Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Kỷ yếu 50 năm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (1956 2006)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I - HÀ NỘI

KỶ YẾU 50 NĂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (1956 - 2006)

HÀ NỘI - 2006
1


2


LỜI NÓI ĐẦU

3


4


KHOA NÔNG HỌC

5


6


ẢNH KHOA



7


8


K

hoa Nông học, tiền thân là khoa Trồng trọt thuộc Học viện Nông Lâm, nay
là Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội được thành lập vào năm 1956.
Trải qua 50 năm hoạt động, tập thể các thế hệ giáo viên, cán bộ công nhân
viên của khoa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.
Ngay từ khi mới thành lập đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ khoa học đã
xác định rõ hai nhiệm vụ chính của khoa là i) Đào tạo kỹ sư nông nghiệp có chất lượng
cao phục vụ sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, ii) Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cơ
bản và ứng dụng về các lĩnh vực như trồng trọt, bảo vệ thực vật và chọn giống cây
trồng.
Theo hai định hướng trên, bên cạnh các thành tích to lớn trong công tác đào tạo,
khoa Nông học đã trở thành một trong các trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp hàng đầu trong cả nước. Các kết quả nghiên cứu và
chuyển giao công nghệ trong 50 năm qua đã có tác động tích cực tới nhiều lĩnh vực của
sản xuất nông nghiệp của Việt nam, đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt.
Giai đoạn 1956 - 1975
Đây là giai đoạn lịch sử hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự nghiệp nghiên
cứu khoa học nông nghiệp của Việt Nam. Nhiều thầy cô giáo, nhà khoa học thuộc Học
viện Nông Lâm là những nhà khoa học tiên phong trong công tác nghiên cứu và chuyển
giao các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Các kết quả nghiên cứu được chuyển giao
trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, tạo sự thay đổi lớn về mặt kỹ thuật trồng trọt, thể

hiện trong các lĩnh vực sau:
- Nghiên cứu xây dựng nhiều quy trình kỹ thuật tăng năng suất lúa và các loại cây
trồng khác. Kết quả nghiên cứu đã làm tăng nhanh năng suất các loại cây trồng, thiết
thực góp phần vào công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước.
- Nghiên cứu chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng trong đó thành công lớn nhất là
chuyển đổi vụ lúa chiêm sang vụ lúa xuân do tập thể các nhà khoa học (Bùi Huy Đáp,
Đinh Văn Lữ và Nguyễn Văn Luật, 1964). Thử nghiệm sản xuất thành công cà chua
xuân hè trái vụ tại vùng Đồng bằng sông Hồng (Tạ Thu Cúc, 1968-1970).
- Nghiên cứu chọn tạo các loại giống cây trồng mới ngắn ngày, nhiều giống cây
trồng mới đựợc chọn tạo và chuyển giao vào sản xuất như các giống lúa: Nông nghiệp 1
(NN1), 813 và 828 của Lương Định Của, các giống Đông xuân 1, Đông xuân 2, Đông
xuân 3, Đông xuân 4 và Đông xuân 5 của Vũ Tuyên Hoàng, các giống VN10 (NN 75-3),
A4 (NN 75-5) của Trần Như Nguyện.
Giai đoạn 1976 - 1995
Tiếp bước truyền thống nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất của giai đoạn trước, sau khi đất nước thống nhất, mặc dù còn gặp rất nhiều khó
9


khăn, song công tác nghiên cứu khoa học của khoa vẫn được duy trì, hàng loạt các công
trình nghiên cứu thành công được áp dụng ngay vào sản xuất như:
- Quy trình phá ngủ khoai tây; Quy trình xử lý lạnh các loại cây rau (hành tỏi), cây
hoa loa kèn trồng; Sử dụng các chế phẩm tăng năng suất các loại cây lương thực, thực
phẩm của Bộ môn Sinh lý thực vật.
- Nhiều giống cây trồng mới được chọn tạo hơn hẳn các giống địa phương, như
các giống lạc B 5000, Sen lai 75-23, V79, các giống đậu tương M-103, DT-93, giống
đậu xanh ĐX-04 của Bộ môn Cây công nghiệp. Các giống lúa ĐH60, nếp 44, đậu tương
V48, cà chua MV1 của Bộ môn Di truyền giống.
- Tập thể thầy cô giáo Bộ môn Rau quả đã thành công trong nghiên cứu các quy
trình kỹ thuật, chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật về cây ăn quả, cây rau như: Áp dụng

thành công kỹ thuật ghép táo, ghép hồng; nhập nội, chọn lọc và chuyển giao vào sản
xuất giống bưởi POMELO (bưởi Đại học Nông nghiệp I), giống táo Thiện Phiến…
- Tham gia điều tra cơ bản sâu bệnh hại cây trồng ở miền Bắc và Tây Nguyên (Bộ
môn Côn trùng - Bệnh cây).
- Nghiên cứu xây dựng vùng cách ly địa hình sản xuất khoai tây sạch bệnh và điều
tra phát hiện bệnh Virus thực vật ở Việt Nam.
- Kết hợp với các nhà khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp xây dựng tiêu chuẩn sắn lát
khô của Việt Nam.
Giai đoạn 1996 - 2006
Đây là giai đoạn các điều kiện nghiên cứu đã được cải thiện hơn, kinh phí Nhà
nước đầu tư cho nghiên cứu đã được nâng lên đáng kể, thêm vào đó nhiều cán bộ trẻ
được đào tạo ở nước ngoài trở về trực tiếp tham gia nghiên cứu… đã góp phần thúc đẩy
công tác nghiên cứu khoa học của khoa. Những đóng góp lớn phải kể đến là chọn tạo
thành công và đưa ra trồng ngoài sản xuất các giống lúa thuần, lúa lai, đậu tương, cà
chua có năng suất cao, chất lượng tốt; Xây dựng quy trình quản lý tổng hợp các loại sâu
bệnh hại cây trồng (IPM) góp phần thúc đẩy phong trào bảo vệ cây trồng, hạn chế sử
dụng các loại thuốc độc hại, bảo vệ môi trường trong sạch và bền vững rộng khắp trong
cả nước; Nghiên cứu sử dụng các chế phẩm sinh học, các nguyên tố vi lượng cho các
loại cây trồng nông nghiệp làm tăng năng suất cây trồng; Ứng dụng công nghệ sinh học
phục vụ sản xuất nông nghiệp (nuôi cấy mô); Thu thập và bảo tồn nguồn gen các loại
cây trồng nông nghiệp làm tăng đa dạng sinh học.
Trong thời gian này, nhiều cán bộ giảng dạy và nghiên cứu trong khoa đã chủ trì và
tham gia 3 đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, chủ trì 5 đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp
bộ và 20 đề tài nghiên cứu cấp bộ, 60 đề tài nghiên cứu cấp trường, 20 đề tài tham gia

10


hợp tác nghiên cứu với các cơ quan khoa học và các công ty trong nước và 10 đề tài hợp
tác nghiên cứu với nước ngoài. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học được đánh giá cao

như: “Chọn tạo giống lúa lai hai dòng Việt lai 20”, “Chọn tạo giống cà chua lai chịu
nhiệt HT 7”, “Sản xuất KIT để chẩn đoán nhanh bệnh hại cây trồng”, “IPM trên cây
khoai lang”, “ICM trên cây khoai tây”…
Công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên được triển khai đồng đều và trải rộng
ở các chuyên ngành, với 112 đề tài được thực hiện, trong đó có 1 công trình đạt giải
nhất trong Hội nghị khoa học sinh viên khối Nông Lâm năm 2004, 2 công trình đạt giải
nhì Vifotec, 4 công trình đạt giải khuyến khích Vifotec năm 2005.
Kết quả đạt được từ những công trình nghiên cứu của khoa là những tiến bộ kỹ
thuật được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, trong thời gian này có 7 giống cây trồng mới
và tiến bộ kỹ thuật được Nhà nước công nhận cho áp dụng trên diện rộng (lúa Việt lai
20, cà chua HT 7, dậu tương DN-42, phân bón lá Pomior, quản lý tổng hợp (IPM) bọ hà
(Cylas formicarius) trên khoai lang, quản lý tổng hợp (ICM) cây khoai tây ở Đồng bằng
sông Hồng, bộ KIT chẩn đoán bệnh hại cây trồng). Các tiến bộ kỹ thuật này đã góp
phần mang lại hiệu quả kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước.
Để tiếp tục phát huy thành tựu nghiên cứu khoa học trong 50 năm và nguồn nhân
lực mạnh mẽ của khoa, công tác nghiên cứu giai đoạn 2003-2010 và các năm tiếp theo
Khoa Nông học tập trung vào các hướng chính như: Chọn tạo các giống cây trồng có
năng suất cao, chất lượng tốt; Áp dụng công nghệ sinh học trong sản suất, chọn tạo giống
và bảo vệ thực vật; Bảo vệ tài nguyên, ngăn chặn suy thoái môi trường; Đấu tranh sinh
học trong bảo vệ thực vật; Thu thập và bảo tồn nguồn gen các loại cây trồng nông nghiệp.
Trên cơ sở các định hướng nghiên cứu chung của Khoa, từng bộ môn đã xây dựng
định hướng nghiên cứu.
Bộ môn Di truyền - Giống tập trung nghiên cứu chọn giống cây trồng nông nghiệp
ưu thế lai với các tính trạng đặc biệt.
Bộ môn Công nghệ sinh học và Phương pháp thí nghiệm đi sâu vào nghiên cứu và
ứng dụng công nghệ tế bào và chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống cây trồng chất lượng
cao, chống chịu tốt: Cây lúa chất lượng cao, chống chịu bệnh bạc lá, đạo ôn; Cây có múi
cam chanh không hạt; Cây khoai tây sạch bệnh và cây hoa có tuổi thọ dài, màu sắc mới
lạ. Bên cạnh đó, thường xuyên cập nhật và áp dụng các biện pháp nâng cao độ chính
xác cho nghiên cứu nông nghiệp và hệ thống nông nghiệp.

Bộ môn Sinh lý thực vật tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng
kết hợp nguyên tố vi lượng trong nông nghiệp; Nhân giống vô tính cây trồng bằng kỹ
thuật in vitro và in vivo; Kỹ thuật trồng cây không dùng đất (công nghệ trồng thuỷ canh
là chính).

11


Bộ môn Bệnh cây nghiên cứu các bệnh hại hạt giống (lúa, ngô, rau, đậu đỗ, lạc) và
bệnh hại có nguồn gốc trong đất (nấm, vi khuẩn, tuyến trùng), tạo các chế phẩm sinh
học phòng trừ bệnh hại cây trồng; Chẩn đoán nhanh bệnh virút bằng phương pháp
ELISA, PCR và sản xuất cây sạch bệnh virút.
Bộ môn Côn trùng tiếp tục nghiên cứu sử dụng biện pháp sinh học trong quản lý
dịch hại tổng hợp (IPM).
Bộ môn Cây lương thực tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái và dinh
dưỡng các loại cây lương thực và chọn tạo giống ngô lai, các biện pháp kỹ thuật canh
tác các loại cây lương thực và cây lương thực đặc sản (kỹ thuật thâm canh, phòng trừ cỏ
dại), xây dựng hệ thống luân canh cây lương thực phù hợp cho vùng đồng bằng và trung
du Bắc Bộ.
Bộ môn Rau-Hoa-Quả nghiên cứu kỹ thuật thâm canh đối với cây ăn quả như bưởi,
cam, nhãn, vải, xoài, hồng, dứa; hoa và cây cảnh như hoa hồng, hoa cúc; cây rau như cà
chua, dưa chuột, xà lách, dưa hấu, cải bắp chịu nhiệt; chọn giống và nhân giống cây ăn
quả, cây rau và cây hoa, cây cảnh chủ yếu.
Bộ môn Cây công nghiệp nghiên cứu chọn tạo giống một số cây công nghiệp chính
theo hướng năng suất cao và chống chịu tốt (đậu tương, lạc, mía) và các biện pháp kỹ
thuật thâm canh lạc, chè và thuốc lá.
Bộ môn Thực vật nghiên cứu chọn lọc và nhân giống một số loài cây cảnh (họ Lan,
họ Cau, họ Hành), nghiên cứu hình thái giải phẫu có liên quan đến tính chống chịu của
cây trồng.
Bộ môn Dâu tằm – Ong mật nghiên cứu biện pháp nâng cao năng suất dâu tằm tơ

kén vụ hè ở Đồng bằng sông Hồng.
Trong suốt 50 năm qua, nhờ sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ giảng dạy,
nghiên cứu và cán bộ công nhân viên trong Khoa, công tác nghiên cứu khoa học và
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật đã góp
phần nâng cao vị thế của Khoa Nông học nói riêng và Trường Đại học Nông nghiệp I
nói chung. Trong giai đoạn tới, công tác nghiên cứu khoa học của Khoa tiếp tục được
triển khai theo tinh thần phát huy nội lực, tranh thủ sự hợp tác quốc tế và hội nhập,
bên cạnh việc tập trung xây dựng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm với các trang thiết
bị hiện đại, Khoa sẽ tổ chức để toàn thể cán bộ giảng dạy tham gia nghiên cứu và
chuyển giao tiến bộ vào sản xuất và tạo điều kiện tốt hơn nữa để sinh viên tham gia
nghiên cứu khoa học.
Kế thừa các thành tựu nghiên cứu khoa học đã đạt được trong 50 năm qua, cùng
với sự cố gắng của tập thể cán bộ và sinh viên Khoa Nông học, các kết quả nghiên cứu
sẽ ngày một nhiều về số lượng và chất lượng, đạt trình độ công nghệ cao, góp phần xây
dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại.
12


MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TIÊU BIỂU
Trong 50 năm xây dựng và trưởng thành, Khoa Nông học đã có rất nhiều công
trình khoa học công nghệ được tiến hành, tuy nhiên do điều kiện thu thập thông tin có
hạn nên kỷ yếu này chỉ liệt kê được một số công trình và bài báo tiêu biểu.

I. THỜI KỲ 1956-1975
I.1. Một số công trình nghiên cứu về trồng trọt
Lúa xuân - một thành tựu lớn trong nông nghiệp miền bắc nước ta. Nhóm tác
giả: Bùi Huy Đáp, Đinh Văn Lữ, Đào Thế Tuấn, Nguyễn Văn Luật và ctv.
Từ xưa, nông dân đồng bằng Bắc bộ chúng ta thường dựa vào vụ lúa mùa là chính
vì gieo cấy vào mùa mưa. Vùng trũng và những nơi nào có điều kiện thuỷ lợi mới gieo
cấy vụ chiêm dài ngày trong điều kiện giá lạnh nên năng suất thấp. Qua thành công

bước đầu về chủ trương tăng một vụ lúa xuân ngắn ngày ở miền núi phía Bắc, cuối
những năm 50 của thế kỷ XX, khi về đồng bằng thấy vụ lúa chiêm dài ngày năng suất
thấp và còn nhiều diện tích bị bỏ hoá vụ đông xuân, nhiều cán bộ nông nghiệp đã quyết
tâm nghiên cứu đưa vụ lúa xuân về đồng bằng, thay lúa chiêm và tăng thêm một vụ lúa
ngắn ngày năng suất cao hơn. Viện Khoa học Nông nghiệp mà tiền thân là Viện Trồng
trọt Trung ương ở Việt Bắc dưới sự lãnh đạo của GS. Bùi Huy Đáp đã tiếp tục nghiên
cứu và chỉ đạo đưa lúa xuân vào sản xuất.
Năm 1963, Học viện Nông Lâm được tách thành hai đơn vị: Viện Khoa học kỹ
thuật Nông nghiệp đóng tại Văn Điển và Trường Đại học Nông nghiệp I đóng tại Trâu
Quỳ (Gia Lâm). Ở Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, các đề tài nghiên cứu về lúa
xuân và thực nghiệm mở rộng trong sản xuất vẫn được tiếp tục dưới sự chỉ đạo của các
nhà khoa học như Bùi Huy Đáp, Đào Thế Tuấn, Nguyễn Văn Luật và một số cán bộ
khác. Ở trường Đại học nông nghiệp I, các đề tài nghiên cứu về lúa được Bộ môn Cây
lương thực tiếp tục nghiên cứu.
Nội dung và kết quả đạt được
Trong những năm đầu, lúa xuân phát triển còn gặp nhiều khó khăn như thời kỳ mạ
gặp rét, thời vụ gieo cấy không ổn định do thời tiết biến động thất thường, nước tưới
khan hiếm, trong vụ đông xuân, sâu bệnh phá hoại… và nhất là việc lai tạo, chọn giống
lúa ngắn ngày thích hợp cho vụ lúa xuân…
Trong những năm 60- 70 của thế kỷ XX, Bộ môn Cây lương thực và các bộ môn
trong Khoa đã nghiên cứu trên các khía cạnh khác nhau của lúa xuân.
- Nghiên cứu các biện pháp chống rét cho mạ xuân. Trong nghiên cứu này, các thí
nghiệm cơ bản đã được bố trí, tìm hiểu sức chịu đựng của cây mạ với nhiệt độ thấp khác
nhau. Trong điều kiện của phòng thí nghiệm khi đó, phải sử dụng tủ lạnh, tủ định ôn để
13


điều chỉnh các mức nhiệt độ thấp khác nhau. Hạt lúa sau khi đã nảy mầm được xếp lên
trên giấy thấm tẩm ướt đặt trong hộp pêtri, với số lượng hạt nhất định để giám sát tỷ lệ
chết và nhận thấy rằng với nhiệt độ dưới 130C, thậm chí dưới 100C, cây mạ còn dựa vào

phôi nhũ của hạt thì vẫn duy trì được sức sống, nếu đã phát triển đến lá thứ 3 mà gặp
nhiệt độ thấp dưới 13 0C kéo dài cây mạ sẽ chết. Từ đó tập thể nghiên cứu đã tìm những
biện pháp chống rét cho mạ như ngâm hạt giống được xử lý với molyđat amon nồng độ
0,05% và supe lân nồng độ 2% có tác dụng chống rét và tăng sức sống của cây mạ, đã
áp dụng với supe lân trong sản xuất. Thí nghiệm còn được bố trí và theo dõi trên đồng
ruộng qua các thời kỳ gieo có nhiệt độ khác nhau và đã thấy cây mạ chết nhiều khi ở
tuổi 3 lá nếu gặp rét kéo dài nhiệt độ dưới 13 0C. Ở nước ta thường có những đợt rét ấm
xen kẽ nhau nên cây mạ tuy lá có màu vàng nhưng khi có nắng ấm một vài ngày, cây
mạ vẫn vượt lên được. Vì vậy các thí nghiệm đã bố trí những biện pháp chống rét cho
mạ trên đồng ruộng như bón phân lân cho ruộng mạ, phủ tro sau khi gieo mạ, giữ nước
để chống rét…và thấy có kết quả tốt .
- Xác định thời vụ để tránh rét cho mạ xuân: Tập thể tác giả đã bố trí thí nghiệm về
các phương pháp làm mạ khác nhau và thấy rằng phương pháp gieo mạ trên đất khô với
mật độ gieo dày 600- 700g hạt/m2, sau khi gieo phủ một lớp đất mỏng (dưới 1cm) và tưới
nước, giữ nước ở rãnh để đảm bảo độ ẩm cho mạ mọc đều. Gieo mạ khô, do mật độ gieo
dày, diện tích ít, có khả năng chống rét và dễ chăm sóc, tỷ lệ cấy có thể đạt 50- 80 ruộng
cấy. Theo dõi về phẩm chất mạ khô cho thấy phẩm chất tốt hơn, tỷ lệ C/N đạt 16- 18 so
với mạ nước 12-14, mạ cứng cây, cấy chóng bén rễ. Phương pháp gieo mạ sân cũng có
nhiều tác dụng trong điều kiện giá rét, vụ xuân hạt được gieo trên một lớp đất bùn đổ
trên sân, bố trí vào nơi khuất gió, tránh gió mùa Đông Bắc, cũng gieo dày với mật độ
500- 600g hạt/m2, chăm sóc như mạ khô, sang tuổi 4 lá có thể cấy được, tỷ lệ cấy ra
ruộng đạt cao. Phương pháp này được áp dụng trong những năm đầu làm lúa xuân và
được nông dân ưa thích. Ngoài ra các phương pháp làm mạ như mạ Dapô, mạ không
đất, mạ che nilon… cũng được nghiên cứu theo dõi nhưng không thuận tiện trong sản
xuất .
- Nghiên cứu phương pháp gieo thẳng, gieo vãi lúa trên ruộng nước, thời vụ gieo
chậm lại tránh được rét, để giảm khâu gieo mạ trong điều kiện giá rét của vụ lúa xuân
chúng tôi đã ...................................... có kết quả trên diện rộng, được nhân dân áp dụng
trên nhiều vùng. Kỹ thuật vãi lúa trên ruộng nước trong vụ xuân được nghiên cứu từ
khâu làm đất, chọn giống thích hợp, thời vụ gieo, mật độ gieo, bón phân, giữ nước,

chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh… đã được tổng kết .
- Thời vụ gieo cấy lúa xuân là một vấn đề phức tạp vì thời tiết khí hậu vụ đông
xuân ở miền Bắc nước ta biến động từng năm, năm nào rét trong năm, ấm ngoài giêng
theo đúng quy luật thời tiết thì lúa xuân phát triển tốt, năm nào rét đậm kéo dài, lúa xuân
kém. Năm nào thời tiết ấm đều, không có những đợt rét xen kẽ thì lúa xuân cũng không
được mùa. Kinh nghiệm năm 1987, ấm nhiều, năng suất giảm, năm 1991 quá ấm, năng
suất cũng không cao. Vì vậy nghiên cứu thời vụ gieo cấy lúa xuân thích hợp tương đối
14


ổn định với biến động thời tiết vụ đông xuân miền Bắc nước ta là quan trọng. Tập thể
các tác giả đã bố trí những thí nghiệm gieo cấy với thời vụ khác nhau, đã tổng kết biến
động thời tiết qua nhiều năm, dùng phương pháp xác suất thống kê để phân tích (cùng
tham gia có đồng chí Phạm Chí Thành) và đã kết luận là vụ lúa xuân ở miền Bắc nước
ta gieo mạ vào trước sau lập xuân (4- 5/2) và cấy vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 dương
lịch (trước 10/3) là thích hợp, với tuổi mạ 25- 30 ngày, vừa tránh được rét, vừa tránh
được sâu bệnh. .
- Những vấn đề về chế độ tưới nước cho lúa, phương pháp tưới tiết kiệm nước
trong vụ xuân…cũng đã được Hà Học Ngô, Ngô Đức Thiệu (Bộ môn Thuỷ nông)
nghiên cứu, vấn đề bón phân cho lúa xuân (Bộ môn Nông hoá Thổ nhưỡng), vấn đề sâu
bệnh hại lúa xuân và phương pháp phòng trừ (Bộ môn Bảo vệ thực vật), vấn đề lai tạo
chọn lọc giống lúa ngắn ngày thích hợp trong vụ xuân đã được Vũ Tuyên Hoàng, Trần
Như Nguyện (Bộ môn Di truyền Giống) nghiên cứu nhiều và ứng dụng trong sản xuất
đạt kết quả.
Trong những năm 70 của thế kỷ XX, xuất phát từ thực tế Việt Nam và những kết
quả về lúa xuân, nhiều nhà khoa học tham gia đề tài như Vũ Tuyên Hoàng, Nguyễn Hữu
Tề (Khoa Trồng trọt), Nông Hồng Thái (cán bộ Vụ Trồng trọt)… đã nghiên cứu các đề
tài về lúa ở nước ngoài khi làm đề tài nghiên cứu sinh.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Cùng với các đề tài nghiên cứu về lúa xuân và công tác chỉ đạo thực nghiệm trong

sản xuất của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, những đề tài nghiên cứu về lúa
xuân của Khoa Trồng trọt - Trường Đại học Nông nghiệp I, sự tham gia chỉ đạo sản
xuất ứng dụng kỹ thuật của các sinh viên năm thứ 4 ngành Trồng trọt thực tập ở các địa
phương, sự bám sát đồng ruộng trong điều kiện sơ tán trong chiến tranh của Khoa đã
đóng góp vào sự thành công chung của lúa xuân, làm thay đổi mùa vụ, mở ra trên diện
rộng, đạt năng suất cao và ổn định trên các vùng trồng lúa miền Bắc nước ta.
Ấn phẩm đã công bố


Bùi Huy Đáp (1957). Cây lúa và kỹ thuật trồng lúa, NXB Nông thôn.



Bùi Huy Đáp (1957). Cây lúa miền Bắc Việt Nam, NXB Nông thôn.



Bùi Huy Đáp (1967). Some characteristic features of rice growing in Vietnam.
Vietnam Studies No 13.



Bùi Huy Đáp (1972) . Lúa xuân miền Bắc Việt Nam, NXB Nông thôn.



Đinh Văn Lữ (1967). Cơ sở khoa học tăng năng suất lúa. NXB Khoa học kỹ
thuật.




Đinh Văn Lữ (1970). Báo cáo khoa học về các biện pháp xử lý chống rét cho
mạ. Trường Đại học Nông nghiệp I.



Đinh Văn Lữ (1973). Phương pháp làm mạ. NXB Nông nghiệp.
15




Đinh Văn Lữ, Nguyễn Hữu Tề, Phùng Đăng Chinh, Phạm Quý Hiệp (1976). Kỹ
thuật gieo vãi lúa trên ruộng nước. NXB Nông nghiệp.



Đào Thế Tuấn (1970). Sinh lý lúa năng suất cao. NXB Khoa học Kỹ thuật.

Nghiên cứu về giống và kỹ thuật thâm canh tăng năng suất mía. Lê Song Dự.
Trong thời kỳ phục hồi kinh tế, sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc nước ta, công
nghiệp đường non trẻ ra đời với sự xây dựng 3 nhà máy đường Sông Lam, Việt Trì và
Vạn Điểm. Đề tài nghiên cứu về giống mía và kỹ thuật thâm canh tăng năng suất mía là
một yêu cầu bức thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu nguyên liệu mía cho các nhà máy đường
lúc đó. Đề tài được khởi đầu từ thời kỳ Học viện Nông Lâm, sau khi tách trường và
viện, Bộ môn Cây công nghiệp của Trường Đại học Nông nghiệp tiếp tục phối hợp với
Tổ nghiên cứu mía của Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp thực hiện đề tài này.
Nội dung và kết quả đạt được
- Từ 1961-1964: Tham gia nghiên cứu về giống mía đã góp phần đề xuất giống mía
F134 và nhân giống mía này ở Thường Tín (Hà Tây). Được xác định là giống tốt từ

1964, giống F134 phát triển nhanh ở miền Bắc, vụ mía 1974-1975 đã chiếm tới 70%
diện tích mía vùng đồng bằng, cho tới đầu những năm của thập kỷ 80, F314 vẫn chiếm
tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu giống mía của các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng trở ra phía
Bắc.
- Từ 1965-1973: Chủ trì đề tài thâm canh tăng năng suất mía của Trường, các kết
quả nghiên cứu trồng xen cây họ đậu với mía, mật độ khoảng cách trồng mía, kỹ thuật
xử lý hom mía đã được sử dụng để xây dựng quy trình thâm canh tăng năng suất mía
của Uỷ ban Nông nghiệp Trung ương năm 1973-1974.
Ấn phẩm đã công bố

16



Lê Song Dự (1965). Kỹ thuật nhân giống mía. Báo cáo nghiên cứu khoa học,
trường Đại học Nông nghiệp I.



Lê Song Dự (1967). Giáo trình Cây mía. Tủ sách Đại học Nông nghiệp.



Lê Song Dự, Phạm Kiến Nghiệp (1966). Hiệu quả của biện pháp xử lý hom
trồng đối với mía. Tạp chí KHKT Nông nghiệp.



Lê Song Dự (1967). Hiệu quả trồng xen một số cây họ đậu với mía vụ xuân.
Tạp chí KHKT Nông nghiệp.




Lê Song Dự, Vũ Trung Chính, Trần Quang Chinh (1969). Thí nghiệm trồng
xen cây họ đậu với mía. Tạp chí KHKT Nông nghiệp.



Đinh Văn Lữ, Lê Song Dự (1969). Hỏi, đáp về thâm canh cây công nghiệp
(mía, lạc). NXB Khoa học Kỹ thuật.


Kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây có củ. Đinh Thế Lộc.
Cây có củ là một cây trồng vừa có thể dùng làm cây lương thực và cây thực phẩm
rất quan trọng ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu này được thực hiện giai đoạn 19652005 đã mô tả được những đặc điểm sinh học chủ yếu và kỹ thuật thâm canh đối với
một số loại cây có củ chính.
Nội dung và kết quả đạt được
Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật thâm canh một số cây có củ như khoai
lang, sắn, khoai môn sọ, dong riềng, từ vạc, khoai tây, khoai sáp.
Tất cả các công trình đã được nghiệm thu và đăng tải trên các tạp chí Khoa học kỹ
thuật Nông nghiệp, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Kết quả nghiên cứu Khoa
Trồng trọt, ĐHNN1, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Đại học Nông nghiệp 1 và được công
bố ở các cuốn sách.
Ấn phẩm đã công bố


Đinh Thế Lộc (1979). Kỹ thuật thâm canh khoai lang. NXB Nông nghiệp.




Đinh Thế Lộc (chủ biên).1997. Giáo trình Cây lương thực tập 2 (phần cây
màu). NXB Nông nghiệp.



Đinh Thế Lộc (đồng tác giả). 2004-2005. Cây có củ và kỹ thuật thâm canh.
gồm 6 cuốn: Khoai lang; Sắn; Khoai môn sọ; Từ - Vạc; Khoai tây; Dong
riềng - Khoai sáp). NXB Lao động - Xã hội.

Lúa mùa trồng trong vụ chiêm. Vũ Tuyên Hoàng.
Dựa vào phản ứng ánh sáng của cây lúa và bản chất di truyền ARN của đỉnh sinh
trưởng, tác giả đã lai tạo giống để đưa các giống lúa mùa ngắn ngày, năng suất và chất
lượng tốt trồng trong vụ chiêm. Công trình khoa học này đã tạo ra các giống Đông Xuân
2, Đông Xuân 3, Đông Xuân 4, Đông Xuân 5 được Bộ Nông nghiệp công nhận và phát
triển ở nhiều vùng trong nước.
Ấn phẩm đã công bố


Vũ Tuyên Hoàng, Luyện Hữu Chỉ, Trần Như Nguyện (1968). Chọn giống
cây lương thực. NXB Khoa học.



Vũ Tuyên Hoàng, Nguyễn Văn Duệ (1985). Giả thiết về hoạt động của hai
nhóm gen trong quá trình sinh trưởng phát triển ở cây lúa. Tuyển tập công
trình nghiên cứu khoa học và kỹ thuật nông nghiệp (1981-1985) - (Phần trồng
trọt -cơ khí). NXB Nông nghiệp.




Vũ Tuyên Hoàng (1985). Giống lúa xuân số 2 và kỹ thuật gieo trồng. Tuyển
tập công trình nghiên cứu khoa học và kỹ thuật nông nghiệp (1981-1985) (Phần trồng trọt - cơ khí). NXB Nông nghiệp.
17


Chọn lọc và lai tạo giống lúa VN 10. Trần Như Nguyện.
Giống lúa VN10 được chọn lọc từ tổ hợp lai A5/Rumani 45 được công nhận là
giống quốc gia. Hiện nay VN10 là giống lúa xuân sớm chủ lực của tỉnh Thái Bình và
một số tỉnh khác.
Đặc điểm của giống VN10: Thời gian sinh trưởng từ 195-200 ngày trong vụ xuân
gieo cấy vào trà xuân sớm, chịu rét rất tốt, chịu chua, chịu mặn khá, kháng tổng hợp với
nhiều loại sâu bệnh. Tiềm năng năng suất từ 80 - 90 tạ/ha, tỷ lệ xay rất cao (trên 84%),
chất lượng gạo phù hợp cho chế biến bún, bánh, làm cồn, làm mì, bánh đa và xuất khẩu
cho thị trường Trung Quốc. VN10 là giống lúa xuân mới có thời gian tồn tại dài nhất
trong tất cả các giống lúa mới của nước ta.
Nghiên cứu về cây rau ở Việt Nam. Tạ Thu Cúc.
Nội dung và kết quả đạt được:
- Từ 1962 - 1967: Tác giả gắn liền giảng dạy với đi thực tế, nghiên cứu các cây rau
như cà chua, cải bắp, cà, su hào, súp lơ, xà lách, v.v... được nhập từ Trung Quốc, Liên
Xô (cũ), CHDC Đức (cũ); đồng thời còn nghiên cứu liều lượng đạm, mật độ, khoảng
cách đối với rau muống trồng cạn.
- Từ 1968 - 1970: Tập trung nghiên cứu thời vụ cà chua xuân hè. Đến nay sau gần
40 năm, cà chua xuân hè vẫn còn phát triển ở nhiều nơi trên đồng ruộng Việt Nam và
ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.
- Từ 1973 - 1985: Tập trung nghiên cứu tập đoàn giống cà chua trong vụ xuân hè
và đông xuân tại huyện Gia Lâm, Hà Nội. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng
cà chua xuân hè ở Hà Nội và các vùng phụ cận.
- Từ 1986 - 1987: Điều tra kỹ thuật trồng hành tây tại huyện Mê Linh (Hà Nội),
điều tra cây rau ở Hà Nội và nghiên cứu thời vụ cây bí xanh tại Mê Linh.
- Từ 1988 - 1996: Nghiên cứu đề tài về rau sạch, đưa ra ý tưởng đầu tiên về nghiên

cứu rau sạch ở Hà Nội. Với những tài liệu thu thập được và cùng với số kinh phí mà
thành phố cấp, tác giả đã nghiên cứu về rau sạch, nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng
đạm vô cơ đến dư lượng NO3 trên các cây rau: Hành tây, cải bắp, cà chua, dưa chuột
đông, dưa chuột xuân, đậu cô ve leo và cà rốt xuân.
Từ những nghiên cứu trên đồng ruộng, cùng với tổ chuyên gia, tác giả đã xây dựng
tiêu chuẩn chung về rau sạch và sản xuất 6 cây rau sạch của thành phố Hà Nội.
- Từ tháng 10 - 1994 đến tháng 5 - 1996: Tác giả làm chuyên gia cho Sở Khoa học
công nghệ và Môi trường Hà Nội về dự án sản xuất thử rau sạch tại ngoại thành Hà Nội.
Nhờ vậy mà sản xuất rau sạch nhanh chóng lan tỏa ra nhiều tỉnh, thành phố trong cả
nước với đội ngũ các nhà chuyên môn ngày càng hùng hậu. Phương thức sản xuất rau
sạch ngày càng phong phú hơn.
18


Ấn phẩm đã công bố


Tạp chí KHKTNN 9/1971; l1/1987; 5/1991; l0/1992.



Tạ Thu Cúc (chủ biên). 1968. Giáo trình đại cương về nghề trồng rau và kỹ
thuật trồng rau cải bắp, cà chua, khoai tây. In typo tại xưởng in trường
ĐHNN I.



Tạ Thu Cúc (chủ biên). 1979. Giáo trình trồng rau. NXB Nông nghiệp.




Tạ Thu Cúc (chủ biên). 2000. Cây rau. NXB Nông nghiệp.



Tạ Thu Cúc (chủ biên). 2005. Giáo trình kỹ thuật trồng rau. NXB Nông
nghiệp.



Tạ Thu Cúc, Nguyễn Thành Quỳnh (1983). Kỹ thuật trồng cà chua (lần 2).
NXB Nông nghiệp.



Tạ Thu Cúc (2004). Kỹ thuật trồng cà chua (in lần 3). NXB Nông nghiệp.



Tạ Thu Cúc (2003). Kỹ thuật trồng một số cây đậu rau. NXB Nông nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh.



Đinh Văn Lữ, Tạ Thu Cúc, Lê Trọng Văn (1973). Hỏi đáp thâm canh rau.
NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

I.2. Một số công trình nghiên cứu về Bảo vệ thực vật
Sâu bệnh hại lúa trước năm 1975. Đường Hồng Dật, Lê Khôi, Nguyễn Văn
Thạnh, Đào Trọng Hiển, Trần Vĩnh Bảo, Hồ Khắc Tín.

Sâu bệnh đã xảy ra ở Việt Nam từ năm 1956 - 1975, đặc biệt là bệnh lúa vàng lụi
trong những năm 1963-1968 đã phát triển mạnh ở miền Bắc Việt Nam trên hàng vạn
hécta. Đây là công trình khoa học có đóng góp lớn trong việc hạn chế tác hại của sâu
bệnh hại lúa đó là bệnh vàng lụi, sâu đục thân, bọ rày xanh đuôi đen.
Nội dung và kết quả đạt được
Nhóm nghiên cứu bệnh vàng lụi gồm các tác giả Đường Hồng Dật, Lê Khôi và
nhiều cộng tác viên đã đi đến kết luận: Bệnh lúa vàng lụi là bệnh do virus gây ra. Đây là
một công trình nghiên cứu khoa học đóng góp lớn trong việc hạn chế tác hại của bệnh
vàng lụi. Nhóm nghiên cứu về sâu hại lúa gồm các tác giả Nguyễn Văn Thạnh, Đào
Trọng Hiển, Trần Vĩnh Bảo, Hồ Khắc Tín và các cộng tác viên đã nghiên cứu và tìm ra
biện pháp có hiệu quả phòng trừ sâu đục thân lúa, bọ rày xanh đuôi đen.
Ấn phẩm đã công bố


Đường Hồng Dật (1963). Bệnh hại lúa và phương pháp phòng trừ. NXB
Nông thôn.



Đường Hồng Dật (1965). Một số nhận xét sơ bộ về bệnh lúa thụt. Tạp chí
KHKT Nông nghiệp.
19




Đường Hồng Dật (1965). Tình hình bệnh hại lúa ở miền Bắc nước ta. Tạp chí
KHKT Nông nghiệp.




Đường Hồng Dật (1965). Bệnh virus hại cây trồng. Tạp chí KHKT Nông
nghiệp.



Đường Hồng Dật (1965). Bệnh lúa vàng lụi và phương pháp phòng trừ. Tạp
chí KHKT Nông nghiệp.



Đường Hồng Dật (1966). Bệnh lúa vàng lụi ở miền Bắc nước ta. Tạp chí Tin
tức hoạt động khoa học - Uỷ ban Khoa học Nhà nước.



Đường Hồng Dật (1968). Bệnh lúa vàng lụi. NXB Khoa học.



Đường Hồng Dật (1970). Sự phục hồi của cây lúa bị bệnh vàng lụi. Tạp chí
KHKT Nông nghiệp.

Nghiên cứu về các bệnh hại cây trồng dài ngày và ngắn ngày trước năm 1975.
Đường Hồng Dật, Phan Thị Liễu, Lê Lương Tề, Đạng Thái Thuân, Phạm Quý Hiệp,
Phạm Đoá.
Công trình này đã nghiên cứu trên các cây cà phê, chè, bông, lạc, đậu tương... đã
góp phần cho việc phát triển cây công nghiệp ở các nông trường miền Bắc Việt Nam
trong những năm kháng chiến chống Mỹ.
Ấn phẩm đã công bố



Đường Hồng Dật. Bệnh gỉ sắt hại cà phê ở nước ta. Báo cáo khoa học Trường ĐH Nông nghiệp I.



Phan Thị Liễu (1966). Mấy nhận xét đầu tiên về bệnh phồng lá chè ở miền
Bắc Việt Nam. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, số 6/1966.



Lê Lương Tề (1965). Bệnh giác ban hại bông. Báo cáo khoa học nông
nghiệp, số 2/1965 - trường ĐH Nông nghiệp I - Hà Nội.



Lê Lương Tề (1965). Nhận xét về bệnh chấm xám chè Pestalozia theae ở
miền Bắc Việt Nam. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, tháng 9/1965.



Lê Lương Tề (1968). Một số kết quả nghiên cứu về bệnh héo rũ cây lạc ở
vùng trung du Bắc Bộ. Thông tin KHKT Nông nghiệp, số 3/1968.

Nghiên cứu về thuốc hoá học, thuốc thảo mộc bảo vệ thực vật. Lê Trường,
Nguyễn Thơ, Nguyễn Duy Trang.
Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu và áp dụng các loại thuốc hoá
học trong công tác phòng trừ sâu bệnh ở nước ta. Nhóm tác giả đã thu thập tập đoàn các
loài cây hoang dại và cây trồng có chứa các chất độc, áp dụng các phương pháp sử dụng
để trừ sâu hại cây trồng.

20


Nghiên cứu về bệnh hại cây rau trước năm 1975. Vũ Hoan, Nguyễn Thơ, Vũ
Triệu Mân.
Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về bệnh trên các cây rau từ sau
khi hoà bình lập lại ở miền Bắc Việt Nam năm 1954. Các công trình này đã góp phần
phát triển cây vụ đông, một vụ sản xuất quan trọng ở miền Bắc Việt Nam, trong đó cây
khoai tây, cà chua là những cây trồng chủ lực của vụ đông.
Nhóm nghiên cứu đã điều tra, mô tả một số loại bệnh hại rau như bệnh thối rễ, mốc
sương, xoăn lá, héo xanh cà chua và một số loại bệnh hại khoai tây… Đồng thời công
trình cũng đề xuất một số biện pháp phòng trừ các loại bệnh trên.
Ấn phẩm đã công bố:


Phan Thị Liễu (1964). Bệnh thối rễ cà chua. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, số
5/1964.



Vũ Hoan (1965). Bệnh sương mai cà chua Phytothora infestans Mont De
Bary. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, số 39/1965.



Vũ Hoan (1965). Nghiên cứu hình thức, sinh học nấm Phytothora infestans
Mont. De Bary gây bệnh mốc sương cà chua. Tạp chí KHKT Nông nghiệp,
1965. số 3/1073.




Vũ Hoan (1965). Biện pháp phòng trừ bệnh mốc sương cà chua. Tạp chí
KHKT Nông nghiệp, 1965.số 11/1973.



Nguyễn Thơ (1973). Kết quả nghiên cứu bệnh xoăn lá cà chua. Hội nghị báo
cáo khoa học của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.



Vũ Triệu Mân (1973). Bệnh chết vàng và héo rũ khoai tây. Tạp chí KHKT
Nông nghiệp, số 2/1973.

II. THỜI KỲ 1976-1995
II.1. Một số công trình nghiên cứu về trồng trọt
Nghiên cứu chọn tạo giống và biện pháp thâm canh tăng năng suất cây công
nghiệp họ đậu ngắn ngày (lạc, đậu tương, đậu xanh). Lê Song Dự và cộng sự.
Từ giữa những năm 1970, Bộ môn Cây công nghiệp đồng thời nghiên cứu về kỹ
thuật, đã chuyển mạnh mẽ hướng nghiên cứu chọn tạo giống bằng phương pháp gây đột
biến phóng xạ, hóa chất và lai hữu tính, nhập nội. Năm 1981, KS. Lê Song Dự, nguyên
trưởng bộ môn được Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước cử làm ủy viên ban chủ
nhiệm chương trình 0207 (cấp nhà nước): "Xây dựng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật
sản xuất cây đậu đỗ: đậu tương, lạc, các cây đậu đỗ khác". Bộ môn được giao chủ trì đề
tài "Nghiên cứu các biện pháp thâm canh đậu tương" (02-07-01-03), và tham gia đề tài
"Chọn tạo giống đậu tương" (02-07-01-01), "Xây dựng và nghiên cứu tập đoàn giống
lạc, chọn tạo giống lạc"(02-07-02-01). Thời kỳ 1985-1990 Bộ môn tiếp tục tham gia
21



chương trình đậu đỗ cấp nhà nước 02A-05-02 về kỹ thuật thâm canh và 02A-05-01
chọn tạo giống. Thời kỳ 1991-1995 Bộ môn tham gia đề tài cấp nhà nước "Nghiên cứu
chọn tạo giống đậu đỗ và các biện pháp thâm canh" mã số KN01-06 và chủ trì đề tài cấp
bộ, mã số B91-11-09 về chọn tạo giống và kỹ thuật thâm canh đậu đỗ.
Sau khi đất nước thống nhất, tuy còn rất nhiều khó khăn của thời kỳ hậu chiến,
nhưng Nhà nước vẫn quan tâm đến vấn đề nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp,
không chỉ chú trọng đến đến lúa gạo để bảo đảm an ninh lương thực mà còn chú ý đề
cập đến chất lượng bữa ăn (protein cho người, gia súc và những cây nông nghiệp có thế
mạnh xuất khẩu như lạc). Do đó đã có chương trình nghiên cứu cấp nhà nước về đậu đỗ.
Tuy nhiên trên thực tế, trong thời gian hàng chục năm ở thời kỳ đó, kinh phí cho nghiên
cứu rất hạn hẹp, kinh nghiệm không nhiều, trao đổi quốc tế hiếm hoi. Trong hoàn cảnh
đó, các thầy cô giáo của Bộ môn Cây công nghiệp đã có những cố gắng rất lớn để đạt
được một số kết quả về nghiên cứu chọn tạo giống và kỹ thuật tăng năng suất đậu đỗ
phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu vùng đồng bằng, trung du Bắc bộ và khu 4.
Nội dung và kết quả đạt được
a) Chọn tạo giống:
- Gây đột biến phóng xạ: Xử lý hạt khô gió bằng tia  Co60 giống lạc Bạch sa
(Trung Quốc), với liều xạ 5000, 10000, 15000 và 20000r từ 1974-1976 gây đột biến đã
tạo ra một số giống lạc:

22



Giống lạc B5000 (tác giả: Lê Song Dự và cộng sự): Loại hình lạc đứng, năng
suất cao và ổn định, thích hợp điều kiện thâm canh (năng suất đạt 20-30
tạ/ha), khối lượng hạt lớn (100g hạt chỉ cần 180 - 190 hạt), vỏ lụa màu trắng
hồng, phù hợp với xuất khẩu lạc nhân giống B5000 đã được khu vực hóa,
được tặng huy chương vàng tại Hội chợ triển lãm kinh tế - kỹ thuật Việt Nam
năm 1987.




Giống lạc V79 (tác giả: Lê Song Dự - Trần Nghĩa): Loại hình lạc đứng
Spanish, thời gian sinh trưởng 120 - 125 ngày, năng suất đạt 20 - 30 tạ/ha, hạt
to trung bình, 100 hạt đạt 48 - 52g, vỏ lụa màu hồng cánh sen, tỷ lệ nhân cao
73 - 76%, vỏ quả trơn, mỏng, dễ bóc, chịu hạn khá, thích hợp cho vùng đất
cát duyên hải miền Trung. Giống V79 đã được công nhận giống quốc gia
năm 1995.



Giống lạc 4329 (tác giả: Trần Nghĩa - Lê Song Dự): Được tạo ra bằng xử lý
đột biến phóng xạ  Co 60 liều xạ 5000r giống Hoa 17 (Trung Quốc). Giống
4329 có khả năng sinh trưởng khỏe, năng suất trung bình đạt 20tạ/ha, năng
suất cao nhất đạt 35 tạ/ha, hạt to: 100 hạt đạt 55 - 60g, vỏ lụa trắng hồng,
thích hợp cho xuất khẩu, kháng bệnh thối quả và lở cổ rễ, thích hợp đất phù
sa, thịt nhẹ, đất đồi thấp trong vụ xuân đồng bằng Bắc bộ - giống 4329 được
công nhận giống quốc gia năm 1995.


- Lai hữu tính và nhập nội: Bằng phương pháp lai hữu tính hoặc nhập nội đã chọn
tạo ra một số giống lạc, giống đậu tương, đậu xanh.


Giống lạc Sen lai 75/23 (tác giả: Lê Song Dự - Đào Văn Huynh): Được tạo ra
từ tổ hợp lai Mộc Châu trắng x Trạm Xuyên, chọn lọc theo phả hệ lạc Sen lai
75/23 thuộc loại hình lạc đứng, khối lượng 100 hạt đạt 55 - 60g, vỏ lụa trắng
hồng, tỷ lệ nhân đạt >70%, chống chịu điều kiện bất thuận, ít bị bệnh gỉ sắt,
năng suất cao, ổn định đạt 20 -30tạ/ha, thâm canh có tưới nước đạt 40 tạ/ha,

vùng phân bố thích hợp là đồng bằng, trung du Bắc bộ, khu 4 cũ và một phần
ở Tây Nguyên. Giống được công nhận giống quốc gia năm 1990, là giống lạc
đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính.



Giống đậu tương ĐT 93 (tác giả: Lê Song Dự, Nguyễn Thị Lý và cộng sự):
Giống ĐT93 được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính từ tổ hợp lai 821 x
134 (Nhật Bản) do Lê Song Dự và cộng sự thực hiện tại Đại học Nông
nghiệp I tạo ra dòng 862, phối hợp cùng trạm nghiên cứu và phát triển từ 862
đặt tên ĐT93 được công nhận giống quốc gia năm 1995. Giống đậu tương
ĐT93 có thể trồng ở cả 3 vụ trong năm: Xuân, hè, đông, năng suất đạt trung
bình 18 - 20 tạ/ha, hạt tròn, màu vàng đẹp, khối lượng 1000 hạt đạt 130 140g, hàm lượng protein cao (47 - 49%), đặc biệt thời gian sinh trưởng trong
vụ hè ngắn 80 ngày (dài hơn giống Lơ Hà Bắc 3 - 4 ngày) nên có thể đưa vào
cơ cấu giống đậu tương hè giữa 2 vụ lúa thay cho giống địa phương Lơ Hà
Bắc hạt nhỏ, màu xanh không hợp thị hiếu tiêu dùng.



Giống đậu xanh 044 (tác giả: Nguyễn Thế Côn, Lê Trần Tùng, Đào Quang
Vinh): Giống đậu xanh 044 được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ
giống đậu xanh nhập nội (mã hiệu VC2768A) của Trung tâm nghiên cứu và
phát triển Rau quả châu Á (AVRDC). Giống ĐX 044 có thời gian sinh trưởng
vụ xuân 80 ngày, vụ hè 75 - 80 ngày, vụ đông 90 ngày. Năng suất trung bình
11 - 13tạ/ha, khối lượng 1000 hạt đạt 66 - 70g, thuộc loại đậu mỡ, phẩm chất
tốt, có thể xuất khẩu, chống chịu bệnh phấn trắng và đốm lá khá. Giống đậu
xanh ĐX 044 được công nhận giống quốc gia năm 1993.

b) Kỹ thuật thâm canh:
Những kết quả nghiên cứu trong nhiều năm về thời vụ, mật độ, khoảng cách, phân

bón đối với đậu đỗ đã được sử dụng để xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh tăng
năng suất các loại cây họ đậu như lạc, đậu tương, đậu xanh của Bộ Nông nghiệp và
PTNT.
Đặc biệt đã xây dựng thành công mô hình thâm canh lạc ở vùng đất cát ven biển với
các tiến bộ kỹ thuật như sử dụng giống mới (Sen lai 75/23, V79), bón phân NPK, vi
lượng, tưới nước (sử dụng giếng ngầm tưới vào thời kỳ ra hoa, đâm tia), phòng trừ sâu
bệnh. Năm 1993 trên diện tích 25ha ở Hợp tác xã Đà Thịnh (Diễn Châu, Nghệ An), mô
hình thâm canh đã đạt năng suất 4 tấn/ha.
23


Ấn phẩm đã công bố

24



Lê Song Dự - Nguyễn Thế Côn (1979). Giáo trình cây lạc. NXB Nông
nghiệp.



Lê Song Dự và cộng sự (1979). Phương pháp lai hữu tính lạc- Báo cáo khoa
học kỹ thuật Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp 1981.



Lê Song Dự (1985). Về tập đoàn giống đậu tương nhập nội trồng ở miền Bắc
Việt Nam - Tuyển tập các công trình nghiên cứu KHKT Nông nghiệp 1981 1985, NXB Nông nghiệp.




Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn - Vũ Đình Chính (1986). Kết quả nghiên cứu
giống lạc B5000. Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT Nông nghiệp của
Trường ĐH Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp.



Lê Song Dự - Nguyễn Thế Côn - Trần Đăng Kiên (1986). Kết quả nghiên
cứu về đậu tương và lạc từ 1981 - 1985 của Trường ĐHNNI. Tuyển tập công
trình nghiên cứu KHKT Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp.



Lê Song Dự (1986). Kỹ thuật lai hữu tính đậu tương. Tạp chí KHKT Nông
nghiệp, 2/1986.



Lê Song Dự, Ngô Đức Dương (1988). Cơ cấu mùa vụ đậu tương ở đồng
bằng và trung du Bắc Bộ - NXB Nông nghiệp.



Lê Song Dự, Đào Văn Huynh, Ngô Đức Dương (1990). Giống lạc Sen lai
75/23, Tạp chí Nông nghiệp Công nghiệp thực phẩm 7/1990.



Mai Thọ Trung, Lê Song Dự, Ngô Thị Đào (1990). Trồng trọt chuyên khoa

(phần cây đậu tương do tác giả Lê Song Dự viết) tủ sách Đại học Sư phạm,
NXB Giáo dục.



Lê Song Dự và cộng sự (1991). Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lạc
(Arachis hypogaea L.)- Thông báo khoa học của các trường đại học - Bộ
Giáo dục và Đào tạo.



Lê Song Dự (1991). Mô hình cây đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) có
năng suất cao. Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKTNN 1986-1991, Kỷ
niệm 35 năm thành lập trường ĐHNNI- NXB Nông nghiệp.



Lê Song Dự và cộng sự (1994). Kết quả chọn tạo giống đậu đỗ của Khoa
Trồng trọt, Trường ĐHNNI- Hà Nội (1991-1993). Kết quả nghiên cứu khoa
học, Khoa Trồng trọt 1992-1993, NXB Nông nghiệp.



Lê Song Dự, Nguyễn Thị Lý và cộng sự (1995). Giống đậu tương DT93. Kết
quả nghiên cứu khoa học cây đậu đỗ 1991-1995. Viện KHKTNN Việt NamTrung tâm nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ, Hà Nội 9/95.


Cải tiến hệ thống canh tác trên đất gò đồi, cao, hạn, bạc màu Bắc Bộ (1991 –
1995). Nguyễn Hữu Tề. Cán bộ tham gia: Trần Đức Hạnh, Đoàn Văn Điếm và các cộng
tác viên.

Ðề tài tiến hành nghiên cứu phân chia điều kiện sinh thái, phát hiện những yếu tố
hạn chế đối với hệ thống cây trồng từ đó đề xuất hệ thống giống cây trồng, các biện
pháp kỹ thuật canh tác phù hợp. Đây là đề tài nhánh nằm trong chương trình KN01-18.
Ðề tài đã góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên vùng đất cao hạn, bạc màu Bắc Bộ. Ðặc
biệt, đề tài đã đề xuất các giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất lúa cho vùng đất bạc
màu huyện Sóc Sơn, Hà Nội, được Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT năm
2004 công nhận là tiến bộ kỹ thuật được phép khu vực hoá (số 21).
Ấn phẩm đã công bố


Nguyễn Hữu Tề, Đoàn Văn Điếm (1995). Một số kết quả nghiên cứu Hệ
thống cây trồng hợp lý trên đất đồi gò, cao hạn, bạc màu. Tuyển tập “Kết
quả nghiên cứu hệ thống cây trồng Trung du, miền núi và đất cạn đồng
bằng”, chương trình KN01-18. NXB Nông nghiệp.

Nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị
(1994 – 1996). Nguyễn Hữu Tề. Cán bộ tham gia: Trần Đức Hạnh, Đoàn Văn Điếm và
các cộng tác viên.
Trong điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bào các dân tộc ở vùng Hướng
Hoá, Quảng Trị, đề tài đã phát hiện những mặt hạn chế và tiềm năng để chuyển giao
một số tiến bộ kỹ thuật mới (loại cây, giống, biện pháp canh tác đất dốc, phương pháp
bón phân và phòng trừ sâu bệnh…) phù hợp với địa phương nhằm nâng cao đời sống
vật chất và trình độ sản xuất cho người dân. Đề tài đã xây dựng được các mô hình sản
xuất bền vững có hiệu quả kinh tế cao như mô hình sản xuất lúa nước, cây ăn quả và
cây công nghiệp ngắn ngày. Mô hình đã được đồng bào các dân tộc hưởng ứng và phát
triển rộng rãi. Đề tài cũng giúp địa phương định hướng quy hoạch sản xuất, bảo đảm an
toàn lương thực, góp phần xoá đói giảm nghèo ở miền núi.
Ấn phẩm đã công bố



Đoàn Văn Điếm, Nguyễn Hữu Tề (1995). Kết quả nghiên cứu Hệ thống canh
tác ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Tuyển tập Kết quả nghiên cứu khoa
học Khoa Trồng trọt, NXB Nông nghiệp.

Xây dựng mô hình thâm canh cây lương thực tỉnh Hà Giang (1994 - 1996).
Nguyễn Hữu Tề. Cán bộ tham gia: Văn Tất Tuyên.
Công trình nghiên cứu này được tiến hành tại Hà Giang từ năm 1994-1996 nhằm
chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trồng trọt để nâng cao khả năng thâm canh cây lương
25


×