Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn học sinh với đồng phục nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.47 KB, 7 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
SỐ 68 – NGUYỄN VĂN HUYÊN – QUẬN CẦU GIẤY - TP HÀ NỘI
*************
BÀI DỰ THI SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Tên tình huống:
HỌC SINH
VỚI ĐỒNG PHỤC NHÀ TRƯỜNG
Môn học chính của tình huống: Công nghệ
Môn học được tích hợp : Ngữ Văn, Toán học, Lịch Sử,
Sinh học, Địa Lý, GDCD
Thể dục, Kĩ năng sống
Tên học sinh: Trần Nguyễn Bắc Nam Lớp : 7E
Hà Nội, 2014
I. Mở đầu
“Đã qua lâu rồi những khó khăn của thời bao cấp, cuộc sống của mọi người
đã trở nên dễ chịu, người dân đang hướng đến sự hoàn thiện trong vấn đề
ăn, mặc. Công nhân, viên chức đến công sở với những bộ áo quần lịch sự,
duyên dáng và trang trọng. Đó là những nét đẹp, những tín hiệu đáng
mừng. Nhưng mỗi khi nhìn những bộ đồng phục học sinh đến trường tôi lại
thấy có nhiều điều còn phải suy nghĩ ”
Trích Hoàng Hoa, báo Vietbao.vn.
Đồng phục luôn gắn liền với học sinh, từ mẫu giáo đến đại học, hầu như ngôi
trường nào cũng có đồng phục. Nhưng đồng phục từ xưa đến nay đã thay đổi rất
nhiều, và cũng có thêm nhiều vấn đề. Vì vậy, trong bài viết này, em sẽ đề cập tới
những vấn đề của đồng phục học sinh và cách giải quyết chúng.
Đồng phục hiện đang được rất nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm. Đồng
phục được học sinh mặc hàng ngày, đồng phục được mặc nhiều hơn bất cứ bộ quần


áo nào khác trong tủ đồ học sinh. Nhưng học sinh, phụ huynh lại cảm thấy có rất
nhiều vấn đề. Vậy lí do là gì? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu
Trong bài viết, em có sử dụng một vài tài liệu và phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phiếu điều tra
- Báo mạng
- Một số cuộc phỏng vấn riêng
- Kinh nghiệm thực tiễn trong một số môn học
- Tài liệu trên mạng
II. Nội dung chính
1. Định nghĩa đồng phục
Một bộ đồng phục là một loại quần áo được mặc bởi các thành viên của
một tổ chức khi tham gia vào hoạt động của tổ chức đó (mà ở đây trường học).
Đồng phục được yêu cầu ở nhiều trường. Ở nhiều trường, đặc biêt là công lập,
học sinh bắt buộc phải mặc đồng phục tất cả các ngày trong tuần, việc không
mặc đồng phục cũng có thể trừ hạnh kiểm học sinh như không làm bài tập, đeo
khăn đỏ hay nói tục, chửi bậy, quậy phá, đánh nhau. Tuy vậy, không phải học
sinh nào cũng tuân thủ theo luật lệ, câu hỏi tại sao thì ta sẽ tìm hiểu ở phần sau.
Đồng phục học sinh ( Nguồn: Wikipedia)
2. Tác dụng của đồng phục
a, Với nhà trường
- Mỗi trường sẽ có một mẫu đồng phục khác nhau. Do đó, mặc đồng
phục khi đến trường cũng là một cách thể hiện sức mạnh tập thể của trường
học.
– Ngoài ra, đồng phục học sinh còn là cách để mỗi trường thể hiện
phong cách riêng của ngôi trường. Ở các ngôi trường ở các vùng khác nhau
có thể điều chỉnh sao cho hợp với khí hậu mỗi nơi.
– Bên cạnh đó, việc quy định mặc đồng phục khi đi học sẽ giúp các
em có một vẻ ngoài lịch sự, đúng với tác phong mà một học sinh cần có. Đồng
thời, việc này giúp nhà trường không mặc những bộ quần áo quá lòe loẹt,

không phù hợp với lúc đi học. Không chỉ thế, những bộ đồng phục học sinh
giúp nhà trường quản lý học sinh tốt hơn.
b, Với học sinh
- Đồng phục học sinh ở nhiều nơi được thiết kế với kiểu dáng năng
động,hiện đại, cũng rất dễ thương và nhận được rất nhiều sự yêu mến từ học
sinh.
- Đồng phục học sinh tạo nên sự bình đẳng ở trường học. Khi tất cả
đều mặc một bộ đồng phục, rào cản giàu nghèo phần nào được xóa đi, giúp
cho học sinh hòa nhập tốt hơn. Điều này giúp học sinh nghèo cảm thấy bớt tự
ti hơn, và cũng tránh sự khoe khoang của học sinh có điều kiện.
- Mỗi ngày, khi khoác lên bộ đồng phục, học sinh đã tự nhắc nhở
mình nghĩa vụ, trách nghiệm học tập của bản thân và không được ảnh hưởng
xấu đến bạn bè, thầy cô, và đặc biêt là ngôi trường mình đang học
3.Thực trạng và những vấn đề đồng phục
a,Tiền túi và chất lượng: 2 đại lương không cân bằng?
“Chị Thu Nga có con gái đang học trường TS phàn nàn: "Đồng
phục năm nay của trường con Cún chán quá. Chất vải ni-lông may áo
vừa bí, vừa nóng ơi là nóng. Chất vải quần nhìn đã biết rẻ tiền, vừa
cứng, vừa bóng loáng, thế mà tiền phải nộp cho nhà trường đâu có rẻ,
hơn 80.000 đồng/bộ. Cứ mỗi lần mặc đồng phục đi học mặt con bé cứ
dài thượt, nó đã lớn rồi nên biết phân biệt thế nào là đẹp, thế nào là
xấu ". Cháu Ánh Ngọc đang học một trường THCS có tiếng của Hà Nội
kể: "Đầu năm cháu thấy nhà may đến đo cho chúng cháu, nhưng chẳng
hiểu sao bộ quần áo của cháu rộng thùng thình như nhầm số đo của ai.
Chiếc áo quá dài, chiếc quần thì chị cháu trêu giống thời trang của các
anh cán bộ xã cách đây 30 năm "”
Trích Thu Hồng, báo Vietbao.vn.
Mỗi năm, phụ huynh luôn bỏ tiền túi ra để có cho con mình những
bộ đồng phục cho con mình. Thế nhưng, số tiền bỏ ra có thích đáng hay không
thì lại là một vấn đề đáng nói. Như đã nói ở bài báo trên, phụ huynh và học

sinh đều không hài lòng với chất lượng của những bộ học sinh. Học sinh cảm
thấy những bộ đồng phục không được đẹp mà số đo thì sai, rộng thùng thình.
Nhưng đẹp xấu là một chuyện, nhưng chuyện đáng nói ở đây là chất liệu may.
Chất liệu may ở một số nơi rất nóng và bí, gây khó chịu cho học sinh, không
xứng đáng với số tiền mà phụ huynh dùng để mua.
b, Mỗi nơi một kiểu, mỗi năm một kiểu
“Công bằng mà nói hiện tại học sinh đi học ăn mặc đàng
hoàng, nghiêm túc hơn chúng tôi ngày trước rất nhiều vì mọi người
quan tâm đến giáo dục nhiều hơn. Nhưng tại sao lại không có tính
đồng bộ? Cùng ở một cấp học, cùng một cấp lớp nhưng mỗi trường tự
nghĩ cho học sinh của mình một bộ đồng phục khác nhau, nơi xanh
đậm, nơi xanh nhạt, nơi trắng, nơi viền xanh dương, nơi viền xanh
nhạt, nơi chọn màu hồng, màu vàng cho nhiều loại đồng phục khác
nhau, nhất là đồng phục thể dục ”
Trích Hoàng Hoa, báo Vietbao.
Ở mỗi trường, ta lại thấy một bộ đồng phục khác. Đặc biệt ở với
đồng phục thể dục. Nói thật, có trường em công nhận họ phối màu rất đẹp,
nhưng có nơi nhìn vào thật chói, nhìn không có chút cảm tình nào cả. Vậy tại
sao chúng ta không có sự thống nhất về màu sắc và kiểu dáng cho bộ đồng
phục học sinh? Em nghĩ điều đó sẽ mang tính đồng bộ, hòa hợp và tiết kiệm
cho cha mẹ học sinh rất nhiều.
Em nghe mẹ kể, ngày xưa, một bộ quần áo đi học mà 3 chị em mẹ đã
luân phiên nhau mặc được nhiều năm, thế mà bây giờ hai anh em em chỉ
cách nhau một tuổi mà không thể mặc được vì hai đứa học hai trường khác
nhau, đồng phục khác nhau dù chung một quận và cùng một cấp học.



(Đồng phục mỗi nơi một kiểu.Nguồn: google)
“Vừa nhìn thấy mặt tôi, chị bạn thân chỉ kịp dựng nhanh cái

xe máy, túm lấy tay tôi nói một tràng không nghỉ: "Này, bực mình quá
mày ạ! Vài năm trước đồng phục của đứa con chị ở trường tiểu học KL
khá là đẹp. Ấy vậy mà đầu năm học này, nhà trường đưa cho phụ
huynh tờ đăng ký đồng phục nhưng lại không nói thay đồng phục mới
để phụ huynh có ý kiến". Chị lại "cầm đèn chạy trước ô tô" vì nghĩ đồng
phục vẫn như mọi năm nên ra ngoài mua trước đồng phục cho con. Ai
dè, đến sát ngày tập trung khai giảng tất cả phụ huynh đều ngỡ ngàng,
HS thì lổn nhổn, đứa mặc đồng phục cũ, đứa mặc đồng phục
mới."Thế tại sao năm nay nhà trường lại thay đổi mẫu đồng phục?".
Tôi hỏi. Chị bạn trả lời: "Hiệu trưởng mới lên thay yêu cầu phải thay
đồng phục mới đấy.”
Trích Thu Hồng, báo Vietbao.vn
Đây không thực sự là một vấn đề phổ biến, nhưng vẫn là một sự việc cần
được đưa vào đây. Như ở đoạn báo trên, ngôi trường có một hiệu trưởng mới
và người đó thay đổi đồng phục trường. Điều này làm học sinh đứa mặc đồ
cũ, đứa mặc đồ mới. Tiếp đến, việc này làm cho học sinh không có điều kiện
phải mất tiền mua mới đồng phục, điều đó rõ là không cần thiết vì có học sinh
2 năm mặc một bộ cũng được. Nhiều phụ huynh nói: “Nhà trường bắt học
sinh năm nào cũng mua mới để chia tiền với nhà may”. Điều này thực sự xảy
ra ở nhiều nơi. Nhà trường làm điều này mà không nghĩ đến những giá trị
truyền thống của bộ đồng phục đối với nhà trường, họ chỉ muốn làm theo ý
họ.
4, Một số biện pháp, góp ý
a, Về chất lượng đồng phục
Nhà trường nên may những bộ đồng phục có chất liệu tốt, thoáng
mát, dễ vận động. Những chất liệu may nên là: Lanh, Cotton,… Đây là những
chất liệu giúp học sinh chạy nhảy, vui đùa mà không bị chảy mồ hôi vì nóng.
b, Về kiểu dáng
Em có viết ở phần 2 là đồng phục thể hiện cá tính riêng mỗi trường
nhưng ở phần 2b là đồng phục cần có sự đồng bộ. Theo em, tốt nhất mỗi

trường vẫn nên có đồng phục riêng nhưng vẫn nên thiết kế theo những bộ
đồng phục học sinh cơ bản. Nhà trường cần thiết kế sao cho đồng phục vừa
đẹp và được học sinh thích nhưng vẫn cần có chuẩn mực và không quá lòe
loẹt, mất đi truyền thống học sinh.
c, Về việc mặc
Nhà trường không nên bắt học sinh mặc đồng phục tất cả các
ngày trong tuần. Họ nên quy định học sinh mặc vào một vào ngày trong tuần
như Thứ 2, các ngày lễ,… Điều này giúp học sinh được mặc đồ của mình và
phụ huynh không phản nàn về việc giặt đồ. Tuy nhiên, nhà trường cũng nên
quy định về quần áo thường của học sinh (để tránh sự không phù hợp với
trường học).
III. Kết luận
Một lần nữa, em muốn khẳng định tầm quan trọng của đồng phục
học sinh. Cũng giống như sách giáo khoa, cách dậy học, cơ sở trường lớp,
chúng ta nên có những sự thay đổi hợp lí về đồng phục. Điều này giúp cho học
sinh, phụ huynh có được những bộ đồng phục tốt, đẹp và giá thành phải
chăng.

×