I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói ” Nghề dạy học là nghề cao quý nhất
trong những nghề cao quý ”, dạy học là một nghề sáng tạo. Người giáo viên khi đứng
trên bục giảng luôn gặp những vấn đề và tình huống thật phong phú, đa dạng, đòi hỏi
phải có cách xử lý, giải quyết sáng tạo.
Là người đã từng công tác trong ngành giáo dục 14 năm nay cùng với may mắn
được cử đi tập huấn về sử dụng giáo án điện tử trong dạy học, với sự chịu khó tìm tòi
học hỏi và qua thực tế giảng dạy bằng giáo án điện tử tại đợ vị trong những năm qua tôi
thấy rằng việc sử dụng giáo án điện tử để dạy trong các tiết học là cần thiết đối với sự
tiếp thu của học sinh. Nhất là với vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất
lượng giáo dục hiện nay , vì vây tôi chọn đề tài “ Sử dụng giáo án điện tử trong giảng
dạy môn địa lí ở trường trung học cơ sở ” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn
Địa Lí. Đó là một giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong đổi mới phương
pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.
Để đáp ứng được yêu cầu giáo dục ngày càng cao đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải
không ngừng học hỏi để theo kịp và nắm bắt được một cách nhanh nhạy về đổi mới
phương pháp giảng dạy và việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy học ở tất cả các bộ
môn. Từ đó nhằm nâng cao chất lượng của nhà trường ngày một đi lên.
Với mục tiêu của Giáo dục & Đào tạo là giúp trẻ phát triển toàn diện, giúp trẻ
hình thành những phẩm chất cơ bản của con người, trang bị những kiến thức cơ bản về
tự nhiên xã hội làm hành trang cho trẻ học lên các cấp học trên được dễ dàng. Một yêu
cầu đặt ra là : Giáo viên cần phải làm gì? Làm thế nào trong các giờ dạy của mình có
chất lượng, để “ Sản phẩm” do mình tạo ra có một nền móng thật vững chắc. Chính vì
vậy để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung và bậc trung học cơ sở
nói riêng. Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông
tin vào dạy học không phải là mối quan tâm của cá nhân nào. Đó là nhiệm vụ chung của
toàn ngành, toàn xã hội. Nghị quyết của Đảng về cải cách giáo dục năm 1979 đã ghi rõ:
Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy môn địa lý ở trường THCS
1
“ ... Sự nghiệp Cách mạng luôn đổi mới vì thế công tác giáo dục cũng phải đổi mới ...” ,
để đáp ứng yêu cầu của xã hội và định hướng của Đảng coi Giáo dục & Đào tạo là quốc
sách hàng đầu .
Xu hướng chung của sự đổi mới phương pháp giảng dạy ở bậc trung học cơ sở là
làm sao để giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ chức
định hướng cho học sinh hoạt động để học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm
của bản thân vào sự chiếm lĩnnh tri thức mới.
Vì thế việc cải tiến phương pháp giảng dạy bằng cách tạo ra nhiều hình thức học
tập là cần thiết nhằm cuốn hút học sinh say mê hào hứng, tự giác lĩnh hội tri thức, từ đó
phát huy năng lực, tính sáng tạo của mỗi học sinh.
Xuất phát từ yêu cầu đó mà vấn đề sử dụng giáo án điện tử trong các giờ học
phục vụ đổi mới phương pháp dạy học được các cấp lãnh đạo và nhiều giáo viên quan
tâm. Bởi học sinh bậc trung học cơ sở mới từ bậc tiểu học chuyển lên , nhận thức của
các em về việc tự học chưa cao nên việc thu nhận kiến thức thông qua việc phát huy
tính tự học còn có nhiều hạn chế. Theo quy luật nhận thức là :” Từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng – từ tư duy trừu đến thực tiễn khách quan “ cho nên việc sử dụng
giáo án điện tử vào dạy học là hết sức cần thiết .
Vậy làm thế nào để việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy học có hiệu quả nhất
trong các giờ lên lớp phục vụ đổi mới phương pháp dạy học ? Đó là câu hỏi mà tôi luôn
trăn trở và thực sự lưu tâm chú trọng.
Với chủ đề năm học 2011 – 2012 là “ Tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng
cao chất lượng giáo dục “ thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy càng trở
nên cần thiết . Chính vì những lí do trên tôi đã mạnh dạn chọn viết đề tài : “ Sử dụng
giáo án điện tử trong giảng dạy môn địa lí ở trường trung học cơ sở ”. Qua đề tài này
tôi mong muốn rằng những vấn đề được đề cập tới sẽ góp phần nhỏ vào việc nâng cao
chất lượng giảng dạy môn địa lí ở trường trung học cơ sở hiện nay. Đồng thời sẽ giúp
các thầy cô yêu thích và sử dụng giáo án điện tử trong dạy học nhiều hơn.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
- Nếu nghiên cứu cụ thể thực trạng việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy học địa lí
và đề ra được những giải pháp phù hợp cho việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy
Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy môn địa lý ở trường THCS
2
học địa lí ở các giờ học thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng môn học địa lí ở
trường Trung học cơ sở.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Các tiết học có sử dụng giáo án điện tử trong dạy học địa lí ở các khối lớp 6,7,8,9,các
giờ dạy của đồng nghiệp có sử dụng giáo án điện tử.
Nghiên cứu các phần mềm hỗ trợ cho việc soạn và dạy học môn địa lí.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu việc chỉ đạo sử dụng giáo án điện tử trong dạy học trong bộ môn địa lí ở
khối lớp 6 .
5. Phương pháp nghiên cứu:
a.Phương pháp nghiên cứu lý luận :
a - Thu thập những thông tin lí luận của việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy học ở
Trung học cơ sở qua tài liệu .
- Tài liệu tâm lý học .
- Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ở trung học cơ sở(Bồi dưỡng thường
xuyên chu kỳ II).
- Các tập san giáo dục Trung học cơ sở .
- Tham khảo các diễn đàn trên mạng về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Địa Lí.
- Tìm hiểu một số trang web hỗ trỡ giáo viên trong soan giảng như : Bạch kim.vn,
giáo viên.net…
b.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
*Phương pháp quan sát:
- Qua các tiết dạy mẫu bằng băng đĩa, các tiết dự giờ đồng nghiệp từ đó đúc rút kinh
nghiệm trong soạn giảng bằng giáo án điện tử.
*Phương pháp điều tra:
- Lấy ý kiến từ đồng nghiệp , học sinh về hiệu quả của việc sử dụng giáo án điện tử
trong dạy học địa lí.
Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy môn địa lý ở trường THCS
3
*Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
- Đánh giá tổng kết việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và đối chiếu với
kết quả những năm trước.
- Tham khảo những bản báo cáo , tổng kết về ứng dụng công nghệ hiện đại, sử dụng
giáo án điện tử vào dạy học.
- Tham khảo kinh nghiệm của các đồng nghiệp trong trường và trường bạn.
- Tham khảo những trang web về thiết kế giáo án điện tử trung học cơ sở ở các diễn
đàn trên mạng.
II : PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận :
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng việc sử dụng giáo án điện tử trong
dạy học ở trường THCS Nguyễn Đức Cảnh nói chung và môn Địa lý nói riêng cần đề ra
những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học góp phần phát triển nhân
cách, kĩ năng của học sinh THCS.
- Nghiên cứu lí luận của việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy học ở trường trong
các giờ học đạt được kết quả như thế nào ? ( so với những giờ không sử dụng giáo
án điện tử trong dạy học).
- Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng giáo án điện tử trong dạy học ở trường phổ
thông.
- Nghiên cứu giáo trình dạy thiết kế phần mềm dạy học môn địa lí
- Đề ra những giải pháp để nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả và áp dụng việc sử
dụng giáo án điện tử trong dạy học địa lí ở bậc THCS, nhằm phục vụ đổi mới
phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao .
- Nghiên cứu và tham khảo sách dạy sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học
- Từ đó rút ra kết luận và đưa ra những kiến nghị cụ thể nhằm giúp việc chỉ đạo dạy
học có kết quả.
Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy môn địa lý ở trường THCS
4
2. Thực trạng.
Ở lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở, khả năng tư duy trừu tượng kém. Phần lớn
các em tư duy phải dựa trên mô hình, vật thật, tranh ảnh, các đoạn phim. Do vậy trong
giờ học việc sử dụng giáo án điện tử là không thể thiếu được. Giáo án điện tử không chỉ
là thể hiện các mô hình, tranh ảnh, vật thật, mà có thể cung cấp cho học sinh những hiện
tượng mà các em không thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường được như : núi lửa, động
đất, sóng thần,dòng biển …..việc sử dụng giáo án điện tử có thể kết hợp với các hình
thức dạy học như : Trao đổi nhóm , hoặc mỗi học sinh một phiếu trong các giờ học :
Kiểm tra , ôn tập ... ở tất cả các môn học . Là phương tiện chuyển tải thông tin và nó
còn là nội dung của quá trình truyền thu tri thức giáo dục tư cách , rèn luyện kỹ năng
thực hành cho học sinh đặc biệt là kỹ năng quan sát phân tích tranh ảnh, bản đồ….. Nó
điều khiển mọi hoạt động nhận thức của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng . Nó tác động to lớn trong việc phát huy trí sáng tạo, kích thích hứng thú trong
việc dạy và học của thầy và trò. Đặc biệt sử dụng giáo án điện tử trong dạy học hợp lý
bao giờ cũng cho những kết quả đúng về tính khoa học sư phạm và tính mĩ thuật.
Có nhà giáo dục trẻ cho rằng : “Trẻ không sợ học mà chỉ sợ những tiết học đơn
điệu nhàm chán”. Học sinh Trung học cơ sở cảm thấy mệt mỏi và chán học khi chỉ
nhìn thấy mãi một hình ảnh của giáo viên với những phương tiện dạy học đơn giản.
Lúc đó học sinh mong muốn được nhìn thấy một cái gì khác lạ và mới mẻ để tạo ra một
cảm giác thoải mái khi có cái mới để thu nhận kiến thức, thường cái mới đó là những
cái mà học sinh không thể quan sát trực tiếp được, hoặc không bao giờ được quan sát.
Ví dụ khi dạy về bài châu Nam Cực để nói về sự thích nghi của động vật với khí hậu
lạnh khắc nghiệt châu Nam Cực giáo viên có thể sử dụng các hình ảnh , Clip phim tư
liệu nói về sự thích nghi của động vật ở đây. Do đó nếu việc sử dụng giáo án điện tử
trong dạy học địa lí một cách phù hợp với nhận thức của học sinh thì sẽ nâng cao hiệu
quả giờ dạy của giáo viên lên rất nhiều.
Sử dụng giáo án điện tử trong dạy học địa lí một cách phù hợp, linh hoạt trong
quá trình dạy học có tác dụng làm giảm sự phụ thuộc của học sinh vào lời giảng của
giáo viên do đó góp phần đổi mới phương pháp học một cách có hiệu quả . Chính vì thế
Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy môn địa lý ở trường THCS
5
mà trong các diễn đàn nói về giáo dục đã khuyến khích giáo viên soạn giáo án điện tử,
sử dụng giáo án điện tử trong dạy học ..”.
Thực tế hiện nay việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy học ở các khối lớp đã
khá phổ biến ở các trường đặc biệt là các trường THPT và một số trường THCS có điều
kiện thuận lợi. Nhưng so với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay thì
việc sử dụng giáo án điện tử ở địa bàn chúng ta tuy là một trong những đơn vị triển
khai sớm và đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy – học so với các đơn vị
trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, tuy nhiên phần nào đó vẫn chưa thực sự đáp ứng được đầy
đủ các yêu cầu cần thiết cho các hình thức học . Các đơn vị cần tiếp tục quan tâm đầu
tư nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất , trang thiết bị , phòng máy và tập huấn cho đội ngũ
cán bộ giáo viên .
Giáo án điện tử trong dạy học là hết sức cần thiết trong các bài học nặng kiến
thức,căng thẳng nhằm:
-
Tạo cho trẻ thay đổi hình thức hoạt động trên lớp (Thông qua hình thức trao đổi
phiếu theo nhóm ) .
- Tạo ra sự vui vẻ thoải mái ( Học mà chơi – chơi mà học )
-
Tạo ra một không khí đoàn kết thông hiểu lẫn nhau. Nếu biết sử dụng giáo án điện
tử một cách hợp lí thì bao giờ học sinh cũng tiếp thu nhanh hơn, hiểu bài giảng nhanh
hơn, nhất là những nội dung ở bài trắc nghiệm : Đúng – Sai .
3. Giải pháp, biện pháp.
3.1.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
- Thực trạng và giải pháp cho việc nâng cao chất lượng dạy học – Sử dụng giáo án
điện tử trong các giờ học địa lí phục vụ đổi mới phuơng pháp dạy học để có hiệu
quả cao nhất.
3.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp.
* Một số giờ dạy minh hoạ cụ thể việc sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy
môn địa lí ở trường trung học cơ sở.
ĐịA LÍ 6 :
Tiết 12 – BÀI 10 : CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT
1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất:
Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy môn địa lý ở trường THCS
6
Quan sát hình vẽ sau và cho biết:
Trái Đất có bao nhiêu lớp ? Tên gọi của từng lớp?
- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp:
+ Lớp vỏ Trái Đất
+ Lớp trung gian (quyển Manti)
+ Lớp lõi (nhân Trái Đất)
VỎ TRÁI ĐẤT
QUYỂN MANTI
NHÂN TRÁI ĐẤT
Hãy quan sát các hình trên và bảng trang 32 cho biết đặc điểm cấu tạo của các lớp:
+ Đặc điểm cấu tạo lớp vỏ Trái Đất.
Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy môn địa lý ở trường THCS
7
+ Đặc điểm cấu tạo lớp trung gian.
+ Đặc điểm cấu tạo của lõi Trái Đất.
- Đặc điểm: SGK – trang 32
2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất:
Quan sát lát cắt cấu tạo trong của Trái Đất và đọc thông tin SGK: xác định vị trí
và nêu đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất
- Vị trí : Là lớp nằm ngoài cùng của Trái Đất
- Đặc điểm:
+ Là lớp đá rắn chắc, dày 5-70km
+ Lớp vỏ rất mỏng chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng
- Là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên : không khí, nước, sinh vật …
-
Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy môn địa lý ở trường THCS
8
- Lớp vỏ Trái Đất là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người
Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy môn địa lý ở trường THCS
9
Con người là chủ nhân của hành tinh mang sự sống và là sinh vật tiến hóa nhất
giữa muôn loài. Do đó con người phải thấy được trách nhiệm của mình là: giữ gìn
và bảo vệ môi trường để Trái Đất mãi đẹp và giàu sức sống .
Cấu tạo: Vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau
+ Các địa mảng di chuyển rất chậm
+ Có 2 cách di chuyển giữa các địa mảng: Xô vào nhau hay tách xa nhau -> Hình
thành các địa hình khác nhau trên bề mặt Trái Đất.
Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy môn địa lý ở trường THCS
10
Mac ma
Quan sát hình bên : hai mảng tách xa nhau tạo địa hình gì ?
- Hình thành dãy núi ngầm dưới đáy đại dương
- Gây động đất và núi lửa.
Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy môn địa lý ở trường THCS
11
Hai mảng tách xa nhau
Hai mảng xô vào nhau tạo ra dạng địa hình núi cao, các dãy núi ngầm dưới đáy biển.
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Việc sử dụng giáo án điện tử trong các giờ dạy địa lí đều là khâu phục vụ đổi mới
phương pháp dạy học, nhằm nâng chất lượng giảng dạy của bộ môn. Sử dụng giáo án
điện tử trong dạy học như thế nào để có hiệu quả nâng cao chất lượng giờ lên lớp là
điều đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều công sức vào khai thác nội dung bài dạy,
sưu tầm tài liệu, học cách sử dụng một số phần mềm hỗ trợ trong dạy học. Cần có sự
sáng tạo trong cách soạn giảng bằng giáo án điện tử nhằm tạo cho các em niềm vui thích
với các giờ từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy môn địa lý ở trường THCS
12
Qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở trường chúng tôi trong
những năm qua , nhất là trong năm học 2011 – 2012 thực tế cho thấy soạn giảng bằng
giáo án điện tử đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục . Tạo cho học sinh hứng thú
trong học tập , hăng say phát biểu xây dựng bài và năm kiến thức bài học chắc hơn .
Qua các tranh ảnh , Clip phim minh hoạ các em như lạc vào thế giới tự nhiện sống
động kỳ thú kích thích tính tò mò ,sáng tạo muốn khám phá nhiều hơn nữa thế giới tự
nhiên mà các em chỉ là một phần rất nhỏ trong đó , từ đó các em yêu thích môn học và
ham học hơn .
Kết quả như sau :
Lớp trước khi áp dụng :
Lớp
6A
6B
6C
Sĩ
số
37
36
38
Giỏi
%
Khá
%
T.Bình
%
Yếu
%
Kém
%
5
4
3
13,5
11,1
7,9
28
25
27
75,7
69,4
71,1
3
7
8
8,1
19,5
21,0
1
2,7
Sau khi áp dụng đề tài :
Lớp
6A
6B
6C
Sĩ
số
37
36
38
Giỏi
%
khá
%
T.Bình
%
Yếu
%
2
3
3
5,4
8,3
7,9
9
11
12
24,3
30,6
31,6
25
22
23
67,6
61,1
60,5
1
2,7
Kém
%
Thực tế sau khi áp dụng đề tài kết quả học tập của học sinh được nâng cao rõ rệt,
tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên , tỉ lệ học sinh yếu kém giảm đi , học sinh hứng thú hơn
trong học tập và yêu thích môn học.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Qua đánh giá việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy địa lí ở trường THCS thì kết
quả học tập bộ môn của học sinh cao hơn, học sinh nắm bài chắc hơn.
Điều tôi tâm đắc nhất là việc sử dụng giáo án trong dạy học là học sinh được quan sát
các hiện tượng mà các em không thể quan sát trực tiếp bằng mắt được, giúp học sinh có
thể nắm được các hiện tượng có tính chuyển động, diễn biến theo giai đoạn trong thời
gian dài. Đã tạo nên không khí sôi nổi, thay đổi nếp học thầm lặng, tẻ nhạt mà học sinh
phải học cả ngày. Nhất là nó giúp học sinh có điều kiện để nêu suy nghĩ của mình. Từ
Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy môn địa lý ở trường THCS
13
đó giúp các em tự tin, hiểu biết lẫn nhau. Cũng từ đó xây dựng được mối liên hệ giữa
thầy và trò trong giờ học.
Sử dụng giáo án điện tử trong dạy học trong giờ học còn rèn được trí thông minh,
sáng tạo, giúp học sinh ôn luyện, củng cố khắc sâu kiến thức đã học một cách chủ động,
tự giác.
Khi sử dụng giáo án điện tử giúp học sinh phán đoán nhanh chóng, chính xác các
tình huống xảy ra, tìm được nhanh nhất các câu trả lời. Sử dụng giáo án điện tử trong
học tập trong các giờ dạy góp phần làm giàu thêm kiến thức cho trẻ, thúc đẩy năng lực
hoạt động thực tiễn.
Sử dụng giáo án điện tử trong dạy học trong các giờ học giúp học sinh tiếp thu
bài học nhẹ nhàng, thoải mái không mang tính cưỡng ép, gò bó.
Nếu thực hiện tốt việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy học trong các giờ dạy
địa lí thí sẽ tạo cho giáo viên tự khẳng định mình thông qua việc tự nghiên cứu phương
pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về việc sử dụng giáo án điện tử để góp
phần nâng cao chất lượng dạy học môn địa lí ở trường THCS . Rất mong nhận được sự
giúp đỡ, góp ý của quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp .
EakMút , ngày 27 tháng 02 năm 2012
Tài liệu tham khảo
Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy môn địa lý ở trường THCS
14
1. Chơi để học ở tuổi học sinh trung học cơ sở – Bộ Giáo dục - Đào tạo, Vụ Giáo dục
Phổ thông.
2. Thiết bị dạy học phục vụ đổi mới phương pháp dạy học ở trung học cơ sở.
Trần Quốc Đắc và Đàm Hồng Quỳnh.
3. Từ làm TBDH góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
4. Luật giáo dục
Nhà xuất bản Giáo dục
5. Đổi mới phương pháp dạy học
Sách BDTX chu kì 1997 – 2000 – Nhà xuất bản
Giáo dục.
6. Một sô bài giảng về TBDH ở trường trung học cơ sở của thày Chu Mạnh Nguyên,
Nguyễn Tấn, Nguyễn Xuân Đường.
Mục lục
I. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài
Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy môn địa lý ở trường THCS
Trang
1
1
15
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
2
3. Đối tượng nghiên cứu:
3
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
3
5. Phương pháp nghiên cứu
3
II. Phần nội dung:
4
1. Cơ sở lý luận
4
2. Thực trạng
4
3. Giải pháp, biện pháp
6
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
III. Phần kết luận, kiến nghị:
10
11
Tài liệu tham khảo
13
Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy môn địa lý ở trường THCS
16