Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

DẠY học THEO CHỦ đề TÍCH hợp LIÊN môn học thu điếu (nguyễn khuyến) qua trải nghiệm thực tế tại quê hương ông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 41 trang )

CUỘC THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
-------------------

1/ TÊN CHỦ ĐỀ DẠY HỌC :

Học Thu điếu (Nguyễn Khuyến) qua trải nghiệm thực tế
tại quê hương ông
(Chương trình lớp 11 – Ban Cơ bản)

2/ MÔN HỌC CHÍNH CỦA CHỦ ĐỀ :

Ngữ văn

3/ CÁC MÔN ĐƯỢC TÍCH HỢP :
• Lịch sử,
• Địa lí,
• Giáo dục công dân,
• Di sản văn hóa.

1


1. Tên hồ sơ dạy học : THU ĐIẾU (Nguyễn Khuyến)
2. Mục tiêu dạy học :
a. Kiến thức :
- Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu điển hình cho mùa thu Việt Nam vùng đồng
bằng Bắc Bộ và vẻ đẹp tâm hồn của tác giả ;
- Sự tinh tế, tài hoa trong nghệ thuật tả cảnh và trong cách sử dụng ngôn từ của
Nguyễn Khuyến ;
- Hiểu được hoàn cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.


- Hiểu được vị trí của Nguyễn Khuyến trong lịch sử văn học Việt Nam.
- Chỉ ra được quê hương và khu di tích lịch sử Nguyễn Khuyến trên bản đồ Việt
Nam.
b. Kĩ năng :
- Đọc - hiểu môt bài thơ theo đặc trưng thể loại.
- Vận dụng kiến thức lịch sử, địa lí để đọc – hiểu sâu sắc về hoàn cảnh lịch sử
xã hội Việt Nam thời Nguyễn Khuyến.
- Vận dụng kiến thức về văn thuyết minh, văn tự sự (Chú ý : quan sát, miêu tả,
tưởng tượng, liên tưởng, biểu cảm), phỏng vấn có tư liệu để viết bài luận.
c. Thái độ
- Trân trọng, ngưỡng mộ tài năng nghệ thuật của Nguyễn Khuyến.
- Có ý thức tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn
Khuyến – nhà thơ lớn của dân tộc.
- Tìm hiểu (và tham quan) Di tích lịch sử Khu lưu niệm Nguyễn Khuyến (huyện
Bình Lục, tỉnh Hà Nam).
3. Đối tượng dạy học của bài học:
- Học sinh lớp 11 A1 (ban Cơ bản);
- Số lượng : 24 em.
- Đặc điểm học sinh :
• Phần lớn học sinh chưa quen làm việc nhóm, ít trải nghiệm thực tế.
• Kiến thức thực tế về Nguyễn Khuyến không nhiều. Khả năng thuyết trình
ở một số em non yếu, thậm chí rất non yếu.
• Kiến thức về lịch sử, địa lí không được chú trọng. Các em chưa có ý thức
tích hợp những kiến thức này để đọc – hiểu một tác phẩm, một tác gia cụ
thể.
• Kĩ năng đọc – hiểu theo thể loại (đặc biệt là thơ Đường), nhìn chung
không được vận dụng khi học bài Thu điếu và những tác phẩm có trong
chương trình Trung học (đây là lối mòn của việc học vẹt, học bài nào biết
bài đó).
2





Đa số các em đều không thích học thơ Trung đại (vì khó hiểu, vì nhiều
điển tích, điển cố, vì sự hàm súc “ý tại ngôn ngoại” của nó). Bài Thu điếu
cùng chùm thơ thu của ông không phải là một trường hợp ngoại lệ.

4. Ý nghĩa của bài học :
* Đồng cảm với tâm sự của Nguyễn Khuyến trong thời kì mất nước và mặc
cảm bất lực bế tắc của ông trước hoàn cảnh lịch sử này.
* Học sinh trân trọng, ngưỡng mộ tài năng và tấm lòng của Nguyễn Khuyến –
nhà thơ của làng cảnh Việt Nam cùng những đóng góp của ông cho nền văn học
nước nhà.
* Đồng cảm với những trăn trở, yêu nước mà bất lực của Nguyễn Khuyến.
5. Thiết bị dạy học, học liệu :
a. Thiết bị dạy học :
- Máy tính (sử dụng phần mềm iMindMap) để vẽ Sơ đồ tư duy.
- Kết hợp với phương pháp dạy học truyền thống : viết bảng, phiếu học tập…
- Máy quay (làm clip học tập).
- Bản đồ Việt Nam (vị trí địa lí quê hương Nguyễn Khuyến ở Bình Lục – Hà
Nam và hành trình của học sinh khi tham quan trải nghiệm thực tế.
b. Học liệu :
* Sách giáo khoa 10 tập 1 – NXB Giáo dục – Hà Nội – 2006
* Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức Môn Ngữ văn lớp 10 – NXB Giáo dục
– Hà Nội – 2008;
* Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ – Nguyễn Huệ Chi – NXB Giáo dục
1994
* Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm – Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu –
NXB Giáo dục 2003 ;

* Tìm hiểu phong cách dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến – H. TCVH, số
1 – 1994, tr. 27 – 30;
* Các nhà thơ cổ điển Việt Nam – Xuân Diệu- NXB Văn học - 1981
* SGK lịch sử THCS & THPT liên quan đến hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam
nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
* Tranh ảnh, các bài báo đọc tham khảo được tải từ trên mạng Internet
* Gió thanh lay động cành cô trúc – Chu Văn Sơn – NXB Giáo dục 2009
* Bình giảng thơ Đường – Nguyễn Thị Bích Hải - NXB Giáo dục - 2004
* Thế giới nghệ thuật thơ – Trần Đình Sử - NXB Giáo dục – 1997
* Giảng văn Việt Nam – Nhiều tác giả - NXB Giáo dục 1997
* Giới thiệu di tích lịch sử Khu lưu niệm Nguyễn Khuyến

3


6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
A/ Mục tiêu cần đạt :
I/ Kiến thức:
- Nắm được cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng ngưỡng mộ tài năng cùa
nhà thơ Nguyễn Khuyến.
- Đây là bài thơ Nôm xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam.
II/ Kĩ năng :
- Biết phương hướng phân tích một bài thơ trữ tình. Phải dựa vào hình tượng và
ý thơ để phân tích dòng cảm xúc của chủ thể trữ tình.
- Thấy được tài năng của Nguyễn Khuyến trong việc sử dụng ngôn ngữ thuần
Việt để miêu tả cảnh thu và diễn tả tâm sự của mình qua hình ảnh mùa thu ở
vùng quê Bắc Bộ.
- Có khả năng ứng dụng những kiến thức đã học trong chương trình cấp THCS
& cấp THPT để khai thác thêm những thông tin, những hình ảnh cụ thể làm
phong phú thêm cho bài học trên lớp.

- Áp dụng kĩ năng làm bài văn nghị luận, văn thuyết minh để viết bài.
- Tập sử dụng những thiết bị (máy ảnh, điện thoại, máy quay…) để quay và ghi
hình, ghi âm làm clip học tập.
III/ Thái độ :
- Bồi đắp tinh thần quý trọng, tự hào về những di sản của dân tộc để lại.
- Có ý thức tìm hiểu và thưởng thức những di sản đó trong cuộc sống, trong học
tập.
- Đồng cảm, chia sẻ với những tâm sự về thời thế, cùng sự bất lực, bế tắc của
Nguyễn Khuyến nói riêng, những lớp nhà nho được đào tạo từ cửa Khổng sân
Trình trong buổi giao thời “Á Âu xáo trộn” ở Việt Nam trong những năm cuối
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
B/ Phần chuẩn bị của học sinh :
- Nắm chắc được nội dung tác phẩm;
- Phân công phần việc của từng cá nhân trong nhóm học tập.
- Tìm hiểu về quê hương, cuộc đời và con người Nguyễn Khuyến qua tài liệu,
sách giáo khoa để làm cơ sở tìm hiểu thêm trong chuyến đi trải nghiệm thực tế
này.
- Viết bài thu hoạch của nhóm và thuyết trình trước lớp.
- Các nhóm học tập khác lắng nghe và chuẩn bị câu hỏi để trao đổi, thảo luận về
chuyên đề Nguyễn Khuyến.

4


C/ Tiến trình bài giảng:
TRÊN LỚP
HOẠT ĐỘNG CỦA
THẦY

Qua phần giới thiệu

tác giả trong SGK,
em thấy thời đại mà
Nguyễn
Khuyến
sống có những đặc
điểm gì?

HOẠT ĐỘNG CỦA
TRÒ

Tích hợp kiến thức
lịch sử, cá nhân phát
biểu (lúc đi học, lúc
làm quan, lúc về ở
ẩn)

Nguyễn Khuyến là
con người như thế
nào ?

Áp dụng kiến thức về Cá nhân phát biểu
lịch sử những năm (tích hợp kiến thức
cuối thế kỉ XIX đầu lịch sử)
thế kỉ XX, em hiểu gì
về thời đại Nguyễn
Khuyến sống?

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

I. Vài nét giới thiệu:

1. Cuộc đời, con người Nguyễn
Khuyến:
* Ông sống vào thời thực dân Pháp
xâm lược nước ta, triều Nguyễn bất
lực, từng bước đầu hàng giặc. Ông tỏ
thái độ bất hợp tác với giặc bằng cách
từ quan về làng, sống ẩn dật.
* Thông minh, cần cù, đạt đỉnh vình
quang trong học tập, khoa cử.
* Ý thức được sự bất lực của học vấn
khoa cử truyền thống đã không giúp
ích gì cho sự nghiệp bảo vệ đất nước và
luôn luôn day dứt về sự bất lực của
mình. Hành động này : sự thanh cao,
trong sạch.
* Sống trọn hai mươi lăm năm cuối đời
ở làng quê. Ông yêu quê hương, làng
cảnh, sống chan hòa với gia đình họ
hàng, bạn bè, hàng xóm… và làm
nhiều bài thơ về tình làng, tình bạn,
chia sẻ với họ những buồn vui…
2. Sự khủng hoảng ý thức hệ và học
vấn đương thời (SGK)
* Học vấn từ chương khoa cử chỉ
chuộng hư văn, không vì thực nghiệp.
Nho học coi nhẹ công thương nghiệp,
tư tưởng bảo thủ, chính sách bế quan
tỏa cảng của triều đình nhà Nguyễn
cũng cách học khoa cử đã kìm hãm sự
phát triển kinh tế, làm cho đất nước lạc

hậu.
* Các trí thức tiên tiến đương thời như
Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch
… thấy được tình trạng đó và đã dâng
5


Nhấn mạnh đặc điểm
thơ Nguyễn Khuyến
trong dòng chảy của
văn học trung đại.

Đóng góp lớn của
nhà thơ Nguyễn
Khuyến trong văn
học nước nhà ?

Nhận xét của em về
cách tác giả khai thác

vua nhiều bản điều trần với những đề
nghị cải cách nhưng không được chấp
nhận. Tư tưởng trung vua với lợi ích
triều đại hẹp hòi đã trở nên lỗi thời
trước làn sóng tư tưởng dân chủ
phương Tây.
* Nguyễn Khuyến chưa tiếp xúc với
Tây học và tâm thư nhưng bằng trực
cảm, ông đã thấy được sự khủng hoảng
tư tưởng và học vấn đó và thể hiện

trong một số bài thơ chữ Hán và chữ
Nôm.
II. Về sự nghiệp văn học :
1- Nét bao trùm của thơ văn Nguyễn
Khuyến đã nhạt dần tính chất “tải đạo”
vốn có trong văn học nhà nho, mặt dù
vẫn coi trọng khí tiết, không buông
mình theo thói tục. Thơ ông mang nội
dung mới : Mặc cảm về sự bất lực,
xem mình là người thừa, đời thừa. Từ
đó nảy sinh tâm sự yêu nước u hoài
trước sự đổi thay của thời cuộc : Thấy
học vấn của mình vô nghĩa, thấy làm
quan vô nghĩa, và một niềm thương
nước khôn nguôi.
2 – Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của
dân tình làng cảnh Việt Nam
a. Trước Nguyễn Khuyến trong thơ
Tích hợp kiến thức Việt Nam hầu như chỉ có hình ảnh
của THCS
nông thôn ước lệ. Đến Nguyễn Khuyến
mới có phong cảnh dân tình nông thôn
đích thực với những ngày lụt, mưa, mất
mùa, đói kém…
b. Nguyễn Khuyến – nhà thơ của làng
cảnh Việt Nam một cách chân thực.
c. Nguyễn Khuyến - nhà thơ trào phúng
II. Nhận xét chung về Thu điếu:
1. Cấu trúc tác phẩm :
Cá nhân phát hiện ra - Có tính nhất quán từ nhan đề đến mọi

cách đặt tiêu đề và chi tiết miêu tả đều làm rõ cho hai từ
6


ý thơ đã được xác nội dung toàn bài “Thu điếu”.
định ở nhan đề bài thơ.
- Hai câu đề có ao, có thu, có nước thu
thơ ?
(hợp thành ao thu) và có chiếc thuyền
câu nhỏ.
- Các câu tiếp theo đều xoay quanh
“trục” này : cảnh thu được nhìn từ con
mắt của người ngồi câu trong ao.
- Câu cá mùa thu là một bài thơ thất
ngôn bát cú Đường luật thuộc thể bằng.
Theo mô hình chuẩn về thanh điệu chỉ
có ba tiếng trong bài thơ rơi vào biệt lệ
(Nhất, tam, ngũ, bất luận) là “lá” (câu
4), “lơ” (câu 5) và “cá” (câu 8). Niêm
Cá nhân phát hiện luật của bài chặt chẽ.
Hãy cho biết hoàn hoàn cảnh sáng tác 2. Hoàn cảnh sáng tác:
cảnh ra đời của bài và tâm trạng của - Ở ẩn tại quê nhà;
thơ Thu điếu ?
- Tâm trạng : cảm thấy bất lực trước
nhà thơ
thời cuộc, nặng lòng với đất nước.
3. Giá trị :
- Cùng với Thu vịnh, Thu ẩm, Thu điếu
Theo em, Thu điếu Ý kiến cá nhân.
thể hiện phong cách của Nguyễn

có giá trị gì trong
Khuyến : Nhà thơ của làng cảnh Việt
việc khẳng định
Nam.
phong cách nghệ
- Thu điếu “điển hình hơn cả cho làng
thuật thơ Nguyễn
cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu)
Khuyến ?
.
III. Đọc – hiểu :
1. Cảnh thu
a. Điểm nhìn của người đi câu:
Đọc bài thơ, theo Cá nhân phát biểu
- Từ gần đến cao, xa rồi lại từ cao xa
hình dung của mình,
trở về gần : từ chiếc thuyền câu nhìn ra
hãy cho biết điểm
mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ
nhìn của nhà thơ khi
trúc, rồi lại trở về với ao thu, với
quan sát cảnh thu ?
thuyền câu.
- Từ một khung ao hẹp, không gian
mùa thu, cảnh sắc mà thu mở ra nhiều
hướng thật sinh động.
b. Cảnh thu trong Thu điếu là “điển
hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh
Việt Nam” (Xuân Diệu):
7



Xuân Diệu nhận xét Cá nhân phát biểu
Thu điếu là “các điệu
xanh”. Ý kiến của
em?

Hãy cho biết tâm Thảo luận nhóm
trạng của người đi
câu trong bài thơ có
gì đặc biệt ? Vì sao
lại có sự khác lạ đó ?

Thu điếu có nhiều
gam màu lạnh.
Cá nhân phát biểu
Hãy liệt kê những
hình ảnh, chi tiết và
cho biết tác dụng của
những gam màu đó
trong bức tranh thu
của Nguyễn Khuyến?

+ Không khí thu : dịu nhẹ, thanh sơ
(màu sắc – nước trong veo, sóng biếc,
trời xanh ngắt. Chuyển động : hơi gợn
tý, mây lơ lửng, lá vàng “khẽ đưa vèo”;
hòa sắc tạo hình : xanh ao, xanh bờ,
xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh
bèo, có một màu vàng đâm ngang của

một chiếc lá thu rơi” (Xuân Diệu)
+ Cảnh lặng nhưng tĩnh lặng đượm
buồn: vắng người, vắng tiếng; các
chuyển động rất khẽ, không đủ tạo âm
thanh : sóng hơi gợn, lá khẽ đưa, mây
lơ lửng, tiếng cá đớp động (mồi), càng
làm tăng thêm sự yên ắng, tĩnh mịch
của cảnh. Cái tĩnh được gợi lên từ cái
động rất nhỏ.
2. Tình thu :
- Nói chuyện câu cá nhưng không chú ý
vào việc câu cá. Nó câu cá nhưng thực
ra là để đón nhận trời thu, cảnh thu vào
trong tâm của mình.
- Cõi lòng của ông yên tĩnh, lặng lẽ. Yên
tĩnh trong sự cảm nhận độ trong veo của
nước, cái hơi gợn tý của sóng, độ rơi
khẽ của lá, tiếng động mơ hồ của tiếng
cá đớp động.
- Không gian tĩnh lặng, đem đến sự cảm
nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc
trong tâm hồn nhà thơ.
Bức tranh trong Thu điếu xuất hiện
nhiều gam màu xanh gợi cảm giác se
lạnh : độ xanh trong của nước, độ xanh
biếc của sóng, độ xanh ngắt của bầu
trời. Cái se lạnh của cảnh thu, của ao
thu, của trời thu thấm vào hồn nhà thơ
lan tỏa vào cảnh vật.
Nhận xét : Qua bài thơ, ta nhận ra ở

Nguyễn Khuyến một tâm hồn yêu nước
thầm kín, gắn bó sâu sắc với thiên
nhiên đất nước.
8


Đọc Thu điếu, em
thấy bài thơ có nghệ
thuật gì đặc biệt ?

Các nhóm phát biểu

Nhận xét của em về Ý kiến cá nhân (kĩ
nội dung của bài thơ năng tổng hợp, khái
này ?
quát)

Những thành công về Thảo luận nhóm
nghệ thuật của bài (tích hợp kiến thức
về thơ Đường và
thơ ?
sáng tạo riêng của
Nguyễn Khuyến)

Yêu cầu học sinhđọc Thảo luận nhóm
câu hỏi trong SGK

3. Thành công về mặt nghệ thuật :
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, có khả
năng diễn đạt những điều tinh tế của

cảnh vật, những uẩn khúc thầm kín.
- Bài thơ thể hiện một trong những đặc
sắc của nghệ thuật phương Đông : lấy
động để tả tĩnh. Tiếng cá đớp động
(tiếng động duy nhất) diễn tả cái yên
lặng bao trùm không gian cảnh vật cái
tĩnh lặng suy tư triền miên của tác giả.
- “Thi trung hữu họa”
IV. Tổng kết – Luyện tập :
1. Nội dung :
Vẻ đẹp điển hình cho mùa thu của làng
cảnh Việt Nam. Cảnh đẹp nhưng phảng
phất buồn, vừa phản ánh tình yêu quê
hương đất nước, vừa cho thấy tâm sự
thời thế của tác giả.
2. Nghệ thuật :
Phá vỡ tính ước lệ của văn học trung
đại, những nét vẽ hiện thực hơn, hình
ảnh, từ ngữ đậm đà tính dân tộc.
Luyện tập :
Bài tập 1 :
Cái hay của nghệ thuật dùng từ ngữ
trong Thu điếu ?
Bài tập 2 :
- Bức tranh trong Thu điếu ? (đẹp hài
hòa – tương hợp nhau; vừa trong vừa
tĩnh; gần gũi – thân thuộc).
- Tâm trạng nhà thơ ?
* U hoài: phủ lên cảnh vật một vẻ hắt
hiu lạnh lẽo, cảnh thanh, vắng.

* Suy tư: câu cá mà khi thấy tiếng cá
đớp động khẽ dưới chân beo lại giật
mình  có lúc ông quên hiện tại.

TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ TẠI TRUNG LƯƠNG- BÌNH LỤC – HÀ
NAM

9


Giáo viên giới thiệu quê hương Nguyễn Khuyến qua bản đồ hành chính tỉnh Hà
Nam và hành trình học tập thực tế của học sinh trong chuyến đi này.

Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam

10


Bản đồ hành chính huyện Bình Lục – Hà Nam (quê hương Nguyễn
Khuyến)

1. LÍ DO VÀ MỤC ĐÍCH CHUYẾN ĐI :
- Tìm hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp, con người nhà thơ (ngoài SGK) qua
phần thuyết minh của người cháu 5 đời của ông (Nguyễn Thanh Hùng)
- HIểu thêm về vùng quê chiêm trũng Bình Lục thời Nguyễn Khuyến và sự thay
đổi trong hiện tại.
- Thăm, quan sát nhà từ đường Nguyễn Khuyến, những kỉ vật của Nguyễn
Khuyến thời kì đỗ đạt, làm quan và khi về ở ẩn.
- Tăng cường kĩ năng ghi chép, quan sát, phỏng vấn… của cá nhân.
11



- Trau dồi kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp xã hội cho học sinh.
- Tăng cường tình đoàn kết tập thể, giúp đỡ nhau khi đi xa nhà.
- Ứng dụng những kiến thức về Làm văn (thuyết minh, tự sự, NLXH…), kiến
thức về tiếng Việt (Phong cách ngôn ngữ) để viết bài luận về Nguyễn Khuyến.
2. PHÂN CÔNG CỤ THỂ CỦA NHÓM HỌC TẬP: (các em xin làm đề tài về
Nguyễn Khuyến)
Người thực hiện
Phạm Thu Huyền

Lâm Trúc Quỳnh

Đặng Hương Giang

Nguyễn Hồng Nhung

Nội dung công việc
- Ứng dụng văn thuyết minh giới thiệu về chuyến đi
- Chú ý khai thác cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn
Khuyến (nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, kết hợp với
phỏng vấn, lắng nghe lời thuyết trình của ông Nguyễn
Thanh Hùng (cháu đời thứ 5 của Nguyễn Khuyến)
Ứng dụng văn thuyết minh để thuyết trình về khuôn viên
và từ đường Nguyễn Khuyến.
Nghiên cứu tư liệu về bài thơ Thu điếu, kết hợp với hình
ảnh thực, không gian thực, những chi tiết thực, những câu
chuyện được nghe, được thấy … tại quê hương Nguyễn
Khuyến.
- Quay video những cảnh, những chi tiết liên quan đến

nội dung tìm hiểu, quan sát.
- Hoàn tất clip học tập của nhóm viết về Nguyễn Khuyến.

7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Chúng tôi đánh giá kết quả của chuyến đi thực tế một cách khách quan qua
phiếu học tập sau:
KHẢO SÁT VỀ CHUYẾN ĐI THỰC TẾ TẠI QUÊ HƯƠNG
NGUYỄN KHUYẾN
Các em vui lòng trả lời những câu hỏi sau của cô nhé :
1. Chi tiết nào, hình ảnh nào trong chuyến thực tế quê hương Nguyễn Khuyến
khiến em thích nhất ? Vì sao ?
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------12


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------2. Ngoài SGK, em hiểu gì thêm về Nguyễn Khuyến trong chuyến đi thực tế
này ?
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------3. Chuyến đi đã giúp em có thêm những kĩ năng nào có ích cho bản thân?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Cám ơn sự chia sẻ của các em. Chúc các em vui, khỏe và học tốt !

Kết quả cụ thể như sau (Có kèm 23 bài khảo sát của các em – xem ở phần phụ
lục)
- Câu trả lời số 1:
Hầu hết học sinh đều rất thích khuôn viên, ao và cái lạch nước trước nhà
Nguyễn Khuyến và nhà từ đường của ông vì : đẹp, thoáng, mát, yên tĩnh và cổ
kính.
13


Câu trả lời số 2 :
Các em đều liên hệ tới cuộc đời, nhân cách của ông.

Câu trả lời số 3 : Hầu hết các em đều có chung ý kiến : kĩ năng ghi chép, quan
sát, chọn lọc thông tin, kĩ năng quay phim, chụp ảnh, kĩ năng làm việc nhóm.
8. Các sản phẩm của học sinh:
* Clip học tập tại Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam (quê hương Nguyễn
Khuyến): “Trải nghiệm thực tế tại quê hương Nguyễn Khuyến”
* Những tấm ảnh quý, những đoạn clip do các em tự quay tại quê hương
Nguyễn Khuyến.

14


Ảnh minh họa (cắt ra từ clip)
Giáo viên hướng dẫn cho lớp và nhóm học tập (tại lớp và tại nhà Nguyễn
Khuyến)

15


Học sinh học tập tại Vị Hạ, Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam (Nhà Nguyễn
Khuyến)

16


17


Đây là sản phẩm dạy và học của giáo viên và học sinh lớp 11A1 trường THCS
& THPT Phạm Văn Đồng – Hà Nội. Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn
chúng tôi vẫn còn nhiều hạn chế. Kính mong sự góp ý, bổ sung từ các đồng chí,

đồng nghiệp. Xin trân trọng cám ơn!
Ngày 05 tháng 10 năm 2014
Người thực hiện

Hà Thị Hòa

18


PHẦN PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT

19


20


21


22


23


24



25


×