Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn giải quyết vấn đề rác thải hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.19 KB, 8 trang )

Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải
quyết các tình huống thực tiễn dành cho học
sinh trung học
- Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố : Hà Nội
- Phòng Giáo dục và Đào tạo : Quận Tây Hồ
- Trường : THCS Đông Thái
- Địa chỉ : 149, Trích Sài, Hà Nội
- Điện thoại :
- Email :
- Tên tình huống :
- Môn học chính được HS vận dụng trong giải quyết tình
huống : Sinh học.
- Các môn học được tích hợp : Công Nghệ, GDCD, Hóa Học.
- Thông tin về học sinh : Lớp 8E
1. Họ và tên : Hoa Quỳnh Anh
Ngày sinh :………………… Lớp :8E
2. Họ và tên : Vũ Minh Ngọc
Ngày sinh :……………………. Lớp 8E
Tên tình huống
Giải quyết vấn đề rác thải hiện nay
Mục tiêu giải quyết
Hiện nay, rác thải là một trong những vấn đề khà nghiêm
trọng mà cần được quan tâm và giải quyết ! Mục tiêu của việc
giải quyết vấn đề rác thải này là đưa ra các biện pháp nhằm
khắc phục hậu quả của việc xả rác bừa bãi và việc xử lý rác
thải không đúng quy định ! Ngoài ra còn định hướng cho mọi
người thấy tầm quan trọng của việc xử lý rác thải đúng cách
và đúng nơi quy định !
Tổng quan về các nghiên cứu liên
quan đến việc giải quyết
Trong cuộc sống hiện nay, rác thải là một vấn đề gây nhức


nhối trong xã hội ! Đâu đâu cũng thấy rác thải bừa bãi, mọi
ngõ ngách, đường phố, chợ búa, trước cửa nhà dân v…v…
Mặc dù hàng ngàn thùng rác được gắn tấm bảng : “Hãy bỏ rác
vào thùng” nhưng rác thải vẫn được cho ‘bay” ra ngoài và
nằm trên các đường phố ? Mặc dù nhà nào cũng có thùng rác
nhưng vẫn thấy rác “bay” từ cửa sổ bay xuống dưới phố ?
Mặc dù đã có nhân viên vớt rác ở dưới hồ nhưng sao vẫn thấy
rác “bơi” trên sông, hồ ? Nguyên nhân là do ý thức của người
dân chưa được tốt hay chính xác là do người dân chưa nhận
thức được hậu quả của việc xả rác bừa bãi ! Hãy cứ thử tưởng
tượng mà xem, bạn uống xong một lon nước ngọt, thay vì
đem nó bỏ vào thùng rác, bạn quăng nó xuống sông, xuống
đường phố rồi cái lon đó cứ lăn đi lăn lại trên đường phố mà
không ai chịu nhặt lên, lâu ngày rồi nó mất một thời gian sau
mới phân hủy gây bốc mùi hôi thối, mất cảnh quan đô thị !
Các bạn thấy đó chỉ một lon nước ngọt thôi mà hậu quả của
nó lại to lớn đến như thế, vạy mà tại sao các bạn lại có thể
ngang nhiên xả rác mà không suy nghĩ chứ ? Đẻ xử lý rác thải
hiện nay có rất nhiều các nhà máy xử lý rác thải khác nhau
nhưng lại có một số địa phương lại tự xử lý rác bằng cách đốt
rác ! Đốt rác không chỉ làm hại cho sức khỏe con người mà
còn gây hại cho tầng ôzôn ( bầu khí quyển ) ! Một lần đốt rác
thôi không biết đã thải ra môi trường bao nhiêu lượng Cacbon
oxit (CO) gây hại cho khí quyển ! Cũng do khí Cacbon oxit
đã gây ra một lỗ thủng ở Nam Cực. Các nhà khoa học cho
biết, lỗ thủng tầng ozonee có thể tác động lên các luồng gió
thổi và đẩy các lớp mây dầy về phía Nam Cực. Những sự thay
đổi này ảnh hưởng trực tiếp đến bức xạ Mặt trời và khiến Trái
Đất tăng nhiệt độ. Khi những đám mây này di chuyển về phía
Nam Cực đồng nghĩa với việc làm gia tăng bức xạ nhiệt lên

mặt đất gây ra biến đổi khí hậu và rất nhiều hậu quả không
lường trước được. Đâu đâu cũng thấy có người tuyên truyền
cho việc xử lý rác thải đúng nơi quy định, ấy vậy mà lại xảy
ra chuyện thủng tầng ozone như thế thì lý do nằm ở đâu ?
Mỗi con người chúng ta đều đang sống trên một ngôi nhà
chung là Trái Đất. Nếu như ai cũng xả rác, ai cũng đốt rác thì
chính chúng ta đang là những tác nhân gây hại cho chính Trái
Đất, trở thành kẻ hủy diệt nhân loại.
Giải pháp giải quyết tình huống
Do tác hại của việc xả rác và đốt rác là vô cùng lớn nên chúng
ta cần đưa ra các biện pháp ngăn ngừa hậu quả. Hiện nay, nhà
nước cũng đã tìm ra một số cách xử lý rác thải được coi là có
lợi cho môi trường như :
+) Phân loại rác thải : Thùng màu xanh lá cây dùng để
chứa rác hữu cơ, có thể phân huỷ được như: thực vật, chất
thải động vật, giấy… Thùng màu đỏ nằm giữa dùng để
chứa rác vô cơ có thể tái chế được, rác không thể phân huỷ
được như nilon, thuỷ tinh vỡ… Thùng màu vàng dùng để
chứa các chất độc hại, nguy hiểm, cần thu gom để xử lý riêng.
Khi rác thải là chất độc hại có dịch lỏng thì lấy nút cao su nút
lại lỗ nhỏ.
+) Biến rác trở thành một loại phân bón có ích.
Thuyết minh tiến trình giải quyết tình
huống
Quy trình xử lý rác rất đơn giản: mỗi hộ được trang bị một
phuy nhựa dung tích 200 lít, xung quanh khoan nhiều lỗ tròn
có đường kính 1,5cm, bên dưới có một cánh cửa có kích
thước khoảng 20cm2. Hằng ngày, các loại rác thải sinh hoạt
trong gia đình được thu gom và phân loại: Lá cây, cỏ khô,
cơm thừa cá cặn và rau quả hư hỏng… sẽ được cho vào

thùng, đậy kín nắp. Cứ thế, sau khoảng 60 ngày, rác thải sẽ
được các loại vi sinh vật phân hủy biến thành phân hữu cơ,
hay còn gọi là phân compost, rất có lợi cho cây trồng.
Mô hình xử lý rác thải thứ hai, gọi là hố rác di động. Được
cấu tạo bằng composit, có kích thức 70cm2, không đáy và ở
giữa có nắp đậy. Các bước được tiến hành rất đơn giản: Đào
hố rác sâu khoảng 1m, đặt nắp rác di động lên, cho những loại
rác thải dễ phân hủy vào đó, đến khi hố rác đầy sẽ di chuyển
nắp rác đi nơi khác và lấp đất lại. Sau một thời gian, rác thải
sẽ phân hủy thành phân hữu cơ, chúng ta bố trí trồng một loại
cây ăn trái nào đó, đúng vào vị trí hố rác, cây sẽ phát triển rất
tốt. Đây được xem là một quy trình xử lý rác thải khá độc
đáo, phù hợp với mô hình cải tạo vườn tạp trồng cây ăn trái.
Ý nghĩa của việc giải quyết tình
huống
Hiệu quả bước đầu của mô hình biến rác thải thành phân hữu
cơ (phân compost) và quản lý chất thải rắn dựa vào cộng
đồng, đã mở ra một giải pháp triển vọng cho bài toán giảm
thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần từng bước thay đổi tập
quán người dân, hướng đến tạo dựng nền sản xuất nông
nghiệp sạch và bền vững. Việc giải quyết việc xả rác hiện nay
đã phần nào giúp giảm ô nhiễm môi trường, giảm thiểu các
tác nhân gây hại cho môi trường và tạo nên một cuộc sống
xanh-sạch- đẹp hơn !!!

×