Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Những biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông ngoài công lập hà nội trong giai đoạn phát triển hiện nay luận văn ths giáo dục học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Khoa Sư phạm

Ngô Trường Đức

Những biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông
ngoài công lập Hà Nội trong giai đoạn phát triển hiện nay

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Mã số:

60 14 05

HÀ NỘI – 2008


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết lần 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đánh
giá: “Giáo dục đào tạo nước ta còn yếu kém bất cập cả về quy mô, cơ cấu và
nhất là về chất lượng và hiệu quả”. Thực tế nhiều năm qua cho thấy, giáo dục
nước ta tuy đã đạt được nhiều tiến bộ nhất định, song vẫn còn nhiều bất cập
và yếu kém. Một trong những vấn đề bức xúc nhất của giáo dục nước ta hiện
nay là vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục.
Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do công tác QLGD chưa đáp
ứng được những yêu cầu của sự phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. Việc
QL nhằm đảm bảo chất lượng các hoạt động dạy học trong các nhà trường
phổ thông còn nhiều yếu kém. Tìm kiếm giải pháp để khắc phục những yếu
kém cho QL giáo dục đang trở nên cấp thiết cho công tác nghiên cứu và áp
dụng khoa học vào thực tiễn giáo dục nước ta.
Hiện nay, theo định hướng của Đảng, giáo dục nước ta đang được đổi


mới sâu sắc và toàn diện. Để đảm bảo sự thành công của sự nghiệp đổi mới
giáo dục, vấn đề đổi mới công tác quản lý giáo dục được coi là khâu đột phá
trong chiến lược phát triển giáo dục nước ta trong giai đoạn mới. Trong bối
cảnh giáo dục phổ thông đang được đổi mới toàn diện từ mục tiêu, chương
trình đến nội dung, phương pháp dạy học, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng
giáo dục, vấn đề đổi mới QL để nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học,
giáo dục trong nhà trường phổ thông càng trở thành những yêu cầu, đòi hỏi
bức thiết của sự nghiệp đổi mới giáo dục.
Ngày nay, xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế đã và đang đặt ra cho giáo
dục Việt Nam những cơ hội phát triển mới, cũng như phải đối mặt với những
thách thức mới phải vượt qua. Chúng ta cần phải mạnh mẽ đổi mới cơ chế
quản lý giáo dục nói chung và cơ chế quản lý nhà trường nói riêng, bằng cách
tăng cường cơ chế tự chủ, năng động sáng tạo trong quản lý mỗi nhà trường.
Thực tiễn công tác quản lý hoạt động dạy học trong các nhà trường đang bộc
1


lộ những bất cập với lề lối quản lý mang nặng tính hành chính quan liêu bao
cấp, hành chính sự vụ đang là khá phổ biến. Những bất cập đó đã trở thành
lực cản cho tiến trình thực hiện việc đổi mới cơ chế quản lý nhà trường.
Hệ thống giáo dục của chúng ta hiện nay đang tồn tại 2 loại hình nhà
trường: trường công lập và trường ngoài công lập (bao gồm dân lập và tư
thục). Những trường công lập được nhà nước đầu tư về kinh phí, cơ sở vật
chất và quản lý theo cơ chế kế hoạch tập trung, phần nào đáp ứng được nhu
cầu học tập của xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong thời gian qua, nhiều trường ngoài công lập nhờ vận hành theo quy
luật của thị trường đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục, đáp ứng
nhu cầu đa dạng của phụ huynh và học sinh và tạo được niềm tin trong xã hội.
Các trường THPT NCL ra đời có những thuận lợi do chủ trương đúng đắn
của Đảng và Nhà nước, do nhu cầu thực tế của nhân dân. Nhưng loại hình

trường NCL cũng gặp khó khăn vì cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên
thường xuyên không ổn định và chất lượng đầu vào của học sinh thường yếu
kém về trình độ văn hóa và đạo đức. Chính vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ
tới việc quản lý hoạt động dạy học trong các trường THPT NCL.
Trong thực tế, các nhà quản lý giáo dục chưa quan tâm đúng mức tới việc
quản lý hoạt động dạy học tại các trường THPT NCL. Nhiều nơi, nhiều
trường THPT NCL, việc quản lý hoạt động dạy học hầu như bị thả nổi, không
được quan tâm đúng mức. Vì vậy, việc quản lý hoạt động dạy học tại các
trường THPT NCL nhằm đáp ứng tốt các nhiệm vụ giáo dục theo mục tiêu
phát triển nhà trường là việc làm rất quan trọng, đây là vấn đề cấp thiết không
chỉ đối với cán bộ quản lý nhà trường THPT NCL, các nhà quản lý giáo dục ở
các cấp, mà còn đối với các tổ chức xã hội quan tâm đến loại hình nhà trường
này.
Trường THPT NCL có những thế mạnh riêng của mình trong việc lựa
chọn giáo viên có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề, nhiệt tình với

2


việc giáo dục học sinh. Học sinh có điều kiện được tự do chọn trường phù
hợp với hoàn cảnh học tập của mình. Trường THPT NCL có những trường
chất lượng cao khi tuyển học sinh đầu vào và cũng có những trường tiếp nhận
tất cả học sinh không đủ tiêu chuẩn vào học trường quốc lập. Chính vì vậy, xã
hội chúng ta ngày nay thừa nhận sự đóng góp to lớn của các trường THPT
NCL trong sự nghiệp giáo dục của cả nước.
Trong thực tế, chất lượng giáo dục của các trường THPT NCL không
đồng đều vì công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT NCL
chưa được quan tâm và coi trọng. Do đó, nghiên cứu công tác quản lý hoạt
động dạy học ở các trường THPT NCL là việc làm xuất phát từ nhu cầu thực
tiễn để tìm một cách làm hợp lý và áp dụng được những tiến bộ khoa học

quản lý giáo dục và điều chỉnh sao cho phù hợp nhu cầu đặc thù phát triển của
các trường THPT NCL. Nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học ở các
trường THPT NCL còn có ý nghĩa đóng góp cho sự phát triển của cả một loại
hình nhà trường, nhằm góp phần tìm ra các giải pháp thỏa đáng, tháo gỡ các
vướng mắc đã nêu trên.
Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn hướng nghiên cứu với tên đề tài:
“Những biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT ngoài công
lập Hà Nội trong giai đoạn phát triển hiện nay”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt
động dạy học ở các trường THPT ngoài công lập, đề tài sẽ góp phần đề xuất
các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT ngoài công lập
nhằm phát huy thế mạnh và hạn chế những mặt còn yếu kém của các trường
THPT NCL ở Hà Nội, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, giúp cho hệ
thống các trường THPT NCL ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu học tập
của toàn xã hội, phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3


3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý ở các trường THPT NCL.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của các trường THPT NCL.
3.3. Đối tượng khảo sát
03 trường THPT NCL ở Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xác lập được các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của các
trường THPT NCL phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng bậc THPT và

thích ứng với mô hình phát triển của từng trường NCL thì sẽ nâng cao chất
lượng dạy học ở trường THPT NCL.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
5.2. Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường
THPT NCL tại địa bàn thành phố Hà Nội
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của các trường
THPT NCL tại địa bàn thành phố Hà Nội có hiệu quả, nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học của nhà trường
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích, tổng
hợp tài liệu, phân loại tài liệu nhằm mục đích xác định cơ sở lý luận cho vấn
đề nghiên cứu.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a) Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi;
b) Phương pháp tổng kết kinh nghiệm;
c) Phương pháp đàm thoại phỏng vấn;
d) Phương pháp so sánh.
6.3. Phương pháp thống kê để xử lý số liệu thu được
7. Phạm vi nghiên cứu
4


7.1. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường
THPT NCL sau đây:
- Trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng;
- Trường THPT Dân lập Hà Nội;
- Trường THPT Dân lập Lômônôxôp.
7.2. Giới hạn của đề tài

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu khảo sát công tác
quản lý hoạt động dạy học ở 3 trường THPT NCL Hà Nội nêu trên trong năm
học 2006 – 2007 và đề xuất các biện pháp chủ yếu phù hợp yêu cầu phát triển
của các trường THPT NCL Hà Nội hiện nay.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, mục lục, tài liệu tham khảo và
phụ lục, kết quả nghiên cứu của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc xác lập các biện pháp quản lý hoạt
động dạy học ở trường THPT, trường THPT NCL
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường
THPT NCL tại địa bàn thành phố Hà Nội
Chương 3: Những biện pháp đổi mới quản lý hoạt động dạy học ở trường
trung học phổ thông ngoài công lập Hà Nội hiện nay

5


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÁC LẬP CÁC BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP
1.1. Tổng quan của đề tài
Nâng cao chất lượng giáo dục luôn là vấn đề quan tâm của các nhà
trường nói chung và nhà trường trung học phổ thông nói riêng. Dạy học là
một hoạt động đặc thù của công tác giáo dục, nó giữ vị trí trung tâm và chi
phối mọi hoạt động khác. Hoạt động dạy học quyết định chất lượng GD.
Nhiều nhà khoa học và quản lý trong nước và ngoài nước đã chỉ ra công tác
quản lý giáo dục là nguyên nhân cơ bản tác động đến chất lượng GD.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy
học được nhiều tác giả quan tâm như: Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Hồ Ngọc Đại,
Thái Duy Tuyên, Đặng Quốc Bảo, Trần Kiểm, Hồ Văn Liên, Nguyễn Tùng

Lâm, ... Ý kiến của các nhà nghiên cứu có thể khác nhau nhưng điểm chung
trong các công trình nghiên cứu của họ đều khẳng định vai trò quan trọng của
công tác QL trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở các cấp học, bậc học.
Đây cũng chính là tư tưởng mang tính chiến lược về phát triển QLGD của
Đảng: ''Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong giáo dục và
đào tạo, đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục
theo hướng hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và đổi mới cơ chế
QLGD " [4, tr 18].
Trong bối cảnh đổi mới GD bậc THPT, quản lý hoạt động dạy học thực
sự là vấn đề bức xúc cần được nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả giảng dạy trong nhà trường. Đề tài về quản lý hoạt động dạy học ở trường
THPT đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu trong nhiều luận văn thạc
sĩ, tiến sỹ giáo dục học và Tạp chí nghiên cứu giáo dục, trong nhiều năm qua
đã công bố nhiều đề tài của nhiều tác giả như: Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng
Quốc Bảo, Trần Kiểm, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Tùng Lâm, ...

6


Từ những vấn đề cụ thể nêu trên, chúng ta có thể thấy thực trạng quản
lý hoạt động dạy học của các trường THPT ngoài công lập và việc cần thiết
phải xác lập các biện pháp QLGD phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học
tại các trường THPT, đã được đề cập, nghiên cứu trong nhiều năm nay ở Việt
Nam. Tuy vậy, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu về sự phối hợp các
phương pháp quản lý hoạt động dạy học của các trường THPT ngoài công lập
cho phù hợp với thực tiễn phát triển của các trường THPT ngoài công lập,
chuẩn bị tích cực cho việc đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội Việt Nam thế kỷ
XXI. Việc phối hợp các phương pháp quản lý hoạt động dạy học của các
trường THPT ngoài công lập đang là những vấn đề thời sự cấp bách cần có đề
tài nghiên cứu khoa học để giải quyết về cơ sở lý luận lẫn cơ sở thực tiễn.

Ở luận văn này, chúng tôi nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy
học của các trường THPT ngoài công lập tại Hà Nội và xác lập các biện pháp
QLGD phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại các trường THPT, đặc
biệt là các trường THPT ngoài công lập tại Hà Nội.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
Quản lý; Quản lý giáo dục; Quản lý nhà trường; Quản lý hoạt động
dạy học.
l.2.1. Quản lý
Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý. Theo từ điển
Tiếng Việt [28, tr 789]: “Quản lý nghĩa là trông coi và giữ gìn theo những yêu
cầu nhất định. Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định.”
Theo Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô (1977): “Quản lý một hệ
thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người, thành viên của hệ,
nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt đến mục đích dự kiến” [18, tr
9].
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: ''Bản chất của hoạt động quản lý
gồm hai quá trình tích hợp vào nhau, quá trình ''quản'' gồm sự coi sóc giữ gìn

7


để duy trì tổ chức ở trạng thái ổn định, quá trình ''lý'' gồm sự sửa sang, sắp
xếp, đổi mới đưa hệ vào thế phát triển” [5, tr 3l].
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: ''Hoạt động
quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người
quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức, nhằm
làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục tiêu của tổ chức'' [23, tr l].
Như vậy, khái niệm quản lý được các nhà nghiên cứu đưa ra định nghĩa
gắn với loại hình quản lý hoặc ở lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu cụ thể song
đều thống nhất ở bản chất của hoạt động quản lý. Đó là sự tác động một cách

có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm
làm cho tổ chức vận hành đạt mục tiêu mong muốn bằng kế hoạch hoá, tổ
chức, chỉ đạo, kiểm tra.
1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là một chức năng của xã hội nên giáo
dục phải được quản lý. Có thể khẳng định GD và QLGD tồn tại song hành.
Nghị quyết lần 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 8 có nêu:
"QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý
nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong
muốn bằng cách hiệu quả nhất" [2, tr 19].
Các nhà nghiên cứu khoa học GD Việt Nam quan niệm về QLGD như sau:
"QLGD theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng
xã hội nhằm thúc đẩy mạnh mẽ công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát
triển xã hội" [3, tr 31].
“QLGD là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của
chủ thể QL, nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối giáo dục của Đảng,
thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa mà tiêu điểm hội tụ là
quá trình dạy học ­ giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến
lên trạng thái mới về chất" [24, tr 35].

8


Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm thì: “Chính yếu tố quản lý giáo dục sẽ
giúp cho việc điều chỉnh, cân đối, cải tiến quá trình giáo dục, thúc đẩy quá
trình giáo dục đạt mục tiêu, với một trình độ chất lượng cao, phí tốn ít. Và kết
quả giáo dục cũng không đứng ngoài quá trình giáo dục, mà đó là yếu tố quan
trọng của quá trình giáo dục. Kết quả giáo dục đã qua sẽ là tiêu đề để tổ chức
các hoạt động giáo dục sắp tới; là sự khích lệ những nỗ lực và sáng tạo của
người được giáo dục (học sinh) và người giáo dục (nhà sư phạm)” [20, tr 33].

Qua các định nghĩa ở trên, có thể nêu khái niệm về QLGD như sau:
QLGD là quá trình tác động có kế hoạch, có ý thức, có mục đích của chủ thể
quản lý lên đối tượng bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra
một cách có chất lượng và hiệu quả nhất.
Quản lý giáo dục được xem xét dưới hai cấp độ: cấp độ vĩ mô (nền giáo
dục, hệ thống giáo dục của một quốc gia hay của một địa phương) và cấp độ
vi mô (một nhà trường). Ở cấp độ vĩ mô (quản lý hệ thống giáo dục) chúng ta
có thể hiểu QLGD “là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế
hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích
của hệ thống nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển
giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục” [17, tr 37].
Ở cấp độ vi mô (quản lý nhà trường) chúng ta có thể hiểu trường học là tế bào
của hệ thống giáo dục quốc dân, là những tổ chức xã hội sư phạm trực tiếp
tiến hành các hoạt động giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục
của Đảng và Nhà nước. Do đó, quản lý nhà trường được coi là hoạt động cơ
bản, chủ yếu của công tác quản lý giáo dục.
1.3. Hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông
1.3.1. Quan niệm dạy học ở trường trung học phổ thông
Các nhà khoa học quản lý giáo dục quan niệm rằng: “Dạy học – một bộ phận
của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách toàn vẹn – là quá trình tác động qua lại giữa
các giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, những kỹ

9


năng, kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới
quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất của nhân cách người
học” [25, tr 22].
Trong dạy học, hoạt động dạy của người dạy hướng vào hoạt động học
của người học. “Hoạt động dạy là truyền thụ với nghĩa là tổ chức hoạt động

học, mà kết quả là học sinh lĩnh hội được nội dung giáo dưỡng và giáo dục”
[14, tr 192].
Khái niệm dạy học cũng còn được xem xét dưới góc độ điều khiển học
chính là quá trình cộng tác giữa thầy với trò nhằm điều khiển – truyền đạt và
tự điều khiển – lĩnh hội tri thức nhân loại nhằm thực hiện mục đích giáo dục.
Lý luận dạy học đã khẳng định hoạt động dạy học là hình thái vận
động theo quy luật của các hoạt động dạy và hoạt động học trong mối quan hệ
tương tác với nhau và với môi trường. Hoạt động dạy học là một quá trình,
theo đó, mỗi hoạt động là những giai đoạn cấu thành. Như vậy, hoạt động dạy
và hoạt động học có cấu trúc hệ thống chặt chẽ (bao gồm động cơ ­ mục đích
– phương tiện – kết quả), với quan hệ tương tác giữa chủ thể và đối tượng của
từng loại hoạt động, với sự kế tiếp nhau theo lôgic của nội dung học vấn và
lôgic của chủ thể nhận thức nhằm thực hiện chức năng của hoạt động dạy học.
1.3.2. Bản chất của hoạt động dạy học
Bản chất của hoạt động dạy học thể hiện ở các thành tố cơ bản tạo
thành hoạt động dạy học. Đó là: khái niệm khoa học + hoạt động dạy + hoạt
động học. Hoạt động dạy học về bản chất là quá trình nhận thức của học sinh.
Theo tác giả Đặng Thành Hưng: “Bản chất của dạy học là gây ảnh hưởng có
chủ đích đến hành vi học tập và quá trình học tập của người khác, tạo ra môi
trường và những điều kiện để người học duy trì việc học tập, cải thiện hiệu
quả, chất lượng học tập, kiểm soát quá trình và kết quả học tập của mình. Dạy
học chính là cơ cấu và quy trình tác động đến người học và quá trình học”
[16, tr 20]. Như vậy, bản chất của hoạt động dạy học chính là tổ chức và điều

10


khiển hoạt động nhận thức của học sinh cho phù hợp lôgic của khái niệm
khoa học và quy luật nhận thức, nhằm phát triển người học. Để người học lĩnh
hội tri thức ở mức độ cao đòi hỏi người dạy phải có những phương pháp dạy

học tích cực, khơi dậy và phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của người
học, để người học cùng tham gia tích cực vào hoạt động dạy học. Vậy vai trò
của người quản lý hoạt động dạy học ở đây là gì? Đó là người quản lý hoạt
động dạy học phải tạo ra được động lực, hứng thú cho cả người dạy và người
học bằng những biện pháp quản lý tiên tiến, phù hợp. Người quản lý hoạt
động dạy học phải có biện pháp quản lý để kết hợp hài hòa hai hoạt động:
hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh và làm cho hai
hoạt động này đưa lại kết quả như mong muốn .
Mô hình 1.1: Mối quan hệ của hoạt động quản lý dạy học

NGƯỜI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC (HIỆU TRƯỞNG)

NGƯỜI DẠY (GIÁO VIÊN)

NGƯỜI HỌC (HỌC SINH)

1.3.3. Cấu trúc của hoạt động dạy học
Cấu trúc của hoạt động dạy học bao gồm cấu trúc về nội dung, cấu trúc
về quá trình và cấu trúc về thời gian không gian.
Cấu trúc về nội dung: hoạt động dạy học được tạo thành từ các yếu tố: mục
đích dạy học, nội dung dạy học, hoạt động của thày (phương pháp, nội dung,
hình thức), hoạt động học của trò (phương pháp và hình thức); phương tiện và
kết quả dạy học. Đây là hướng tiếp cận hệ thống – cấu trúc được thừa nhận
rộng rãi. Hoạt động dạy học là một hệ thống cấu trúc chặt chẽ; có các yếu tố;

11


có các mối liên hệ nội tại biện chứng giữa các yếu tố đó, đồng thời lại có quan
hệ hướng ngoại giữa hệ thống đó với môi trường kinh tế bên ngoài.

Cấu trúc về quá trình: Hoạt động dạy học bao gồm các bước diễn biến cơ bản
sau đây:
- Bước khởi động: kích thích động cơ thái độ học tập của học sinh;
- Bước thực hiện nội dung: tổ chức điều khiển cho học sinh thực hiện
hoạt động học để nắm tri thức mới, củng cố tri thức, rèn luyện kỹ năng;
- Bước kết thúc: kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh.
Các bước trên có mối quan hệ tương tác và hợp thành một chỉnh thể hệ thống
và làm nên các khâu của hoạt động dạy học.
Cấu trúc về thời gian, không gian: hoạt động dạy học diễn ra trong một tiết
học, trong một buổi học trong quá trình của một học kỳ, một năm học hoặc
một cấp học. Hoạt động dạy học diễn ra ở những địa điểm khác nhau với
những hình thức khác nhau: giờ lên lớp, giờ ngoại khóa, giờ tự học ở nhà …
Hoạt động dạy học diễn ra trong nhà trường THPT thường được thực hiện ở
hai cấp độ:
Cấp độ vĩ mô là quá trình tổng thể (hệ thống lớn) bao gồm nhiều quá
trình vi mô tương ứng với hoạt động dạy học của từng bài học, môn học, lớp
học, cấp học diễn ra trong thời gian quy định. Hoạt động dạy học cấp độ vĩ
mô do các nhà quản lý nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Cấp độ vi mô là các hoạt động dạy của thầy và các hoạt động học của
trò, theo nhiều bộ môn, trên cơ sở phối hợp sử dụng các nguồn lực (tài liệu
học tập, thiết bị dạy học, cơ sở vật chất lớp học …) nhằm dẫn dắt học sinh từ
chỗ chưa biết đến chỗ hình thành tri thức, kỹ năng thái độ, hành vi, … tương
ứng với từng đơn vị tiết học, bài học. Các hoạt động dạy của thầy và các hoạt
động học của trò là cấp độ vi mô, là hệ thống con, mang tính hạt nhân do
người giáo viên tổ chức.
1.3.4. Định hướng đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường THPT

12



Luật Giáo dục 2005, điều 27 đã quy định: “Giáo dục trung học phổ
thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục
trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông
thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân
để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học
nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
1.3.4.1. Đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường THPT phải gắn với đặc
trưng của cấp học THPT
Cấp THPT gồm 3 năm học từ lớp 10 đến lớp 12, là cấp học cuối cùng
của giáo dục phổ thông, nối tiếp cấp THCS và có trách nhiệm hoàn thành việc
đào tạo tiếp thế hệ trẻ học sinh đã qua các cấp học, bậc học trước đó của nhà
trường phổ thông. Đây là cấp học vừa trực tiếp tạo nguồn cho bậc cao đẳng,
đại học nói riêng, vừa góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung. Cấp THPT
chuẩn bị cho học sinh những tri thức kỹ năng về khoa học, xã hội nhân văn,
toán học, khoa học tự nhiên, kỹ thuật để họ có thể tiếp tục đào tạo ở bậc học
tiếp theo.
Đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường THPT phải chú trọng tới
sự phân hóa trong giáo dục, do đặc điểm phát triển tâm, sinh lý của học sinh
với nguyện vọng đa dạng song vẫn phải đảm bảo tính phổ thông với nội dung
giáo dục mang tính chất nền tảng, làm cơ sở cho sự phát triển hài hòa, toàn
diện nhân cách học sinh.
Đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường THPT phải đảm bảo tính
hướng nghiệp để giúp học sinh học xong có khả năng tìm và thích ứng nhanh
với những nghề thích hợp.
1.3.4.2. Đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường THPTphải quán triệt
mục tiêu giáo dục
Chương trình và sách giáo khoa của giáo dục phổ thông phải thể hiện
cụ thể mục tiêu giáo dục quy định trong Luật Giáo dục cho từng cấp, bậc học.
13



Các phẩm chất năng lực nêu trong mục tiêu phải được cụ thể hóa thành hệ
thống các giá trị, bao gồm các giá trị truyền thống cần kế thừa và phát huy để
giữ gìn bản sắc dân tộc, các giá trị mới được hình thành trong giai đoạn công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
1.3.4.3. Đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường THPT phải đảm bảo
tính khoa học và sư phạm
Chương trình và sách giáo khoa của giáo dục phổ thông phải là công
trình khoa học sư phạm, trong đó phải lựa chọn được các nội dung cơ bản,
phổ thông, cập nhật với những tiến bộ của khoa học, công nghệ, của kinh tế ­
xã hội, gần gũi với đời sống và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh
trong từng giai đoạn học tập, gắn bó với thực tế phát triển của đất nước, tích
hợp được nhiều mặt giáo dục trong từng đơn vị nội dung, nâng cao chất lượng
thực hành vận dụng theo năng lực của từng đối tượng học sinh.
1.3.4.4. Đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường THPT phải thể hiện tinh
thần đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới chương trình và sách giáo khoa của giáo dục phổ thông phải
tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt
động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức hướng dẫn đúng
mức của giáo viên, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, nâng
cao hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui cho học sinh trong học tập.
1.3.4.5. Đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường THPT phải đảm bảo
tính thống nhất
Chương trình giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính chỉnh thể qua việc
xác định mục tiêu, nội dung, định hướng phương pháp, … từ bậc tiểu học qua
trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Chương trình và sách giáo khoa
phải áp dụng thống nhất trong cả nước, đảm bảo sự bình đẳng trung thực
trong giáo dục, đặc biệt ở giai đoạn học tập cơ bản của các cấp, bậc học phổ
cập giáo dục. Tính thống nhất của chương trình và sách giáo khoa thể hiện ở:

mục tiêu giáo dục; quan điểm khoa học và sư phạm xuyên suốt các môn học,
14


các cấp, bậc học; trình độ chuẩn của chương trình trong dạy học và kiểm tra
đánh giá.
1.4. Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông
Quản lý các hoạt động dạy học diễn ra trong nhà trường chính là quản
lý nội dung, phương pháp giáo dục nhằm thực hiện bằng được mục tiêu giáo
dục, và thực chất đó là quản lý các hoạt động của giáo viên, học sinh, quản lý
cơ sở vật chất và các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng
dạy và học tập.
Quản lý các hoạt động dạy học trong nhà trường THPT chính là quản
lý hoạt động dạy của giáo viên bao gồm quản lý việc thực hiện chương trình,
quản lý kế hoạch dạy học bộ môn của giáo viên, quản lý việc soạn bài lên lớp,
quản lý giờ lên lớp, quản lý hoạt động dự giờ, quản lý việc đổi mới phương
pháp giảng dạy và khâu kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động học tập.
Quản lý các hoạt động dạy học trong nhà trường THPT chính là quản
lý hoạt động học của học sinh thông qua công tác giảng dạy của thầy qua các
giờ học trên lớp, giờ học ở nhà và ngoài nhà trường.
Do đó hoạt động dạy học là quá trình tích hợp của các mối tương tác
của giáo viên với học sinh và các tri thức, kinh nghiệm tự nhiên, xã hội của
con người được tích luỹ, truyền đạt qua các thế hệ.
Chúng ta có thể tóm tắt công tác quản lý các hoạt động dạy học trong
nhà trường THPT bằng lược đồ sau:
Lược đồ 1.2
Công tác quản lý các hoạt động dạy học
trong nhà trường THPT
1


2

3

7

15


4

5

6

1. Mục tiêu đào tạo, yêu cầu người học, xã hội;
2. Người dạy, người tham gia vào hoạt động dạy học;
3. Người học, người hưởng lợi và đánh giá kết quả của hoạt động dạy
học;
4. Các nội dung của hoạt động dạy học;
5. Các phương pháp thực hiện hoạt động dạy học;
6. Các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động dạy học;
7. Hệ thống quản lý và điều khiển hoạt động dạy học (toàn bộ mối liên
kết các hoạt động dạy học).
Từ sơ đồ giản lược trên đây, chúng ta có thể thấy quá trình của hoạt động
dạy học là có thể kiểm soát, đánh giá được ở những mặt cơ bản. Vì vậy, tìm
các biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý HĐDH trong trường
trung học phổ thông chính là tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả của hệ
thống quản lý và điều khiển hoạt động dạy học nói trên.
Quá trình công tác quản lý HĐDH trong nhà trường, các nhà QL và giáo

viên phải chủ động tìm phương pháp tác động để giúp cho học sinh tự phấn đấu
đạt được những điều tốt đẹp mà học sinh mong muốn; đồng thời đây cũng chính
là mong muốn của các nhà quản lý trường và của giáo viên. Như vậy phải
chuyển hóa được những mong muốn của nhà quản lý trường thành cái giáo viên
và học sinh cũng mong muốn. Đó chính là nhu cầu và hứng thú cá nhân của mỗi
thành viên tham gia vào hoạt động dạy học trong nhà trường.
Mô hình 1.3: Mô hình tạo nhu cầu hứng thú cá nhân:

NHU CẦU HỨNG THÚ CÁ NHÂN ĐƯỢC TÁC ĐỘNG TRỞ
THÀNH NHÂN TỐ NỘI SINH, TÍCH CỰC

(1)

16
Mong muốn
của
giáo viên

Mong muốn
của hs

(4)


Như vậy, 3 vòng tròn mong muốn học tập tốt này chỉ có một điểm chung,
nói một cách chính xác, miền giao còn rất nhỏ. Chỉ khi có một môi trường dạy
học đủ để tác động vào các nhà quản lý trường, giáo viên và học sinh, tạo cho nó
chuyển động phù hợp các qui luật, tạo ra một miền giao càng lớn, hiệu quả hoạt
động dạy học càng cao. Khi đó miền giao này sẽ là nhân tố làm nảy sinh nội lực,
tính tích cực trong mỗi chính các nhà quản lý trường, giáo viên và học sinh.Như

vậy miền giao của vòng tròn 1, 2, 3 ở trạng thái phối hợp càng lớn lên bao
nhiêu, hoạt động dạy học càng dễ thành công và hiệu quả bấy nhiêu.
1.5. Các phương pháp quản lý hoạt động dạy học đang được vận dụng ở
trường trung học phổ thông ngoài công lập hiện nay
Trong thực tế, hoạt động dạy học là một trong những hoạt động trọng
tâm, cơ bản của mỗi trường trung học phổ thông, nhất là các trường trung học
phổ thông NCL luôn lấy hoạt động dạy học là hoạt động chủ đạo của mình.
Các nhà quản lý giáo dục đã vận dụng nhiều phương pháp quản lý để quản lý
hoạt động dạy học này một cách đa dạng, phong phú nhằm nâng cao chất
lượng dạy học của mỗi nhà trường.
Đề tài của chúng tôi chỉ nêu lên những phương pháp quản lý chủ yếu đã
được các các nhà trường vận dụng thường xuyên lâu nay thành truyền thống
và những phương pháp mới được vận dụng trong quá ttrình đổi mới phương
pháp quản lý trong các trường trung học phổ thông NCL.
1.5.1. Quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của hoạt động dạy học
17


Quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của hoạt động dạy học ở trường
THPT theo quy chế trường THPT NCL; Điều lệ nhà trường THPT do Bộ
GD&ĐT đã quy định và nhiệm vụ năm học đã được Bộ GD&ĐT và Sở
GD&ĐT xác định.
Đây là phương pháp quản lý mang tính chất hành chính đã được các
trường THPT NCL thực hiện nhiều năm nay. Nhưng làm thế nào để phát huy
được hết mặt mạnh và hạn chế các mặt yếu kém của phương pháp quản lý
này, mà các mặt yếu kém là nguyên nhân cản trở đến chất lượng giáo dục của
mỗi nhà trường THPT NCL lại là một vấn đề mà đề tài có hướng nghiên cứu
những giải pháp đổi mới sẽ được đề cập ở chương 3.
1.5.2. Quản lý theo mục tiêu của hoạt động dạy học
Trường trung học phổ thông NCL là loại hình nhà trường phải tiếp cận

và sống chung với nền kinh tế thị trường. Mỗi trường trung học phổ thông
NCL muốn tồn tại và phát triển thì phải xây dựng được “thương hiệu” của
mình, một mục tiêu đặc thù để đủ sức tồn tại, cạnh tranh với các trường quốc
lập và các trường trung học phổ thông NCL khác.
Mỗi trường trung học phổ thông NCL phải tạo ra những cách quản lý,
sao cho đạt mục tiêu như trường trung học phổ thông DL Lương Thế Vinh,
Merie Quirie, Đào Duy Từ, ... phấn đấu để có nhiều học sinh thi đỗ vào các
trường đại học, cao đẳng. Trường trung học phổ thông DL Đinh Tiên Hoàng
lại đảm bảo hỗ trợ những học sinh yếu kém văn hóa và đạo đức. Có nhiều
trường lại hướng theo chuẩn quốc tế như trường trung học phổ thông DL
Lômônôxôp, Hoàng Diệu, ...
Mục tiêu nâng cao chất lượng toàn diện cũng là mục tiêu mà nhiều
trường trung học phổ thông DL phấn đấu vươn tới.
1.5.3. Quản lý theo các phương pháp quản lý tiên tiến, theo chuẩn quốc tế
Áp dụng những phương pháp quản lý tổng hợp theo phương pháp quản
lý tiên tiến, mang tính chất quốc tế cho hoạt động dạy học cũng được nhiều
trường trung học phổ thông DL quan tâm thử nghiệm áp dụng. Đó là phương
18


pháp quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000 : 2000; quản lý chất lượng tổng thể
theo TQM. Đây là những phương pháp quản lý tiên tiến, đã được những
trường phổ thông DL có yếu tố nước ngoài và một số trường phổ thông DL
thử nghiệm áp dụng. Tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng đây là những cách
làm mới rất đáng khích lệ. Với những phương pháp quản lý mới này, chắc chỉ
có các trường phổ thông DL mới có đủ nguồn lực để thực hiện. Làm thế nào
để các trường phổ thông DL có thể áp dụng được những phương pháp quản lý
mới này cho hoạt động dạy học cũng là một vấn đề không dễ giải quyết ngay
được. Đây cũng là hướng mà luận văn nghiên cứu tổng kết để xây dựng
những giải pháp quản lý mới cho hoạt động dạy học của các trường phổ thông

NCL.
Đi tìm những biện pháp quản lý cho hoạt động dạy học của các trường
phổ thông NCL sao cho vừa phát huy thế mạnh truyền thống của các nhà
trường THPT, vừa phù hợp mục tiêu “thương hiệu” của mỗi nhà trường lại
vừa đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của hệ thống giáo dục nước ta nói
chung, hệ thống giáo dục ngoài công lập nói riêng trong nền kinh tế thị trường
thời kỳ hội nhập đang là một thách thức lớn mà đề tài đã đề cập đến.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã tổng hợp kết quả nghiên cứu của một số tác giả về quản lý
hoạt động dạy học ở các trường ngoài công lập trong giai đoạn hiện nay để
khẳng định sự cần thiết của đề tài lựa chọn. Đề tài đã làm sáng tỏ cơ sở lý
luận của việc xác lập các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường
THPT ngoài công lập đối với các trường THPT ngoài công lập ở khu vực Hà
Nội khi vận dụng vào quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường.
Để vận dụng thành công các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các
trường THPT ngoài công lập, chương 1 của luận văn đã cố gắng làm sáng tỏ
các khái niệm cơ bản của đề tài: quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà
trường, quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT và các cơ sở lý luận về
quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông, nêu ra những đặc

19


điểm chủ yếu của hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học cũng như
các nội dung công tác quản lý hoạt động dạy học của trường trung học phổ
thông. Luận văn cũng nêu ra tầm quan trọng trong việc thực hiện đồng bộ các
biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, các biện pháp quản lý
hoạt động học tập của học sinh và biện pháp quản lý các điều kiện phục vụ
hoạt động dạy học. Chương 1 của luận văn cũng là cơ sở lý luận để xây dựng
những nhiệm vụ cơ bản trong chương Hai và chương Ba của đề tài.


20


Chương 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGOÀI
CÔNG LẬP HÀ NỘI
2.1. Hệ thống trường và phương pháp quản lý hoạt động dạy học ở các
trường trung học phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội
2.1.1. Hệ thống các trường trung học phổ thông ngoài công lập ở thành
phố Hà Nội
Hệ thống các trường trung học phổ thông ngoài công lập ở thành phố Hà
Nội trong những năm gần đây, số lượng các trường đã tăng lên nhanh chóng,
một phần do nhu cầu của xã hội, mặt khác do sự khẳng định vị trí của loại hình
nhà trường ngoài công lập hoàn toàn phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục và
phát triển kinh tế ­ xã hội. Các trường trung học phổ thông ngoài công lập thu
hút hơn 30% số học sinh ở độ tuổi vào học, có những trường số học sinh đăng ký
vào học rất đông và tiêu chuẩn tuyển sinh cao hơn ở các trường công lập.
Bảng 2.1: Số lượng các trường và học sinh THPT NCL từ năm 2002 đến
2007:
Năm học
Số trường
Số lớp
Số HS
% so với
tổng HSTH

02 ­ 03
65
643

27.508
27,36

03 ­ 04
60
596
26.199
26,14

04 ­ 05
58
639
26.309
26,15

05 ­ 06
55
686
28.148
27,5

06 ­ 07
56
752
33.847
31,19

(nguồn: Sở GD&ĐT Hà Nội – 2007)
Phân bổ mạng lưới và quy mô của hệ thống các trường THPT NCL trên địa
bàn Thành phố Hà Nội chưa đồng đều. Trong 3 năm gần đây số trường giảm

xuống, song tổng số HS lại tăng lên. Một số trường với quy mô quá nhỏ, không
đủ số lớp vì vậy đã phần nào ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục của nhà trường.
Các trường THPT NCL trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong những
năm tới sẽ tiếp tục phát triển toàn diện và đa dạng vì sự mất cân đối giữa nhu
cầu học tập của người dân và sự hạn chế cung ứng của các trường công lập.

21


Hơn nữa, các trường công lập chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng về học tập
của người dân. Nhiều trường THPT NCL có yếu tố nước ngoài ngày càng
phát triển trong quá trình hội nhập dẫn đến sự phân hóa về chất lượng giáo
dục ngày càng rõ nét.
2.1.2. Lý do lựa chọn các trường khảo sát công tác quản lý hoạt động dạy
học ở các trường THPT ngoài công lập ở Hà Nội
Ba trường mà luận văn lựa chọn để khảo sát bao gồm: trường THPT DL
Đinh Tiên Hoàng, trường THPT DL Hà Nội và trường THPT DL
Lômônôxôp. Với quy mô khác nhau, mỗi trường mà luận văn lựa chọn để
khảo sát đều tiêu biểu cho một loại mô hình phát triển trường trung học phổ
thông ngoài công lập tại thành phố Hà Nội với những đặc thù riêng biệt, tùy
thuộc vào khả năng đầu tư vào cơ sở vật chất của các nhà quản lý trường, khả
năng điều hành chiến lược và khả năng thu hút học sinh cũng như giáo viên
của mỗi hiệu trưởng và bộ máy quản lý của từng trường. Là một giáo viên đã
có nhiều năm tham gia giảng dạy tại các trường THPH DL tại Hà Nội, chúng
tôi nhận thấy những mặt tích cực, tiên tiến, cần được phát huy và những đóng
góp to lớn của các trường NCL tại Hà Nội trong sự nghiệp giáo dục của Thủ
đô.
2.2. Giới thiệu mô hình của 03 trường khảo sát
2.2.1. Quy mô, quá trình phát triển của trường THPT DL Hà Nội
Sơ đồ 2.2: Mạng lưới tổ chức quản lý của trường THPT DL Hà Nội:

HĐ QUẢN TRỊ
HIỆU TRƯỞNG

TRỢ
LÝ HT

GVCN
LỚP

TỔ
CM

TT
Hướng
nghiệp

VĂN
PHÒNG

HỘI
CHA MẸ
HS

ĐOÀN
TNCSHCM

(Nguồn: văn phòng THPT DL Hà Nội)

22



Trng THPT DL H Ni t ti s 418, ờ La Thnh, H Ni. Trng
thuờ li a im trong khuụn viờn cỏc phũng hc ca trng i hc Vn húa
H Ni. Trng do nh giỏo Nguyn H ng, nguyờn hiu trng trng
THPT Vit c lm hiu trng. Trng THPT DL H Ni l mụ hỡnh ph
bin ca cỏc trng trung hc ph thụng ngoi cụng lp ti thnh ph H Ni.
Vi b mỏy qun lý gn nh, hiu trng l cỏn b qun lý ca mt trng
quc lp ó ngh hu cựng vi nhng ngi thõn trong gia ỡnh qun lý ch
yu mi hot ng trong nh trng. i tng hc sinh khụng thi vo cỏc
trng quc lp xin vo hc. u vo tuyn sinh, hc sinh khụng phi thi
tuyn, m ch yu xột tuyn qua hc b THCS. Giỏo viờn ca trng THPT
Vit c v cỏc trng khỏc ti H Ni tham gia ging dy. Nm hc 2006 ư
2007 trng THPT DL H Ni cú 14 phũng hc cho 16 lp v gm 50 giỏo
viờn tham gia ging dy vi tng s 659 hc sinh.
Bng 2.3: Quy mụ ca trng THPT DL H Ni nm hc 2006 2007
TT

Tờn trng

a ch

THPT DL Hà Nội

Số 418, Đê La
Thành, Hà Nội

Phũng
hc
14


S
lp
16

S gv

S hs

50

659

2.2.1.1. Công tác quản lý hồ sơ, quy chế giảng dạy
Trường THPT DL Hà Nội là một trong số ít các trường DL ở Hà Nội duy
trì chế độ quản lý nhà trường với 01 hiệu trưởng, trường không bố trí phó hiệu
trưởng mà chỉ cử các giáo viên khác làm trợ lý cho hiệu trưởng cùng với các tổ
trưởng chuyên môn, ban chấp hành Đoàn trường, điều hành quản lý các hoạt
động dạy học của nhà trường. Theo đánh giá chung, trường THPT DL Hà Nội
là một trong số các trường DL với quy mô trung bình về số lượng học sinh
cũng như về chất lượng đào tạo. Công tác quản lý hồ sơ, quy chế giảng dạy
được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT.
Trường tổ chức câu lạc bộ, trung tâm tư vấn hướng nghiệp cho học
sinh. GVCN là những GV bộ môn dạy những môn nhiều giờ, có uy tín.

23


GVCN quản lý lớp theo hình thức khoán công việc, có hiệu quả. GVCN
phải có mặt ở trường 4 buổi tuần, lương GVCN là 450.000 đến 600.000
đồng/tháng. Đội ngũ GVBM gồm GV cơ hữu và thỉnh giảng. Cách tính

lương GVBM tùy theo năng lực chuyên môn và thâm niên công tác. Riêng
GV dy khi 12 cú thờm ph cp 10%. Tin lng 1 tit dy cao nht l
45.000 ng; 1 tit dy thp nht l 30.000 ng. Hng nm trng cú
phỳc li xó hi qua cỏc ngy l, tt v ngh hố (400.000/ngi). Ngun
phỳc li ny ch yu dựng t chc cho cỏn b giỏo viờn i tham quan du
lch, qu biu vo dp ngy l, tt.
2.2.1.2. Cụng tỏc qun lý hc tp ca hc sinh.
Cụng tỏc qun lý hc tp ca hc sinh c nh trng chỳ trng thc
hin theo quy nh ca B GD&T v S GD&T. Cụng tỏc kim tra ỏnh
giỏ cỏc hot ng dy hc ca nh trng theo hỡnh thc: kim tra ỏnh giỏ
thụng qua t chuyờn mụn, HS v trc tip hiu trng kim tra d gi. Kim
tra ỏnh giỏ qua phiu t ỏnh giỏ ca GV 01 ln/1 hc k. Bỏo cỏo kt qu
ỏnh giỏ cỏc hot ng dy hc ca nh trng theo h thng ca cỏc t
chuyờn mụn, cỏc GVCN, GVBM v cỏc b phn cụng tỏc 01 ln/thỏng. Qun
lý u im theo quy ch. Thỏng hp hi ng s phm 1 ln. Bi dng
chuyờn mụn cho GV ca trng theo lch ca S GD&T.
Bng 2.4: Kt qu xp loi hc lc v hnh kim ca trng THPH DL H
Ni nm hc 2006 2007.
T
T

Tờn trng

S
HS

Tt

Xp loi hnh kim %
Khỏ TB Yu kộm


Gii

Xp loi hc lc %
Khỏ TB Yu Kộm

9
1,4

181
27,5

T l
%

Thpt dl h
01 ni

659

274
41,9

269
40,8

87
13,2

29

4,1

356
54,0

109
16,4

4
0,7

2.2.1.3. ỏnh giỏ tng quỏt cỏc bin phỏp qun lý hot ng dy hc
Kt qu trờn ó chng t trng THPT DL H Ni vn duy trỡ qun lý
theo phng phỏp truyn thng l ch yu, cha cú s thay i ln v cỏc
24


×