Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

“VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn để GIẢI QUYẾT các TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN BIỆN PHÁP để TRỒNG CHUỐI TIÊU đạt HIỆU QUẢ CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.86 KB, 11 trang )

BÀI DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
A/ Trang bìa
- Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
- Phòng Giáo dục và Đào tạo: Huyện Đan Phượng
- Trường: THCS Hồng Hà
- Địa chỉ: Hồng Hà-Đan Phượng-Hà Nội
- Điện thoại : 0433817154
- Email :
- Thông tin về nhóm học sinh:
1.Học sinh 1
- Họ và tên:
- Ngày sinh:
- Lớp:
2.Học sinh 2
- Họ và tên:
- Ngày sinh:
- Lớp:

Phạm Thị Huyền
30/1/2001
8B
Nguyễn Thị Vân Anh
14/4/2001
8B

3.Học sinh 3
- Họ và tên:
- Ngày sinh:


- Lớp:

Đỗ Thị Hồng Hạnh
25/2/2001
8B

Năm học 2014-2015
1


B/ NỘI DUNG THỰC HIỆN
1.Tên tình huống
“BIỆN PHÁP ĐỂ TRỒNG CHUỐI TIÊU ĐẠT HIỆU QUẢ CAO”
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
Vận dụng các kiến thức liên môn để áp dụng vào trồng chuối tiêu trong
nông nghiệp giúp cho người nông dân có năng suất cao hơn và đạt chất
lượng tốt hơn.
3. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình
huống
Để đạt được hiệu quả cao ta cần áp dụng vào nhiều môn học khác nhau:
a.Về Toán học
+Kích thước hố 40 cm x 40 cm x 40 cm.
+ Đo khoảng cách giữa các hố chuối tiêu ( cách nhau từ khoảng
2,2 đến 2,3 m)
+ Đất bằng, vụ trước trồng cây khác cần được cày và bừa 2-3 lần
đến độ sâu 0,5 m rồi cày lật thành từng luống.
b. Về Vật lý
+ Chọn khu vực có điều kiện sinh thái thích hợp đối với cây chuối.

2



+ Nếu trồng ở quy mô lớn thì cần có diện tích đất tập trung, có
đường giao thông để tiện vận chuyển.
+ Chọn vùng không có gió mạnh
+ Chọn đất tơi xốp, thoáng khí, tiêu nước và giữ ẩm, tầng canh tác
dày, mạch nước ngầm cách mặt đất trên 60 cm, hàm lượng mùn trên 2%,
độ pH 5-7.
c. Về Sinh học
Chăm bón cho cây chuối tiêu.
d. Về Công nghệ
+ Kiểm tra sâu bệnh hại, chỉ phun thuốc trừ sâu khi dịch hại tới
ngưỡng gây hại, tránh lạm dụng thuốc kích thích.
+ Đảm bảo tưới tiêu đầy đủ để cây trồng sinh trưởng và phát triển.
4+5. Giải quyết tình huống và thuyết minh tiến trình giải quyết tình
huống.
- Cây chuối có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là trên
đất phù sa có tầng mặt dày, tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm
và thoát nước tốt. Trên đất có tầng canh tác mỏng, nhiều cát, nghèo chất
hữu cơ hoặc nhiễm mặn cây chuối sinh trưởng kém hơn cho dù bón
phân và tưới nước nhiều hơn.
Đất trồng chuối nên có lớp đất mặt dày quá 0.75 m để rễ phát triển,
hàm lượng sét và khả năng trao đổi cation trung bình khá. Cây chuối có
thể chịu được độ pH đất trong khoảng từ 5.0-7.0. Nếu đất chua quá hoặc
kiềm quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả, không ngọt và không thơm.
3


- Cây chuối sinh trưởng tốt nhất ở những nơi ấm và ẩm, với sự
phân bố đều về lượng mưa trong năm. Nhiệt độ lý tưởng trong khoảng

từ 15-35 độ C. Trừ khi điều kiện tưới nước tốt, lượng mưa không ít hơn
100 mm/tháng. Mặt khác, cũng nên tránh trồng chuối ở những nơi hay
xảy ra ngập lụt. Để cây chuối sinh trưởng thuận lợi, lượng mưa hàng
tháng cần phân bổ đều và khoảng 200-220 mm/tháng.
Vì chuối là cây thân thảo, không có mô gỗ nên rất mẫn cảm với gió
mạnh. Vì vậy, những nơi có gió bão to cũng nên tránh.
Ngoài ra, thời vụ trồng chuối cũng nên điều chỉnh tuỳ theo mùa vụ.
Không nên trồng chuối muộn hơn 6 tuần trước khi mùa khô bắt đầu,
hoặc tránh thời gian thu hoạch trùng với thời kỳ gió bão.
- Hình thức nhân giống chuối chủ yếu là nhân giống vô tính.
Người ta thường dùng loại chồi con để trồng. Chồi con được hình thành
từ những mầm ngủ mọc trên thân ngầm của chuối, thường có 2 loại chồi
con: chồi con đuôi chiên và chồi con lá rộng. Theo nhiều kinh nghiệm,
loại chồi con đuôi chiên được sử dụng trồng tốt nhất. Nó được sinh ra
khoảng tháng 4 đến tháng 6. Trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ
thích hợp, loại chồi non này sinh ra rất nhanh, tốc độ sinh trưởng rất
mạnh. Chồi này rất sung sức, khi trồng mau bén rễ, tốc độ hồi sinh
nhanh, sinh trưởng mạnh và mau ra buồng, sản lượng cao.
Ngoài chồi con, ở một số nơi đã chọn củ chuối (thân ngầm) để
nhân giống, ở nước ta chưa áp dụng nhiều nhưng ở Trung Quốc, các
nước châu Phi, châu Mỹ đã áp dụng nhiều phương pháp trồng bằng củ
chuối. Theo họ, phương pháp này có lợi ở những mặt: dễ vận chuyển,
con giống mọc ra từ củ tương đối đồng đều nên khi trồng dễ chăm sóc

4


và thu hoạch, hệ số nhân giống cũng tương đối cao vì khi ta bổ một củ
ra đem trồng có thể đạt được từ 4 đến 6 cây con.
- Đối với những nơi đất trồng bị nhiễm sâu bệnh và tuyến trùng

phải xử lý hố trồng bằng cách hun vỏ trấu. Những nơi có điều kiện, phủ
lớp trấu dày 15-30 cm (75-150 tấn/ha) trên mặt ruộng và đốt. Đồng thời
với việc làm giảm mật độ các vi sinh vật gây hại, hun vỏ trấu còn làm
giảm mật độ cỏ dại, làm tăng một số dưỡng chất, nhất là lân và kali và
cải thiện điều kiện lý tính đất. Để mấy ngày cho đất nguội rồi mới trồng
cây.
Cây chuối nuôi cấy mô rất dễ bị tổn thương. Vì thế, bón phân lót
cần chú ý tránh không làm chúng bị tổn thương. Khi đào hố cần để riêng
lớp đất mặt và lớp đất cái. Bón phân vào đáy hố, lấp phân bằng đất mặt,
đặt cây rồi lấp bằng đất cái. Theo cách đó, bộ rế của cây con không bị
ảnh hưởng phân và dinh dưỡng của lớp đất mặt được sử dụng hoàn toàn.
Thông thường, phân lót được bón sớm ngay sau khi thiết kế vườn trồng.
- Tốt nhất là nên trồng cây vào sáng sớm hoặc chiều mát. Tưới đủ
nước cho cây trước khi trồng. Vận chuyển cây ra ruộng, đặt mỗi cây bên
cạnh một hố đã chuẩn bị sẵn.
Để tránh bộ rễ bị tổn thương, phần đáy của túi bầu cần được xé bỏ
trước. Đặt cây vào hố rồi lấp một phần đất để cây đứng vững sau đó nhẹ
nhàng lột túi bầu bằng cách rút lên. Cuối cùng lấp hết phần đất còn lại.
Những lá mới đầu tiên sẽ xuất hiện 2-6 tuần sau khi trồng.
Cây chuối sau khi trồng ra ngoài ruộng cần được tưới nước. Cây
chuối nuôi cấy mô khi còn nhỏ chịu hạn kém so với trồng bằng củ hoặc
chồi bên. Cần chú trọng chăm sóc cây chuối nuôi cấy mô thời kỳ sau
trồng 3-4 tháng. Cùng với việc giữ ẩm đất, cần làm sạch cỏ, che phủ đất,
bón phân hữu cơ và vô cơ theo quy trình.
5


Tại thời điểm đưa cây ra ngoài ruộng trồng, cây chuối nuôi cây mô
vẫn hoàn toàn sạch bệnh. Giai đoạn đầu rất dễ bị sâu bệnh gây hại. Vì
thế cần chú ý áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ để cây sinh

trưởng tốt.
- Sau khi trồng, những biện pháp kỹ thuật chăm sóc thích hợp và
quản lý đồng ruộng tốt là rất quan trọng để đạt năng suất cao. Các biện
pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu bao gồm tưới nước, bón phân, lựa chọn
chồi, vệ sinh đồng ruộng, chăm sóc buồng quả …
- Sau trồng 30 45 ngày thì làm cỏ, làm cỏ là việc làm quanh năm
trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây.
- Chuối là cây cần nhiều nước. Tuỳ thuộc vào địa điểm và mùa vụ,
cây chuối yêu cầu lượng mưa 80-200 mm/tháng. Tưới nước được xác
định là một trong những yếu tố môi trường hạn chế sản xuất chuối.
Đối với người trồng chuối thường có 2 câu hỏi đặt ra là tưới bao
nhiêu và tưới khi nào.Câu trả lời tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chủ
yếu là do khả năng nguồn nước. Yêu cầu tưới nước có thể được xác định
bởi kết quả kiểm tra độ ẩm đất, tình trạng cây và điều kiện thời tiết.
Nhìn chung, cây chuối nuôi cấy mô cần tưới thường xuyên 2 ngày một
lần, mỗi lần 4 - 5 lít/cây trong thời kỳ sau trồng 1 tháng. Thời kỳ sau đó
tưới mỗi tuần một lần, mỗi lần 5 - 10 lít/cây sao cho duy trì độ ẩm đất
70-80%.
- Các chất dinh dưỡng được cây chuối sử dụng hoặc bị mất đi do
rửa trôi, bay hơi, cố định sinh học hoặc hoá học… Việc bón phân không
chỉ cung cấp và đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng cho cây mà còn bù
đắp lượng phân bị mất đi. Khuyến cáo bón phân cho vùng Đồng bằng
Sông Hồng như sau:

6


- Bón lót:
Bón mỗi hố 15 kg phân hữu cơ + 375 g lân supe (60 g P¬2O5) + 0,5
kg vôi bột.

- Bón thúc:
+ Lượng bón cho 1 cây: 520 g đạm urê (240 g N) + 960 g
kaliclorua (480 g K2O).
+ Cách bón: Xới rãnh nông theo vòng tròn cách gốc 30-50 cm, rải
phân, lấp đất và tưới giữ ẩm. Sau khi mưa, có thể rải đều xung quanh
gốc.
Lần 1: Sau trồng 10 ngày: 5% đạm urê + 5% kaliclorua
Lần 2: Sau trồng 1 tháng: 5% đạm urê + 5% kaliclorua
Lần 3: Sau trồng 2 tháng: 10% đạm urê + 10% kaliclorua
Lần 4: Sau trồng 3 tháng: 20% đạm urê + 20% kaliclorua
Lần 5: Sau trồng 5 tháng: 20% đạm urê + 20% kaliclorua
Lần 6: Sau trồng 7 tháng: 20% đạm urê + 20% kaliclorua
Lần 7: Sau trồng 9 tháng: 20% đạm urê + 20% kaliclorua.
- Che tủ đất bằng chất vô cơ như tấm plastic: các tấm plastic
thường không bị phân huỷ, không có tác dụng cải thiện kết cấu đất cũng
như là không bổ sung chất hữu cơ và dưỡng chất cho đất.
- Che tủ đất bằng chất hữu cơ như rơm rạ, mùn cưa, bã mía, lá và
bẹ chuối khô… Những chất này rất dễ phân huỷ và là nguồn bổ sung
hữu cơ quan trọng cho đất, có tác dụng cải thiện kết cấu cũng như là khả
năng giữ và thoát nước của đất.

7


- Một cây chuối có thể sản sinh 5-10 chồi bên. Thông thường chỉ để
1- 2 chồi cho vụ sau. Các chồi khác phải bỏ đi để tránh cạnh tranh về
dinh dưỡng. Đánh tỉa chồi là kỹ thuật lựa chọn những chồi khỏe mạnh
nhất, ở những vị trí thích hợp nhất.
- Buồng quả chuối thường được bao bởi túi nilon. Loại túi bao
buồng này có công dụng giữ cho quả khỏi bị sâu bệnh gây hại và thúc

đẩy quả phát triển, nhất là trong điều kiện lạnh. Bao buồng quả thường
làm tăng kích thước quả và rút ngắn thời gian từ ra buồng đến thu
hoạch.
Buồng quả cần được bao sớm ngay sau khi quả bắt đầu cong lên. Buộc
chặt túi ở phía trên và mở ở phía dưới, trông giống như là một cái ống
tay áo. Loại túi bao phổ biến nhất hiện nay màu xanh, có đục lỗ.
- Để hạn chế đổ khi cây có quả, dùng 2 cọc buộc chéo vào nhau theo
hình chữ X đỡ lấy cổ buồng chuối, 2 chân cọc và thân giả đứng thành 3
chân kiềng.
-Chống gió bão:
+ Dùng dây ni lông một đầu buộc phía trên thân giả sát cổ buồng
chuối đầu kia chằng chặt vào gốc cây chuối bên cạnh hoặc ngang thân
cây bên cạnh để giữ cho cây chuối đứng thẳng, hạn chế ảnh hưỏng gió
bão làm đổ cây.
+ Điều khiển sinh trưởng sao cho mùa gió bão cây không có
buồng non, lá nhiều.
+ Mùa gió bão phải vun gốc cho rễ ăn sâu, che chắn bớt gió.
Trước khi bão tràn qua có thể chặt bớt 1/2 - 1/3 tàu lá.
- Tuỳ thuộc vào khoảng cách cần vận chuyển, chuối có thể thu
hoạch ở những độ chín khác nhau. Để tiêu thụ ở chợ địa phương, chỉ cần
8


thu trước khi chín vài ngày. Để vận chuyển xa phải thu hoạch sớm hơn.
Tuy nhiên, để giữ được vị ngọt tự nhiên, cần thiết phải thu hoạch chuối
ở giai đoạn chín. Thu hoạch chuối làm nguyên liệu chế biến thường sớm
hơn so với để ăn tươi.
- Độ chín của quả:
+ Độ chín của quả có thể xác định bởi màu sắc hoặc độ đẫy quả.
Tiêu thụ taị chỗ, nên thu hoạch khi quả đạt độ tròn căng và màu quả

chuyển từ xanh sang hanh vàng. Tiêu thụ xa cần thu sớm hơn khi quả
vẫn còn xanh và chưa tròn đầy.
Độ chín cũng có thể xác định theo thời gian trỗ buồng. Tuỳ mùa vụ,
khoảng thời gian từ trỗ buồng đến thu hoạch dao động trong khoảng 3-4
tháng.
- Dùng cho xuất khẩu tươi: Độ chín từ 75- 80% biểu hiện của quả
hơi tròn cạnh, vỏ màu xanh nhạt, ruột trắng ngà.
- Dùng để tiêu thụ trong nước hoặc chế biến: độ chín 90%, vỏ quả
màu xanh vàng, quả tròn cạnh, ruột màu vàng. Khi buồng chuối có quả
nứt là chuối đã già, nên thu hoặch ngay, để lâu sẽ có nhiều quả nứt và
quả nứt dễ thối.
- Phân loại, đóng gói và bảo quản:
+ Chọn buồng đúng độ chín, mã đẹp, không sâu bệnh, không xây
xát,quả đều. Nếu xuất khẩu nải thì dùng dao sắc cắt ra từng nải, cắt
cuống của nải thật ngắn, nhúng vào thùng chứa Topsin 0,1% để phòng
từ nấm bệnh gây thối quả, để ráo nhựa rồi dùng giấy bản buộc lại, xếp
vào trong sọt tre, gỗ hoặc hộp cacton.
9


+ Khi vận chuyển phải bảo quản hết sức nhẹ nhàng, nếu chưa
chuyển được thì phải xếp vào lán, lán phải thoáng mát, cao ráo, gần
đường giao thông. Để bảo quản được lâu dùng kho lạnh nhiệt độ 13-15
độ C.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Các biện pháp trên đều được lấy từ những kinh nghiệm đời sống và
dựa vào các kiến thức đã học. Các biện pháp trên, nếu biết cách áp dụng
đúng cách và hợp lý với từng loại cây trồng thì ta sẽ thu được năng suất
cao hơn trước và chất lượng thu được cũng tốt hơn. Chuối tiêu là một
loại cây rất dễ trồng trong nông nghiệp và cho hiệu quả kinh tế cao.

Chuối cũng giống như dừa, không bỏ đi thứ gì. Từ củ chuối, thân chuối,
đến tàu chuối đều có ích cho cuộc sống cả. Sau mỗi bữa cơm, chỉ cần có
một quả chuối dùng tráng miệng thì thật thú vị. Chuối có lợi ích như thế
nên bà con thường xuyên chăm bón cho chuối tốt tươi.
7. Nhận Xét
Trên đây là một số học hỏi của bản than nhóm chúng tôi về tự nhiên
và những hiểu biết dựa trên những gì đã được học. Tôi mong rằng các
biện pháp trên sẽ được áo dụng vào thực tiễn và đem lại hiệu quả kinh tế
cao cho người nông dân. Chúc cho những người trồng chuối tiêu có một
mùa bội thu và năng suất đạt chất lượng cao.
Hồng Hà ngày 15.11.2104
Thay mặt Nhóm học sinh 8B

10


Phạm Thị Huyền

11



×