TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH
GIÁ TRỊ CÁC NGỮ LIỆU VUI
TRONG SÁCH GIÁO KHOA
TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt
HÀ NỘI - 2015
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH
GIÁ TRỊ CÁC NGỮ LIỆU VUI
TRONG SÁCH GIÁO KHOA
TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. LÊ THỊ LAN ANH
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khóa luận này tôi không khỏi lúng
túng và bỡ ngỡ. Nhƣng dƣới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của TS. Lê Thị Lan
Anh, tôi đã từng bƣớc tiến hành và hoàn thành khóa luận với đề tài Giá trị các
ngữ liệu vui trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Lê Thị Lan Anh, các thầy
(cô) trong khoa Giáo dục Tiểu học cùng toàn thể các thầy (cô) giáo trong
trƣờng Tiểu học Ngô Quyền- thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài
chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Lịch sử vấn đề
2
3. Mục đích nghiên cứu
3
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
4
7. Cấu trúc khóa luận
4
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
5
1.1. Cơ sở lí luận
5
1.1.1. Cơ sở tâm lý học
7
1.1.2. Một số khái niệm liên quan
8
1.1.3. Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu trong sách giáo khoa Tiếng Việt
9
tiểu học
1.2. Cơ sở thực tiễn
10
1.2.1. Nhận thức của giáo viên về ngữ liệu vui và việc khai thác và
10
sử dụng ngữ liệu vui trong dạy học các phân môn Tiếng Việt
1.2.2. Thực trạng sử dụng ngữ liệu vui trong dạy học Tiếng Việt ở
13
tiểu học.
1.2.3. Hứng thú của học sinh với các bài tập có sử dụng ngữ liệu vui
14
trong dạy học các phân môn Tiếng Việt
CHƢƠNG 2. GIÁ TRỊ CÁC NGỮ LIỆU VUI
TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC
2.1. Thống kê ngữ liệu vui trong sách giáo khoa Tiếng Việt hiện hành
16
16
2.2. Giá trị của các ngữ liệu vui trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học
18
2.2.1. Giá trị nhận thức
18
2.2.2. Giá trị thẩm mĩ
24
2.2.3. Giá trị giải trí
27
CHƢƠNG 3. SƢU TẦM MỘT SỐ NGỮ LIỆU VUI THEO CÁC
PHÂN MÔN TRONG CHƢƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT
33
3.1. Ngữ liệu vui trong phân môn Tập đọc
33
3.2. Ngữ liệu vui trong phân môn Chính tả
36
3.3. Ngữ liệu vui trong phân môn Luyện từ và câu
52
3.4. Ngữ liệu vui trong phân môn Tập làm văn
61
Đáp án
63
KẾT LUẬN
77
Tài liệu tham khảo
79
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nƣớc ta đang trong giai đoạn đổi mới. Giáo dục và đào tạo đƣợc coi
là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc và của toàn dân.
“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn,
cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tƣ tƣởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung,
phƣơng pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc đến hoạt động quản trị của các
cơ sở giáo dục- đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và
bản thân ngƣời học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.” [15, tr.3]
Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân với
mục đích và nhiệm vụ to lớn là trang bị những cơ sở ban đầu cần thiết và quan
trọng của ngƣời công dân, ngƣời lao động tƣơng lai. Đó là những con ngƣời phát
triển mọi mặt có đủ tri thức, tay nghề, có năng lực tự chủ- sáng tạo.
"Giáo dục tiểu học phải đảm bảo chọ học sinh có hiểu biết đơn giản,
cần thiết về tự nhiên- xã hội và con ngƣời, có những kĩ năng cơ bản về nghe,
nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh, có
hiểu biết ban đầu về nghệ thuật. Phƣơng pháp giáo dục tiểu học phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm
của từng môn; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh" (Theo Điều 24 Luật Giáo dục- 1998). Vậy giáo dục tiểu
học đã trang bị cơ sở ban đầu quan trọng nhất của ngƣời công dân, lao động
đó là đào tạo những con ngƣời toàn diện về cả tri thức và nhân cách.
Sách giáo khoa trong nhà trƣờng tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng.
Mỗi bài học trong sách giáo khoa đem đến các ngữ liệu thể hiện đầy đủ các
nội dung dạy học nhằm đảm bảo mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh
1
bốn kĩ năng sử dụng tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết để học sinh có thể giao
tiếp và học tập trong môi trƣờng hoạt động của lứa tuổi, có sự tác động rất lớn
đến sự phát triển nhân cách của các em. Ngữ liệu đƣợc lựa chọn không chỉ thể
hiện nội dung tri thức cần truyền tải mà còn phải tích hợp trong đó yếu tố thời
sự. Các ngữ liệu thời chiến tranh đƣa ra cần phản ánh đƣợc lịch sử của dân
tộc, tái hiện các trận đánh, khí thế hào hùng của dân tộc lúc bấy giờ nhằm
nhen nhóm trong lòng trẻ sự yêu nƣớc, niềm tự hào, biết ơn sâu sắc với những
ngƣời anh hùng và các thế hệ đi trƣớc. Các ngữ liệu trong thời bình cần phản
ánh đƣợc công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nƣớc trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặt ra yêu cầu phát triển toàn diện các yếu tố
đức- trí- thể- mĩ đối với ngƣời công dân mới để có những đóng góp thiết thực
và hiệu quả cho sự phát triển bền vững của cộng đồng nói riêng và toàn xã hội
nói chung. Chính vì vậy mà việc sử dụng ngữ liệu một cách hợp lí và chính
xác trong sách giáo khoa là vô cùng quan trọng.
Ngữ liệu vui là một trong những thành tố của ngữ liệu đƣợc sử dụng
khá nhiều trong môn Tiếng Việt. Ngữ liệu vui đem đến cho học sinh nhận
thức về thế giới xung quanh, hình thành những tƣ tƣởng, tình cảm tốt đẹp dựa
trên những cách viết hài hƣớc, dễ hiểu, dễ thuộc, dễ nhớ có thể đi thẳng vào
lòng trẻ thơ khiến bài học trở nên sôi nổi và hấp dẫn.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Giá
trị các ngữ liệu vui trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học”
2. Lịch sử vấn đề
Hiện nay, trong công tác giảng dạy ở nhà trƣởng tiểu học nói chung và
bộ môn Tiếng Việt nói riêng, việc nâng cao chất lƣợng đào tạo luôn thôi thúc
các nhà giáo dục tâm huyết miệt mài nghiên cứu để tìm ra các biện pháp giúp
đem lại hiệu quả cao. Ngƣời giáo viên không chỉ dạy học học sinh các kiến
2
thức mà còn phải cho học sinh hứng thú học tập với môn học đó để học sinh
thêm yêu thích tiếng mẹ đẻ và hăng say tự tìm tri thức cho mình.
Vấn đề hứng thú trong học tập đã đƣợc nói đến trong rất nhiều các công
trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam. Muốn cho việc dạy học Tiếng
Việt nói riêng và dạy học các môn học khác nói chung đạt hiệu quả thì việc
gây hứng thú học tập cho học sinh trong từng tiểu học, môn học là việc làm
quan trọng bởi ở học sinh tiểu học hứng thú học có liên quan chặt chẽ tới
thành tích học tập. Chúng mang lại cho học sinh niềm vui, sự thỏa mãn. Điều
đó sẽ thúc đẩy hoạt động học tập đạt kết quả cao. Các nhà nghiên cứu đã đi
sâu vào tìm hiểu vai trò và tác động của hứng thú với hiệu quả giờ học trong
học sinh và tìm ra các biện pháp để nâng cao hứng thú cho học sinh. Trong đó
có đề cập đến vấn đề kích thích hứng thú học tập cho học sinh bằng tài liệu
học tập. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra tầm ảnh hƣởng, sự vui thích trong học
tập tác động tới trẻ thông qua chính các văn bản, các bài tập mà chúng đƣợc
tiếp cận hàng ngày qua các ngữ liệu sách giáo khoa.
Vấn đề lựa chọn và tiêu chí sử dụng các ngữ liệu sách giáo khoa cũng
đã đƣợc rất nhiều các tác giả nói đến. Tác giả Nguyễn Minh Thuyết trong bộ
sách Hỏi- đáp về dạy học Tiếng Việt đã nghiên cứu khá rõ ràng với bốn tiêu
chí lựa chọn văn bản. Tuy nhiên chƣa có tác giả nào đề cập đến các ngữ liệu
có nội dung hài hƣớc, vui nhộn, đi sâu nghiên cứu các giá trị của nó với học
sinh tiểu học.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra giá trị của các ngữ liệu vui trong Sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Giá trị của các ngữ liệu vui trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học.
3
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian và kiến thức có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài này
chỉ dừng lại ở việc tìm ra giá trị của các ngữ liệu vui trong các bài sách giáo
khoa Tiếng Việt hiện hành từ lớp 1 đến lớp 5.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc tìm hiểu giá trị các
ngữ liệu vui trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học.
5.2. Tìm hiểu giá trị của các ngữ liệu vui trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học.
5.3. Bổ sung, hệ thống hóa ngữ liệu vui theo các phân môn Tiếng Việt.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp phân tích.
- Phƣơng pháp thống kê.
- Phƣơng pháp hệ thống.
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung khóa luận gồm 3
chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc tìm hiểu giá trị các
ngữ liệu vui trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học.
Chương 2: Tìm hiểu giá trị của các ngữ liệu vui trong sách giáo khoa
Tiếng Việt tiểu học.
Chương 3: Sƣu tầm một số ngữ liệu vui theo các phân môn Tiếng Việt.
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC TÌM HIỂU GIÁ TRỊ CỦA CÁC NGỮ LIỆU VUI
TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC
1.1. Cơ sở lí luận của việc tìm hiểu giá trị các ngữ liệu vui trong sách giáo
khoa Tiếng Việt tiểu học
1.1.1. Cơ sở tâm lý học
1.1.1.1. Tri giác của học sinh tiểu học
- Tri giác là quá trình nhận thức một cách trọn vẹn các thuộc tính bên
ngoài của sự vật, hiện tƣợng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác
quan của ta.
- Tri giác của học sinh tiểu học mang tính không chủ định phụ thuộc
vào đặc điểm chính của đối tƣợng. Tri giác của các em cũng mang tính đại
thể, ít đi vào chi tiết, gắn liền với các hành động cụ thể, tri giác không gian và
thời gian còn bị hạn chế. Tri giác của các em phát triển dƣới ảnh hƣởng của
các hoạt động học tập. Hoạt động tri giác ở học sinh tiểu học (lớp 1, 2) có
nhiều điểm giống trẻ mẫu giáo. Tri giác đƣợm màu cảm xúc, số lƣợng các chi
tiết tri giác ít, trẻ chú ý đến các chi tiết ngẫu nhiên mà chƣa có khả năng tổng
hợp, quan sát, tinh tế. Việc tri giác chƣa có mục đích, kế hoạch. Lên lớp 4, 5
trẻ đã biết tìm dấu hiệu đặc trƣng của sự vật, biết phân biệt các sắc thái chi tiết
riêng lẻ. Những đặc điểm này cho thấy trong quá tình dạy học Tiếng Việt giáo
viên không chỉ hàng ngày dạy học sinh tri giác ngữ liệu mà còn là ngƣời tổ
chức hoạt động tri giác cho học sinh một cách có mục đích, có kế hoạch. Để
làm đƣợc điều này, giáo viên cần tạo điều kiện cho từng học sinh, từng nhóm
học sinh tiếp xúc trực tiếp với ngữ liệu, cùng nhau phân tích ngữ liệu, qua đó
5
tổ chức, điều khiển hoạt động tri giác của học sinh từ đó giúp các em tiếp
nhận kiến thức mới thông qua ngữ liệu một cách dễ dàng, hiệu quả.
1.1.1.2. Tư duy của học sinh tiểu học
- Tƣ duy là quá trình nhận thức, phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện
tƣợng trong hiện thực khách quan mà trƣớc đó ta chƣa biết.
- Đặc điểm nổi bật nhất trong tƣ duy của học sinh tiểu học đó là chuyển
dần từ tính trực quan, cụ thể sang tính trìu tƣợng, khái quát: tính trực quan, cụ
thể giảm dần còn tính trìu tƣợng, khái quát tăng dần theo khối lớp. Điều này
đƣợc thể hiện trên tất cả các mặt của tƣ duy: tiến hành các thao tác tƣ duy,
lĩnh hội khái niệm, phán đoán và suy luận. Ngƣời giáo viên cần phải quan tâm
đến việc hình thành các yếu tố tƣ duy lí luận cho học sinh tiểu học.
1.1.1.3. Tưởng tượng của học sinh tiểu học
- Tƣởng tƣợng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chƣa
từng có trong kinh nghiệm cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới
trên cơ sở những biểu tƣợng đã có.
- Tƣởng tƣợng của học sinh tiểu học đƣợc phát triển, phong phú hơn
nhiều so với trẻ trƣớc tuổi học và có sự quyện chặt giữa tƣởng tƣợng phóng
khoáng với hiện thực. Tƣởng tƣợng tái tạo đƣợc hoàn thiện, chúng đƣợc phát
triển đặc biệt trong hoạt động học tập theo hai khuynh hƣớng:
+ Tiến dần đến phản ánh một cách đúng đắn, đầy đủ, rõ ràng hiện thực khách
quan trên cơ sở những tri thức tƣơng ứng.
+ Tiến dần đến phản ánh một cách sáng tạo, khái quát trên cơ sở của ngôn từ
và các hệ thống kí hiệu khác.
- Ngƣời giáo viên cần phải quan tâm đến việc hình thành và phát triển
tính sáng tạo trong tƣởng tƣợng cho học sinh tiểu học.
6
1.1.1.4. Trí nhớ của học sinh tiểu học
- Trí nhớ là quá trình tâm lí phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá
nhân dƣới hình thức biểu tƣợng bằng cách ghi nhớ, giữ gìn và làm xuất hiện
lại những điều mà con ngƣời đã trải qua.
- Ở học sinh tiểu học, trí nhớ trực quan- hình ảnh phát triển hơn trí nhớ
từ ngữ- lô gíc, tính không chủ định vẫn chiếm ƣu thế cả trong ghi nhớ lẫn tái
hiện. Tình cảm có ảnh hƣởng lớn đến độ bền vững và độ nhanh của sự ghi
nhớ. trong dạy học, giáo viên cần tạo ra tâm thế thích hợp để ghi nhớ ở học
sinh bằng việc giúp các em nhận rõ đƣợc nhiệm vụ ghi nhớ, hiểu mục đích
ghi nhớ và biết sử dụng các biện pháp ghi nhớ phù hợp.
1.1.1.5. Ngôn ngữ của học sinh tiểu học
- Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ tiếng nói để giao
tiếp , để truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội- lịch sử hoặc kế hoạch hóa
hoạt động của mình.
- Ngôn ngữ của học sinh tiểu học phát triển mạnh cả về ngữ âm, ngữ
pháp và từ vựng. Vốn từ của các em tăng lên một cách đáng kể do đƣợc học
nhiều môn và phạm vi tiếp xúc đƣợc mở rộng, khả năng hiểu nghĩa của từ
cũng phát triển. Hình thức mới của ngôn ngữ- ngôn ngữ viết cũng đƣợc hình
thành và phát triển mạnh tuy nhiên ngôn ngữ viết nghèo hơn nhiều so với
ngôn ngữ nói.
1.1.1.6. Chú ý của học sinh tiểu học
- Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật, hiện
tƣợng để định hƣớng hoạt động, bảo đảm điều kiện thần kinh- tâm lí cần thiết
cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.
- Chú ý của học sinh tiểu học chƣa bền vững, nhất là các lớp đầu (1, 2, 3),
chú ý không chủ định đƣợc phát triển mạnh và chiếm ƣu thế. Chú ý phụ thuộc
vào nhịp độ học tập, khối lƣợng chú ý hạn hẹp, sự phân phối chú ý của trẻ
7
diễn ra một cách khó khăn. Sức chú ý tốt nhất (tập trung) của học sinh tiểu học
chỉ kéo dài trong một thời gian nhất định. Đối với học sinh lớp 1, 2, 3 là 20- 25
phút, học sinh lớp 4, 5 là 30-35 phút. Khả năng phát triển chú ý chủ định và
chú ý sau chủ định ở học sinh tiểu học trong quá trình học tập rất cao. Điều này
phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức các hoạt động học cho các em của ngƣời
giáo viên, đặc biệt là việc hình thành và phát triển các động cơ học tập mang
tính chất xã hội cao, mang tính ý thức trách nhiệm đối với kết quả học tập cũng
nhƣ mang tính nhận thức ở các em sao cho trẻ tập trung hoạt động, học tập
không chỉ vì cái các em thích mà còn vì cả những cái các em không thích.
1.1.2. Một số khái niệm liên quan
1.1.2.1. Khái niệm ngữ liệu
Theo từ điển Tiếng Việt: ngữ liệu là tƣ liệu ngôn ngữ đƣợc dùng làm
căn cứ để nghiên cứu ngôn ngữ.
Nhƣ vậy, có thể hiểu ngữ liệu đƣợc hiểu là một tập hợp văn bản viết
hoặc lời nói đã đƣợc văn bản hóa (hay phiên âm) dùng làm cơ sở cho việc
phân tích và miêu tả ngôn ngữ học.
1.1.2.2. Khái niệm ngữ liệu vui
Theo từ điển Tiếng Việt: vui là trạng thái thấy thích thú của ngƣời đang
gặp việc hợp nguyện vọng hoặc đang có điều làm cho hài lòng.
Ngữ liệu vui là tƣ liệu ngôn ngữ sử dụng các yếu tố hài hƣớc nhằm
mang lại trạng thái thích thú cho ngƣời đọc.
1.1.2.3. Khái niệm thẩm mĩ
Có rất nhiều các quan niệm về thẩm mĩ nhƣ sau:
Theo quan niệm của các nhà mĩ học: "Thẩm mĩ trƣớc hết là ở con
ngƣời, còn thiên nhiên tự nó là phi thẩm mĩ, nó chỉ có giá trị thẩm mĩ khi nhìn
qua lăng kính của nghệ thuật, cũng nhƣ núi chỉ trở thành đẹp khi con ngƣời
trở thành lãng mạn." [14, tr.21]
8
Theo quan niệm của các nhà mĩ học Mác- xít: "Thẩm mĩ trƣớc hết là cuộc
sống, nghĩa là một thực thể khách quan, những khách thể thẩm mĩ tồn tại không
phụ thuộc vào cảm giác, tình cảm, tƣ tƣởng của con ngƣời." [14, tr.21]
Đặc biệt, các nhà mĩ học nhấn mạnh cái đẹp là một trong bốn phạm trù
cơ bản của mĩ học, giữ vị trí trung tâm trong đời sống thẩm mĩ, đƣợc hình
thành do sự kết hợp của các yếu tố chủ quan – khách quan tạo nên thực thể
hoàn thiện chân- thiện- mĩ.
Theo Lê Anh Tuấn: "Thẩm mĩ là cảm biết về cái đẹp" [13, tr.223]
M. Gorki thì xác định: "Thẩm mĩ là sự phối hợp hài hòa giữa các chất
liệu khác nhau trong nghệ thuật cũng nhƣ các âm, màu, từ ngữ sao cho tác
phẩm tạo ra có đƣợc một hình thức có thể tác động lên tình cảm và lí trí nhƣ
một sức mạnh khơi dậy ở con ngƣời sự ngạc nhiên, lòng kiêu hãnh, niềm sung
sƣớng trƣớc khả năng sáng tạo của mình." [12, tr.27]
Ở phƣơng Đông, Nho giáo có quan niệm nhƣ sau: Thẩm mĩ phải gắn liền
với cái thiện (Khổng Tử). Cái đẹp là chân- thiện- mĩ; mĩ phải gắn với chữ tín
(Mạnh Tử). Thẩm mĩ là sự tu dƣỡng đạo đức tốt đẹp cho con ngƣời (Tuân Tử).
Còn Đạo giáo quan niệm thẩm mĩ là cái tự nhiên không cần phải sáng tạo.
Tóm lại, qua các quan niệm trên, chúng ta có thể kết luận: thẩm mĩ là
trình độ nhận thức về cái đẹp, là cái đẹp thấm sâu vào bên trong bản chất con
ngƣời về sự phù hợp, hài hòa, cân xứng; phù hợp với ƣớc mơ, mong muốn
của con ngƣời về chân- thiện- mĩ. Từ đó gợi lên ở con ngƣời một thái độ thẩm
mĩ tích cực, qua đó biểu hiện niềm vui, sự thích thú.
1.1.3. Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học
- Văn bản phải phù hợp với chủ điểm học tập : các văn bản phải đƣợc
tuyển chọn phù hợp với hệ thống c hủ điểm của sách và chủ điểm của tuần mà
chúng đƣợc bố trí.
9
- Văn bản phải đáp ƣ́ng đƣợc yêu cầu về tí nh tƣ tƣởng , tính nghệ thuật
và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
- Văn bản phải đáp ƣ́ng đƣợc yêu cầu về tí nh tí ch hợp bao gồm tí ch hợp
dọc và tích hợp ngang . Trên tuyến tí ch hợp ngang , các văn bản tập đọc ngoài
mục đích rèn luyện kĩ năng đọ c và trang bị kiến thƣ́c về chủ điểm còn phải
đáp ƣ́ng yêu cầu làm vật liệu mẫ u để mở rộng vốn tƣ̀ , rèn luyện kĩ năng viết
chính tả hoặc tập làm văn . Trên tuyến tí ch hợp dọc, các văn bản đƣợc chọn là
sƣ̣ kế thƣ̀a kiến thƣ́c , kĩ năng đã học trƣớc đó và là sự chuẩn bị cho kiến thức ,
kĩ năng xuất hiện tiếp theo.
- Ngoài ra , khi chọn văn bản đƣa vào sách giáo khoa , còn cần chú ý
đảm bảo tỉ lệ hợp lí giƣ̃a văn học dân gian với văn học hiện đại , văn học Việt
Nam với văn học nƣớc ngoài , giƣ̃a các mảng văn học viết về nh ững thời kì
phát triển khác nhau, nhƣ̃ng vùng miền khác nhau của đất nƣớc,….
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc tìm hiểu giá trị các ngữ liệu vui trong sách
giáo khoa Tiếng Việt tiểu học
Để nắm đƣợc thực trạng sử dụng các ngữ liệu trong sách giáo khoa
Tiếng Việt tiểu học, chúng tôi đã tiến hành điều tra tại trƣờng tiểu học Ngô
Quyền- thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc theo các nội dung sau:
1.2.1. Nhận thức của giáo viên về ngữ liệu vui và việc khai thác và sử dụng
ngữ liệu vui trong dạy học các phân môn Tiếng Việt
Trƣớc tiên, chúng tôi điều tra sự hiểu biết của giáo viên về ngữ liệu vui.
Để có đƣợc kết quả chính xác, khách quan chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra
kết hợp với trao đổi, trò chuyện với giáo viên.
Nội dung phiếu điều tra: Câu 1 (phụ lục 1)
Kết quả phiếu điều tra đƣợc chúng tôi tổng kết bằng biểu đồ dƣới đây
10
80%
70%
70%
60%
50%
40%
30%
25%
20%
10%
5%
0%
Q uan niệ m 1
Q uan niệ m 2
Ý kiến khác
Biểu đồ 1: Mức độ nhận thức của giáo viên về ngữ liệu vui
Qua biểu đồ ta thấy giáo viên cũng có hiểu biết nhất định về ngữ liệu
vui. Trong số các giáo viên điều tra có tới 70% giáo viên hiểu chính xác về
ngữ liệu vui, tuy nhiên vẫn còn 30% giáo viên lúng túng hoặc chƣa hiểu đầy
đủ thế nào là ngữ liệu vui. Đây là một hạn chế không chỉ xảy ra ở một trƣờng
tiểu học mà còn diễn ra ở nhiều trƣờng tiểu học khác. Muốn vận dụng ngữ
liệu vui vào dạy học thì ngoài việc hiểu thế nào là ngữ liệu vui, giáo viên cần
nắm rõ đặc điểm của chúng, từ đó lựa chọn, vận dụng vào trong dạy học.
Để nắm rõ mức độ hiểu biết về ƣu điểm và hạn chế của ngữ liệu vui,
chúng tôi đã điều tra theo câu hỏi 2 (phụ lục 1). Kết quả điều tra đƣợc tổng
kết ở bảng sau:
11
Bảng: Bảng thống kê kết quả lựa chọn của giáo viên về ưu điểm của việc sử
dụng ngữ liệu vui
Kết quả lựa chọn
Nội dung
STT
Số GV
Tỉ lệ (%)
1
Tạo ra hứng thú học tập cho học sinh
31
100
2
Mang lại không khí vui vẻ trong giờ học
27
87
3
Tích hợp đƣợc nhiều kiến thức khoa học,
xã hội,.......
Đánh giá đƣợc khả năng phân tích, óc
phê phán của học sinh.
Phát triển tƣ duy trừu tƣợng.
20
64,5
15
48,4
10
32,3
4
5
Nhìn vào kết quả điều tra, chúng ta có thể thấy rõ hiều hết các giáo viên
đều đồng ý ngữ liệu vui có ƣu điểm là tạo ra hứng thú học tập cho học sinh và
mang lại không khí vui vẻ trong giờ học (87% đến 100%), đây là những ƣu
điểm nổi trội của ngữ liệu vui so với các ngữ liệu khác. Tuy nhiên, vẫn còn
một số ít giáo viên không nắm rõ vấn đề này: có 64,5% giáo viên đồng ý rằng
ngữ liệu vui tích hợp đƣợc nhiều kiến thức khoa học, xã hội và các nội dung
giáo dục khác; 48,4% giáo viên cho rằng nó cũng góp phần đánh giá đƣợc khả
năng phân tích, óc phê phán của học sinh và 10% giáo viên chắc chắn rằng
chúng giúp học sinh phát triển tƣ duy trừu tƣợng. Từ những ƣu điểm của việc
sử dụng ngữ liệu vui, chúng tôi đã điều tra để thấy đƣợc tầm quan trọng của
việc sử dụng nó đối với giáo viên theo câu hỏi 3 (phụ lục 1) và thu đƣợc kết
quả nhƣ sau:
12
50%
45%
45%
40%
35%
35%
30%
25%
20%
20%
15%
10%
5%
0%
Quan niệm 1
Quan Niệm 2
Ý kiến khác
Biểu đồ 2: Tầm quan trọng của việc việc sử dụng ngữ liệu vui
Từ biểu đồ trên ta thấy, có 50% giáo viên đồng ý với quan điểm sử
dụng ngữ liệu vui cũng đƣợc vì nó cũng có khá nhiều tác dụng, còn lại với hai
quan điểm: có trong sách thì phải sử dụng và nên sử dụng thƣờng xuyên vì nó
phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học có sự chọn ngang nhau
(25%). Nhƣ vậy 75% ý kiến các thầy cô đã thấy đƣợc phần nào tầm quan
trọng và ý nghĩa của việc sử dụng ngữ liệu vui đối với học sinh tiểu học.
1.2.2. Thực trạng sử dụng ngữ liệu vui trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
Việc sử dụng ngữ liệu vui trong dạy học Tiếng Việt hiện nay chƣa đƣợc
quan tâm nhiều, thực trạng của việc áp dụng và hiệu quả của chúng đã đƣợc
chúng tôi tiến hành điều tra theo câu hỏi 4 (phụ lục 1).
Kết quả điều tra đƣợc cụ thể hóa ở bảng sau:
Tài liệu
Sách giáo khoa
Sách tham khảo khác
Tự biên soạn
Tỉ lệ %
100
25
2
13
Theo kết quả trên, chúng tôi nhận thấy: 100% giáo viên sử dụng các
ngữ liệu vui trong sách giáo khoa và rất ít giáo viên dành thời gian tự biên các
bài tập có sử dụng ngữ liệu vui để đƣa vào bài dạy.
1.2.3. Hứng thú của học sinh với các bài tập có sử dụng ngữ liệu vui trong
dạy học các phân môn Tiếng Việt
Vậy với học sinh, các em hiểu nhƣ thế nào về ngữ liệu vui và sự yêu
thích đối với các bài tập này ra sao? Để biết đƣợc điều này chúng tôi điều tra
sự hiểu biết của học sinh về ngữ liệu vui. Để có đƣợc kết quả chính xác,
khách quan chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra kết hợp với trao đổi, trò
chuyện với các em.
Nội dung phiếu điều tra: Câu 1 (phụ lục 2)
Kết quả phiếu điều tra đƣợc chúng tôi tổng kết bằng biểu đồ dƣới đây
60%
50%
50%
40%
30%
25%
25%
20%
10%
0%
Quan niệm 1
Quan niệm 2
Quan niệm 3
Biểu đồ 3: Mức độ nhận thức của học sinh về ngữ liệu vui
Qua biểu đồ ta thấy học sinh có sự hiểu biết vể ngữ liệu vui nói chung còn
rất hạn chế. Các em chỉ cho rằng ngữ liệu vui là bài tập có sử dụng các truyện
14
cƣời, câu đố (45%) và ngữ liệu vui là các bài tập mà đọc lên em thấy buồn cƣời
(35%), và đặc biệt có tới 20% học sinh không hiểu gì về các bài tập này.
Để nắm đƣợc sự hứng thú của các em với các bài tập có sử dụng ngữ
liệu vui, chúng tôi đã điều tra theo câu hỏi 2 (phụ lục 2) và thu đƣợc kết quả
rất cao với 95% học sinh đều rất thích và thích đƣợc học các bài học có sử
dụng ngữ liệu vui, hài hƣớc. Các em cũng tin tƣởng rằng các bài tập này sẽ
giúp chính các em học tập đƣợc thoải mái, dễ tiếp thu kiến thức hơn và mong
muốn các thầy (cô) sẽ tăng cƣờng sử dụng nó nhiều hơn trong các giờ dạy
không những chỉ với bộ môn Tiếng Việt mà còn với tất cả các bộ môn khác
trong nhà trƣờng.
15
CHƢƠNG 2
GIÁ TRỊ CỦA CÁC NGỮ LIỆU VUI
TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC
2.1. Thống kê ngữ liệu vui trong sách giáo khoa Tiếng Việt hiện hành
Để nắm rõ đƣợc số lƣợng ngữ liệu vui đƣợc sử dụng trong Sách giáo
khoa Tiếng Việt tiểu học, chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp thống kê (phụ
lục 3) và thu đƣợc kết quả nhƣ bảng dƣới đây:
Phân môn
Lớp
Tập đọc
Chính tả
Luyện từ Tập
và câu
làm
văn
Tổng số
1
10
4
2
9
1
4
3
15
3
4
8
2
10
5
6
15
21
34
24
Tổng số
19
14
14
5
5
23
82
Nhƣ vậy có tất cả 82 ngữ liệu vui đƣợc sử dụng trong chƣơng trình
Tiếng Việt tiểu học. Số lƣợng các ngữ liệu vui đƣợc sử dụng trong từng khối
lớp đƣợc tổng kết bằng biểu đồ sau:
16
17,10%
25,60%
Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3
17,10%
Lớp 4
Lớp 5
12,20%
28%
Biểu đồ 4: So sánh số lượng các ngữ liệu vui được sử dụng trong các khối lớp
Tùy theo mục tiêu, nội dung dạy học của từng phân môn cụ thể mà sự
sắp xếp của hệ thống các ngữ liệu vui cũng có sự khác nhau. Điều này đƣợc
thể hiện qua biểu đồ sau:
23,10%
29,30%
6,10%
41,50%
Luyện từ và câu
Chính tả
Tập làm văn
Tập đọc
Biểu đồ 5: So sánh số lượng các ngữ liệu vui được sử dụng trong các phân môn
Ở lớp 2, ngữ liệu vui đƣợc sử dụng nhiều trong phân môn Tập đọc. Hầu
hết các tiết tập đọc ở tuần thứ 2 đều có một truyện vui. Những câu chuyện này
17
nhằm khai thác ở các em các kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc
hiểu, đọc diễn cảm, nghe và nói); trau dồi vốn tiếng Việt; phát triển một số
thao tác tƣ duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán, so sánh, lựa chọn, …);
mở rộng hiểu biết của học sinh về cuộc sống … Lên lớp 3, ngữ liệu vui đƣợc
dạy nhiều trong phân môn Tập làm văn nhằm rèn luyện cho các em kĩ năng
nghe- kể, có khá nhiều truyện đƣợc lấy đề tài từ cuộc sống hàng ngày. Ở lớp
4, sách giáo khoa đã tuyển chọn đƣợc 10 ngữ liệu vui trong đó có 8 ngữ liệu
đƣợc sử dụng trong bài chính tả âm vần. Lên lớp 5, hầu hết các ngữ liệu vui
đƣợc sử dụng trong phân môn Luyện từ và câu, chủ yếu bố trí trong các bài
tập ôn tập về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, dấu ngoặc kép, dấu gạch
ngang,... nhằm giúp các em hệ thống hóa kiến thức đã học cũng nhƣ nâng cao
kĩ năng sử dụng chúng trong giao tiếp hàng ngày.
2.2. Giá trị của các ngữ liệu vui trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học
2.2.1. Giá trị nhận thức
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lí con ngƣời, là
tiền đề và mối quan hệ mật thiết với tình cảm và hành động. Hoạt động nhận
thức là hoạt động mà trong kết quả của nó, con ngƣời có đƣợc các tri thức,
hiểu biết về thế giới xung quanh, về chính bản thân mình để tỏ thái độ và tiến
hành các hoạt động khác một cách hiệu quả.
Ngữ liệu vui mang lại giá trị nhận thức cho ngƣời học, cung cấp đầy đủ
ngữ liệu cho các phân môn trong chƣơng trình Tiếng Việt tiểu học, đảm bảo
bám sát nội dung các bài học, các chủ điểm theo từng khối lớp. Ngữ liệu vui
hàm chứa nhiều giá trị giáo dục, giáo dƣỡng và phát triển. Việc sử dụng ngữ
liệu vui không chỉ góp phần cung cấp tri thức và kĩ năng môn Tiếng Việt,
cung cấp cho các em vốn hiểu biết về văn hóa dân gian, mà còn góp phần tích
lũy kiến thức văn học, văn hóa, cuộc sống góp phần giáo dục tƣ tƣởng, tình
cảm, rèn luyện cho các em óc tƣ duy, sáng tạo và kĩ năng sống. Lứa tuổi học
18
sinh vốn hiếu động, thích vui nhộn, luôn luôn muốn tìm hiểu. Trong một số
hoạt động nhận thức, việc học tập của học sinh đòi hỏi sự thoải mái, nhẹ
nhàng, khám phá, sinh động và có thế xen lẫn với hoạt động vui chơi. Chính
vì vậy sử dụng ngữ liệu vui rất phù hợp với đặc điểm hoạt động của lứa tuổi
học sinh: thích sáng tạo và nghe các câu đố, các câu tục ngữ ca dao, các
chuyện vui, các giai thoại, … Ngữ liệu vui có yếu tố gây cƣời, vì thế có tác
dụng rất lớn trong việc bồi dƣỡng và rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng
tiếng Việt, giúp học sinh đọc đúng, đọc thành thạo và hay, rèn cho các em kĩ
năng nghe- kể, … Thông qua các câu chuyện vui, sách giáo khoa dẫn dắt học
sinh đi vào các lĩnh vực của cuộc sống, qua đó tăng cƣờng vốn từ, khả năng
diễn đạt của các em về nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Điều này là minh
chứng cho mục tiêu giáo dục môn Tiếng Việt ở tiểu học: hình thành và phát
triển cho học sinh 4 kĩ năng: nghe, nói đọc, viết để học tập và giao tiếp trong
môi trƣờng lứa tuổi.
Ví dụ 1: (TV lớp 5- tập 1 trang 51)
Đọc mẩu chuyện dưới đây và cho biết vì sao Nam tưởng ba mình chuyển sang
làm việc tại ngân hàng.
Tiền tiêu
Nam: - Cậu biết không, ba mình mới chuyển sang ngân hàng làm việc đấy!
Bắc: - Sao cậu bảo ba cậu là bộ đội?
Nam: - Đúng rồi, thƣ trƣớc ba mình báo tin: “Ba đang ở hải đảo.”
Nhƣng thƣ này ba mình nói là ba mình đang giữ tiền tiêu cho Tổ quốc.
Bắc: !!!
Ở ví dụ trên, tiếng cƣời trong câu chuyện đƣợc bật ra bởi sự hiểu lầm
của bạn nhỏ với bức thƣ mà ngƣời cha gửi khi mà bạn Nam tƣởng nhầm ba
mình đã chuyển sang làm việc tại ngân hàng do 2 nghĩa của từ đồng âm “tiền tiêu”.
- Nghĩa 1 : Nơi canh gác ở phía trƣớc khu vực trú quân, hƣớng về phía đối diện.
19