Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tri tôn – tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 81 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


SVTH: NÉANG SÓC KHÔME

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN TRI TÔN – TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

Cần Thơ – 08/2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


NÉANG SÓC KHÔME
MSSV: 4104601
Email:

SĐT: 01677290813

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


HUYỆN TRI TÔN – TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
NGUYỄN THỊ HIẾU

Tháng 08năm 2013


LỜI CẢM TẠ

Qua quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp, em đƣợc thực hiện và
hoàn thành nó tốt nhờ sự đóng góp không ít của quý thầy cô Khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh trƣờng Đại học Cần Thơ. Em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến ban giám hiệu trƣờng Đại học Cần Thơ, các thầy cô khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh, những ngƣời đã dìu dắt, truyền đạt cho em những kiến
thức bổ ích trong suốt bốn năm học vừa qua, từ đó em đƣợc vận dụng nhằm
thực hiện luận văn.
Đặc biệt em xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị
Hiếu.Trong suốt quá trình thực hiện khoá luận cô luôn nhiệt tình hƣớng dẫn,
chỉ bảo cho em những lời tâm huyết nhất để em có thể hoàn thành tốtluận văn.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể Ban lãnh đạo, các cô, chú, anh
chị tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tri
Tôn tỉnh An Giang đã nhiệt tình hƣớng dẫn em làm quen với những công việc
mới ở ngân hàng, truyền đạt những kĩ năng cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi
cho em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận văn này.
Tuy đã rất cố gắng hoàn thành theo đúng nhƣ kế hoạch, nhƣng bài luận
văn không thể tránh khỏi sai sót do kiến thức của em còn nhiều hạn chế. Kính
mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến từ phía quý thầy cô cùng quý cơ quan để

em có thể hoàn thành bài luận văn đƣợc tốt hơn.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô và các cô chú trong đơn vị ngân
hàng đƣợc dồi dào sức khỏe và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn.
Cần Thơ, ngày ….. tháng …. năm 2013
Sinh viên thực hiện

Néang Sóc Khôme


CAM KẾT KẾT QUẢ

Em xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013
Sinh viên thực hiện

Néang Sóc Khôme


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Tri Tôn, ngày …… tháng …… năm 2013
Thủ trƣởng đơn vị

(ký tên, đóng dấu)


MỤC LỤC

Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài .................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi không gian .................................................................................. 2
1.3.2 Phạm vi thời gian ...................................................................................... 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................. 2
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 3

2.1 Phƣơng pháp luận ........................................................................................ 3
2.1.1 Một số khái niệm về Ngân hàng thƣơng mại ........................................... 3
2.1.2 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ..................................................... 4
2.1.3 Khái niệm về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ........................... 7
2.1.4 Các chỉ tiêu phân tích các hoạt động kinh của Ngân hàng ...................... 8
2.1.5 Các chỉ tiêu đo lƣờng trong kinh doanh .................................................. 9
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 11
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 11
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ............................................................... 11
Chƣơng 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT HUYỆN TRI
TÔN ................................................................................................................. 12
3.1 Một số đặc điểm tự nhiên và kinh tế- xã hội huyện Tri Tôn ..................... 12
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên ................................................................................... 12
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................ 13
3.2 Khái quát về NHNo & PTNT huyện Tri Tôn ........................................... 13
3.2.1 Sự hình thành và phát triển của NHNo & PTNT huyện Tri Tôn .......... 13
3.2.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ từng phòng ban ......................................... 15
3.2.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu ........................................................ 17

i


3.2.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Tri
Tôn .................................................................................................................. 17
3.2.1 Thuận lợi, khó khăn và phát triển kinh doanh của NHNo & PTNT huyện
Tri Tôn ............................................................................................................ 22
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
NHNo & PTNT HUYỆN TRI TÔN ................................................................ 27
4.1 Phân tích tình hình huy động vốn .............................................................. 27
4.1.1 Phân tích nguồn vốn ............................................................................... 27

4.1.2 Tình hình huy động vốn .......................................................................... 32
4.2 Phân tích tình hình tín dụng ....................................................................... 38
4.2.1 Doanh số cho vay.................................................................................... 40
4.2.2 Doanh số thu nợ ...................................................................................... 42
4.2.3 Dƣ nợ ...................................................................................................... 44
4.2.4 Nợ xấu ..................................................................................................... 46
4.3 Phân tích tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của Ngân hàng ............... 50
4.3.1 Phân tích thu nhập................................................................................... 53
4.3.2 Phân tích chi phí ..................................................................................... 55
4.3.3 Phân tích lợi nhuận ................................................................................. 57
4.4 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ........................... 58
Chƣơng 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI NHNo & PTNT HUYỆN TRI TÔN ......................................... 63
5.1 Những kết quả đạt đƣợc và các mặt còn hạn chế tại NHNo & PTNT huyện
Tri Tôn ............................................................................................................. 63
5.1.1 Những kết quả đạt đƣợc .......................................................................... 63
5.1.2 Các mặt hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng ................................................................................................. 63
5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT
huyện Tri Tôn .................................................................................................. 65
5.2.1 Giải pháp tăng thu nhập .......................................................................... 65
5.2.2 Giải pháp tiết kiệm chi phí hoạt động ..................................................... 66

ii


5.2.3 Giải pháp khác ........................................................................................ 67
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 68
6.1 Kết luận ...................................................................................................... 68
6.2 Kiến nghị ................................................................................................... 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 70

iii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Trang

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Tri Tôn
2010 - 6/2013 ................................................................................................... 18
Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT huyện Tri Tôn giai đoạn
2010 – 6/2013 .................................................................................................. 28
Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn phân theo đối tƣợng khách hàng của NHNo
& PTNT huyện Tri Tôn 2010 – 6/2013 ........................................................... 33
Bảng 4.3 Tình hình tín dụng của NHNo & PTNT huyện Tri Tôn 2010 –
6/2013 .............................................................................................................. 43
Bảng 4.4 Tình hình nợ xấu của NHNo & PTNT huyện Tri Tôn 2010 –6/2013
.......................................................................................................................... 47
Bảng 4.5 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT huyện Tri
Tôn 2010 - 6/2013............................................................................................ 48
Bảng 4.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Tri Tôn
giai đoạn 2010 – 6/2013................................................................................... 52
Bảng 4.7 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện
Tri Tôn 2010 – 6/ 2013 ................................................................................... 59

iv



DANH SÁCH HÌNH

Hình

Trang

Hình 2.1 Sơ đồ khái niệm tín dụng .................................................................... 5
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của NHNo & PTNT huyện Tri Tôn........................... 15
Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT huyện Tri Tôn giai đoạn
2010 – 2012 ..................................................................................................... 28
Hình 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT huyện Tri Tôn qua 6 tháng
đầu năm 2012 và 2013 ..................................................................................... 31
Hình 4.3 Huy động vốn phân theo thời hạn của NHNo & PTNT huyện Tri Tôn
giai đoạn 2010- 2012 ....................................................................................... 35
Hình 4.4 Huy động vốn phân theo thời hạn của NHNo &PTNT huyện Tri Tôn
qua 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ................................................................. 37

v


DANH MỤC TỪVIẾT TẮT

NHNo & PTNT

:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NHNo


:

Ngân hàng Nông nghiệp

NHNN

:

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

:

Ngân hàng thƣơng mại

TCTD

:

Tổ chúc tín dụng

TCKT

:

Tổ chức kinh tế

UBND


:

Ủy ban nhân dân

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh

TDN

:

Tổng dƣ nợ

XLRR

:

Xử lý rủi ro

TN

:

Thu nhập

CP


:

Chi phí

CBTD

:

Cán bộ tín dụng

CBVC

:

Cán bộ viên chức

HĐV

:

Huy động vốn

DNCK

:

Dƣ nợ cuối kỳ

DNĐK


:

Dƣ nợ đầu kỳ

DSCVTK

:

Doanh số cho vay trong kỳ

DSTNTK

:

Doanh số thu nợ trong kỳ

vi


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thị trƣờng tài chính là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trƣờng, sự
xuất hiện và tồn tại của thị trƣờng này xuất phát từ yêu cầu khách quan của
việc giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng cung ứng vốn lớn trong
nền kinh tế.Nói cách khác, thị trƣờng tài chính là thị trƣờng dẫn vốn từ những
ngƣời có vốn dƣ thừa tới ngƣời thiếu vốn qua các kênh trực tiếp hoặc gián
tiếp.Sự phát triển không ngừng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng của nền kinh tế
càng làm cho kênh chuyển vốn qua các tổ chức tài chính trung gian ngày càng

đóng vai trò quan trọng đặc biệt là hệ thống Ngân hàng.
Ngân hàng là một tổ chức trung gian điều phối lƣu thông tiền trong nền
kinh tế, là thành phần không thể thiếu cho sự phát triển đất nƣớc trong quá
trình hội nhập nền kinh tế thế giới, đòi hỏi hệ thống Ngân hàng thƣơng mại ở
Việt Nam phải lớn mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng, đồng thời các dịch vụ
Ngân hàng phải đa dạng và phong phú. Trong năm 2012,kinh tế Việt Nam gặp
rất nhiều khó khăn, nổi lên là 2 nút thắt lớn hàng tồn kho cao và nợ xấu cản trợ
tốc độ tăng trƣởng tín dụng, đƣợc coi là năm đầy khó khăn đối với Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Tính đến cuối quý II/ 2012,
Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong nhóm các Ngân hàng thƣơng mại
nhà nƣớc với tỷ lệ là 6,14%. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
vẫn phát triển ổn định. Tổng tài sản có đạt 617.859 tỷ đồng tăng 10% so với
năm 2011, là Ngân hàng thƣơng mại lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống Ngân
hàng Việt Nam về vốn, tài sản lớn, nguồn nhân lực, mạng lƣới hoạt động, tỷ lệ
an toàn hoạt động kinh doanh đƣợc đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu đƣợc kiểm soát giảm
dần.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập một cách toàn diện hơn vào thị
trƣờng tài chính quốc tế với việc tự do hóa tài chính đã làm cho môi trƣờng
cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, đầy rủi ro hơn. Chính vì thế, hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng cần đƣợc chú trọng để có thể tồn tại và phát triển bền
vững.Ngân hàng không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đòi
hỏi các nhà quản trị thƣờng xuyên phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của
mình thông qua việc phân tích, đánh giá các khoản mục có tác động trực tiếp
đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhƣ thu nhập, chi phí và lợi
nhuận, để từ đó có thể đánh giá lại hoạt động và đƣa ra các chiến lƣợc kinh
doanh phù hợp. Vì vây, em đã chọn đề tài” Phân tích kết quả hoạt động kinh
1


doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn,

tỉnh An Giang” để nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp tích cực để nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tri Tôn qua 3 năm (2010 – 2012) và 2
quý đầu năm 2013 để đánh giá đƣợc thực trạng kinh doanh nhằm giúp nhà
quản trị Ngân hàng có thể đƣa ra các chiến lƣợc phát triển phù hợp và các biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
thông qua việc huy động vốn, nghiệp vụ cho vay và các hoạt động dịch vụ
khác.
Mục tiêu 2: Phân tích, đánh giá tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh
tại Ngân hàngtrong giai đoạn 2010 – 2012 và cập nhật thêm 2 quý đầu năm
2013, sử dụng các chỉ tiêu về thu nhập, chi phí, lợi nhuận.
Mục tiêu 3: Đề ra các phƣơng hƣớng, biện phápđể nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài đƣợc hiện nghiên cứu, thu thập số liệu giới hạn trong cả chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tri Tôn.
1.3.2 Phạm vi thời gian
- Số liệu phân tích của đề tài đƣợc Ngân hàng cung cấp qua 3 năm
(2010 – 2012) và đến hết quý II năm 2013.
- Thời gian thực tập từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tri Tôn thông qua các chỉ số đánh
giá. Mặt khác, NHNo & PTNT huyện Tri Tôn là một Ngân hàng thƣơng mại

quốc doanh, chi nhánh cấp 3 nên số liệu liên quan đến vốn chủ sở hữu không
có đƣợc cập nhật. Vì vây, việc phân tích số liệu về chỉ tiêu rủi ro và vốn chủ
sở không thể phân tích đƣợc.

2


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm về Ngân hàng thƣơng mại
2.1.1.1 Khái niệm
Theo Thái Văn Đại (2010, trang 38) “NHTM là một tổ chức kinh doanh
tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng bằng cách huy động vốn tức là nhận tiền gửi và
phát hành giấy tờ có giá, đồng thời sử dụng vốn huy động đó vào nghiệp vụ
cho vay, chiết khấu, cung cấp phƣơng tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ
Ngân hàng cho tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân”.
Trong hệ thống các tổ chức tín dụng của nền kinh tế thì NHTM là loại
hình tổ chức tín dụng có số lƣợng nhiều nhất trong hệ thống các tổ chức tài
chính.Sự có mặt của NHTM trong hầu hết các hoạt động của nền kinh tế xã
hội đã cho chúng ta thấy rằng NHTM đã góp phần to lớn vào sự thúc đẩy phát
triển với tốc độ cao của nền kinh tế.
Theo Điều 4 Luật các TCTD năm 2010 đã chỉ ra rằng: “NHTM là loại
hình Ngân hàng đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động Ngân hàng và các hoạt
động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Nhƣ vậy có thề nói rằng NHTM là một trung gian rất quan trọng trong
nền kinh tế.Nhờ hệ thống tài chính trung gian này mà các tiền nhàn rỗi nằm rải
rác trong công chúng đƣợc huy động và tập hợp lại để phân phối dƣới hình
thức cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế và cá nhân để sản xuất và tiêu dùng.
2.1.1.2 Chức năng

Nhận định của Thái Văn Đại (2010, trang 41) thì bản chất của NHTM
đƣợc bộc lộ ra thông qua các chức năng của nó. Trong điều kiện của nền kinh
tế thị trƣờng và hệ thống Ngân hàng phát triển các NHTM thực hiện các chức
năng sau đây:
- Trung gian trong cung cấp vốn: là chức năng quan trọng và cơ bản nhất
của NHTM. Trong chức năng này chức năng trung gian đi vay và cho vay của
NHTM tức là vai trò huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh
tế và sử dụng nguồn vốn tín dụng để cấp tín dụng, đáp ứng các nhu cầu vốn
kinh doanh và vốn đầu tƣ cho các doanh nghiệp và nhu cầu vốn tiêu dùng của
các cá nhân.
- Trung gian thanh toán (chức năng thủ quỹ): là chức năng quan trọng,
không những thể hiện khá rõ bản chất của NHTM mà còn thấy tính chất “đặc
biệt” trong hoạt động NHTM. NHTM đứng ra làm trung gian để thực hiện các
3


giao dịch thanh toán tức là thu hộ và chi hộ cho các khách hàng – ngƣời mua
và ngƣời bán… để hoàn tất các quan hệ giao thƣơng giữa họ với nhau.
- Cung ứng dịch vụ Ngân hàng: cung cấp cho khách hàng, không chỉ đơn
giản là dịch vụ phí mà còn gắn liền với các hoạt động cấp tín dụng của Ngân
hàng nhƣ bảo lãnh Ngân hàng ví dụ nhƣ dịch vụ chuyển tiền, tƣ vấn, môi giới
chứng khoán, môi giới bất động sản và nghiệp vụ Ngân hàng điện tử… với hệ
thống mạng lƣới chi nhánh rộng rãi cả trong và ngƣời nƣớc.
- Tạo tiền bút tệ: khi thực hiện chức năng huy động vốn và cấp tín dụng
cho nền kinh tế thông qua hệ thống Ngân hàng thì các NHTM có khả năng tạo
ra một khối lƣợng tiền tệ mới– tiền trên tài khoản mà ngƣời ta gọi là tiền bút
tệ. Tiền bút tệ mặc dù đƣợc tạo ra trên hệ thống tài khoản của Ngân hàng
nhƣng thực tế nó góp phần làm tăng tổng thanh toán tiền trong lƣu thông.
2.1.2Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
2.1.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc
tạo lập vốn cho Ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động
kinh doanh của các NHTM. Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dƣới hình thức huy
động vốn, cho vay, đầu tƣ và cung cấp dịch vụ khác.Huy động vốn là hoạt
động tạo nguồn vốn cho NHTM, chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng nguồn
vốn.Vốn huy động không những giúp cho Ngân hàng thực hiện các hoạt động
kinh doanh, mà còn là cơ sở để Ngân hàng tiến hành các hoạt động cho vay,
đầu tƣ, dự trữ mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Huy động vốn dƣới các hình
thức sau:
−Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dƣới
các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
−Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động
vốn của tổ chức, cá nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc khi đƣợc Thống đốc Ngân
hàngNhà nƣớc chấp thuận…
−Vay vốn của các TCTD khác hoạt động tại Việt Nam và của các TCTD
nƣớc ngoài.
− Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nƣớc theo quy định của Luật Ngân
hàng Nhà nƣớc.
2.1.2.2 Nghiệp vụ tín dụng
- Tín dụng là một quan hệ ra đời gắn liền với sản xuất và lƣu thông hàng
hóa trong nền kinh tế. Tín dụng bắt nguồn từ từ chữ Credit – Creaditum- hay
đƣợc đơn giản là một “quan hệ sử dụng sự tín nhiệm”.Nói cách khác, tín dụng
4


Ngân hàng là quan hệ chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ Ngân hàng cho
khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.
- Khái niệm tín dụng đƣợc thể hiện qua sơ đồ dƣới đây:
Vốn (1)


Ngƣời cho vay

Ngƣời đi vay

Vốn + lãi (2)
Hình 2.1: Sơ đồ khái niệm tín dụng
- Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD giao cho khách
hàng một số tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa
thuận, với nguyên tắc có hoàn trả cả vốn gốc và lãi.
- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã đƣợc
thỏa thuận giữa NHNo Việt Nam và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời
gian đó khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho NHNo Việt
Nam.
- Thời hạn cho vay là khoảng thời gian đƣợc tính từ khi khách hàng bắt
đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi đã đƣợc thỏa thuận
trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Dựa vào thời
hạn, cho vay có thể chia thành cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
+ Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
+ Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12
tháng đến 60 tháng.
+ Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng
trở lên.
- Hoạt động tín dụng của Ngân hàng tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc 1: Tiền vay đƣợc sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận
trên hợp đồng tín dụng.
+ Nguyên tắc 2: Tiền vay phải đƣợc hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng
hạn đã thoả thuận trên hợp đồng tín dụng.
- Điều kiện cho vaytheo quy chế cho vay khách hàng do Ngân hàng Nhà
nƣớc ban hành, các điều kiện vay vốn khách hàng cần có:
5



+ Có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật;
+ Có mục đích vay vốn hợp pháp;
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết;
+ Có phƣơng án khả năng sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có
hiệu quả;
+ Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính
phủ và hƣớng dẫn của Ngân hàng Nhà nƣớc.
- Lãi suất tín dụng: tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu đƣợc trong kỳ so
với vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Thông thƣờng lãi suất
tính theo năm, quý, tháng. Bản chất lợi tức là một phần lợi nhuận đƣợc sáng
tạo ra trong quá trình sản xuất vật chất mà ngƣời đi vay phải trả cho ngƣời cho
vay theo mức đã sử dụng vào quá trình sản xuất. Lợi tức là một phần của lợi
nhuận đƣợc biểu hiện bên ngoài nhƣ “giá cả của tiền tệ”.
*Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng:
+ Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà
ngân hàng cho khách hàng vay trong thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu
hồi hay chƣa thu hồi.
+ Doanh số thu nợ là số tiền mà Ngân hàng thu đƣợc từ nợ trong hạn,
bao gồm doanh số cho vay trong năm và nợ chƣa đến hạn thanh toán của các
năm trƣớc chuyển sang. Việc thu hồi nợ có tốt hay không là mỗi Ngân hàng
biết tính toán và tránh đƣợc những rủi ro có thể xảy ra, từ đó việc thu hồi nợ
mới đúng hạn và nhanh chóng. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá
khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của
Ngân hàng.
+ Dƣ nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và sẽ thu
đƣợc vào một thời điểm nhất định. Dƣ nợ bao gồm nợ trong hạn và nợ xấu.
Dƣ nợ đƣợc tính dựa theo hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu

nợ.
DNCK = DNĐK + DSCVTK – DSTNTK
+ Vòng quay vốn tín dụng (vòng)
Là chỉ tiêu đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng,
phản ánh số vốn đầu tƣ quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay
vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân
6


chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =

Dƣ nợ bình quân

2.1.3Khái niệm về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn
bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ
chất lƣợng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần đƣợc khai thác,
trên cơ sở đề ra các phƣơng án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.
Theo Nguyễn Minh Kiều (2013, trang188): “Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanhcủa NHTM là báo cáo tài chính cho thấy tình hình doanh thu, chi
phí và lợi nhuận của Ngân hàng qua một thời kỳ nhất định”.
2.1.3.1 Thu nhập của Ngân hàng
Thu nhập Ngân hàng là khoản tiền thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng nhận đƣợc. Nguồn thu chính của một Ngân hàng là thu lãi từ tài
sản sinh lời, chủ yếu là từ các khoản vay, chứng khoán, tiền gửi tại các Ngân
hàng khác. Thu nhập của NHTM bao gồm các khoản sau:
+ Thu nhập từ lãi: thu lãi tiền gửi, thu từ lãi cho vay, thu lãi từ đầu tƣ

chứng khoán, và thu các hoạt động tín dụng khác…
+ Thu nhập ngoài lãi:thu nhập phí hoạt động cung cấp các dịch vụ thanh
toán, thu phí từ dịch vụ tiền gửi…
2.1.3.2 Chi phí của Ngân hàng
Chi phí là toàn bộ tài sản, tiền bạc bỏ ra để thực hiện một quá trình sản
xuất kinh doanh. Chi phí của NHTM bao gồm các khoản sau:
+ Chi phí từ lãi: chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay,
+ Chi phí ngoài lãi: chi phí cho các hoạt động dịch vụ, chi phí nhân
viên(lƣơng, phụ cấp…), chi phí khấu hao nhà cửa, thiết bị Ngân hàng cùng chi
phí pháp lý và các giấy tờ cần thiết,…
2.1.3.3 Lợi nhuận của Ngân hàng
Lợi nhuận của NHTM là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lƣợng
kinh doanh của Ngân hàng.Lợi nhuận có thể hiện hữu nhƣ tiền, tài sản… và vô
hình nhƣ uy tín đối với khách hàng hay thị phần mà Ngân hàng đang nắm giữ
tại địa phƣơng.

7


2.1.4 Các chỉ tiêu để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng
- Tổng thu nhập trên tổng tài sản (%)

Tổng thu nhập trên
tổng tài sản

Tổng thu nhập
x 100%

=


Tổng tài sản

Chỉ số này đo lƣờng hiệu quả sử dụng tài sản của Ngân hàng, chỉ số này
cao chứng tỏ Ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu từ một cách hợp lý và hiệu quả
tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của NHTM.
−Tổng chi phí trên tổng thu nhập (%)
Tổng chi phí
Tổng chi phí trên
tổng thu nhập

x 100%

=

Tổng thu nhập

Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập.
Đây cũng là chỉ số đo lƣờng hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Thông
thƣờng chỉ số này phải nhỏ hơn 1, nếu nó lớn hơn 1 chứng tỏ Ngân hàng hoạt
động kém hiểu quả, đang có nguy cơ phá sản trong tƣơng lai.
- Hệ số chênh lệch thu nhập lãi (%)

TN lãi – CP lãi

Hệ số thu nhập

x 100%

=


lãi ròng

Tổng tài sản

Hệ số thu nhập lãi ròng đo lƣờng mức chênh lệch giữa nguồn thu lãi và
chi phí trả lãi Ngân hàng có thể đạt đƣợc. Đây là chỉ tiêu quan trọng thể hiện
vai trò trung gian tài chính của ngân hàng thƣơng mại, nó là thƣớc đo biên độ
lợi nhuận bình quân của ngân hàng khi cấn trừ giữa đầu vào và đầu ra thông
qua lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra.
- Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (%)
Chỉ số ROA cho nhà quản trị Ngân hàng thấy đƣợc khả năng trong việc
tạo ra thu nhập từ việc đầu tƣ của NHTM. Nói cách khác, ROA giúp cho nhà
phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng vốn đem đi đầu tƣ. ROA
lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng tốt, Ngân hàng có cơ cấu tài
8


sản hợp lý, Ngân hàng có sự đầu tƣ linh hoạt vào các nghiệp vụ kinh doanh
trƣớc những biến động của nền kinh tế.Nếu ROA quá lớn nhà phân tích sẽ lo
lắng vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận.Vì vậy, việc so sánh ROA giữa các
kỳ phân tích để thấy đƣợc nguyên nhân của sự thành công hoặc thất bại trong
kinh doanh Ngân hàng.
2.1.5. Các chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro trong kinh doanh
NHTM là loại hình doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa đặc biệt tiền tệ.
Đa phần trong đó là các khoản tiền gửi phải trả theo yêu cầu. Do vậy, các
NHTM không thể tránh các rủi ro trong hoạt động kinh doanh gây tổn thất đến
thu nhập của Ngân hàng. NHTM thƣờng phải đối mặt với các rủi ro sau:
- Rủi ro lãi suất
- Rủi ro tín dụng

- Rủi ro thanh khoản
2.1.5.1Rủi ro về thanh khoản
Rủi ro thanh khoản của Ngân hàng là những rủi ro xảy ra do sự thay đổi
trên thị trƣờng thứ cấp gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc chuyển đổi các
tài sản thành tiền để đáp ứng các chi trả. Khả năng xảy ra khi chi phí giao dịch
tăng hoặc thời gian giao dịch bị kéo dài. Tổn thất mà Ngân hàng phải gánh
chịu là chi phí phát sinh do phải tìm kiếm các nguồn chi trả khác.Khi thực hiện
chức năng trung gian tài chính và trung gian thanh toán, Ngân hàng phải
thƣờng xuyên duy trì thanh khoản khả năng thanh toán, tứcduy trì thanh khoản
của Ngân hàng.
Hệ số thanh khoản chỉ sự so sánh giữa số tiền cần thiết để thanh toán cho
ngƣời gửi tiền rút ra và sự gia tăng cho vay với nguồn thực sự hoặc tiềm năng
trong thanh toán. Vốn cho vay là một nhu cầu về thanh khoản và nguồn vốn
huy động đƣợc có thể là nguồn vốn quan trọng cho thanh toán, mối quan hệ
này cho thấy rủi ro thanh khoản của Ngân hàng.
Hệ số thanh
khoản

Tài sản thanh khoản – Vay ngắn hạn
=

Vốn tiền gửi

Tài sản thanh khoản bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại Ngân hàng
Nhà nƣớc, tiền gửi tại các TCTD trong và ngoài nƣớc, tiền gửi của các
TCTD khác, chứng khoán ngắn hạn...
Vốn tiền gửi: tiền gửi huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cƣ, tiền gửi
của các tổ chức tính dụng khác...
9



2.1.5.2 Rủi ro về tín dụng
Rủi ro tín dụng là một loại rủi ro Ngân hàng có thể xảy ra ảnh hƣởng xấu
đến hoạt động tín dụng của NHTM. Rủi ro Ngân hàng là những sự việc xảy ra
ngoài ý muốn và ảnh hƣởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Một cách hiểu đơn giản, rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng vay không
thực hiện đứng đƣợc các điều khoản hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể
khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn
các khoản gốc và lãi, gây ra tổn thất về mặt tài chính và khó khăn trong hoạt
động kinh doanh của NHTM.
Hệ số rủi ro tín dụng của Ngân hàng là rủi ro mà lãi và gốc, hoặc cả gốc
lẫn lãi trên các khoản cho vay sẽ không nhận đƣợc nhƣ khách hàng đã cam
kết.
Nợ xấu
Hệ số rủi ro tín dụng =

X 100
Dƣ nợ

Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 theo quy định về
phân loại nợ của NHNN Việt Nam và NHNo Việt Nam. Tỷ lệ nợ xấu tính trên
tổng dƣ nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lƣợng tín dụng của chi nhánh.
2.1.5.3 Rủi ro về lãi suất
Rủi ro lãi suất của Ngân hàng có liên quan đế sự thay đổii trong thu nhập
tài sản và nợ phải trả và giá trị gây ra bởi sự thay đổi của lãi suất.
Rủi ro lãi suất: quy mô và chi phí trả lãi của mỗi nguồn vốn tiềm năng tỏ
ra nhạy cảm nhƣ thế nào đối với những thay đổi của lãi suất thị trƣờng? Nói
cách khác, nhu cầu của khách hàng trong mỗi loại nguồn vốn có độ co giãn
đối với thay đổi lãi suất ra sao? Và mức chênh lệch lãi suất của Ngân hàng
tƣơng quan giữa tỷ suất sinh lợi bình quân của tài sản sinh lợi và chi phí bình

quân của nguồn vốn huy động trả lãi sẽ chịu tác động ra sao trƣớc bất kỳ sự
thay đổi lãi suất thị trƣờng nào.

Tài sản nhạy cảm với lãi suất

Hệ số nhạy
cảm lãi suất

=

Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất

- Tài sản nhạy cảm với lãi suất bao gồm: Cho vay ngắn hạn, tiền gửi tại
các TCTD trong và ngoài nƣớc, tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà
nƣớc...
10


- Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất bao gồm: tiền gửi của TCTD khác,
tiền gửi ngắn hạn của cá nhân và các TCKT...
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Số liệu sử dụng trong đề tài là những số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ
chínhNgân hàng.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
- Phƣơng pháp thống kê mô tả để phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập
từ báo cáo tài chính hàng năm trong thời gian nghiên cứu nhằm phản ánh
thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
- Thống kê mô tả là tổng hợp các phƣơng pháp đo lƣờng, mô tả và trình
bày số liệu đƣợc ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bao gồm giá trị trung bình,

giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và mốt; và phân tích tần số xuất hiện của các
đối tƣợng nghiên cứu.
- Phƣơng pháp so sánhtheo số tuyệt đối, tƣơng đối là phƣơng pháp phổ
biến trong việc phân tích vấn đề. Nội dung của phƣơng pháp này là nhìn nhận
từng chỉ tiêu về thời gian (kỳ này so với kỳ trƣớc), hay về không gian (Ngân
hàng này so với Ngân hàng khác), ...
+ So sánh bằng số tuyệt đối: đƣợc biểu hiện bằng các con số cụ thể thể
hiện mức độ hoàn thành kế hoạch hay chỉ tiêu đề ra
+ So sánh bằng các số tương đối: đƣợc biểu hiện bằng tỷ lệ %, phản ánh
kết cấu, tốc độ tăng giảm của các chỉ tiêu phân tích.
- Phƣơng pháp so sánh tổng hợp và định tính
+ So sánh tổng hợp: dùng để xác định tỷ lệ và xu hƣớng của các chỉ tiêu
biến đổi giữa các thời kỳ với nhau.
+ So sánh định tính: nhằm đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ tiêu từng
thời kỳ.
- Phƣơng pháp tỷ trọng: xác định phần trăm (%) của từng yếu tố chiếm
đƣợc trong tổng thể của các yếu tố đang xem xét, phân tích.
- Phƣơng pháp phân tích bằng biểu đồ, biểu bảng.

11


CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TRI TÔN
3.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XẪ HỘI CỦA
HUYỆN TRI TÔN
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Tri Tôn là một huyện miền núi nằm về hƣớng Tây Nam tỉnh An Giang
với diên tích tự nhiên khoảng 60.038,74 ha (lớn nhất tỉnhchiếm gần 17% diện

tích toàn tỉnh) gồm 2 thị trấn Tri Tôn, Ba Chúc và 13 xãvới dân số trên
127.000 ngƣời, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số Khmer chiếm khoảng 40%
dân số, sống ở tập trung nhiều nhất tại các xã: Ô Lâm, An Tức, Cô Tô, Núi Tô,
Châu Lăng, Lƣơng Phi, Lê Trì. Trong đó, thị trấn Tri Tôn là trung tâm huyện
lỵ, cách không xa đô thị lớn và cửa khẩu trong khu vực nhƣ: thành phố Long
Xuyên, Châu Đốc, cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Thị xã du lịch – cửa khẩu
quốc tế Hà Tiên, thành phố Rạch Giá.
Tri Tôn có một vị trí địa lý khá thuận lợi khi phía Bắc và Đông Bắc giáp
với huyện Tịnh Biên và giáp với Campuchia, có đƣờng biên giới dài khoảng
17,2km. Phía Đông giáp với huyện Thoại Sơn và huyện Châu Thành. Phía Tây
và Tây Nam giáp với huyện Kiên Lƣơng, Hòn Đất tỉnh Kiên Giang.
Địa hình huyện Tri Tôn mang đậm nét của vùng đồng bằng kênh rạch
dày đặc nhƣng có xen lẫn nhiều đồi núi… Bao bọc chung quanh núi là đồng
bằng chân núi, dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng tạo nên nhiều
cảnh quan thiên nhiên. Hơn thế nữa, Tri Tôn là địa bàn có nhiều chủng loại
khoáng sản tƣơng đối phong phú, bao gồm đá xây dựng, cao lanh, đất sét, than
bùn, than đá, nƣớc khoáng thiên nhiên,… Có thể thấy, Tri Tôn là địa bàn có
nhiều điều kiện thuân lợi cho việc sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ khai thác
các khoáng sản, góp phần tích cực cho việc phát triển kinh tế trên địa bàn.
Cùng với đó, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn chú trọng quan tâm đầu tƣ để
ổn định và phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, với nhiều chủ trƣơng, giải pháp, chính sách
nhằm thúc đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc và
biên giới để sớm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân
tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu,vùng xa, tạo điều kiện để
đƣa nông thôn vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát
triển, để hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nƣớc.
12



3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trong năm 2012, nền kinh tế địa phƣơng tiếp tục và phát triển ổn đinh.
Cơ cấu GDP khu vực I chiếm tỷ trọng 34,51%, khu vực II chiếm 16,47%, khu
vực III chiếm 49,02%. Sản lƣợng lúa cả năm đạt đƣợc 558.326 tấn tăng 6,43%
so với năm 2011. Xây dựng 22 tiểu vùng đê bao, tổng số vốn đầu tƣ 27,143 tỷ
đồng, duy tu sửa chữa 12 công trình, tổng vốn 1,955 tỷ đồng hệ thống thoát lũ
của 2 công trình, tổng vốn 1,2 tỷ đồng, xây dựng 52 trạm bơm điện. Toàn
huyện có 190 lò sấy lúa, 38 máy gặt xếp dãy, 235 máy gặt đập liên hợp,
chƣơng trình khuyến nông 287 cuộc hội thảo với 17.267 nông dân tham dự, tổ
chức chƣơng trình “1 phải 5 giảm” đƣợc 13 lớp, trình diễn mô hình khảo
nghiệm giống mè, giống lúa chống chịu rầy, mô hình cày ải phơi đất, mô hình
trồng nấm rơm, tổng số trang trại 64 trang trại. Giá trị sản xuất tiểu thủ công
nghiệp 111.775 triệu đồng đồng, so cùng kỳ tăng 4,88% bằng 5.203 triệu
đồng. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong năm là 39 cơ sở với
tổng vốn đầu tƣ 2.974 triệu đồng. Thu ngân sách 402,2 tỷ đồng đạt 178,27%
so kế hoạch. Chi ngân sách 378,1 tỷ đồng đạt 166,81% so kế hoạch… Đều đó
có ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác cho vay, thu nợ và huy động vốn của chi
nhánh.
Mặc khác, huyện Tri Tôn là một địa bàn có mật độ dân cƣ thƣa thớt nhất
trong toàn tỉnh An Giang, dân cƣ tập trung đông ở hai thị trấn Tri Tôn và Ba
Chúc. Trình độ học vấn cũng có sự thay đổi theo xu hƣớng tăng dần trình độ
dân trí của ngƣời lao động. Giá trị GDP theo giá so sánh không ngừng tăng lên
qua các năm. Biểu hiện là năm 2012, nền kinh tế địa phƣơng tiếp tục phát triển
ổn định, mặc dù chịu sự ảnh hƣởng chung của suy thoái kinh tế tác động vào.
Trƣớc những khó khăn, Tri Tôn đã không ngừng phấn đấu và đạt đƣợc một số
thành tựu đáng kể nhƣ: hệ thống giao thông vận tải, cầu đƣờng, mạng lƣới
điện nƣớc, mạng lƣới thông tin liên lạc đƣợc mở rộng và nâng cấp. Bên cạnh
đó, nhiều công trình hạ tầng nông thôn đƣợc xây dựng trên địa bàn. Tri Tôn đã
khẳng định mình đang vƣơn lên cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế
nƣớc nhà. Từ đó, Tri Tôn đã và đang quảng bá tiềm năng lợi thế của mình để

thu hút mạnh mẽ vốn đầu tƣ từ các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn, từ đó
tạo một bộ mặt mới cho nền kinh tế huyện trong giai đoạn hội nhập kinh tế.
3.2 KHÁI QUÁT VỀ NHNNo&PTNT HUYỆN TRI TÔN
3.2.1 Sự hình thành và phát triển của NHNNo&PTNT huyện Tri
Tôn
3.2.1.1 Lịch sử hình thành:
Tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
13


ngày nay là Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam. Trải qua nhiều giai
đoạn, Ngân hàng có những tên gọi khác nhau gắn với từng nhiệm vụ sự phát
triển của đất nƣớc ở những thời kỳ khác nhau: Ngân hàng Phát triên nông thôn
Việt nam (1988 - 1990), Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (1990 - 1996),
Ngân hàng Nông nghiệp và triển nông thôn Việt Nam (1996 đến nay).
Với tên gọi mới là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nƣớc. Bởi lẽ, nƣớc ta là một
nƣớc nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm chính. Từ năm 1996, hoạt động của
Ngân hàng có sự thay đổi về chất lẫn về lƣợng, vừa thừa kế và phát huy truyền
thống, vừa tạo đƣợc những yếu tố đột phá trên nhiều phƣơng diện nhƣ:năng
lực tài chính, công nghệ, tổ chức và quản trị điều hành hƣớng đến chuẩn mực,
thông lệ hiện đại.
Là một chi nhánh của chi nhánh NHNo & PTNT VNtỉnh An Giang,
NHNNo & PTNT huyện Tri Tôn đƣợc thành lập theo quyết định số 340/QĐ NHNo - 02 ngày 19 tháng 6 năm 1988 của Tổng giám đốc NHNo & PTNT
Việt Nam. NHNo & PTNT huyện Tri Tôn là một trong những chi nhánh của
NHNo & PTNT tỉnh An Giang. Trụ sở của NHNo & PTNT huyện Tri Tôn
đƣợc đặt tại 63 Trần Hƣng Đạo, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An
Giang. NHNo & PTNT là Ngân hàng đầu tiên trong huyện Tri Tôn đƣợc đƣa
vào hoạt động, thực hiện chức năng cho vay là chủ yếu nhằm mục đích phục
vụ cho nhân dân, cải thiện đời sống tạo một bƣớc ngoặt phát triển kinh tế xã

hội của một huyện mà có ngành nông nghiệp là then chốt nhƣ Tri Tôn.
3.2.1.2 Sự phát triển của NHNo & PTNT huyện Tri Tôn:
Ngày 28 tháng 6 năm 1991, Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) đã
có chỉ thị 202/CT trong đó qui định “Việc cho vay của Ngân hàng để phát
triển sản xuất nông dân, ngƣ nghiệp, diêm nghiệp cần đƣợc chuyển sang cho
vay trực tiếp đến hộ sản xuất, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất thuộc ngành
này thực sự trở thành đơn vị kinh tế tự chủ”. Thực hiện chỉ thị đó thì NHNo &
PTNT huyện Tri Tôn xem việc phục vụ nông nghiệp, nông thôn, vì sự nghiệp
xóa đói giảm nghèo, vì sự phồn vinh của bà con nông dân làm mục tiêu cho
hoạt động của đơn vị. Qua đó cho thấy vai trò to lớn của tín dụng Ngân hàng
đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn. Hoạt động chủ yếu của NHNo &
PTNTchi nhánh huyện Tri Tôn là huy động tiền gửi tiết kiệm, cho vay, thu
dịch vụ ngoài tín dụng, chuyển tiền, chi trả ngoại hối…ngoài ra còn có các
chính sách ƣu đãi khách hàng nhƣ tặng quà khi khách hàng gửi tiết kiệm.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh An Giang nói chung và huyện
Tri Tôn nói riêng thể hiện qua việc huyện Tri Tôn mở rộng thêm một phòng
14


×