Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh bến nhứt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.25 KB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGÔ HOÀNG HỚN
MSSV: 4104598

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG
HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH
TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH BẾN NHỨT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN TUẤN KIỆT


11-2013

ii


LỜI CẢM TẠ

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy
Nguyễn Tuấn Kiệt trong suốt quá trình thực hiện bài luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban giám đốc, các cô chú, anh chị
đang công tác tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh
Bến Nhứt đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian thực tập tại Ngân


hàng để có thể thuận lợi hoàn thành bài luận văn của mình.

Cần Thơ, ngày 29 tháng 11 năm 2013
Người thực hiện

Ngô Hoàng Hớn

iii


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 29 tháng 11 năm 2013
Người thực hiện

Ngô Hoàng Hớn

iv


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Bến Nhứt, ngày.....tháng.....năm.....

v


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU...................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu.................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung........................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................2
1.3.1 Không gian nghiên cứu............................................................................2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu...............................................................................2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................2
1.4 Lược khảo tài liệu.......................................................................................3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....6
2.1 Phương pháp luận.......................................................................................6
2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về tín dụng.............................................................6
2.1.2 Tín dụng hộ sản xuất kinh doanh.............................................................8
2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng..........................................13
2.2 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................15
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................15
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu...............................................................15
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH BẾN NHỨT.........17
3.1 Quá trình hình thành và phát triển.............................................................17
3.2 Cơ cấu tổ chức..........................................................................................17
3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý.........................................................................17
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban..................................................18
3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh...................................................................19
3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ 2010 đến 2012..........19
3.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 6 tháng 2012, 2013........21

vi


3.4 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Ngân hàng. .23
3.4.1 Thuận lợi................................................................................................23
3.4.2 Khó khăn................................................................................................24
3.4.3 Phương hướng phát triển........................................................................24
Chương 4: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH
AGRIBANK CHI NHÁNH BẾN NHỨT.......................................................26
4.1 Phân tích tình hình nguồn vốn...................................................................26
4.1.1 Vốn huy động từ khách hàng.................................................................29

4.1.2 Vốn điều chuyển....................................................................................30
4.2 Phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh.................................30
4.2.1 Doanh số cho vay...................................................................................34
4.2.2 Doanh số thu nợ.....................................................................................36
4.2.3 Dư nợ cho vay........................................................................................40
4.2.4 Tình hình nợ xấu....................................................................................44
4.3 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh
........................................................................................................................48
4.3.1 Dư nợ hộ SXKD trên nguồn vốn............................................................48
4.3.2 Hệ số thu nợ...........................................................................................49
4.3.3 Vòng quay vốn tín dụng.........................................................................50
4.3.4 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ..................................................................51
4.3.5 So sánh một số chỉ tiêu tài chính với ngân hàng khác............................52
4.4 Phân tích nhu cầu vay vốn tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng
........................................................................................................................54
Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI
AGRIBANK CHI NHÁNH BẾN NHỨT.......................................................66
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................68
6.1 Kết luận.....................................................................................................68
6.2 Kiến nghị...................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................69
PHỤ LỤC.......................................................................................................70

vii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Nhứt từ năm 2010
đến 2012..........................................................................................................19

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Nhứt 6 tháng
2012, 2013......................................................................................................22
Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của Agribank Bến Nhứt từ 2010 đến 2012. . .27
Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của Agribank Bến Nhứt 6T 2012, 2013........28
Bảng 4.3: Tình hình tính dụng của Agribank Bến Nhứt từ 2010 đến 6T.201332
Bảng 4.4 : Doanh số cho vay hộ SXKD theo thời hạn vay của Agribank Bến
Nhứt giai đoạn 2010 – 2012............................................................................33
Bảng 4.5: Doanh số cho vay hộ SXKD theo thời hạn vay của Agribank Bến
Nhứt 6 tháng 2012, 2013.................................................................................35
Bảng 4.6: Doanh số thu nợ hộ SXKD theo thời hạn của Agribank Bến Nhứt
giai đoạn 2010 – 2012.....................................................................................37
Bảng 4.7: Doanh số thu nợ tín dụng hộ SXKD của Agribank Bến Nhứt giai
đoạn 6 tháng 2012, 2013.................................................................................39
Bảng 4.8: Dư nợ cho vay hộ SXKD theo thời hạn của Agribank Bến Nhứt giai
đoạn 2010 – 2012............................................................................................41
Bảng 4.9: Dư nợ cho vay hộ SXKD của Agribank 6 tháng đầu năm 2012, 2013
........................................................................................................................43
Bảng 4.10: Nợ xấu tín dụng hộ SXKD của Agribank Bến Nhứt giai đoạn 2010
– 2012.............................................................................................................45
Bảng 4.11: Nợ xấu cho vay hộ SXKD của Agribank Bến Nhứt 6 tháng 2012,
2013................................................................................................................46
Bảng 4.12: Tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn của Agribank Bến Nhứt từ 2010 đến 6
tháng 2013......................................................................................................49
Bảng 4.13: Hệ số thu nợ của Agribank Bến Nhứt từ 2010 đến 6 tháng đầu năm
2013................................................................................................................50
Bảng 4.14: Vòng quay vốn tín dụng hộ SXKD của Agribank Bến Nhứt từ
2010 đến 6 tháng 2013....................................................................................51

viii



Bảng 4.15: Tỷ lệ nợ nợ xấu tín dụng hộ SXKD của Agribank Bến Nhứt từ
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.....................................................................52
Bảng 4.16: Một số chỉ tiêu tài chính của Agribank Bến Nhứt và Agribank
Giồng Riềng trong 6T.2013............................................................................53
Bảng 4.17: Trình độ học vấn của các thành viên nông hộ xã Long Thạnh khảo
sát năm 2013...................................................................................................55
Bảng 4.18: Ngành nghề SXKD của nông hộ xã Long thạnh khảo sát năm 2013
........................................................................................................................57
Bảng 4.19: Tình hình chăn nuôi của nông hộ xã Long Thạnh thời điểm
10/2012...........................................................................................................59
Bảng 4.20: Mục đích vay vốn chính thức của nông hộ xã Long Thạnh trong
thời gian tới.....................................................................................................63
Bảng 4.21: Mức vốn vay chính thức của nông hộ xã Long Thạnh trong thời
gian tới............................................................................................................64
Bảng 4.22: Nơi định vay của nông hộ xã Long Thạnh trong thời gian tới......64

ix


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Quy trình cho vay hộ sản xuất trực tiếp tại Agribank Bến Nhứt.....12
Hình 2.2: Quy trình cho hộ sản xuất vay thông qua tổ chức trung gian tại
Agribank Bến Nhứt.........................................................................................13
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Agribank Bến Nhứt..................17
Hình 4.1: Tình hình nguồn vốn của Agribank Bến Nhứt từ 2010 đến 2012....26
Hình 4.2: Tổng hợp diện tích đất sản xuất của nông hộ tại xã Long Thạnh....57
Hình 4.3: Diện tích gieo sạ lúa ở xã Long Thạnh năm 2012...........................58
Hình 4.4: Thu nhập của nông hộ xã Long Thạnh............................................61

Hình 4.5: Vay vốn ngoài ngân hàng của nông hộ xã Long Thạnh..................62

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHTM

:

Ngân hàng thương mại

NHNN

:

Ngân hàng nhà nước

NHCSXH

:

Ngân hàng chính sách xã hội

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh


xi


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hòa mình vào mục tiêu phát triển chung của nền kinh tế, Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank đã không ngừng
phấn đấu vươn lên, khẳng định được vị trí của mình là một trong những ngân
hàng hàng đầu về chất lượng và uy tín trong ngành. Và nhất là Agribank luôn
cho thấy vai trò chủ lực của mình trong việc đầu tư cấp tín dụng cho khu vực
nông nghiệp và nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Là một chi nhánh của hệ thống Agribank, những năm qua Agribank chi
nhánh Bến Nhứt đã hoạt động tích cực, phấn đấu thực hiện mục tiêu, sứ mệnh
chung của toàn hệ thống đó là tập trung nguồn vốn phát triển nông nghiệp
nông thôn từ đó góp phần cải thiện đời sống vật chất, phát triển cơ sở hạ tầng,
cải tạo dần bộ mặt nông thôn cho xã Long Thạnh – một xã nông nghiệp của
huyện Giồng Riềng cũng như các vùng lân cận thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang
thông qua việc cấp tín dụng mà chủ yếu là cấp vốn cho hộ sản xuất kinh doanh
(hộ SXKD) để những hộ dân đầu tư, mở rộng qua mô sản xuất nông nghiệp.
Đây là một trong những công cụ hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp thúc đẩy
chuyển dich cơ cấu cây trồng vật nuôi ở khu vực nông thôn. Trong những năm
qua hoạt động tín dụng hộ SXKD ngày càng phát triển và đóng vay trò quan
trọng trong hoạt động tín dụng chung của Ngân hàng với doanh số cho vay
mỗi năm ngày càng tăng và đây cũng là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu
cho Ngân hàng do đó Ngân hàng luôn chú trọng đẩy mạnh cho vay. Tuy nhiên
trong hoạt động tín dụng hộ SXKD còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và việc mở rộng
cho vay gặp nhiều khó khăn do việc sản xuất nông nghiệp của các hộ dân còn
bấp bênh chịu tác động nhiều bởi yếu tố về thời tiết, giá cả các yếu tố đầu vào,
đầu ra và đặc biệt là tình hình dịch bệnh hại phát triển mạnh trong thời gian

qua. Do đó, ta thấy việc nghiên cứu đánh giá tình hình tín dụng hộ SXKD
nhằm đưa ra những chính sách góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, mở
rộng quy mô tín dụng nhằm giúp người dân phát triển sản xuất, tăng hiệu quả
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngoài ra, việc tìm hiểu nhu cầu tín dụng
của hộ sản xuất kinh doanh giúp Ngân hàng am hiểu nhiều hơn về nhu cầu của
các hộ dân để có thể chủ động được nguồn vốn và đưa ra những chính sách
phát triển trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như nâng cao khả năng
tiếp cận vốn của hộ dân. Chính vì những lí do đó nên em chọn đề tài “Phân
tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp

1


và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Nhứt” để nghiên cứu làm luận văn
tốt nghiệp của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của đề tài này là phân tích tình hình tín dụng hộ sản
xuất kinh doanh tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi
nhánh Bến Nhứt giai đoạn 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để từ đó
tìm ra những thuận lợi cũng như khó khăn, nhằm đưa ra những giải pháp nâng
cao hoạt động tín dụng cho Ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại Agribank chi
nhánh Bến Nhứt giai đoạn 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
- Phân tích các chỉ tiêu đánh hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh
tại Agribank chi nhánh Bến Nhứt giai đoạn 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm
2013.
- Đánh giá nhu cầu vay vốn tín dụng của hộ sản xuất kinh doanh tại
Agribank chi nhánh Bến Nhứt trong tương lai.

- Đề xuất một số giải pháp giúp Ngân hàng nâng cao hiệu quả và mở
rộng quy mô tín dụng.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Agribank chi nhánh Bến Nhứt, số liệu sơ cấp
thu thập tại xã Long Thạnh huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
- Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài là từ năm 2010 đến 6 tháng đầu
năm 2013 được thu thập tại Ngân hàng trong thời gian thực tập từ 8/2013 đến
11/2013.
- Số liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 10 năm 2013.
- Thời gian thực hiện đề tài từ 12/8/2013 đến 28/11/2013.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng trong thời gian từ 2010 đến 2012 và

2


6 tháng đầu năm 2013. Ngoài ra đề tài còn phân tích nhu cầu tín dụng của hộ
sản xuất kinh doanh tại Agribank chi nhánh Bến Nhứt trong tương lai.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn Phước Duy (2012) nghiên cứu “Tình hình tín dụng hộ sản xuất
tại NHNo & PTNT thôn chi nhánh huyện Kế Sách”, LVTN đại học, Đại học
Cần Thơ. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính, bảng cân đối
kế toán tại phòng tín dụng và phòng kế toán ngân quỹ của Ngân hàng. Bên
cạnh đó, tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối
để đánh giá tình hình tính dụng của Ngân hàng. Kết quả nguyên cứu cho thấy
hoạt động tín dụng của Ngân hàng phát triển tốt, tuy nhiên hoạt động giám sát,
thu nợ còn gặp một số khó khăn. Từ đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp

như xây dựng mô hình cho vay theo nhóm liên kết đối với hộ sản xuất, tăng số
lượng cán bộ tín dụng để giải quyết khó khăn trên.
Vũ Văn Chung (2012) “Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại
chi nhánh NHNo & PTNT huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang”, LVTN đại
học, Đại học Cần Thơ. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán tại phòng tín dụng và phòng kế
toán ngân quỹ của Ngân hàng của Ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng
phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối, thống kê mô tả và sử dụng các chỉ
tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các khoản cho vay của Ngân hàng có chất lượng khá tốt,
tuy nhiên điều kiện sản xuất của hộ sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự
nhiên nên đây là yếu tố khách quan có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả trong
hoạt động tín dụng. Nghiên cứu cũng cho thấy nguồn vốn huy động không thể
đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngân hàng còn phải phụ thuộc vào
vốn điều chuyển. Từ đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp như Ngân hàng có
thể phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn, tiến hành tổ chức đánh giá phân
loại khách hàng để có thể cấp lượng vốn vay phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động tín dụng.
Phan Đình Khôi (2012), nghiên cứu “Tín dụng chính thức và không
chính thức ở Đồng Bằng Sông Cửu Long: Hiệu ứng tương tác và khả năng
tiếp cận”. Tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp bằng cách
chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để điều tra (thông qua bảng câu hỏi) các hộ
gia đình từ 13 xã ở ĐBSCL. Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng phương pháp ước
lượng Tobit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay không
chính thức; sử dụng mô hình hồi quy Probit để xác định khả năng tiếp cận
nguồn vốn tín dụng chính thức; sử dụng mô hình hồi quy Heckman để xác

3



định số tiền vay trong chương trình tín dụng chính thức của các hộ. Kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng số tiền vay không chính thức ảnh hưởng bởi các yếu
tố bao gồm sở hữu đất đai, mục đích cho vay không chính thức, thời hạn cho
vay không chính thức và đường liên xã; các nhân tố làm tăng khả năng tiếp
cận tín dụng chính thức bao gồm làm việc hành chính ở địa phương, thành
viên tổ vay vốn và sổ hộ nghèo, số tiền vay không chính thức; số tiền vay từ
chương trình tín dụng chính thức được giải thích bởi các yếu tố như tuổi tác và
nghề nghiệp của chủ hộ, mức thu nhập, chi phí y tế, mục đích vay và lãi suất
ưu đãi.
Nguyễn Quốc Nghi (2011), nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến
cầu tín dụng chính thức của nông hộ ở làng hoa Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp”.
Tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp bằng cách chọn mẫu
ngẫu nhiên phân tầng để điều tra (thông qua bảng câu hỏi) nông hộ tại làng
hoa Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp. Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng phương pháp
phân tích hồi quy logistic để xác định các nhân tố ảnh hưởng đế cầu tín dụng
chính thức của nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng
đến nhu cầu tín dụng chính thức của nông hộ là số lao động tham gia sản xuất,
trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, tham gia hội đoàn thể địa phương,
diện tích đất sản xuất và vay vốn phi chính thức.
Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2010), nghiên cứu “Khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân: trường hợp nghiên
cứu ở vùng cận ngoại thành Hà Nội”. Tác giả đã sử dụng phương pháp thu
thập số liệu sơ cấp bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên để điều tra (thông qua
bảng câu hỏi) hộ nông dân ở các huyện cận thành Hà Nội. Bên cạnh đó, tác giả
đã sử dụng phân tích bằng mô hình hồi quy hai bước của Heckman để xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cũng
như lượng vốn tín dụng chính thức được vay của nông hộ. Kết quả nghiên cứu
cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng
chính thức của nông hộ bao gồm độ tuổi và địa vị của chủ hộ, hộ hộ đã vay
được tín dụng không chính thức và thủ tục vay vốn tín dụng chính thức; các

nhân tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng chính thức mà hộ được
vay cũng được xác định gồm có trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất sử
dụng, thu nhập bình quân, tài sản thế chấp, mục đích vay vốn.
Qua lược khảo tài liệu cho thấy nghiên cứu trước đây của các tác giả
Nguyễn Phước Duy, Vũ Văn Chung đã sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ
bảng báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán từ các phòng ban của ngân hàng,
bên cạnh đó các tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt
đối, sử dụng các chỉ số tài chính để phân tích. Do vậy nghiên cứu này đã kế

4


thừa những phương pháp của các tác giả trên để tiến hành phân tích tình hình
tín dụng hộ SXKD, đánh giá hoạt động tín dụng hộ SXKD tại Agribank Bến
Nhứt. Ngoài ra nghiên cứu của các tác giả Phan Đình Khôi, Nguyễn Quốc
Nghi, Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung đã sử dụng phương pháp
thu thập số liệu sơ cấp bằng bảng câu hỏi. Bên cạnh đó sau khi nghiên cứu các
tác giả này đã đưa ra những kết quả nghiên cứu của mình đó là xác định được
một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nhu cầu
tín dụng và lượng vốn tín dụng chính thức được vay của các hộ. Do vậy
nghiên cứu này đã kế thừa những kết quả nghiên cứu trên, kết hợp với phương
pháp thu thập số liệu sơ cấp bằng bảng câu hỏi để đánh giá khả năng tiếp cận
nguồn vốn tín dụng, nhu cầu tín dụng và lượng vốn tín dụng được vay của các
nông hộ ở xã Long Thạnh.

5


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng
2.1.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện duới hình thái tiền tệ, hay
hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau
một thời gian nhất định (Thái Văn Đại, 2012).
Khái niệm trên thể hiện ở 3 đặc điểm cơ bản, nếu thiếu một trong ba đặc
điểm đó thì sẽ không là phạm trù tín dụng:
- Có sự chuyển giao quyền sử dụng một giá trị từ người này sang người
khác.
- Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời.
- Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm
theo một lượng giá trị tăng thêm gọi là lợi tức (Thái Văn Đại và Bùi Văn
Trịnh, 2010).
2.1.1.2 Nguyên tắc tín dụng
- Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín
dụng.
- Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa
thuận trên hợp đồng tín dụng (Thái Văn Đại, 2012).
2.1.1.3 Điều kiện tín dụng
Theo quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo của NHNo & PTNT Việt
Nam ngày 15/06/2010 về việc ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng
trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam gồm các khoản sau:
- Có năng lực pháp luật, hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo
quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:
+ Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch
vụ, đời sống. Mức vốn tự có:


6


• Đối với vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10%
trong tổng nhu cầu vốn vay.
• Đối với vay trung hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20%
trong tổng nhu cầu vốn vay.
+ Sản xuất kinh doanh có hiệu quả: Có lãi, trường hợp lỗ thì phải có
phương án khả thi khác khắc phục lỗ và đảm bảo trong thời hạn cam kết.
Đối với các khách hàng vay vốn nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu ổn
định trả nợ ngân hàng.
+ Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá 06 tháng tại NHNo & PTNT Việt
Nam.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có
hiệu quả, hoặc phương án phục vụ đời sống khả thi.
- Thực hiện các quy định về bảo hiểm tiền vay theo quy định của chính
phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam.
2.1.1.4 Vốn huy động
a)Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn
Tài khoản được khách hàng mở ra nhằm mục đích hưởng lãi, do đó thể
hiện tính ổn định về thời gian tại ngân hàng và đòi hỏi một mức lãi cao cho
người mở tài khoản. Đây là bộ phận nguồn vốn có thời hạn gửi ổn định, giúp
cho ngân hàng có thể tận dụng tối đa vào cho vay và thực hiện các khoản đầu
tư khác mà không cần phải dự trữ lại quá nhiều.
b)Tiền gửi không kỳ hạn
Tài khoản mà ngân hàng mở cho các tổ chức kinh tế để thực hiện giao
dịch thanh toán trong quá trình hoạt động kinh doanh. Bộ phận nguồn vốn này
được khách hàng gửi vào và rút ra thường xuyên nên không ổn định, nên được
ngân hàng áp dụng mức lãi suất rất thấp. Để có được nguồn vốn dồi dào, ngân
hàng cần phải mở rộng đối tượng sử dụng tài khoản, một mặt ngân hàng có thể

tranh thủ nguồn vốn giá phí rẻ, mặt khác đảm bảo tính ổn định tổng thể của
các loại nguồn vốn (Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010).
c)Vốn điều chuyển
Vốn điều chuyển là nguồn vốn được chuyển giữa các ngân hàng chi
nhánh cùng hệ thống với nhau hoặc với ngân hàng hội sở.
Ngân hàng có thể vay vốn từ ngân hàng hội sở hoặc các ngân hàng chi
nhánh cùng hệ thống để bù đắp nguồn vốn kinh doanh còn thiếu. Hoặc trong

7


trường hợp ngân hàng không tìm được khách hàng tốt để cho vay trong khi
nguồn vốn huy động từ dân cư dồi dào hay ngân hàng tạm thời thừa vốn trong
ngắn hạn thì có thể điều chuyển vốn cho các ngân hàng chi nhánh khác cùng
hệ thống hoặc cho ngân hàng hội sở.
Thông thường thì lãi suất vốn điều chuyển cao hơn lãi suất vốn huy động
nhằm tạo động lực tự chủ nguồn vốn và kích thích hoạt động huy động vốn
của các ngân hàng chi nhánh.
2.1.2 Tín dụng hộ sản xuất kinh doanh
2.1.2.1 Khái niệm tín dụng hộ sản xuất kinh doanh
Hộ sản xuất kinh doanh là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản
xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, làm kinh tế
tổng hợp và một số hoạt động khác nhằm phục vụ cho việc sản xuất nông
nghiệp) và là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô hộ
gia đình do cá nhân làm chủ hộ, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả sản
xuất kinh doanh.
Tín dụng hộ sản xuất kinh doanh là các khoản tín dụng mà ngân hàng cấp
cho nông dân, hộ sản xuất để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chi phí về cây
trồng và vật nuôi như: chi phí cây giống, con giống, thức ăn, phân bón, nhu
cầu về cải tạo vườn tạp, xây dựng chuồng trại….

Ngân hàng có thể cấp tín dụng cho hộ sản xuất kinh doanh thông qua các
kênh sau:
- Cho hộ gia đình, cá nhân vay vốn trực tiếp: Khách hàng muốn vay vốn
phải liên hệ trực tiếp với Ngân hàng cho vay để làm các thủ tục xin vay, xét
duyệt, thẩm định trực tiếp từ cán bộ tín dụng để cho vay.
- Cho hộ gia đình, cá nhân vay trực tiếp thông qua tổ vay vốn: Hộ gia
đình, cá nhân có nhu cầu vay vốn tự thành lập tổ vay vốn, cùng cư trú tại xóm,
ấp, được vay không có bảo đảm bằng tài sản. Tổ trưởng đại diện tổ đề nghị
Ngân hàng xét cho vay đồng thời ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng kèm
danh sách nhận nợ có ký nhận của các tổ viên.
- Cho hộ gia đình, cá nhân vay thông qua doanh nghiệp nông, lâm, ngư
nghiệp nhà nước: Được thực hiện đối với hộ gia đình, cá nhân nhận khoán của
các doanh nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp Nhà nước đã giao khoán. Doanh
nghiệp vay trực tiếp để chuyển tải vốn cho hộ gia đình, cá nhân nhận khoán và
có trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng.

8


2.1.2.2 Đặc điểm tín dụng hộ sản xuất kinh doanh
a) Tính thời vụ
Mùa, vụ trong sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến thời điểm cho vay và
thu nợ. Chu kỳ sống tự nhiên của cây, con giống là yếu tố quyết định để tính
toán thời hạn cho vay, chu kỳ dài hay ngắn phụ thuộc vào giống cây, con và
quy trình sản xuất. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật về công
nghệ sinh học cho phép lai tạo nhiều giống mới có năng suất, sản lượng cao và
thời gian trưởng thành ngắn hơn.
b) Môi trường tự nhiên
Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả
nợ của khách hàng. Vì đối với khách hàng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp,

nguồn trả nợ vay Ngân hàng chủ yếu là tiền bán nông sản và các sản phẩm chế
biến có liên quan đến nông sản. Cho nên, sản lượng nông sản thu về sẽ là yếu
tố quyết định trong việc xác định khả năng trả nợ cho khách hàng. Sự ảnh
hưởng của các yếu tố thiên nhiên như: thời tiết, khí hậu, đất, nước, sâu hại,
dịch bệnh,… ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng nông sản của người dân. Bên
cạnh đó, yếu tố tự nhiên cũng tác động đến chất lượng nông sản làm giảm giá
nông sản thu hoạch, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay.
c) Chi phí tổ chức cho vay cao
- Chi phí tổ chức cho vay có liên quan đến nhiều yếu tố như chi phí tổ
chức mạng lưới, thẩm định, theo dõi khách hàng, kiểm tra món vay (việc sử
dụng vốn vay) và chi phí phòng ngừa rủi ro.
- Cho vay nông nghiệp đặc biệt là cho vay đối với hộ nông dân thường
chi phí nghiệp vụ cho một đồng vốn vay thường cao do qui mô từng món vay
là nhỏ, lẻ.
- Số lượng khách hàng vay vốn đông, phân bố rộng khắp, nên việc mở
rộng cho vay thường liên quan đến mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ.
- Do ngành nông nghiệp có độ rủi ro tương đối cao cho nên chi phí dự
phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác.
- Khách hàng vay chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp là hộ nông dân,
phần lớn các hộ gia đình sản xuất mang tính tự cấp, tự túc, cho nên đặc điểm
của hộ cũng ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức cho vay và áp dụng các phương
thức, kỹ thuật cho vay thích hợp. Vì vậy, cho vay nông nghiệp đồng nghĩa với
cho vay hộ nông dân.
2.1.2.3 Một số hình thức cho vay hộ sản xuất kinh doanh
9


• Cho vay lưu vụ
- Cho vay lưu vụ chỉ áp dụng cho hộ gia đình, cá nhân ở vùng chuyên
canh trồng lúa và ở các vùng xen canh trồng lúa với các cây trồng ngắn hạn

khác.
- Điều kiện vay vốn: Ngân hàng xét cho vay lưu vụ khi hộ gia đình cá
nhân có đủ điều kiện sau:
+ Phải có 2 vụ liền kề
+ Dự án, phương án đang vay có hiệu quả
+ Trả đủ số lãi còn nợ của hợp đồng trước.
- Mức cho vay tối đa bằng dư nợ tối đa của hợp đồng tín dụng trước.
- Thời hạn lưu vụ không quá thời hạn của một vụ kế tiếp.
• Cho vay theo hạn mức:
- Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng là phương thức cho vay mà
ngân hàng và khách hàng sẽ xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy
trì trong một khoảng thời gian nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh
doanh.
- Khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên, khách hàng vay có đặc
điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức
cho vay từng lần.
• Cho vay từng lần:
- Phương thức cho vay từng lần là phương thức cho vay mà mỗi lần vay
vốn, khách hàng và ngân hàng đều làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp
đồng tín dụng.
- Khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên hoặc theo thời vụ,
cho vay vốn lưu động, cho vay bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời, cho vay
bắc cầu, cho vay hỗ trợ triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ,
cho vay tiêu dùng trong dân cư (thời gian cho vay dưới 12 tháng )
2.1.2.4 Hồ sơ vay vốn
Tùy theo từng loại khách hàng, phương thức cho vay, hồ sơ vay vốn có
thể phân làm ba loại chính: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn.
Bộ hồ sơ vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác gồm:
a) Hồ sơ pháp lý


10


- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Giấy ủy quyền (nếu có) cho người đại diện giao dịch với NH No &
PTNT nơi cho vay.
- Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác).
b) Hồ sơ vay vốn
1. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vay vốn không phải thực
hiện đảm bảo bằng tài sản:
- Giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn.
2. Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác (trừ các hộ gia đình được quy định tại
điểm 1 trên):
- Giấy đề nghị vay vốn
- Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
3. Ngoài các hồ sơ được quy định tại điểm 1 và 2 đối với:
- Hộ gia đình, cá nhân vay thông qua tổ vay vốn phải có thêm: Biên bản
thành lập tổ vay vốn kèm theo danh sách thành viên.
- Hộ gia đình, cá nhân vay thông qua doanh nghiệp phải có thêm: Hợp
đồng làm dịch vụ vay vốn của doanh nghiệp hoặc hợp đồng cung ứng vật tư
tiền vốn, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đối với hộ cá nhân, gia đình
nhận khoán.
4. Khách hàng là người hưởng lương, muốn vay vốn phục vụ nhu cầu đời
sống phải có giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập ổn định (xác nhận của cơ
quan quản lý lao động hoặc cơ quan quản lý chi trả thu nhập…), NH No &
PTNT nơi cho vay có thể thỏa thuận (bằng văn bản) với người vay vốn và các
cơ quan quản lý trên về việc người vay ủy quyền cho cơ quan, đơn vị trích thu
nhập của mình trả nợ cho NHNo nơi vay.
2.1.1.3 Quy trình tín dụng
Tùy vào mục đích vay và đối tượng vay, quy trình vay vốn tại ngân hàng

cũng phân thành nhiều loại. Sau đây là quy trình cho vay hộ sản xuất tại
Agribank Bến Nhứt:

- Khách hàng vay vốn trực tiếp:

11


(5)
Hộ SXKD

Phòng kế toán

(1)
(4)

Cán bộ tín dụng

(2)
Trưởng phòng kinh doanh

(3)

Giám đốc

Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Bến Nhứt

Hình 2.1: Quy trình cho vay trực tiếp hộ sản xuất tại Agribank Bến Nhứt
(1) Cán bộ tín dụng (CBTD) tiếp nhận hồ sơ vay vốn trực tiếp từ khách
hàng, có trách nhiệm đối chiếu danh mục hồ sơ theo quy định, kiểm tra tính

hợp lệ, hợp pháp của từng loại hồ sơ sau đó báo cáo với trưởng phòng kinh
doanh. Trưởng phòng kinh doanh phân công cán bộ thẩm định các điều kiện
vay vốn theo quy định.
(2) Trưởng phòng kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn,
kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ thẩm
định trình Giám đốc duyệt.
(3) Giám đốc nhận hồ sơ từ phòng kinh doanh, kiểm tra các yếu tố pháp
lý của hồ sơ và căn cứ vào ý kiến của Trưởng phòng kinh doanh cùng tờ tường
trình cho vay đồng thời đối chiếu với khả năng nguồn vốn của Ngân hàng và
ra quyết định duyệt cho vay hay không cho vay và thông báo cho phòng kinh
doanh.
(4) Nếu không cho vay thì phòng kinh doanh báo cho khách hàng biết,
còn nếu cho vay thì Ban Giám đốc sẽ chuyển hồ sơ sang phòng kế toán, Ngân
hàng nông nghiệp cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo
đảm tiền vay (nếu có).
(5) Phòng kế toán nhận được hồ sơ duyệt sẽ tiến hành hạch toán, thanh
toán hoặc chuyển qua kho quỹ để giải ngân cho khách hàng.

- Khách hàng vay thông qua các tổ chức trung gian:

12


(2)
Tổ vay vốn

Ngân hàng

(4)
(1)


(5)

(3)

Hộ SXKD

Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Bến Nhứt

Hình 2.2: Quy trình cho vay hộ sản xuất thông qua tổ chức trung gian
tại Agribank Bến Nhứt
(1) Hộ sản xuất là thành viên của tổ vay vốn gửi giấy đề nghị vay vốn và
các giấy tờ khác có liên quan cho tổ trưởng tổ vay vốn. Tổ trưởng nhận hồ sơ
của tổ viên tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ, tiến hành
lập danh sách các tổ viên đủ điều kiện vay vốn, đề nghị Ngân hàng xét cho
vay.
(2) Tổ vay vốn gửi danh sách kèm hồ sơ vay vốn cho Ngân hàng.
(3) Ngân hàng kiểm tra các hồ sơ được gửi đến, cử cán bộ tín dụng thẩm
định các điều kiện vay vốn sau đó tiến hành xét duyệt.
(4) Ngân hàng gửi hồ sơ đã được duyệt cho vay về tổ vay vốn để thông
báo cho hộ sản xuất biết.
(5) Tổ trưởng cùng cán bộ tín dụng tiến hành giải ngân cho từng hộ sản
xuất đồng thời đôn đốc việc sử dụng vốn có mục đích, thu nợ, thu lãi khi đến
hạn.
2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng
2.1.3.1 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay
- Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà
ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định.
- Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà
ngân hàng thu về được khi đáo hạn trong một thời điểm nhất định.

- Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cho
vay gồm các khoản cho vay chưa đến hạn thu nợ và các khoản đến hạn nhưng
chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định đuợc dư nợ, ngân
hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ

13


2.1.3.2 Nợ xấu
Nợ xấu là biểu hiện của rủi ro tín dụng, nợ xấu gồm các khoản cho vay
không thu hồi được vốn và/hoặc lãi đúng hạn theo quy định của NHNN về
phân loại nợ.
2.1.3.3 Dư nợ hộ SXKD trên vốn huy động
Tỷ lệ dư nợ hộ SXKD trên vốn huy động thể hiện khả năng đáp ứng của
vốn huy động cho hoạt động cấp tín dụng hộ SXKD của ngân hàng. Nếu chỉ
tiêu này quá cao tức là nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu sử
dụng vốn cho hoạt động tín dụng, ngân hàng phải sử dụng nhiều nguồn vốn
điều chuyển. Ngược lại, ngân hàng đã tự chủ được nguồn vốn, sử dụng ít hơn
nguồn vốn điều chuyển.
Dư nợ cho vay
- Dư nợ trên vốn huy động =

x 100 (%)

(2.1)

Vốn huy động
2.1.3.4 Hệ số thu nợ hộ SXKD
Chỉ số này đánh giá công tác thu nợ của ngân hàng. Chỉ số này càng cao
phản ánh hoạt động thu nợ tín dụng hộ SXKD của ngân hàng càng hiệu quả,

đồng thời thể hiện ý thức trả nợ của nông hộ cao, đồng vốn cho vay được sử
dụng đúng mục đích có hiệu quả.
Doanh số thu nợ
- Hệ số thu nợ =

x 100

(%)

(2.2)

Doanh số cho vay
2.1.3.5 Vòng quay vốn tín dụng hộ SXKD
Chỉ tiêu này phản ảnh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng cao hay thấp, thời
gian thu hồi vốn nhanh hay chậm. Thường thì vòng quay vốn tín dụng càng
cao thì càng hiệu quả, chứng tỏ rằng đồng vốn đã hoạt động với tốc độ cao để
sinh lời.
Doanh số thu nợ
- Vòng quay vốn tín dụng =

(2.3)
Dư nợ bình quân

Dư nợ đầu kỳ + dư nợ cuối kỳ
- Dư nợ bình quân =

(2.4)
14



×