TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐÌNH
LÀNG HẠ BÌ HẠ VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN
DU LỊCH VĂN HÓA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học
HÀ NỘI, 2015
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐÌNH
LÀNG HẠ BÌ HẠ VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN
DU LỊCH VĂN HÓA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. BÙI MINH ĐỨC
HÀ NỘI, 2015
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành, sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn: TS. Bùi Minh Đức đã tận
tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Em xin cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn khoa Ngữ Văn, các thầy cô giáo
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã trang bị cho em những kiến thức, kinh
nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường, nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện
đề tài này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cũng như sự giúp đỡ tận tình
của các cán bộ xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ đã cung cấp tài liệu,
tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, do trình độ kỹ năng của bản thân còn nhiều hạn
chế cho nên khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong
được sự đóng góp của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng Nhung
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ với việc
phát triển du lịch văn hóa” là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giáo
viên hướng dẫn TS. Bùi Minh Đức. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài
này là trung thực, chưa được ai công bố trên bất cứ công trình nghiên cứu nào trước
đây.
Nếu phát hiện bất kỳ sự gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước
Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng Nhung
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
5. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
8. Đóng góp của khóa luận ................................................................................ 3
9. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 3
NỘI DUNG....................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI DI
TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG HẠ BÌ HẠ (HUYỆN THANH THỦYPHÚ THỌ) ....................................................................................................... 4
1.1. Khái quát về xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, Tỉnh Phú Thọ ................. 4
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm xã hội ...................................................................................... 5
1.2. Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì
Hạ (huyện Thanh Thủy - Phú Thọ) ................................................................... 7
1.2.1. Truyền thuyết thần tích, thần sắc ............................................................ 7
1.2.2. Di tích đình làng Hạ Bì Hạ.................................................................... 19
1.2.3. Hiện vật trong di tích............................................................................. 20
1.2.4. Diễn trình lễ hội .................................................................................... 21
1.3. Giá trị di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ ............................................. 34
1.3.1. Giá trị lịch sử ......................................................................................... 34
1.3.2. Giá trị văn hóa, tư tưởng truyền thống .................................................. 35
1.3.3. Giá trị kiến trúc - nghệ thuật ................................................................. 37
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI
DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG HẠ BÌ HẠ ........................................ 39
2.1. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật ............................................................... 39
2.1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật .......................................................................... 39
2.1.2. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 43
2.2. Về doanh thu ............................................................................................ 43
2.3. Về nguồn nhân lực ................................................................................... 44
2.4. Về khách du lịch....................................................................................... 44
2.5. Về sản phẩm du lịch ................................................................................. 45
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI DI
TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG HẠ BÌ HẠ ............................................. 46
3.1. Giữ gìn, bảo tồn và phát triển các giá trị của tài nguyên du lịch ............. 46
3.2. Quy hoạch đồng bộ khu di tích ................................................................ 48
3.3. Đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng
phục vụ du lịch ................................................................................................ 49
3.4. Nâng cao nghiệp vụ nguồn nhân lực ........................................................ 49
3.5. Xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch ................................................... 50
3.6. Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch ................................................. 51
3.7. Công tác bảo vệ môi trường cảnh quan và đảm bảo trật tự an toàn giao
thông phát triển du lịch bền vững tại di tích ................................................... 51
3.8. Đa dạng hóa các loại hình du lịch ............................................................ 53
KẾT LUẬN .................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Huyện Thanh Thủy là một mảnh đất có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa
cách mạng vô cùng phong phú và đa dạng, là minh chứng hùng hồn về đời sống văn
hóa giàu bản sắc, cũng như truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của
nguười dân địa phương. Trong đó có di tích đình làng Hạ Bì Hạ thuộc xã Xuân Lộc
là một di sản văn hóa có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ và bảo tồn những nét
đẹp truyền thống của dân ta trong việc ghi nhớ công ơn của người anh hùng đã có
công đánh giặc cứu nước. Đồng thời, di tích cũng có ảnh hưởng lớn trong đời sống
tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân trong xã Xuân Lộc nói riêng và huyện Thanh
Thủy nói chung.
Di tích đình làng Hạ Bì Hạ là nơi thờ các vị anh hùng có công chống giặc
cứu nước của dân tộc. Đình Hạ Bì mang trong mình những giá trị lịch sử, văn hóa
tâm linh vô cùng đặc sắc. Nó được hòa với không gian lễ hội độc đáo mang tính
truyền thống và gắn với tín ngưỡng bản địa hết sức tự nhiên, nhuần nhĩ đã tạo nên
sức sống tiềm tàng cho di tích.
Những tiềm năng giá trị ấy là điều kiện tiên quyết cho việc phát triển du lịch,
đặc biệt là du lịch văn hóa.
Song trên thực tế hiện nay việc phát triển du lịch tại di tích và lễ hội đình làng
Hạ Bì Hạ còn rất nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của di tích.
1.2. Là một sinh viên ngành Việt Nam học việc nghiên cứu, đánh giá phát triển
du lịch văn hóa tại di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ một cách cụ thể, có hệ thống sẽ
tích lũy thêm cho mình những kiến thức về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng,… mà di sản
mang lại. Đồng thời vạch ra những giải pháp cụ thể cho việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy
các giá trị di sản nhằm phục vụ việc phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa tại di
tích. Đó là việc làm mang lại tính thực tiễn, phù hợp, cần thiết và có ý nghĩa.
Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ với việc
phát triển du lịch văn hóa” làm khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn giới
thiệu, quảng bá và phát triển các tiềm năng du lịch văn hóa tại di tích đình làng Hạ
Bì Hạ nói riêng và huyện Thanh Thủy nói chung.
1
2. Lịch sử vấn đề
Một số công trình nghiên cứu của các tác giả viết về di tích đình làng Hạ Bì
Hạ như:
Th.S Nguyễn Hoàng Qúy, Thần tích - thần sắc thôn Hạ Bì xã Xuân Lộc,
huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, Viện nghiên cứu Hán Nôm. Cuốn sách dịch từ
chữ Hán các bản sắc phong và thần tích của di tích.
Lưu Thị Phát (2003), Lý lịch di tích đình Hạ Bì Hạ, thôn Hạ Bì, xã Xuân
Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, Sở văn hóa TT - TT Phú Thọ. Cuốn sách
viết dưới dạng khảo tả di tích đình Hạ Bì Hạ, mang tính liệt kê, khái quát chứ chưa
đi vào chiều sâu.
Thực tế cho thấy, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập tới việc
khảo cứu, đi sâu vào truyền thuyết hình thành nên di tích và khảo tả một cách khái
quát di tích,… mà chưa có định hướng nghiên cứu rõ ràng và cụ thể đến việc phát
triển du lịch văn hóa tại di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ, xã Xuân Lộc, huyện
Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ.
Vì vậy, kế thừa và phát huy những thành tựu nghiên cứu cuả các tác giả đi
trước, khóa luận “Di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ với việc phát triển du lịch
văn hóa”, xin giới thiệu cụ thể, toàn diện, hệ thống về di tích cũng như lễ hội đình
làng Hạ Bì Hạ nhằm phát triển du lịch văn hóa cho di sản này.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài góp phần nghiên cứu, điều tra về tiềm năng, đánh giá thực trạng, giá
trị của di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ xã Xuân Lộc, Huyện Thanh Thủy, Tỉnh
Phú Thọ.
Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa tại di
tích và lễ hội trong không gian văn hóa của huyện Thanh Thủy, Phú Thọ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu quá trình hình thành di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ. Khảo sát
cụ thể các giá trị lịch sử, văn hóa lễ hội tại di tích di tích lịch sử đình làng Hạ Bì Hạ.
Đồng thời đánh giá thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại di tích như: cơ sở
vật chất, hạ tầng kỹ thuật, doanh thu, nguồn nhân lực, khách du lịch,…
2
Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp thiết yếu nhằm phát triển du lịch văn
hóa tại di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, khảo sát về tiềm năng, thực trạng du lịch văn hóa tại di
tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
6. Phạm vi nghiên cứu
Du lịch văn hóa tại khu di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện dựa trên một số các phương pháp như:
- Phương pháp truy vấn thông tin qua Internet;
- Phương pháp điền dã, khảo sát, nghiên cứu thực địa;
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn;
- Phương pháp thư viện;
- Phương pháp liên ngành.
8. Đóng góp của khóa luận
Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá về thực trạng của di tích và lễ hội đình làng Hạ
Bì Hạ, đề tài nhằm đưa ra các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa tại di
tích này.
9. Bố cục khóa luận
Khóa luận gồm 3 phần chính: mở đầu, nội dung và kết luận
Phần 1: MỞ ĐẦU
Phần 2: NỘI DUNG
Trong phần nội dung gồm 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại di tích và lễ hội đình làng
Hạ Bì Hạ (huyện Thanh Thủy- Phú Thọ)
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại di tích và lễ hội đình
làng Hạ Bì Hạ (huyện Thanh Thủy - Phú Thọ)
Chương 3: Biện pháp phát triển du lịch văn hóa tại di tích và lễ hội đình làng
Hạ Bì Hạ (huyện Thanh Thủy - Phú Thọ)
Phần 3: KẾT LUẬN
3
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI DI TÍCH VÀ LỄ HỘI
ĐÌNH LÀNG HẠ BÌ HẠ (HUYỆN THANH THỦY- PHÚ THỌ)
1.1. Khái quát về xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, Tỉnh Phú Thọ
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Xuân Lộc nằm ngay bên tả ngạn sông Đà, thuộc vùng hạ huyện Thanh Thủy.
Phía Đông Nam Xuân Lộc giáp xã Tòng Bạt, huyện Bất Bạt, tỉnh Hà Tây cũ
(nay thuộc thành phố Hà Nội);
Phía Đông Bắc giáp xã Hồng Đà;
Phía Bắc giáp xã Thượng Nông, huyện Tam Nông;
Phía Tây Bắc giáp xã Đào Xá; phía Tây Nam giáp xã Thạch Đồng, huyện
Thanh Thủy.
Đình làng Hạ Bì Hạ được xây dựng ngay sát chân đê sông Đà (phía ngoài
đê), thuộc thôn Hạ Bì, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
Đình làng Hạ Bì Hạ, xã Xuân Lộc nằm cách thủ đô Hà Nội 62 km, cách
trung tâm huyện lỵ Thanh Thủy 7 km về phía Tây - Nam, cách cầu Trung Hà 3 km
về phía Đông - Nam. Du khách đến thăm quan đình Hạ Bì Hạ có thể đi bằng các
phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy đều thuận lợi:
* Đường bộ:
Du khách từ Hà Nội lên, qua Sơn Tây đi cầu Trung Hà theo đường quốc lộ
316 (đê sông Đà) đi khoảng 3 km là tới làng Hạ Bì Hạ, xã Xuân Lộc, huyện Thanh
Thủy, tỉnh Phú Thọ. Liền kề phía ngoài đê là cụm di tích đình - đền, nơi hiện đang
phụng thờ vua Hùng Nghị Vương thứ 17 cùng Đức Thánh Tản Viên và thành hoàng
làng Lý Dực Công. Nhìn qua sông Đà về phía Nam, là ngọn núi Ba Vì uy linh soi
bóng; thấp thoáng phía bắc theo đường chim bay chừng ngót hai chục cây số là
trung tâm Nghĩa Lĩnh, cố đô Văn Lang xưa, nơi Vua Hùng lập ra Nhà nước đầu tiên
của cư dân Việt - Mường cổ.
4
Du khách từ Việt Trì lên, qua thị trấn Lâm Thao, qua cầu Phong Châu, tới thị
trấn Hưng Hóa theo chỉ dẫn đi khoảng 7 km tới cầu Trung Hà và đi tiếp khoảng 3
km là tới đình Hạ Bì Hạ.
* Đường thủy:
Du khách đi tàu thủy trên sông Đà tới địa phận thôn Hạ Bì, xã Xuân Lộc lên
bờ đi bộ 100 m tới đình Hạ Bì Hạ.
1.1.1.2. Địa hình
Xuân Lộc là một xã miền núi, vùng chậm lũ của Trung ương thuộc huyện
Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ, nằm gần ven sông Đà, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp
xen kẽ đất ruộng và đất bãi thuận lợi cho phát triển nông nghiệp một cách toàn diện.
1.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu mang những đặc điểm chung của khí hậu toàn huyện, cũng như
những đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa, một năm có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Ngoài những đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc, thì vùng cũng có một số
đặc điểm riêng về khí hậu đó là trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt:
Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 nhiệt độ tương đối cao trung bình
khoảng 260 C. Gió thịnh hành là gió đông nam.
Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào tháng 3 năm sau. Đặc điểm mùa
này là do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên khí hậu ẩm ướt, trời lạnh (nhiệt
độ khoảng 190 C).
1.1.1.4. Thủy văn
Xã Xuân Lộc có nguồn nước phong phú do có sông Đà chảy qua, lượng
nước sông Đà chảy qua hàng năm rất lớn tạo điều kiện thuận lợi cho Xuân Lộc hàng
năm có một lượng phù sa bồi đắp thường xuyên cho đồng ruộng. Đồng thời, đây
cũng là con sông đảm nhận tưới tiêu chủ yếu không chỉ riêng cho xã Xuân Lộc mà
cho tất cả 15 xã của huyện Thanh Thủy.
1.1.2. Đặc điểm xã hội
1.1.2.1. Đặc điểm dân cƣ
Dân số ở Xuân Lộc có 6.479 người (2013). Người dân trong xã chủ yếu sống
bằng ngành sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn có các ngành tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ.
5
1.1.2.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội
Xuân Lộc là một xã được hình thành từ rất lâu, có truyền thống văn hóa lâu
đời, dấu ấn còn để lại qua việc thờ các tướng lĩnh thời Hùng Vương dựng nước. Đặc
biệt Xuân Lộc còn là xã có truyền thống cách mạng, yêu nước, kiên cường bất khuất
chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, bảo vệ xóm làng trong cuộc khởi nghĩa
Nguyễn Thái Học.
Ngược dòng lịch sử tìm hiểu địa danh làng xã qua các thời kỳ lịch sử, Xuân
Lộc thuộc những khu vực hành chính sau:
Thời Hùng Vương, Xuân Lộc thuộc Bộ Văn Lang.
Đời Trần, Xuân Lộc thuộc châu Đà Giang, lộ Tam Giang.
Cuối đời Lê, đầu đời Nguyễn, Xuân Lộc thuộc huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây.
Đến năm 1898, Xuân Lộc thuộc tổng Hạ Bì, huyện Thanh Thủy, tỉnh Hưng Hóa.
Năm 1903 tỉnh lỵ Hưng Hóa chuyển lên Phú Thọ thì Đào Xá thuộc tổng Hạ
Bì, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, thực hiện chủ trương của chính phủ
hợp nhất các làng nhỏ thành xã lớn, xóa bỏ cấp tổng, 5 làng La Hòa, Võng La, Hạ
Bì, Bì Châu và Xuân Dương được hợp nhất thành một xã lấy tên là Xuân Lộc và
mỗi làng cũ thành một thôn. Tên Xuân Lộc có từ đó thuộc huyện Thanh Thủy, tỉnh
Phú Thọ.
Tháng 3 năm 1968, hợp nhất 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh
Phú, thì xã Xuân Lộc thuộc huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
Tháng 7 năm 1977, huyện Tam Nông và Thanh Thủy sát nhập thành huyện
Tam Thanh, tỉnh Vĩnh Phú.
Tháng 1 năm 1997, tỉnh Phú Thọ được tái lập, xã Xuân Lộc thuộc huyện
Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ.
Tháng 9 năm 1999, huyện Tam Thanh được tách làm 2 huyện cũ, xã Xuân
Lộc lúc này thuộc huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
Dù tên gọi địa danh làng xã thay đổi qua các thời kỳ lịch sử, song vị trí tên
gọi cụm di tích đình làng Hạ Bì Hạ vẫn không thay đổi và có địa chỉ: thôn Hạ Bì, xã
Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
6
1.2. Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại di tích và lễ hội đình làng Hạ Bì
Hạ (huyện Thanh Thủy - Phú Thọ)
1.2.1. Truyền thuyết thần tích, thần sắc
Giữa một vùng đồi núi thấp xen kẽ những cánh ruộng trũng canh tác lúa
nước bao đời, ẩn chứa trong từng gò đống, bờ ao, đại thụ cũng như các ngôi đền,
đình cổ kính là một thế giới huyền thoại, trong đó hư ảo truyền về các biểu tượng
chân dung của đức vua Hùng cùng các tướng lĩnh đương thời, những nhân vật được
coi là ân nhân, giúp dân, cứu nước và người dân ngưỡng vọng, tôn vinh qua các đời.
Dấu vết từ quá khứ xa xăm hàng nghìn năm, trong tâm thức các thế hệ con cháu
khắp vùng đất này, luôn được coi là một thứ “lịch sử” đích thực, nơi gửi gắm niềm
tin và ý tưởng tri ân của chính những thế hệ cháu con làng Hạ Bì Hạ nói riêng, cộng
đồng dân chúng đất Trung châu nói chung đối với lớp người có công khai phá, mở
đường cho sự hiện tồn của dân tộc trên tiến trình lịch sử nước Việt.
Đình Hạ Bì hạ thờ vua Hùng Nghị Vương thứ 17 cùng Tản Viên Sơn thánh
và Lý Dực Công, là người dân làng Hạ Bì đã có công giúp nước cứu dân thời vua
Hùng Duệ Vương thứ 18.
Theo “Ngọc Phả Cổ Ghi Chép Sự Tích Vị Đương Cảnh Thành Hoàng Hùng
Đoán Phù Quốc Đại Vương Công Thần” ghi chép lại, trải qua 17 đời vua Hùng
Nghị Vương, đóng đô ở Bạch Hạc Việt Trì, dựng nước gọi là Văn Lang, kinh đô là
thành Phong Châu. Vua Nghị Vương đại lược hùng tài, cái thế thánh minh, đời đời
xứng bậc vua sáng vậy.
Khi đó, đời truyền rằng ở phủ Ái Châu nước ta có ông tên Sùng, họ Lý và vợ
họ Trần, tên Bạch, tổ tiên nối đời làm nghề thuốc, cứu được nhiều người bệnh nặng
nổi tiếng khắp thiên hạ. Các gia đình nghèo, người già yếu đều được ông bà cho
thuốc, không ai bị bệnh mà không được ông đem thuốc đến tận nhà chăm nom chu
đáo. Người bệnh đến bốc thuốc khá đông, nên gia đình cũng có phần sung túc. Tuy
vợ chồng song toàn, nhưng hiềm một nỗi vẫn chưa có điềm sinh con nối dõi. Ông
thường than thân rằng: phúc ấm gia tiên để lại thế ào mà nay tuổi tác đã cao, mà nay
tuổi đã ngoài 50 mà vẫn chưa có con, sau này biết dựa vào đâu mà hương khói. Vì
7
thế nên ông hết lòng làm việc thiện, để ắt có ngày trời cao biết đến. Còn người vợ,
là người giỏi đạo tề gia, tam tòng tứ đức đều đủ cả, năm nay đã hơn 40 tuổi mà vẫn
chưa thấy mộng sinh con trai. Một hôm vợ chồng ông bà rủ nhau đi thăm người gì
ruột ở phủ Lạng Giang đang bị ốm nặng, trên đường đi bỗng thấy một người con gái
nằm chết bên đường, không người chôn cất. Ông bà vô cùng thương xót không nỡ
bỏ đi, tuy trong người chỉ có 7 đồng bạc tiền tiêu đi đường, nhưng đưa cả cho người
dân địa phương nhờ mua hộ cỗ quan tài chôn cất người xấu số thiệt phận. Xong việc,
ông bà lên đường, đi tới chùa Nhị Thanh thì trời bắt đầu tối, ông bà bèn nghỉ lại trong
chùa. Khoảng nửa canh ba, ông bỗng mơ thấy có người mặc áo trắng, đến trước mặt
ông bảo: “Thiên đình sai ta giáng xuống, triệu ông lên sân rồng” [1, tr.21]. Ông bèn
theo sau, người đó dắt ông đi qua rất nhiều lầu rồng gác phượng, điện ngọc cửa
vàng nơi hoàng thành tầng tầng lớp lớp. Vào đến cửa trời, trèo lên chín bậc thì thấy
Ngọc Hoàng đang ngồi chính giữa bệ ngọc, hàng trăm quan văn võ đứng trầu hai
bên. Long ly quy phượng, lừa ngựa kêu vang thềm dưới. Người mặc áo trắng dẫn
ông đến sân ngoài điện, đã nghe bên trong nội điện sai một viên quan áo mũ chỉnh
tề, từ trong bước ra ngồi xuống long sàng, báo với ông rằng: “Nhà khanh phúc dày,
thấu đến Hoàng thiên. Nay thấy hồn quỷ nữ tâu lên nhà người có thiện tâm, cứu
giúp người bị nạn trên đường, chôn cất người quỷ nữ tránh xương giá thân hình; lại
giúp đỡ nhân dân chữa bệnh, không màng đến tiền tài. Mọi việc ấy Hoàng thiên đều
rõ cả, người có tâm tích thiện tất được báo đáp, nên sai một viên nội các Long quan
giáng xuống trần gian làm con” [2, tr.21]. Nói xong, ông hành lễ bái tạ. Bỗng thấy
một người áo mũ chỉnh tề giơ hai tay ra ôm lấy vai ông. Ông cầm tay dắt về. Đang
mơ bỗng ông tỉnh giấc, biết đó là mộng báo bền đem sự việc kể lại cho Thái bà
nghe. Thái bà vui mừng đáp: “Tâm ông tích thiện thấu đến trời xanh, nên trời ban
phúc giáng mộng, tất phải có sự tốt lành. Vả lại đạo trời khó đoán mà mộng mị
thường biến hóa, chẳng dám phỏng đoán nhiều, đành chờ đợi vậy” [3, tr.21]. Nói
xong, hai vợ chồng ông lại tiếp tục đi thăm người dì ốm. Rồi sau đó trở về quê cũ,
từ đó Thái bà quả nhiên có mang. Đến ngày mùng 8 tháng 3 năm Canh Thân sinh hạ
được một người con trai, trong lúc lâm bồn cả gian phòng bỗng nhiên bừng sáng
8
huy hoàng, bốn bề mây trời vờn bay, hương hoa thơm phức, khí lành bay quanh, đất
trời mát mẻ. Đứa trẻ sinh ra có tướng mạo rất là kỳ vĩ, thân thể trắng tựa ngọc, hình
dung cao lớn đường đường, khí độ thần uy lẫm liệt. Sau khi sinh được 100 ngày,
cha mẹ đặt tên là Dực Công, ông bà hết lòng yêu thương chăm sóc rất chu đáo.
Được đầy năm thì ông đã biết nói; lên 5, 6 tuổi đã hiểu rõ đạo lý việc đời, thiên tư
trí tuệ thông minh, con người thanh cao tuấn tú. Năm lên 8 tuổi đã tìm thầy để theo
học, hơn 2 năm mà văn học đã tinh thông, không ai sánh kịp, tài năng xuất thế có một
không hai. Khi lên 10 tuổi, bỗng cha mẹ cùng qua đời một lúc (ngày 15 tháng 2). Ông
bèn làm lễ an táng, cũng bái đủ 49 ngày hết lòng hiếu kính đến nỗi gia tư hết sạch.
Từ đó côi cút đói nghèo không nơi nương tựa nhưng ông vẫn không thay đổi đạo
hiếu. Một hôm ông làm bài thơ rằng:
“Trời đã sinh nhân tất dưỡng nhân,
Hoàng thiên sai giáng, há ưu phiền.
Bốn bề gió thổi, chẳng người vấn,
Đến lúc thành danh hưởng vạn dân” [4, tr.22].
Khi đó trong ấp có nhà lệnh tộc họ Trần, sinh được một người con gái xinh
đẹp vô cùng, tuổi tròn 13. Thấy ông là người hiếu đễ lại có khí khái nên muốn gả
con gái và nuôi nấng ông luôn, nhưng ông không nhận lời. Nhà họ Trần hết sức tức
giận, bèn chửi mắng hết sức ô nhục, khiến ông vô cùng uất hận. Nhưng vì thế cô
sức yếu khó chống lại nên ông bỏ quê ra đi tha hương cầu thực.
Trải qua bao nhiêu ngày gian lao vất vả, ngủ trọ nhờ dân. Một hôm, ông đi
tới chợ ở xã Lăng Sương, huyện Thanh Xuyên, phủ Gia Hưng, chợ đang họp đông,
ông ngồi nghỉ bên cổng chợ, bỗng thấy một bà lão tuổi chừng 70 quần áo tươm tất,
mặt mũi phương phi đức độ. Ông bèn lên tiếng hỏi: “Cụ người ở đâu mà đi chợ
này?” [5, tr.22]. Lão bà đáp: “Già vốn là người Đào Xá đến chơi chợ này; Cháu còn
nhỏ tuổi sao đến chợ này mà hỏi ta như vậy?” [6, tr.22]. Ông đáp: “Cháu vốn mồ
côi, không cha không mẹ, lưu lạc tìm chốn dung thân, mà chưa thấy có nhà nào làm
phúc cả?” [7, tr.23]. Lão bà nghe xong, ngẫm nghĩ đây chẳng phải là con nhà
thường dân, chắc phải có điều gì khuất tất bên trong. Bà bèn bảo: “Lão thấy cháu
9
còn nhỏ, trong lòng rất thương mến. Việc này tất do ý trời sắp đặt, cháu hãy theo về
làm con nuôi ta được không?” [8, tr.23]. Ông liền đi theo bà lão ra về đến nhà thì
trời đã khuya; vào khoảng canh ba, lão bà đang thiu thiu ngủ bỗng mơ thấy có hàng
trăm binh mã tiến đến trước mặt báo rằng: “Hôm nay Vương quan đến trú ở nhà lão,
sao dám thất lễ. Vả lại, nhà lão phúc mỏng không xứng được nuôi dưỡng Vương
quan, chớ có coi thường nhận làm con nuôi được đâu” [9, tr.23]. Lão bà giật mình
tỉnh giấc, biết là mộng báo nên không dám có ý giữ ông lại nuôi dưỡng, bèn xin ông
đi tìm nơi khác để sinh sống. Ông từ biệt lão bà lên đường, làm bài thơ rằng:
“Trời đã sinh ta há hư vô,
Mặt mũi thông minh, đúng nam nhi.
Một năm phiêu bạt nên hiểu rõ,
Lợi thời thì tiến, sau sẽ vinh” [10, tr.23].
Ngâm xong bài thơ, ông thẳng tiến tới trang Hạ Bì, huyện Bất Bạt, Phủ Đà
Giang. Thấy một ngôi quán nhỏ bên sông, ông liền vào đó nghỉ chân, làm bài thơ
rằng:
“Dừng chân quán nhỏ ở bên sông,
Bốn bề quang đãng một trời xanh.
Cung sở nơi đây sẽ của ta,
Chẳng người dám nhận đây dân ta” [11, tr.23]
Đêm đó ông vào nghỉ trong quán, dân phường Thủy Kỳ (tức phường
sông) đang cắm sào bên bến (bến Hạ Bì) phía trước quán. Đêm hôm đó thấy trên
quán văng vẳng có tiếng chuông trống réo rắt; người dân phường Thủy Kỳ thấy
phía sau quán có mây ngũ sắc bay trên địa phận ấp nội (tức trang Hạ Bì). Lại thấy
quân lính ở đâu rầm rập tiến vào cùng 4, 5 trăm người chen nhau chạy đến bên quán,
hô to rằng: “Hôm nay Vương quan đến địa phương này, dân chúng (tức trang Hạ Bì)
đang ở nơi đây sao lại vô lễ, không ra đón chào. Vì thế, quân lính nhập vào dân gian
trách lỗi” [12, tr.23]. Nói xong thì tất cả biến mất. Nhân dân vào trong quán xem xét
chỉ thấy ông đang nằm một mình ở chính giữa quán; nhìn thể diện hình hài kỳ dị khác
hẳn người thường, họ trộm nghĩ chẳng phải là thần đồng giáng thế thì cũng là thiên
10
tướng sinh ra. Dân chúng đến bên ông hỏi han nguyên cớ: “Sĩ tử ở nơi nào đến đây,
tuổi còn thiếu niên, mà thể dạng kỳ khôi như vậy?” [13, tr.23]. Ông ngồi xếp chân
trong quán không buồn đứng dậy, cười lớn mà nói rằng: “Chớ nên nói vậy. Ta là
một nho sinh nghèo, đi qua thấy quán trống thì vào ở nhờ” [14, tr.24]. Nói xong bèn
đọc thơ rằng:
“Trời sinh ta ra cho làm người,
Trên thờ vua hiền, dưới nhờ dân.
Hà tất đến đây mà hỏi vậy,
Dân ấp sau này thần tử ta” [15, tr.24]
Dân chúng nghe xong lời thơ như vậy, rất lấy làm kinh sợ, kéo nhau ra về
đến làng thì mọi người trong làng đều mắc bệnh cả. Các phụ lão trong làng thấy sự
lạ, bèn làm lễ rước ông vào làng sống với dân ấp, mọi bệnh tật tự nhiên biến mất.
Từ đó dân làng vô cùng kính phục ông, tôn ông làm Sư trưởng của làng (tức trang
Hạ Bì). Ông thường dạy bảo dân làng, giáo hóa trẻ con, tỏ rõ tài văn võ song toàn,
dạy dân thuần phong mỹ tục, hiếu đễ trung tín. Tất cả đều nhờ vào công lao dạy dỗ
của ông. Có bài thơ rằng:
“Đường dài ngày trước chỉ một thân,
Ngày nay được hưởng lộc của dân.
Anh hùng suy, thịnh là thường sự,
Sau tất thành danh, hưởng vạn dân” [16, tr.24]
Khi đó, vua Nghị Vương đang mùa đi săn, thuyền rồng ngự đến bến Hạ Bì,
hôm đó (vào ngày mùng 10 tháng 2) nhân dân làm lễ chúc mừng vua thì trời đã tối,
nên cho dừng thuyền nghỉ lại bên sông. Nửa đêm, đang ngự trong thuyền rồng, nhà
vua mơ thấy khoa thi mở tưng bừng, sĩ tử đến thi rất đông, trong đó thấy có một
người tên là Dực Công tuổi mới 22 là thi đỗ Cập Đệ văn võ kiêm toàn, anh hùng đệ
nhất. Nhà vua biết đây chẳng phải người thường, nên có ý gả Đế nữ Đệ thất Tiên
Cung công chúa, cho ông làm Phò mã Đô đốc tướng quân, xưng là người dân gốc Hạ
Bì. Đang mơ màng, bỗng thấy gió thổi mạnh lay động cả thuyền, khiến nhà vua tỉnh
giấc, ngài thầm nghĩ chắc có Thiên sứ báo mộng cho ta. Bèn sai triệu các vị phụ lão
11
trang Hạ Bì đến hỏi: “Dân chúng trong ấp nội, ai tên là Lý Dực Công?” [17, tr.25].
Nhân dân phụ lão tâu: “Đó chính là vị Sư trưởng của dân làng, tên đúng là Dực
Công” [18, tr.25]. Nhà vua truyền gọi đến thi tài. Ông đến bái yết trước thuyền, thấy
ông dung mạo phi thường, hơn hẳn người trần thế, anh tài trí dũng, văn võ kiêm
toàn không người sánh kịp. Ngắm diện mạo y như người trong mộng báo, nhà vua
vô cùng mừng rỡ, ngầm nghĩ ý trời đã định, tất sẽ là vua tôi cha con trong tông tộc,
như cá gặp nước như rồng gặp mây vậy. Ngày hôm sau, nhà vua sai ông theo hầu
trở về kinh đô, triệu gọi Tiên Cung công chúa gả cho ông, ban chức Đô đài đại
tướng quân. Được khoảng 8 năm thì vua Nghị Vương băng hà. Duệ Vương thái tử
lên ngôi trao cho ông chức Giám quốc chính, cho phép trang Hạ Bì làm đất Thang
mộc. Sau đó ông cùng công chúa trở về sửa sang tòa công sở (tức đất Gia Lý), dựng
một tòa ở xứ ấp bến sông (tức nơi quán cũ ông đã trú ngụ trước đây). Xong việc ông
cho mở tiệc lớn ăn mừng (ngày mùng 10 tháng 7) cho mời tất cả phụ lão nhân dân
trong trang đến dự. Ông nói: “Nay cung sở đã xây xong, giao lại cho dân làng trông
nom, để khi ông về chơi làm nơi mở tiệc; sau này sẽ là nơi thờ cúng, tỏ rõ ân tình
Sư đệ, tấm tình hiếu đễ của dân”[19, tr.26]. Ông lại cấp cho một hốt vàng, mua 15
trượng đất bãi để sau này làm ruộng hương hỏa. Phụ lão nhân dân nhất nhất vâng
lệnh. Xong việc, ông cùng công chúa lên xa giá trở về thành đô vào chầu đế diện.
Khi đó, vua Duệ Vương sinh hạ được 20 vị Hoàng tử và 6 nàng công chúa,
nhưng lần lượt đi về cõi tiên, chỉ còn hai công chúa là Đệ nhất Tiên Dung công chúa
gả cho Chử Đồng Tử, quê ở thôn Nội, xã Đa Hòa, huyện Đông An, phủ Khoái
Châu, xứ Sơn Nam Thượng. Đệ nhị Mị Nương công chúa còn đang kén rể cầu hiền.
Lúc đó, Tản Viên Sơn Thánh là người anh hùng nhất trong vạn người, nên được vua
Duệ Vương gả công chúa cho (Ngày xưa, Sơn Thánh là người ở xã Lăng Sương,
huyện Thanh Châu, xứ Hưng Hoá. Cha tên là Nguyễn Cao Hạnh; mẹ là Đinh Thị
Điên. Nguyễn Cao Hạnh tuổi đã ngoài 60, Đinh bà tuổi 51 mà vẫn chưa có điềm sinh
quý tử. Một hôm ra bờ giếng tắm, bỗng thấy rồng vàng trên trời bay xuống uống
nước, rồi thấy có mây ngũ sắc bay quanh thân mình, trở về nhà tự nhiên có mang, 14
tháng sau thì sinh ra Sơn Thánh ngày 15 tháng giêng năm Đinh Tị. Đến năm ông 13
12
tuổi thì người cha đột ngột qua đời, cảnh mẹ góa con côi đói rét, vì thế ông đưa mẹ
lên núi Tản Lĩnh xin làm con nuôi bà ma thị. Hàng ngày đi chặt củi, bán lấy tiền nuôi
mẹ rất là chí hiếu. Sau này, khi đi chặt củi được thần Mộc Tinh, Tử Vi Tinh cho “gậy
thần”, lại mượn cuốn “sách ước” của Long cung, vì thế có được phép tiên, biến hóa
vô cùng, anh tài trí dũng, kỳ mưu dị thuật, vì thế được vua Duệ Vương gả con gái thứ
2 là Mị Nương công chúa. Hai vợ chồng đều tu tiên đắc đạo, hóa sinh bất diệt. Nhà
vua ban sắc phong là Nhạc Phủ kiêm Thượng đẳng thần).
Từ khi chọn được rể hiền, nhà vua có ý nhường ngôi cho con rể, nhưng Tản
Viên Sơn Thánh (tên húy là Tuấn) từ chối không nhận, chỉ nguyện xin phù trợ quốc
chính. Khi đó, Thục An Dương Vương (tức Ai Vương cũng là dòng giống con cháu
vua Hùng) nghe tin cơ đồ họ Hùng nước Nam sắp đến ngày cáo chung, vua Duệ
Vương không con trai nối dõi đang truyền ngôi cho con rể. Bèn thu thập binh lương
hơn 30 vạn quân, tiến đánh nước ta. Chúng chia quân làm 5 đạo thủy lục cùng tiến,
thuyền ngựa song hành. Thư biên ải cáo cấp, nhà vua cho triệu Sơn Thánh hỏi kế
chống giặc. Sơn Thánh tâu: thần nguyện xin lĩnh 10 vạn tinh binh đi chống giặc.
Nhà vua đồng ý, rồi sai Dực Công phõ mã đem 1 vạn quân nghênh chiến với quân
giặc ở phủ Đà Giang. Ông phụng mệnh đem quân thẳng tiến về nơi Cung ấp (tức
trang Hạ Bì). Đánh nhau một trận mà quân giặc đã bị dẹp yên. Nhà vua nghe tin vô
cùng mừng rỡ, xuống chiếu triệu hồi Sơn Thánh, Dực Công và các chư tướng khải
hoàn trở về kinh đô. Nhà vua đại khai yến tiệc, khen thưởng công lao công thần
theo thứ bậc khác nhau. Ban cho Dực Công chức Thái Bảo quốc chính. Từ đó vua
tôi hiệp đức, thiên hạ thái bình. Nhà vua thường tuần du đến đảo Sơn Bồng Lĩnh,
tìm chơi nơi dấu Phật vết Tiên; vui với bàn cờ nơi núi cao trăng sáng, thú vị nơi trúc
lĩnh lung tương; nhàn ngắm cảnh thú nhảy chim bay, non xanh nước biếc. Được 2
năm thì Thục vương lại khởi binh phục thù, tấn công nước ta bằng hàng trăm vạn
tinh binh, với 5 đạo quân thủy bộ rầm rộ thẳng tiến vào biên giới, cờ bay rợp trời,
trống chiêng náo động. Một đạo bộ binh đi từ Tuyên Quang, Hưng Hóa, Mai Châu,
Việt Châu, Mộc Châu, Tiến Châu, Đại Man châu, Luân Châu, Tự Long châu, Bảo
Lạc, Ban Bàn, Thủy Vĩ đến Đà Bắc cùng các đạo thủy quân thuyền chiến nghìn
13
chiếc đi từ cửa biển Thần Phù Hoan Châu, Bố Chính châu, Di châu, Kinh Bắc, Lục
Đầu, Bạch Hạc giang,… Thượng thư cáo cấp ngày 5 lần khiến nhà vua vô cùng lo
lắng, vội vàng cho triệu chư tướng họp bàn kế chống giặc. Sơn Thánh hứa hết sức
phò giá, tự chọn tướng tài, thống lĩnh hơn 30 vạn quân đi đánh trừ giặc Thục, chỉ
không quá một ngày thì bình xong giặc, bắt sống tướng giặc, đem giải về kinh đô.
Nhà vua xống chiếu triệu hồi Sơn Thánh, Dực Công và các chư tướng chống giặc
tháng lợi trở về. Dực Công về qua Miếu sở (ngày mùng 7 tháng 4) đại khai yến tiệc
cùng nhân dân (tức trang Hạ Bì), rồi lại cùng Sơn Thánh hội yến ở Cung trong đền
(ngày mùng 7 tháng giêng) thì được tin Tiên Cung công chúa xa giá đến chúc
mừng. Ông làm bài thơ rằng:
“Hoàng thiên đã định nghĩa phu thê
Thề non hẹn biển một lòng trung với nước” [20, tr.27]
Sau đó, lên xa giá trở về kinh đô. Nhà vua sai mở tiệc lớn, ban cho ông mỹ tự
và sắc chỉ (ngày 20 tháng 9), nhân dân làm lễ chúc mừng. Ông liền cho mộ nghĩa
binh ở nơi sở tại (trang Hạ Bì) làm gia thần thủ túc 48 người (trong đó người trang
Hạ Bì là Nguyễn Dục và Lê Cứ được làm thần tướng chỉ huy) theo ông đi chống
giặc. Ông lại truyền sai gia thần nơi sở tại thiết lập đồn binh ở bên sông (tức bến
sông Hạ Bì nơi ngôi quán ông đã trú ngụ) để đón đánh quân giặc tấn công. Ông
đóng tại đồn khoảng 10 ngày ngăn quân Thục tràn vào đất ta. Một hôm vào khoảng
nửa đêm, quân Thục chuẩn bị bí mật tiếp viện bao vây chặt bốn phía, quân ta không
kịp trở tay, vì thế phải đóng cửa đồn cố thủ 3 ngày, sai thư cáo cấp với nhà vua. Lúc
đó Tiên Cung công chúa (tức con gái vua Nghị Vương, em gái vua Duệ Vương; mẹ
là Cung phi thứ 7 Trần Thị Cực năm 41 tuổi mơ thấy quần tiên trên Nguyệt Điện
bam cho một viên ngọc Lưu ly, thế là có mang, ngày mùng 10 tháng 2 năm Giáp
Ngọ thì sinh ra công chúa, đặt tên là Tiên Cung công chúa. Nàng tính bẩm thanh kỳ,
dung nhan trong sáng, xinh đẹp đến nguyệt thẹn hoa nhường, vẻ chim sa cá lặn, nét
anh tài thục nữ, đức hiếu đễ thuận hòa hơn hẳn người thường) bèn xin với nhà vua:
“Thiếp xin lĩnh một vạn quân binh, tiến đánh giặc Thục giải vây cho chồng (khi đó,
quân Thục lại chia quân làm 5 đạo tiến đánh nước ta. Sơn Thánh chỉ huy một đạo
14
binh, Dực Công chỉ huy một đạo chặn đánh quân địch ở vùng Đà Giang) để đáp lại
nghĩa vợ chồng” [21, tr.28]. Nhà vua đồng ý. Công chúa mặc áo giáp sắt, cải trang
làm nam giới, hai tay cầm hai thanh bảo kiếm, cưỡi ngựa đem quân đến giải vây
cho chồng. Đánh nhau một trận kịch chiến, phá vỡ được vòng vây. Dực Công cưỡi
ngựa chạy về kinh đô xin viện binh; công chúa ở lại bày binh bố trận, chống trả
quân giặc, chém được vô số đầu giặc. Đánh nhau được 5, 6 hiệp quân giặc gần bại
trận thì lại được viện binh kéo đến. Chúng bắt được một tinh binh của công chúa,
trói dưới bờm ngựa. Khi biết đó là một nữ binh, chúng dò hỏi người nam tướng đó
là ai? Tên nữ binh đáp đó chính là Tiên Cung Đế Nữ giả làm nam giới đánh giải vây
cho chồng là Dực Công. Thục tướng nghe xong, bèn dốc toàn bộ binh lính xông lên
bắt sống. Công chúa biết khó chống lại quân giặc, vì sức quân ta đã yếu, nên bà cho
lui quân đến trước Cung sở bên sông, nhưng quân Thục truy đuổi rất gấp, biết là
khó thoát nên công chúa gieo mình xuống sông tự hóa (ngày 12 tháng 9). Bỗng thấy
một con rắn đỏ từ dưới sông bay thẳng lên trời biến mất. Khi ấy, trời đất tối sầm,
sấm chớp nổi lên đùng đùng, mưa to gió lớn khiến quân Thục vô cùng kinh sợ.
Trong nháy mắt, cả dòng sông cuộn sóng ba đào, tung bọt trắng xóa. Nhân dân thấy
vậy, tâu lên nhà vua, lệnh cho nhân dân sở tại lập miếu thờ cúng nơi công chúa đã
hóa (tức bờ sông trang Hạ Bì), cho phép dân trang Hạ Bì được làm dân Hộ nhi thờ
cúng công chúa. Sau này có thơ rằng:
“Tiên Cung nương hỡi, Tiên Cung nương,
Danh thơm truyền mãi dải Đà Giang.
Ngàn năm miếu điện nay còn đó,
Ức niên thờ phụng tại trang Hạ Bì” [22, tr.29]
Sau đó, Dực Công đem quân trở về, đánh một trận lớn chém được hơn 2
nghìn đầu giặc, bắt sống vô số binh mã giải đem về kinh. Nhà vua ban cho ông áo
mũ, sắc chỉ đưa về thờ ở nơi Cung sở (đất Hạ Bì). Nơi công chúa hóa làm chính đền
thờ cúng (hai mùa xuân thu đều sai quan triều về làm tế lễ). Và 19 nơi đền miếu
khác đều về kinh đón sắc chỉ, mỹ tự, áo mũ về thờ vọng. Ngày nhân dân đi đón
rước sắc chỉ, trong 3 ngày trời đất tối tăm u ám, mây bay nước động, khi đón về đến
nơi nhân dân làm lễ tạ thì trời lại trở lại sáng sủa như thường.
15
Phong: Đương cảnh thành hoàng Hùng đoán Hộ quốc Đại vương Nữ Đế Tiên
Cung công chúa (trang Hạ Bì thờ phụng, hai mùa xuân thu quan triều về làm lễ tế).
Trải 349 năm, đất Nam Giao ta thuộc 4 họ Đinh, Lê, Lý, Trần tạo dựng hồng
đồ, (thần) thường cứu nước giúp dân, cho nên được các Đế vương bao phong mỹ tự,
thờ cúng không dứt, cùng hưởng lộc nước. Thật là tốt đẹp lắm thay.
Vào đời vua Đinh Tiên Hoàng, có loạn 12 sứ quân, nhà vua sai quan Thái úy
Nguyễn Đào đem quân đi dẹp loạn, khi đi qua đất hạ bì, thấy điện miếu bên sông
đẹp đẽ huy hoàng, bèn cho quân nghỉ chân vào mật khấn, xin thần phù hộ quộc
chính, dẹp yên giặc loạn sẽ tâu nhà vua bao phong khen thưởng, thờ cúng mãi mãi.
Khấn xong, bỗng thấy cuồng phong thổi mạnh, làm lay động cờ xí trước sân, lại
thấy một con rắn đen dài hơn 10 trượng nằm cuộn tròn chính giữa điện. Quân lính
vô cùng kinh sợ, quỳ xuống làm lễ bái tạ. Rồi tiến binh dẹp loạn thắng trận trở về.
Đinh Tiên Hoàng lên ngôi hoàng đế; từ đó nước nhà thống nhất, bốn biển thanh
bình. Nhà vua mở tiệc mừng công, Nguyễn Thái úy dâng tấu công lao hiển ứng phò
trợ của thần tại đền Hạ Bì. Nhà vua bao phong mỹ tự, cho phép thờ cúng ngàn năm,
cùng non sông hưởng lộc nước. Thật tốt đẹp thay
Phong: Đương cảnh Thành hoàng Hùng đoán Hộ quốc An dân Đại vương Nữ
Đế Tiên Cung công chúa Thánh mẫu (cho phép trang Hạ Bì được thờ cúng thần).
Phong: Đương cảnh Thành hoàng Uy dũng Sùng tín Qúi minh Quảng trí Dực
vận Hùng đoán Phù quốc Hộ dân Đại vương và Nữ Đế Tiên Tiên Cung Hiển ứng
Diệu vận dung quang công chúa.
Trước kia hàng năm lễ hội đình làng Hạ Bì Hạ được tổ chức vào các ngày
như sau:
Ngày mùng 8 tháng 3 âm lịch: ngày sinh Dực Công. Lễ vật gồm có 3 mâm
cỗ đặt lên ban thờ chình để cúng tế. Lễ hội có tổ chức kéo lửa nấu cơm thi, vật tự
do, chọi gà, cờ tướng, tổ tôm điếm…
Ngày 15 tháng 4 âm lịch: ngày mất Dực Công. Lễ vật gồm 3 cỗ chay, 3 mâm
cơm, gà, xôi, rượu cúng lễ. Tổ chưc rước bát nhang từ miếu Thánh Mẫu về đình làm lễ.
Ngày mùng 7 tháng giêng lễ chính tại đình, tổ chức rước 2 vị đại vương là
Dực Công và Tiên Cung công chúa về đình tế lễ. Lễ hội xưa kia có mổ trâu đến để
tế cùng rượu ngon và ca hát 3 ngày.
16
Ngày mùng 10 tháng 2 âm lịch: ngày sinh của Tiên Cung công chúa.
Ngày 12 tháng 9 âm lịch: ngày mất của Tiên Cung công chúa.
Các ngày khánh hạ đều làm 3 mâm cỗ gồm: thịt gà, xôi, cơm, rượu cúng tế.
Đình Hạ Bì có 4 đạo sắc phong thời Nguyễn và cuốn ngọc phả viết ngày
mùng 8 tháng 3 niên hiệu Hồng Phúc nguyên niên (1572). Do Hàn lâm viện Đông
các Đại học sĩ thần Nguyễn Bính Phụng soạn.
* Sắc phong 1: Sắc Tự Đức lục niên chính nguyệt thập nhất nhật (ngày 11 tháng
giêng niên hiệu Tự Đức thứ 6 năm 1853)
Phiên âm:
Sắc: “Tản Viên sơn Tam vị Thượng đẳng thần, nguyên tặng: Long huân Phổ
trạch Hoằng hy linh Hiển sảng Tuấn tĩnh Thượng đẳng thần” [23, tr.2]. Hộ quốc tí
dân, nẫm trứ linh ứng. Tứ kim phi ưng cảnh mệnh, diến niệm thần hưu. Khả gia
tặng: Long huân Phổ trạch Hoằng hy Hoa linh Hiển sảng Tuấn tĩnh Thượng đẳng
thần. Nãi chuẩn hứa Bất Bạt huyện, Hạ Bì Trang y cựu phụng sự. Thần kỳ tương
hữu, bảo ngã lê dân. Khâm tại
Dịch nghĩa:
Sắc ban cho Tam vị Thượng đẳng thần núi Tản Viên. Nguyên tặng là: “Long
huân Phổ trạch Hoằng hy Hoa linh Hiển sảng Tuấn tĩnh Thượng đẳng thần”. Thần
đã giúp nước cứu dân, tỏ rõ linh ứng. Nay trẫm kế thừa nghiệp lớn, tưởng nhớ đến
công lao của thần, nên gia tặng là: “Long huân Phổ trạch Hoằng hy Hoa linh Hiển
sảng Tuấn tĩnh Thượng đẳng thần”. Cho phép nhân dân trang Hạ Bì, huyện Bất Bạt
được phụng thờ thần như cũ. Thần hãy giúp đỡ, che chở cho dân ta.
Hãy kính nhận lấy.
* Sắc phong 2: Sắc Tự Đức tam thập tam niên, thập nhất nguyệt, nhị thập tứ nhật.
(Ngày 24 tháng 11 năm 1880), niên hiệu Tự Đức thứ 33.
Phiên âm: Sắc chỉ Sơn Tây tỉnh, Bất Bạt huyện, Hạ Bì trang tòng tiền phụng
sự: “Long huân Phổ trạch Hoằng hy Hoa linh Hiển sảng Tuấn tĩnh Tản Viên Sơn
tam vị thượng đẳng thần” [24, tr.3]. Tiết kinh ban cấp sắc phong, chuẩn kì phụng
sự. Tự Đức tam thập nhất niên chính trị trẫm ngũ tuần đại khánh tiết, kinh ban bảo
17
chiếu đàm ân, lễ long đăng trật. Đặc chuẩn hứa y cựu phụng sự, dụng chí quốc
khánh, nhi thân tự điển. Khâm tại.
Dịch nghĩa: Sắc chỉ cho trang Hạ Bì, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây từ trước đã
phụng thờ: “Long huân Phổ trạch Hoằng hy Hoa linh Hiển sảng Tuấn tĩnh Tam vị
Thượng đẳng thần núi Tản Viên”. Từng được ban cấp sắc phong, cho phép thờ
cúng. Năm Tự Đức thứ 31 (1878) đúng dịp đại lễ trẫm tròn 50 tuổi, nên ban chiếu
báu, tỏ rõ ân sâu, theo lễ nâng bậc. Đặc biệt cho phép được thờ phụng thần như cũ,
ghi vào từ điển, để ghi nhớ ngày quốc khánh.
Hãy kính nhận lấy.
* Sắc phong 3: Sắc Đồng Khánh nhị niên thất nguyệt sơ nhất nhật (ngày mùng 1
tháng 7 năm 1887), niên hiệu Đồng Khánh thứ 2.
Phiên âm: Sắc “Long huân Phổ trạch Hoằng hy Hoa linh Hiển sảng Tuấn
tĩnh Tản Viên sơn tam vị Thượng đẳng thần” [25, tr.4]. Hướng lai hộ quốc tý dân,
nẫm trí linh ứng, mông ban cấp tặng sắc lưu tự. Tí kim phi ưng cảnh mệnh, diến
niệm thần hưu. Khả gia tặng: Dực bảo trung hưng Thượng đẳng thần. Nãi chuẩn
hứa Sơn Tây tỉnh, Bất Bạt huyện, Hạ Bì xã y cựu phụng sự. Thần kỳ tương hựu, bảo
ngã lê dân. Khâm tại.
Dịch nghĩa: Sắc phong cho: “Long huân Phổ trạch Hoằng hy Hoa linh Hiển
sảng Tuấn tĩnh Tản Viên sơn Tam vị Thượng đẳng thần”. Từ trước đã giúp nước
cứu dân, tỏ rõ linh ứng, đã được ban sắc để thờ cúng. Nay trẫm nối theo nghiệp lớn,
nhớ đến công lao của thần, nên gia tặng thêm là: “Dực Bảo Trung Hưng Thượng
đẳng thần”. Cho phép xã Hạ Bì, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây được thờ phụng thần
như cũ. Thần hãy che chở, giúp đỡ cho dân ta.
Hãy kính nhận lấy.
* Sắc phong 4: Sắc Duy Tân tam niên bát nguyệt thập nhất nhật (ngày 11 tháng 8
niên hiệu Duy Tân thứ 3 năm 1909).
Phiên âm: Sắc chỉ Phú Thọ tỉnh Thanh Thủy huyện Hạ Bì xã tòng tiền phụng
sự: “Long huân Phổ trạch Hoằng hy Hoa linh Hiển sảng Tuấn tĩnh Dực bảo trung
hưng Tản Viên sơn Tam vị Thượng đẳng thần” [26, tr.5]. Tiết kinh ban cấp sắc
18
phong, chuẩn kỳ phụng sự. Duy Tân nguyên niên phổ quang đại lễ, kính ban bảo
chiếu đàm ân, lễ long đăng trật. Đặc chuẩn hứa y cựu phụng sự, dụng chí quốc
khánh nhi thân tự điển. Khâm tại.
Dịch nghĩa: Sắc chỉ cho dân xã Hạ Bì, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ từ
trước đã phụng thờ Vị: “Long huân Phổ trạch Hoằng hy Hoa linh Hiển sảng Tuấn
tĩnh Dực Bảo Trung hưng Tản Viên sơn Tam vị Thượng đẳng thần”. Từng được ban
cấp tặng sắc, cho phép thờ cúng. Năm Duy Tân thứ 1 (1907) trẫm lên ngôi Hoàng
đế, nên ban chiếu báu, tỏ rõ ân sâu, theo lễ nâng bậc. Đặc biệt cho phép được thờ
cúng như cũ, ghi vào tự điển, để ghi nhớ ngày quốc khánh.
Hãy kính nhận lấy.
Từ đó trở đi, người dân xã Xuân Lộc năm nào cũng mở hội vào ngày sinh
của Lý Dực Công, để tưởng nhớ tới công ơn của vị Thánh làng mình, cùng nhau
nhớ về người anh hùng đã có công giúp dân đánh giặc ngoại xâm, cứu nước.
1.2.2. Di tích đình làng Hạ Bì Hạ
Đình làng Hạ Bì Hạ được khôi phục lại năm 2001 trên nền móng cũ của ngôi
đền thờ Lý Dực Công nằm ngay sát đê sông Đà (nay là đường tỉnh lộ 316). Ngôi
đình được làm quay hướng Tây - Bắc, có kiến trúc kiểu chữ đinh (J), gồm đại bái 3
gian 2 dĩ và một hậu cung. Kiễn trúc đình Hạ Bì hiện nay tuy không đồ sộ, bề thế
như ngôi đình cổ trước kia. Song với kiểu dáng kiến trúc nhà 4 mái lợp ngói âm có
4 đầu đao cong đã làm tăng thêm vẻ đẹp uy nghiêm cho ngôi đình. Cùng với kiến
trúc là nghệ thuật trang trí làm đẹp cho ngôi đình đã được người thợ ngày nay quan
tâm chú ý từ những đầu bẩy, bức cốn nách đến các con chồng, đầu dư, cốn mê đều
được đục chạm những hình rồng, vân mây hoa lá cách điệu và được sơn ta đánh
bóng khiến cho ngôi đình đẹp lộng lẫy.
Về lịch sử xây dựng đình Hạ Bì Hạ: có thể nói rằng đình Hạ Bì được xây
dựng từ rất sớm cùng với sự hình thành làng Hạ Bì. Trải qua những năm tháng
chiến tranh. Do thiên nhiên, lũ lụt tàn phá nên hầu hết các di sản văn hóa của làng
Hạ Bì đã bị hư hỏng cách đây hàng chục năm.
Với đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn”, “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, vào năm
2001 được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ cho phép nhân dân thôn
19