Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức dưới hình thức hụi của hộ gia đình tại thị xã huyện bình minh tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐOÀN THỊ MỶ NI

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG PHI
CHÍNH THỨC DƯỚI HÌNH THỨC HỤI CỦA
HỘ GIA ĐÌNH TẠI THỊ XÃ HUYỆN BÌNH MINH
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài Chính Ngân Hàng
Mã số ngành: 52340201

Tháng 12 Năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐOÀN THỊ MỶ NI
MSSV: 4104700

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG PHI
CHÍNH THỨC DƯỚI HÌNH THỨC HỤI CỦA
HỘ GIA ĐÌNH TẠI THỊ XÃ HUYỆN BÌNH MINH
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
THÁI VĂN ĐẠI

Tháng 12 Năm 2013


LỜI CẢM TẠ

Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ, thầy cô đã
trang bị cho e nhiều kĩ năng và kiến thức. Trong đó, Ban Giám hiệu trường,
Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế - QTKD đã tạo điều kiện cho e được học tập,
nghiên cứu và phát huy khả năng của mình. Hơn bao giờ hết, trong thời gian
làm luận văn, quá trình thu thập, xử lý số liệu và quá trình phân tích đã được
sự hướng dẫn tận tình của thầy Thái Văn Đại.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Quý thầy cô khoa Kinh tế QTKD đặc biệt là thầy Thái Văn Đại đã trực tiếp hướng dẫn cả về hình thức
lẫn nội dung nghiên cứu. Mặc dù trong thời gian làm bài gặp nhiều khó khăn
về thu thập số liệu và phân tích nhưng thầy đã tạo nhiều điều kiện cho e hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, e xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè cũng lớp đã hỗ trợ em
trong quá trình thu thập số liệu để hoàn thành nghiên cứu. Mặc dù đã có nhiều
cố gắng nhưng không thể tranh khỏi những sai sót và hạn chế. Mong thầy cô
góp ý để luận văn của em được hooàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 6 tháng 12 năm 2013.
Người thực hiện

Đoàn Thị Mỷ Ni

i



LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 6 tháng 12 năm 2013
Người thực hiện

Đoàn Thị Mỷ Ni

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: THÁI VĂN ĐẠI
Bộ môn: Tài chính-Ngân hàng

Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh

Tên sinh viên: ĐOÀN THỊ MỶ NI
Mã số sinh viên: 4104700

Chuyên ngành: Tài chính -Ngân hàng

Đề tài: “Phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức dưới hình thức hụi
của hộ gia đình ở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long”.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1/ Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo

…………………………………………………………………………………
2/ Về hình thức
…………………………………………………………………………………
3/ Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
…………………………………………………………………………………
4/ Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
…………………………………………………………………………………
5/Nội dung và kết quả đạt được
…………………………………………………………………………………
6/ Các nhận xét khác
…………………………………………………………………………………
7/ Kết luận
…………………………………………………………………………………
Cần thơ, ngày…tháng…năm 2013
Giáo viên hướng dẫn

TS. Thái Văn Đại

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………
Cần thơ, ngày…tháng……năm 2013
Giáo viên phản biện

iv


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................. 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài ................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3.1 Không gian ............................................................................................. 2
1.3.2 Thời gian ................................................................................................ 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2
1.4 Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 2
1.5 Lược khảo tài liệu ...................................................................................... 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
........................................................................................................................ 5
2.1 Phương pháp luận ...................................................................................... 5
2.1.1 Hộ gia đình và vai trò của hộ gia đình trong nền kinh tế ......................... 5
2.1.2 Những vấn đề cơ bản về tín dụng và tín dụng phi chính thức .................. 6
2.1.3 Hụi và vai trò của hụi đối với hộ gia đình ............................................... 8
2.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 12
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 12
2.2.2 Phương pháp phân tích ......................................................................... 12
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ BÌNH MINH TỈNH
VĨNH LONG ................................................................................................ 17
3.1 Tổng quan về thị xã Bình Minh ............................................................... 17
3.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên ................................................................. 17
3.1.2 Dân số và lao động ............................................................................... 18
3.1.3 Tình hình kinh tế thị xã Bình Minh ....................................................... 20
3.1.4 Văn hóa xã hội...................................................................................... 24
3.2 Hệ thống tín dụng ở thị xã Bình Minh ..................................................... 27
3.2.1 Tín dụng chính thức.............................................................................. 28
3.2.2 Tín dụng bán chính thức ....................................................................... 29
3.2.3 Tín dụng phi chính thức ........................................................................ 30
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC
DƯỚI HÌNH THỨC HỤI CỦA NÔNG HỘ Ở THỊ XÃ BÌNH MINH .......... 31
4.1 Phân tích thực trạng tham gia chơi hụi của hộ gia đình ở Bình Minh ....... 31
4.1.1 Thông tin chung về mẫu quan sát.......................................................... 31
v


4.1.2 Tình hình sử dụng tín dụng phi chính thức của nông hộ ở thị xã Bình
Minh tỉnh Vĩnh Long..................................................................................... 35
4.1.3 Phân tích thực trạng tham gia chơi hụi của nông hộ ở thị xã Bình Minh ...

...................................................................................................................... 38
4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hụi của nông hộ .
...................................................................................................................... 43
CHƯƠNG 5: BIỆN PHÁP HẠN CHẾ MẶT TIÊU CỰC CỦA HỤI CŨNG
NHƯ THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC ................................. 46
5.1 Những yếu tố tích cực và tiêu cực của hụi ở thị xã Bình Minh ................. 46
5.1.1 Những yếu tố tích cực của thị trường tín dụng phi chính thức dưới dạng
hụi ................................................................................................................. 46
5.1.2 Những yếu tố tiêu cực của thị trường tín dụng phi chính thức dưới hình
thức hụi ......................................................................................................... 47
5.2 Biện pháp nhằm hạn chế mặt tiêu cực của hụi cũng như thị trường tín dụng
phi chính thức................................................................................................ 47
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 50
6.1 Kết luận ................................................................................................... 50
6.2 Kiến nghị................................................................................................. 51
6.2.1 Đối với Nhà nước ................................................................................. 51
6.2.2 Đối với các ngân hàng thương mại ....................................................... 51
6.2.3 Đối với hộ gia đình ............................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 53
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................. 55
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................. 56

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diễn giải các biến kì vọng ............................................................ 13
Bảng 3.1: Bảng điều chỉnh một số địa giới hành chính của thị xã Bình Minh 17
Bảng 3.1.2: Một số chỉ tiêu phát triển lao động xã hội 2012 .......................... 19

Bảng 3.1.3: Thể hiện các chỉ tiêu đánh giá của cây lúa và cây màu năm 2012
so với kế hoạch và cùng kỳ............................................................................ 19
Bảng 3.1.4: Thể hiện tỷ lệ hoàn thành cấp bậc của học sinh ở thị xã Bình
Minh ............................................................................................................. 24
Bảng 4.1: Cơ cấu mẫu quan sát thống kê theo địa bàn ................................... 30
Bảng 4.2: Thông tin về giới tính của chủ hộ .................................................. 30
Bảng 4.3: Thông tin về độ tuổi của chủ hộ .................................................... 31
Bảng 4.4: Thông tin về trình độ học vấn của hộ ............................................. 31
Bảng 4.5: Thông tin chung về hộ tham gia ổ chức đoàn thể chính quyền và tổ
hùn vốn vay vốn ở địa phương ...................................................................... 32
Bảng 4.6: Thông tin về nghề nghiệp chính của hộ ......................................... 32
Bảng 4.7: Thông tin về nguồn nhân lực ......................................................... 33
Bảng 4.8: Thông tin về thu nhập và tài sản của hộ ......................................... 33
Bảng 4.9: Hộ tham gia chơi hụi ..................................................................... 34
Bảng 4.10: Lý do không chơi hụi .................................................................. 35
Bảng 4.11: Các khoản vay của hộ gia đình .................................................... 35
Bảng 4.12: Lý do không vay từ nguồn tín dụng chính thức............................ 37
Bảng 4.13: Mục đích tham gai hụi của hộ ...................................................... 38
Bảng 4.14: Mục đích sử dụng vốn huy động từ hụi........................................ 38
Bảng 4.15: Số dây hụi, số chân hụi và giá trị dây hụi..................................... 39
Bảng 4.16: Hình thức dây hụi chia theo thời gian .......................................... 40
Bảng 4.17: Huê hồng cho chủ hụi .................................................................. 40
Bảng 4.18: Lý do chơi hụi ............................................................................. 41
Bảng 4.19: Kết quả phân tích mô hình probit về các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định chơi hụi của hộ............................................................................. 42

vii


DANH SÁCH HÌNH

Trang
Hình 1: Biểu hiện dân số phân theo thành thị và nông thôn ........................... 18
Hình 2: Biểu hiện dân số phân theo nam nữ................................................... 18
Hình 3: Các khoản vay của hộ gia đình ......................................................... 36
Hình 4: Nguồn vay từ tín dụng chính thức và bán chính thức ........................ 36

viii


DANH MỤC VIẾT TẮT

TP
HTX
UBND
THPT
THCS
QTDND

:
:
:
:
:
:

Thành phố
Hợp tác xã
Uỷ ban nhân dân
Trung học phổ thông
Trung học cơ sở

Quỹ tín dụng nhân dân

ix


TÓM TẮT
Hụi là hình thức tín dụng phổ biến và gần gũi với hộ gia đình ở Việt
Nam nói chung và các hộ gia đình ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Tác
giả lựa chọn đề tài với mục tiêu phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức
dưới hình thức hụi của hộ gia đình. Xem xét, phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng tiếp cận hụi của hộ gia đình như thế nào, đồng thời tìm ra mặt
tích cực và biện pháp hạn chế mặt tích cực của hụi đối với đời sống của hộ gia
đình.
Đề tài phỏng vấn trực tiếp 100 hộ gia đình ở thị trấn Cái Vồn, xã Mỹ
Hòa, xã Đông Thuận và Xã Thuận An của thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Nghiêm cứu dùng thống kê mô tả để tìm hiểu thực trạng chơi hụi của hộ gia
đình và sử dụng mô hình probit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng chơi hụi của hộ. Ngoài ra, tác giả còn thu thập số liệu thứ cấp từ niên
giám thống kê tỉnh Vĩnh Long, báo cáo kinh tế - xã hội của thị xã Bình Minh
và các bài viết trên báo điện tử.
Qua quá trình xử lý số liệu và phân tích, ta có 61% hộ gia đình trên 100
hộ có tham gia chơi hụi, trong đó 50,8% hộ chơi hụi với mục đích tiết kiệm,
còn lại 49,2% hộ chơi hụi với mục đích vay vốn. Đồng thời, đề tài đã xác định
được những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận hụi của hộ gia đình: tuổi,
trình độ học vấn, thu nhập, số nhân khẩu, nhu cầu vay vốn từ hụi. Qua đó có
thể kết luận rằng, tín dụng phi chính thức dưới hình thức hụi đơn giản, dễ
chơi, giúp nhiều hộ gia đình vượt qua khó khăn cũng như có nhiều đồng lợi
nhuận. Tuy nhiên, hụi vẫn còn là tín dụng có lãi suất cao, và gây ra cảnh nợ
nần nếu như hộ gia đình chơi hụi và sử dụng nguồn vốn từ hụi sai mục đích.
Qua đó tác giả mong muốn, hụi được người dân tham gia với sự hỗ trợ của

pháp luật, người chơi có trình độ hiểu biết và nắm bắt thông tin cao. Ngoài ra
về chính quyền địa phương nên có sự kết hợp có hiệu quả giữa thị trường tín
dụng chính và phi chính thức.

x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Với những biến động vừa qua, nền kinh tế nước ta vẫn đang ở trạng thái
tăng trưởng chậm. Thị trường tín dụng hiện tại vẫn tồn tại song song những tổ
chức tín dụng chính thức và những khu vực tín dụng phi chính thức. Trong đó,
tín dụng chính thức thời điểm này đóng băng, trong khi nhu cầu về vốn của xã
hội, kể cả đủ chuẩn và không chuẩn để vay ngân hàng là rất lớn. Nổi bật ở
nông thôn, nhiều người cần huy động vốn nhanh để đầu tư kinh doanh, trong
khi việc vay vốn ở các ngân hàng và tổ chức tín dụng còn một số hạn chế như
thủ tục phiền hà, cần thế chấp hoặc cần cầm cố tài sản. Một số khác còn có
đồng vốn nhàn rỗi, nhưng không có nhu cầu kinh doanh, không muốn gửi
ngân hàng nhưng vẫn muốn sinh đồng lãi, khi cần lại có thể rút vốn nhanh chứ
không ràng buộc như hợp đồng vay tài sản. Trên cơ sở đó, tạo đòn bẩy cho tín
dụng phi chính thức ngày càng phát triển.
Hụi là một hình thức hoạt động theo tập quán được hình thành từ rất lâu
đời trong đời sống nhân dân ở khắp tất cả vùng miền, với thủ tục đơn giản
nhanh chóng nên có thể cung cấp nguồn vốn cho bà con mọi lúc mọi nơi.
Ngày nay, hụi không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam và phổ biến không
chỉ ở nông thôn. Dân cư ở thành thị phần lớn tiếp cận hụi bằng đồng tiền nhàn
rỗi của họ với mong muốn sinh lời đồng tiền tiết kiệm. Đối với Đồng bằng
sông Cửu Long nói chung và thị xã Bình Minh nói riêng, dân cư nông thôn
chiếm phần lớn diện tích (155,725 m2/người). Trong số đó, tín dụng chính

thức không đáp ứng được nhu cầu vốn của họ nên hoạt động chơi hụi trong
các hộ dân vẫn tồn tại một cách khách quan. Nhờ có hụi mà nguồn vốn của
người dân trôi chảy, góp phần không nhỏ vào phát triển sản xuất, kinh doanh,
ổn định đời sống. Thấy rằng, chơi hụi là một tập quán có mục địch tốt đẹp thể
hiện tính đoàn kết, tương thân, tương ái trong nhân dân, tuy nhiên theo đà phát
triển của xã hội thì tập quán này bị diến dạng theo chiều hướng xấu. Một số
người lợi dụng hụi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây nguy cơ cho hệ thống tài
chính và tạo ra những bất ổn về trật tự an toàn xã hội. Bởi lẽ, pháp luật can
thiệp vào hoạt động phi chính thức khá trễ, đến ngày 1/1/2006, điều 497 của
bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực thi hành thì hoạt động chơi hụi mới được
pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Mặt khác, một phần lớn người dân chơi hụi
không hiểu rõ luật nên thường xảy ra những vấn đề ngoài ý muốn. Vì thế mà
cần có những biện pháp cụ thể ngăn chặn những mặt xấu của hoạt động chơi
hụi hiện nay. Đồng thời, để tín dụng phi chính thức dưới hình thức hụi được
phát triển theo chiều hướng tích cực. Theo đó, trước hết chúng ta cần tìm hiểu
1


một cách khách quan về thực trạng chơi hụi của hộ gia đình thông qua đề tài
nghiên cứu: “Phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức dưới hình thức
hụi của hộ gia đình tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức dưới hình thức hụi của hộ
gia đình ở thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long, từ đó đề xuất một số biện pháp
nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của tín dụng phi chính
thức dưới hình thức hụi.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức dưới dạng hụi
của hộ gia đình ở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

- Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của
hộ gia đình đối với hoạt động chơi hụi ở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
- Mục tiêu 3: Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy mặt tích cực và
hạn chế mặt tiêu cực của tín dụng phi chính thức dưới hình thức hụi ở thị xã
Bình Minh tỉnh Vĩnh Long.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài nghiên cứu trên phạm vi thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
1.3.2 Thời gian
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua cuộc khảo sát vào tháng 10 năm
2013 tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Số liệu thứ cấp được thu thập trên sách, báo và những trang báo điện tử
chuyên ngành liên quan trong khoảng thời gian 2010 đến 2012.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng về hoạt động tín
dụng phi chính thức dưới hình thức hụi của hộ gia đình ở thị xã Bình Minh,
tỉnh Vĩnh Long. Do đó đối tượng nghiên cứu là những hộ gia đình ở thị xã
Bình Minh thỏ a mãn yêu cầu của đề tài.
1.4 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Đề tài được thực hiện nghiên cứu có cấu trúc cụ thể gồm 6 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu

2


Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Tổng quan về hệ thống tài chính nông thôn thị xã Bình Minh,
tỉnh Vĩnh Long
Chương 4: Phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức dưới hình thức
hụi của nông hộ ở thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long

Chương 5: Giải pháp nhằm hạn chế những mặt tiêu cực và phát huy mặt
tích cực của tín dụng phi chính thức dưới hình thức hụi ở thị xã Bình Minh,
tỉnh Vĩnh Long
Chương 6: Kết luận và kiến nghị.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trương Đông Lộc (2010) nghiên cứu: “Thực trạng tham gia hụi và các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hụi của nông hộ trên địa bàn Hậu
Giang”. Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để khảo sát tình hình
tham gia hụi của nông hộ, kết quả cho thấy rằng mục đích tham gia hụi của
nông hộ để huy động vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và buôn bán nhỏ.
Ngoài ra, bằng việc sử dụng mô hình probit, nghiên cứu đã xác định được một
số nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hụi của nông hộ tỉnh Hậu
Giang là: vị trí xã hội của thành viên trong gia đình, hộ có sổ hộ nghèo, giới
tính, tuổi và thu nhập của hộ.
Phan Đình Khôi (2012) nghiên cứu: “Tín dụng chính thức và không
chính thức ở Đồng bằng sông Cửu Long: hiệu ứng tương tác và khả năng tiếp
cận”. Nghiên cứu này đã xác định được một số nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định vay vốn của các hộ Đồng bằng sông Cửu Long thông qua lĩnh vực tín
dụng chính thức và không chính thức, đặc điểm cá nhân, tuổi tác, làm việc
hành chính địa phương, thành viên của tổ vay vốn,….
Nguyễn Ngọc Lam (2007) phân tích: “Tình hình tiếp cận tín dụng của
nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ ở cả hai nguồn chính
thức và phi chính thức. Tác giả đã xây dựng mô hình Probit và Tobit để xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ tại địa
bàn nghiên cứu. Mô hình của đề tài nghiên cứu này đã phân tích các biến đưa
vào mô hình thông qua việc phân tích hai giai đoạn cả định tính và định lượng.
Đề tài làm sáng tỏ một số vấn đề về tín dụng còn vướng mắc ở cả hai thị
trường chính thức và phi chính thức.
Dựa vào các nghiên cứu trên tác giả sử dụng mô hình probit phân tích

thực trạng tham gia hụi của hộ gia đình tại thị xã Bình Minh và các nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận hụi như tuổi của chủ hộ, giới tính, số nhân
3


khẩu, tham gia tổ hùn vốn vay vốn ở địa phương, vị trí xã hội,vay chính thức
và bán chính thức, trình độ học vấn, nghề nghiệp chính, nhu cầu vay vốn từ
hụi, thu nhập. Trong các nghiên cứu mà tác giả đã lược khảo có sử dụng một
số biến mà tác giả không chọn như sổ hộ nghèo, dân tộc, tình trạng hôn nhân.
Ngoài ra do địa bàn nghiên cứu khác nhau nên đối tượng nghiên cứu cũng
khác nhau. Mỗi địa bàn có đặc điểm tín dụng và nhu cầu tín dụng riêng, như
vậy trong nghiên cứu này tác giả kiểm định xem với địa bàn, đối tượng, thời
gian khác với những nghiên cứu trên thì kết quả thực trạng chơi hụi của hộ gia
đình có giống nhau hay không và những nhân tố ảnh hưởng mà tác giả đưa
vào mô hình ở thời điểm hiện tại có ý nghĩa như thế nào đến khả năng tiếp cận
tín dụng phi chính thức dưới hình thức hụi tại thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh
Long.

4


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Hộ gia đình và vai trò của hộ gia đình trong nền kinh tế
2.1.1.1 Khái niệm về hộ:
- Hộ: là tập hợp những người có quan hệ vợ chồng, họ hàng huyết thống,
cùng nơi ở và một số sinh hoạt cần thiết khác như: ăn, uống, ngủ, nghỉ ngơi,…
Tuy nhiên, cũng có thể có một vài trường hợp một số thành viên của hộ không
có họ hàng huyết thống, nhưng trường hợp này rất ít xảy ra

- Kinh tế hộ gia đình: là một đơn vị sản xuất cơ sở, cần thiết cho quyền
chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vĩ mô, nhằm huy động mọi nguồn lực tiến
hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.1.1.2 Vai trò của hộ gia đình trong nền kinh tế
a. Bản chất của kinh tế hộ gia đình
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 của Việt Nam xác định
kinh tế hộ gia đình là một đơn vị sản xuất cơ sở, cần thiết cho quyền chuyển
dịch cơ cấu nền kinh tế vĩ mô, nhằm huy động mọi nguồn lực tiến hành sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Kinh tế gia đình là một hình thức sản xuất có sớm, xuất hiện từ khi gia
đình được hình thành. Ngày nay hình thức sản xuất này đang chịu nhiều tác
động và cũng đang tự chuyển mình để trở thành một thành phần kinh tế của xã
hội phát triển - xã hội công nghiệp và xã hội hậu công nghiệp. Vì lẽ đó, cần
tìm hiểu quyền tồn tại để nhận diện vị trí và vai trò của nó trong nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mặc dù không phải là một thành phần kinh tế nhưng kinh tế hộ gia đình
là một loại hình để phân biệt với các hình thức tổ chức kinh tế khác. Một trong
các thành viên của kinh tế hộ gia đình đồng thời là chủ hộ. Trong hoạt động
kinh tế, gia đình có thể tiến hành tất cả các khâu của quá trình sản xuất và tái
sản xuất. Chủ hộ điều hành toàn bộ mọi quá trình sản xuất kinh doanh và chịu
trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của mình. Ở nước ta, kinh tế hộ gia đình
phát triển chủ yếu ở nông thôn, thường gọi là kinh tế hộ gia đình nông dân, ở
thành thị thì gọi là các hộ tiểu thủ công nghiệp. Hiện nay, tại một số địa
phương đã hình thành các trang trại gia đình có quy mô sản xuất và kinh

5


doanh tương đối lớn. Xu hướng này đang có chiều hướng phát triển và mở

rộng ra trên phạm vi toàn quốc.
b. Vai trò của kinh tế hộ gia đình
Kinh tế hộ gia đình là một loại hình kinh tế tương đối phổ biến và được
phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc
phát triển kinh tế, nhất là trong nông nghiệp. Ở Việt Nam, kinh tế hộ gia đình
lại càng có ý nghĩa to lớn, bởi vì nước ta bước vào nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường trên nền tảng gần 80% dân số
đang sinh sống ở nông thôn và điểm xuất phát để tạo cơ sở vật chất tiến hành
công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại đi từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất
nông nghiệp, quản lý theo kế hoạch hóa tập trung, bao cấp.
2.1.2 Những vấn đề cơ bản về tín dụng và tín dụng phi chính thức
2.1.2.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng xuất phát từ chữ Latin là Creditium có nghĩa là tin tưởng tín
nhiệm. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng có nghĩa là sự vay mượn.
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới
hình thức hiện vạt hay tiền tệ, từ người sở hữu sang người sử dụng sau đó trả
lại với một lượng lớn hơn. Trong thực tế hoạt động tín dụng rất phong phú và
đa dạng nhưng dưới bất kì hình thức nào tín dụng cũng thể hiện ba mặt cơ bản:
- Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang
người khác
- Sự chuyển giao mang tính chất tạm thời
- Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm
theo một lượng giá trị tăng thêm gọi là lợi tức.
2.1.2.2 Tín dụng phi chính thức
a. Khái niệm tín dụng phi chính thức
Thuật ngữ tín dụng phi chính thức thường được dùng để chỉ những mối
quan hệ tín dụng ngầm hoặc nửa công khai, ở đó có một hoặc một số hoặc tất
cả các yếu tố vượt ngoài khuôn khổ của thể chế pháp lý hiện hành (mà yếu tố
cơ bản nhất là lãi suất). Tín dụng phi chính thức bao gồm những giao dịch tài
chính theo kiểu tài chính trực tiếp giữa các chủ thể kinh tế nông thôn với nhau

và những giao dịch tài chính gián tiếp không thông qua những tổ chức tín
dụng hoạt động trong khuôn khổ Luật tổ chức tín dụng. Những quan hệ này
phát sinh trên cơ sở những quan hệ tình cảm (họ hàng, bạn bè,...) hoặc nhiều
quan hệ đa dạng khác.

6


Khu vực tài chính phi chính thức chiếm một mảng lớn trong tín dụng
nông thôn ở Việt Nam, cung cấp đến gần 50% lượng vốn cho vay đối với các
hộ gia đình ở nông thôn. Tín dụng phi chính thức ở khu vực nông thôn chủ
yếu xuất phát từ những nguồn như sau: vay muợn gia đình, bà con, bạn bè,
láng giềng, tới những người cho vay lấy lãi, chủ cửa hàng bán vật tư nông
nghiệp, thương lái hoặc người tham gia hụi.
b. Đặc điểm tín dụng phi chính thức
Mảng tín dụng phi chính thức này có hai đặc điểm chính:
- Thứ nhất, tất cả những nguồn vốn bị hạn chế, không đủ đáp ứng nhu
cầu đầu tư sản xuất và tiêu dung của người dân
- Thứ hai, lãi suất của khu vực tín dụng phi chính thức thường cao hơn
nhiều so với lãi suất của hệ thống tài chính chính thức, những vẫn được nhiều
hộ chấp nhận . Điều đó chứng tỏ rằng đối với các hộ gia đình và những hoạt
động kinh doanh ở nông thôn, việc vay vốn từ thị trường tín dụng phi chính
thức dễ dàng và kịp thời.
c. Thị trường của tín dụng phi chính thức
Thị trường tín dụng phi chính thức có vẻ không hoạt động theo kiểu như
một thị trường cạnh tranh đáng ra nên có. Lãi suất tín dụng (thực) có khi vượt
quá 75%. Mức lãi suất cao thường được coi là do quyền lực độc quyền của
chủ nợ. Vì vậy, có những chính sách của Nhà nước để can thiệp vào thị trường
này như tạo lập những ngân hàng chuyên dụng, cung cấp tín dụng rẻ nhằm lái
những người cho vay nặng lãi ra khỏi thị trường; nhưng chính sách đó thường

thất bại. Thêm vào đó, tỉ lệ không trả nợ cao làm cho các tổ chức tín dụng
chính thức không có được khả năng đứng vững về tài chính: những khoản trợ
cấp lớn từ ngân sách cho các tổ chức tín dụng chuyên dụng này đã không
thành công mấy trong việc “với tới” những nông dân không có thế chấp hoặc
có thu nhập thấp.
Sự thất bại của chính sách can thiệp tài chính này khiến cho nhiều người
tin rằng lãi suất cao không phải do độc quyền, mà do mức độ rủi ro quá lớn
trên thị trường phi chính thức. Nói một cách khác, thị trường tín dụng phi
chính thức là thị trường gần như cạnh tranh hoàn hảo, ở đó cung và cầu vốn
vay được cân bằng tại mức lãi suất cao, phản ánh rủi ro vỡ nợ cao và chi phí
thông tin cao.
Mảng tín dụng phi chính thức này có hai đặc điểm chính:
- Thứ nhất, tất cả các nguồn vốn đều huy động ngay tại địa phương. Do
vậy, về lâu dài, khả năng tích lũy vốn bị hạn chế, không đủ đáp ứng nhu cầu
đầu tiêu dùng của người dân.
7


- Thứ hai, lãi suất của khu vực phi chính thường cao hơn mức lạm phát,
và có lãi suất thực dương. Lãi suất của thị trường này cũng cao hơn nhiều so
với lãi suất của hệ thống tài chính chính thức, nhưng vẫn được khách hàng
chấp thuận. Điều đó chứng tỏ rằng đối với các nông dân và những người hoạt
động kinh doanh ở nông thôn, việc vay vốn dễ dàng và kịp thời cũng như chất
lượng của dịch vụ có ý nghĩa quan trọng hơn so với mức lãi vay.
Chúng ta được biết tín dụng phi chính thức có nhiều hình thái khác nhau
nhưng vì giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ đi vào nghiên cứu về hình thái
hụi.
2.1.3 Hụi và vai trò của hụi đối với hộ gia đình
2.1.3.1 Khái niệm hụi
Theo Điều 497, Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Họ, hụi, biêu, phường

(sau đây gọi chung là họ) là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán
trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng nhau định ra
số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền,
nghĩa vụ của các thành viên”.
Định nghĩa hụi, họ, biêu, phường (gọi chung là “hụi”) nêu trên của Bộ
Luật dân sự 2005 khá đầy đủ và ngắn gọn. Qua định nghĩa đó ta thấy, trên cơ
sở tự nguyện, một nhóm người tập hợp lại nhau lại, thường thì số người này
phân công một thành viên trong nhóm làm “chủ hụi”, trong dân gian thường
gọi là “cái”, những người còn lại là các thành viên trong dây hụi, gọi là “con”.
Cũng có trường hợp một người đứng ra làm chủ hụi và kêu gọi những người
khác tham gia dây hụi của mình. Các thành viên sẽ góp tiền theo từng phần hụi
thông qua chủ hụi. Một thành viên sẽ nhận được toàn bộ các phần đóng góp
này gọi là lĩnh hụi hay hốt hụi. Tới kỳ tiếp theo sẽ đến lượt thành viên khác
lĩnh hụi tạo thành một vòng luân phiên theo chu kỳ nhất định. Tùy theo loại
hụi mà việc xác định thành viên lĩnh hụi thông qua hình thức bốc thăm hay
thỏa thuận (đối với hụi không có lãi) hoặc thông thường hình thức bỏ lãi, ai bỏ
lãi cao sẽ lĩnh hụi trước (đối với hụi có lãi). Một người có thể làm chủ nhiều
dây hụi hoặc tham gia nhiều phần hụi (chân hụi) trong một dây hụi. Cũng có
thể nhiều người chung nhau tham gia một phần hụi mà các hụi viên nhất trí.
Hụi có nhiều loại khác nhau tùy theo sự thỏa thuận giữa chủ hụi và các
thành viên như hụi ngày, hụi tuần, hụi nửa tháng, hụi tháng, hụi 3 tháng, 6
tháng, hụi năm,… Tùy theo loại hụi mà có chu kỳ đóng hụi và khui hụi khác
nhau, chẳng hạn như hụi ngày đóng và khui hụi một lần, hụi tháng thì mỗi
tháng đóng và khui hụi một lần… Đối với hụi mùa vụ thì khi đến mùa thu
hoạch các thành viên sẽ thống nhất đóng và khui hụi vào một ngày nhất định
8


nào đó, một năm thường có 2 lần đóng và khui hụi nhưng tùy thuộc vào vụ thu
hoạch mà khoảng cách mỗi lần đóng và khui hụi là 3 tháng hoặc 6 tháng chứ

không có một ngày tháng nhất định nào cả.
2.1.3.2 Một số thuật ngữ thường gặp khi chơi hụi
Chủ hụi: Theo quy định tại Điều 5, Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định
về hụi, họ, biêu, phường thì: “Chủ hụi là tổ chức, quản lý hụi, thu các phần hụi
và các phần hụi đó cho thành viên được lĩnh hụi trong mỗi kỳ mở hụi cho tới
khi kết thúc hụi, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Chủ hụi phải là người có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ”. Tùy theo loại hụi mà có các loại chủ hụi: chủ
hụi đồng thời là thành viên trong dây hụi (hụi không có lãi và hụi có lãi đầu
thảo) và chủ hụi không là thành viên trong dây hụi (chủ hụi hưởng hoa hồng).
Thành viên: Thành viên là người tham gia hụi, góp phần hụi và được lĩnh
hụi. Thành viên có thể góp một hoặc nhiều phần hụi trong một hụi. Trường
hợp chủ hụi không phải là thành viên của dây hụi ta có thể phân biệt được do
thành viên có nghĩa vụ góp hụi và có quyền lĩnh hụi. Nếu chủ hụi cũng có
quyền và nghĩa vụ đó thì chủ hụi cũng đồng thời là thành viên của dây hụi.
Phần hụi: Phần hụi là một số tiền hoặc tài sản khác đã được xác định
theo thỏa thuận mà thành viên phải đóng góp trong mỗi kỳ mở hụi. Phần hụi
phải là tài sản có thể giao dịch được.
Dây hụi: Gọi chung cho tất cả các phần hụi của các thành viên tham gia
chơi hụi một kỳ khui hụi, hay còn có thể hiểu là giá trị của dây hụi trong một
kỳ.
Kỳ mở hụi: Là thời điểm được xác định theo thỏa thuận của các thành
viên tham gia hụi mà tại thời điểm đó thành viên được lĩnh hụi. Kỳ mở hụi
được xác định bằng khoảng thời gian giữa người lĩnh hụi kỳ trước và người
lĩnh hụi ngay kỳ sau đó, có thể một tuần, nữa tháng, một tháng, theo mùa hoặc
một năm.
Hụi sống: là phần hụi mà thành viên nộp hàng tháng nhưng chưa được
lĩnh hụi. Nếu hụi có lãi thì thành viên chưa lĩnh hụi chỉ phải góp phần hụi sau
khi đã trừ đi tiền lãi do thành viên được lĩnh hụi trả cho các thành viên.
Hụi chết: là phần hụi mà thành viên đã hốt hụi, họ không có quyền hốt
tiếp trong những kỳ mở hụi sau đó nhưng vẫn có nghĩa vụ phải đóng phần hụi

cho đến hết chu kỳ, nếu là hụi có lãi thì phần hụi chết phải đóng không được
trừ phần lãi của các thành viên hốt hụi kỳ đó, vì người đã hốt không được
hưởng lãi. Như vậy hụi chết luôn bằng phần hụi đã ấn định lúc đầu.

9


Theo Nghị định 144/2006 NĐ-CP phân loại hụi thành 2 hình thức: hụi
không có lãi và hụi có lãi.
a. Hụi không có lãi
Hụi không có lãi là hụi mà theo sự thỏa thuận giữa những người tham gia
chơi hụi, thành viên được lĩnh hụi nhận các phần hụi khi đến kỳ mở hụi và
không phải trả lãi cho các thành viên khác. Thành viên đã lĩnh hụi sẽ có nghĩa
vụ tiếp tục góp hụi để các thành viên khác được lĩnh cho đến khi thành viên
cuối cùng lĩnh hụi.
Thứ tự lĩnh hụi trong hình thức không có lãi được xác định bằng hình
thức bốc thăm, hoặc có sự thỏa thuận khác của những người tham gia.
b. Hụi có lãi
Hụi có lãi là hụi mà theo sự thõa thuận giữa những người tham gia hụi,
thành viên được lĩnh hụi nhận các phần hụi khi đến kỳ mở hụi và phải trả lãi
cho các thành viên khác. Người đã lĩnh hụi có nghĩa vụ tiếp tục góp các phần
hụi để các thành viên khác được lĩnh cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh
hụi.
Thành viên lĩnh hụi trong từng kỳ mở hụi là người trả lãi cao nhất. Trong
một kỳ mở hụi mà có nhiều thành viên cũng trả một mức lãi và mức lãi đó là
mức lãi cao nhất thì những người này bóc thăm để xác định thành viên được
lĩnh hụi. Thành viên đã lĩnh hụi thì không được tham gia trả lãi vào các kỳ mở
hụi tiếp theo (trừ trường hợp người này có nhiều phần hụi trong một dây hụi).
Đối với thành viên có nhiều phần hụi trong một dây thì họ có quyền trả lãi cho
đến khi số lần lĩnh hụi tương ứng với số phần hụi mà thành viên đó tham gia

trong dây hụi. Hụi có lãi được chia làm 2 loại: hụi đầu thảo và hụi hưởng hoa
hồng.
 Hụi đầu thảo
Hụi đầu thảo là hụi mà theo sự thỏa thuận giữa những người tham gia
chơi hụi, chủ hụi được lĩnh toàn bộ các phần hụi trong một kỳ mở hụi đầu tiên
và không phải trả lãi cho các thành viên khác. Trong các kỳ mở hụi tiếp theo,
thành viên trả lãi cao nhất được lĩnh hụi và phải trả cho các thành viên khác.
 Hụi hưởng hoa hồng
Hụi hưởng hoa hồng là hụi mà theo sự thỏa thuận giữa những người
tham gia chơi hụi, chủ hụi có trách nhiệm thu phần hụi của các thành viên góp
hụi để giao cho thành viên được lĩnh hụi. Thành viên được lĩnh hụi phải trả lãi

10


cho các thành viên khác và phải trả một khoản hoa hồng cho chủ hụi. Mức hoa
hồng do những người tham gia hụi thỏa thuận.
2.1.3.2 Vai trò của hụi đối với hộ gia đình
Đối với các hộ gia đình ở nông thôn, vốn tự có của họ chủ yếu là sức lao
động và các tài sản giản đơn trong gia đình, còn vốn tự có bằng tiền trợ cấp,
thậm chí nhiều nơi không có. Mặt khác, tình hình kinh tế gia đình khó khăn,
họ không thể xoay sở đồng vốn bằng cách vay các tín dụng chính thức. Khi
đó, hụi là hình thức họ có thể tiếp cận và sử dụng. Có thể thấy, hụi vừa cung
cấp cho người dân trong một phương thức tiết kiệm dễ dàng, để hình thành
nguồn vốn đầu tư lớn hơn, sớm hơn so với tự để dành tiền vừa là một kênh
huy động vốn khá nhanh chóng. Vì vậy mà người dân có thể tham gia hụi để
có được nguồn vốn kịp thời để tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh vừa có
thể tiết kiệm dùng cho những mục đích khác nhau.
2.1.3.3 Những điều cần lưu ý khi chơi hụi
Để hạn chế những nguy cơ, tránh những thiệt hại như giật hụi, bể hụi, lừa

đảo.... đáng tiếc xảy ra từ hoạt động chơi hụi, để hoạt động về hụi đúng với
bản chất tương trợ tốt đẹp của nó, người chơi hụi cần lưu ý:
- Thứ nhất: Cần phải chọn lựa những người chủ hụi có độ tin cậy cao.
Ngoài ra cũng cần phải chọn lựa những người cùng tham gia chơi hụi với
mình phải có khả năng tham gia lâu dài và đóng hụi đầy đủ. Tránh trường hợp
vừa hốt hụi xong thì bỏ trốn không tiếp tục đóng hụi nữa gây thiệt hại và ảnh
hưởng đến các thành viên chơi hụi khác.
- Thứ hai: Tất cả các lần góp hụi hoặc thông tin của những thành viên
tham gia chơi hụi cũng như những thỏa thuận giữa các thành viên với chủ hụi
và những thỏa thuận giữa các thành viên với nhau cũng cần phải được lưu giữ
cẩn thận tốt nhất nên lập văn bản, để sử dụng khi có tranh chấp xảy ra, bởi vì
những văn bản thỏa thuận này và các văn bản xác nhận số tiền góp hụi là
những chứng cứ hết sức quan trọng khi giải quyết tranh chấp thông qua Tòa
án.
Thực tế, người dân vẫn thường trọng chữ “tín” và rất tin cậy nhau vì hầu
như những người chơi hụi đều có sự quen biết, qua lại nên ít khi các chủ hụi
lập sổ hụi. Bởi vậy, khi bể hụi hay vỡ hụi, họ thường xảy ra cãi lộn, thậm chí
thưa kiện, cấn nợ qua lại nhau rất phức tạp nhưng đều không có gì làm bằng
chứng và rất khó có thể đòi lại quyền lợi. Vì vậy, Nghị định 144 đã cho rằng
chủ hụi phải lập sổ hụi là bước tiến rất quan trọng, khi tham gia chơi hụi thì
chúng ta nên tuân thủ đúng những quy định của pháp luật. Sổ hụi có thể bao

11


gồm các nội dung sau: Tên, địa chỉ của chủ hụi và các thành viên trong hụi;
Phần hụi, kỳ mở, thể thức góp và lĩnh hụi; Số tiền, tài sản khác đã góp hoặc đã
lĩnh hụi; Việc chuyển giao phần; Việc ra khỏi và chấm dứt hụi; Chữ ký hoặc
điểm chỉ của các thành viên khi góp và lĩnh hụi; Các nội dung khác liên quan
đến hoạt động của hụi. Sổ hụi sẽ là bằng chứng để tòa án có cơ sở pháp lý giải

quyết khi có tranh chấp, hoặc vỡ hụi.
- Thứ ba: Khi xảy ra tranh chấp về hụi thì các bên có thể thương lượng,
hòa giải với nhau. Nếu không hòa giải, thương lượng với nhau được thì có thể
khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để đòi lại quyền lợi của mình.
Tóm lại, hoạt động chơi hụi không hề vi phạm pháp luật trừ khi lợi dụng hình
thức chơi hụi để cho vay nặng lãi.Và những người chơi hụi cần cân nhắc, cẩn
thận và thực hiện tốt những khuyến cáo đã nêu trên để tránh những hậu quả
đáng tiếc xảy ra.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ Cục thống kê tỉnh Vĩnh Long, Ủy ban
nhân dân tỉnh Vĩnh Long qua Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 2012, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.
Ngoài ra, số liệu thứ cấp còn được thu thập trên các bài báo và tạp chí chuyên
ngành tín dụng và nông nghiệp, cùng một số trang báo điện tử chuyên ngành
khác.
- Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách
nông dân trên thị xã Bình Minh bằng phương
thuận tiện trên địa bàn nghiên cứu ở thị trấn Cái
Bình Minh. Cuộc điều tra được thực hiện trong
thu thập cho thời gian 2011 và 2012.

phỏng vấn trực tiếp 100 hộ
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
Vồn và một số xã của thị xã
tháng 10 năm 2013. Số liệu

2.2.2 Phương pháp phân tích
- Để khái quát về tình hình tham gia chơi hụi của các hộ gia đình trên địa
bàn thị xã Bình Minh tác giả dùng phương pháp thống kê mô tả thông qua số

liệu sơ cấp thu thập được.
- Sử dụng mô hình Probit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định có tham gia hay không tham gia hụi của hộ gia đình ở thị xã Bình Minh.
Mô hình probit ước lượng xác suất xảy ra của biến phụ thuộc như là một hàm
số của các biến độc lập. Đây là mô hình hồi quy tuyến tính có điều kiện. Mô
hình có dạng như sau:
=∝ +

+

+… +
12



+


Trong đó:
- Y là biến phụ thuộc có giá trị là 0 hoặc 1:
+ Nếu Y = 0: hộ gia đình không chơi hụi
+ Nếu Y = 1: hộ gia đình có chơi hụi
- Xi là các biến độc lập hay các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng chơi hụi của hộ. Các yếu tố đó là vị trí xã hội của hộ, giới tính, tuổi, vay
chính thức và bán chính thức, thành viên tổ hùn vốn ở địa phương, nhu cầu
vay vốn, thu nhập của hộ.
Dấu kỳ vọng của các biến giải thích Xi trong mô hình probit về ảnh
hưởng các nhân tố quyết định tham gia chơi hụi được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Diễn giải các biến kì vọng
Biến

Vị trí xã hội (X1)
Giới tính (X2)
Tuổi (X3)
Vay chính thức bán
chính thức (X4)
Thành viên tổ hùn
vốn, vay vốn (X5)
Nhu cầu vay vốn
(X6)
Thu nhập (X7)
Trình độ học vấn
(X8)
Nghề nghiệp chính
của hộ (X9)
Số nhân khẩu (X10)

Diễn giải
Biến giả, là 1 nếu trong gia đình có người làm việc
cho các tổ chức đoàn thể, chính quyền ngược lại là 0
Biến giả là 1 nếu chủ hộ là nam, là 0 nếu chủ hộ là
nữ
Tính từ năm sinh của chủ hộ đến thời điểm phỏng
vấn (tuổi)
Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ có tham gia vay vốn
từ nguồn tín dụng chính thức, bán chính thức, nhận
giá trị 0 nếu ngược lại
Biến giả, là 1 nếu hộ có thành viên tham gia tổ hùn
vốn, vốn vay và nhận giá trị là 0 nếu hộ không thuộc
tổ hùn vốn, vay vốn địa phương
Biến giả, là 1 nếu hộ có nhu cầu vay vốn từ hụi, là 0

nếu ngược lại
Đo lường thu nhập của hộ
Cấp học của chủ hộ

Kỳ vọng
+
-

-

+

+
-

Biến giả, nhận giá trị 1 nếu nguồn thu nhập chính của
hộ là từ sản xuất nông nghiệp, nhận giá trị 0 nếu
ngược lại
Số thành viên trong gia đình

+

Diễn giải các biến được sử dụng trong mô hình Probit:
 Vị trí xã hội: đây là biến giả, nhận giá trị là 1 nếu trong gia đình có
người làm việc cho các tổ chức đoàn thể, chính quyền và ngược lại nhận giá trị
13


×