Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn thực hành cấp cứu cho nạn nhận bị gián đoạn hô hấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.51 MB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
**********
HỒ SƠ DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
Tên chủ đề:
THỰC HÀNH:
CẤP CỨU CHO NẠN NHÂN
BỊ GIÁN ĐOẠN HÔ HẤP
Môn học chính của chủ đề: Sinh học
Các môn được tích hợp : Hóa học, Vật lý, Thể dục,
Giáo dục công dân
Nhóm tác giả : Lê Thị Hương Mai
Nguyễn Thị Tuyết Mai
Trường : THCS Bế Văn Đàn
Năm học 2014 - 2015
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
**********
Trường: THCS BẾ VĂN ĐÀN
Địa chỉ: Số 181 Phố Nguyễn Lương Bằng - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04 38 574 030
Email:
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI:
1. Họ và tên: LÊ THỊ HƯƠNG MAI
Ngày sinh: 15/12/1973
Môn: Sinh học
Điện thoại: 0989 548164
Email:
2. Họ và tên: NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI


Ngày sinh: 20/08/1962
Môn: Hóa học
Điện thoại: 0936 354812
Email:
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI
CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học:
THỰC HÀNH:
CẤP CỨU CHO NẠN NHÂN BỊ GIÁN ĐOẠN HÔ HẤP
2. Mục tiêu dạy học:
2.1. Những mục tiêu sẽ đạt trong bài học:
2.1.1. Môn Sinh học:
* Kiến thức:
- Học sinh nêu được mục đích, ý nghĩa của hô hấp nhân tạo.
- Học sinh nêu được cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo.
- Học sinh biết cách thực hiện phương pháp hà hơi thổi ngạt và ấn lồng ngực
cho người bị gián đoạn hô hấp.
* Kỹ năng:
- Biết thực hiện các bước sơ cứu nạn nhân bị ngừng hô hấp.
- Kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp.
* Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ bản thân và người xung quanh phòng tránh các trường
hợp nguy hiểm.
- Sẵn sàng trợ giúp người xung quanh khi cần thiết.
2.1.2. Môn Vật Lý:
Lớp 9: Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện.
* Kiến thức:
- Học sinh nêu được các nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện.
* Kỹ năng:
- Biết thực hiện các biện pháp an toàn khi sử dụng điện.

* Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ bản thân và nhắc nhở những người xung quang sử dụng điện
an toàn.
2.1.3. Môn Hóa học:
Lớp 8:
Tiết 29: Tỷ khối chất khí:
* Kiến thức:
- Hiểu được khí gas nặng hơn không khí, từ đó hiểu được bản chất của ngộ độc
khí gas.
* Thái độ:
- Có ý thức phòng tránh nhiễm độc gas, an toàn khi sử dụng.
Tiết 41, 42: Không khí - Sự cháy:
- Bản chất của sự cháy.
- Học sinh nắm được tác hại của ô nhiễm không khí
* Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống.
- Phòng chống cháy.
2. Những kiến thức học sinh cần có để giải quyết các vấn để trong bài học:
* Môn Sinh:
Lớp 6:
+ Bài 23: Cây có hô hấp không?: Học sinh biết được cây hô hấp suốt
ngày đêm, khi hô hấp cây lấy O
2
và thải CO
2
.
Lớp 8:
+ Bài 7: Bộ xương: Học sinh xác định vị trí xương ức, cẳng tay, cổ tay
+ Bài 23: Máu và môi trường trong cơ thể: Học sinh nắm được đặc tính
của Hb kết hợp với O

2
, CO
2
và CO.
+ Bài 19: Thực hành: Sơ cứu cầm máu: Học sinh nắm được phương pháp
xác định vị trí các động mạch.
+ Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp: Học sinh nắm được các cơ
quan trong hệ hô hấp của người.
+ Bài 22: Vệ sinh hô hấp: Học sinh nắm được các tác nhân gây hại cho
hệ hô hấp. Tác hại của các khí độc hại và nguồn gốc tác nhân.
* Môn GDCD:
Lớp 6:
+ Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể: Thân thể, sức khỏe là tài sản
quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt. Biết
đưa ra cách xử lý phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân
thể.
+ Bài 5: Tôn trọng kỷ luật: Ý nghĩa và xự cần thiết phải tôn trọng kỷ
luật.
+ Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội:
Những tác dụng tích cực của việc tham gia các hoạt động tập thể, xã hội, quan
tâm đến những người xung quanh.
Lớp 7:
+ Bài 5: Yêu thương con người: Học sinh biết quan tâm đến những
người xung quanh, ghét thói thờ ơ, lạnh nhạt, lên án những hành vi độc ác đối
với mọi người. Biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương từ trong gia đình đến
những người xung quanh
+ Bài 7: Đoàn kết tương trợ: Học sinh biết ý nghĩa và sự cần thiết phải
đoàn kết, tương trợ nhau. Quí trọng sự đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau.
* Môn Thể dục:
Lớp 6:

+ Tiết 2: Học sinh thành thạo 3 động tác: Vươn thở, tay, ngực
+ Tiết 3, 9, 11: Học sinh biết chạy bền: chạy vòng số 8, chạy theo đường
gấp khúc, chạy trên địa hình tự nhiên. Một số động tác hồi tĩnh sau khi chạy.
Lớp 7:
+ Tiết 7: Chạy trên địa hình tự nhiên. Cách khắc phục hiện tượng đau,
sóc.
+ Tiết 37: Học 2 động tác: Vươn thở, tay
* Môn Vật lý:
Lớp 7:
+ Bài 19: Dòng điện, nguồn điện: Học sinh biết được dòng điện là gì, tác
dụng chung của nguồn điện.
+ Bài 20: Chất dẫn điện, chất cách điện. Dòng điện trong kim loại: Học
sinh phân biệt được vật dẫn điện và vật không dẫn điện. Có ý thức sử dụng điện
an toàn.
+ Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng
điện: Học sinh nắm được các biểu hiện do tác động sinh lí của dòng điện đi qua
cơ thể người. Hiểu được thế nào là điện giật, tác hại của nó.
+ Bài 29: An toàn khi sử dụng điện: Học sinh nhận biết được giới hạn
nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. Nắm được một số quy tắc ban
đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
* Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức môn Sinh học, môn Vật
lí, môn Giáo dục công dân, môn Thế dục, môn Hóa học để giải quyết các vấn đề
bài học đặt ra.
3. Đối tượng dạy học của chuyên đề: Học sinh:
- Lớp 8NK, 8A1 trường THCS Bế Văn Đàn
- Sĩ số: 80 học sinh
- Đặc điểm: Học sinh chăm chỉ, ham học hỏi, có nề nếp, hiếu động, ưa khám
phá.
4. Ý nghĩa của bài học:
- Giúp học sinh hình thành kỹ năng ứng cứu bản thân và người xung quanh khi

gặp sự cố.
- Học sinh biết cách thực hiện phương pháp hà hơi thổi ngạt và ấn lồng ngực
cho người bị gián đoạn hô hấp.
* Kỹ năng:
- Biết thực hiện các bước sơ cứu nạn nhân bị ngừng hô hấp.
- Kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp, và tương trợ lẫn
nhau.
- Kĩ năng ra quyết định: Vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ.
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, kiên trì, bình tĩnh.
* Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ bản thân và người xung quanh phòng tránh các trường
hợp nguy hiểm.
- Tích cực tham gia các hoạt đông tập thể.
- Biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương từ trong gia đình đến những người
xung quanh, không thờ ơ, lạnh nhạt.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
5.1. Thiết bị dạy học:
- Bài giảng trình chiếu
- Chiếu hay mảnh nylông, gối bông, gạc cứu thương.
5.2. Học liệu:
- Tranh ảnh về các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp, cách phòng tránh.
- Tranh ảnh về các biện pháp loại bỏ các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp
- Tranh ảnh về các biện pháp an toàn, ngăn chặn các mối nguy hiểm cho bản
thân và người xung quanh.
- Video mô tả các phương pháp hô hấp nhân tạo
5.3. Các ứng dụng công nghệ thông tin:
- Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003.
- Sử dụng internet để tải các tài liệu.
- Sử dụng công nghệ chỉnh sửa ảnh, video, tạo đĩa tư liệu
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:

THỰC HÀNH: CẤP CỨU CHO NẠN NHÂN BỊ GIÁN ĐOẠN HÔ HẤP
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu các trường hợp có thể gây gián đoạn hô hấp, nguyên
nhân và cách phòng tránh:
GIÁO VIÊ N HỌC SINH NỘI DUNG CHÍNH
(TIỂU KẾT)
Yêu cầu h/s đọc SGK,
quan sát tranh ảnh và
hoàn thành bảng.
Hoàn thành
bảng
I. Các trường hợp có thể gây gián
đoạn hô hấp, nguyên nhân và
cách phòng tránh:
Các trường
hợp
Nguyên nhân Cách phòng tránh
Đuối nước - Bơi ở những nơi nguy hiểm, bị
chuột rút khi bơi
- Chơi gần bờ ao, sông, hồ
- Lội, nghịch nước ở những nơi
nước chảy, xoáy…
- Nên bơi ở npi an toàn, khởi
động kỹ trước khi bơi.
- Không chơi gần bờ ao,
sông, hồ
- Khi bị ngập, không nên di
chuyển ở những nơi dòng
chảy xiết, nên mang theo đồ
cứu hộ
Điện giật - Chơi, nghịch dây điện, ổ điện

- Hệ thống điện không an toàn
- Thiết bị điện không an toàn
- Thực hiện các biện pháp an
toàn khi sử dụng điện
Ở vào môi
trường thiếu
không khí
hay có nhiều
khí độc
- Nhiễm độc khí CO và các khí
độc hại khác khi có cháy, dùng
than không an toàn.
- Nhiễm khí độc do sản xuất
- Thiếu oxi ở nơi đông người,
trong hầm lò, khi có cháy.
- Nhiễm độc gas
- Ban đêm ở trong phòng kín
trồng nhiều cây xanh
- Phòng chông cháy, sử dụng
than an toàn
- Bảo vệ môi trường
- Cẩn thận khi làm việc
trong hầm lò.
- Dùng gas an toàn
- Không nên để nhiều cây
xanh trong nhà
GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG CHÍNH
(TIỂU KẾT)
Chữa bài tập Thảo luận Kiến thức như bảng trên
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp trong từng

trường hợp và cách sơ cứu trước khi thực hiện hô hấp nhân tạo:
GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG CHÍNH
(TIỂU KẾT)
Giới thiệu bằng hình ảnh Xem tài liệu
và ghi vào vở
II. Các nguyên nhân làm gián
đoạn hô hấp và cách sơ cứu đầu
tiên:
NGUYÊN NHÂN LÀM
GIÁN ĐOẠN HÔ HẤP
CÁCH SƠ CỨU ĐẦU TIÊN
Đuối nước Do phổi ngập nước Cõng nạn nhân ở tư thế dốc ngược đầu
và chạy
Điện giật Do cơ hô hấp, cơ tim
và cơ của cơ thể bị
co cứng
- Ngắt ngay cầu dao điện, chặt đứt dây
điện bằng dụng cụ không truyền điện
- Dùng vật không truyền điện kéo nạn
nhân ra khỏi nguồn điện
Ở vào môi
trường thiếu
không khí để
thở hoặc có
nhiều khí
độc
Thiếu dưỡng khí, bị
ngất hay ngạt thở
Khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực thiếu
khí, ô nhiễm.

HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn thực hành hô hấp nhân tạo
GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG CHÍNH
(TIỂU KẾT)
Giới thiệu
cách tiến
hành hô hấp
nhân tạo
Quan sát và ghi
chép
III.Các phương pháp hô hấp nhân tạo:
1. Phương pháp hà hơi thổi ngạt:
* Các bước: Như SGK
**) Chú ý:
+ Nếu miệng nạn nhân bị cứng khó thở, có thể
dùng tay bịt miệng và thổi vào mũi.
+ Nếu tim ngừng đập thì vừa thổi ngạt vừa xoa
bóp tim.
2. Phương pháp ấn lồng ngực:
* Các bước: Như SGK
**) Chú ý:
+ Có thể đặt nạn nhân nắm sấp đầu và hơi
nghiêng sang một bên phòng chất nôn lọt vào
đường dẫn khí. Dùng 2 tay và sức nặng cơ thể
ấn vào phần ngực dưới (phía lưng) nạn nhân
theo từng nhịp.
+ Nếu đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa, cần kê
cao lưng để đầu hơi ngửa ra sau, đường dẫn khí
mở rộng hơn.
3. Các chú ý:
- Thể tích TĐK cho mỗi nhịp HHNT phải đạt

>=200ml mới có hiệu quả.
- Khi HHNT cho trẻ em cần thao tác nhẹ
nhàng hơn tránh rách phổi hay gẫy xương
sườn.
HOẠT ĐỘNG 4: Thực hành cấp cứu:
GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG CHÍNH
(TIỂU KẾT)
Yêu cầu học sinh tiến
hành theo nhóm 2 người
GV cho học sinh bắt
thăm tình huống cấp cứu
và học sinh tiến hành
theo như đã hướng dẫn
Xem lại cách
làm và tiến
hành thực
hành
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực
hành đúng kỹ thuật, cho điểm từng
phần và từng học sinh.
IV. Tổng kết - Đánh giá:
- Cho các nhóm làm báo cáo, nhận xét buổi thực hành
- Làm BT kỹ năng VBT <62>
V. Dặn dò:
- Dọn dẹp vệ sinh
- Gợi ý viết thu hoạch
Kiến thức :
1. So sánh các tình huống chủ yếu cần được hô hấp nhân tạo.
* Giống: cơ thể nạn nhân đều thiếu oxi, mặt tím tái.
* Khác nhau: - Đuối nước do phổi ngập nước.

- Điện giật: do cơ hô hấp và có thể cả cơ tim co cứng.
- Ở vào môi trường ô nhiễm; ngất hay ngạt thở.
2. So sánh 2 phương pháp hô hấp nhân tạo
* Giống:
- Mục đích: phục hồi sự hô hấp bình thường của nạn nhân.
- Cách tiến hành: thông khí ở phổi của nạn nhân với nhịp 12-20 / phút.
lượng khí được thông ít nhất 200 ml.
* Khác nhau:
Cách tiến hành.
- Phương pháp hà hơi thổi ngạt: dùng miệng thổi không khí trực tiếp vào phổi
qua đường dẫn khí.
- Phương pháp ấn lồng ngực: dùng tay tác động gián tiếp vào phổi qua lực ép
vào lồng ngực.
* Hiệu quả của phương pháp hà hơi thổi ngạt lớn hơn vì:
- Đảm bảo được số lượng và áp lực không khí đưa vào phổi.
- Không làm tổn thương lồng ngực (gãy xương sườn).
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
* Đánh giá phần thực hành:
+ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ.
+ Nhanh, đúng kỹ thuật, không làm đau bạn.
+ Kỷ luật nề nếp.
* Đánh giá phần tường trình: Đầy đủ, đúng.
* Kiểm tra lại lý thuyết thực hành trong các bài kiểm tra 15 phút hoặc học kì.
8. Các sản phẩm của học sinh:
- Học sinh hiểu được cơ sở khoa học của một số hiện tượng, tình huống thực tế.
- Học sinh nắm được các kỹ thuật cơ bản khi cấp cứu cho người bị gián đoạn hô
hấp.
- Tính tương trợ, đoàn kết giúp đỡ bạn được củng cố.
- Có ý thức hơn trong việc bảo vệ an toàn cho bản thân và người xung quanh.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH GIỜ DẠY

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRÌNH CHIẾU





×