Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với nông hộ ở huyện phong điền thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.19 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

NGUYỄN VÕ HÀ THU

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HẠN CHẾ TÍN DỤNG CHÍNH THỨC ĐỐI VỚI
NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

Tháng 8 -2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

NGUYỄN VÕ HÀ THU
MSSV: 4104636

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HẠN CHẾ TÍN DỤNG CHÍNH THỨC ĐỐI VỚI
NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng


Mã số ngành: 52340201

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS.TS LÊ KHƯƠNG NINH

Tháng 8 -2013


LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp ”Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với nông hộ ở huyện Phong
Điền, thành phố Cần Thơ” tôi xin trân trọng cảm ơn đến tất cả Thầy Cô khoa
Kinh tế - Quản trị kinh doanh - những người đã trang bị cho tôi những kiến
thức quý báu, làm nền tảng để thực hiện luận văn này. Đặc biệt, xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Lê Khương Ninh, người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ và cho tôi những lời góp ý quý báu để tôi có thể hoàn thành tốt luận
văn tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cám ơn các cô, chú trong địa bàn huyện Phong Điền
đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập số liệu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi, ủng hộ động viên tinh thần trong suốt quá trình học tập và trong thời
gian thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, em xin kính chúc các Thầy, Cô dồi dào sức khoẻ và luôn
thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày 30 tháng 11 năm 2013.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Võ Hà Thu


i


TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 30 tháng 11 năm 2013.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Võ Hà Thu

ii


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi về không gian...................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi về thời gian ......................................................................... 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 4

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 4
2.1.1 Khái quát về nông hộ ......................................................................... 4
2.1.2 Khái quát về tín dụng......................................................................... 5
2.1.3 Lược khảo tài liệu .............................................................................. 6
2.1.4 Cơ sở lý thuyết về hạn chế tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến hạn
chế tín dụng................................................................................................... 7
2.1.5 Mô hình nghiên cứu......................................................................... 11
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 12
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ................................................ 12
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu........................................................... 12
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ......................................................... 13
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC
TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THÔNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở
HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ................................ 14
3.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN ............................................ 14
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 14
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội................................................................. 16
3.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở HUYỆN PHONG
ĐIỀN. ......................................................................................................... 21
3.2.1Tổng quan về các tổ chức tín dụng chính thức ở huyện Phong Điền.. 21
3.2.2 Tổng quan về các tổ chức tín dụng bán chính thức và phi chính thức ở
huyện Phong Điền...........................................................................................21

iii


CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠN CHẾ TÍN DỤNG
CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ HUYỆN PHONG ĐIỀN..................... 23
4.1 NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ .................................. 23

4.1.1 Giới tính và dân tộc của chủ hộ........................................................ 23
4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ............................................................ 23
4.1.3 Địa vị xã hội của chủ hộ .................................................................. 24
4.1.4 Tình hình đất nông nghiệp ............................................................... 24
4.1.5 Giá trị tài sản lâu bền của nông hộ ................................................... 25
4.1.6 Thu nhập của nông hộ...................................................................... 26
4.1.7 Một số thông tin khác về nông hộ trong mẫu khảo sát...................... 27
4.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ ......... 29
4.2.1 Những loại thông tin mà nông hộ được hỗ trợ trong sản xuất........... 29
4.2.2 Ảnh hưởng của các thông tin được hỗ trợ đến kết quả sản xuất........ 30
4.2.3 Những rủi ro mà nông hộ thường gặp trong sản xuất ....................... 30
4.3 THỰC TRẠNG VAY VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ
HUYỆN PHONG ĐIỀN.............................................................................. 31
4.3.1 Thực trạng vay vốn của nông hộ sản xuất ....................................... 31
4.3.2 Thực trạng vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức của nông hộ
sản xuất ....................................................................................................... 34
4.3.3 Nguồn thông tin tín dụng của nông hộ huyện Phong Điền............... 37
4.4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY ...................................................... 41
4.4.1 Kết quả ước lượng các nhân tố hạn chế tín dụng chính thức............ 41
4.4.2 Phân tích kết quả giữa kiểm định thực tế với kỳ vọng về dấu các biến
trong mô hình .............................................................................................. 43
4.5 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠN CHẾ TÍN DỤNG
CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ................................................................................................... 44
4.5.1 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có ý nghĩa trong mô hình........... 44
4.5.2 Các biến không có ý nghĩa trong mô hình ....................................... 45
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG HẠN CHẾ TÍN
DỤNG VÀ TĂNG CƯỜNG VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CHO
NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ..........46
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................... ..46

5.2 GIẢI PHÁP ........................................................................................... 47
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................ 51
iv


6.1 KẾT LUẬN........................................................................................... 51
6.2 KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 54
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................ 55
PHỤ LỤC 2.....................................................................................................57

v


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tổng hợp các biến độc lập, ý nghĩa và kỳ vọng về dấu của các hệ số
tương quan trong mô hình ........................................................................... 12
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phong Điền năm 2011 ............. 15
Bảng 3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp lĩnh vực trồng trọt của huyện Phong Điền
giai đoạn 2009-2011 .................................................................................................... 17
Bảng 4.1 Giới tính và dân tộc của chủ hộ .................................................... 23
Bảng 4.2 Trình độ học vấn chủ hộ ............................................................... 23
Bảng 4.3 Thống kê địa vị xã hội của chủ hộ ................................................ 24
Bảng 4.4 Giá trị đất nông nghiệp của nông hộ năm 2011-2012.................... 25
Bảng 4.5 Giá trị tài sản lâu bền của nông hộ................................................ 25
Bảng 4.6 Thu nhập bình quân đầu người của nông hộ ................................. 26
Bảng 4.7 Tình hình chi tiêu thu nhập của nông hộ ....................................... 27
Bảng 4.8 Một số thông tin cơ bản khác về nông hộ ..................................... 28
Bảng 4.9 Những loại thông tin mà nông hộ được hỗ trợ trong sản xuất........ 29

Bảng 4.10 Ảnh hưởng của những thông tin được hỗ trợ đến kết quả sản xuất30
Bảng 4.11 Thống kê những rủi ro mà nông hộ thường gặp trong sản xuất ... 31
Bảng 4.12 Thực trạng vay vốn của nông hộ ở huyện Phong Điền ................ 32
Bảng 4.13 Thị phần vay vốn của nông hộ huyện Phong Điền ...................... 32
Bảng 4.14 Số lần vay vốn trung bình đến cuối năm 2012 ............................ 33
Bảng 4.15 Thực trạng vay vốn chính thức của nông hộ ............................... 34
Bảng 4.16 Số lần sai hẹn trả nợ tín dụng chính thức của nông hộ ................ 34
Bảng 4.17 Số tiền vay từ các tổ chức tín dụng chính thức............................ 35
Bảng 4.18 Mục đích vay vốn từ tổ chức tín dụng chính thức năm 2012 ....... 36
Bảng 4.19 Nguyên nhân nông hộ muốn vay nhưng không được vay tín dụng
chính thức ................................................................................................... 36
Bảng 4.20 Những nguồn thông tin vay vốn mà nông hộ được cung cấp....... 37
Bảng 4.21 Nguồn vốn vay ưu tiên của nông hộ ........................................... 38
Bảng 4.22 Lý do ưu tiên chọn nguồn vay tín dụng chính thức ..................... 39
Bảng 4.23 Lý do ưu tiên chọn nguồn vay phi chính thức ............................. 41
Bảng 4.24 Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
mức độ hạn chế tín dụng đối với nông hộ .................................................... 42
Bảng 4.25 So sánh dấu của các biến trong mô hình hồi quy......................... 43
vi


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Bản đồ hành chính Huyện Phong Điền-Thành phố Cần Thơ ......... 14
Hình 3.2 Hệ thống các tổ chức tín dụng đang hoạt động ở nông thôn huyện
Phong Điền ................................................................................................. 22

vii



CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phát
triển thành một nền kinh tế thị trường hiện đại, tập trung vào lĩnh vực công
nghiệp - thị trường, hệ thống kết cấu hạ tầng và các ngành dịch vụ nhưng
nông nghiệp vẫn luôn được xác định là giữ vai trò quan trọng đến nền kinh tế
đất nước, đảm bảo an ninh cho nhu cầu lương thực quốc gia và đời sống của
khoảng 70% dân số là nông dân trong nước. Nhà nước ta luôn rất quan tâm
những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là đời sống
của người nông dân. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế đến nay, Nhà
nước đã ban hành nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn
mới nhằm giảm khoảng cách khác biệt giữa nông thôn và thành thị. Nhiều
chính sách khuyến khích sản xuất được áp dụng trong nông thôn, những ưu
đãi về thuế nông nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chính
sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân như Nghị
định số 14/1993/NĐ-CP ngày 2/3/1993 về cho vay đến hộ nông dân để phát
triển sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp và kinh tế nông thôn và Nghị định số
41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn, ... Nhờ đó, hoạt động nông nghiệp - nông thôn gần
đây đã có những bước phát triển đáng kể. Tính đến 31/12/2011, dư nợ cho
vay nông nghiệp, nông thôn ước đạt 477,492 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng tới
25,26% so với năm trước, chiếm 20% tỷ trọng so với cho vay nền kinh tế(1).
Mặc dù, tỷ lệ dư nợ cho vay nông nghiệp đang có xu hướng tăng nhưng nhìn
chung tỷ lệ này vẫn còn thấp so với mức tín dụng chung của cả nền kinh tế,
chưa đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu phát triển của khu vực này. Nhiều
người dân nông thôn vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với hệ thống
tín dụng chính thức, do đó họ phải lệ thuộc vào mạng lưới tín dụng phi chính
thức để đáp ứng nhu cầu chi tiêu hằng ngày cũng như nhu cầu vốn cho sản
xuất.

Phong Điền là huyện ven thành phố Cần Thơ, với diện tích khoảng
119,48 km2. Trong đó, 84,6% diện tích đất tự nhiên là đất vườn và ruộng, do
đó huyện đã xác định phát triển nông nghiệp chất lượng cao là một nhiệm vụ
trọng tâm. Huyện đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bằng
cách tăng cường những cây, con có giá trị kinh tế cao; phát triển các mô hình
luân canh hiệu quả như 2 lúa – 1 màu, lúa – cá. Mặc dù, trong thời gian qua
nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi Phong Điền đã đạt được nhiều kết quả
đáng khích lệ: toàn huyện có hơn 320 ha đất nông nghiệp và diện tích nuôi
trồng thủy sản ngày càng tăng, đạt 280 ha, nhưng do là một huyện mới được
thành lập vào ngày 2/1/2004 nên Phong Điền gặp không ít khó khăn, thách
1

Nguyễn Minh Tiến (2012): Ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn,
/>
1


thức trong quá trình phát triển nông nghiệp của huyện. Trong đó, thiếu vốn
đầu tư là một trong những nguyên nhân làm cho thu nhập của người dân nơi
đây còn thấp, nhiều hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận với
các nguồn vốn tín dụng chính thức để phục vụ cho quá trình sản xuất. Vì vậy,
vấn đề đặt ra là: các nông hộ đã sử dụng nguồn vốn đầu tư từ đâu? Mức độ
tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thức của các nông hộ? Những yếu
tố nào hạn chế khả năng tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thức của
hộ? Và những giải pháp nào giúp tăng cường nguồn vốn vay cho các hộ nông
dân tham gia đầu tư sản xuất - kinh doanh?
Trước những vấn đề nêu trên, tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài
”Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với
nông hộ ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” nhằm tìm hiểu thực
trạng tiếp cận tín dụng chính thức và xác định các yếu tố hạn chế tín dụng của

các nông hộ trên địa bàn. Từ đó, tác giả đề ra các giải pháp giúp các nông hộ
tiếp cận tín dụng chính thức dễ dàng hơn, tăng cường nguồn vốn vay cho các
hộ sản xuất góp phần cải thiện đời sống cho các hộ nông dân trong địa bàn
huyện.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng
chính thức của nông hộ ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Từ kết quả
phân tích, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường vốn tín dụng chính
thức cho các nông hộ nhằm tạo điều cho các hộ có vốn sản xuất, tăng thu
nhập gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để hoàn thành mục tiêu chung, đề tài tiến hành nghiên cứu các mục
tiêu cụ thể sau:
- Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của các
nông hộ ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
- Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng
chính thức đối với nông hộ trên địa bàn.
- Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp giúp nâng cao khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức cũng như tăng cường vốn vay cho các nông hộ nhằm cung
cấp đủ vốn để phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất, nâng cao đời sống của người
dân trên địa bàn, góp phần giảm sự chênh lệch giữa các vùng, khu vực.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần
Thơ.

2



1.3.2 Phạm vi về thời gian
Đề tài phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức
của nông hộ huyện Phong Điền thông qua số liệu ở 2 năm 2011 và 2012.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về các yếu tố làm hạn chế tín dụng chính thức của
nông hộ nên đối tượng nghiên cứu là các hộ gia đình có thu nhập chủ yếu từ
sản xuất nông nghiệp đang có nhu cầu vay vốn và đã vay vốn tín dụng chính
thức ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

3


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái quát về nông hộ
2.1.1.1 Khái niệm
- Hộ gia đình là nơi tập hợp những người có quan hệ vợ chồng, họ
hàng huyết thống, cùng chung nơi ở và một số sinh hoạt cần thiết khác như
ăn, uống, ... Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp một số thành viên của hộ
không có họ hàng huyết thống, nhưng những trường hợp này rất ít xảy ra.
- Theo Frank Ellis (1988) định nghĩa ”Hộ nông dân hay nông hộ là các
hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của
mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm
trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục
bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo
cao”(2). Ở nước ta, nhà khoa học Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: ”Nông hộ
là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông
thôn”. Còn theo nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra
nông thôn (2011) cho rằng: ” Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc

50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt
động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống
cây trồng, bảo vệ thực vật, ...) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa
vào nông nghiệp”.
Nghiên cứu những khái niệm trên đây về hộ nông dân của các tác giả
và theo nhận thức cá nhân đề tài cho rằng :
- Hộ nông dân hay là nông hộ là hộ gia đình mà hoạt động sản xuất
và nguồn thu nhập chủ yếu của họ là nông nghiệp. Ngoài các hoạt động nông
nghiệp, nông hộ còn có thể tiến hành thêm các hoạt động khác, tuy nhiên đó
chỉ là các hoạt động phụ.
2.1.1.2 Phân loại
- Theo phương thức sản xuất
+ Nông hộ chuyên sản xuất trồng trọt.
+ Nông hộ chuyên sản xuất chăn nuôi.
+ Nông hộ sản xuất vừa trồng trọt kết hợp với chăn nuôi.
- Căn cứ vào mức thu nhập của nông hộ
+ Hộ giàu.
+ Hộ khá.
2

Lê Đình thắng (1993), Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội

4


+ Hộ trung bình.
+ Hộ nghèo.
+ Hộ đói.
Sự phân biệt này dựa vào quy định chung của cả nước hoặc theo quy

định của từng địa phương’
2.1.1.3 Vai trò của kinh tế nông hộ
Mặc dù nền kinh tế đất nước đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu ngành
với trọng tâm là công nghiệp, dịch vụ nhưng vai trò của nông nghiệp cũng
như giá trị và chất lượng sản xuất kinh tế của các nông hộ luôn giữ một vai trò
quan trọng hàng đầu. Ngày nay, cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi, người
nông dân có nhiều kinh nghiệm trong canh tác sản xuất và những chính sách
hỗ trợ phát triển nông nghiệp của nhà nước thì sản xuất nông nghiệp của các
hộ nông dân có năng suất lao động ngày càng cao, tốc độ tăng trưởng tăng
hàng năm, vấn đề lương thực quốc gia được đảm bảo, góp phần nâng cao đời
sống của người dân. Điều này góp phần khẳng định vai trò của kinh tế nông
hộ trong công cuộc phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
2.1.2 Khái quát về tín dụng
2.1.2.1 Khái niệm
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay
hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau
một thời gian nhất định.
2.1.2.2 Phân loại tín dụng
Tín dụng được phân loại theo nhiều phương thức khác nhau. Trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả phân loại tín dụng theo hình thức, gồm:
tín dụng chính thức, phi chính thức và bán chính thức.
- Tín dụng chính thức: là hình thức tín dụng hợp pháp, được sự cho
phép của nhà nước. Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động dưới sự giám
sát và chi phối của Ngân hàng Nhà nước. Các nghiệp vụ hoạt động phải chịu
sự quy định của Luật ngân hàng như sự quy định khung lãi suất, huy động
vốn, cho vay, … và những dịch vụ mà chỉ có các tổ chức tài chính chính thức
mới cung cấp được. Các tổ chức tài chính chính thức bao gồm các ngân hàng
thương mại, ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, các
chương trình trợ giúp của Chính phủ, ...
- Tín dụng phi chính thức: là các hình thức tín dụng nằm ngoài sự

quản lý của Nhà nước. Các hình thức này tồn tại khắp nơi và gồm nhiều
nguồn cung vốn như cho vay chuyên nghiệp, thương lái cho vay, vay từ người
thân, bạn bè, họ hàng, cửa hàng vật tư nông nghiệp, hụi, … Lãi suất cho vay
và những quy định trên thị trường này do người cho vay và người đi vay
quyết định. Trong đó, cho vay chuyên nghiệp là hình thức cho vay nặng lãi bị
Nhà nước nghiêm cấm.

5


- Tín dụng bán chính thức: là hình thức tín dụng thông qua một tổ
chức hay đoàn thể nào đó như: Hội chữ Thập đỏ, Hội Phụ nữ, Hội nông dân,
Công đoàn, … hình thức này có tính tương trợ cao, lãi suất cho vay rất thấp
có khi bằng không, thời hạn vay chủ yếu là ngắn hạn.
2.1.2.3 Vai trò của tín dụng trong phát triển nông thôn
Trong tiến trình phát triển nông thôn, tín dụng có những vai trò cơ bản
sau:
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo định hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm mang lại kinh tế cao trong sản xuất nông
nghiệp.
- Góp phần xóa bỏ nạn cho vay nặng lãi ở nông nghiệp, nông thôn.
- Cung cấp nhu cầu vốn sản xuất cho nông hộ, đảm bảo cho người dân
có điều kiện áp dụng các kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, góp phần nâng cao
thu nhập và chất lượng đời sống của người nông dân, rút ngắn khoảng cách
giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị.
2.1.3 Lược khảo tài liệu
Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến tín dụng cho các
nông hộ đã được công bố. Để tìm hiểu thêm về đề tài này, tác giả nêu ra một
số nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của đề tài:
- Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn (2013) đã thực hiện đề tài ”Thực

trạng hạn chế tín dụng đối với nông hộ ở An Giang”. Bài viết này nhằm
mục tiêu chính là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về mức độ
hạn chế tín dụng mà các nông hộ gặp phải, trên cơ sở hệ thống dữ liệu sơ cấp
thu thập từ 513 nông hộ được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng ở
An Giang. Kết quả phân tích qua mô hình tobit cho thấy những yếu tố ảnh
hưởng đến hạn chế tín dụng đối với nông hộ ở địa bàn nghiên cứu là: số lần
vay tín dụng chính thức, số lần sai hẹn, giá trị đất nông nghiệp, khoảng cách
địa lý từ nơi ở của nông hộ đến tổ chức tín dụng, địa vị xã hội và trình độ học
vấn của chủ hộ. Từ kết quả phân tích đó, đề tài đã đề xuất một số biện pháp
nhằm tăng cường vốn tín dụng cho nông hộ, tạo điều kiện cho các hộ mạnh
dạn đầu tư phát triển nông nghiệp, tăng thu nhập gia đình và cải thiện đời
sống.
- Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2010) đã thực hiện đề tài
”Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ ở
tỉnh Hậu Giang”. Mục tiêu chính của đề tài này là phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang trên
cơ sở bộ số liệu thu thập từ 436 nông hộ thông qua hình thức phỏng vấn trực
tiếp bằng bảng câu hỏi đã được chỉnh sữa nhiều lần cho phù hợp với thực tế.
Đề tài này sử dụng mô hình probit để phân tích tác động của các nhân tố được
chọn đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.
Kết quả phân tích cho thấy khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ có
tương quan thuận với thu nhập sau khi vay, số thành viên tạo ra thu nhập
trong gia đình và tương quan nghịch với lãi suất đi vay. Ngoài ra, kết quả
6


nghiên cứu còn chỉ ra rằng trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì khả năng
trả nợ đúng hạn của hộ càng cao và những hộ vay vốn nhằm mục đích phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp thì khả năng trả nợ đúng hạn cao hơn những hộ
vay vì những mục đích phi nông nghiệp.

- Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng (2011) thực hiện đề tài
”Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân ngoại
thành Hà Nội, nghiên cứu điển hình tại xã Hoàng Văn Thụ, huyện
Chương Mỹ”. Đề tài này tập trung phân tích thực trạng tiếp cận nguồn vốn tín
dụng chính thức của hộ nông dân ở xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ
ngoại thành Hà Nội, và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín
dụng chính thức, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng
lực tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ nông dân trên địa bàn. Bên cạnh
những thông tin thứ cấp đề tài này còn sử dụng các thông tin sơ cấp được thu
thập qua cuôc điều tra trực tiếp từ 60 hộ nông dân dựa trên bảng câu hỏi đã
chuẩn bị sẵn. Dựa vào những phương pháp thống kê kinh tế và các công cụ
chủ yếu của PRA như quan sát, họp nhóm, phỏng vấn cán bộ chủ chốt, ... đề
tài đã xác định các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn
vốn tín dụng chính thức của hộ bao gồm trình độ văn hóa của chủ hộ, điều
kiện kinh tế của hộ, giới tính chủ hộ, thủ tục vay, lãi suất cho vay, thời gian
vay vốn và lượng vốn vay của các tổ chức tín dụng chính thức. Ngoài ra, thái
độ và sự nhiệt tình của cán bộ tín dụng cũng được xem là yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của hộ.
2.1.4 Cơ sở lý thuyết về hạn chế tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng
đến hạn chế tín dụng
Mặc dù luôn được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ nhiều chính sách phát
triển nhưng hệ thống tín dụng nông thôn luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tỷ
trọng tín dụng của nền kinh tế (chiếm khoảng 20%). Thực trạng này là do các
tổ chức tín dụng chính thức thường cho rằng, các khách hàng vay vốn ở nông
thôn có rủi ro cao (tỉ lệ vỡ nợ cao) vì hoạt động nông nghiệp thường xảy ra
những rủi ro bất khả kháng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ như: mất mùa,
dịch bệnh, thị trường giá nông sản biến động, ... Bên cạnh đó, môi trường
kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ đúng hẹn của người
vay, ví dụ như lạm phát của nền kinh tế biến động sẽ làm cho công tác thẩm
định năng lực trả nợ của người vay bị sai lệch và điều này cũng sẽ làm tăng

rủi ro cho các tổ chức tín dụng.
Để kiểm soát tốt rủi ro các tổ chức tín dụng thường áp dụng những thủ
tục vay phức tạp, cơ chế cho vay phức tạp như yêu cầu thế chấp tài sản, đồng
thời có xu hướng gia tăng lãi suất để bù đắp rủi ro. Lãi suất gia tăng một mặt
sẽ giúp cho lợi nhuận gia tăng nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác, lãi
suất tăng sẽ làm giảm lợi nhuận của các tổ chức tín dụng do ảnh hưởng của 2
hệ quả từ hiện tượng thông tin bất đối xứng là sự lựa chọn sai lầm của các tổ
chức tín dụng và động cơ lệch lạc của người đi vay.
Hiện tượng thông tin bất đối xứng giữa các tổ chức tín dụng với người
đi vay được hiểu là các tổ chức tín dụng không biết rõ người vay bằng chính

7


bản thân họ nên khó kiểm soát việc sử dụng tiền vay và sẽ gặp rủi ro khi cho
vay(3). Khi lãi suất gia tăng những dự án có mức sinh lời thấp nhưng rủi ro
thấp sẽ không có nhu cầu vay vốn vì mức sinh lời của dự án thấp nhưng phải
trả lãi cao điều này sẽ gây ra tâm lý cho người vay là không đảm bảo khả
năng hoàn trả nợ đúng hẹn nên chỉ còn lại những dự án có mức sinh lời cao
nhưng rủi ro cao chấp nhận vay vốn. Điều này sẽ làm cho tỷ lệ rủi ro của các
tổ chức tín dụng gia tăng vì chỉ chọn được những khách hàng có rủi ro cao và
hiện tượng này được gọi là sự lựa chọn sai lầm của các tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, khi lãi suất gia tăng cũng sẽ làm thay đổi sự lựa chọn dự
án đầu tư của người vay. Họ sẽ có xu hướng đầu tư vào những dự án có mức
sinh lời cao thay vì chọn những dự án có mức sinh lời thấp nhằm đảm bảo
mục tiêu lợi nhuận cũng như khả năng trả nợ cho các tổ chức tín dụng. Đó là
do, nếu như phải trả một lãi suất cao thì các dự án có mức sinh lời thấp
thường rơi vào tình trạng lỗ vốn, thẩm chí phá sản nhưng việc lựa chọn đầu tư
vào các dự án có mức sinh lời cao thì đồng nghĩa người vay cũng chấp nhận
mức rủi ro cao. Hiện tượng này được gọi là động cơ lệch lạc của người vay.

Hai hiện tượng sự lựa chọn sai lầm của các tổ chức tín dụng và động
cơ lệch lạc của người vay nêu trên đều làm tăng rủi ro và giảm lợi nhuận cho
các tổ chức tín dụng. Do đó khi tăng lãi suất các tổ chức tín dụng cần xem xét,
tính toán kỹ lưỡng để lợi nhuận đạt giá trị dương, nghĩa là phần lợi nhuận tăng
do tăng lãi suất phải lớn hơn phần lợi nhuận giảm do ảnh hưởng các hệ quả
của hiện tượng thông tin bất đối xứng được trình bày như trên. Bên cạnh đó,
việc gia tăng lãi suất của các tổ chức tín dụng cũng phải tuân thủ theo các quy
định của ngân hàng Nhà nước, nghĩa là lãi suất cho vay không được vượt quá
150% lãi suất cơ bản).
Để hạn chế những ảnh hưởng của hiện tượng thông tin bất đối xứng,
các tổ chức tín dụng đã ban hành cơ chế cho vay còn khá phức tạp và nghiêm
ngặt, đồng thời chỉ đáp ứng một phần nhu cầu vốn vay hoặc từ chối hoàn toàn
đối với những đối tượng được đánh giá là có rủi ro cao, nhằm hạn chế rủi ro
và đảm bảo lợi nhuận cho tổ chức tín dụng. Đây được gọi là hạn chế tín dụng.
Theo Stiglitz và Weiss (1981), hạn chế tín dụng là hiện tượng trong số
những người xin vay, chỉ một số vay được toàn bộ, một số vay được một phần
nhu cầu và số còn lại bị từ chối hoàn toàn, mặc dù chấp nhận lãi suất cao hơn.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do các tổ chức tín dụng không hiểu rõ
mức độ rủi ro của người vay bằng chính bản thân của họ cho nên không thể
phân biệt giữa người vay rủi ro và người vay an toàn (thông tin bất đối xứng).
Nếu không phân biệt được, điều tự nhiên là các tổ chức tín dụng sẽ yêu cầu
mọi người vay trả lãi suất cao hơn để bù đắp thiệt hại do rủi ro gây ra. Song,
việc tăng lãi suất như vậy có thể làm giảm lợi nhuận của các tổ chức tín dụng
do sự chọn lựa sai lầm của chính các tổ chức tín dụng và động cơ lệch lạc của
người vay(4).
3

Lê Khương Ninh (2011), Giải pháp tín dụng phi chính thức ở nông thôn,
/>4
Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn, Tạp chí Ngân hàng số 15 (2013), trang 53-58.


8


Để đánh giá mức độ hạn chế tín dụng, các nhà nghiên cứu sử dụng tỷ
lệ giữa số tiền vay được trên số tiền xin vay. Tỷ lệ này gồm các giá trị như
sau: thứ nhất, nếu tỷ lệ này bằng 1, nghĩa là không có hạn chế tín dụng xảy ra,
người vay trong trường hợp này được đánh giá là an toàn và có khả năng trả
nợ tốt nên được các tổ chức tín dụng đáp ứng hoàn toàn nhu cầu vốn vay. Thứ
hai, tỷ lệ này nằm trong khoảng lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1, nghĩa là người vay bị
hạn chế tín dụng 1 phần có thể là do giá trị tài sản thế chấp không đủ lớn để
đảm bảo cho nhu cầu vốn vay. Trường hợp cuối cùng là tỷ lệ này bằng 0, khi
đó người vay sẽ bị hạn chế tín dụng hoàn toàn, nghĩa là người vay sẽ bị các tổ
chức tín dụng từ chối cấp tín dụng vì được đánh giá là có rủi ro không trả nợ
cao. Tóm lại, tỷ lệ này càng cao thì khả năng hạn chế tín dụng càng thấp,
người vay càng dễ dàng có được nguồn vốn vay theo như nhu cầu và ngược
lại.
Như phân tích ở trên, thông tin bất đối xứng sẽ gây ảnh hưởng đến hạn
chế tín dụng. Từ đó cho thấy, đối với những hộ mà các tổ chức tín dụng am
hiểu nhiều và tạo được lòng tin với các tổ chức tín dụng thì tỷ lệ vay vốn so
với nhu cầu sẽ cao hơn (có thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu vốn vay). Sự am
hiểu của các tổ chức tín dụng về người vay được thể hiện qua độ dài mối quan
hệ tín dụng hay số lần vay. Thật vậy, khi số lần vay của khách hàng càng
nhiều thì tổ chức tín dụng sẽ có nhiều cơ hội để thu thập thông tin về khách
hàng một cách đầy đủ, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thẩm định khả
năng trả nợ của khách hàng một cách chính xác hơn, là cơ sở để đưa ra những
quyết định cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng, nhằm tối thiểu
hóa rủi ro cho tổ chức. Bên cạnh đó, tỷ lệ cho vay sẽ càng cao đối với những
khách hàng được đánh giá là có nhiều uy tính đối với các tổ chức tín dụng và
điều này được thể hiện qua số lần sai hẹn trả nợ của khách hàng. Nếu khách

hàng vay có số lần sai hẹn càng nhiều thì sẽ càng hạn chế tín dụng (có thể sẽ
hạn chế hoàn toàn nhu cầu vốn vay). Như vậy, yếu tố số lần vay sẽ khích
thích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, còn ngược lại số lần sai hẹn sẽ
hạn chế tín dụng đối với người vay (Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn,
2013).
Đối với các tổ chức tín dụng, việc hạn chế rủi ro và đảm bảo lợi nhuận
luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Do đó, để thực hiện tốt công
tác quản trị rủi ro, các tổ chức tín dụng yêu cầu các hộ vay phải có tài sản thế
chấp để đảm bảo cho các khoản vay. Giá trị tài sản thế chấp càng lớn thì tỷ lệ
vốn vay được càng cao. Ở nông thôn, thì đất nông nghiệp được xem là loại tài
sản có giá trị lớn và thường được các nông hộ sử dụng để thế chấp, do giá trị
tài sản đảm bảo rủi ro lớn thì sẽ dễ dàng được các tổ chức tín dụng đồng ý cho
vay. Bên cạnh đó, các hộ có giá trị đất nông nghiệp lớn sẽ tạo được lòng tin từ
các tổ chức tín dụng là số tiền xin vay sẽ phục vụ cho canh tác nông nghiệp,
tương lai sẽ tạo ra thu nhập và có khả năng thực hiện tốt công tác trả nợ. Vì
thế, các nông hộ có giá trị đất nông nghiệp càng lớn thì tỷ lệ vay vốn càng
cao. Ngoài ra, các nông hộ còn có thể sử dụng các loại tài sản có giá trị khác
để thế chấp cho các khoản vay của mình như: nhà ở, nhà xưởng, các loại máy
móc, thiết bị có giá trị lớn, ... (Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn, 2013).

9


Mục đích vay của các hộ nông dân cũng là một trong những yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ lệ vay. Đối với các hộ ở vùng nông thôn thì thu nhập chính của
họ là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp nên ngân hàng sẽ an tâm hơn khi cấp
tín dụng cho các hộ phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp so với các hộ
vay vì mục đích khác. Nguyên nhân là do khi sử dụng tiền vay đầu tư vào sản
xuất thì hộ sẽ tạo ra thu nhập trong tương lai và đảm bảo tốt nghĩa vụ trả nợ
của mình. Còn đối với những hộ vay tiền nhằm mục đích tiêu dùng, trả nợ, trị

bệnh, ... thì số tiền vay sẽ không được đầu tư sinh lời, do đó sẽ làm gia tăng
rủi ro nên các tổ chức tín dụng thường hạn chế tín dụng đối với những đối
tượng này.
Bên cạnh đó, đối với những hộ có thành viên hay bạn bè làm việc ở cơ
quan, nhà nước, đoàn thể hay các tổ chức tín dụng thì họ sẽ nâng cao uy tính
của mình hơn trong việc trả nợ. Đồng thời, mối quan hệ quen biết này sẽ giúp
cho các nông hộ cảm thấy dễ dàng hơn trong các thủ tục xin vay. Do đó, hộ sẽ
có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, cũng như tỷ lệ vay
vốn sẽ càng cao so với nhu cầu.
Khoảng cách giữa nơi ở của các nông hộ với các tổ chức tín dụng cũng
giữ một vai trò nhất định đến tỷ lệ vay vốn. Thật vậy, khi các nông hộ sống
gần các tổ chức tín dụng thì mức độ quen biết giữa nông hộ với các cán bộ tín
dụng sẽ gia tăng và đây là một điều kiện thuận lợi giúp cho các nông hộ nắm
bắt các nguồn thông tin vay vốn nhanh chóng và chính xác, biết rõ hơn về thủ
tục vay vốn. Mặt khác, với khoảng cách gần này thì công tác kiểm soát khả
năng trả nợ của các tổ chức tín dụng sẽ được thực hiện tốt hơn, ít tốn kém chi
phí hơn. Do đó, khả năng nhận được nguồn vốn vay theo nhu cầu của các
nông hộ sẽ cao hơn (Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn, 2013).
Các yếu tố liên quan đến chủ hộ như trình độ học vấn, giới tính, độ tuổi
cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ vay vốn của nông hộ. Chủ hộ có học vấn càng cao
thì nông hộ sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin vay vốn, dễ dàng tiếp cận
với khoa học kỹ thuật, tư duy tính toán đầu tư hiệu quả hơn, khả năng đem lại
thu nhập cao và hoàn trả nợ ngân hàng cao hơn (Trương Đông Lộc và Nguyễn
Thanh Bình, 2010) nên những chủ hộ có trình độ học vấn cao thì tỷ lệ vốn vay
được so với nhu cầu cũng sẽ cao. Thêm vào đó, sự khác biệt về giới tính của
chủ hộ cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ vay này (Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn
Mậu Dũng, 2011). Theo kết quả phân tích của nghiên cứu này cho thấy, các
chủ hộ là nam giới có thể tiếp cận với tín dụng chính thức nhiều hơn các chủ
hộ là nữ giới, nguyên nhân là do các chủ hộ nam thường mạnh dạn hơn trong
việc đầu tư sản xuất kinh doanh nên họ quyết đoán hơn trong việc vay vốn và

điều này cũng sẽ giúp họ vay với tỷ lệ cao hơn.
Đối với yếu tố tuổi chủ hộ, thường những người có tuổi càng cao ở
nông thôn thì có nhiều tài sản, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có uy tính
và ý thức trách nhiệm cao trong gia đình (Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn,
2012). Vì thế, những chủ hộ có tuổi cao thường dễ dàng được các tổ chức tín
dụng chấp nhận cho vay với tỷ lệ cao hơn những chủ hộ còn trẻ tuổi.

10


Ngoài những yếu tố trên, thì số người phụ thuộc trong gia đình cũng
tác động đến tỷ lệ vay vốn của hộ. Những hộ có số người phụ thuộc nhiều (là
số thành viên ngoài tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động trong các
hộ gia đình. Những người ngoài tuổi lao động bao gồm những người dưới 15
tuổi và trên 60 tuổi) thì sẽ khó khăn hơn trong việc tiếp cận tín dụng chính
thức, do mức chi tiêu trong gia đình cao, làm giảm mức thu nhập so với
những gia đình có ít người phụ thuộc, vì thế không đảm bảo tốt khả năng
hoàn trả nợ nên tỷ lệ vay vốn sẽ thấp hơn nhu cầu hay bị hạn chế tín dụng.
2.1.5 Mô hình nghiên cứu
Dựa vào những lý thuyết trình bày về các biến ở trên, ta xây dựng mô
hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức của
các nông hộ như sau:
TYLEVAY = β0 + β1SLVAY + β2SLSAIHEN + β3GIATRIDATNN +
β4TAISAN + β5MDVAY + β6DIAVIXH + β7KHOANGCACH + β8HOCVAN +
β9GIOITINH + β10TUOI + β11NGUOIPT
(*)
Trong đó:
TYLEVAY là biến phụ thuộc và được đo lường bằng tỷ số giữa số tiền
vay được trên số tiền xin vay. Nếu TYLEVAY =1 thì không xảy ra hạn chế tín
dụng, nếu 0 < TYLEVAY < 1 thì xảy ra hạn chế tín dụng 1 phần và nếu

TYLEVAY = 0 thì xảy ra hạn chế tín dụng hoàn toàn.
SLVAY, SLSAIHEN, GIATRIDATNN, TAISAN, MDVAY, DIAVIXH,
KHOANGCACH, HOCVAN, GIOITINH, TUOI, NGUOIPT là các biến độc
lập. Đây là các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức của các
nông hộ và được diễn giải trong bảng 2.1 dưới đây.

11


Bảng 2.1: Tổng hợp các biến độc lập, ý nghĩa và kỳ vọng về dấu của các hệ số
tương quan trong mô hình (*)

TT

Tên biến

Ý nghĩa

Dấu kỳ vọng
của hệ số
biến

1

SLVAY

Số lần vay tín dụng chính thức (lần)

+


2

SLSAIHEN

Số lần sai hẹn trả nợ (lần)

-

3

GIATRIDATNN

Giá trị đất nông nghiệp (triệu đồng/hộ)

+

4

TAISAN

Giá trị tài sản lâu bền (triệu đồng/hộ)

+

5

MDVAY

Mục đích vay của nông hộ (sản xuất = 1,
khác = 0)


+

6

DIAVIXH

Có giá trị là 1 nếu nông hộ có thành viên
hay bạn bè làm việc ở cơ quan nhà nước,
đoàn thể hay các tổ chức chính thức và 0
nếu ngược lại

+

7

KHOANGCACH

Khoảng cách từ nơi ở của nông hộ đến tổ
chức tín dụng gần nhất (km)

-

8

HOCVAN

Trình độ học vấn của chủ hộ (năm)

+


9

GIOITINH

Giới tính của chủ hộ (nam = 1, nữ = 0)

+

10

TUOI

Tuổi của chủ hộ (tuổi)

+

11

NGUOIPT

Số người phụ thuộc trong gia đình (người)

-

Nguồn: Tự tổng hợp

Ghi chú:

Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc

Dấu “-” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Đề tài chọn ngẫu nhiên 4 xã trong 7 đơn vị hành chính của huyện
Phong Điền để tiến hành phỏng vấn thu thập số liệu làm mẫu đại diện cho đề
tài. Các xã được chọn gồm: xã Nhơn Ái, Trường Long, Tân Thới và Giai
Xuân.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp trong đề tài được thu thập thông qua phỏng vấn trực
tiếp 110 nông hộ ở địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ bằng
phương pháp ngẫu nhiên phân tầng vào tháng 10 năm 2013. Cụ thể, đề tài
chọn ngẫu nhiên 4 xã trong 7 đơn vị hành chính là xã Trường Long (28 nông
12


hộ), Nhơn Ái (28 nông hộ), Tân Thới (26 nông hộ) và xã Giai Xuân (28 nông
hộ), ở mỗi xã trên tác giả sẽ chọn ngẫu nhiên các nông hộ sống ở đó để tiến
hành phỏng vấn.
- Ngoài ra, đề tài còn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp được cung cấp bởi
Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền, chi cục thống kê huyện Phong Điền, các
bài nghiên cứu khoa học, báo, tạp chí, ... có liên quan đến nội dung của đề tài.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Đối với mục tiêu 1: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để
đánh giá thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn
huyện Phong Điền.
- Đối với mục tiêu 2: Ước lượng mô hình (*) bằng mô hình Tobit
nhằm xác định các yếu tố hạn chế tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện
Phong Điền.
- Đối với mục tiêu 3: Tổng hợp các kết quả phân tích và mô hình hồi

quy tobit từ số liệu phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, đề tài tìm ra các giải
pháp để giúp nông hộ khắc phục các yếu tố còn hạn chế để nâng cao khả năng
tiếp cận tín dụng chính thức cũng như nhu cầu sử dụng vốn vay nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho sản xuất, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, góp phần phát
triển kinh tế huyện.

13


CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG
HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở
HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Phong Điền là huyện mới, được thành lập theo Nghị định số
05/2004/NĐ-CP vào ngày 2-1-2004 của Chính phủ. Phong Điền được sáp
nhập từ huyện Ô Môn, huyện Châu Thành (của tỉnh Cần Thơ cũ) và huyện
Châu Thành A (của tỉnh Hậu Giang) gồm 7 đơn vị hành chính là thị trấn
Phong Điền và 6 xã: Mỹ Khánh, Giai Xuân (thuộc thành phố Cần Thơ cũ), xã
Tân Thới (thuộc huyện Ô Môn) và các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường
Long (thuộc huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang). Với mạng lưới sông ngòi
dày đặc nằm dọc theo sông Cái Răng – Phong Điền và trên tỉnh lộ 923 cách
thành phố Cần Thơ 19 km, vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng
hóa trên cả đường bộ, đường thủy và được xác định ranh giới như sau:
- Phía Bắc giáp với quận Ô Môn và quận Bình Thủy
- Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang
- Phía Đông giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng
- Phía Tây giáp huyện Cờ Đỏ


Nguồn:

Hình 3.1 Bản đồ hành chính Huyện Phong Điền-Thành phố Cần Thơ

14


3.1.1.2 Đất đai
Huyện Phong Điền nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa từ sông
Mê Kông bồi đắp và được bồi lắng thường xuyên qua nguồn nước có giàu
phù sa của dòng sông Cần Thơ nên đất đai nơi đây rất màu mỡ. Địa hình
tương đối bằng phẳng, rất phù hợp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, cùng
với hệ thống sông ngòi chằng chịt sẽ luôn đảm bảo cho lượng nước tưới trong
sản xuất kể cả vào các tháng mùa khô.
Tính đến cuối năm 2011 thì toàn huyện Phong Điền có 12.525,58 ha
đất tự nhiên. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất đạt
10.563,26 ha tương đương 84,33% diện tích đất tự nhiên bao gồm: diện tích
đất trồng cây hàng năm và lâu năm là 10.562,27 ha tương đương 84,32% và
một phần nhỏ diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 0,99 ha tương đương 0,01%
diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp chiếm 1.962,2 ha diện tích đất tự
nhiên tương đương 15,67%, trong đó: đất ở chiếm 582,36 ha (hay 4,65%), còn
lại là các loại đất chuyên dùng, tôn giáo, tín ngưỡng, nghĩa trang, đất sông
suối và mặt nước chuyên dùng, … với diện tích 1.379,84 ha tương đương
11,02% diện tích đất tự nhiên. Theo Chi cục thống kê của huyện Phong Điền
thì từ năm 2010 đến nay, huyện đã đẩy mạnh khai thác tài nguyên đất, toàn bộ
diện tích đất trên địa bàn đã được đưa vào sử dụng, điều này góp phần thúc
đẩy nền kinh tế của huyện. Thực trạng sử dụng đất của huyện được tóm tắt
như sau:
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phong Điền năm 2011

Diện tích
(ha)

Loại đất

Tỷ trọng
(%)

Đất nông nghiệp

10.563,26

84,33

- Đất trồng cây hàng năm và lâu
năm

10.562,27

84,32

0,99

0,01

1.962,20

15,67

582,36


4,65

1.379,84

11,02

-

0,00

12.525,58

100,00

- Đất nuôi trồng thủy sản
Đất phi nông nghiệp
- Đất ở
- Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
Tổng diện tích đất tự nhiên

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Phong Điền, 2011

3.1.1.3 Khí hậu
Huyện Phong Điền mang đặc tính khí hậu chung với thành phố Cần
Thơ, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm,
phân biệt hai mùa mưa - nắng rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng
11, mùa nắng từ tháng 2 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm


15


khoảng 27,20C, số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 2.535,5h, độ ẩm trung
bình năm dao động từ 81% - 83%, lượng mưa trung bình năm đạt 1.495,5
mm(5). Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền
nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong
năm. Các lợi thế này đã giúp cho Phong Điền xây dựng nên 1 hệ thống nông
nghiệp nhiệt đới đa dạng về chủng loại và có năng suất cao, với những vườn
cây ăn trái bạt ngàn đặc trưng cho miền đất Nam Bộ. Là nơi sinh trưởng và
phát triển của nhiều loài sinh vật, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong
chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Tuy nhiên, mùa mưa kéo dài thường đi kèm với
ngập lũ, điều này đã gây khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt.
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Là một huyện mới, Phong Điền gặp không ít khó khăn, thách thức
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2010 đến nay, huyện đã gặp
nhiều khó khăn do ảnh hưởng hậu quả của khủng hoảng tài chính thế giới,
tình hình lạm phát, giá cả trong nước biến động tăng cao đã ảnh hưởng và tác
động trực tiếp đến những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế của huyện.
Tuy nhiên, bằng những bước đi đúng đắn, sự quan tâm lãnh đạo có tính chiến
lược của Thành Ủy, Ủy ban nhân dân và sự hỗ trợ của các sở, ban, ngành,
thành phố, sự quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân huyện, Phong Điền đã và
đang phát huy lợi thế để bứt phá đi lên.
Huyện đang trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần
thứ X, nhiệm kỳ 2010 – 2015. Huyện ủy đã xây dựng chương trình làm việc toàn
khóa, chủ đề công tác từng năm để tập trung thực hiện đạt hiệu quả. Với chủ đề
trọng tâm năm 2011 là: "Kiện toàn, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị và xây
dựng nông thôn mới", năm 2012 là: "Thực hiện trật tự, kỷ cương đô thị và tiêu chí
xã nông thôn mới", năm 2013 là: "Cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực,
tập trung xây dựng xã nông thôn mới". Qua nửa nhiệm kỳ, các cấp ủy đảng, chính

quyền, các phòng, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể huyện, xã, thị trấn thực
hiện đạt và vượt một số chỉ tiêu đề ra của Nghị quyết nhiệm kỳ 2010 – 2015.
3.1.2.1 Tình hình kinh tế và cơ cấu ngành của huyện
Cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng: ”Thương
mại-dịch vụ-du lịch; Nông nghiệp sinh thái chất lượng cao; Công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp”. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm 2012 đạt 17,32%
(Nghị quyết Đại hội đề ra là 15,21%). Tỷ trọng khu vực I chiếm 29,35% (Nghị
quyết đề ra 16,42%), khu vực II chiếm 15,25% (Nghị quyết đề ra 14,57%), khu vực
III chiếm 55,4% (Nghị quyết đề ra 69,01%), đời sống nhân dân tiếp tục được cải
thiện và nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2012 đạt 23,654 triệu
đồng (Nghị quyết đề ra 33,5 triệu đồng). Công tác vận động xã hội hóa được đẩy
mạnh, huy động được nhiều nguồn lực chăm lo an sinh xã hội và đầu tư phát triển
kinh tế huyện.
Mặc dù, khu vực III chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nhưng Phong
Điền vẫn được xem là huyện nông nghiệp và hoạt động kinh tế chủ yếu của người
5

Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2011.

16


×