Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố châu đốc – tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------------------------------------------------------

NGUYỄN CHÂU NGỌC TÙNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ
CHÂU ĐỐC – TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành:52340201

Tháng 10 - Năm 2013


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong nền kinh tế hiện nay, hoà nhập vào phát triển cùng nền kinh tế thế
giới vẫn là mục tiêu mà các quốc gia không ngừng phấn đấu để đưa đất nước
mình vươn, tuy nhiên, mỗi quốc gia có mỗi điểm xuất phát khác nhau.Đối với
Việt Nam là một quốc gia với hơn 80% dân số sống dựa vào nông nghiệp, nên
bên cạnh đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp, thương mại,
dịch vụ, … thì việc đẩy mạnh và củng cố một nền nông nghiệp vững chắc là một
vấn đề hết sức quan trọng, tạo tiền đề cho một nền kinh tế phát triển ổn định và
bền vững. Để đạt được những mục tiêu đó thì ngoài các chính sách, chủ trương
đúng đắn của Đang và Nhà nước thì không thể không kể đến vai trò quan trọng


của các định chế tài chính, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam, một ngân hàng thương mại nhà nước có vai trò chủ đạo
trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn.

Năm 2013, sản xuất nông nghiệp được dự báo gặp nhiều khó khăn, thị
trường đang có nhiều biến động: giá cả xăng dầu tăng, vật tư nông nghiệp có
chiều hướng tăng làm tăng chi phí đầu vào trong khi sản phẩm lương thực,
chăn nuôi, thủy sản cùng nhiều loại hoa màu chưa có đầu ra ổn định và giá cả
biến động liên tục ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất của nông dân. Vì vậy,
nguồn vốn cần cho sản xuất nông nghiệp ngày càng cao, đặc biệt là tín dụng
nông thôn.
An Giang là tỉnh có sản xuất nông, ngư nghiệp là thế mạnh, Châu Đốc là
một thành phốvùng biên thuần nông nên việc cần vốn tín dụng để tái đầu tư là
rất cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu vốn của người dân một cách hiệu quả thi vai
trò của hoạt động tín dụng là hết sức quan trọng. Nhiệm vụ của ngân hàng là
phải nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng bằng cách đa dạng và đẩy
mạnh phương thức huy động vốn, đồng thời thu hồi vốn một cách có hiệu quả
nhất. Với sự hiện diện của hơn 20 ngân hàng cạnh trạnh thì để mở rộng quy
mô hoạt động nhằm tăng lợi nhuận thì Ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều
rủi ro. Làm thế nào để cân bằng giữa Lợi nhuận và rủi ro, đồng thời nâng cao
hiệu quả hoạt động của ngân hàng là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Từ thực tế này em chọn đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tại thành phố Châu
Đốc, tỉnh An Giang”để nghiên cứu nhằm hiểu rõ hoạt động tín dụng, những
thuận lợi và khó khăn mà ngân hàng đang gặp phải, từ đó đề xuất các giải

1


pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cũng như tìm hiểu mức độ hài lòng

của khách hàng khi đến vay vốn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1Mục tiêu tổng quát

Đề tài phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng qua 3 năm 20102012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam chi nhánh thành phố Châu Đốc để thấy rõ thực trạng tín dụng,
từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân
hàng trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ năm 2010
đến tháng 6 năm 2013.
Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng từ năm 2010 đến tháng 6
năm 2013, thông qua phân tích các chỉ số tài chính.
Đánh giá, đưa ra giải pháp hợp lí để nâng cao khả năng hiệu quả hoạt
động tín dụng của ngân hàng.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được nghiên cứu ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
chi nhánh thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
1.3.2Thời gian
Thông tin thứ cấp để phân tích những vấn đề có liên quan trong đề tài
nghiên cứu được thu thập từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013.
Thông tin sơ cấp được thu thập trực tiếp từ bảng câu hỏi phỏng vấn các
nông hộ từ tháng 12/08/2013 đến 18/11/2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là doanh số cho vay, doanh số thu nợ,
dư nợ, nợ xấu,… tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành
phố Châu Đốc, tỉnh An Giangtừ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013.

2



CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái quát về tín dụng
2.1.1.1 Khái niệm
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng. Nhìn chung, một hoạt
động được gọi là tín dụng phải có các điều kiện sau:
- Thứ nhất: Có sự chuyển giao tạm thời (có thời hạn).
- Thứ hai: Một lượng giá trị dưới dạng hàng hoá hoặc tiền tệ.
- Thứ ba: Có sự hoàn trả và giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị ban đầu.
[Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh (2010), tr.28]
2.1.1.2. Bản chất của tín dụng
Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Ở bất cứ
phương thức nào tín dụng cũng biểu hiện ra bên ngoài như là sự vay mượn tạm
thời một vật hoặc một số vốn bằng tiền, nhờ vậy mà người ta có thể sử dụng được
giá trị của hàng hoá hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trao đổi.
Để vạch rõ bản chất của tín dụng cần thiết phải nghiên cứu liên hệ kinh tế
trong quá trình hoạt động của tín dụng và mối quan hệ của nó với quá trình tái
sản xuất.[Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh (2010), tr.30]
a) Sự vận động của tín dụng

Tín dụng là một mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi
vay, giữa họ có mối quan hệ với nhau thông qua vận động giá trị vốn tín dụng
được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hoá. Quá trình vận động đó
được thể hiện qua các giai đoạn sau:
- Thứ nhất: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay. Ở giai đoạn này,
vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hoá được chuyển từ người cho vay sang người
đi vay. Như vậy khi cho vay, giá trị vốn tín dụng được chuyển sang cho người đi

vay, đây là một đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán hàng hoá thông thường.
Mác viết: “… Trong việc cho vay, chỉ có 1 bên nhận được giá trị, và cung chỉ có
1 bên nhượng đi giá trị mà thôi”.
- Thứ hai: Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất. Sau khi nhận
được giá trị vốn tín dụng, người đi vay được quyền sự dụng giá trị đó để thoả
mãn một mục đích nhất định. Tuy nhiên người đi vay không có quyền sở hữuvề
giá trị đó, mà chỉ sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định.

3


- Thứ ba: Sự hoàn trả của tín dụng. Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần
hoàn của tín dụng. Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất để
quay trở về với hình thái tiền tệ, thì người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay.
Như vậy, sự hoàn trả của tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động
của tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác.
b) Hoạt động của tín dụng trong tầm vĩ mô
Sau năm 1930 lý thuyết cho vay đã được thừa nhận và sử dụng để phân tích
hoạt động của tín dụng và lãi suất trong nền kinh tế thị trường. Quỹ cho vay được
hình thành và vận động giữa các chủ thể tham gia trong quá trình tái sản xuất,
bao gồm các xí nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông, các tổ chức tài chính –
tín dụng Nhà nước và công dân.
Cung và cầu của quỹ cho vay
- Cung của quỹ cho vay:

+ Tiết kiệm cá nhân: Thu nhập của cá nhân được chia làm 2 phần: tiêu
dùng và tiết kiệm. Số thu về tiết kiệm cá nhân, một phần được sử dụng để mua
nhà đất hoặc đầu tưtrực tiếp vào các chứng khoán; một phần còn lại được đầu
tư gián tiếp vào thị trường vốn và tiền tệ thông qua các ngân hàng, công ty tài
chính, quỹ tiết kiệm, HTX tín dụng,…

+ Tiết kiệm của nhà doanh nghiệp: Tổng số tiết kiệm cua nhà doanh
nghiệp là phần lợi nhuận không chia và khấu hao; số tiền tiết kiệm này khi nhà
doanh nghiệp chưa sử dụng đến thì có thể trở thành một bộ phận ngân quỹ cho
vay thông qua thị trường vốn và tiền tệ.
+ Mức thừa tiền cùa ngân sách Nhà nước: mức thặng dư ngân sách Nhà
nước bằng thu nhập trừ đi chi phí về hàng hoá dịch vụ.
+ Mức tăng của khối lượng tiền tệ cung ứng: cơ sở để tính mức tăng
này là khối lượng tiền tệ lưu thông ngoài Ngân hàng và tiền trên tài khoản séc.
- Cầu về quỹ cho vay:

+ Nhu cầu về dầu tư của doanh nghiệp: Khu vực doanh nghiệp đóng
vai trò quan trọng nhất về nhu cầu của quỹ cho vay.
+ Nhu cầu về tín dụng tiêu dùng cá nhân: Ở các nước phát tiển tín dụng
tiêu dùng chiếm một tỷ trọng đáng kể.
+ Sự thiếu hụt ngân sách của chính phủ: Khi ngân sách Nhà nước bị thâm
hụt, Nhà nước phải đi vay thông qua phát hành công trái hay trái phiếu kho bạc
để bù đắp khoản bội chi hàng năm.

4


+ Ngoài ra mức giảm kối lượng tiền tệ cung ứng và mức tăng dự trữ
tiền tệ cũng là hai thành phần của số cầu. Khi ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ
dự trữ bắt buộc hoặc thực hiện thắt chặt tiền tệ thì cũng làm tăng nhu cầu vốn.
Đặc điểm của quỹ cho vay
- Quỹ cho vay biểu hiện quan hệ giữa những người tham gia quá trình tái
sản xuất, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất và lưu thông hàng hoá cũng như
Nhà nước và dân cư. Mục đích sử dụng quỹ cho vay là nhằm thoả mãn nhu cầu
vốn tiền tệ tạm thời cho sản xuất và tiêu dùng.
- Quỹ cho vay chủ yếu tập trung và phân phối thông qua: Các tổ chức tín

dụng. Trong nền sản xuất hàng hoá hiện đại, phân phối quỹ cho vay thường được
thực hiện bằng 2 cách: phân phối trực tiếp như mua trái phiếu công ty và qua các
tổ chức trung gian như ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tiết kiệm, quỹ bảo hiểm
xã hội, quỹ tín dụng và các tổ chức tín dụng khác. Trong đó việc phân phối qua
các tổ chức trung gian chiếm đại bộ phận.
- Quỹ cho vay vận động trên cơ sở hoàn trả và có lãi suất: Sự hoàn trả là
đặc trưng riêng của quỹ tín dụng, đồng thời nó phản ánh bản chất vận động của
quỹ cho vay. Tuần hoàn và luân chuyển vốn trong nền kinh tế quyết định khả
năng hoàn trả tín dụng. Về hình thức, sự hoàn trả được thực hiện trên cơ sở thoả
thuận bằng hợp đồng tín dụng giữa người cho vay và người đi vay.
- Tín dụng là phương pháp huy động vốn quan trọng nhất của nền kinh tế
thị trường. Vì vậy sử dụng có hiệu quả phương pháp này sẽ góp phần giải quyết
nhu cầu đang là vấn đề cấp thiết cho sản xuất và đầu tư.
2.1.1.3. Các hình thức của tín dụng

Trong nền kinh tế, hoạt động tín dụng rất phong phú, đa dạng. Trong
quản lý tín dụng, các nhà kinh tế dựa vào nhiều cơ sở khác nhau để phân loại.
Cụ thể:
Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: là tín dụng có thời hạn đến 1 năm, thường được sử
dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn cho vay từ trên 1 năm đến
5 năm, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để mua sắm máy móc thiết bị, cải tiến và đổi
mới kỹ thuật, qui trình công nghệ, sửa chữa nhỏ,...
- Tín dụng dài hạn: là tín dụng có thời hạn cho vay trên 5 năm, dùng để đáp
ứng nhu cầu vốn cho việc đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu
vốn cho những dự án đầu tư có qui mô lớn.
Căn cứ vào đối tượng tín dụng

5



- Tín dụng vốn lưu động: Tín dụng vốn lưu động là loại tín dụng được sử
dụngnhằm hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp như: cho vay để dự trữ
hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất
- Tín dụng vốn cố định: Tín dụng vốn cố định là loại tín dụng được cung
cấp nhằm hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp.
 Căn cứ vào mục đích tín dụng
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là hình thức tín dụng nhằm
cung cấp vốn cho các doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh, và tiêu thụ
hàng hóa.
- Tín dụng học tập: là hình thức tín dụng dùng để phục vụ nhu cầu học tập
của sinh viên.
- Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng nhằm để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng như là: mua sắm xe cộ, các vật dụng tiện nghi trong gia đình.
Căn cứ vào chủ thể tín dụng
- Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các công ty, xí nghiệp, các
tổ chức kinh tế với nhau được thể hiện qua hình thức mua bán chịu hàng hóa cho
nhau.
- Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các tổ
chức và cá nhân được thực hiện dưới hình thức ngân hàng đứng ra huy động vốn
bằng tiền và cho vay đối với các đối tượng nói trên.
- Tín dụng nhà nước: là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước là người đi
vay.
Căn cứ vào đối tượng trả nợ
- Tín dụng trực tiếp: Là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng
là người trực tiếp trả nợ.
- Tín dụng gián tiếp: Là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và
người trả nợ là 2 đối tượng khác nhau. [Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh (2010),
tr.32]

2.1.2 Một số quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam về nghiệp vụ tín dụng
2.1.2.1 Nguyên tắc cho vay
- Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trên hợp đồng
tín dụng.
Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu đã
được bên vay trình bày với Ngân hàng và được Ngân hàng cho vay chấp nhận.

6


Đó là các khoản chi phí, những đối tượng phù hợp với nội dung sản xuất kinh
doanh của bên vay. Ngân hàng có quyền từ chối và hủy bỏ mọi yêu cầu vay vốn
không được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận, việc sử dụng vốn vay sai mục
đích thể hiện sự thất tín của bên vay và hứa hẹn những rủi ro cho khoản vay. Do
đó tuân thủ nguyên tắc này khi cho vay Ngân hàng có quyền yêu cầu bắt buộc
bên vay phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám
sát hành động của bên vay về phương diện này.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của bên vay gắn liền với hiệu quả cho vay
Ngân hàng. Hiệu quả kinh tế của họat động sản xuất kinh doanh của khách hàng
vay vốn là cơ sở cho sự an toàn của khoản vay.
Thiếu yêu cầu này không thể nói đến sự tồn tại và phát triển của các mối
quan hệ vay vốn. Vì vậy, hiệu quả kinh tế của tiền vay được đưa ra như một sự
đảm bảo, một sự cam kết của bên vay vốn. Việc thỏa thuận và sự cụ thể hóa
nguyên tắc này như một trong những điều kiện cho vay được sử dụng làm cơ sở
để Ngân hàng thiết lập quan hệ tín dụng và giám sát hoạtđộng của các ngân
hàngvay vốntrong quá trình hoạt động có sử dụng vốn vay của Ngân hàng.

- Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạnđã thoả
thuận trong hợp đồng tín dụng.

Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tín dụng là giao dịch cung cầu về
vốn, tín dụng chỉ là giao dịch quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định.
Trong khoảng thời gian cam kết giao dịch, ngân hàng và bên vay thỏa thuận
trong hợp đồng tín dụng rằng ngân hàng sẽ chuyển giao quyền sử dụng một
lượng giá trị nhất định cho bên vay. Khi kết thúc kỳ hạn, bên vay phải hoàn trả
quyền này cho ngân hàng với một khoản chi phí nhất định cho việc sử dụng vốn
vay.
Nguyên tắc này là nguyên tắc về tính bảo tồn của tín dụng: Tiền vay
phảiđược bảo đảm không bị giảm giá, tiền vay phải được bảo đảm thu hồi đầy đủ
và có sinh lời. Tuân thủ nguyên tắc này là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển kinh
tế, xã hội được ổn định, các mối quan hệ của ngân hàng được phát triển theo xu
thế an toàn và năng động. Nguyên tắc này ràng buộc các ngân hàng không thể an
toàn đối với các khách hàng làm ăn yếu kém, không trả được nợ, gây khó khăn
cho các khách hàng khác.
2.1.2.2 Điều kiện cho vay
Điều kiện cho vay là những yêu cầu của ngân hàng nối với các bên để làm
căn cứ xem xét quyết định thiết lập quan hệ tín dụng. Nội dung của điều kiện cho
vay cũng làm cơ sở cho việc xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình sử
dụng tiền vay.

7


Các khách hàng muốn được vay vốn ngân hàng phải có các điều kiện cơ
bản sau đây:
- Có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.
- Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam.
- Pháp nhân phải có pháp lực dân sự.
- Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật hành vi

dân sự.
- Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi
dân sự.
- Thành viên hợp doanh của công ty hợp doanh phải có năng lực pháp lực
và hành vi dân sự.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thivà có
hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp
với quy định của pháp luật.
- Thực hiện quy định về bảo nảm tiền vay theo quy định của Chính Phủ,
Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, và hướng dẫn của Ngân Hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.
- Các điều kiện cho vay có thể được từng ngân hàng cụ thể hóa tuỳ thuộc
vào đặc điểm hoạt động của từng khách hàng, đặc điểm của từng khoản vay, tùy
thuộc vào môi trường kinh doanh...
2.1.2.3 Đối tượng cho vay
Đối tượng cho vay của Ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu
thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá trình sản xuất
kinh doanh của khách hàng trong một thời kì nhất định.
Ngân hàng cho vay các đối tượng sau:
- Giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách
hàng thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh của kháchhàng trong một thời kì
nhất định.
- Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn
giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung và dài hạn để đầu
tư tài sản cố định mà khoản lãi sẽ được tính từng giá trị tài sản cố định đó.

8



Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau:
- Số tiền thuế phải nộp (trừ số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu).
- Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho tổ chức tín dụng khác.
- Số tiền vay trả cho chính tổ chức tín dụng vay vốn.
2.1.2.4 Thời hạn cho vay
Ngân hàng cho vay và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ
vào:
- Chu kì sản xuất, kinh doanh của đối tượng đầu tư.
- Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư.
- Khả năng trả nợ của khách hàng.
- Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng.
2.1.2.5 Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay là tỉ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so
với số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Thông thường lãi suất
tính cho năm, quý, tháng.
Lãi suất cho vay thực hiện theo qui định của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn cấp trên trong từng thời kỳ.
Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận nợ,
cho vay lưu vụ lãi suất áp dụng tại thời điểm lưu vụ.
Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng theo thỏa
thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.
Lãi suất nợ quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay.
2.1.2.6 Mức cho vay
Ngân hàng nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay
vốn của khách hàng, giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay (nếu khoản vay áp dụng
bảo đảm bằng tài sản), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn
vốn của Ngân hàng.
Mức vốn tự có tham gia của khách hàng vào dự án, phương án sản xuất,

kinh doanh, dịch vụ, đời sống, cụ thể như sau:
- Đối với cho vay ngắn hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10%
trong tổng nhu cầu vốn.
- Đối với cho vay trung hạn, dài hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối
thiểu 15% trong tổng nhu cầu vốn.

9


2.1.2.7 Phương thức cho vay
- Cho vay từng lần:
Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín
dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
Cho vay từng lần thích hợp với các đơn vị kinh doanh theo từng thương vụ
hay vay theo thời vụ như cho vay nhập một lượng hàng vào dịp tết, bán xong là
trả hết nợ, cho vay dự trữ nguyên vật liệu theo thời vụ, hết vụ là trả hết tiền vay.
Mỗi lần vay thì khách hàng và ngân hàng phải ký kết hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng:
Theo phương thức này thì ngân hàng và khách hàng sẽ xác định và thỏa
thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản
xuất kinh doanh.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng:
Đây là phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, nhưng ngân hàng sẽ
cam kết dành cho khách hàng số hạn mức tín dụng đã định, không vì tình hình
thiếu vốn để từ chối cho vay. Ngân hàng phải bớt các món vay của khách hàng
khác để giữ cam kết về hạn mức tín dụng nên khách hàng phải trả một mức phí
cho việc duy trì hạn mức dự phòng. Đó là số chênh lệch giữa hạn mức tín dụng
với số thực vay.
- Cho vay theo dự án:
Đây là phương thức cho vay trung và dài hạn, ngân hàng phải thẩm định dự

án trước khi cho vay. Tuy nhiên, trong cho vay ngắn hạn ngân hàng vận dụng bổ
sung phương thức cho vay theo dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án
phục vụ đời sống.
-Cho vay trả góp:
Khi vay vốn thì ngân hàng và khách hàng xác định, thỏa thuận số lãi vay
phải trả cộng với vốn gốc được chia ra để trả theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn
cho vay.
- Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:
Tổ chức tín dụng chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong
phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền
mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt và đại lý của tổ chức tín tín
dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách
hàng phải tuân theo các qui định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

10


- Cho vay theo hạn mức thấu chi:
Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận
cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng.
- Cho vay hợp vốn:
Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc
phương án vay vốn của khách hàng. Trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu
mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác.
2.1.2.8Phân loại nợ quá hạn, nợ xấu.
Khái niệm:
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã
quá hạn.
Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6

hoặc Điều 7 về phân loại nợ. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất
lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.
* Phân loại nợ:
- Nhóm 01 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng
thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn tối thiểu trong vòng 01 năm đối với các
khoản nợ trung và dài hạn, 03 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn.
- Nhóm 02 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã
được cơ cấu lại.
+ Các khoản nợ khác như:
Trường hợp khách hàng có nhiều hơn 01 khoản nợ với tổ chức tín dụng mà
có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức tín dụng
bắt buột phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào nhóm 02 này
hoặc nhóm có rủi ro cao hơn.
Trường hợp các khoản nợ (kể cả trong hạn và cơ cấu lại thời hạn trả nợ
trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh
giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động
tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào nhóm 02 hoặc các nhóm nợ có rủi ro
cao hơn.

11


- Nhóm 03 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời
hạn đã cơ cấu lại.

+ Các khoản nợ khác ở nhóm 02 nếu bị đánh giá có rủi ro cao và không
được xếp vào nhóm 02.
- Nhóm 04 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày
theo thời hạn đã cơ cấu lại.
+ Các khoản nợ khác ở nhóm 02 nếu có rủi ro cao và không được xếp vào
nhóm 02 hoặc nhóm 03.
- Nhóm 05 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
+ Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
+ Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo
thời hạn đã được cơ cấu lại.
+ Các khoản nợ khác ở nhóm 02 nếu có rủi ro cao và không được xếp vào
nhóm 02, 03 hoặc 04.
2.1.2.9 Quy trình cho vay

(1) , (6)
KHÁCH HÀNG

PHÒNG TÍN DỤNG
(2) , (5)
(3)

(8)
PHÒNG KẾ TOÁN

(4)

(7)

GIÁM ĐỐC

QUY TRÌNH CHO VAY TAI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ TRÁT
TRIỂN NÔNG THÔN
(1) Khách hàng đến liên hệ với cán bộ tín dụng để được hướng dẫn về điều
kiện vay vốn và lập hồ sơ vay vốn.
(2) Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn, kiểm tra tính
hợp lệ, hợp pháp của các tài liệu do khách hàng cung cấp; phân tích tính khả thi,

12


hiệu quả của phương án, dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống, khả năng
trả nợ của khách hàng vay vốn; kiểm tra phân tích về biện pháp bảo đảm tiền vay.
Sau đó cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định; chịu trách nhiệm về các kết quả
phân tích, thẩm định trên tờ trình và ý kiến đề xuất về việc cho vay hay không
cho vay, kế đến chuyển toàn bộ hồ sơ và tờ trình đến lãnh đạo phòng Tín dụng
xem xét.
(3) Trưởng phòng Tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp
của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái
thẩm định (nếu cần thiết), ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu
có) và trình giám đốc hoặc người được ủy quyền hợp pháp xem xét quyết định.
(4) Giám đốc chi nhánh Ngân hàng hoặc người được ủy quyền sẽ xem xét
lại toàn bộ hồ sơ vay vốn và tờ trình của cán bộ tín dụng. Nếucần thiết Giám đốc
có thể quyết định thành lập tồ tái thẩm định để thẩm định lại phương án, dự án
vay. Sau đó, sẽ quyết định vay hay không cho vay và chuyển cho phòng tín dụng.
(5) Nếu không cho vay thì phòng Tín dụng sẽ thông báo với khách hàng
bằng văn bản. Nếu cho vay thì cán bộ Tín dụng cùng khách hàng lập hợp đồng
tín dụng kèm theo giấy nhận nợ, hợp đồng thế chấp, cầm cố giao dịch đảm bảo
tài sản đồng thời cùng khách hàng thực hiện việc công chứng thế chấp tại cơ

quan có liên quan.
(6) Sau khi xong thủ tục Công chứng, đăng kí giao dịch đảm bảo, khách
hàng chuyển toàn bộ hồ sơ cho phòng tín dụng. Kế đến hồ sơ này được trình cho
lãnh đạo ký.
(7) Sau đó phòng Tín dụng chuyển hồ sơ đến cho phòng Kế toán.
(8) Bộ phận Kế toán sẽ làm thủ tục giải ngân cho khách hàng.
Ưu điểm: Thẩm định trực tiếp đến hộ vay vốn, giúp nắm bắt thông tin được
chính xác và kịp thời.
Nhược điểm: Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cho vay chậm, tốn kém chi phí
cho hộ sản xuất và chi phí ngân hàng để thẩm định đến từng hộ vay vốn.[Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2010), Tr.12]
2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng
2.1.3.1 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ
- Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân
hàng cho khách hàng vay trong khoảng thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu
hồi hay chưa thu hồi lại. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý
hoặc năm.

13


- Doanh số thu nợ: là tất cả các khoản thu nợ mà ngân hàng đã thu về
không phân biệt thời điểm cho vay.
- Dư nợ tín dụng: là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm nào đó ngân hàng
hiện cho vay bao nhiêu và đây cũng chính là khoản mà ngân hàng phải thu về.
Dư nợ tín dụng là để đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng qua các chỉ tiêu
so sánh mức độ tăng giảm qua các năm.
2.1.3.2 Hệ số thu nợ

Doanh số thu nợ

Hệ số thu nợ =

x 100%
Tổng doanh số cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ
vay của khách hàng, chỉ tiêu này cho ta biết được số tiền mà ngân hàng thu được
trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ doanh số cho vay. Hệ số này càng lớn
thì công tác thu hồi vốn của ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại.[Thái Văn Đại
(2012), tr.139]
2.1.3.3Nợ xấu trên tổng dư nợ

Tổng dư nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu =

x 100%
Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng
nào có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân
hàng đó cao.[Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt (2010), tr.29]
2.1.3.4 Vòng quay vốn tín dụng

Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân
Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi
nợ vay nhanh hay chậm. Nó phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua
tính luân chuyển của nó. Đồng vốn được quay vòng càng nhanh thì càng hiệu quả
và đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng.[Thái Văn Đại (2012), tr.139]

2.1.3.5 Tổng dư nợ trên vốn huy động

Tổng dư nợ
Tổng dư nợ / Vốn huy động =
Vốn huy động
Chỉ tiêu cho thấy khả năng sử dụng vốn của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn
hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của

14


ngân hàng thấp và ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn
vốn không hiệu quả. [Thái Văn Đại (2012), tr.138]
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua:
- Báo cáo tài chính tại phòng tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang từ năm
2010 đế tháng 6 năm 2013.
- Thông tin kinh tế - xã hội của Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang từ
phòng
Số liệu sơ cấp trong đề tài được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp
khách hàng vay bằng bảng câu hỏi soạn sẵn.
Mẫu số liệu được thu thập tại 2 xã Vĩnh Châu và Vĩnh Tế
2.2.1.1 Cỡ Mẫu
Đề tài sử dụng công thức sau để tính cỡ mẫu phù hợp:
[p(1-p)]

n =


x Z2a/2

MOE2

Trong đó:
n: là cỡ mẫu
p: tỉ lệ xuất hiện của các phần tử trong đơn vị lấy mẫu đúng nhưmục tiêu
chọn mẫu (0 ≤ p ≤ 1)
p(1-p) : độ biến động của dữ liệu
MOE: sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ
Z : Giá thị tra bảng của phân phối chuẩn tắc ứng với độ tin cậy
Trong trường hợp bất lợi nhất là độ biến động của dữ liệu ở mức tối đa thì
p=0,5
Sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ là 10%
Độ tin cậy trong nghiên cứu là 90% hay α= 10%. Khi đó Zα/2=1,564
Từ đó ta có :
n = (0,25 x 1,5642)/ 0,12 = 62
Vậy cỡ mẫu tối thiểu là 62 quan sát thì mới đảm bảo được ý nghĩa của mô
hình.

15


2.2.1.2 Phương pháp chọn mẫu
Mẫu phỏng vấn được lấy theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện: Các đơn
vị mẫu được chọn tại 1 địa điểm và vào 1 thời gian nhất định. [Mai Văn Nam
(2008), Tr.185]
Mẫu trong đề tài được thu thập trong hai xã Vĩnh Châu và Vĩnh Tế.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Trong quá trình phân tích, các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng

gồm :
Đối với mục tiêu (1) và (2): phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh
doanh và phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 và 6
tháng đầu năm 2013 được thực hiện thông qua công cụ thống kê mô tả nhằm mô
tả bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản của đơn vị đang được nghiên cứu, thức
trạng hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tín dụng trong thời gian nghiên
cứu và sử dụng phương pháp so sánh nhằm thấy được mức độ biến động của các
chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm:

- So sánh số tuyệt đối: Biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện trạng hoặc
quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Là
kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu
kinh tế. [Mai Văn Nam (2008), Tr.39]
Y= Y1 – Y0
Y0 : Chỉ tiêu năm gốc.
Y1 : Chỉ tiêu năm sau.
Y : Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu.
- So sánh số tương đối : Biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu thống
kê cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian hoặc giữa hai chỉ tiêu
khác loại nhưng có quan hệ với nhau. Trong hai chỉ tiêu để so sánh của số tương
đối, sẽ có một số được chọn làm gốc để so sánh. So sánh số tương đối là kết quả
của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
[Mai Văn Nam (2008), Tr.40]

T2 – T1
T =

x 100%
T1


Trong đó :
T : Tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước (%).
T1 : Số liệu năm gốc.

16


T2 : Số liệu năm sau.
Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê là một hình thức trình bày số liệu
thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận. Các đại
lượng thống kê mô tả chỉ tính được với các biến định lượng.
Đối với mục tiêu (3): dựa vào kết quả phân tích và thống kê mô tả từ kết
quả phỏng vấn trực tiếp từ các hộ gia đình. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả, khả năng của hoạt động tín dụng của chi nhánh.

17


CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC
TỈNH AN GIANG
3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG
3.1.1 Sự hình thành và phát triển

3.1.1.1 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ra đời theo
Nghị định số 53 HĐBT ngày 26/02/1988 của Hội đồng bộ trưởng về thành lập

Ngân hàng chuyên doanh và có tên là Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt
Nam. Đến năm 1990 cùng với sự thay đổi của đất nước, Ngân hàng phát triển
nông nghiệp Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Việt Nam theo Quyết định số
400/CP ra ngày 14/11/1990 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là Chính
Phủ) và quyết định 603/NH-QĐ ngày 22/12/1990 cùa Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam. Tới năm 1996 đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam theo quyết định số 280 QĐ-HN5 ngày 15/10/1996 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn Việt Nam đã và đang là Ngân hàng thương mại quốc doanh
không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển trong kinh
tế nông nghiệp, nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế.
3.1.1.2 Giới thiệu về Thị xã Châu Đốc
Các đơn vị hành chính của Thị xã Châu Đốc
Thị xã Châu Đốc có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 5 phường và 2
xã: phường Châu Phú A, phường Châu Phú B, phường Núi Sam, phường Vĩnh
Mỹ, phường Vĩnh Ngươn, xã Vĩnh Châu, xã Vĩnh Tế.
Lịch sử hình thành
Năm 1868, sau khi quân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, nhà cầm
quyền thực dân chia Nam Kỳ thành 24 hạt Tham biện. Trong đó, hạt Châu
Đốc trông coi hạt Đông Xuyên (Long Xuyên) và Sa Đéc. Ngày 30 tháng
12 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi hạt Tham biện thành
tỉnh; chia An Giang thành 2 tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên.

18


Trong Cách mạng tháng Tám, lực lượng cách mạng khởi nghĩa giành
chính quyền ngày 24 tháng 8 năm 1945. Đến 20 tháng 01 năm 1946, quân
Pháp chiếm lại Châu Đốc.

Theo sự phân chia của chính quyền Cách mạng, ngày 06 tháng
3 năm 1948, Châu Đốc thuộc huyện Châu Phú A của tỉnh Long Châu Hậu.
Đến cuối năm 1950, huyện Châu Phú A thuộc huyện Long Châu Hà. Đến cuối
năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm sát nhập Châu Đốc với Long Xuyên
thành tỉnh An Giang, địa bàn Châu Đốc nằm trên xã Châu Phú thuộc tổng
Châu Phú, quận Châu Phú tỉnh An Giang. Từ năm 1957, Châu Đốc thuộc
huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Năm 1964, sau khi chính quyền Việt Nam
Cộng hòa tách tỉnh, Châu Đốc thuộc tổng Châu Phú, quận Châu Phú, tỉnh
Châu Đốc cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đến giữa năm 1966, thành lập
thị xã ủy Châu Đốc.
Mùa nước năm 1967 thực hiện chỉ đạo của Khu ủy khu 8 và Tỉnh ủy An
Giang trong hội nghị mở rộng tại núi Cô Tô, Châu Đốc được chọn làm mặt
trận chính của tỉnh trong chiến dịch Xuân 1968. Năm 1971, huyện Châu Phú
vẫn thuộc tỉnh An Giang sau khi tách tỉnh Long Châu Hà. Cho đến tháng
5 năm 1974, huyện Châu Phú thuộc tỉnh Long Châu Hà theo Hội nghị thường
trực Trung ương Cục cho đến ngày giải phóng. Tháng 2/ 1976, thị xã Châu
Đốc thuộc tỉnh An Giang, gồm 2 xã: Châu Phú A và Châu Phú B.
Ngày 27 tháng 01 năm 1977, nhận thêm xã Vĩnh Ngươn của huyện Châu
Phú theo Quyết định số 199/TC.UB của UBND tỉnh An Giang.
Vị trí địa lý
Thị xã Châu Đốc nằm trên bờ sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh
khoảng 245 km về phía tây, nếu chạy xe buýt mất khoảng 6 tiếng.
- Phía bắc thành phố giáp huyện An Phú.
- Phía đông giáp huyện Phú Tân và thị xã Tân Châu.
- Phía nam giáp huyện Châu Phú
- Phía tây nam giáp huyện Tịnh Biên và biên giới với Campuchia.
Kinh tế, cơ cấu ngành nghề trong huyện
Kinh tế Châu Đốc tăng trưởng nhanh và mạnh.Năm 2012, tốc độ tăng
trưởng GDP của thị xã Châu Đốc đạt 16,10%, thu nhập bình quân đầu người
trên 35,36 triệu đồng, tổng vốn đầu tư phát triển gần 2.720 tỷ đồng, lĩnh vực

thương mại- dịch vụ- du lịch tiếp tục phát huy thế mạnh, với mức tăng trưởng
đạt 18,01% và chiếm 70,47% tỷ trọng cơ cấu kinh tế địa phương Ngoài ra,

19


thành phố cũng tập trung phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên
địa bàn phường Vĩnh Mỹ, Vĩnh Châu,...
 Thương mại-dịch vụ
Với tiềm năng là một thành phố du lịch nên thương mại - dịch vụ của
thành phố là một ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế thành phố. Hệ thống
siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, các trung tâm mua bán phân bố rộng khắp
trên địa bàn thành phố. Hàng hóa phân bố rộng khắp đến các địa bàn trong
thành phố. Dịch vụ nhà hàng khách sạn cũng phát triển,với một chuỗi các
khách sạn, nhà hàng lớn như Victoria (4,5 sao), Châu Phố (3 sao), Bến Đá (3
sao), Đông Nam (2 sao), Song Sao (2 sao), Trung Nguyễn ( 2 sao ), Hải Châu
(2 sao)...
 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Đây không phải là một ngành trọng điểm của thành phố nhưng cũng
đóng góp một phần vào sự phát triển của thành phố.Các cụm công nghiệp,tiểu
thủ công nghiệp được thành phố quan tâm đầu tư và phát triển đã giải quyết
một phần cho lao động nhàn rỗi nông thôn.
 Nông nghiệp
Đây là một ngành đã hình thành và phát triển từ rất lâu đời ở thành
phố.Loại hình nông nghiệp đô thị là một thế mạnh của thành phố.Các cánh
đồng đã được cơ giới hóa trong công tác trước,trong và sau thu hoạch do đó
năng suất không ngừng tăng và chất lượng nông phẩm cũng tăng lên.
3.1.2. Các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng

Nghiệp vụ huy động vốn:

- Nhận huy động tiền gửi của các cá nhân, pháp nhân bằng đồng Việt
Nam và ngoại tệ dưới các hình thức.
- Nhận tiền gửi thanh toán, tiết kiệm không kì hạn, kì phiếu với nhiều thể
thức đa dạng với mức lãi suất phù hợp. Các chứng chỉ tiền gửi được thế chấp
dưới lãi suất ưu đãi.

Nghiệp vụ cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng
đồng Việt Nam đối với tất cả các thành phần kinh tế với mức lãi suất và thời
hạn cho vay phù họp. Đối tượng cho vay đa dạng, phong phú, phương thức
cho vay phù hợp với từng loại hình sản xuất kinh doanh.
Cung cấp các dịch vụ Ngân hàng:
- Thanh toán, dịch vụ Western Union.
- Mua ngoại tệ và chi trả kiều hối.
20


- Mua bán các loại trái phiếu kho bạc và các dịch vụ khác...
3.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý chi nhánh

Giám đốc

P.Giám đốc

P.Giám đốc

Phòng

Phòng

kế hoạch – kinh doanh


Hành chính nhân sự

Phòng kế toán

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Thành phố Châu Đốc
Qua sơ đồ sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Châu Đốc nhìn
chung gọn nhẹ, đảm bảo tính linh hoạt và nhanh chóng trong vấn đề giải quyết
công việc phù hợp và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường, hiện nay
NHNo&PTNT Châu Đốc gồm 25 cán bộ nhân viên, các cán bộ điều được đào
tạo về nghiệp vụ và về chuyên môn, thường xuyên không ngừng nâng cao cải
tiến các thể chế, quy trình nghiệp vụ và quy tắc điều hành. Các cán bộ luôn
được củng cố và phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ nên quá trình công tác rất
thuận lợi và nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của thị trường một cách kịp
thời.
Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban:
 Ban giám đốc:
Gồm có 3 người, 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc, được phân công như sau:
Giám đốc phụ trách chung chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác tổ chức hành
chính, xây dựng kế hoạch kinh doanh của đơn vị; 1 Phó Giám đốc phụ trách công
tác kế toán ngân quỹ; 1 Phó Giám đốc trực phụ trách phòng tín dụng và thay
Giám đốc điều hành hoạt động Ngân hàng khi Giám đốc đi vắng.
Ban giám đốc trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, tiếp
nhận công các công văn, chỉ thị và phổ biến cho CBCNV Ngân hàng thực hiện.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước và các quy định về chế độ, thể lệ có liên quan đến kinh doanh của
Ngân hàng do NHNo & PTNT Việt Nam ban hành.
-Ban Giám đốc còn hoạch định chiến lược kinh doanh, ký duyệt các hồ sơ
vay vốn, lập hội đồng khen thưởng, kỷ luật, xét nâng lương cho CBNV và trình
lên Ngân hàng cấp trên quyết định.


21


Phòng kế hoạch – kinh doanh:
- Phòng kế hoạch kinh doanh gồm 11 người: 1 trưởng phòng, 2 phó phòng
và 8 cán bộ tín dụng phụ trách các xã, phường, thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, hướng dẫn khi khách hàng đến xin
vay.
+ Trực tiếp xem xét và thẩm định các khoản vay vốn của khách hàng.
+ Theo dõi các khoản nợ trong suốt quá trình cho vay, kể từ khi khách hàng
nhận tiền vay cho đến khi kết thúc hợp đồng vay vốn.
+ Chịu trách nhiệm kiểm tra, xử lý, đôn đốc thu hồi các khoản nợ vay.
+ Tổng hợp, phân tích các thông tin kinh tế, quản lý doanh mục khách hàng
và phân loại khách hàng.
+ Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê chuyên đề, báo cáo sơ kết tổng hợp
tháng, quý, năm theo quy định.
+ Đề xuất chiến lược kinh doanh và huy động vốn.
Phòng kế toán – ngân quỹ:

- Phòng kế toán – ngân quỹ có 11 người: 1 trưởng phòng, 2 phó
phòng (1 phó phòng phụ trách vi tính, 1 phó phòng phụ trách ngân quỹ kiêm
thủ quỹ), 6 nhân viên giao dịch phụ trách chi tiêu, tài sản, tiền gửi tiết kiệm,
dịch vụ chuyển tiền, nghiệp vụ thẻ,… 2 kiểm ngân. Phòng có nhiệm vụ sau:
+ Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và hạch toán
nghiệp vụ thanh toán theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.
+ Làm dịch vụ thu chi tiền mặt, các chứng từ có giá, quản lý kho tiền,
bảo quản kho tài sản thế chấp, quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện giải ngân
và thu nợ.
+ Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, cháp hành chế độ báo cáo

theo quy định và bảo vệ kế hoạch quyết toán tài chính hành quý, hàng năm so
với Ngân hàng cấp trên.

3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2010-2013 CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG

Dựa vào bảng số bên dưới ta thấy lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng
qua 3 năm. Cụ thể, năm 2010 lợi nhuận đạt đạt 7.586 triệu đồng, đến năm
2011 lợi nhuận tiếp tục tăng lên đến 9.830 triệu đồng, tương ứng tăng

22


2.244triệu đồng. Đến năm 2012 lợi nhuận đạt 14.259 triệu đồng, tăng 4.429
triệu đồng so với năm 2011. Ta khái quát tình hình trên qua hình sau:
Tỷ đồng

Hình 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNN Châu Đốc
qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2012,2013
Doanh thu
Ta thấy doanh thu tăng ổn định qua các năm, năm 2011 và 2012 tăng lần
lượt 22,08% và 4,32% so với năm trước đó. Trong đó, doanh thu từ lãi chiếm
tỷ trọng cao trong tổng doanh thu và có tốc độ tăng nhanh khiến cho doanh
thu vẫn tăng lên vào năm 2011, mặc dù khoản thu khác đã giảm 2.845 triệu
đồng so với năm 2010. Vào năm tiếp theo, tức năm 2012, doanh thu vẫn tăng
lên, tuy nhiên tốc độ cũng như độ lớn có phần chững lại so với năm 2011.
Doanh thu tăng do thu thu cả từ hai hoạt động thu lãi và thu khác cùng tăng
lên. Đây là một khoản thu (ví dụ như thu hoàn nhập dự phòng rủi ro…) chỉ
chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu.


23


Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNN chi nhánh
Châu Đốc qua 3 năm 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
tiền
(%)
tiền
(%)
49.950

60.980

63.615

11.030


22,08

2.635

4,32

41.525

55.400

62.420

13.875

33,41

7.020

12,67

8.425

5.580

6.696

(2.845)

(33,77)


1.116

20

Chi phí

42.364

43.530

49.356

3.166

7, 47

5.826

13,38

Chi trả lãi

30.987

43.160

48.749

12.173


39,28

5.589

12,95

Chi khác

11.367

370

607

(10.997)

(96,74)

237

64,05

7.586

9.830

14.259

2.244


29,58

4.429

45,06

Doanh thu
Thu lãi hoạt
động tín dụng
Thu khác

Lợi nhuận

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNN chi nhánh
Châu Đốc 6 tháng đầu năm 2011-2013
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch 6T
2012/2011
Số
Tỷ lệ
tiền
(%)

Chênh lệch 6T
2013/2012
Số
Tỷ lệ
tiền
(%)


6T
2011

6T
2012

6T
2013

31.859

41.032

76.560

9.173

28,79

35.528

86,59

27.960

33.816

68.622


5.856

20,94

34.806

50,72

3.899

7.216

7.356

3.317

85,07

140

1,94

Chi phí

23.062

37.609

59.105


14.547

63,08

21.496

57,16

Chi trả lãi

22.817

37.147

58.498

14.330

62,80

21.351

57,48

245

463

607


218

88,98

144

31,23

8.797

3.422

17.455

(5.375)

(61,10)

14.033

410,02

Chỉ tiêu

Doanh thu
Thu lãi hoạt
động tín dụng
Thu khác

Chi khác

Lợi nhuận

Nguồn : Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Châu Đốc, 2010,2011,2012, 6T/2013

24


×