PHẦN MỘT
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì nhiều doanh nghiệp đã bộc
lộ nhiều yếu kém của mình nhất là các doanh nghiệp nhà nước. Trong cơ chế bao
cấp, vốn của các doanh nghiệp nhà nước là do nhà nước cấp, cho nên các doanh
nghiệp không mấy chú trọng đến vấn đề quản lý và sử dụng vốn như thế nào để có
hiệu quả. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước chủ trương xoá bỏ mọi
chế độ bao cấp về vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước, do đó nhiều doanh nghiệp
đứng trước nguy cơ phá sản.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách kinh tế, các chính
sách về tự do hoá thương mại - đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã và
đang hoàn thiện dần cơ chế nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển phù hợp với quá
trình toàn cầu hoá và khu vực hoá. Song song với việc cải cách kinh tế, Việt Nam
đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, theo lộ trình gia nhập WTO,
một sân chơi nhiều thuận lợi nhưng cũng đầy khó khăn. Thực tiễn đặt ra, đòi hỏi nền
kinh tế Việt Nam trong những năm tiếp theo phải thật sự vững mạnh, thật sự phát
triển.
Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với
công cuộc cải cách mậu dịch, tự do hóa trong thương mại đòi hỏi nhu cầu về vốn cho
nền kinh tế và cho từng doanh nghiệp đang là vấn đề lớn. Thực tiễn cho thấy các
doanh nghiệp Việt Nam đang phải cạnh tranh hết sức khốc liệt để có thể tồn tại, để có
được một chỗ đứng trên thương trường. Một trong những yếu tố quyết định cho sự
thành công của doanh nghiệp là sử dụng đồng vốn hiệu quả nhất, làm thế nào huy
động nguồn ngân quỹ với chi phí thấp nhất, điều kiện và phương tiện thanh toán
nhanh nhất… Tựu chung lại, doanh nghiệp phải sử dụng vốn hợp lý và nâng cao trình
độ quản lý vốn, cùng với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì mới có thể
đứng vững được trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
1
Xuất phát từ những thực trạng trên của các doanh nghiệp, tôi mạnh dạn chọn đề
tài “Phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cà phê
Việt Thắng” nhằm đánh giá tình hình quản lý, sử dụng vốn của công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
•Đánh giá hiện trạng sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty.
•Phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty.
•Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để phục
vụ phát triển sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vốn dưới hình thức giá trị và hiệu quả sử
dụng vốn của công ty cà phê Việt Thắng.
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
1.4.1. Địa điểm nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu tại công ty cà phê Việt Thắng, xã Hoà Thắng, Thành
phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu:
Thời gian: Từ ngày 05 tháng 3 đến ngày 15 tháng 6 năm 2009.
Số liệu nghiên cứu: Dựa vào số liệu năm 2006; 2007; 2008
2
PHẦN HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận:
2.1.1. Khái niệm và các loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp:
2.1.1.1. Khái niệm các loại vốn sản suất kinh doanh:
a. Vốn kinh doanh:
Hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải có vốn đầu tư, có thể nói rằng vốn là tiền
đề cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh phải có trước khi diễn ra
các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn được xem là số tiền ứng trước cho kinh
doanh. Trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ các hình thức
khác nhau để đạt được mục tiêu sinh lợi cao nhất.
Do đó, vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện của toàn bộ tài sản bỏ ra
cho hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi.
b. Vốn cố định:
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh cũng đều phải có
tư liệu lao động, đó chính là đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị,… chúng giữ vai
trò môi giới trong quá trình lao động. Việc mua sắm hay quản lý tư liệu lao động phải
sử dụng tiền tệ. Vì vậy, doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động kinh doanh phải ứng
trước một số tiền vốn nhất định về tài sản. Số vốn này luân chuyển theo mức hao
mòn dần của tài sản, vì vậy giá trị của tài sản phụ thuộc vào mức độ hao mòn vật chất
được dịch chuyển dần vào sản phẩm mới và nó hợp thành một yếu tố sản xuất của
doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi sản xuất được thực hiện.
Do đó, vốn cố định là những giá trị ứng ra để đầu tư vào các tài sản cố định
nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, vốn
cố định là một bộ phận vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định và đầu tư dài hạn mà
đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần trong nhiều chu kỳ tái sản xuất và hoàn
thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định đã dịch chuyển hết giá trị vào giá trị sản
phẩm sản xuất ra.
Vốn cố định biểu hiện giá trị bằng tiền các loại tài sản cố định, thể hiện quy
mô của doanh nghiệp. Tài sản cố định nhiều hay ít, chất lượng hay không chất lượng,
3
sử dụng chúng có hiệu quả hay không đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của
doanh nghiệp.
c. Vốn lưu động:
Vốn lưu động là số tiền ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá
trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục.
Nó luân chuyển giá trị ngay trong một lần, tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng
tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất.
Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình sản
xuất kinh doanh. Do đó, đặc điểm tuần hoàn của vốn lưu động cùng một lúc nó phân
bố khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới các hình thức khác nhau như
nguyên vật liệu, dự trữ sản xuất, sản phẩm dở dang,…
Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận động của vật
tư. Nhìn chung, vốn lưu động nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư ở các khâu
nhiều hay ít, vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh số lượng vật tư có
tiết kiệm hay không, thời gian trong khâu sản xuất và lưu thông có hợp lý hay không.
Vì thế thông qua việc luân chuyển vốn lưu động còn có thể kiểm tra một cách toàn
diện việc cung cấp, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp.
Hình thái biểu hiện của vốn lưu động chính là vốn bằng tiền, các khoản phải thu,
hàng tồn kho, tạm ứng,…
2.1.1.2. Các loại vốn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
a. Vốn lưu động:
Vốn bằng tiền: ở két sắt hoặc ở ngân hàng.
Đầu tư tài chính ngắn hạn: cho vay ngắn hạn, đầu tư ngắn hạn khác.
Các khoản phải thu: phải thu của người mua hàng, phải thu nội bộ của các cá
nhân và tổ chức trong doanh nghiệp,… đây là tài sản của doanh nghiệp đang trong
quá trình thanh toán bị các cá nhân và tập thể khác chiếm dụng.
Hàng tồn kho: vật tư, hàng hóa, sản phẩm, sản phẩm dở dang.
b. Vốn cố định:
Tài sản cố định: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải,…đó là
những tài sản biểu hiện hình thái vật chất còn tài sản biểu hiện dưới hình thức giá trị
đó là bằng phát minh sáng chế, chi phí thành lập doanh nghiệp.
4
Đầu tư tài chính dài hạn: những khoản góp vốn liên doanh, đầu tư chứng
khoán dài hạn.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: chi phí xây dựng cơ bản, chi phí về sửa
chữa lớn TSCĐ.
2.1.2. Khái niệm và các loại nguồn vốn sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp:
2.1.2.1. Khái niệm nguồn vốn của doanh nghiệp:
Nguồn vốn chính là nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp. Vốn kinh
doanh được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng hai nguồn cơ bản hình
thành nên vốn kinh doanh là nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản công nợ hay nợ
phải trả.
Nguồn vốn chủ sở hữu: là do các chủ sở hữu doanh nghiệp đóng góp khi thành
lập doanh nghiệp hoặc được bổ sung thêm trong quá trình doanh nghiệp hoạt động.
Tùy theo hình thức doanh nghiệp mà nguồn vốn này được hình thành theo những
cách khác nhau. Tại một thời điểm vốn chủ sở hữu có thể được xác định bằng công
thức sau:
Vốn chủ sở hữu = tổng tài sản – nợ phải trả
Nợ phải trả: là khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà
doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán cho các tác nhân trong nền kinh tế: ngân
hàng, nhà cung cấp, công nhân viên, các tổ chức kinh tế và cá nhân khác (mua chịu
hay trả chậm nguyên nhiên vật liệu)…
2.1.2.2. Các loại nguồn vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
a. Nợ phải trả:
Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong thời hạn
dưới 01 năm, gồm:
Vay ngắn hạn:là các khoản vay dưới 01 năm.
Nợ phải trả ngắn hạn: các khoản phải trả trong quá trình mua bán vật tư, hàng
hóa giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp.
Nợ dài hạn: là các khoản nợ có thời hạn phải thanh toán trên 01 năm gồm vay
dài hạn và nợ dài hạn.
5
b. Nguồn vốn chủ sở hữu:
Nguồn vốn kinh doanh: là nguồn hình thành của các tài sản được sử dụng cho
mục đích kinh doanh. Nguồn vốn này có thể tăng thêm hoặc giảm bớt trong quá trình
kinh doanh nhưng không được thấp hơn số vốn tối thiểu theo quy định.
Lợi nhuận chưa phân phối: là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của
các hoạt động kinh doanh. Trong thời gian chưa phân phối doanh nghiệp có thể dùng
nguồn này bổ sung cho vốn kinh doanh và coi như nguồn vốn chủ sở hữu.
Nguồn vốn chuyên dùng: là nguồn hình thành của các tài sản dùng cho các
mục đích nhất định như dự phòng, phát triển sản xuất kinh doanh, khen thưởng, xây
dựng cơ bản,…nguồn vốn này thường có nguồn gốc từ lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nguồn vốn chủ sở hữu khác: gồm các nguồn hình thành do các nguyên nhân
khách quan như chênh lệch tăng giá trị hàng hóa, thành phẩm hoặc tỷ giá ngoại tệ.
Nguồn kinh phí: là nguồn vốn do nhà nước cấp phát cho các doanh nghiệp để
sử dụng những mục đích nhất định như chi sự nghiệp, nghiên cứu, thí nghiệm,…
2.1.3. Khái niệm và nội dung phân tích tình hình vốn sản xuất kinh doanh:
2.1.3.1. Khái niệm về phân tích vốn:
Phân tích tình hình vốn là đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành tổng
số vốn của doanh nghiệp nhằm thấy được trình độ sử dụng vốn, việc phân bố các loại
vốn trong các giai đoạn của quá trình hoạt động kinh doanh có hợp lý không, từ đó
đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
2.1.3.2. Nội dung phân tích:
a. Vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn:
Vốn bằng tiền: nếu giảm được đánh giá là tích cực, vì không nên dự trữ lượng
tiền mặt và số dư tiền gửi ngân hàng quá lớn mà phải giải phóng nó đưa vào sản xuất
kinh doanh, tăng vòng quay vốn hoặc hoàn trả nợ. Tuy nhiên, sự gia tăng vốn bằng
tiền làm khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp thuận lợi.
Đầu tư tài chính ngắn hạn: nếu tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp mở rộng liên
doanh và đầu tư.
Các khoản phải thu: nếu giảm được đánh giá là tích cực nhất. Tuy nhiên
không phải lúc nào các khoản này tăng lên là đánh giá không tích cực mà phải xem
xét số vốn bị chiếm dụng có hợp lý không.
6
Hàng tồn kho: tăng lên do quy mô sản xuất mở rộng, nhiệm vụ sản xuất tăng
lên, trong trường hợp thực hiện tất cả các định mức dự trữ thì được đánh giá là hợp
lý. Nếu tăng lên do dự trữ vật tư quá mức, sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho
quá nhiều, không đủ phương tiện bảo quản và máy móc thiết bị sản xuất thì đánh giá
là không tốt. Còn trong trường hợp giảm do giảm định mức dự trữ vật tư, thành
phẩm, sản phẩm dở dang bằng các biện pháp như tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tìm
nguồn cung cấp hợp lý,… nhưng vẫn đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thì đánh
giá là tích cực. Và giảm do thiếu vốn để dự trữ vật tư, hàng hóa,…đánh giá là không
tốt.
b. Vốn cố định và đầu tư dài hạn:
Để đánh giá sự biến động của tài sản cố định và đầu tư dài hạn cần phải tính
tỷ suất đầu tư để xem xét sự biến động của nó. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình đầu tư
chiều sâu, tình trạng trang bị, xây dựng cở sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản
xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Tỷ suất đầu tư =
TSCĐ và ĐTDH
Tổng tài sản
x100%
Tài sản cố định: xu hướng chung là tài sản cố định phải tăng về số tuyệt đối
lẫn tỷ trọng vì nó thể hiện quy mô sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật gia tăng, trình độ
tổ chức sản xuất cao.
Đầu tư tài chính dài hạn: giá trị này tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp mở rộng
đầu tư ra bên ngoài, mở rộng liên doanh, liên kết.
Chi phí xây dựng cơ bản: nếu tăng là do doanh nghiệp đầu tư xây dựng thêm
và tiến hành sửa chữa lớn tài sản cố định đó là biểu hiện tốt. Còn tăng do tiến độ thi
công công trình kéo dài, gây lãng phí vốn đầu tư đó là biểu hiện không tốt.
2.1.4. Khái niệm và nội dung phân tích tình hình nguồn vốn của doanh
nghiệp:
2.1.4.1. Khái niệm phân tích nguồn vốn:
Phân tích tình hình nguồn vốn là đánh giá sự biến động các loại nguồn vốn
của doanh nghiệp nhằm thấy được tình hình huy động, tình hình sử dụng các loại
nguồn vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.
2.1.4.2. Nội dung phân tích:
7
a. Nợ phải trả:
Nếu giảm về số tuyệt đối và số tỷ trọng trong khi tổng số nguồn vốn của
doanh nghiệp tăng lên thì được đánh giá là tích cực, gồm:
- Nguồn vốn tín dụng (bao gồm vay ngắn hạn, nợ dài hạn): xu hướng chung
nguồn vốn tín dụng giảm cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong khi nguồn vốn chủ sở
hữu và vốn chiếm dụng hợp lý tăng lên được đánh giá là tích cực nhất.
- Các khoản vốn đi chiếm dụng (nợ phải trả ngắn hạn như phải trả người bán,
nộp thuế cho nhà nước, phải trả công nhân viên,…): các khoản này tăng lên về số
tuyệt đối, giảm về số tỷ trọng nếu đi chiếm dụng hợp lý thì đánh giá là tích cực.
b. Nguồn vốn chủ sở hữu:
Để đánh giá sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu thì phải tính chỉ tiêu tỷ
suất tự tài trợ để xem xét sự biến động của nó. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tự chủ
về mặt tài chính, từ đó cho thấy khả năng chủ động của doanh nghiệp trong những
hoạt động của mình.
Tỷ suất tự tài trợ =
Nguồn vốn CSH
Tổng nguồn vốn
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng được đánh giá là
tích cực vì tình hình biến động tài chính của doanh nghiệp biến động theo xu hướng
tốt, nó biểu hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng, tích lũy từ nội bộ tăng thông qua
việc bổ sung vốn từ lợi nhuận và quỹ phát triển kinh doanh, biểu hiện doanh nghiệp
mở rộng liên doanh, liên kết.
2.1.5. Khái niệm và nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn:
2.1.5.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn:
Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng
công tác quản lý vốn, chất lượng công tác quản lý sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó
đề ra biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản
ánh kết quả tổng hợp nhất quá trình sử dụng các loại vốn. Đó chính là sự tối thiểu hóa
số vốn cần sử dụng và tối đa hóa kết quả hay khối lượng nhiệm vụ sản xuất kinh
8
doanh trong một giới hạn về nguồn nhân tài vật lực, phù hợp với hiệu quả kinh tế nói
chung.
2.1.5.2. Nội dung phân tích:
a. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng số vốn:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn. Đó là
nhân tố quyết định cho sự tồn tại và tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp. Tính hiệu
quả của việc sử dụng vốn nói chung là tạo ra nhiều sản phẩm tăng thêm lợi nhuận
nhưng không tăng vốn hoặc đầu tư thêm vốn một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô
sản xuất để tăng doanh thu nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu tốc độ tăng lợi nhuận hơn tốc
độ tăng vốn.
Một số chỉ tiêu khi xem xét phân tích hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh:
- Số vòng quay toàn bộ vốn: chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp, nghĩa là vốn quay bao nhiêu lần trong năm. Hiệu suất càng cao cho
thấy doanh nghiệp sử dụng vốn càng có hiệu quả.
Số vòng quay toàn bộ vốn =
Doanh thu thuần
Tổng nguồn vốn
- Hệ số sinh lợi doanh thu: chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lợi trên doanh thu,
cứ 100 đồng doanh thu thuần thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Hệ số sinh lợi doanh thu =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh: là chỉ tiêu đo lường mức sinh lời của đồng
vốn. Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100 đồng vốn sử dụng bình quân trong kỳ mang về bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này lớn cho thấy vốn sử dụng có hiệu quả.
Tỷ suất lợi nhuận VKD =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng nguồn vốn
Từ công thức trên ta có thể biến đổi lại như sau:
Tỷ suất lợi nhuận VKD =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
X
Doanh thu thuần
Tổng nguồn vốn
Hoặc có thể viết:
Tỷ suất lợi nhuận VKD = Hệ số sinh lợi doanh thu × Số vòng quay toàn bộ vốn
- Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu (vốn tự có):chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của
vốn chủ sở hữu hay là đo lường mức sinh lợi đầu tư của vốn chủ sở hữu.
Hệ số sinh lợi VCSH =
Lợi nhuận sau thuế
VCSH
9
Hoặc có thể chuyển đổi thành:
Hay:
Hệ số sinh
lợi VCSH
=
Hệ số sinh lợi
doanh thu
x
Số vòng quay
toàn bộ vốn
x Số nhân vốn chủ
b. Phân tích hiệu quả sử dụng từng loại:
* Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Vốn cố định biểu hiện giá trị bằng tiền các loại tài sản cố định, thể hiện quy
mô của doanh nghiệp. Tài sản cố định nhiều hay ít, chất lượng hay không chất lượng,
sử dụng chúng có hiệu quả hay không đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của
doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tài sản cố định là một bộ phận không thể thiếu. Trong doanh
nghiệp, tình trạng tài sản cố định thay đổi tùy theo quy mô, ngành nghề kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định phần nào phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Một số chỉ tiêu khi xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định:
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định: đo lường việc sử dụng vốn cố định như thế
nào. Nó phản ánh cứ một đồng vốn cố định sử dụng bình quân dùng vào sản xuất
kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao
hiệu quả sử dụng vốn cố định càng lớn.
Hiệu suất sử dụng VCĐ =
Doanh thu thuần
VCĐ sử dụng BQ
- Tỷ lệ sinh lời vốn cố định: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định có thể
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ lệ sinh lợi VCĐ =
Lợi nhuận
VCĐ sử dụng BQ
- Hiệu quả sử dụng tài sản cố định: cho biết cứ 100 đồng vốn cố định bỏ ra thì
mang về cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Hiệu quả sử dụng TSCĐ =
Lợi nhuận
Giá trị TSCĐ BQ
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: đo lường việc sử dụng tài sản cố định, chỉ
tiêu này càng cao thì càng tốt.
10
Hệ số sinh
lợi VCSH
=
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
x
Doanh thu thuần
Tổng nguồn vốn
x
Tổng nguồn vốn
VCSH
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Doanh thu
Giá trị TSCĐ BQ
* Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn lưu động được biểu hiện bằng chỉ tiêu
tốc độ luân chuyển vốn lưu động còn gọi là hiệu suất luân chuyển vốn lưu động. Tốc
độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tài chính, tổ chức các
hoạt động của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp có hợp lý hay không hợp lý,
các khoản vật tư dự trữ có hiệu quả hay không hiệu quả. Từ đó có các chỉ tiêu phân
tích sau:
- Số vòng quay vố lưu động: cho biết tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong
kỳ (thường là một năm).
Số vòng quay VLĐ =
Doanh thu thuần
VLĐ BQ
- Kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động: cho biết số ngày bình quân cần
thiết để vốn lưu động thực hiện được một vòng quay trong kỳ.
Kỳ luân chuyển BQ VLĐ =
360
Số vòng quay VLĐ
- Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động: cho biết một đồng vốn lưu động có thể tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ lệ sinh lời VLĐ =
Lợi nhuận
VLĐ BQ
- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng
doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động.
Hệ số đảm nhiệm VLĐ =
VLĐ BQ
Doanh thu
2.2. Cơ sở thực tiễn:
2.2.1. Đặc điểm thực vật học và sinh thái các loài cà phê trồng phổ biến hiện nay:
2.2.1.1. Loài cà phê chè (cà phê arabica):
Cây cà phê chè không những được biết sớm nhất do hương vị thơm ngon nổi
tiếng của nó mà còn được trồng rộng rãi nhất, chiếm tới gần 70% tổng diện tích cà
phê của thế giới và trên 75% sản lượng cà phê xuất khẩu hàng năm.
Vùng rừng núi quanh năm ẩm ướt thuộc tây nam Ethiopia và cao nguyên
Buma thuộc Sudan và phía bắc Kenya nằm trên độ cao từ 1300-1800m giữa 7 và 9
o
vĩ
bắc là trung tâm nguyên thủy của loài cà phê chè.
11
Cây thuộc dạng bụi, cao từ 3-6m. Thân cây bé, vỏ mỏng, ít chồi vượt. Cành cơ
bản nhỏ, yếu và có nhiều cành thứ cấp. Lá có màu xanh sáng, mọc đối nhau, hình bầu
thuôn dài, cuống ngắn và mép hơi gợn sóng, lá nhỏ có chiều dài từ 10-15 cm, rộng
4-6 cm và trên mỗi lá có từ 9-12 cặp gân. Hoa cà phê chè thuộc loai tự thụ phấn, thời
gian từ lúc ra hoa cho đến khi quả chín kéo dài từ 6-8 tháng. Quả có dạng hình trứng,
thuôn dài, khi chín có màu đỏ tươi hoặc màu vàng. Vỏ thịt dày, mọng nước và có
nhiều đường vị rất ngọt, thường có 2 nhân. Nhân (hạt) có màu xanh xám. Hàm lượng
cafein trong nhân chiếm từ 1,8- 2%.
Cây cà phê chè ưa thích với điều kiện khí hậu mát mẻ, khô hanh và thường
được trồng ở vùng cao nên có thể sinh trưởng và phát triển được trong những nhiệt
độ từ 5-30
o
C, nhưng thích hợp với nhiệt độ từ 15-24
o
C. Cà phê chè có khả năng chịu
rét và chịu hạn tốt nhất. Cây cà phê chè yêu cầu lượng mưa trong năm từ
1200-1500mm. Nhưng nếu có thời gian khô hạn khoảng 2-3 tháng thì quá trình phân
hóa mầm được thuận lợi. Ẩm độ không khí thích hợp cho cây cà phê chè sinh trưởng
là trên 70%. Tuy nhiên nếu ẩm độ không khí quá cao là điều kiện thuận lợi cho nhiều
sâu bệnh hại phát triển. Cây cà phê chè là cây ưa cường độ chiếu sáng vừa phải nên
trồng thích hợp ở những vùng có độ cao từ 800m cho đến 2000m so với mặt biển.
Trong một phạm vi cho phép thì khi độ cao càng tăng lên chất lượng cà phê chè càng
ngon hơn.
2.2.1.2. Loài cà phê vối (cà phê robusta):
Cà phê vối được trồng khá phổ biến, chiếm gần 30% tổng diện tích cà phê cuả
thế giới và khoảng 25% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu hàng năm. Các nước trồng
nhiều cà phê vối gôm có: Cameroon, Uganda, Madagascar, Ấn Độ, Inđonesia,
Philippin, Brasil… Riêng ở Việt Nam cây cà phê vối được phát triển mạnh ở các tỉnh
Tây Nguyên và Đồng Nai, chiếm khoảng 95% tổng diện tích và sản lượng của cả
nước.
Cây cà phê vối có có nguồn gốc ở vùng trung phi, phân bố rải rác các tán rừng
thưa, thấp thuộc vùng châu thổ sông Congo khoảng giữa 10
o
vĩ bắc và 10
o
vĩ nam.
Cây cà phê vối là loại cây nhỏ, trong điều kiện tự nhiên cao từ 8-12m và có
nhiều thân do khả năng phát sinh chồi vượt mạnh. Cành cơ bản to khỏe, vươn dài
nhưng khả năng phát sinh cành thứ cấp ít hơn so với cà phê chè. Phiến lá to, hình bầu
12
hoặc hình mũi mác có màu xanh đậm, mép lá ít gợn sóng, chiều rộng từ 10-15cm, dài
từ 20-30cm. Hoa mọc thành từng cụm (1-5 cụm) ở nách lá của các cành ngang, mỗi
cụm có từ 1-5 hoa. Tràng hoa màu trắng, lúc nở cũng có mùi thơm như cà phê chè.
Cà phê vối là cây tự bất thụ. Quả hình tròn hoặc hình trứng, cuống quả ngắn và dai
hơn cà phê chè nên lúc chín ít khi bị rụng. Hạt dạng bầu tròn, ngắn và nhỏ hơn cà phê
chè, có màu xanh. Thời gian từ lúc ra hoa cho đến khi quả chín kéo dài từ 9-10 tháng.
Hàm lượng cafein trong hạt 2,5-3%.
Cây cà phê vối ưa thích khí hậu nóng ẩm. Nhiệt độ thích ứng từ 24-30
o
C, thích
hợp từ 24-26
o
C. Cà phê vối chịu lạnh và hạn rất kém. Lượng mưa để cho cà phê vối
sinh trưởng và phát triển tốt là từ 1500-2000mm/năm và phân bố đều trong 9 tháng.
Cà phê vối yêu cầu phải có một thời gian khô hạn ít nhất từ 2-3 tháng sau giai đoạn
thu hoạch để phân hóa mầm hoa và khi cây nở hoa phải có thời tiết khô ráo, không có
mưa, hoặc sương mù nhiều để quá trình thụ phấn được thuận lợi. Ẩm độ thích hợp là
trên 80%. Cà phê vối ưa thích ánh sáng dồi dào, chịu được ánh sáng trực xạ, nên
thích hợp trồng ở những vùng có cao độ dưới 800m so với mặt biển.
2.2 2. Tình hình sản xuất kinh doanh cà phê ở Việt Nam:
Giao dịch cà phê tại Việt Nam khá sôi động trong tuần này do giá cà phê trong
nước tăng nhẹ đã khuyến khích người nông dân bán hàng cho các nhà xuất khẩu-
những người đang khó khăn lựa chọn hàng cho các hợp đồng đã ký do chất lượng hạt
kém.
Mùa mưa bất thường tại vùng miền trung Tây Nguyên trồng cà phê trong
tháng 11, thời điểm chính giữa vụ thu hoạch khiến nông dân không thể phơi cà phê
ngoài trời và làm cho chất lượng cà phê kém đi, tỷ lệ hạt đen tăng lên, không thể xuất
khẩu.
Một thương gia ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết các nhà xuất khẩu hiện tập
trung vào mua cà phê trong nước do số lượng hạt chất lượng thấp nhiều hơn vụ trước
đó. Song do giá nội địa tăng lên đã đẩy mạnh hoạt động bán ra sau kỳ nghỉ lễ dài.
Giá cà phê robusta của Việt nam đã tăng tới 24.700 –24.900 đồng (1,39-1,41
USD)/kg trong ngày 07/04/209 so với mức 24.400 đồng trong tuần trước đó, tăng
1,6%. Song vẫn thấp hơn mức 32.500-33.000 đồng/kg cùng kỳ năm ngoái.
13
Như vậy là giá cà phê Việt Nam thấp hơn giá cà phê kỳ hạn tháng 5/2009 tại
Luân Đôn khoảng từ 120 đến 130 USD/tấn, tương tự mức của tuần trước đó song
tăng hơn so với mức chênh lệch 100 USD/ tấn của hai tuần trước đó. Giá cà phê
robusta loại 2,5 vỡ, chủ yếu từ Đắk Lắk, vùng trồng cà phê lớn nhất của Việt Nam,
được chào bán với giá 1.435 đến 1.445 USD/ tấn, FOB, trong ngày 07/04, tăng so với
1409-1419 USD/tấn trong tuần trước đó.
Các thương gia cho biết do tỷ lệ hạt cà phê đen cao hơn bình thường, đặc biệt
tại Đắk Lắk, nên một số đợt giao hàng đã bị hoãn lại kể từ tháng 3/2009.
Xuất khẩu cà phê trong tháng 3/2009 đã tăng 34% đạt 130.000 tấn, đưa tổng
khối lượng xuất khẩu kể từ đầu niên vụ cà phê 2008/2009, bắt đầu từ tháng 10 vừa
qua lên tới 659.000 tấn.
Thống kê và dự báo về số lượng, xuất khẩu cà phê Việt Nam
(1) Số liệu thực tế
(2) Thống kê và dự báo chính thức
(3) Ước tính của các thương gia
Khối lượng xuất khẩu và sản lượng tính theo tấn, diện tích tính theo hécta.
Niên vụ (Oct-Sept) 2008/2009 2007/2008 2006/2007
Diện tích trồng (2) 514.800 (2) 506.400 (2) 497.000
Sản lượng (triệu bao)
Theo Reuters (29/1/2009) 19,5 18,00
Theo Vicofa (7/12/2008) 17,0 17,5-18,00 20,0
Theo USDA (5/12/2008) 19,5 18,33 19,50
Theo ICO (12/11/2008) 18-20,0 18,00 19,34
Niên vụ
(2) T10/08-T2/09 (1) T10/07-T2/08
Khối lượng xuất khẩu 526.000 470.000
Niên lịch T1-T2 T1-T2
Khối lượng xuất khẩu 286.000 258.100
Trị giá xuất khẩu 440 triệu USD 486,7 triệu USD
Giá theo tấn, FOB cảng Sài Gòn
5% đen, vỡ
(3) 1.440-1.540 USD (3) $1.840-2.605 USD
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Reuters, các Bộ, các thương gia. (ngày 24/03/2009)
Ghi chú:
- Sản lượng trung bình của Việt Nam năm 2008/09 là 19,5 triệu bao loại 60 kg
(khoảng đánh giá là 16 triệu đến 21,5 triệu).
14
- Hiệp hội Cà phê Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất vững ở mức 1 triệu tấn/năm,
trên diện tích 500.000 hécta.
- Xuất khẩu năm 2008 ước đạt 1,1 triệu tấn.
- Kế hoạch tăng diện tích trồng cà phê Arabica lên 50.000 – 70.000 ha vào 2010,
so với 20.000 ha hiện nay.
- Sản lượng Arabica vụ 2008/09 ước đạt 500.000 bao, tăng so với 400.000 bao
niên vụ trước.
2.2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh cà phê thế giới:
Nhìn chung tổng sản lượng cà phê trên thế giới những năm qua có sự biến
động, tình hình sản xuất kinh doanh của các nước dược thể hiện qua bảng sau:
Tổng sản lượng các nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới từ 2002 đến 2007:
15
TỔNG SẢN LƯỢNG CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU CÀ PHÊ LỚN TRÊN THẾ GIỚI.
(Từ năm 2002 đến 2007)
Quốc gia Niên vụ 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Brasil (R/A) T.4-T.3 48.480 28.820 39.272 32.944 42512 33740
Việt Nam (R/A) T.10-T.9 11.555 15.230 13.844 11.000 18455 15950
Colombia (A) T.10-T.9 11.889 11.197 11.405 11.550 12789 12400
Indonesia (R/A) T.4-T.3 6.785 6.571 7.386 6.750 6650 7000
Ấn Độ (A/R) T.10-T.9 4.683 4.495 3.844 4.630 4750 4850
Mexico (A) T.10-T.9 4.000 4.550 3.407 4.200 4200 4350
Ethiopia (A) T.10-T.9 3.693 3.874 5.000 4.500 4636 5733
Guatemala (A/R) T.10-T.9 4.070 3.610 3.678 3.675 3950 4000
Peru (A) T.4-T.3 2.900 2.616 3.355 2.750 4250 3190
Uganda (R/A) T.10-T.9 2.900 2.510 2.750 2.750 2600 2750
Honduras (A) T.10-T.9 2.497 2.968 2.575 2.990 3461 3500
Côte d’Ivoire (R) T.10-T.9 3.145 2.689 1.750 2.500 2482 2350
Costa Rica (A) T.10-T.9 1.938 1.802 1.775 2.157 1570 1900
El Salvador (A) T.10-T.9 1.438 1.457 1.447 1.372 1372 1476
Ecuador (A/R) T.4-T.3 732 767 938 720 1172 950
Venezuela (A) T.10-T.9 869 786 701 820 804 870
Philippines (R/A) T.7-T.6 721 433 373 500 522 712
Tổng sản lượng 121.808 103.801 112.552 106.851 116175 105721
Ghi chú:
Đơn vị tính: Nghìn bao (bao lớn =60kg)
(R/A): Robusta/Arabica nhưng Robusta chiếm lượng lớn
(A/R): Arabica/Robusta nhưng Arabica chiếm lượng lớn
(R): Chỉ toàn Robusta
(A): Chỉ toàn Arabica
16
PHẦN BA
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn:
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty cà phê Việt Thắng ban đầu có tên là Nông trường quốc doanh Ea Tiêu
(thành lập vào tháng 3/1977) thuộc ty Nông nghiệp Đắk Lắk. Vào tháng 3/1991 thành
lập lại các nông trường trên cơ sở quyết định thành lập của tổng giám đốc xí nghiệp
liên hiệp cà phê Việt Đức, đến tháng 5/1991 chính thức có quyết định số 142 NN
TCCB/QĐ của bộ Nông nghiệp và Công nghiệp lấy tên là Nông trường quốc doanh
cà phê EaChưKap thuộc xí nghiệp liên hiệp cà phê Việt Đức. Vào tháng 8/1998 bổ
sung nhiệm vụ xuất nhập khẩu và đổi tên thành: Công ty cà phê Việt Thắng thuộc
tổng công ty cà phê Việt Nam.
- Tên giao dịch đối ngoại: VIET THANG COFFEE COMPANY
- Điện tín: VITHACO
- Trụ sở chính: 227 Nguyễn Thái Bình – Thành phố Buôn Ma Thuột – Tỉnh
Đắk Lắk.
- Số đăng ký kinh doanh: 40.06.000 005 Sở kể hoạch đầu tư tỉnh Đắk Lăk
cấp đăng ký lại lần thứ nhất ngày 12/4/2007, đăng ký lại lần thứ tư ngày 20/10/2008.
- Mã khách hàng: 6000 180 748-1
- Chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu:
6000 180 748-1
Công ty là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty cà phê Việt
Nam. Là đơn vị hạch toán độc lập với nhiệm vụ chính là trồng, sản xuất, chế biến và
bán cà phê nông sản.
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ:
3.1.2.1. Chức năng:
Công ty có chức năng sản xuất, phát triển cà phê nông sản, vật tư, phân bón,
máy móc thiết bị, hàng hóa tiêu dùng khác phục vụ sản xuất và đời sống.
3.1.2.2. Nhiệm vụ:
17
+ Về kinh tế:
- Tổ chức sản xuất, quản lý vườn cây cà phê trên diện tích được nhà nước giao
1.089,189 ha.
- Đảm bảo đầy đủ vật tư, phân bón và các thiết bị máy móc phục vụ cho sản
xuất và chế biến cà phê.
+ Về xã hội:
- Bố trí sắp xếp sử dụng lao động có hiệu quả, phát triển ổn định và nâng cao
đời sống cho người lao động.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước và địa phương theo quy định
của pháp luật.
3.1.3. Điều kiện tự nhiên:
3.1.3.1. Vị trí địa lý:
Công ty cà phê Việt Thắng đặt tại xã Hòa Thắng, là một xã vùng ven thành
phố Buôn Ma Thuột, nằm dọc theo quốc lộ 27. Có vị trí địa lý:
Phía đông giáp huyện Krông Păk.
Phía tây giáp phường Tự An thành phố Buôn Ma Thuột.
Phía nam giáp xã Ea Tiêu huyện Krông Ana.
Phía bắc giáp phường Tân Hòa, Tân Lập thành phố Buôn Ma Thuột.
3.1.3.2. Khí hậu, thời tiết:
Khí hậu thời tiết của vùng mang nét đặc trưng của vùng Tây Nguyên. Một
năm có hai mùa mưa nắng rõ rệt.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung nhiều nhất vào các tháng
7, 8, 9 hàng năm. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500-1700mm.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25, 26
0
C. Chênh lệch nhiệt độ cao nhất và
thấp nhất là 20
0
C (thấp nhất là 14
0
C và cao nhất là 34
0
C).
3.1.3.3. Thổ nhưỡng:
Đất đai là đất Bazan màu mỡ, với tầng canh tác dày từ 1m trở lên, độ PH nằm
trong khoảng từ 4,5-5,8.
Nằm trên độ cao từ 500-620m so với mặt nước biển.
3.1.4. Điều kiện xã hội:
18
3.1.4.1. Tình hình phân bố sử dụng đất:
Bảng 3.1: Cơ cấu diện tích đất của công ty qua 3 năm:
Đơn vị tính: ha
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm2007 Năm 2008
DT % % DT %
Tổng quỹ đất 1089,189
100,0
0
1089,2
100,0
0
980,5
7
100,00
1. Đất cà phê 870,189 79,89 870,189 79,89 761,57 77,67
- Đất công ty quản lý 180,189 20,71 175,189 20,13 85,57 11,24
- Đất giao khoán 690 79,29 695 79,87 676 88,76
2. Hồ đập 150 13,77 150 13,77 150 15,30
3. Đất XDCB 4,4 0,40 4,4 0,40 4,4 0,45
4. Đất đường giao thông 64,6 5,93 64,6 5,93 64,6 6,59
(Nguồn: Phòng KH – KT)
Nhìn chung, tổng quỹ đất của công ty trong năm 2006 và 2007 không có gì
thay đổi. Đến năm 2008 thì giảm đi 108,619ha, nguyên nhân là do chính quyền địa
phương thu hồi lại theo quyết định 530,531,1015/QĐ_CP.
Đất cà phê của công ty chủ yếu giao khoán cho các hộ nông dân. Năm 2006 là
690ha, chiếm 79,29% trong tổng diện tích đất cà phê của công ty. Năm 2007 tăng lên
79,87%, còn năm 2008 giảm xuống còn 676ha, chiếm 88,76%. Năm 2008 bị sút giảm
nhiều là do quỹ đất bị thu hồi nhiều. Các đội sản xuất của công ty sẽ trực tiếp quản lý
các hộ và thu hồi sản phẩm khoán.
19
3.1.4.2. Tình hình sử dụng lao động của Công ty:
Bảng 3.2: Kết cấu lao động của công ty qua ba năm
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
So sánh
07/06 08/07
SL % SL % SL % % %
Tổng số LĐ
126
4 100
131
0 100
125
7 100 3,64 -4,05
1. Theo tính chất
- LĐ gián tiếp 27 2,14 27 2,06 27 2,15 0 0,00
- LĐ trực tiếp 1237 97,86 1283 97,94 1230 97,85 3,72 -4,13
2. Theo giới tính
- Nam 758 60,00 819 62,50 793 63,09 7,96 -3,15
- Nữ 506 40,00 491 37,50 464 36,91 -2,84 -5,55
3. Theo trình độ
- Đại học 12 0,95 12 0,92 12 0,95 0 0,00
- Trung học 6 0,47 6 0,46 6 0,48 0 0,00
- Phổ thông 1246 98,58 1292 98,63 1239 98,57 3,69 -4,10
4. Theo chế độ
- Biên chế 394 31,17 392 29,92 389 30,95 -0,51 -0,77
- Hợp đồng 870 68,83 918 70,08 868 69,05 5,52 -5,45
5. Theo dân tộc
- Kinh 1138 90,03 1237 94,43 1183 94,11 8,70 -4,37
- Ê đê 126 9,97 73 5,57 74 5,89 -42,06 1,37
(Nguồn: Phòng TC-HC)
Nhìn chung, tổng số lao động qua các năm đều có sự biến động. Do công ty là
doanh nghiệp chủ yếu trồng, chăm sóc, thu mua, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu
cà phê và nông sản nên số lượng lao động trực tiếp chiếm một số lượng lớn.
Trong năm 2007 lao động có xu hướng tăng, cụ thể là tăng 3,64% so với năm
2006 nhưng đến năm 2008 lại giảm đi 4,05% so với năm 2007. Làm cho số lượng lao
động năm 2008 ít hơn so với cả năm 2006.
Lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ lệ rất thấp. Họ chủ
yếu tập chung ở các phòng ban lãnh đạo của công ty.
20
3.1.4.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:
Bảng 3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua ba năm:
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 07/06 08/07
Giá trị Giá trị Giá trị ± ∆ % ± ∆ %
Tổng doanh thu 11.112.549 10.546.356 14.771.718 (566.193) -5,10 4.225.362 40,06
Tổng chi phí 10.180.401 7.931.337 10.440.772 (2.249.064) -22,09 2.509.435 31,64
Lợi nhuận 932.148 2.615.019 4.330.946 1.682.871 180,54 1.715.927 65,62
(Nguồn: Phòng Kế toán-Tài vụ)
Qua bảng trên cho thấy, trong ba năm qua công ty đều làm ăn có lãi và mức lãi
năm sau cao hơn năm trước. Trong năm 2007 doanh thu giảm 566.193.000 đồng,
mức giảm 5,10% so với năm trước, nhưng chi phí lại giảm nhiều hơn doanh thu, cụ
thể là giảm 2.249.064.000 đồng, mức giảm 22,09% làm cho lợi nhuận vẫn cao hơn là
1.682.871.000 đồng, mức tăng tới 180,54%.
Kế thừa được tốc độ tăng của năm trước, năm 2008 công ty có lãi cao hơn
năm 2007 là 1.715.927.000 đồng, mức tăng 65,62%. Tuy chi phí có tăng (31,64%)
nhưng tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng doanh thu (40,06%).
Chúng ta có thể thấy rõ tình hình biến động qua biểu đồ sau:
(4.000.000)
(2.000.000)
-
2.000.000
4.000.000
6.000.000
8.000.000
10.000.000
12.000.000
14.000.000
16.000.000
Nghìn đồng
Giá trị Giá trị Giá trị ±∆ % ±∆ %
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 07/06 08/07
Biểu đồ 1: Biểu đồ kết quả HĐSXKD
Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận
3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn của công ty:
3.1.5.1. Thuận lợi:
21
•Sau khi xây dựng đề án sản xuất định mức doanh nghiệp và được Bộ Nông
Nghiệp phê duyệt năm 2007, đơn vị đã được Nhà nước bổ sung vốn điều lệ, đảm
bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
•Ba năm liền đều sản xuất kinh doanh có lãi (2006 – 2008)
•Thực hiện phương án khoán theo nghị định 135/CP thuận lợi, có sự đồng thuận
cao từ người lao động.
•Bộ máy tổ chức quản lý được sắp xếp đến nay đã ổn định đảm bảo cho công tác
lãnh đạo quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
•Về khí hậu có hai mùa rõ rệt như vậy công ty vẫn chủ động được nước tưới cho
cây cà phê của công ty nhờ có hồ chứa nước Ea ChurKáp rộng 150 ha đủ nước
phục vụ cho việc tưới tiêu cho cây cà phê.
•Công ty có diện tích tự nhiên 1.089,189ha, trong đó diện tích trồng cà phê
870,189ha, đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh.
Những thuận lợi trên tạo cho công ty tăng trưởng nhanh về thu nhập, đẩy
mạnh sản xuất kinh doanh, đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.
Công ty đã áp dụng cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng cho người lao động, yếu tố lợi
ích vật chất cụ thể nhờ vậy khơi dậy được sức mạnh tiềm năng từ phía người lao
động, họ đã yên tâm đầu tư một cách thỏa đáng trên vườn cây của mình nhờ vậy
năng suất được nâng cao.
3.1.5.2. Khó khăn:
•Khó khăn chung của ngành cà phê Việt Nam trước tiên phải nói đến giá cả, vì
giá cà phê luôn phụ thuộc vào thị trường thế giới, chính điều đó là cái khó chung
cho ngành cà phê Việt Nam và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
•Khó khăn kế tiếp đó là vấn đề khí hậu, khu vực Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt đó
là mùa mưa và mùa khô. Về mùa khô thời gian nắng nóng kéo dài dẫn đến khô
hạn có thể bị chết cháy cây cà phê.
•Vườn cây cà phê kinh doanh già cỗi đa số trồng những năm 80-84, phải thực
hiện đầu tư cải tạo bằng biện pháp cưa ghép, trồng dặm với tỷ lệ 20-25% mật độ.
•Công tác quản lý đất sản xuất còn khó khăn về việc xử lý tài sản khi bàn giao đất
cho địa phương, một số diện tích khoán người dân đã tự ý làm nhà ở phát sinh từ
15-20 năm nay.
22
•Đổi mới công nghệ chế biến sản phẩm chưa kịp thời, chất lượng chưa được
chứng nhận.
•Việc bàn giao nợ ngân hàng của dự án cà phê chè Nông trường Đức Tín vẫn còn
tồn tại, kéo dài ảnh hưởng đến quan hệ vay đầu tư và tín dụng.
3.1.6. Cơ cấu tổ chức quản lý:
3.1.6.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty:
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công Ty cà phê Việt thắng
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
3.1.6.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
a. Ban giám đốc: Gồm Giám đốc và Phó giám đốc.
- Giám đốc là người điều hành cao nhất của công ty, là người đại diện pháp
nhân của công ty do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cà phê Việt Nam bổ
nhiệm. Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công
ty trước Hội đồng quản trị, Tổng công ty và pháp luật nhà nước.
- Phó giám đốc công ty là người giúp việc cho giám đốc công ty thực hiện
chức năng nhiệm vụ theo lĩnh vực công tác được phân công theo quy chế và một số
công việc cụ thể khi được giao.
23
Ban giám đốc
Phòng
TC-HC-
TTBV
Phòng
Kế
hoạch-
Kỹ thuật
Phòng
Kế toán-
Tài vụ
Văn
phòng
Đảng
Đoàn thể
Phòng
Kinh
doanh-
DV-chế
biến
Đội
SX
1
Đội
SX
2
Đội
SX
3
Đội
SX
4
Đội
SX
5
Đội
SX
9
Đội
SX
16
Xưởng
chế
biến
b. Phòng Tổ chức - Hành chính - Thanh tra bảo vệ:
- Tham mưu giúp việc về công tác tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức hoạt động
kinh doanh; công tác cán bộ, hợp đồng lao động, kế hoạch đào tạo; công tác thi đua
khen thưởng, kỷ luật và giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động.
- Xây dựng cơ chế quản lý, điều lệ, quy chế tổ chức hoạt động sản xuất kinh
doanh đồng thời thực hiện việc kiểm tra đôn đốc.
- Tham mưu công tác đối nội, đối ngoại, tư vấn pháp luật, quản lý công tác
hành chính, văn thư, trực tiếp quản lý lái xe, công vụ và tổ chức hội nghị.
- Tham mưu công tác thanh tra, công tác bảo vệ an ninh trật tự.
- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện các công việc có liên quan.
c. Phòng kinh doanh dịch vụ - Chế biến:
- Là đơn vị kinh doanh dịch vụ có thu. Tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ
mua bán nông sản, hàng hóa, vật tư, thiết bị,... dịch vụ cung ứng đầu tư ứng trước
mua bán tiêu thụ sản phẩm đối với các hộ liên kết sản xuất cà phê với công ty.
- Trực tiếp quản lý tài sản, thiết bị xưởng chế biến, hệ thống kho, sân phơi nhà
xưởng, bằng kinh doanh. Khai thác cung ứng nguồn nguyên liệu phát huy năng lực và
công suất của xưởng chế biến, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh chế biến sản phẩm cà phê, sản
xuất phân hữu cơ vi sinh. Khai thác thủy sản hồ Ea Chukap và thủy lợi phí.
- Tổ chức, điều hành các hoạt động liên quan đến dự án đầu tư điểm du lịch
văn hóa.
- Tham mưu ký kết các hợp đồng mua bán cà phê, nông sản, vật tư hàng hóa, v.v...
d. Phòng kế hoạch kỹ huật:
- Tham mưu giúp việc về các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
- Xây dựng dự án, phương án và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm
của toàn công ty lên kế hoạch giao chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh cho đơn vị cơ sở.
- Xây dựng các định mức kỹ thuật phục vụ sản xuất, công tác khoán và công
tác quản lý tài sản hợp đồng sản xuất vườn cây; đất đai, hệ thống chế biến, hệ thống
kênh mương hồ đập thủy lợi.
24
- Tham mưu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản; công tác kỹ thuật khuyến
nông, ứng dụng chuyển giao công nghệ mới và nghiệp vụ cơ khí, điện.
- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ xây dựng các báo cáo định kỳ, báo cáo
thống kê, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ SXKD và thực hiện các công việc có
liên quan.
e. Phòng kế toán – Tài vụ:
- Tham mưu giám đốc về công tác tài chính, kế toán của công ty.
- Lập kế hoạch tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng các
dự án.
- Tổ chức hạch toán kinh tế mọi hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài sản,
nguồn vốn kinh doanh, chi phí sản xuất, giá thành.
- Kiểm tra quyết toán các nguồn vốn xây dựng cơ bản.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo thông kê theo luật kế toán hiện hành.
- Hướng dẫn các đơn vị cơ sở thực hiện chế độ tài chính của nhà nước, quy
chế hoạt động tài chính của công ty.
f. Văn phòng Đảng – Đoàn thể:
Một cán bộ chuyên trách còn lại kiêm nhiệm, công ty có tổ chức Đảng lãnh
đạo, các tổ chức Đoàn thể công đoàn, Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh
v.v... làm công tác vận động quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính quyền triển khai
đồng thời giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong doanh nghiệp.
g. Các đội sản xuất cà phê:
- Ban chỉ huy đội sản xuất có một cán bộ đội trưởng làm quản lý chuyên trách.
Các thành viên ban chỉ huy đội gồm: bí thư chi bộ, chủ tịch công đoàn, nữ công
hưởng phụ cấp Đảng, đoàn thể. Đội trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và
quan hệ nghiệp vụ với các phòng chức năng để thực hiện công tác quản lý lao động
và sản xuất triển khai đến người lao động.
- Riêng đội sản xuất là đồng bào dân tộc buôn Ea Churkáp tăng cường thêm 2
cán bộ để đảm nhiệm một số nhiệm vụ công ích theo yêu cầu.
3.1.7. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
3.1.7.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công Ty
25
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
thanh toán
Thủ quỹ
Kế toán
vật tư