, phát hiện quan trọng trong nghiên cứu này, là
mối quan hệ giữa TCVM và năng lực của các thành viên nhóm TCVM. Đây là
những nội dung tạo nên sự thành công của TCVM, tạo thêm các cơ hội và phát triển
năng lực cho các thành viên nhóm TCVM. Nhóm tác giả xác định, phát triển năng
lực của thành viên nhóm TCVM là xuất phát từ quá trình cùng tham gia của họ
trong việc xây dựng và vận hành tổ chức (cơ chế nhóm, tổ), cũng như các dịch vụ
phi tài chính đi kèm. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này những tác động của TCVM
đối với phát triển năng lực ở phạm vi thành viên các nhóm TCVM, nghiên cứu chưa
cho thấy được những khám phá, phát hiện tác động của TCVM đối với phát triển
năng lực ở cấp độ cộng đồng.
Nghiên cứu của Đặng Ngọc Quang (2009) "Vai trò và tác động của tín dụng
nhỏ theo nhóm với phụ nữ nông thôn vùng ven Sông Đà". Tác giả thực hiện ở bốn
cộng đồng có hoàn cảnh gần giống nhau ở hai xã vùng ven Sông Đà, trong đó có hai
cộng đồng (hai thôn) thực nghiệm, hai cộng đồng (hai thôn) đối chứng với phương
pháp được tác giả tiếp cận là nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định
lượng. Tác giả đã đưa ra được vai trò của việc tạo quyền cho phụ nữ. Nhưng tác
động của việc tạo quyền này chỉ thể hiện rõ trong phạm vi hoạt động nhóm tín dụng
phụ nữ, chưa cho thấy tác động đến phạm vi cộng đồng. Mặt khác, nghiên cứu cũng
khám phá, phát hiện ra những tác động của TCVM có thể tạo ra những thay đổi theo
thời gian. Ở giai đoạn ban đầu, nguồn vốn này được người vay ghi nhận như có tác
dụng cải thiện thu nhập, qua đó tiến tới tác động đến việc giảm nghèo. Nhưng sau
một thời gian dài, tác động của TCVM được ghi nhận là cải thiện năng lực quản lý,
tổ chức tài chính của phụ nữ. Qua phát hiện này, cho thấy những nhóm TCVM có
mối liên hệ với năng lực của thành viên nhóm, tuy nhiên, nghiên cứu chưa cho thấy
12
được những tác động đối với việc phát triển năng lực ở cấp độ cộng đồng. Bên cạnh
đó, nghiên cứu cũng có quan điểm nhìn nhận ở góc độ mối quan hệ giữa TCVM đối
với nguồn vốn xã hội. Bằng việc sử dụng phương pháp thực nghiệm kiểm chứng,
tác giả so sánh các cộng đồng và đưa ra kết luận rằng, TCVM theo nhóm không cải
thiện đến mối quan hệ với chính quyền cơ sở, với các thành viên cùng tổ chức, hoặc
láng giềng. Tuy vậy, lại cho rằng, quan hệ với các thành viên của các tổ chức trong
thôn lại cải thiện rõ rệt. Trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng ghi nhận cải thiện
mạnh sự gắn bó và sự hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình khi TCVM hoạt
động lâu dài và bền vững. Tuy nhiên, mức độ tác động, ảnh hưởng chỉ trong phạm
vi gia đình nhóm phụ nữ tham gia TCVM, nghiên cứu chưa cho thấy được những
tác động ở phạm vi cộng đồng.
Ở Lâm Đồng, liên quan đến nguồn vốn vay của NHCSXH, có nghiên cứu
của Hà Thị Ân (2012) “Đánh giá tác động kinh tế - xã hội của chương trình tín
dụng ưu đãi hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội”. Ngoài mục tiêu đánh giá
hiệu quả kinh tế của chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo trên các phương diện
thoát nghèo và phát triển kinh tế hộ gia đình, thì tác giả còn có mục tiêu đánh giá
hiệu quả xã hội của chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo trên phương diện tăng
năng lực và phát triển vốn xã hội. Đề cập về sự tăng năng lực của các thành viên
tham gia TCVM, tác giả đưa ra được những chỉ báo cho thấy về cách sử dụng vốn
hiệu quả; cách làm ăn, sản xuất, kinh doanh; cách quản lý chi tiêu trong gia đình;
các lợi ích của tiết kiệm; và cách ghi chép sổ sách. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho
thấy phát triển nguồn vốn xã hội thông qua các hoạt động của tổ TK & VV như chia
sẻ kinh nghiệm làm ăn, trao đổi công làm với nhau; chia sẻ những thông tin bổ ích;
giúp đỡ nhau khi khó khăn tiền bạc; chia sẻ chuyện gia đình, con cái; và thăm hỏi
nhau khi ốm đau. Ngoài ra, tác giả cũng cho thấy các hỗ trợ nhận được khi người
dân tham gia vào chương trình vay vốn như có cơ hội nhận được sự hỗ trợ; có cơ
hội tiếp cận với các chính sách, chương trình hỗ trợ khác; và dễ dàng tìm kiếm sự
giúp đỡ hơn khi gặp khó khăn. Tác giả đã nêu ra được những con số định lượng
thông qua điều tra xã hội học, tuy nhiên lại chưa thể hiện được thông qua các dữ
13
liệu định tính. Mặt khác, nghiên cứu chưa thể hiện được chi tiết, phân tích sâu từng
khía cạnh về những tác động của TCVM đối với phát triển NLCĐ, và mối quan hệ
với vốn xã hội.
Từ những điển cứu trên cho thấy, hiện nay cũng có khá nhiều công trình
nghiên cứu liên quan đến TCVM, tuy nhiên lại có rất hạn chế những công trình
nghiên cứu về TCVM liên quan đến NLCĐ hay đến nguồn vốn xã hội, đặc biệt là
các công trình trong nước. Đây là một hạn chế trong việc tìm hiểu, tổng quan tài
liệu nghiên cứu của chúng tôi để so sánh nhằm có cái nhìn bao quát hơn về lĩnh vực
nghiên cứu. Từ những công trình nghiên cứu trên, để làm sáng tỏ những mối quan
hệ giữa TCVM và NLCĐ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tác động của TCVM đối
với phát triển NLCĐ ở trên 04 góc độ: 1) ý thức cộng đồng; 2) trách nhiệm về cộng
đồng; 3) năng lực giải quyết vấn đề; 4) cơ hội sử dụng các nguồn lực.
3. Ý nghĩa nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa lý luận
Thứ nhất, nghiên cứu này giới thiệu và vận dụng quan điểm NLCĐ trong
phân tích TCVM để thấy được vai trò của TCVM đối với phát triển NLCĐ.
Thứ hai, kết quả của nghiên cứu này bổ sung thêm nguồn văn liệu về PTCĐ
dựa vào phát triển NLCĐ.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thứ nhất, kết quả giúp cho biết những tác động của TCVM đến phát triển
NLCĐ, giúp cán bộ, lãnh đạo địa phương có những biện pháp thiết thực thúc đẩy hoạt
động TCVM ngày càng phát triển mạnh hơn.
Thứ hai, có cái nhìn thực tiễn thúc đẩy chất lượng cuộc sống của người nghèo,
nâng cao năng lực và phát huy tính tự lực, tự chủ của của cộng đồng.
Thứ ba, những phát hiện giúp cho những nhà hoạch định, chuyên gia thấy
được một cách tiếp cận trong PTCĐ của TCVM và góp phần thúc đẩy phát triển
ngành TCVM tại Việt Nam nói chung và tại Lâm Đồng nói riêng.
Thứ tư, nghiên cứu này làm cơ sở để đánh giá tính hiệu quả của TCVM ở
khía cạnh cộng đồng, hướng đến phát triển bền vững.
14
Thứ năm, làm tài liệu tham khảo cho các các tổ chức, cá nhân hoạt động và
quan tâm đến lĩnh vực TCVM và PTCĐ.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Tài chính vi mô có những tác động như thế nào đối với việc phát triển năng
lực của cộng đồng?
Dựa trên câu hỏi chính, có những câu hỏi cụ thể sau:
Thứ nhất, TCVM tác động như thế nào đến ý thức cộng đồng?
Thứ hai, TCVM tác động như thế nào đến trách nhiệm về cộng đồng?
Thứ ba, TCVM tác động như thế nào đến năng lực giải quyết vấn đề của
người dân trong cộng đồng?
Thứ tư, TCVM tác động như thế nào đến việc gia tăng cơ hội sử dụng các
nguồn lực của người dân trong cộng đồng?
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu này là khám phá, phát hiện những tác động của
TCVM thông qua các tổ TK & VV đối với phát triển NLCĐ, qua đó thấy được vai
trò của TCVM cũng như việc đưa ra các bài học kinh nghiệm nhằm thúc đẩy phát
triển NLCĐ, hướng đến PTCĐ một cách bền vững.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hóa lý thuyết về mối quan hệ giữa TCVM và NLCĐ.
Thứ hai, tìm hiểu hoạt động của các tổ tổ TK & VV (thuộc TCVM).
Thứ ba, tìm hiểu mối quan hệ giữa TCVM và sự thay đổi về ý thức cộng
đồng.
Thứ tư, tìm hiểu mối quan hệ giữa TCVM và sự thay đổi trách nhiệm về
cộng đồng.
Thứ năm, tìm hiểu mối quan hệ giữa TCVM và năng lực giải quyết vấn đề
của cộng đồng.
Thứ sáu, tìm hiểu mối quan hệ giữa TCVM và sự gia tăng cơ hội sử dụng các
nguồn lực của cộng đồng.
15
6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác động của tài chính vi mô đối với phát triển năng lực cộng đồng.
6.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể quan trọng và chủ yếu nhất trong nghiên cứu này được xác định là
thành viên của các tổ TK & VV. Họ là đối tượng hưởng lợi từ các hoạt động
TCVM. Bên cạnh đó, những khách thể là các cán bộ và nhân viên Ngân hàng Chính
sách xã hội (NHCSXH): là những cán bộ quản lý phụ trách về TCVM và nhân viên
làm việc trực tiếp ở tỉnh Lâm Đồng và huyện Đức Trọng. Mặt khác, khách thể được
xác định là cán bộ và nhân viên các tổ chức chính trị - xã hội được NHCSXH ủy
thác quản lý nguồn vốn vay và hoạt động của các tổ TK & VV như HPN, HND,
ĐTN, HCCB. Ngoài ra, các lãnh đạo cộng đồng là những lãnh đạo, quản lý phụ
trách trong xã Bình Thạnh và các thôn.
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Phạm vi về thời gian
Dựa vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi xác định phạm vi
nghiên cứu theo hình thức lát cắt, tức là trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây
(2003 - 2013).
7.2. Phạm vi về không gian
Địa bàn nghiên cứu được tiến hành tại xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng,
tỉnh Lâm Đồng.
7.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu
NLCĐ là một lĩnh vực rộng, nghiên cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu
cho thấy những mối liên hệ giữa TCVM, mà cụ thể ở đây là nguồn vay các tổ TK &
VV với phát triển NLCĐ. Tập trung vào tìm hiểu, khám phá những tác động của
TCVM đối với phát triển NLCĐ, nhằm xác định những yếu tố đóng góp và phát
triển NLCĐ thông qua hoạt động của TCVM. Nghiên cứu không đi vào tìm hiểu để
kiểm chứng những giả thuyết mà tập trung khám phá, phát hiện TCVM có ảnh
hưởng như thế nào đến phát triển năng lực của thành viên các tổ TK & VV và của
16
người dân trong cộng đồng, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của cộng đồng
hướng đến phát triển bền vững. Nghiên cứu không tìm hiểu những tác động ở cấp
độ kinh doanh, cá nhân hay cấp độ hộ gia đình, mà chủ yếu tập trung khám phá tác
động đối với NLCĐ ở cấp độ cộng đồng.
Xét theo góc độ điều chỉnh của luật pháp chung và sự giám sát của Ngân
hàng Nhà nước, TCVM có thể phân loại thành ba khu vực: là khu vực chính thức,
khu vực bán chính thức và khu vực phi chính thức. Trong nghiên cứu này, chúng tôi
xác định TCVM là những nguồn vốn cho vay theo mô hình các tổ TK & VV thuộc
khu vực chính thức, đó là từ NHCSXH tỉnh Lâm Đồng.
8. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý
thông tin
8.1. Cách tiếp cận và phương pháp tiếp cận
Theo Angelika Kruger, tiếp cận nghiên cứu PTCĐ nói chung hiện nay
thường sử dụng là tiếp cận từ dưới lên (bottom-up), tức là xuất phát từ cộng đồng
yếu thế được hưởng lợi. Cách tiếp cận này được chia ra thành năm cách tiếp cận
nhỏ hơn, căn cứ vào xuất phát điểm và cơ chế nghiên cứu, cụ thể gồm:
Thứ nhất, tiếp cận nghiên cứu PTCĐ lấy xuất phát điểm là bản thân toàn bộ
cộng đồng. Theo cách tiếp cận này, phương pháp nghiên cứu thường dùng là hỗn
hợp giữa định tính và định lượng, khi nhà nghiên cứu tiến hành đánh giá và đo
lường nhu cầu cũng như nguồn lực của cộng đồng để phát triển.
Thứ hai, tiếp cận nghiên cứu PTCĐ lấy xuất phát điểm là chính sách xã hội.
Theo cách tiếp cận này, phương pháp nghiên cứu cũng thường là hỗn hợp giữa định
tính và định lượng, khi nhà nghiên cứu tiến hành đánh giá hiệu quả và hạn chế của
các chính sách xã hội đang được thực hiện tại cộng đồng, để tiến hành đề xuất các
biện pháp can thiệp.
Thứ ba, tiếp cận nghiên cứu PTCĐ lấy xuất phát điểm là chương trình dịch
vụ đang có tại cộng đồng. Theo cách tiếp cận này, nhà nghiên cứu thường sử dụng
phối hợp nhóm phương pháp định tính và định lượng để đánh giá chất lượng các
17
dịch vụ cung cấp cho cộng đồng và nhu cầu của cộng đồng để cải thiện dịch vụ sẵn
có hoặc phát triển dịch vụ mới.
Thứ tư, tiếp cận nghiên cứu PTCĐ lấy xuất phát điểm là các nhóm đặc biệt
yếu thế trong cộng đồng như người khuyết tật, phụ nữ hay dân tộc ít người. Theo
cách tiếp cận này, nhà nghiên cứu thường nhắm đến mục đích giảm kì thị, phân biệt
và lạm dụng. Do vậy, phương pháp nghiên cứu được khuyên dùng thường là
phương pháp định tính.
Thứ năm, tiếp cận nghiên cứu PTCĐ lấy xuất phát điểm là các nhóm nòng
cốt trong cộng đồng. Dạng nghiên cứu này thường có mục đích tìm kiếm và xây
dựng các tác nhân trụ cột có ảnh hưởng và uy tín để từ đó thực hiện mục tiêu chung
cho toàn cộng đồng. Theo cách tiếp cận này, nhà nghiên cứu thường sử dụng nhóm
nghiên cứu định tính. Đây cũng là cách tiếp cận nghiên cứu mà chúng tôi theo đuổi
để thực hiện nghiên cứu này. Nhóm nòng cốt mà chúng tôi nghiên cứu ở đây chính
là các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK & VV) trong TCVM.
8.2. Phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin
8.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tham khảo các công trình nghiên cứu trong
và ngoài nước về lĩnh vực liên quan TCVM, NLCĐ hay nguồn vốn xã hội. Đặc biệt
là những nghiên cứu trên thế giới hiện nay về mối quan hệ giữa TCVM và NLCĐ.
Chúng tôi tiến hành điểm luận, phân tích các nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả
trong nước và nước ngoài về những những mối liên hệ giữa TCVM với phát triển
NLCĐ. Những nguồn tài liệu này là cơ sở để nghiên cứu có sự khám phá những tác
động của TCVM đối với phát triển NLCĐ. Bên cạnh đó, chúng tôi có tham khảo
nguồn tài liệu báo cáo có được từ NHCSXH, các tổ chức chính trị - xã hội và xã
Bình Thạnh.
8.2.2. Quan sát tham dự
Tham gia các buổi sinh hoạt, xâm nhập vào các hoạt động của các tổ TK &
VV và hoạt động thường ngày của thành viên các tổ tại xã Bình Thạnh. Mục đích
của việc quan sát này là tìm câu trả lời các câu hỏi khám phá và mô tả trong nghiên
18
cứu (Ai? Cái gì? Diễn ra như thế nào?). Tham gia vào trong các cuộc thảo luận, sinh
hoạt tổ với tư cách là người quan sát để nắm bắt các diễn biến, biểu hiện trong quá
trình sinh hoạt tổ. Dựa trên nội dung đã xác định, chúng tôi ghi nhận trong quan sát,
có những thông tin trong nhìn nhận, đánh giá bằng các ghi chép văn bản, từ đó có
những thông tin hữu hiệu trong việc phân tích, so sánh với những thông tin có được
từ các hình thức thu thập thông tin khác như phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập
trung.
Dựa vào mục đích và câu hỏi nghiên cứu, chúng tôi tiến hành 14 buổi quan
sát chính thức, cùng với 10 buổi thâm nhập điền dã trong cộng đồng. Ngoài ra,
chúng tôi tham gia sinh hoạt, các hoạt động tại cộng đồng. Nội dung quan sát tham
dự, cụ thể:
Bảng 1. Nội dung quan sát tham dự
TT
Nội dung quan sát
Số buổi
1
Tham dự các buổi giao dịch giữa nhân viên NHCSXH với khách
hàng (Quan sát: mối quan hệ; hành vi, cử chỉ, giao tiếp, xử lý
công việc của thành viên các tổ TK & VV).
02
2
Tham dự những buổi họp sinh hoạt tổ TK & VV - chính thức
(Quan sát: mối quan hệ; sự tương tác; cách thể hiện các nội dung
trao đổi, chia sẻ; bầu không khí; cách ứng xử; hành vi, thái độ của
các thành viên tham gia).
05
3
Tham gia các buổi sinh hoạt, tụ tập và trò chuyện không chính
thức với các gia đình mà các thành viên tổ TK & VV thường lui
tới (Quan sát: mối quan hệ; sự tương tác; cách thể hiện các chủ đề
trao đổi, bàn luận; cách thể hiện sự giúp đỡ hàng ngày; bầu không
khí; hành vi, thái độ của những thành viên tham gia).
05
4
Điều hành thảo luận nhóm tập trung (Quan sát: diễn biến nhóm;
sự tương tác nhóm; bầu không khí nhóm; cử chỉ, diệu mạo, thái
độ thành viên khi tham gia thảo luận các nội dung).
02
5
Thâm nhập vào cộng đồng trong các hoạt động thường ngày
(Quan sát mối quan hệ thường ngày; cách ứng xử; cách thể hiện
sự giúp đỡ; cách xử lý các công việc, vấn đề xảy ra trong cộng
đồng)
10
19
8.2.3. Phỏng vấn sâu
Mục đích của nghiên cứu này là nhằm khám phá và phát hiện những tác
động của TCVM đối với phát triển NLCĐ. Với mục đích này, chúng tôi sử dụng
phương pháp chọn mẫu có chủ đích trong nghiên cứu định tính. Cụ thể là, chúng tôi
chọn những người tham gia dựa theo những tiêu chí có tính đại diện liên quan tới
một câu hỏi nghiên cứu. Dựa trên những nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu phỏng vấn sâu 47 mẫu, những đại diện này sẽ được hẹn trước. Nội dung
phỏng vấn đã được chúng tôi thiết kế dựa vào nhiệm vụ nghiên cứu và câu hỏi
nghiên cứu. Thời gian diễn ra cho mỗi cuộc phỏng vấn từ 30 - 60 phút. Cụ thể như
sau:
Bảng 2. Danh sách số lượng mẫu tham gia phỏng vấn sâu
STT
Cơ quan/tổ chức
Phỏng vấn sâu
Cấp quản lý
Cấp
thực
hiện
Tổng
Tỉnh
Huyện
Xã,
thôn
1
Thành viên các tổ TK & VV
0
0
0
25
25
2
Ngân hàng CSXH
01
01
0
03
05
3
Tổ chức Chính trị - xã hội:
Hội Liên hiệp phụ nữ
01
01
01
0
03
4
Tổ chức Chính trị - xã hội:
HND
01
01
01
0
03
5
Tổ chức Chính trị - xã hội:
ĐTN
01
01
01
0
03
6
Tổ chức Chính trị - xã hội:
HCCB
01
01
01
0
03
7
Lãnh đạo cộng đồng
0
0
05
0
05
Tổng
05
05
09
28
47